Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Trình bày Trường phái hội họa Dã thú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.04 KB, 4 trang )

HỘI HỌA DÃ THÚ
I.
Giới thiệu chung về trường phái dã thú
1. Lịch sử hình thành
Trường phái Dã thú (Fauvism hay Les Fauves) là một trường phái nghệ
thuật tồn tại trong thời gian ngắn của một nhóm họa sĩ hiện đại, ra đời năm 1905.
Trong khi phong cách nghệ thuật Dã thú bắt đầu từ năm 1900 và kéo dài qua năm
1910, thì trường phái này chỉ tồn tại trong vòng 3 năm, 1905 đến 1907, và có 3
cuộc triển lãm. Những người đứng đầu trường phái này là họa sĩ Henri
Matisse và André Derain. Ngoài ra, còn có một số họa sĩ tiêu biểu khác như Anbert
Marquet,Charles

Camoin, Louis

Valtat,

họa sĩ

Bỉ Henri Evenepoel, Jean

Puy,Maurice de Vlaminck, họa sĩ Hà Lan Kees van Dongen…
Trong cuộc triển lãm tại phòng tranh mùa thu năm 1905 ở Paris, khi thấy
một bức tượng điêu khắc có phong cách thuộc thế kỷ XV ở giữa phòng tranh, một
nhà phê bình đã thốt lên “Donatello ở giữa bầy dã thú”. “Bầy dã thú” – đó chính là
những bức tranh của một số họa sĩ trẻ như Matisse, Vlaminck, Derain, Marquet,
Van Dongen… Câu nói bông đùa ấy đã trở thành tên gọi của một trường phái mới
– trường phái Dã thú, và cũng chính phòng tranh này là khởi điểm của nghệ thuật
hiện đại.
2. Đặc điểm nổi bật:
Trường phái này có sự phản ứng mạnh mẽ chống lại trường phái ấn tượng,
chống lại sự mất mát không gian do dùng quá nhiều ánh sáng, do sự phân cách tỉ


mỉ, không theo quy luật nào, vì thế chỉ là sự ngẫu nhiên, không suy tính trước.
Sự cần thiết cho các họa sĩ trường phái này là màu sắc (yếu tố quan trọng nhất),
chứ không phải vẽ như thấy ở thực tế, mà phải sáng tạo sắc độ. Con người và sự
vật trong tranh được vẽ bởi những nét rất dứt khoát và đậm. Với họ, bức tranh phải


thể hiện cá tính mạnh mẽ, biểu hiện những tư tưởng tình cảm và rung động chủ
quan của tác giả. Nói theo phương châm của Van Gogh “Thay vì cố thể hiện cái tôi
thấy trước mắt, tôi sử dụng màu một cách tùy tiện để diễn đạt trọn vẹn bản thân
tôi”. Bức tranh là một bố cục nhiều màu, không phải là sự sao chép thiên nhiên, là
sự liên tục tạo hình sống động, không phải là cảnh sắc vụn vặt, là một bố cục màu
sắc mạnh bạo, không phải là sự tình cờ đẹp mắt. Các họa sĩ sử dụng bút pháp
phóng đại cường điệu . Tranh của họ chỉ dùng các màu nguyên, không vờn khối
nổi theo ánh sáng và bóng tối. Không tạo ảo giác về không gian thật theo luật viễn
cận, hoàn toàn tự do trong biểu hiện, mang nhiều chất trang trí. Bởi vậy, trong
trường phái hội họa “Dã thú”, thân cây có thể màu hồng tươi, mái nhà có thể màu
xanh lá mạ.

Họ thể hiện trên nhiều chất liệu: hội hoạ: Sơn dầu, cắt giấy, tranh

kính ; điêu khắc: Phù điêu và tượng…
II. Các tác giả và tác phẩm tiêu biểu
1. Henri Matisse (31 tháng 12 năm 1869 - 3 tháng 11 năm 1954)
Là một nghệ sĩ người Pháp, nổi tiếng với khả năng sử dụng màu sắc và chất
lỏng cũng như khả năng hội họa tuyệt vời và nguyên sơ. Với tư cách là một họa sĩ,
nhà điêu khắc, nhà làm đồ họa in ấn. Matisse được biết đến như là một trong
những Ông là nhân vật tiên phong của trường phái dã thú, vào thập niên 1920, ông
được coi là một trong những người nâng tầm truyền thống cổ điển trong hội họa
Pháp và là một trong những nhân vật đi đầu trong nghệ thuật hiện đại.
Mặc dù các thành viên trong trường phái dã thú đều có những điểm giống

nhau nhưng Matisse đa dạng hơn và cách thể hiện hết sức táo bạo bất ngờ. Ông
dung hợp được những rung động mạnh với những chủ định lý tính, tìm tòi gam
màu và bố cục cho mỗi bức tranh, gạt bỏ hẳn những hiệu quả sáng tối, khối vờn,
đơn giản hình thể tối đa. Phong cảnh, tĩnh vật, chân dung... Mỗi bức tranh của
Matisse như là một bản hòa tấu màu sắc, vui tươi sống động. Matisse qua đời ở


tuổi 85, ông đã mở ra cho nền hội họa thế giới những nguyên lý về màu sắc mà bất
kỳ một họa sĩ nào cũng cần đến nó.
Một số tác phẩm tiêu biểu: Tác phẩm “Woman with a hat” (Femme au
chapeau), ra đời năm 1905. Đầu mùa thu năm 1905, khi Matisse đưa bức tranh
"Thiếu nữ và chiếc mũ" đến cuộc triển lãm "Mùa thu" tổ chức tại Paris thì đã thu
hút sự chú ý của người xem bởi cách dùng những gam màu đối chọi gay gắt,
những đường nét thô mộc đến táo bạo để mô tả những cảm xúc mạnh mẽ của hoạ
sĩ trước cô gái. Tác phẩm “Le bonheur de vivre” (The joy of life), ra đời vào
6/1905. Tác phẩm “Flowers in a Pitcher” Ra đời vào khoảng năm 1906
2. André Derain (10/6/1880 – 8/9/1954) là một họa sĩ người Pháp. Vào năm
1898, ông tham dự các lớp học vẽ dưới Eugène Carriere và gặp Matisse,
Năm 1900, gặp và chia sẽ phòng thu Maurice De Vlaminck và bắt đầu vẽ
tranh phong cảnh đầu tiên
André Derain là hoạ sĩ tiên phong trong các trường phái nghệ thuật đầu thế kỷ 20 ở
Pháp. Ông từ bỏ ngành cơ khí đã học để theo đuổi giấc mơ nghệ thuật. Năm 1905,
ông gia nhập hội Những con thú hoang cùng Maurice de Vlaminck và Henri
Matisse. Những tác phẩm phong cảnh của ông trở nên nổi tiếng bởi màu sắc phong
phú, đa dạng. Là bạn thân của Vlaminck và có thời gian hai người cùng vẽ chung
trong một xưởng. Derain ít hùng hổ hơn, những tác phẩm của ông thời kỳ này cũng
sử dụng các màu nguyên sắc vàng, lục, cam và nhất là đỏ với lam hết sức biểu
cảm, nền mặt tranh ông trông như khảm, sáng chói đến kinh ngạc. Có người nó
rằng Derain đã "thiêu đốt" màu sắc trong các bức tranh của mình. Nhưng dù cây
cối, nhà cửa, tàu thuyền đỏ rực như bốc lửa thì tranh ông bao giờ cũng đầy quyến

rũ. Ông cùng Henri Matisse đồng sáng lập ra Fausim. Một số tác phẩm tiêu biểu:


Tác phẩm “The Turning Road”, L’Estaque, vẽ năm 1906Trưng bày ở The
museum of Fine Arts, Houston
3. Một số tác giả tác phẩm tiêu biểu khác
Albert Marquet (họa sĩ người Pháp).Sinh ngày 27/3/1875 – Mất ngày 14/6/1947.
Các tác phẩm của Marquet chủ yếu về đề tài thiên nhiên, tuy nhiên cũng có một số
bức chân dung (một số về phụ nữ khỏa thân)



×