Tải bản đầy đủ (.docx) (78 trang)

Phân tích tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập của công ty XNK TNHH Hải Nam trong giai đoạn 2009 đến 2013 và giải pháp cho công ty giúp phòng ngừa rủi ro tỷ giá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 78 trang )

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA THƯƠNG MẠI
-o0oNGUYỄN THỊ NHẬT HÀ
Lớp: 11DKQ1
Khóa:08

Đề án môn học 2

ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA
CÔNG TY TNHH HẢI NAM VÀ
GIẢI PHÁP GIÚP DOANH NGHIỆP
PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ
Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Chuyên ngành: KINH DOANH QUỐC TẾ
GVHD: Ths. ĐOÀN NAM HẢI
BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA THƯƠNG MẠI
-o0oNGUYỄN THỊ NHẬT HÀ
Lớp: 11DKQ1
Khóa: 08

TPHCM – 11/2014


Công ty XNK Thủy Hải Sản Hải Nam
Hải



GVHD: Ths. Đoàn Nam

Đề án môn học 2

ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA
CÔNG TY TNHH HẢI NAM VÀ
GIẢI PHÁP GIÚP DOANH NGHIỆP
PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ
Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Chuyên ngành: KINH DOANH QUỐC TẾ
Giảng viên hướng dẫn: THS. ĐOÀN NAM HẢ

2


Công ty XNK Thủy Hải Sản Hải Nam

GVHD: Ths. Đoàn Nam Hải

MỤC LỤC

SVTH: Nguyễn Thị Nhật Hà

Trang 3


Công ty XNK Thủy Hải Sản Hải Nam


GVHD: Ths. Đoàn Nam Hải

MỤC LỤC BẢNG

SVTH: Nguyễn Thị Nhật Hà

Trang 4


Công ty XNK Thủy Hải Sản Hải Nam

GVHD: Ths. Đoàn Nam Hải

MỤC LỤC BIỂU ĐỒ

SVTH: Nguyễn Thị Nhật Hà

Trang 5


Công ty XNK Thủy Hải Sản Hải Nam

GVHD: Ths. Đoàn Nam Hải

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TGHĐ: Tỷ giá hối đoái
XNK: Xuất nhập khẩu
XK: Xuất khẩu
NK: Nhập khẩu
NHNN (VN): Ngân Hàng Nhà Nước (Việt Nam)

NHTW: Ngân Hàng Trung Ương
NHTM: Ngân Hàng Thương Mại
TCTD: Tổ Chức Tín Dụng
FX: phân xưởng

SVTH: Nguyễn Thị Nhật Hà

Trang 6


Công ty XNK Thủy Hải Sản Hải Nam

GVHD: Ths. Đoàn Nam Hải

CHƯƠNG MỞ ĐẦU
1.1 Giới thiệu tính cấp thiết của đề tài
Khi nền kinh tế ngày càng phát triển cùng với xu hướng khu vực hóa và toàn
cầu hóa, việc mua bán hàng hóa không chỉ còn bó hẹp trong phạm vi của một quốc gia
mà dần dần được mở rộng ra phạm vi toàn thế giới, các quốc gia giao thương với nhau
nhiều hơn. Vì đặc điểm kinh tế mỗi nước rất khác nhau, nên khi trao đổi mua bán
buộc phải có một sự thỏa thuận giữa hai quốc gia bằng việc so sánh giá cả hàng hóa
trong nước và bên ngoài, hình thành nên một loại giá của tiền tệ nước này so với nước
khác được gọi là tỷ giá hối đoái (TGHĐ). Vì vậy, TGHĐ là giá của một loại tiền tệ
được biểu hiện qua một loại tiền tệ khác.
TGHĐ là phương tiện trao đổi tiền tệ ra thế giời bên ngoài. Bởi vì quá trình bán
hàng – nhận tiền, cũng như quá trình nhận hàng – trả tiền luôn có một thời hạn nhất
định, mà TGHĐ luôn biến động theo từng thời điểm, làm cho số tiền bỏ ra hay thu về
trong từng thời điểm sẽ khác nhau, ảnh hưởng đến hiệu quả xuất nhập khẩu. Hơn nữa,
khi tự do hóa thương mại đang mở rộng như ngày nay, TGHĐ đang dần được quản lý
bởi thị trường thì những biến động của nó luôn diễn ra mỗi lúc một phức tạp và nhạy

cảm hơn, tác động của nó đến xuất nhập khẩu cũng mạnh mẽ hơn.
Tình hình tỷ giá hối đoái ở Việt Nam biến động tương đối liên tục và khó đoán.
Trong giao đoạn từ tháng 8/2011, tỷ giá bình quân liên ngân hàng được điều chỉnh
linh hoạt và duy trì ổn định ở mức 20.828 VND/USD từ cuối năm 2011. Tuy nhiên, từ
cuối tháng 5/2013, thị trường ngoại tệ có biến động, tỷ giá tăng và diễn biễn phức tạp
dù NHNN đã bán ngoại tệ can thiệp thị trường, điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân
hàng từ mức 20.828 VND/USD tăng 1% lên mức 21.036 VND/USD vào ngày
28/6.2013.
Đứng dưới góc độ một doanh nghiệp xuất nhập khẩu (XNK) không có quyền
điều chỉnh tỉ giá theo nhu cầu của mình nhưng lại chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi
TGHĐ. Vậy việc tăng hay giảm TGHĐ như vậy cụ thể tác động đến các doanh nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Nhật Hà

Trang 7


Công ty XNK Thủy Hải Sản Hải Nam

GVHD: Ths. Đoàn Nam Hải

xuất và nhập khẩu như thế nào? Có giải pháp nào giúp doanh nghiệp phòng ngừa các
rủi ro tỷ giá hay không?
Nhận thấy được tầm quan trọng của TGHĐ với hoạt động XNK của doanh
nghiệp, cũng như sự cần thiết của vệc dự đoán và đưa ra các giải pháp nhằm giúp
doanh nghiệp hạn chế rủi ro về tỷ giá; bằng sự quan tâm và hiểu biết của mình, em
quyết định chọn đề tài nghiên cứu “Phân tích tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt
động xuất nhập của công ty XNK A trong giai đoạn 2009 đến 2013 và giải pháp
cho công ty giúp phòng ngừa rủi ro tỷ giá”.
Qua đề tài này, em mong muốn có thể áp dụng những kiến thức đã tiếp nhận

vào thực tế, hiểu được thực tế tác động của TGHĐ, những khó khăn, thuận lợi mà một
doanh nghiệp cụ thể gặp phải khi TGHĐ thay đổi; đồng thời đề xuất những giải pháp
hữu ích, thiết thực nhằm giúp doanh nghiệp phòng ngừa những rủi ro tỷ giá có thể xảy
ra.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu
 Tìm hiểu xu hướng biến động của tỷ giá trong thời gian 2009 đến 2013.
 Tìm hiểu tình hình hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp XNK A.
 Phân tích sự tác động của biến động tỷ giá đến tình hình tài chính của doanh
nghiệp như doanh thu xuất khẩu, lợi nhuận của hoạt động xuất khẩu nói riêng và
lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp nói chung trong các năm 2009, 2010,
2011, 2012, 2013.
 Nhận ra mối quan hệ giữa sự tăng giảm tỷ giá ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh
xuất khẩu của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh
nghiệp.

1.3 Phạm vi nghiên cứu
 Tác động của TGHĐ đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp là vô cùng phức
tạp vì nhiều nguyên nhân khác nhau trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của
của doanh nghiệp từ lúc thành lập doanh nghiệp cho đến nay. Tuy nhiên, do han
chế về địa điểm nghiên cứu, cách tiếp cận số liệu nên đề tài chỉ tập trung phân tích
số liệu của các năm 2010, 2011, 2012, 2013.

SVTH: Nguyễn Thị Nhật Hà

Trang 8


Công ty XNK Thủy Hải Sản Hải Nam


GVHD: Ths. Đoàn Nam Hải

 Về hoạt động của doanh nghiệp, tỷ giá được sử dụng chủ yếu là VND/USD nên
việc phân tích sẽ tìm hiểu biến động của loại tỷ giá này và đồng ngoại tệ sử dụng
để phân tích là USD.
 Ngoài ra, như đã đề cập, tỷ giá là vấn đề kinh tế vĩ mô nhạy cảm và hết sức phức
tạp, gây nhiều tranh cải trên cả phương diện lý luận và thực tiễn. Cho nên đề tài sẽ
có những giới hạn nhất định về kiến thức và mức độ chuyên sâu.

1.4 Phương pháp nghiên cứu
1.4.1 Phương pháp thu thập số liệu
 Từ Bảng báo cáo XNK, Báo cáo kết quả kinh doanh, Bảng tổng kết tài sản, Báo
cáo số dư ngoại tệ của Công ty XNK A qua các năm 2010, 2011, 2012, 2013.
 Số liệu TGHĐ USD/VND thực tế trên thị trường giao dịch (chính thức) theo công
bố của NHNNd (www.sbv.gov.vn)

1.4.2 Phương pháp xử lý số liệu
Dùng các phương pháp phân tích sau:
 Phân tích xu hướng tỷ giá USD/VND qua các năm 2010, 2011, 2012, 2013 để đưa
ra những nhận xét về thay đổi của tỷ giá.
 Tính tỷ giá xuất khẩu của doanh nghiệp dựa vào giá mua tại thị trường trong nước
và giá … xuất khẩu qua các năm từ 2010 đến 2013, và so sánh với tỷ giá mua USD
của ngân hàng để đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu.
 Khi tỷ giá tăng lên hay giảm xuống làm cho những khoản ngoại tệ: tiền gửi ngân
hàng, khoản phải thu, nợ phải trả thay đổi giá trị, ảnh hưởng đến tình hình tài
chính. Dùng kế toán chênh lệch tỷ giá và các tỷ số tài chính để phân tích tình hình
tài chính của doanh nghiệp như:
 Các tỷ số về khả năng thanh toán: Phản ánh khả năng trả nợ ngắn hạn của
doanh nghiệp.
 Các tỷ số về cơ cấu tài chính: Phản ánh mức độ tự chủ của doanh nghiệp

 Các tỷ số hoạt động: Phản ánh công tác tổ chức điều hành hoạt động của
doanh nghiệp.
 Các tỷ số về doanh lợi: Phản ánh hiệu quả quản trị của doanh nghiệp.

SVTH: Nguyễn Thị Nhật Hà

Trang 9


Công ty XNK Thủy Hải Sản Hải Nam

GVHD: Ths. Đoàn Nam Hải

Các tỷ số này thường được dùng để so sánh với các tỷ số trung bình ngành.
Trong điều kiện nước ta khi các tỷ số trung bình ngành chưa được thống kê, nên khi
phân tích sẽ dựa vào những tỷ số tài chính mẫu mà được đánh giá là tốt để so sánh.
Đồng thời so sánh các tỷ số này theo thời gian năm 2010, 2011, 2012, 2013 để nhận
thấy những thay đổi mang tính thuận lợi hay bất lợi.

1.5 Bố cục đề tài
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CÔNG TY TNHH HẢI NAM
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT
ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH HẢI NAM TRONG GIAI ĐOẠN
2010 - 2013
CHƯƠNG 4: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ

SVTH: Nguyễn Thị Nhật Hà

Trang 10



Công ty XNK Thủy Hải Sản Hải Nam

CHƯƠNG 2:

GVHD: Ths. Đoàn Nam Hải

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ

TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI
ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
2.1 Tỷ giá hối đoái
2.1.1 Khái niệm
2.1.1.1

Tỷ giá hối đoái:

Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có đồng tiền riêng, thương mại, đầu tư
và các quan hệ tài chính quốc tế… đòi hỏi các quốc gia phải thanh toán với nhau.
Thanh toán giữa các quốc gia dẫn đến việc mua bán các đồng tiền khác nhau, đồng
tiền này lấy đồng tiền kia. Hai đồng tiền được mua bán với nhau theo một tỷ lệ nhất
định, tỷ lệ này gọi là tỷ giá hối đoái (TGHĐ).
Để có được câu trả lời chính xác, trước hết chúng ta hãy điểm qua một số khái
niệm về tỷ giá đang được sử dụng phổ biến:
1. Theo Thomas P. Fitch: Dictionary of Banking Terms. BARRON’S Third
Edition 1997, trang 169: “Exchange Rate is conversion price for exchange
one currency for another” (Tỷ giá hối đoái là giá chuyển đổi để trao đổi
một đồng tiền này lấy một đồng tiền khác).
2. Theo Peter Collin: Dictionary of Banking and Finance. P&P Collin 1996,

trang 87: “Rate of exchange or Exchange rate is price at which one
currency is exchanged for another” (Tỷ lệ trao đổi hay Tỷ giá hối đoái là
giá cả mà tại đó một đồng tiền này đổi lấy đồng tiền kia).
3. Theo Keith Pibean: International Finance. Macmillan Business, Fourth
editon 1998, trang 4: “The exchange rate simply the price of one currency
in terms of another” (Tỷ giá hối đoái đơn giản chỉ là giá cả của một đồng
tiền được biểu thị bằng một đồng tiền khác).
4. Theo David K.Eiteman: Multinational Business Finance. Pearson Addison
Wesley, Eleventh edition 2007, trang 21: “Exchange rate is the price of one

SVTH: Nguyễn Thị Nhật Hà

Trang 11


Công ty XNK Thủy Hải Sản Hải Nam

GVHD: Ths. Đoàn Nam Hải

country’s currency in units of another currency or commodity (typically
gold or silver” (Tỷ giá hối đoái là giá cả của đồng tiền một quốc gia được
thể hiện bằng số đơn vị đồng tiền nước khác hoặc hàng hóa (điền hình là
vàng hoặc bạc)).
5. Theo Frederic S. Mishkin: The Economics of Money, Banking and
Financial Markets. Addison – Wesley, Ninth Edition 2010, trang 433: “The
price of one currency in terms of another is called the exchange rate” (Giá
cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua đồng tiền khác gọi là tỷ giá).
6. Theo Giáo trình Tài chính quốc tế. Học viện Tài chính. NXB Tài chính
2002, trang 238: “Thực chất của tỷ giá hối đoái là tương quan sức mua
giữa các đồng tiền và là mức giá mà tại đó các đồng tiền có thể chuyển đổi

được cho nhau”.
7. Theo Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, năm 2010: “Tỷ giá hối đoái
Việt Nam là giá của một đơn vị tiền tệ nước ngoài tính bằng đơn vị tiền tệ
của Việt Nam”.
Như vậy, qua các khái niệm về tỷ giá cho thấy: Cách diễn đạt về TGHĐ là có
khác nhau và trong chừng mực nhất định cách hiểu về nội dung TGHĐ là chưa thật
thống nhất. Tuy nhiên, từ các quan điểm chung nhất, được thừa nhận rộng rãi ngày
nay theo cơ chế kinh tế thị trường, TGHĐ được khái niệm như sau: “Exchange rate is
the price of one currency in terms of another” (Tỷ giá là giá cả của một đồng tiền
được biểu thị thông qua một đồng tiền khác)1.

2.1.1.2

Biến động tỷ giá hối đoái

TGHĐ là một trong các công cụ của chính sách tài chính – tiền tệ của Chính
phủ nên ngoài việc chịu điều tiết bởi cung cầu tiền tệ, TGHĐ còn chịut tác động bởi
các mục tiêu của các chính sách kinh tế - tài chính của quốc gia trong từng thời kì nhất
định. Trên thế giới, hầu hết các chính phủ đều tác động trực tiếp hay gián tiếp đến
TGHĐ. Mức độ tác động này phụ thuộc vào sự biến động của môi trường kinh tế vĩ
mô trong từng thời kì nhất định, mục tiêu của chính sách tiền tệ, niềm tin của công
chúng vào chính sách phát triển đất nước của chính phủ, sự tác động của nền kinh tế
1 GS. TS. Nguyễn Văn Tiến – Giáo trình Tài chính quốc tế - Học viện Ngân Hàng – NXB Thống Kê – Năm
2012 - trang 295

SVTH: Nguyễn Thị Nhật Hà

Trang 12



Công ty XNK Thủy Hải Sản Hải Nam

GVHD: Ths. Đoàn Nam Hải

toàn cầu, thực trạng của nền kinh tế.. Các biện pháp bảo vệ cũng là nhân tố quan trọng
làm thay đổi cung cầu ngoại và làm TGHĐ biến động.
Từ những nguyên nhân trên, TGHĐ có thể biến động một cách đáng kể. Để
minh họa, Hình 1.1 cho thấy giá trị của VND so với USD có xu hướng giảm liên tục
từ mức 21.030 VND đổi một USD vào thời điểm ngày 1/1/2012 đến mức gần đây
(29/10/2014) 21.276,57013 VND đổi một USD. Điều đó có nghĩa là USD đã tăng giá
so với VND.
Hình 1-1 Biến động tỷ giá hối đoái giữa VND và USD

Nguồn: www.xe.com
Khi tỷ giá giao ngay tại hai thời điểm cụ thể được so sánh với nhau, tỷ giá giao
ngay tại thời điểm hiện tại ký hiệu là S t và tỷ giá giao ngay vào thời điểm trước đí ký
hiệu là St-1. Tỷ lệ phần trăm thay đổi trong giá trị của ngoại tệ được tính toán như sau:

Một tỷ lệ phần trăm thay đổi dương cho thấy đồng ngoại tệ tăng giá, trong khi
một tỷ lệ phần trăm thay đổi âm cho thấy một sự giảm giá của ngoại tệ (yết giá trực
tiếp). Một tỷ lệ phần trăm thay đổi lớn của một đồng tiền thường xảy ra hằng năm chứ

SVTH: Nguyễn Thị Nhật Hà

Trang 13


Công ty XNK Thủy Hải Sản Hải Nam

GVHD: Ths. Đoàn Nam Hải


ít khi xảy ra hàng ngày hay hàng tuần. Tuy nhiên, trong thực tế đã có lúc tỷ giá thay
đổi khá nhiều khoảng 5% trong vòng 24 giờ đối với một vài loại tiền nào đó.
Trên thị trường ngoại hối toàn cầu, có thời điểm hầu hết ngoại tệ tăng giá so
với đô la, mặc dù với những tốc đô khác nhau. Trong khi đó vào những ngày khác, có
thể hầu hết các đồng tiền đều giảm giá so với đô la cũng với những tốc độ khác nhau.
Cũng có những ngày mà một vài đồng tiền tăng giá trong khi một vài đồng tiền khác
lại giảm giá so với đô la. Trong bối cảnh này, các báo cáo trên các phương tiện truyền
thông đại chúng sẽ bắt đầu bằng câu “the dollar was mixed in trading” tạm dịch là
đồng đô la bị pha loãng trong giao dịch2.

2.1.2 Các loại tỷ giá hối đoái
Có rất nhiều loại tỷ giá khác nhau tùy thuộc vào từng tiêu thức phân loại khác nhau.

2.1.2.1

Căn cứ vào chế độ quản lý ngoại hối:

 Tỷ giá chính thức (Official Rate)
 Tỷ giá kinh doanh (bao gồm tỷ giá mua và tỷ giá bán)3
 Tỷ giá chợ đen (Black Market Rate)4

2.1.2.2





Căn cứ vào thời điểm thanh toán:


Tỷ giá giao ngay
Tỷ giá giao nhận có kỳ hạn5
Tỷ giá mở cửa
Tỷ giá đóng cửa

2 Trần Ngọc Thơ – Nguyễn Ngọc Định – Tài chính Quốc tế - Trường đại học Kinh Tế TPHCM – Lưu hành nội
bộ - Năm 2013 – trang 211
3 – ngày 20/11/2014 - Thống đốc NHNN VN đã ký Quyết định số 230/QĐ-NHNN ngày
11/02/2011, ban hành quy định cho phép Tổng giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng được phép giao dịch
hối đoái ấn định tỷ giá mua, tỷ giá bán giao ngay (SPOT) của VND với USD không được vượt quá biên độ +/1% so với tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của ngày giao dịch (biên độ theo quy định
trước đây là +/-3%)
4 GS. TS. Nguyễn Văn Tiến – Giáo trình Tài chính quốc tế - Học viện Ngân Hàng – NXB Thống Kê – Năm
2012 - trang 298
5 Quyết định Thống đốc NHNN – Số 65/1999/QĐ – NHNN7 – Điều 2: Đối với giao dịch giữa VND và USD:
Tối đa không được vượt quá mức trần tỷ giá giao ngay (tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên
Ngân hàng do NHNN công bố +/- 1%) cộng với mức giá tăng cho phép (tỷ lệ phần trăm của mức trần tỷ giá
giao ngay) quy định đối với từng kỳ hạn cụ thể.

SVTH: Nguyễn Thị Nhật Hà

Trang 14


Công ty XNK Thủy Hải Sản Hải Nam
2.1.2.3

GVHD: Ths. Đoàn Nam Hải

Căn cứ vào giá trị của tỷ giá:


 Tỷ giá danh nghĩa
 Tỷ giá thực:
Là tỷ giá đã được điều chỉnh theo sự thay đổi tương quan giá cả của nước có
đồng tiền yết giá và giá cả hàng hóa của nước có đồng tiền định giá. Tức là
TGHĐ danh nghĩa được điều chỉnh bởi chỉ số giá giữa hai nước.

E: Tỷ giá hối đoái danh nghĩa (theo phương pháp yết giá trực tiếp)
Pf: giá cả hàng hóa trung bình ở nước ngoài (thông thường lấy chỉ số giá – CPI)
Ph: Giá cả hàng hóa trung bình trong nước (thông thường lấy chỉ số giá – CPI)
 Tỷ giá hối đoái chéo

2.1.2.4

Căn cứ vào phương tiện chuyển ngoại hối:

 Tỷ giá điện hối
 Tỷ giá thư hối

2.1.2.5






Căn cứ vào phương tiện thanh toán quốc tế:

Tỷ giá séc
Tỷ giá hối phiểu trả tiền ngay
Tỷ giá hối phiếu có kỳ hạn

Tỷ giá chuyển khoản
Tỷ giá tiền mặt6

2.1.2.6

Căn cứ vào hoạt động xuất nhập khẩu:

 Tỷ giá xuất khẩu:
 Tỷ giá nhập khẩu:

2.1.3 Phương pháp yết giá
Theo tập quán kinh doanh tiền tệ của ngân hàng, TGHĐ thường được yết giá như sau:
6 Nguyễn Thanh Sang – Luận văn “Tình hình biến động tỷ giá hối đoái USD/VND giai đoạn 2011 đến 2014 và
ảnh hưởng của biến động này đến các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu Việt Nam” – Năm 2014 – Trang
6

SVTH: Nguyễn Thị Nhật Hà

Trang 15


Công ty XNK Thủy Hải Sản Hải Nam

GVHD: Ths. Đoàn Nam Hải

USD/DEM = 1,4125/35
USD/VND = 15.303/503
Trong đó USD đứng trước gọi là tiền yết giá và là một đơn vị tiền tệ. Các đồng DEM,
VND đứng sau gọi là tiền định giá và là một số đơn vị ngoại và thường thay đổi phụ
thuộc vào thời giá của đồng tiền yết giá. Tỷ giá đứng trước 15.303 là tỷ giá mua đô la

và trả bằng VND, và được gọi là tỷ giá mua vào của ngân hàng (BID RATE). Tỷ giá
đứng sau 15.503 là tỷ giá mua đô la và thu VND, gọi là tỷ giá bán ra của ngân hàng
(OFFER RATE). Trên thực tế có nhiều cách yết giá nhưng xét từ góc độ quốc gia, ta
có hai phương pháp: yết tỷ giá trực tiếp và yết tỷ giá gián tiếp.

2.1.3.1

Phương pháp yết giá trực tiếp (Direct Quotation hay Price

Quotation)
Về mặt nguyên lý thì yết tỷ giá trực tiếp (hay yết giá ngoại tệ trực tiếp) không khác gì
yết giá hàng hóa thông thường trực tiếp. Nếu lấy quốc gia Việt Nam làm ví dụ, thì
VND đóng vai trò là tiền tệ còn các ngoại tệ đóng vai trò là hàng hóa, do đó yết giá
trực tiếp hàng hóa thông thường và yết giá trực tiếp ngoại tệ (hàng hóa đặc biệt) là
như nhau.
Ví dụ: 1 KG = 5.000 VND và 1 USD = 18.000 VND
Phương pháp yết tỷ giá như trên gọi là trực tiếp, bởi vì, giá ngoại tệ được bộc lộ trực
tiếp bằng tiền (VND), ta không cần tính toán gì thêm. Như vậy, phương pháp yết tỷ
giá trực tiếp là phương pháp yết giá ngoại tệ xét từ giác độ quốc gia, trong đó:
 Ngoại tệ, với vai trò là hàng hóa (Commodity Currency), là đồng tiền yết giá,
có số đơn vị cố định và bằng 1 đơn vị
 Nội tệ, với vai trò là tiền tệ (Terms Currency), là đồng tiền định giá, có số đơn
vị thay đổi phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên Forex.

SVTH: Nguyễn Thị Nhật Hà

Trang 16


Công ty XNK Thủy Hải Sản Hải Nam

2.1.3.2

GVHD: Ths. Đoàn Nam Hải

Phương pháp yết tỷ giá gián tiếp (Indirect Quotation hay Volume

Quotation)
Về mặt nguyên tắc, nếu xét từ giác độ quốc gia, thì yết tỷ giá gián tiếp không khác gì
yết giá gián tiếp hàng hóa thông thường. Nếu xét từ giác độ quốc gia Việt Nam, ta có:
Ví dụ: 1 VND = 0,0002 KG và 1 VND = 0,00006667 USD
Phương pháp yết tỷ giá như trên gọi là gián tiếp, bởi vì, giá ngoại tệ chỉ được bộc lộ
một cách gián tiếp bằng tiền (VND). Để biết được giá ngoại tệ một cách trực tiếp,
chúng ta phải tính toán mới ra. Ví dụ, giá USD được yết gián tiếp như sau:
E(VND/USD) = 0,00006667; để biết được giá USD trực tiếp, chúng ta làm phép tính:

Như vậy, xét từ giác độ quốc gia thì phương pháp yết tỷ giá gián tiếp là phương pháp,
trong đó:
 Nội tệ đóng vai trò là đồng tiền yết giá, có số đơn vị cố định và bằng 1 đơn vị;
 Ngoại tệ đóng vai trò là đồng tiền định giá, có số đơn vị thay đổi phụ thuộc vào
quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối.

2.1.3.3

Yết tỷ giá trong thực tế

2.1.3.3.1 Về đồng tiền yết giá và đồng tiền định giá:
Cho đến nay chưa có văn bản pháp lý bắt buộc nào quy định một đồng tiền cụ thể nào
đó phải đóng vai trò là đồng tiền yết giá hay định giá. Tuy nhiên, thực tế với vai trò
nổi bật của nền kinh tế Mỹ, cho nên trên thị trường Interbank, các tỷ giá đều được yết
với USD, trong đó:

 USD đóng vai trò là đồng tiền yết giá đối với tất cả các đồng tiền khác (trừ 5
đồng tiền dưới đây)
 USD đóng vai trò là đồng tiền định giá đối với 5 đồng tiền là: GBP, AUD,
NZD, EUR và SDR.

SVTH: Nguyễn Thị Nhật Hà

Trang 17


Công ty XNK Thủy Hải Sản Hải Nam

GVHD: Ths. Đoàn Nam Hải

Chính vì vậy, khi niêm yết tỷ giá, NHTM cũng như màn hình Reuter người ta
không thể hiện USD, mà vẫn không có sự nhầm lẫn nào. Ví dụ, màn hình Reuter
yết tỷ giá ngày 2/11/2014:
JPY = 112.28

VND = 16.241

EUR = 1.2524

CHF = 0.96280

2.1.3.3.2 Về yết tỷ giá trực tiếp và gián tiếp:
 Tất cả quốc gia trên thế giới (có cả Việt Nam) đều áp dụng phương pháp yết tỷ
giá trực tiếp (trừ 4 trường hợp dưới đây)
 Các nước Anh, New Zealand, Úc và các nước đồng tiền chung EURO là dùng
phương pháp yết tỷ giá gián tiếp.

 Riêng nước Mỹ vừa áp dụng phương pháp yết tỷ giá trực tiếp và gián tiếp,
trong đó:
 Trực tiếp với các ngoại tệ GBP, AUD, NZD, EUR và SDR
 Gián tiếp với tất cả các ngoại tệ còn lại
 Cách viết tỷ giá:
Hiện nay, tồn tại đồng thời hai cách viết tỷ giá, đó là: theo tập quán kinh doanh
của ngân hàng và theo học thuật.
 Theo tập quán kinh doanh ngân hàng:
Trong giao dịch, khi đọc tỷ giá, các ngân hàng đọc đồng tiền yết giá
trước và đồng tiền định giá sau, khi viết tỷ giá họ viết theo trật tự đọc tỷ
giá. Do đó, đối với các ngân hàng, trong tỷ giá có hai đồng tiền, thì đồng
tiền đứng trước là yết giá, còn đồng tiền đứng sau là định giá.
Ví dụ: tại NHTM X:
1 USD = 17.000 VND  USD/VND = 17.000
 Theo học thuật: Việc yết giá một đồng tiền nào đó là tương tự như yết
giá bất kì hàng hóa thông thường nào. Ví dụ:
Giá hàng hóa thông thường – Gạo
1 KG = 10.000 VND
P (VND/KG) = 10.000
VND/KG = 10.000

Giá tiền tệ (tỷ giá) – USD
1 USD = 17.000 VND
E (VND/USD) = 17.000
VND/USD = 17.000

Như vậy, theo học thuật, trong tỷ giá có hai đồng tiền, đồng tiền đứng
trước (hay nằm trên) đóng vai trò là định giá; còn đồng tiền đứng sau

SVTH: Nguyễn Thị Nhật Hà


Trang 18


Công ty XNK Thủy Hải Sản Hải Nam

GVHD: Ths. Đoàn Nam Hải

(hay nằm dưới) đóng vai trò là yết giá. Các viết tỷ giá này thường gặp
trong sách vở, giáo trình và công trình nghiên cứu khoa học7.

2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái trong ngắn, trung và dài
hạn

2.1.4.1

Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái trong ngắn hạn8

Các nhân tố ngắn hạn được đề cập đến bao gồm: hành vi bầy đàn, tâm lý nhà đầu tư,
khối lượng đặt lệnh, sự phản ứng với tin tức và những biến động của giá vàng trong
ngắn hạn.
 Hành vi bầy đàn9 (hiệu ứng mua theo – bandwagon effect).
 Tâm lý, kỳ vọng của nhà đầu tư10 (Investors Psychology).
 Khối lượng đặt lệnh (Order flow)11.

7 GS. TS. Nguyễn Văn Tiến – Giáo trình Tài chính Quốc Tế - Học viện Ngân Hàng – NXB Thống kê – Năm
2012 – trang 55 - 58
8 Khái niệm “ngắn hạn” trong bài đề cập đến những nhân tố có ảnh hưởng đến tỷ giá trong ngày hoặc trong một
vài ngày
9 Banerjee (1992) cho rằng hành vi bầy đàn là hành vi mọi người hành động theo những gì mà người khác đang

làm, thậm chí ngay cả khi thông tin riêng của họ cho thấy nên hành động một cách khác đi.
10 Giải Nobel kinh tế của Hilsenrath (2002) về kỳ vọng của nhà đầu tư dưới ảnh hưởng của cá yếu tố tâm lý và
các yếu tố ảnh hưởng đến kỳ vọng khác đã kích thích trào lưu nghiên cứu về tâm lý nhà đầu tư trong giai đoạn
gần đây (Ehrmann và Fratscher, 2005; Cross và các cộng sự, 2005; Hui Chu Shui, 2009). Những nghiên cứu này
tập trung chủ yếu vào thị trường vốn, tuy nhiên trong những kết luận chung từ những nghiên cứu này là tâm lý
đầu tư chịu nhiều ảnh hưởng của các biến động vĩ mô và tâm lý bầy đàn.
11 Trong một nghiên cứu thực nghiệm về vai trò của các nhân tố trên đến TGHĐ trong ngắn hạn đối với các
giao dịch viên ngoại hối do Yin-Wong, Menzie và Ian (2004) tiến hành, 29,3% số người tham gia cho rằng hành
vi bầy dàn là yếu tố xác định TGHĐ trong ngắn hạn, 32,8% cho rằng tỷ giá chịu ảnh hưởng của tin tức công bố,
25,3% cho rằng khối lượng khớp lệnh tác động đến TGHĐ nhiều nhất, 10,3% chọn yếu tố tâm lý nhà đầu tư và
chỉ 2,3% số người tham gia khảo sát cho rằng các yếu tố cơ bản tác động đến TGHĐ trong ngắn hạn (Xem
thêm: Yin-Wong Cheung, Menzie D.Chinn và Ian W.Marsh, How do UK-Based foreigg exchange dealers think
their market operates?, International Journal of Finance and Economics, 2004, trang 289 - 307)

SVTH: Nguyễn Thị Nhật Hà

Trang 19


Công ty XNK Thủy Hải Sản Hải Nam

GVHD: Ths. Đoàn Nam Hải

Hình 1-2 Sơ đồ ảnh hưởng của thông tin đến khối lượng đặt lệnh và TGHĐ

 Sự phản ứng đối với tin tức công bố12 (Reactions to news).
 Biến động giá vàng13.

2.1.4.2


Các yêu tố ảnh hưởng đến tỷ giá trong trung và dài hạn

2.1.4.2.1 Lạm phát và lãi suất:
Ảnh hưởng của lạm phát và lãi suất đến tỷ giá hối đoái sẽ được làm rõ hơn khi xem
xét cơ chế truyền dẫn của các yếu tố này thông qua các lý thuyết về điều kiện tương
đương quốc tế (International Parity Conditinons), nhưng những ảnh hưởng của lạm
phát và lãi suất có thể tóm gọn như sau:
 Ảnh hưởng của tỷ lệ lạm phát tương đối14.
 Ảnh hưởng của lãi suất danh nghĩa15.
 Ảnh hưởng của lãi suất thực16.
12 Theo nghiên cứu của Henriette và Marc (2004)
13 Sjaastad và Scacciavillani, The Price of gold and exchange rate, Journal of International Money and Finance,
Vol 15, No 6, 1996, trang 879 - 897
14 Murphy (2003) chỉ ra rằng việc đồng Yên Nhật bị định giá cao trong những năm 1990 có liên quan đến việc
tỷ lệ lạm phát tại Mỹ tăng cao trong giai đoạn này
15 Xem thêm Trần Ngọc Thơ – Nguyễn Ngọc Định – Giáo trình Tài chính Quốc tế - Lưu hành nội bộ - TPHCM
- 2013
16 Hiệu ứng Fisher: Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa – Tỷ lệ lạm phát. Khi lạm phát tăng thì lãi suất danh
nghĩa tăng để đảm bảo mức lãi suất thực được chấp nhận bởi các chủ thể trong nền kinh tế. Triển vọng của lãi
suất thực có ảnh hưởng đến các kỳ vọng và hoạt động chi tiêu và đầu tư. Sau khi xác định được các kỳ vọng lạm
phát, nếu người tiêu dùng tin rằng lãi suất tiết kiệm sẽ không thay đổi hoặc tăng rất thấp, nghĩa là lãi suất thực sẽ
âm thì họ sẽ có khuynh hướng rút tiền gửi tiết kiệm và đầu tư vào bất động sản hoặc chứng khoán để bảo vệ sức
mua. Điều này sẽ tạo nên bong bóng trên thịt rường bất động sản và ngay lập tức sẽ làm cho CPI có xu hướng
gia tăng, vì thế, lãi suất thực sẽ có một biến số quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định tiêu dùng, đầu tư
của các chủ thể trong nền kinh tế, đồng thời cũng là biến số tác động đến kỳ vọng lạm phát. Điều này giải thích
vì sao NHNN các nước thường kiểm soát kỳ vọng lạm phát thông qua xu hướng của lãi suất thực. Thông
thường, NHNN sẽ bắt đầu tăng tỷ lệ lãi suất dần dần khi lạm phát tiền gần tới lãi suất tiền gửi danh nghĩa. Điều
này phát đi một tín hiệu là NHNN sẽ có khuynh hướng duy trì chính sách lãi suất thực dương. Dấu hiệu này
cũng sẽ làm suy yếu các kỳ vọng của thị trường về lãi suất thực âm và tăng giá của tài sản.


SVTH: Nguyễn Thị Nhật Hà

Trang 20


Công ty XNK Thủy Hải Sản Hải Nam

GVHD: Ths. Đoàn Nam Hải

2.1.4.2.2 Tác động của xu hướng tài khoản vãng lai17.
Các nhân tố ảnh hưởng đến tài khoản vãng lai bao gồm: lạm phát 18, thu nhập quốc
dân19, cấu trúc đầu tư và tiết kiệm20, những cú sốc thương mại21 và tỷ lệ mậu dịch22.
2.1.4.2.3 Can thiệp của Ngân hàng Trung Ương23 (NHTW)24.
Các công cụ can thiệp của NHTW:
 Công cụ tái cấp vốn
17 Tài khoản vãng lãi là thước đo rộng nhất của mậu dịch quốc tế về hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia. Về
cơ bản, tài khoản vãng lai bao gồm 4 hạng mục: Cán cân thương mại (thành phần chủ yếu); Cán cân dịch vụ
(cán cân thương mại phi hàng hóa); Cán cân thu nhập (net factor income – thu nhập ròng từ tiền lãi và chi trả cổ
tức cho nhà đầu tư đầu tư nước ngoài); Kiều hối và các khoản chuyển nhượng khác (unilateral transfer)
18 Nếu một quốc gia có tỷ lệ lạm phát tăng so với các quốc gia khác có quan hệ mậu dịch thì tài khoản vãng lai
của quốc gia này sẽ giảm nếu các yếu tố khác như nhau. Bởi vì người tiêu dùng và các doanh nghiệp trong nước
hầu như sẽ mua hàng nhiều hơn từ nước ngoài, trong khi xuất khẩu sang nước khác sẽ sụt giảm.
19 Nếu mức thu nhập của một quốc gia tăng theo một tỷ lệ cao hơn tỷ lệ tăng của các quóc gia khác, tài khoản
vãng lai của quốc gia đó sẽ giảm nếu các yếu tố khác như nhau. Chẳng hạn trong cuộc họp tháng 7/1989 giữa
các cường quốc; Mỹ đã yêu cầu các quốc gia khác thúc đẩy nền kinh tế của họ, điều này sẽ làm gia tăng nhu cầu
hàng hóa Mỹ ở nước ngoài; do vậy, sẽ làm giảm thâm hụt cán cân mậu dịch của Mỹ.
20 Theo lý thuyết, thâm hụt tài khoản vãng lai bằng sự chênh lệch giữa đầu tư trong nước và tiết kiệm trong
nước. Nếu nhu cầu đầu tư trong nước tăng cao trong khi mức độ tiết kiệm không tăng theo kịp hoặc giảm đi là
nguyên nhân dẫn tới tình trạng nhập siêu và thâm hụt tài khoản vãng lai. Tevlin và Whelan (2000) cho rằng việc
tang chi tiêu đầu tư trong nước sẽ giúp làm mạnh đồng nội tê. Chẳng hạn trường hợp bùng nổ đầu tư của Mỹ

những năm 1990 Guncavdi, Bleaney và McKay (1998) trong khi xem xét trường hợp kích thích tài khoa của
Thổ Nhĩ Kỳ những năm 1990 đã nhận thấy chi tiêu chính phủ tăng cso thể giúp đồng nội tệ mạnh lên. Braun,
Ikeda và Joines (2005) trong nghiên cứu về cấu trúc chi tiêu tiết kiệm của Nhật Bản cho rằng: Việc duy tri một
tỷ lệ tiết kiệm trong dân cao có thể giúp giữ đồng nội tệ định giá cao.
21 Những cú sốc thương mại như biến động trong giá dầu, giá gạo… có tác động mạnh đến cán cân thương mại
và từ đó tác động đếnTGHĐ. Tuy nhiên trong nghiên cứu Alexius (2005), những biến động trong cú sốc thương
mại lại tác động đến tỷ giá thực trong dài hạn. Amano và Norden (1998), Chaudhuri và Daniel (1998) trong
nghiên cứu của mình ucngx cho thấy tác động dài hạn của cú sốc giá dầu lên tỷ giá trong trường hợp của Mỹ.
Hoang và Guo (2007) cũng cho thấy tác động của cú sốc giá dầu lên tỷ giá thực của Trung Quốc.
22 Trong thương mại quốc tế và kinh tế học, tỷ lệ mậu dịch được hiểu là tỷ lệ giá hàng hóa XK/ Giá hàng hóa
NK. Ảnh hưởng của tỷ lệ mậu dịch trong việc xác định biến động tỷ giá đã được rất nhiều nhà kinh tế học đề
cập đến. Chẳng hạn Stockman (1969) trong nghiên cứu của mình đã chỉ ra rằng tỷ lệ mậu dịch là một bieend
then chốt và chiếm vai trò quan trọng trong việc lý giải biến động TGHĐ. Với giả định là các yếu tố vĩ mô
không thay đổi: không có sự thay đổi trong cung tiền và không có sự can thiệp của chính phủ lên thị trường
ngoại hối, Stockman (2004) cho rằng nguyên nhân dẫn đến thay đổi trong tỷ giá và tỷ lệ mậu dịch có cùng
nguồn gốc: Nguồn cung và những cú sốc về cầu hàng hóa. Friedman (1953) giải thích rằng sự thay đổi trong tỷ
lệ mậu dịch phản ánh kỳ vọng của người dân vào việ nắm giữ đồng nội tệ hay ngoại tệ. Theo đó, khi tỷ lệ mậu
dịch tăng thì người dân có khuynh hướng nắm giữ đồng nội tệ, điều này làm ảnh hưởng đến TGHĐ. Chẳng hạn
khi người dân Mỹ gia tăng nhu cầu tiêu thị ti vi của Nhật sẽ làm tăng cầu đồng Yên, và điều này tăng giá đồng
Yên (Machlup, 1972). Như vậy, có thể nói rằng TGHĐ chịu ảnh hưởng của tỷ lệ mậu dịch thông qua tài khoàn
vãng lai.
23 Trần Ngọc Thơ – Phương pháp tiếp cận cơ chế điều hành tỷ giá ở Việt Nam – 2006 – trang 6
24 Xem thêm: Adnan Kasman và Duygy Ayhan (2007), Foreign exchange reserves and exchange rates in
Turkey: Structural breaks, unit roots and cointergration, Economic Modelling 25 (2008) – trang 83 - 92

SVTH: Nguyễn Thị Nhật Hà

Trang 21



Công ty XNK Thủy Hải Sản Hải Nam





GVHD: Ths. Đoàn Nam Hải

Công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Công cụ nghiệp vụ thị trường mở
Công cụ lãi suất tín dụng
Công cụ hạn mức tín dụng

2.1.4.2.4 Ảnh hưởng của tỷ giá thị trường tự do25 26.

2.1.4.3

Thực trạng ảnh hưởng của các nhân tố ngắn, trung và dài hạn đến

tỷ giá hối đoái tại Việt Nam
Theo kết quả kiểm định của bài nghiên cứu “…”:
 Mức độ ảnh hưởng của tâm lý hành vi đến sự biến động của tỷ giá thị trường tự
do là rất lớn. Điều này cho thấy được niềm tin của người dân vào đồng nội tệ là
rất thấp. Tuy nhiên, những tác động đó chỉ ảnh hưởng đến tỷ giá tự do, còn tỷ
giá chính thức thì mô hình thực nghiệm chứng minh mức độ ảnh hưởng của
tâm lý hành vi là không nhiều27.
 Đồng thời những minh chứng thực nghiệm cũng đã cho thấy rằng: mức độ can
thiệp của Chính phủ vào tỷ giá là khá lớn, thể hiện qua việc tỷ giá được kiểm
soát chặt chẽ28. Có điều đó là do thời gian qua, cách thức điều hành tỷ giá ở
nước ta là neo cố định.

 Bên cạnh đó, cũng thấy được mối quan hệ hai chiều giữa TGHĐ và lạm phát.
Cụ thể:
 Lãi suất có mối tương quan nghịch chiều với TGHĐ. Một sự tăng lên
trong lãi suất sẽ có tác dụng làm giảm TGHĐ (tăng giá ngoại tệ). Tác
động của lãi suất cho thấy công cụ lãi suất thực sự có hiệu quả ở độ trễ
4, tức phản ứng của TGHĐ với lãi suất là tương đối lâu.

25 Tỷ giá thị trường tự do được quyết định bởi cung cầu trên thị trường tự do. Các nguồn cung và cầu trên thị
trường tự do bao gồm: kiều hối, du lịch nước ngoài, buôn lậu và các doanh nghiệp không tiếp cận được nguông
ngoại tệ chính thức. Giao dịch tự do tại Việt Nam được thực hiện chủ yếu tại các tiệm vàng hoặc các đại lý thu
đổi ngoại tệ không chính thức.
26 Điều này được đề cập đến trong niên giám tiền tệ thế giới (World Currency Yearbook). Niên giám này cung
cấp dữ liệu theo tháng về TGHĐ trên thị trường chợ đen của các quốc gia. Niên giám này cũng phân loại các
quốc gia có thị trường hối đoái chợ đen theo bốn dạng: Hoàn toàn tự do (Free), tự do có quản lý (Liberal),
nghiêm ngặt (Strict) và độc đoán (Dictatorial).
27 Xem thêm:. … - Trang 27 – 32
28 Xem thêm: … - Trang 35 – 39

SVTH: Nguyễn Thị Nhật Hà

Trang 22


Công ty XNK Thủy Hải Sản Hải Nam

GVHD: Ths. Đoàn Nam Hải

 Cùng với giá gạo, lãi suất, cung tiền và thu nhập quốc gia, tỷ giá hối
đoái là những nhân tốt quyết định lạm phát ở Việt Nam29.
 TGHĐ tác động mạnh mẽ đến lạm phát qua các thời kỳ và gần như ngay

lập tức ở kỳ đầu tiên. Sự thay đổi của tỷ giá cũng có nhiều chiều hướng
tác động trái ngược nhau và ở những độ trễ khác nhau đối với lạm
phát30.
 Sự biến động của tỷ giá cũng sẽ làm cho xuất khẩu và nhập khẩu thay đổi rất
lớn; điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cán cân thương mại, làm trầm trọng hơn
một trong những vấn đề nhức nhối của nền kinh tế là nhập siêu. Cụ thể:
 1 đồng tăng lên trong TGHĐ có thể khiến xuất khẩu tăng 3,688 tỷ USD
 1 đồng tăng lên trong TGHĐ có thể khiến nhập khẩu tăng 4,620 tỷ
USD31
 Công cụ dự trữ bắt buộc cũng tác động mạnh mẽ lên tỷ giá, thể hiện mức độ
can thiệp bằng biện pháp hành chính vẫn là một trong những công cụ được
NHNN sử dụng tương đối nhiều và khá hiệu quả ở Việt Nam.Cụ thể:
 Một sự tăng lên 1% của công cụ dự trữ sẽ làm cho TGHĐ giảm xuống
0,02% ngay sau đó 1 quý và tiếp tục giảm 0,023%, 0,043% và 0,034% ở
các quý sau đó32.

2.1.5 Các chế độ tỷ giá hối đoái
2.1.5.1

Sự hình thành và phát triển của hệ thống tỷ giá hối đoái trên thế

giới
TGHĐ đã có một lịch sử phát triển lâu dài. Có thể nói, quá trình hình thành và phát
triển của TGHĐ gắn liền với lịch sử phát triển của nền kinh tế và thương mại thế giới.
Cho đến nay, có thể chia lịch sửu phát triển của TGHĐ thành 3 loại chế độ tỷ giá khác
nhau: chế độ TGHĐ cố định “bản vị vàng”, chế độ TGHĐ “bản vị hối đoái đồng Đô
la” (còn gọi là chế độ tỷ giá Bretton Woods), chế độ tỷ giá “thả nổi” hay còn gọi là
chế độ tỷ giá linh hoạt.
29 Xem thêm:… - trang 49 - 52
30 Xem thêm:… - trang 52 - 55

31 Xem thêm: “…” – trang 55: Sử dụng phương pháp phần tích hồi quy – bình phương bé nhất (OLS)
32 Xem thêm: “…” – trang 47 - 49

SVTH: Nguyễn Thị Nhật Hà

Trang 23


Công ty XNK Thủy Hải Sản Hải Nam

GVHD: Ths. Đoàn Nam Hải

2.1.5.1.1 Chế độ bản vị vàng 1875 – 1944
Trước chiến tranh thế giới thứ nhất, thương mại và thanh toán quốc tế được thực hiện
dựa trên chế độ TGHĐ “bản vị vàng”. Chế độ TGHĐ “bản vị vàng” có 3 đặc điểm nổi
bật:
 Một là, chính phủ mỗi nước cố định giá vàng tính bằng đồng tiền trong nước
của họ
 Hai là chính phủ mỗi nước duy trì khả năng chuyển đổi đồng tiền trong nước ra
vàng.
 Ba là các chính phủ cố tuân theo quy tắc gắn liền việc phát hành đồng tiền với
lượng dự trữ vàng nhà nước nắm giữ. Những đặc điểm này của chế độ TGHĐ
“bản vị vàng” tạo nên chế độ TGHĐ danh nghĩa cố định.
2.1.5.1.2 Chế độ tỷ giá Bretton Woods 1945 – 1972
Chế độ TGHĐ “bản vị vàng” đã thực sự làm thương tổn đến nền kinh tế nhiều nước
và góp phần gây ra những giai đoạn suy thoái lâu dài, sâu sắc vào những năm đầu của
thế kỷ 20, như cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 có tính chất hệ thống của các
nước Tư bản chủ nghĩa. Trước khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai, hội nghị 44
nước họp tại Bretton Woods, bang New Hampshise của Mỹ, để thiết lập một hệ thống
tiền tệ thế giới mới nhằm thúc đẩy sự phát triển của thương mại quốc tế. Chế độ

TGHĐ mới “bản vị hối đoái vàng” đã cố gắng đổi mới việc đo lường giá trị đồng tiền
của các nước trong quan hệ kinh tế quốc tế bằng cách gắn nó vào đồng USD với phạm
vi giao động cho phép +/-1%, thay thế cho vàng. Quy ước dự trữ ngoại tệ của các
nước có thể đổi thành vàng thông qua tỷ giá với đồng USD, trên cơ sở giá 1 Ounce
vàng = 35 USD. Hệ thống TGHĐ Bretton Woods là chế độ TGHĐ, trong đó TGHĐ
danh nghĩa được duy trì không thay đổi trong dài hạn.
Khi nền kinh tế Mỹ rơi vào tình trạng suy thoái nghiêm trọng đầu những năm 70,
đồng USD đã phải phá giá liên tiếp 2 lần vào năm 1971 và 1972 (tháng 12/1971 đồng
USD phá giá lần 1, từ 1 USD = 0,888671 gram vàng giảm xuống còn 1 USD =
0,818513 gram vàng, tương đương 8,6%; tháng 2/1972, đồng USD phá giá lần 2, giảm
xuống 1 USD = 0,736662 gram vàng, tương đương 9,9%). Kết hợp với sự sa lầy của
Mỹ trong cuộc chiến tranh với Việt Nam, vào thời gian này hệ thống TGHĐ Bretton

SVTH: Nguyễn Thị Nhật Hà

Trang 24


Công ty XNK Thủy Hải Sản Hải Nam

GVHD: Ths. Đoàn Nam Hải

Woods chỉ còn tồn tại trên danh nghĩa. Ngày 15/08/1971, chính phủ Mỹ đơn phương
tuyên bố “thả nổi” đồng USD, mặc nhiên vô hiệu hóa thỏa thuận Bretton Woods và
giải thoát đồng USD khỏi sự ràng buộc với vàng trong công thức 35 USD = 1 Ounce
vàng.
2.1.5.1.3 Chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt từ năm 1973 đến nay
Và đến ngày 15/07/1976, hội nghị các nước thành viên quỹ tiền tệ thế giới hợp tại
Jamaica, đã chính thức xác nhận cuộc “ly hôn” giữa các đồng tiền quốc gia với vàng,
xóa bỏ vĩnh viễn thỏa thuận Bretton Woods về TGHĐ cố định và chuyển sang chế độ

tỷ giá “thả nổi”.
Cơ sở cơ bản được dùng làm căn cứ xác định tỷ giá thả nổi là quan hệ cân bằng cung
cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Nó cũng chính là lý lẽ căn bản của các nhà kinh
tế tán thành phát triển kinh tế dựa vào cạnh tranh tự do. Chế độ tỷ giá này cho phép
xác định một tỷ giá danh nghĩa gần với sức mua thực tế của dồng tiền các nước.
Trên thực tế không có sự tồn tại một chế độ tỷ giá hoàn toàn thả nổi mà thường chỉ
tồn tại chế độ tỷ giá phối hợp giữa “thả nổi” và “cố định”. Đó là chế độ TGHĐ “thả
nổi có quản lý” hay còn gọi là chế độ tỷ giá linh hoạt – chế độ tỷ giá mà nhiều nước
hiện nay đang theo đuổi. Đây là, một chế độ tỷ giá trung gian giữa tỷ giá cố định với
tỷ giá thả nổi, trong đó TGHĐ cần có khả năng phản ánh được những biến động
thường xuyên và đột ngột của các nhân tố ngắn hạn để duy trì được khả năng ổn định
trong dài hạn. Một TGHĐ như thế đòi hỏi phải được điều chỉnh để duy trì ổn định
thay đổi ở những mức khác nhau, tủy thuộc vào điều kiện và trạng thái của nền kinh tế
trong những thời kỳ khác nhau.

2.1.5.2

Tổng quan về cơ chế điều hành tỷ giá ở Việt Nam

Trước năm 1989, Việt Nam sử dụng cơ chế đa tỷ giá: tỷ giá kết toán nội bộ, tỷ giá hối
đoái và tỷ giá thanh toán nhập khẩu. Từ tháng 3/1989, tỷ giá đã thống nhất thành một
mức tỷ giá chính thức là 4.500 VND/USD. Các NHTM được phép giao dịch với biên
độ +/- 0,5% tỷ giá chính thức do NHNN VN quy định

SVTH: Nguyễn Thị Nhật Hà

Trang 25



×