Tải bản đầy đủ (.pdf) (166 trang)

Thúc đẩy đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang vương quốc Campuchia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 166 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA THƯƠNG MẠI

NGUYỄN CHÂU HỒNG NGỌC
LỚP: 11DKQ1

KHÓA: 8

ĐỀ ÁN THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP LẦN 2
ĐỀ TÀI:

“THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA VIỆT NAM SANG
VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA”

CHUYÊN NGÀNH: KINH DOANH QUỐC TẾ
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. LÊ QUANG HUY

TP. HCM, NĂM 2014


BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA THƯƠNG MẠI

NGUYỄN CHÂU HỒNG NGỌC
LỚP: 11DKQ1

KHÓA: 8

ĐỀ ÁN THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP LẦN 2


ĐỀ TÀI:

“THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA VIỆT NAM SANG
VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA”

TP. HCM, NĂM 2014


LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Thầy Cô khoa Thương mại, đặc
biệt là Thầy Lê Quang Huy đã trực tiếp hướng dẫn và tạo điều kiện để em có thể
hoàn thành đề tài này. Trong quá trình làm báo cáo đề án, trình độ lý luận cũng như
kinh nghiệm thực tiễn còn nhiều hạn chế nên báo cáo không thể tránh khỏi những
thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ Thầy Cô để em có thể rút kinh
nghiệm và hoàn thành bài báo cáo tốt nghiệp sắp tới.
Em xin chân thành cảm ơn!


 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................

..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
TP. Hồ Chí minh, ngày … tháng … năm 2014


1
GVHD: ThS. Lê Quang Huy

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ...........................................................................................................7
1. Sự cần thiết và ý nghĩa của đề tài ............................................................................. 7
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 9
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 9
3.1 Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 9
3.2 Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 10
4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 10
5. Kết cấu của đề tài .................................................................................................... 11

CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA
NƯỚC NGOÀI ........................................................................................................12
1.1.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ...................................................... 12
1.1.2 Đặc điểm đầu tư trực tiếp ra nước ngoài........................................................ 12
1.2 CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI......................... 13
1.2.1 Phân theo hình thức đầu tư ............................................................................ 13
1.2.2 Phân theo bản chất đầu tư .............................................................................. 21

1.2.3 Phân theo tính chất dòng vốn ......................................................................... 22
1.2.4 Phân theo động cơ của nhà đầu tư ................................................................. 22
1.3 QUY TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THÚC ĐẨY VỐN ĐẦU TƯ RA NƯỚC
NGOÀI........................................................................................................................ 23
1.3.1 Khái niệm hoạt động thúc đẩy đầu tư nước ngoài ......................................... 23
1.3.2 Các cơ quan thúc đẩy đầu tư .......................................................................... 24
1.3.3 Quy trình thúc đẩy vốn đầu tư ....................................................................... 24
1.4 CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TÁC ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ..... 29
1.4.1 Từ phía nước đi đầu tư ................................................................................... 29
1.4.2 Từ phía nước nhận đầu tư .............................................................................. 33
1.5 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ ..................................... 36
1.5.1 Chỉ số thuận lợi kinh doanh của Ngân hàng Thế giới (EDBI) ...................... 36
1.5.2 Xếp hạng tín dụng quốc gia ........................................................................... 40
1.6 KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THÚC ĐẨY VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC
NGOÀI CỦA CÁC NƯỚC ........................................................................................ 43
1.6.1 Kinh nghiệm từ các nước có nền kinh tế phát triển ....................................... 43

Đề án thực hành nghề nghiệp lần 2

Nguyễn Châu Hồng Ngọc – 11DKQ1


2
GVHD: ThS. Lê Quang Huy

1.6.2 Kinh nghiệm từ các nước có nền kinh tế đang phát triển .............................. 44
1.6.3 Nhận xét chung .............................................................................................. 46
1.7 NHẬN XÉT CHUNG CHƯƠNG 1..................................................................... 46

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA

VIỆT NAM SANG VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA ...........................................48
2.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA
VIỆT NAM ................................................................................................................. 48
2.1.1 Phân tích hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam theo số dự
án và vốn đăng ký đầu tư ........................................................................................ 48
2.1.2 Phân tích hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam theo vốn
đăng ký đầu tư và tình hình triển khai theo ngành kinh tế...................................... 56
2.1.3 Phân tích hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam theo đối tác
tiếp nhận vốn ........................................................................................................... 64
2.1.4 Phân tích hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam theo hình
thức đầu tư .............................................................................................................. 68
2.2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT
NAM SANG CAMPUCHIA TRONG THỜI GIAN QUA ........................................ 70
2.2.1 Phân tích hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam sang
Campuchia theo số dự án và vốn đầu tư đăng ký ................................................... 70
2.2.2 Phân tích hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam sang
Campuchia theo ngành nghề ................................................................................... 74
2.3 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM SANG CAMPUCHIA ........................................ 76
2.3.1 Lập chiến lược thúc đẩy vốn đầu tư ............................................................... 76
2.3.2 Lập cơ cấu tổ chức thúc đẩy vốn đầu tư sang Campuchia ............................. 79
2.3.3 Tiếp thị đến nhà đầu tư về Campuchia .......................................................... 86
2.3.4 Hỗ trợ nhà đầu tư xin giấy cấp phép .............................................................. 90
2.3.5 Giám sát các hoạt động và đánh giá kết quả .................................................. 93
2.4 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM SANG CAMPUCHIA ................... 96
2.4.1 Nhân tố xuất phát từ Việt Nam ...................................................................... 96
2.4.2 Nhân tố xuất phát từ Campuchia ................................................................... 99
2.5 PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ CỦA CAMPUCHIA ..... 102
2.5.1 Điều kiện tự nhiên – Vị trí địa lý ................................................................. 102

2.5.2 Chính trị - Xã hội ......................................................................................... 105
2.5.3 Nền kinh tế vĩ mô......................................................................................... 105

Đề án thực hành nghề nghiệp lần 2

Nguyễn Châu Hồng Ngọc – 11DKQ1


3
GVHD: ThS. Lê Quang Huy

2.5.4 Cơ sở hạ tầng ............................................................................................... 118
2.5.5 Lực lượng lao động ...................................................................................... 121
2.5.6 Các quy định và thuế liên quan đến đầu tư .................................................. 124
2.6 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
CỦA VIỆT NAM SANG CAMPUCHIA ................................................................. 131
2.6.1 Phân tích các điểm mạnh của Việt Nam trong hoạt động thúc đẩy vốn đầu tư
.............................................................................................................................. 131
2.6.2 Phân tích các điểm yếu của Việt Nam trong hoạt động thúc đẩy vốn đầu tư
.............................................................................................................................. 134
2.6.3 Phân tích các cơ hội của Việt Nam trong hoạt động thúc đẩy vốn đầu tư ... 135
2.6.4 Phân tích các thách thức của Việt Nam trong hoạt động thúc đẩy vốn đầu tư
.............................................................................................................................. 136
2.6.5 Định hướng thúc đẩy vốn đầu tư của Việt Nam sang Campuchia dựa trên sự
kết hợp các điểm mạnh, hạn chế, cơ hội và thách thức đối với hoạt động thúc đẩy
.............................................................................................................................. 137
2.7 NHẬN XÉT CHUNG CHƯƠNG 2.................................................................... 140

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA VIỆT
NAM SANG CAMPUCHIA ĐẾN NĂM 2020 ....................................................142

3.1 MỤC TIÊU, CƠ SỞ, QUAN ĐIỂM ĐỀ XUẤT ................................................ 142
3.1.1 Mục tiêu ....................................................................................................... 142
3.1.2 Cơ sở đề xuất ............................................................................................... 142
3.1.3 Quan điểm .................................................................................................... 143
3.2 CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA VIỆT NAM SANG
CAMPUCHIA .......................................................................................................... 143
3.2.1 Định hướng về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ............................................. 143
3.2.2 Xây dựng chiến lược tổng thể và dài hạn đối với hoạt động ĐTTTRNN ... 146
3.2.3 Hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư ra nước ngoài .............................. 147
3.2.4 Tăng cường hoạt động thúc đẩy đầu tư sang Vương quốc Campuchia ....... 148
3.2.5 Khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện ĐTTTRNN .............. 152

KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................................155
PHỤ LỤC ...............................................................................................................153
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................155

Đề án thực hành nghề nghiệp lần 2

Nguyễn Châu Hồng Ngọc – 11DKQ1


4
GVHD: ThS. Lê Quang Huy

Đề án thực hành nghề nghiệp lần 2

Nguyễn Châu Hồng Ngọc – 11DKQ1


5

GVHD: ThS. Lê Quang Huy

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Các biến đo lường 10 tiêu chí của chỉ số thuận lợi kinh doanh ..........38
Bảng 2.1: Tình hình đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam theo ...........................49
số dự án và vốn đăng ký đầu tư (1989- 9/2014) ....................................................49
Bảng 2.2: Tình hình đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam theo vốn đăng ký
đầu tư và theo ngành kinh tế (tính đến tháng 9/2014) .........................................57
Bảng 2.3: Tình hình đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam phân theo đối tác
tiếp nhận vốn chủ yếu (tính đến tháng 9/2014) ....................................................64
Bảng 2.4 : Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam vào
Campuchia theo số dự án và số vốn đăng ký (1999-2013) ...................................71
Bảng 2.5: Các chỉ số kinh tế của Campuchia ( 2010 – 2013) .............................106
Bảng 2.6: Tỷ lệ các chỉ số liên quan đến tham nhũng được các doanh nghiệp
tại Campuchia đánh giá (%) ................................................................................114
Bảng 2.7: Tỷ lệ các chỉ số liên quan đến tệ nạn được các doanh nghiệp tại
Campuchia đánh giá (%)......................................................................................117
Bảng 2.8: Tỷ lệ các chỉ số liên quan đến cơ sở hạ tầng được các doanh
nghiệp tại Campuchia đánh giá (%) ...................................................................119
Bảng 2.9: Tỷ lệ các chỉ số liên quan đến lực lượng lao động được các doanh
nghiệp tại Campuchia đánh giá (%) ...................................................................122
Bảng 2.10: Tỷ lệ các chỉ số liên quan đến các quy định và thuế được các
doanh nghiệp tại Campuchia đánh giá (%) ........................................................125
Bảng 2.11 Phân tích SWOT..................................................................................138

Đề án thực hành nghề nghiệp lần 2

Nguyễn Châu Hồng Ngọc – 11DKQ1



6
GVHD: ThS. Lê Quang Huy

DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1: Quy trình tổ chức hoạt động thúc đẩy vốn ĐTTTRNN .....................24
Biểu đồ 2.1: Tình hình ĐTTTRNN của Việt Nam theo số vốn ...........................51
đăng ký đầu tư ( 1989- 9/2014) ...............................................................................51
Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng số dự án phân theo lĩnh vực của Việt Nam lũy kế đến
năm 2013 ..................................................................................................................59
Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng số vốn đầu tư đăng ký phân theo lĩnh vực của Việt
Nam lũy kế đến năm 2013 ......................................................................................60
Biểu đồ 2.4 : Tỷ trọng số dự án đầu tư Việt Nam ra nước ngoài theo đối tác
đầu tư lũy kế 2013 ...................................................................................................66
Biểu đồ 2.5: Số dự án Việt Nam đầu tư sang Campuchia (1999-9/2014) ...........72
Biểu đồ 2.6: Số vốn đăng ký đầu tư của Việt Nam sang Campuchia .................73
(1999-9/2014) ............................................................................................................73
Biểu đồ 2.7: Tỷ trọng vốn đăng ký đầu tư theo ngành nghề của Việt Nam
sang Campuchia, lũy kế đến hết năm 2013 ...........................................................75
Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức Cục Đầu tư nước ngoài Việt Nam ...............................79
Hình 2.2: Bản đồ Vương quốc Campuchia ...........................................................99
Hình 2.3: Xếp hạng chỉ tiêu thuận lợi trong kinh doanh của Campuchia và
một số quốc gia trong khu vực Đông Á- Thái Bình Dương, tháng 6 năm 2014109
Hình 2.4: Sự thay đổi chỉ số thuận lợi trong kinh doanh của Campuchia ......110
( 2010- 2013) ...........................................................................................................110
Biểu đồ 2.8: Tỷ trọng về quy mô của các doanh nghiệp trong khảo sát của
Ngân hàng Thế giới (%) .......................................................................................112
Biểu đồ 2.9: Tỷ lệ các doanh nghiệp đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định đầu tư tại Campuchia (%) ................................................................113

Đề án thực hành nghề nghiệp lần 2


Nguyễn Châu Hồng Ngọc – 11DKQ1


7
GVHD: ThS. Lê Quang Huy

LỜI NÓI ĐẦU
1. Sự cần thiết và ý nghĩa của đề tài
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thế
giới hiện nay. Đối với mỗi quốc gia đầu tư trực tiếp ra nước ngoài mang ý nghĩa
cực kỳ quan trọng, nó không chỉ tạo ra nguồn thu cho nền kinh tế mà còn giúp
các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, tránh các rào cản thuế quan và
phi thuế quan, mở rộng thị trường… Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
không còn xa lạ với các quốc gia phát triển trên thế giới, nhưng hiện nay vẫn
chưa thật sự phổ biến và phát triển mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư Việt Nam.
Mặc dù hoạt động này có không ít rủi ro, nhưng lại có tiềm năng to lớn trong việc
giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, nâng vị thế của doanh nghiệp nói riêng và
hình ảnh của Việt Nam nói chung trên trường quốc tế.
Việt Nam và Vương quốc Campuchia là hai quốc gia cùng năm trên bán
đảo Đông Dương, có mối quan hệ hữu nghị đặc biệt lâu đời từ sự kiện thiết lập
quan hệ ngoại giao vào ngày 24/6/1967. Mối quan hệ giữa hai nước tuy trải qua
nhiều thăng trầm và thử thách qua các giai đoạn lịch sử khác nhau, song bằng
nguyện vọng cũng như quyết tâm của Lãnh đạo và nhân dân hai nước, đến nay
mối quan hệ đó đã được củng cố, vun đắp và ngày càng phát triển theo phương
châm mà Lãnh đạo cấp cao hai nước đã đề ra là “Láng giềng tốt đẹp, hữu nghị
truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”. Hiện nay, giữa hai nước có
nhiều cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu vùng biên, các vùng kinh tế cửa khẩu... và
Chính phủ hai nước đã ký kết nhiều Hiệp định và thảo thuận hợp tác nhằm tăng
cường mối quan hệ giữa hai nước... Nhìn chung, điều kiện địa lý tự nhiên và

quan hệ hữu nghị giữa hai nước rất thuận lợi cho việc hợp tác, phát triển kinh tế,
thương mại và và đầu tư của hai nước.
Theo ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam sang
Campuchia, đến hết năm 2013, tổng số vốn đầu tư đăng ký của Việt Nam vào

Đề án thực hành nghề nghiệp lần 2

Nguyễn Châu Hồng Ngọc – 11DKQ1


8
GVHD: ThS. Lê Quang Huy

Campuchia đạt trên 3 tỷ USD với 127 dự án, gấp gần 6 lần về tổng vốn đầu tư và
trên 3 lần về số lượng dự án so với trước năm 2010, xếp thứ 5 trong số các nhà
đầu tư nước ngoài tại Campuchia.1 Không ngừng lại đó, trong 9 tháng đầu năm
2014, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài cho
83 dự án với tổng vốn đăng ký mới của nhà đầu tư Việt Nam là hơn 1 tỷ USD;
trong đó đầu tư vào thị trường Campuchia đạt 351,4 triệu USD (chiếm 35,1%
tổng vốn đầu tư đăng ký) với 20 dự án (chiếm 24% tổng số dự án).2
Tuy nhiên, hoạt động xúc tiến đầu tư sang Campuchia vẫn còn một số khó
khăn, vướng mắc. Một số nhà đầu tư Việt Nam khi đầu tư vào Campuchia còn
chưa chú trọng đến đầu tư vững chắc trung và dài hạn, chưa nghiên cứu kỹ cơ
chế chính sách của nước sở tại và cập nhật những điều chỉnh chính sách mới để
điều chỉnh kịp thời về chiến lược đầu tư. Sự liên kết hỗ trợ giữa các nhà đầu tư
Việt Nam vẫn còn rời rạc, thiếu chặt chẽ. Năng lực tài chính của một số doanh
nghiệp còn hạn chế, khả năng cạnh tranh còn yếu.
Trong định hướng chiến lược phát triển quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt
Nam và Vương quốc Campuchia, Chính phủ Việt Nam luôn đánh giá cao chính
sách của Campuchia coi trọng việc phát triển quan hệ hợp tác với Việt Nam, đã

tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư, kinh doanh tại
Campuchia. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn các doanh nghiệp Việt
Nam và Campuchia cùng nhau phấn đấu phát triển đầu tư, kinh doanh sớm đạt
mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 5 tỷ USD vào năm 2015.3
Như vậy, Việt Nam cần phải làm gì trong giai đoạn hiện nay và sắp tới để
nâng cao thế lực cho mình, đồng thời tận dụng mối quan hệ tốt đẹp của hai nước
để phát triển hoạt động đầu tư trực tiếp vào Vương quốc Campuchia? Xuất phát
từ ý nghĩa đó, tôi đã chọn đề tài “Thúc đẩy đầu tư trực tiếp của Việt Nam
1

[truy cập ngày
11/11/2014]
2
/>[truy cập ngày 11/11/2014]
3
[truy cập ngày
11/11/2014]

Đề án thực hành nghề nghiệp lần 2

Nguyễn Châu Hồng Ngọc – 11DKQ1


9
GVHD: ThS. Lê Quang Huy

sang Vương quốc Campuchia” để nghiên cứu thực hiện đề án thực hành nghề
nghiệp lần 2 của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài có những mục đích sau:

- Nghiên cứu các lý luận cơ bản về hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài tại
Việt Nam, từ đó hình thành khung nội dung nghiên cứu cho đề án.
- Phân tích tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam nói chung theo
các năm, theo ngành và theo quốc gia.
- Phân tích tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam sang Vương quốc
Campuchia cụ thể về số dự án, số vốn đầu tư phân theo ngành, theo năm
- Phân tích những yếu tố của môi trường đầu tư nhằm chỉ rõ những thuận lợi và
khó khăn đối với hoạt động đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Vương quốc
Campuchia.
- Đánh giá về sự di chuyển dòng vốn đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Vương
quốc Campuchia trong thời gian qua, từ đó chỉ rõ những hạn chế và nguyên nhân.
- Xây dựng định hướng chiến lược và đề xuất các giải pháp đẩy mạnh đầu tư trực
tiếp của Việt Nam sang Campuchia.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình hình hoạt động đầu tư trực tiếp của
các doanh nghiệp Việt Nam sang Vương quốc Campuchia, trong đó chú trọng
đến các nhân tố từ phía Việt Nam và Vương quốc Campuchia tác động đến hoạt
động này để xây dựng định hướng chiến lược phát triển.

Đề án thực hành nghề nghiệp lần 2

Nguyễn Châu Hồng Ngọc – 11DKQ1


10
GVHD: ThS. Lê Quang Huy

3.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các hoạt động đầu tư trực tiếp của doanh

nghiệp Việt Nam sang Vương quốc Campuchia mang tính tổng quát, không phân
tích chi tiết từng ngành cụ thể. Số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 1989 đến
tháng 11/2014. Từ đó đề ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài từ Việt Nam vào Vương quốc Campuchia đến năm 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Chương 1: sử dụng phương pháp tổng hợp, thu thập thông tin từ những
lý thuyết đã có để tìm hiểu thế nào là đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, đặc điểm và
hình thức của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, quy trình thúc đẩy hoạt động đầu tư
trực tiếp ra nước ngoài, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động này…Các lý thuyết
cơ bản trên sẽ làm cơ sở lý luận cho đề tài và chương 2.
- Chương 2: sử dụng các phương pháp thu thập, phân tích thống kê, so sánh, mô
tả và phân tích số liệu đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam vào Campuchia nhằm
đánh giá thực trạng đầu tư của Việt Nam sang Campuchia. Qua đó đánh giá mặt
thành công và hạn chế, đồng thời đưa ra những thách thức mà Việt Nam phải đối
mặt trong tương lai khi đầu tư vào Campuchia.
- Chương 3: sử dụng các phương pháp suy luận logic, duy vật biện chứng,
phương pháp dự báo định tính nhằm đưa ra một số giải pháp thúc đẩy đầu tư trực
tiếp ra nước ngoài của Việt Nam, cụ thể là Campuchia
Thông tin và số liệu trong bài viết được thu thập từ nguồn số liệu thứ cấp: các
báo cáo về kết quả đầu tư từ Cục Đầu tư nước ngoài và Hội phát triển kinh tế
Việt Nam – Lào – Campuchia – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống kê, Đại
sứ quán Campuchia tại Việt Nam, các tổ chức liên quan, các niên giám thống kê,
thông tin trên báo chí,truyền hình,internet…

Đề án thực hành nghề nghiệp lần 2

Nguyễn Châu Hồng Ngọc – 11DKQ1


11

GVHD: ThS. Lê Quang Huy

5. Kết cấu của đề tài
Cấu trúc của đề án gồm 3 chương. Ngoài ra còn có danh mục bảng, danh
mục hình, tài liệu tham khảo về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Cụ thể như sau:
Chương 1: Trình bày cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, nhằm
làm rõ khái niệm, đặc điểm, hình thức và vai trò của đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài.
Chương 2: Phân tích thực trạng đầu tư trực tiếp của Việt Nam vào Vương
quốc Campuchia.
Chương 3: Từ những phân tích ở chương 2, đề xuất giải pháp thúc đẩy
đầu tư trực tiếp của Việt Nam vào Vương quốc Campuchia.

Đề án thực hành nghề nghiệp lần 2

Nguyễn Châu Hồng Ngọc – 11DKQ1


12
GVHD: ThS. Lê Quang Huy

CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA
NƯỚC NGOÀI
1.1 KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI
1.1.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Theo tài liệu Cán cân thanh toán (1993) của Quỹ tiền tệ quốc tế
(International Monetary Fund) định nghĩa đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign
Direct Investment) như sau: “Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một sự đầu tư
được làm để thu được lợi nhuận lâu dài dựa trên hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp trong một nền kinh tế khác nền kinh tế của nhà đầu tư, mục đích của nhà

đầu tư là có một tiếng nói trọng lượng trong hoạt động quản trị doanh nghiệp”.
Như vậy, trong hoạt động đầu tư trực tiếp, yếu tố cơ bản là các nhà đầu tư quan
tâm và được quản lý doanh nghiệp tùy theo mức độ góp vốn của mình.
Còn theo Điều 3 - Luật Đầu Tư được Quốc Hội nước ta ban hành theo
quyết định số 59/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005, nêu rõ: “Đầu tư trực
tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt
động đầu tư”.
Tóm lại, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (ĐTTTRNN) trong khuôn khổ quy
định và luật pháp Việt Nam hiện hành là việc nhà đầu tư chuyển vốn đầu tư từ
Việt Nam ra nước ngoài để thực hiện hoạt động đầu tư, thành lập tổ chức kinh tế
ở nước ngoài và trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư đó ở nước ngoài.Tổ
chức kinh tế ở nước ngoài là tổ chức kinh tế được thành lập hoặc đăng ký kinh
doanh ở nước ngoài theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư để thực
hiện các hoạt động đầu tư ra nước ngoài, trong đó nhà đầu tư sở hữu một phần
hay toàn bộ vốn đầu tư.
1.1.2 Đặc điểm đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
- Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một số vốn tối thiểu hoặc tối đa tùy
theo quy định của luật đầu tư từng nước, ví dụ như Luật Đầu tư (2005) của Việt

Đề án thực hành nghề nghiệp lần 2

Nguyễn Châu Hồng Ngọc – 11DKQ1


13
GVHD: ThS. Lê Quang Huy

Nam quy định “số vốn đóng góp tối thiểu của phía nước ngoài phải bằng 30%
vốn pháp định của dự án”, hay Luật Đầu tư của Nam Tư trước đây quy định
“phần của bên đối tác nước ngoài đóng góp không dưới 5% tổng số vốn đầu tư”.

Trong khi đó, ở Hàn Quốc, luật quy định tối đa bên phía nước ngoài góp 49%
vốn pháp định.
- Quyền điều hành doanh nghiệp phụ thuộc vào mức độ góp vốn của chủ đầu tư
trong vốn pháp định, Nếu góp 100% vốn pháp định thì nhà đầu tư toàn quyền
quyết định sự hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Lợi nhuận mà các chủ đầu tư thu được phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh
doanh và tỷ lệ góp vốn trong vốn pháp định của doanh nghiệp.
- Nguồn vốn đầu tư này không chỉ bao gồm vốn đầu tư ban đầu của chủ đầu tư
dưới hình thức vốn pháp định mà trong quá trình hoạt động nó còn bao gồm cả
vốn vay của doanh nghiệp để triển khai hoặc mở rộng dự án cũng như vốn đầu tư
từ nguồn lợi nhuận thu được.4
1.2 CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI
ĐTTTRNN thường được thực hiện thông qua các hình thức tùy theo quy
định của Luật đầu tư của nước sở tại. Các hình thức ĐTTTRNN thường được áp
dụng trên thế giới thường là:
1.2.1 Phân theo hình thức đầu tư
 Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh:
a. Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Business Cooperation Contract- BCC):
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản ký kết giữa hai Bên hoặc nhiều
Bên để tiến hành đầu tư, kinh doanh ở nước sở tại, trong đó quy định trách nhiệm

4

Lê Quang Huy (2013). Đầu tư quốc tế. Hồ Chí Minh. Nhà xuất bản Kinh Tế TPHCM.

Đề án thực hành nghề nghiệp lần 2

Nguyễn Châu Hồng Ngọc – 11DKQ1



14
GVHD: ThS. Lê Quang Huy

và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên, mà không thành lập pháp nhân
mới.
Vấn đề điều hành hoạt động hợp tác kinh doanh:
- Thành lập ban điều phối: do các bên tham gia thỏa thuận nhưng không phải là
cơ quan lãnh đạo của các Bên hợp doanh.
- Lập văn phòng điều hành:
+ Bên hợp doanh nước ngoài được thành lập văn phòng điều hành tại
nước sở tại để làm đại diện cho mình trong việc thực hiện hợp đồng hợp tác kinh
doanh và chịu trách nhiệm về hoạt động của văn phòng điều hành.
+ Văn phòng điều hành của Bên hợp doanh nước ngoài có con dấu, được
mở tài khoản, được tuyển dụng lao động, được ký hợp đồng và tiến hành các hoạt
động kinh doanh trong phạm vi các quyền và nghĩa vụ quy định tại giấy phép đầu
tư và hợp đồng hợp tác kinh doanh.
+ Văn phòng điều hành của Bên hợp doanh nước ngoài phải đăng ký tại
cơ quan cấp giấy phép đầu tư.
- Nghĩa vụ nộp thuế của các Bên hợp doanh: thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và các
nghĩa vụ tài chính khác theo luật của nước sở tại.
b. Các hình thức đầu tư theo hợp đồng khác:
- Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (Build Operate Transfer –
BOT) là hình thức đầu tư được ký giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và
nhà đầu tư để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời
gian nhất định: hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình
đó cho nhà nước của nước sở tại.
- Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh (Build Transfer Operate –
BTO) là hình thức đầu tư được ký giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và
nhà đầu tư để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng: sau khi xây xong,


Đề án thực hành nghề nghiệp lần 2

Nguyễn Châu Hồng Ngọc – 11DKQ1


15
GVHD: ThS. Lê Quang Huy

nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước của nước sở tại.
Chính phủ dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời
hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận.
- Hợp đồng xây dựng – chuyển giao (Build Transfer – BT) là hình thức đầu tư
được ký giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng,
kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng: sau khi xây xong, nhà đầu tư chuyển giao
công trình đó cho cơ quan nhà nước của nước sở tại. Chính phủ tạo điều kiện cho
nhà đầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh
toán cho nhà đầu tư theo thỏa thuận trong hợp đồng BT.
Nhìn chung, hình thức BOT, BTO và BT có những đặc điểm cơ bản sau:
- Chỉ được ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Đầu tư vào cơ sở hạ tầng của nước sở tại: xây dựng đường, cầu, cảng, sân bay,
các công trình điện, nước,…
- Được hưởng nhiều ưu đãi của Chính phủ nước sở tại về tiền thuê đất, thuế các
loại, thời gian đầu tư dài tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài thu hồi vốn và
có lời hợp lý.
- Hết thời hạn hoạt động của giấy phép, chủ đầu tư phải chuyển giao không bồi
hoàn công trình cho Chính phủ nước sở tại trong tình trạng hoạt động bình
thường.5
 Hình thức công ty hay xí nghiệp liên doanh:
a. Khái niệm:
Là hình thức đầu tư mà một doanh nghiệp (một công ty) được thành lập

trên cơ sở góp vốn của Hai Bên hoặc nhiều Bên nước sở tại và nước ngoài.

5

Võ Thanh Thu và Ngô Thị Ngọc Huyền (2011). Kỹ thuật đầu tư trực tiếp nước ngoài. Hồ Chí Minh:
Nhà xuất bản Tổng hợp TPHCM

Đề án thực hành nghề nghiệp lần 2

Nguyễn Châu Hồng Ngọc – 11DKQ1


16
GVHD: ThS. Lê Quang Huy

b. Các cách thức thành lập:
- Hai Bên hoặc nhiều Bên Việt Nam bỏ vốn để thành lập công ty TNHH hay
công ty cổ phần.
- Phía nước ngoài mua lại một phần vốn của công ty nước sở tại đang hoạt động.
- Phía nước sở tại mua lại một phần vốn của công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài
đang hoạt động tại Việt Nam.
- Công ty liên doanh hoặc công ty 100% vốn nước ngoài đang hoạt động tại nước
sở tại góp vốn để thành lập công ty liên doanh mới.
c. Đặc điểm hoạt động:
- Công ty liên doanh mang pháp nhân nước sở tại, chịu sự điều tiết của pháp luật
nước sở tại.
- Số thành viên hội đồng quản trị do các Bên liên doanh quyết định căn cứ vào số
vốn góp của mỗi Bên.
- Quyết định về hoạt động kinh doanh của công ty được thông qua trên nguyên
tắc đa số.

- Thời gian hoạt động tối đa 50 năm, trường hợp đặc biệt có thể kéo dài đến 70
năm và có thể gia hạn thêm.
 Hình thức 100% vốn nước ngoài (100% Foreign Capital Enterprise)
a. Khái niệm:
Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu
của nhà đầu tư nước ngoài, do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại nước sở tại, tự
quản lý và chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh.
Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập tại nước sở tại
được hợp tác với nhau và/ hoặc với nhà đầu tư nước ngoài để thành lập doanh
nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài mới.

Đề án thực hành nghề nghiệp lần 2

Nguyễn Châu Hồng Ngọc – 11DKQ1


17
GVHD: ThS. Lê Quang Huy

b. Các cách thức thành lập:
- Một chủ đầu tư nước ngoài tự bỏ vốn thành lập công ty mang pháp nhân nước
sở tại.
- Các nhà đầu tư của một nước hoặc nhiều nước liên kết với nhau cùng bỏ vốn
(không có sự tham gia góp vốn của doanh nghiệp nước sở tại) để thành lập công
ty mang pháp nhân nước sở tại.
- Mua lại phần vốn của đối tác Việt Nam để chuyển đổi từ hình thức Hợp đồng
hợp tác kinh doanh hoặc liên doanh thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
- Mua lại công ty của nước sở tại.
c. Đặc điểm hoạt động:
- Có thể thành lập dưới hình thức công ty TNHH hoặc công ty cổ phần (sự góp

vốn của các nhà đầu tư nước ngoài).
- Công ty mang pháp nhân nước sở tại, chịu sự điều tiết của pháp luật nước sở
tại.
- Có quyền và nghĩa vụ trong hoạt động kinh doanh tương tự như các khu vực
kinh tế khác.
- Nhà đầu tư nước ngoài hoàn toàn chịu trách nhiệm về hoạt động của doanh
nghiệp, kể cả trong trường hợp thuê người quản lý vận hành công ty.
 Các hình thức khác:
a. Khu chế xuất
Theo Điều lệ hoạt động của Hiệp hội khu chế xuất thề giới (WEPZA), khu
chế xuất bao gồm tất cả các khu vực được Chính phủ các nước cho phép như
cảng tự do, khu mậu dịch tự do, khu công nghiệp tự do hoặc bất kỳ khu vực
ngoại thương hoặc khu vực khác được WEPZA công nhận. Ở Việt Nam, khu chế
xuất được định nghĩa trong Quy chế công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ

Đề án thực hành nghề nghiệp lần 2

Nguyễn Châu Hồng Ngọc – 11DKQ1


18
GVHD: ThS. Lê Quang Huy

cao: “Khu chế xuất là khu công nghiệp tập trung các doanh nghiệp chế xuất,
chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất
khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh
sống, do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập”.
Khu chế xuất dù được quan niệm như thế nào thì nó cũng có những đặc
điểm cơ bản sau:
- Về lãnh thổ: Khu chế xuất là một vùng đất được ngăn cách với bên ngoài bằng

tường rào kiên cố, trong khu chế xuất không có dân cư sinh sống. Việc ra vào
khu chế xuất phải qua các cổng quy định, phải thông qua sự kiểm soát của hải
quan và của đơn vị chức năng.
- Về quản lý hành chính:
+ Thực hiện cơ chế “một cửa, tại chỗ” tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục
hành chính cho các doanh nghiệp hoạt động trong khu chế xuất.
+ Cơ chế “một cửa, tại chỗ” được hiểu là cơ chế mà Ban quản lý khu chế
xuất và khu công nghiệp được các cơ quan quản lý Nhà nước ủy quyền thực hiện
các chức năng: cấp giấy phép đầu tư, giấy phép xây dựng, giấy phép xuất nhập
khẩu, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, giấy chứng nhận môi trường… Chính
nhờ cơ chế này mà các doanh nghiệp trong khu chế xuất chỉ tiếp xúc với một đầu
mối cơ quan quản lý Nhà nước mà vẫn có thể giải quyết được các thu tục liên
quan đến hoạt động kinh doanh của mình. Vì vậy, các doanh nghiệp trong khu
chế xuất chi phí ít hơn về thời gian và tiền bạc cho thủ tục hành chính so với các
doanh nghiệp hoạt động bên ngoài khu chế xuất.
- Về ưu đãi: Vì các doanh nghiệp hoạt động trong khu chế xuất thực hiện hoạt
động sản xuất và dịch vụ để xuất khầu, nên các doanh nghiệp được hưởng ưu đãi
đặc biệt như: miền hoàn toàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; miễn thuế giá trị
gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt; được hưởng thuế thu nhập doanh nghiệp ở mức
ưu đãi và không phải chịu thuế chuyển lợi nhuận về nước.

Đề án thực hành nghề nghiệp lần 2

Nguyễn Châu Hồng Ngọc – 11DKQ1


19
GVHD: ThS. Lê Quang Huy

- Về quan hệ kinh tế với nội địa: Quan hệ thương mại giữa nội địa và các doanh

nghiệp khu chế xuất là quan hệ xuất nhập khẩu: phải thực hiện thủ tục hải quan,
phải nộp thuế xuất nhập khẩu theo quy định. Và doanh nghiệp khu chế xuất chỉ
xuất khẩu tối đa một mức phần trăm (theo quy định của mỗi nước) trị giá sản
phẩm của mình vào thị trường nội địa.
b. Khu công nghiệp
Khu công nghiệp là khu tập trung các doanh nghiệp sản xuất, doanh
nghiệp phục vụ dịch vụ phục vụ sản xuất, có ranh giới địa lý xác định, không có
dân cư sinh sống, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập trên
cơ sở phê duyệt đề án phát triển khu công nghiệp, trong khu công nghiệp có thể
có khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất.
Tương tự như khu chế xuất, khu công nghiệp được quy hoạch để thu hút
các nhà sản xuất và dịch vụ phục vụ phát triển công nghiệp. Trong khu công
nghiệp không có dân cư sinh sống. Khác với khu chế xuất, sản phẩm của khu
công nghiệp còn phục vụ cho nhu cầu nội địa. Quan hệ thương mại giữa doanh
nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp được điều tiết bởi hợp đồng nội địa,
doanh nghiệp không được hưởng những ưu đãi đặc biệt về thuế xuất nhập khẩu
khi kinh doanh thương mại với nước ngoài.
c. Khu công nghệ cao (High Tech Industrial Zone)
Khu công nghệ cao được hiểu như là khu tập trung các doanh nghiệp công
nghiệp kỹ thuật cao và các đơn vị hoạt động phục vụ cho phát triển công nghệ
cao, gồm: nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ cao, đào tạo và các dịch vụ
liên quan; có ranh giới địa lý xác định: do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ
quyết định thành lập. Trong khu công nghệ cao có thể có doanh nghiệp chế xuất
hoạt động.
Đặc điểm của khu công nghệ cao bao gồm những yếu tố như sau:

Đề án thực hành nghề nghiệp lần 2

Nguyễn Châu Hồng Ngọc – 11DKQ1



20
GVHD: ThS. Lê Quang Huy

- Là khu hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất tạo ra các dịch vụ mang hàm
lượng cao về công nghệ và chất xám, về nghiên cứu- triển khai. Các doanh
nghiệp trong khu công nghệ cao thường có quá trình liên tục đổi mới công nghệ
và sản phẩm.
- Các doanh nghiệp trong khu công nghệ cao đầu tư lớn cho nghiên cứu và phát
triển, có năng suất lao động cao do sử dụng kỹ thuật và công nghệ, được điều
khiển quản lý bởi những nhà khoa học và công nhân có trình độ cao và giàu kinh
nghiệm.
- Sản phẩm tạo ra thường sử dụng ít năng lượng và nhiên liệu.
- Công nghệ sử dụng mang tính tiên phong đi trước thời đại, phương thức kinh
doanh của các doanh nghiệp trong nhiều trường hợp được coi là mạo hiểm và có
khả năng được bù đắp cao.
- Trong khu công nghệ cao còn tiến hành các dịch vụ nghiên cứu và chuyển giao
công nghệ, thực hiện các chức năng huấn luyện, đào tạo nguồn nhân lực có trình
độ cao.
- Nhiều nước không hạn chế chuyên gia, lao động giỏi nước ngoài làm việc trong
khu công nghệ cao.
- Nhà nước có chế độ ưu đãi đặc biệt cho các doanh nghiệp hoạt động trong khu
công nghệ cao : thuế, chính sách tín dụng, thuê đất, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
d. Khu thương mại tự do (Free Trade Zone)
Là khu được quy hoạch có ranh giới xác định, chủ yếu hoạt động thương
mại với cơ chế chính sách ưu đãi riêng.
Đặc điểm của khu thương mại tự do:
- Trực thuộc thành phố, tỉnh có vị trí đặc biệt thuận lợi cho hoạt động giao dịch
thương mại : gần cảng, sân bay, có vị trí tương đối tách biệt khỏi phần nội địa (để
tiện việc kiểm soát buôn lậu).


Đề án thực hành nghề nghiệp lần 2

Nguyễn Châu Hồng Ngọc – 11DKQ1


21
GVHD: ThS. Lê Quang Huy

- Các hoạt động trong thương mại tự do: kinh doanh thương mại, xây dựng cửa
hàng giới thiệu sản phẩm, tổ chức triển lãm, hoạt động dịch vụ thương mại : đóng
gói, kinh doanh kho, kinh doanh môi giới, kinh doanh xuất nhập khẩu, kinh
doanh bảo hiểm, tài chính phục vụ cho hoạt động thương mại với nước ngoài.
- Các hoạt động thương mại xuất nhập khẩu không phải chịu thuế và các rào cản
phi thuế quan. Nhưng trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa khu thương mại tự do với
thị trường trong nước được điều tiết bởi hợp đồng ngoại thương.
- Thủ tục hải quan và quản lý hành chính được tổ chức thuận lợi, tạo điều kiện
cho thương mại dịch vụ với nước ngoài được tự do phát triển.
- Được hưởng những chính sách ưu đãi của nhà nước sở tại.
e. Đặc khu kinh tế (Special Economic Zone-SEZ)
Là một bộ phận của quốc gia được Quốc hội chấp thuận cho xây dựng
không gian kinh tế- xã hội riêng, được vận hành bởi khung pháp lý riêng thích
hợp cho phát triển cơ chế thị trường phù hợp với thông lệ quốc tế.
SEZ mang tính thị trường, tính quốc tế cao, độc lập tương đối về quản lý
hành chính nhằm tạo điều kiện để gây sự bùng nổ về kinh tế ở một bộ phận lãnh
thổ quốc gia, sau đó tạo ra sự lôi kéo, phản ứng dây chuyền kinh tế với phần còn
lại của đất nước.
1.2.2 Phân theo bản chất đầu tư
 Đầu tư phương tiện hoạt động:
Là hình thức đầu tư trực tiếp trong đó công ty mẹ đầu tư mua sắm và thiết

lập các phương tiện kinh doanh mới ở nước nhận đầu tư. Hình thức này làm tăng
khối lượng đầu tư vào.

Đề án thực hành nghề nghiệp lần 2

Nguyễn Châu Hồng Ngọc – 11DKQ1


×