Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Câu hỏi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (40.35 KB, 2 trang )

Câu hỏi: Từ nội dung quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất hãy làm rõ đường lối đổi mới của nước ta hiện
nay trên lĩnh vực kinh tế
Bài làm
Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất
(sản xuất và tái sản xuất xã hội). Lực lượng sản xuất là toàn bộ những nhân tố
kỹ thuật, vật chất của quá trình sản xuất, chúng tồn tại trong mối quan hệ biện
chứng với nhau, tạo ra sức sản xuất làm cải biến các đối tượng trong quá trình
sản xuất.
Mối quan hệ giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất là mối quan hệ
thống nhất biện chứng, trong đó lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản
xuất và quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất:
- Trình độ của lực lượng sản xuất trong từng giai đoạn lịch sử thể hiện
trình độ chinh phục tự nhiên của con người trong từng giai đoạn lịch sử
đó. Trình độ của lực lượng sản xuất biểu hiện ở trình độ của công cụ lao
động, trình độ, kinh nghiệm, và kỹ năng lao động của con người, trình độ
tổ chức và phân công lao động xã hội, trình độ ứng dụng khoa học vào
sản xuất
- Trong lịch sử xã hội, lực lượng sản xuất đã phát triển từ chỗ có tính chất
cá nhân lên tính chất xã hội
Sự vận động, phát triển của lực lượng sản xuất quyết định và làm thay đổi
quan hệ sản xuất cho phù hợp với nó
Quan hệ sản xuất có tính độc lập tương đối và tác động quay trở lại sự phát
triển của lực lượng sản xuất theo 2 chiều: tích cực và tiêu cực
Đường lối đổi mới của nước ta trên lĩnh vực kinh tế được phân tích qua nội
dung quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất như sau:
Trong quá trình lãnh đạo xã hội đẩy mạnh phát triển kinh tế, Đảng ta đã
vận dụng quy luật sao cho quan hệ sản xuất luôn luôn phù hợp với tình chất
và trình độ của lực lượng sản xuất, trên thực tế Đảng và Nhà nước ta đang
từng bước điều chỉnh quan hệ sản xuất cả tầm vi mô và vĩ mô, đồng thời coi


trọng việc đẩy mạnh, mở rộng phát triển lực lượng sản xuất.
Trong tiến trình lãnh đạo và quản lý đất nước của Đảng và nhà nước trong
mấy chục năm qua, thực tiễn đã cho thấy những mặt được cũng như những
mặt còn hạn chế trong quá trình nắm bắt và vận dụng những quy luật kinh tế
cũng như quy luật quan hệ sản xuất – lực lượng sản xuất vào thực tiễn của
nước ta với đặc điểm của nước ta là một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc
hậu, lực lượng sản xuất yếu kém “ con trâu đi trước cái cày theo sau”, trình
độ quản lý thấp cùng với nền sản xuất nhỏ tự cung tự cấp là chủ yếu. Mặt
khác, nước ta từng là nước nửa thuộc địa nửa phong kiến lại phải trải qua 2


cuộc chiến tranh, nhiều năm bị đế quốc Mỹ bao vây cấm vận nhiều mặt nhất
là về kinh tế. Do vậy lực lượng sản xuất chưa có điều kiện phát triển.
Ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, phát triển kinh tế tập trung ở 2 lực
lượng chính: lực lượng sản xuất của doanh nghiệp nhà nước ( thường được
gọi là quốc doanh, thuộc thành phần kinh tế nhà nước), lực lượng sản xuất
ngoài quốc doanh (thường được gọi là dân doanh, thuộc thành phần kinh tế
tư nhân).
Điểm nổi bật kinh tế của chúng ta còn quá nghèo nàn, lạc hậu… Vì vậy,
khâu trọng yếu mà chúng ta phải xây dựng là phát triển lực lượng sản xuất,
đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã
hội
Đối mới về cơ chế quản lý kinh tế, cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý
của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Đổi mới về nội dung và cách thức CNH, thực hiện 3 chủ trương kinh tế:
+ Sản xuất lương thực, thực phẩm
+ Sản xuất hàng tiêu dùng
+ Sản xuất hàng xuất khẩu
Đồng thời phải xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần (nhiều hình thức sở
hữu đan xen nhau) là phù hợp với yêu cầu phát triển mạnh mẽ lực lượng sản

xuất của nước ta hiện nay: kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể
tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy
nhiên, kinh tế nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo.
Có nhiều hình thức sở hữu (sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư
nhân, sở hữu hỗn hợp). Đồng thời không ngừng đổi mới chính trị cũng như
tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa. Xây dựng đời sống văn hóa nâng cao đời sống tinh thần của nhân
dân, đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Thực hiện mục tiêu “dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.”
CNH-HĐH với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta (xây dựng
lực lượng sản xuất). Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với chính trị và
các mặt khác của đời sống xã hội (củng cố đổi mới kiến trúc thượng tầng).
Đổi mới vai trò lãnh đạo của Đảng, đổi mới quản lý và điều hành của nhà
nước cho phù hợp với cơ cấu và cơ chế kinh tế mới. Đổi mới quan hệ hợp
tác quốc tế theo hướng mở rộng, kêu gọi hợp tác và đầu tư nước ngoài



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×