Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

bài tập hành chính cá nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.3 KB, 4 trang )

I- MỞ ĐẦU.
Vi phạm hành chính (VPHC) là loại vi phạm pháp luật xảy ra khá phổ biến trong
đời sống xã hội, nó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng phạm tội nảy sinh trên các lĩnh vực
của đời sống xã hội nếu như không được ngăn chặn và xử lí kịp thời. Vậy VPHC cụ thể là
gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài phân tích dưới đây.
II- NỘI DUNG.
Tại Khoản 2, Điều 1, Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002, VPHC được
định nghĩa một cách gián tiếp: “xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với cá nhân,
cơ quan, tổ chức có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản lí
nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành
chính”.
Từ đó ta rút ra được khái niệm VPHC: Là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện
với lỗi cố ý hoặc vô ý, vi phạm các quy định của pháp luật về quản lí nhà nước mà không
phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính.
Theo khái niệm trên, có một số điểm chúng ta cần lưu ý như sau:
Trước hết về chủ thể thực hiện hành vi VPHC. Trong khái niệm có nói đó là: “cá
nhân, tổ chức”. Vậy, cá nhân, tổ chức ấy là những ai?
Theo quy định của pháp luật hiện hành, cá nhân là chủ thể của VPHC phải là người
không mắc các bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả
năng điều khiển hành vi và đủ độ tuổi do pháp luật quy định, cụ thể: Người từ đủ 14 tuổi đến
dưới 16 tuổi là chủ thể của VPHC trong trường hợp thực hiện hành vi với lỗi cố ý; Người từ
đủ 16 tuổi trở lên có thể là chủ thể của VPHC trong mọi trường hợp.
Tổ chức là chủ thể VPHC bao gồm: các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các
đơn vị kinh tế, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân và các tổ chức khác có tư cách
pháp nhân theo quy định của pháp luật.

1


Cá nhân, tổ chức nước ngoài cũng là chủ thể VPHC theo quy định của pháp luật
Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc tham gia có quy định


khác.
Các hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện phải thỏa mãn những dấu hiệu sau thì
mới được coi là VPHC:
Là hành vi trái pháp luật xâm phạm vào các quan hệ xã hội được luật hành
chính bảo vệ. Đây là dấu hiệu khách thể để nhận biết về VPHC là hành vi vi phạm này đã
xâm hại đến trật tự quản lý hành chính nhà nước, được pháp luật hành chính quy định và bảo
vệ. Trong đó bao gồm việc thực hiện hành vi pháp luật cấm (ví dụ như hành vi vượt đèn đỏ),
không thực hiện hành vi pháp luật bắt buộc (ví dụ như hành vi đi ngược đường một chiều),
hay vượt quá giới hạn hành vi pháp luật cho phép (ví dụ như hành vi sản xuất những loại
thuốc nổ Nhà nước cấm). Cũng có thể đó là hành vi vi phạm của ngành luật khác nhưng lại
được Luật Hành chính quy định là xâm phạm hành chính (ví dụ như hành vi vi phạm chế độ
hôn nhân một vợ một chồng-trái Luật Hôn nhân và gia đình, hành vi lấn chiếm đất đai- trái
pháp luật đất đai…nhưng lại được Luật Hành chính bảo vệ)
Hành vi vi phạm phải là hành vi có lỗi: Dấu hiệu lỗi là dấu hiệu bắt buộc trong
mặt chủ quan của VPHC. VPHC phải là hành vi có lỗi thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô
ý. Do đó có thể có những hành vi mặc dù rất nguy hiểm nhưng không có lỗi (ví dụ như hành
vi do người mất năng lực hành vi gây ra, hành vi trong tình thế cấp thiết, sự kiện bất ngờ..)
Tính không phải là tội phạm: sở dĩ ta nói VPHC không phải là tội phạm bởi
VPHC là hành vi chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Một hành vi đã bị tuyên
là vi phạm hành chính thì sẽ không bị tuyên là vi phạm hình sự và ngược lại. Căn cứ để
chúng ta phân biệt VPHC với tội phạm đó là dựa vào:
Mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi: VPHC có mức độ nguy hiểm thấp hơn
so với tội phạm hình sự. Ví dụ như hành vi bói toán, tuyên truyền mê tín dị đoan là hành vi
xâm phạm trật tự quản lí xã hội nhưng nếu gây hậu quả nghiêm trọng, tác động đến tinh thần
người khác khiến người đó hoang mang tột độ dẫn đến hậu quả chết người xảy ra thì hành vi
2


đó bị coi là hành vi phạm tội. Hay là trong khoản 1 Điều 138 BLHS quy định: “ Người nào
trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng

hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng…thì bị…” Như vậy nếu như giá
trị tài sản bị trộm cắp dưới mức quy định nêu trên thì chỉ bị xử phạt hành chính.
Mức độ tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần: Đây là yếu tố nhân thân làm tăng mức
độ vi phạm, giúp chúng ta xác đinh được gianh giới giữa tội phạm và VPHC. Ví dụ như
Điều 140 BLHS tội lam dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản: “Người nào có một trong những
hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác…đã bị xử phạt hành chính …mà còn vi
phạm… thì bị…”
Công cụ, phương tiện, thủ đoạn thực hiện hành vi vi phạm cũng là căn cứ đáng giá
mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi. Ví dụ hành vi cố ý gây thương tích chẳng hạn,
nếu việc gây thương tích dưới 11% nhưng dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây
nguy hại cho nhiều người sẽ bị truy tố theo Điều 104 BLHS, nhưng nếu việc gây thương tích
này không dùng công cụ, phương tiện, thủ đoạn nguy hiểm như trên với tỉ lệ thương tích
dưới 11% thì chưa đủ để truy tố trách nhiệm hình sự.
Tính bị xử phạt hành chính. Tức là hành vi VPHC phải được pháp luật quy định.
Nói khác đi, không có pháp luật quy định thì không bị coi là VPHC. Hiện nay chính phủ đã
quy định trong các Nghị định hàng nghìn hành vi VPHC trong hầu hết các lĩnh vực của đời
sống xã hội. Ví dụ như hành vi hút thuốc lá nơi công cộng mức phạt 100.000 đồng, được dự
liệu tại Nghị định của chính phủ về hình thức xử phạt và mức xử phạt.
III- KẾT LUẬN.
Như vậy, chúng ta thấy rằng mức độ phổ biến của VPHC. Tuy mức độ nguy hiểm
cho xã hội của nó thấp hơn tội phạm nhưng nó cũng là hành vi gây thiệt hại, đe dọa gây thiệt
hại cho lợi ích của nhà nước, tập thể, lợi ích của cá nhân cũng như lợi ích chung của cộng
đồng, do đó công tác đấu tranh phòng, chống VPHC luôn là vấn đề được xã hội quan tâm.

3


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1.


Trường Đại học Luật Hà Nội. Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam.
NXB. CAND, Hà Nội, 2007.

2.

Khoa luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo trình Luật Hành chính Việt
Nam. NXB, ĐHQG, Hà Nội, 2005.

3.

Viện khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, Bình luận khoa học pháp lệnh xử
lý vi phạm hành chính

4.

Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002 (sửa đổi bổ sung năm
2004, 2005, 2006)

5.

Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam .

4



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×