Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Thực trạng quản lý nhà nước về ĐTBD đội ngũ công chức hành chính ở quận Gò Vấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (405.33 KB, 23 trang )

1. Lời mở đầu

Lúc sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng công tác huấn luyện,đào
tạo bồi dưỡng CBCC. Nếu như “cán bộ là cái gốc của mọi công việc, công
việc thành công hay thất bại điều do cán bộ tốt hay kém” thì ‘huấn luyện là
việc gốc của Đảng’’. Do đó “Đảng phải nuôi dạy cán bộ, như người làm
vườn vun trồng những cây cối quý báu, phải trọng nhân tài, trọng người cán
bộ có ích cho công việc chung của chúng ta”.
Chính vì vậy, công tác ĐTBD đóng một vài trò hết sức quan trọng.
Thông qua quá trình ĐTBD CBCC để góp phần xây dựng một nền hành
chính dân chủ trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, từng bước hiện đại
hóa, hoạt động có hiệu lực và hiệu quả, trực tiếp đáp ứng yêu cầu và nhiệm
vụ cải cách nền hành chính nhà nước như chương trình tổng thể CCHC nhà
nước giai đoạn 2001-2010 đề ra.
Nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của công tác đào tạo bồi
dưỡng CBCC trong nhiều năm qua, TPHCM đã không ngừng đổi mới các
chính sách và tổ chức có hệ thống các hoạt động ĐTBD nhằm nâng cao trình
độ về nhiều mặt cho đội ngũ CBCC để đáp ứng cho nhu cầu thực tế của
công việc.
Đối với quận Gò Vấp, việc nâng cao chất lượng ĐTBD CBCC nói
chung, đội ngũ công chức hành chính nói riêng trong nhiều năm qua đã có
những bước tiến rỏ rệt: Hầu hết CBCC được cử đi tham gia các lớp ĐTBD
điều có tinh thần học tập tốt luôn ý thức được nhiệm vụ của mình. Vì thế kết
quả thu được sau các khóa đào tạo được nâng cao, tuy nhiên vẫn còn một số
hạn chế nhất định.
Trong điều kiện hiện nay của quận Gò Vấp, yêu cầu đặt ra đối với công
tác QLNN về ĐTBD CBCC nói chung, đội ngũ công chức hành chính nói
Trang 1


riêng là phải có cơ chế và giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng


QLNN về ĐTBD đội ngũ công chức hành chính. Đây là một nhiệm vụ quan
trọng và có tính cấp thiết trong công cuộc đổi mới nền hành chính hiện nay
của quận Gò Vấp.
4.1 Thực trạng quản lý nhà nước về ĐTBD đội ngũ công chức hành
chính ở quận Gò Vấp.
Để phát triễn bền vững, quận thực hiện quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh
vực theo kế hoạch,và tình hình thực tiễn, lấy con người làm mục tiêu phát
triển. Con người là nguồn lực quan trọng nhất quyết định đến sự phát triển
của một quốc gia chính vì thế nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong
những mục tiêu mà nhà nước ta cố gắng thực hiện xuyên suốt từ trung ương
đến địa Phương. Thế nên việc nâng cao vai trò của ĐTBD đội ngũ công
chức hành chính là cần thiết hơn bao giờ hết trong bối cảnh nến kinh tế - xã
hội hiện nay. Để có thể thực hiện thành công mục tiêu xây dựng đội ngũ
công chức hành chính chất lượng cao cần phải nắm rỏ thực trạng từ đó đặt ra
yêu cầu và xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện thành hiệu quả công tác
ĐTBD, gắn với đó là công tác quản lý nhà nước về ĐTBD cần phải công
khai, minh bạch, hiệu quả.
4.1.1 Thực trạng đội ngũ công chức hành chính ở quận Gò Vấp
Quận Gò Vấp là một quận nội thành của thành phố Hồ Chí Minh, với
dân số 555.577 người và diện tích 1.975,85 ha (số liệu năm 2011). Hiện
nay, quận Gò Vấp có 16 phường và đang trong quá trình đô thị hóa với tốc
độ tăng dân số cơ học nhanh. Với tình hình đó để quản lý tốt mọi lĩnh vực
cần phải có sự phối hợp quản lý giửa UBND và HĐND quận cùng với các
cơ quan quản lý các cấp.
Hiện nay, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, quận đả cử CBCC tham
gia các lớp ĐTBD nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ củng như đáp
Trang 2


ứng nhu cầu của nền hành chính ngày càng hiện đại.Với số lượng 319 người

đội ngũ công chức hành chính của quận về cơ bản đáp ứng được nhu cầu
công việc. Trong mối tương quan với công chức sự nghiệp thì tỷ lệ công
chức hành chính chiếm 35,1 % , số liệu được phản ánh theo bảng sau :
Về số lượng:
Tiêu chí
Công chức

Số lượng
319

Tỷ lệ(%)
35.1

554

64.9

hành chính
Công chức

sự nghiệp
Tổng
873
(số liệu tính đến tháng 10/ 2011- p. nội vụ)

100

Qua biểu đồ ta thấy, công chức hành chính chiếm 35,1% công chức quận.Vì
thế ĐTBD đội ngũ công chức hành chính đóng một vai trò vô cùng quan
trọng trong kế hoạch nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của quận.


-Trình độ chuyên môn
Tiêu chí

Số lượng

Tỷ lệ (%)
Trang 3


13

4.0

234

73.4

72

22.6

319

100

Thạc sỹ
Đại

học


Cao đẳng và
trung cấp
Tổng

Qua biểu đồ ta thấy, đội ngũ công chức hành chính quận Gò Vấp có trình độ
chuyên môn từ trung cấp trở lên.Trong đó, tỷ lệ công chức hành chính có trình độ
đại học chiếm tỷ lệ rất cao, đây là một lợi thế về chất lượng chuyên môn của đội
ngũ công chức hành chính quận Gò vấp. Hiện nay, quận đang đẩy mạnh công tác
ĐTBD đội ngũ công chức hánh chính nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ,
đảm bảo cả về số lượng và chất lượng như :
- Liên kết mở lớp Cử nhân Luật (VB1) với 202 học viên.
- Cử cán bộ, công chức tham dự các lớp:
+ Trung cấp Văn thư, lưu trữ (09 đ/c);
+ Các lớp bồi dưỡng: Cán bộ thuộc diện quy hoạch lãnh đạo thuộc Trung tâm Văn
hóa quận (01 đ/c); Tiếng Anh trình độ B, C (07 đ/c); Nâng cao năng lực quản lý xây
Trang 4


dựng và phát triển đô thị giai đoạn 2010 – 2015 (55 đ/c); Nghiệp vụ công tác Tôn giáo
năm 2011 (04 đ/c); Nâng cao năng lực quản lý xây dựng và đô thị giai đoạn 2010 – 2015
và tầm nhìn 2020 (03 đ/c); Nghiệp vụ thống kê phường năm 2011 (12 đ/c); Nghiệp vụ
và Kỹ năng công tác Tổ chức Nhà nước (05 đ/c); Ngạch chuyên viên khóa 1 (12 đ/c);
Cán bộ chủ chốt phường (02 đ/c); Nghiệp vụ đấu thầu và nghiệp vụ Quản lý Dự án đầu
tư xây dựng công trình (07 đ/c); Kỹ năng lãnh đạo và quản lý (04 đ/c); Kiến thức thương
mại điện tử (02 đ/c).
+ Các lớp tập huấn: Xây dựng các dự án, soạn thảo các văn bản (02 đ/c); Quy
trình kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật tại Sở tư pháp TP.HCM (01 đ/c); Nghiệp vụ
quản lý đất đai (07 đ/c).


Về trình độ lý luận chính trị :
Công tác bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ lý luận chính trị được quận tổ
chức thực hiện và mang lại hiệu quả thiết thực ,cụ thể như sau :
- Tiếp tục duy trì các lớp hiệp quản: 03 lớp trung cấp Chính trị - Hành chính
H.254, lớp H.255 (mỗi lớp 80 học viên) và lớp H.266 (94 học viên); 01 lớp trung cấp
Hành chính K.76 (89 học viên).
- Mở mới: lớp trung cấp Chính trị - Hành chính H.312 (110 học viên) học trong
40 tháng; lớp hoàn chỉnh Trung cấp Chính trị - Hành chính K.1 (76 học viên) học trong
10 tháng.
4.1.2 Nhận xét chung về thực trạng đội ngũ công chức hành chính ở
quận Gò Vấp
Thực trạng đội ngũ công chức quận gò vấp nổi lên một số đặc điểm sau:
- về số lượng : số lượng công chức hành chính quận Gò Vấp tính tới thời
điểm hiện nay là 319người.Với tình hình thực tế của quận, số lượng này
chưa đủ đáp ứng nhu cầu của công việc. Hiện nay quận đang quận đang triển
khai chính sách và biện pháp nhằm thu hút thêm đội CBCC hành chính vào
làm việc tại cơ quan.
- Về giới tính : Số lượng nam, nữ đội ngũ công chức hành chính được
cơ cấu theo một tỉ lệ khá thích hợp. Điều này cũng là một lợi thế cho quận
trong việc giải quyết các công việc của cơ quan hành chính .
Trang 5


- Về độ tuồi : Hầu hết công chức hành chính cấp huyện đều ở tuổi 30 –
40.Đây là độ tuổi có nhiều kinh nghiệm và cơ bản đáp ứng được yêu cầu của
công việc .
-Về trình độ :
+ Trình độ chuyên môn của công chức hành chính cấp huyện quận Gò
Vấp tương đối cao, phần lớn có chuyên môn từ trung cấp trở lên. Trong đó
tỷ lệ công chức có trình độ đại học là rất cao, đây là một lợi thế về chất

lượng chuyên môn của đội ngủ công chức quận Gò Vấp .
+ Trình độ lý luận chính trị của công chức hành chính về cơ bản đáp ứng
được yêu cầu của công việc.Tuy nhiên, hầu hết công chức hành chính điều
có trình độ trung cấp lý luận chính trị. Điều này đòi hỏi phải không ngừng
ĐTBD, nâng cao trình độ lý luận chính trị cho công chức hành chính trong
thời gian tới nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu của công việc.
+ Trình độ tin học và ngoại ngữ của công chức hành chính nhìn chung
vẫn chua cao. Số công chức hành chính có trình độ ngoại ngữ chưa đáp ứng
được nhu cầu của công việc.
Nhìn chung, thực trạng đội ngũ công chức hành chính quận Gò Vấp có
nhiều lợi thế song vẫn còn những hạn chế nhất định cần phải có kế hoạch
ĐTBD cụ thể nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính
quận.
4.2. Thực trạng quản lý nhà nước về đạo tạo, bồi dưỡng công chức
hành chính ở quận Gò Vấp.
4.2.1. Công tác xây dựng kế hoạch
Công tác QLNN về đào tạo đội ngũ công chức hành chính là một trong
những mặt mạnh của quận Gò Vấp. Nhằm đảm bảo số lượng cũng như chất
lượng của đội ngũ công chức hành chính của quận, hàng năm, quận đã xây
dựng kế hoạch ĐTBD công chức hành chính trên các lĩnh vực.
Trang 6


Các kế hoạch về ĐTBD đội ngũ công chức hành chính là do quận chủ
động xây dựng.Trong đó, phòng Nội vụ là cơ quan chuyên môn giúp việc
cho UBNN quận tổ chức thực hiện các vấn đề có liên quan đến nhân sự và
công tác ĐTBD nhân sự. Phòng Nội vụ tổ chức thực hiện công tác xây dựng
kế hoạch về ĐTBD đội ngũ này cho quận.
Xuất phát từ nhu cầu ĐTBD đội ngũ công chức của quận, phòng Nội vụ
xây dựng bảng đăng ký nhu cầu về ĐTBD công chức hành chính gửi cho các

phòng, ban của quận. Phòng cũng tiến hành xử lý những thông tin cần thiết
có liên quan đến công tác ĐTBD công chức hành chính. Từ nhu cầu của các
đơn vị có liên quan, phòng Nội vụ xây dựng dự thảo bản kế hoạch trình lên
cho thành phố. Dựa trên nhu cầu của quận, thành phố sẽ xây dựng các kế
hoạch để chỉ đạo và triển khai xuống cho các đơn vị có liên quan để tổ chức
thực hiện.
Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị trực thuộc
UBND, quận Gò Vấp xây dựng và thực hiện có hiệu quả kế hoạch ĐTBD
công chức hành chính ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Trong đó chú trọng
thực hiện công tác ĐTBD về chính trị và chuyên môn nghiệp vụ cho công
chức hành chính.
Căn cứ vào thực trạng trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như kết quả
đạt được trong kế hoạch ĐTBD trong năm 2011, quận Gò vấp đã tiến hành
xây dựng kế hoạch ĐTBD công chức hành chính trong năm 2012. Trong đó
quận tập trung ĐTBD công chức hành chính về trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ và kỹ năng giao tiếp. Đồng thời, quận tập
trung bồi dưỡng nâng cao kiến thức QLNN ngạch chuyên viên trở lên, song
song đó là đưa cán bộ thuộc diện quy hoạch đi đào tạo ở bậc sau đại học.
4.2.2. Công tác tổ chức thực hiện

Trang 7


Sau khi nhận được kế hoạch chỉ đạo từ thành phố, quận giao cho cơ quan
chuyên môn của mình là phòng Nội vụ trực tiếp triển khai thực hiện. Phòng
nội vụ tiến hành gửi công văn cho các phòng thuộc đối tượng tổ chức quản
lý đội ngũ công chức hành chính của quận. Qua đó các phòng sẽ có trách
nhiệm xây dựng danh sách và cử các đối tượng đi ĐTBD theo kế hoạch của
thành phố.
Ngoài ra, hàng năm theo chương trình đào tạo, bổi dưỡng chuyên ngành

của thành phố, cùng với chương trình bồi dưỡng công chức hành chính tại
quận Gò Vấp, UBND quận đã cử các cá nhân tham gia học tập và bồi dưỡng
nhằm hoàn thiện kiến thức trong thời kỳ mới. Bên cạnh việc bồi dưỡng kiến
thức về chuyên môn nghiệp vụ phục vụ công tác QLNN thì đội ngũ công
chức hành chính đã được tham gia các lớp bồi dưỡng về chính trị, tham gia
các chuyến tham quan, học hỏi kinh nghiệm các mô hình kinh tế địa phương
khác nhau phù hợp với việc quản lý tại địa phương.
4.2.3. Công tác kiểm tra, giám sát
Dựa trên kế hoạch của năm, quận Gò vấp thực hiện công tác kiểm tra
giám sát đối với việc ĐTBD đội ngũ công chức hánh chính của quận.
Công tác kiểm tra giám sát về ĐTBD được giao cho phòng Nội vụ của
quận. Phòng Nội vụ sẽ cử công chức phụ trách công tác này, thực hiện công
tác kiểm tra giám sát về ĐTBD đội ngũ công chức hành chính.
Qua kết quả kiểm tra đối với công chức hành chính, xem xét việc công
chức đi học đấy đủ hay không, chất lượng của công chức có đạt hiệu quả cao
không …Nếu như nhận thấy việc đào tạo bồi dưỡng của công chức hành
chính không đạt hiệu quả thì phải có biện pháp xử lý cho phù hợp, tùy thuộc
vào mức độ vi phạm mà có biện pháp xử lý khác nhau.
4.3. Nhận xét,đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo, bồi
dưỡng đội ngũ công chức hành chin ở quận Gò Vấp
Trang 8


4.3.1. Mặt mạnh
Về công tác xây dựng hoạch kế: Công tác xây dựng kế hoạch đào tạo bồi
dưỡng đội ngũ công chức hành chính là xuất phát từ nhu cầu của quận, từ đó
chủ động xây dựng kế hoạch và chờ ý kiến của thành phố để triễn khai thực
hiện theo đúng chức năng và thẩm quyền của quận. Đây là một trong những
mặt mạnh cần được phát huy nhiều hơn nữa trong công tác QLNN về đào
tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức hành chính quận Gò Vấp.

Về công tác tổ chức thực hiện: Trong thời gian gần đây, công tác QLNN
về ĐTBD công chức hành chính đã có sự chỉ đạo, phân công quản lý và phối
hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý, các đơn vị sử dụng công chức và cơ
sở ĐTBD công chức hành chính.
Về chế độ chính sách: Quận quan tâm đến chính sách tiền lương, các
nhu cầu vui chơi giải trí cho đội ngũ công chức hành chính nhằm giảm áp
lực của công việc, xây dựng môi trường làm việc lành mạnh, phát triển
nhân tố trẻ .
Về công tác kiểm tra, đánh giá: Phòng Nội vụ được phân công nhiệm
vụ kiểm tra công tác ĐTBD đã thực hiện được công việc này một cách
thường xuyên .thông qua quá trình kiểm tra phòng Nội vụ đã phát hiện được
những bất cập trong quá trình ĐTBD và qua đó có sư đánh giá và điều chỉnh
kịp thời để công tác ĐTBD đạt hiệu quả cao hơn.
Tóm lại, trong những năm qua số lượng và chất lượng ĐTBD đội ngũ
công chức hành chính ngày càng tăng. Công tác ĐTBD công chức hành
chính đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ cho đội ngũ công chức hành chính của quận.
4.3.2. Mặt hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác QLNN về ĐTBD công chức
tại quận Gò Vấp vẫn còn một số hạn chế nhất định như:
Trang 9


Về công tác xây dựng kế hoạch ĐTBD: Một số cơ quan, đơn vị chưa
quan tâm xây dựng kế hoạch ĐTBD công chức hành chính sát với nhu cầu
của cơ quan, đơn vị. Công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch về ĐTBD
mang tính dài hạn và tổng thể còn chưa hoàn thiện. Trong một số trường hợp
ĐTBD chưa gắn liền với quy hoạch.
Về công tác tổ chức thực hiện : Việc cử công chức đi học nhiều khi còn
dàn trải, chạy theo số lượng hoạc sau khi được bổ nhiệm mới cử công chức

đi đào tạo, bồi dưởng theo tiêu chuẩn chức danh. Điều này cho thấy các cơ
quan quản lý công chức chưa thực sự chủ động trong việc tổ chức thực hiện
công tác đào tạo bồi dưỡng công chức. mặt khác, việc đào tạo và sử dụng
chưa ăn khớp với nhau gây lãng phí trong quá trình ĐTBD.
Về thời gian tổ chức ĐTBD: Một số lớp ĐTBD chưa bố trí thời gian
hợp lý, chồng chéo giữa thời gian học và thời gian làm việc. Điều này đả gây
ảnh hưởng tới chất lượng học cũng như chất lượng công việc của người cán
bộ công chức.
Chất lượng sau khi được ĐTBD của một bộ phận công chức vẫn chưa
đáp ứng được yêu cầu QLNN trong cơ chế mới. Mặc dù công tác đào tạo bồi
dưỡng được tăng cường, nhiều lớp năng cao ngiệp vụ chuyên môn được mở,
công chức được cử đi học nhiều hơn nhưng nhìn chung chất lượng, nhất là
kiến thức quản lý mới và kỹ năng nghiệp vụ hành chính còn ở tỷ lệ thấp. Số
lượng bàng cấp tăng lên song không đi lèm với chấ lượng tương xứng.
Về ngân sách: Ngân sách dành cho ĐTBD quá ít nên chưa đáp ứng hết
nhu cầu đào tạo bồi dưỡng ngày càng nhiều của quận. Một số công chức có
hoàn cảnh khó khăn đang theo học các lớp đại học và sau đại học nhưng
chưa nhận được sự hổ trợ từ quận về mặt kinh phí. Mặt khác, đa số các
trường hợp được hổ trợ kinh phí đi học Đều là các cấp lãnh đạo, chưa có sự

Trang 10


đầu tư cho nguồn công chức trẻ. Đây là một trở ngại lớn trong việc khuyến
khích công chức trong việc học tập, nâng cao trình độ.
Về công tác kiểm tra, giám sát: Công tác kiểm tra, giám sát còn lỏng
lẻo, thếu kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm quy chế trong học tập và
thi cử. Ngoài ra, việc ghi nhận và đánh giá công chức hành chính sau ĐTBD
để thu thập thông tin phản hồi về quá trình ĐTBD chưa được quan tâm.
4.3.3. Nguyên nhân của thực trạng quản lý nhà nước về ĐTBD đội

ngũ công chức hành chính ở quận Gò Vấp
4.3.3.1. Nguyên nhân từ phía cơ quan quản lý
• Công tác xây dựng kế hoạch :
Trước hết, công tác lập chương trình, kế hoạch đào tạo chưa thực sự tích
cực và chủ động trong việc xây dựng kế hoạch.Trình độ của đội ngũ CBCC
quản lý công tác ĐTBD còn có nhiều hạn chế. Vì vậy, công tác xây dựng kế
hoạch về đào tạo đội ngũ cán bộ công chức hành chính còn gặp nhiều khó
khăn.
+ Trong một số trường hợp việc xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ
công chức thực sự chưa chủ động, chủ yếu là do khi có công văn từ cấp trên
hoặc từ các trung tâm đào tạo gửi thông báo tuyển sinh.Trên cơ sở đó các
đơn vị căn cứ vào thực công chức hành chính trong đơn vị mình rồi mới lập
danh sách đăng ký.
+ Việc cử công chức hành chính đi học hiện nay là có lựa chọn, nhưng
chủ yếu là dựa vào thâm niên công tác, bậc lương hoặc do quy hoạch. Do đó
mà chưa xác định đúng đối tượng cần ĐTBD cho phù hợp với nhu cầu của
công việc.
+ Vấn đề ĐTBD đội ngũ công chức hành chính hiện nay chỉ mang
tính định hướng “ cung” mà chưa quan tâm tới “cầu”. Nghĩa là chưa hẳn đả

Trang 11


xuất phát từ nhu cầu thực tế, từ sự cần thiết của việc nâng cao kỹ năng thực
hiện công việc của công chức hành chính.
+ Hiện nay ở quận Gò Vấp, một số trường hợp công chức được cử đi
học nhờ vào mối quan hệ thân quen. Điều này gây mất tính công bằng trong
cơ quan ảnh hưởng đến quyền lợi của một số công chức khác, gây mất niêm
tin của công chức với cơ quan.
• Chính sách chế độ đãi ngộ

Chế độ đãi ngộ là một yêu cầu bắt buộc trong công tác ĐTBD CBCC
nói chung, đội ngũ công chức hành chính nói riêng tại quận Gò Vấp.Trong
thời gian qua, quận Gò Vấp đã cố gắng để thực hiện các chế độ chính sách,
đối với đội ngũ công chức hàh chính nhằm nâng cao chất lượng đào tạo công
chức hành chính. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội thì các chế
độ đãi ngộ không còn phù hợp. Hiện nay các mức hỗ trợ, đãi ngộ cho đội
ngũ công chức đi học vẫn dưạ trên quy định chung của chính phủ. Công
chức đi học chủ yếu tự túc là chính, thiếu cơ chế chính sách hổ trợ cho công
chức tự học tập nâng cao trình độ. Chế độ đãi ngộ cho hoạt động ĐTBD vẫn
còn thấp, chưa thể đáp ứng tốt nhu cầu học tập và sinh hoạt của đội ngũ công
chức hành chính.
4.3.3.2 Nguyên nhân từ phía nhận thức của người học
Hiện nay, nhận thức của một bộ phận công chức hành chính về vai trò
nhiệm vụ của bản thân trong tổ chức chưa thật rỏ ràng, chưa nhận thức đầy
đủ đòi hỏi về kỷ năng , kiến thức trong thực thi công vụ, từ đó chưa thực sự
tích cực trong việc trao đổi, học hỏi kinh nghiệm trong quá trình ĐTBD
cũng như trong công tác.
+ Một sự biểu hiện nữa của sự hạn chế trong nhận thức của đội ngũ
công chức hành chính đó là tư tưởng quá xem trọng bằng cấp hơn là chất
lượng thực sự của công tác đào tạo bồi dưỡng.
Trang 12


+ Dựa vào các mối quan hệ trong cơ quan, đơn vị nên công chức
không có thái độ tích cực trong quá trình làm việc và học tập. Bắt nguồn từ
các mối quan hệ thân thuộc giữa công chức với những người quản lý mà
công chức có thái độ ỷ lại, không có tinh thần, ý thức trong quá trính thực
tập.
4.3.3.3. Nguyên nhân từ phía các cơ sở đào tạo
+Nội dung, chương trình, tài liệu học tập lạc hậu, trùng lặp, chưa cập

nhật và bổ sung những tài liệu mới.Tài liệu học tập không phù hợp với yêu
cầu của thực tế.
+ Phương pháp giảng dạy ở một số cơ sở đào tạo chậm đổi mới, nặng
lý thuyết, nhẹ thực hành, thiếu các kỹ năng, thao tác công việc, bài tập tính
huống và kinh nghiệm xử lý công việc.Việc áp dụng các phương pháp giảng
dạy tiên tiến, hiện đại vào ĐTBD công chức hành chính còn ít, chưa phổ
biến.
4.4 Một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước về ĐTBD đội ngũ
công chức hành chính ở quận Gò Vấp và đối với học viện hành chính
4.4.1. kiến nghị đối với quận Gò Vấp
a.Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về quản lý công tác đào tạo,
bồi dưỡng công chức hành chính.
Hệ thống văn bản là công cụ điều tiết cực kỳ quan trọng trong công tác
lãnh đạo, quản lý. Nó có thể thúc đẩy, tạo động lực cho sự phát triển cũng
như có thể kìm hãm, triệt tiêu các động lực, cản trở sự phát triển của hoạt
động nào đó.
Trong nhiều năm qua, công tác QLNN về ĐTBD đội ngũ công chức hành
hính tại quận Gò Vấp đã thu được nhiều thành tựu, thế nhưng hiện nay việc
thực hiện nhiệm vụ QLNN về ĐTBD muốn đạt hiệu quả tốt thì thì cần phải

Trang 13


hoàn thiện các văn bản cần thiết để hoàn thiện hệ thống quản lý công tác
ĐTBD là:
- Hoàn thiện thống văn bản pháp luật làm cơ sở lý luận cho hoạt động
ĐTBD.Việc hoàn thiện phải được thực hiện trên cơ sở rà soát lại hệ thống
văn bản hiện hành về đào tạo bồi dưỡng, đồng thời phát hiện những bất cập
để sữa đổi và hoàn thiện. Đặc biệt chú trọng những văn bản quy định về quy
hoạch, kế hoạch ĐTBD, chương trình, phương pháp ĐTBD, về chế độ,

chính sách đối với công chức hành chính tham gia ĐTBD.
- Quận cần đề suất các quy định về định mức, về quản lý và sử dụng kinh
phí đào tạo bồi dưỡng CBCC. Ngoài ra, cần phải đề suất áp dụng những
chính sách đãi ngộ hợp lý làm động cơ thúc đẩy công chức hành chính tự
học, không ngừng năng cao trình độ và sau khi tốt nghiệp có thành tích suất
sắc, đúng chuyên ngành với nhiệm vụ đảm nhiệm. Có chế độ hổ trợ kinh phí
cho công chức đi ĐTBD để nâng cao trình độ chuyên môn, chế độ bồi
thường chi phí đào tạo, chế độ thi tuyển, tuyển dụng đối với công chức.
b. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch ĐTBD công chức hành
chính
Để có một đội ngũ công chức hành chính tương xứng, không chỉ đủ về số
lượng mà còn mạnh về chất lượng thì phải xây dựng quy hoạch, kế hoạch về
đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ cho đội ngũ công chức hành
chính. Bởi vì,quy hoạch quan trọng của công tác cán bộ, thông qua công tác
quy hoạch nó sẽ tạo sự chủ động trong công tác quản lý công chức, khắc
phục tình trạng hụt hẫng về đội ngũ công chức, đảm bảo tính kế thừa, phát
triển và chuyển biến liên tục, vững vàng giữa các thế hệ công chức hành
chính.
Nâng cao tính tích cực trong việc xây dựng kế hoạch về ĐTBD đội ngũ
công chức hành chính của các cơ quan chuyên môn thuộc quận Gò Vấp.
Trang 14


Xây dựng quy hoạch phải sát với nhu cầu thực tế của cơ quận, phải đảm
bảo được về cơ cấu, số lượng, chất lượng đội ngũ công chức hành chính có
nhu cầu ĐTBD. Xây dựng quy hoạch phải mang tính khoa học, có hệ thống,
phù hợp với nhu cầu công việc của đối tượng được cử đi học, đồng thời cũng
phải xác định đối tượng trong quy hoạch trước mắt và lâu dài nhằm khắc
phục tình trạng bố trí sử dụng cán bộ một cách thiếu quy hoạch và kém hiệu
quả.

Xây dựng và thực hiện tốt quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công
chức theo năm và theo giai đoạn. Đây là một trong những yêu cầu cần thiết
hiện nay đối với các cơ quan quản lý công tác ĐTBD công chức. theo đó,
phòng nội vụ UBND quận Gò Vấp sẽ thực hiện tham mưu cho quận ủy,
UBND quận xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 20122016 và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cụ thể hàng năm trên cơ sở dự nguồn
và nhu cầu thực tiễn để cử công chức hành chính tham dự các lớp ĐTBD
hợp lý.Tập trung cử công chức hành chính tham gia các lớp kỷ năng cần
thiết như kỷ năng nghiệp vụ theo yêu cầu, kỷ năng ứng xử, kỹ năng phối hợp
xử lý tình huống, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, xây dựng kế hoạch tổ chức
ĐTBD đối với công chức lãnh đạo quản lý.
Quận xây dựng kế hoạch ĐTBD cụ thể trên cơ sở dự nguồn và nhu cầu
thực tiễn; đặc biệt cần lưu ý ĐTBD một cách tốt nhất nguồn nhân lực hiện
có. Đồng thời xác định nhiệm vụ rỏ ràng cho từng vị trí công việc.Trên cơ sở
đó cử công chức hành chính tham dự các lớp ĐTBD. Thực hiện việc áp
dụng, tiếp nhận đội ngũ ông chức hành chính có trình độ phù hợp với vị trí
công tác.
Tăng cường năng lực đối với đội ngũ công chức làm công tác quản lý
ĐTBD công chức hành chính. Bởi vì, muốn xây dựng được một kế hoạch thì
đòi hỏi người công chức quản lý phải có tầm nhìn xa và rộng. Nhưng trước
Trang 15


hết họ phải là những người có trình độ hiểu biết về mọi mặt. Muốn quy
hoạch hay xây dựng kế hoạch đạt hiệu quả thực tế thì đòi hỏi một phần lớn
năng lực ở người công chức quản lý.
Công tác quy hoạch phải được thực hiện một cách công khai, đồng thời
có thể thu hút sự tham gia đóng góp ý kiến xây dựng quy hoạch và kế hoạch.
Quận cần khuyến khích tính tự chủ, năng dộng của công chức hành chính,
đặc biệt là các phường trong việc tham gia đóng góp xây dựng quy hoạch,
kế hoạch ĐTBD công chức hành chính của quận.Thông qua đó đóng góp

một phần xây dựng bản quy hoạch và kế hoạch được hoàn thiện hơn.
Tăng cường công tác kiểm tra thường xuyên việc lập kế hoạch, quy
hoạch và tiến độ thực hiện kế hoạch trong các giai đoạn để kịp thời điều
chỉnh cho phù hợp vói tình hình mới của quận.
c. Hoàn thiện hệ thống chính sách đối với công chức trong quá trính
ĐTBD.
Hệ thống chính sách là công cụ điếu tiết cực kỳ quan trọng trong công tác
lãnh đạo quản lý. Trong công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức hành
chính thì hệ thống chính sách đúng sẽ khuyến khích được tính tích cực, sự
cố gắng, hăng hái, yên tâm với công việc, nâng cao trách nhiệm của công
chức hành chính đối với công việc. Phát huy được tính sáng tạo, thu hút
được nhân tài vào làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước. Ngược
lại, chính sách không đúng sẻ triệt tiêu sự sáng tạo không thu hút dược nhân
tài.
d. Gắn công tác ĐTBD CBCC với chính sách sử dụng và phát triển
CBCC hợp lý.
Hiệu quả của công tác ĐTBD CBCC nói chung, đội ngũ công chức hành
chính nói riêng thể hiện ở khả năng sử dụng công chức hành chính sau quá
trình đào tạo bồi dưỡng mà không sử dụng thì không những lãng phí tiền
Trang 16


của, nhân lực của nhà nước mà còn lãng phí thời gian học tập của công chức
hành chính. Đối với những người được ĐTBD được bố trí đúng chuyên
môn, đúng trình độ thì họ sẽ có cơ hội thể hiện khả năng của mình thông qua
quá trình ĐTBD đáp ứng tốt yêu cầu công việc.
Tuy nhiên chất lượng ĐTBD đội ngũ công chức hành chính hiện nay
không chỉ phụ thuộc vào khâu quản lý nhà nước mà còn phụ thuộc vào chính
bản thân người học và các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng. Để góp phần nâng cao
chất lượng ĐTBD, cần phải có một quá trình ĐTBD khoa học và nghiêm túc

mang lại hiệu quả thực sự.
g. Nâng cao nhận thức của đội ngũ công chức hành chính về công tác
ĐTBD.
Nâng cao nhận thức đối với đội ngũ công chức hành chính về công tác
đạo tạo bồi dưỡng là một trong ba giải pháp lớn mà quận Gò Vấp cần phải
đẩy mạnh thực hiện. xuất phát từ nhận thức của đội ngũ công chức hành
chính còn nhiều hạn chế mà cần phải nâng cao nhận thức của đội ngũ công
chức hành chính về tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng. Đây là
hoạt động quan trọng nhằm đảm bảo nâng cao năng lực công tác cho đội ngũ
công chức hành chính. ĐTBD không chỉ đảm bảo hoàn chỉnh các tiêu chuẩn
nghiệp vụ theo ngạch, chức danh mà chính là nâng cao năng lực thực hiện
công việc cho công chức hành chính, là đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực
cho tương lai của tổ chức.
Công chức được cử đi học, bồi dưỡng phải xác định nhiệm vụ học tập là
để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, bổ sung, cập nhật kịp thời
những kiến thức mới nhằm hoàn thiện năng lực bản thân, đồng thời hoàn
thiện một cách tốt nhất nhiệm vụ được giao. Theo đó, mỗi công chức hành
chính phải thường xuyên tìm tòi, học hỏi, cập nhật kiến thức nâng cao trình
độ và năng lực công tác.
Trang 17


Việc học tập của công chức không chỉ là học trong quá trình được ĐTBD
mà ý thức học tập ở đây là học trong thực tế,có trải qua những hoạt động
công vụ hàng ngày thì người công chức mới có nhiều kinh nghiệm trong quá
trình làm việc. Mặt khác, người công chức có thể học tập ngay chính những
người đồng nghiệp của mình, của lãnh đạo mình. Điều này đòi hỏi ý thức và
thái độ tích cực của người công chức trong quá trình học tập.
h.Phân chia thời gian học tập và thời gian làm việc hợp lý
Hiện nay ở quận Gò Vấp, việc bố trí các lớp đào tạo, thường trùng với

giờ làm việc. Do đó, người công chức trong quá trình học phải làm sao phân
chia thời gian một cách hợp lý. Một mặt, nó sẽ đáp ứng được quá trình phân
công thực hiện công việc, mặt khác nó sẽ nâng cao chất lượng trong quá
trình đào tạo, bồi dưỡng của công chức.
Thời gian học tập của công chức là do các cơ sở đào tạo bố trí. Chính vì
vậy, người công chức phải xem việc được đi học, được đi đào tạo ,bồi dưỡng
không phải là gánh nặng mà đó là trách nhiệm đối với chính bản thân mình
và cả đối với đơn vị mình đang công tác, sắp xếp thời gian để làm sao cho
mình thuận lợi nhất trong việc học chính là việc mà công chức cần làm để
đạt hiệu quảcao nhất trong quá trính đào tạo, bồi dưỡng.
4.4.2. Kiến nghị đối với học viện hành chính
a. Cải tiến nội dung, phương pháp đào tạo bồi dưỡng CBCC
Cải tiến nội dung đào tạo phù hợp với nhu cầu của quá trình đào
tạo, bồi dưỡng.
Trong công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ công chức hành chính
thì nội dung chương trình ĐTBD là vấn đề có ý nghĩa quyết định đến chất
lượng và hiệu quả công tác ĐTBD. Vì vậy, nội dung đào tạo cần cụ thể, phù
hợp, thiết thực chpo từng ngành, từng cơ quan, giúp cho người học nâng cao

Trang 18


kiến thức, kỷ năng để làm việc, đồng thời lôi kéo, kích thích người học tham
gia chương trình ĐTBD.
Đối mới nội dung chương trình giảng dạy theo hướng làm rỏ hơn
những vấn đề lý luận cơ bản, quan điêm, đường lối mới của đảng và nhà
nước, những vấn đề mới nảy sinh của thực tiễn trong nước và quốc tế cần
phải bổ sung vào nội dung giảng dạy. Bổ sung kiến thức thực tiễn, kỹ năng
nghiệp vụ, kỹ năng và phương pháp xữ lý tình huống, gắn lý luận với thực
tiễn,chú trọng rèn luyện năng lực tư duy khoa học, giải quyết công vụ hiệu

quả hơn.
Trong quá trình biên soan giáo trình, cần phải căn cứ vào vị trí công
tác, yêu cầu nghiệp vụ cụ thể của từng đối tượng công chức để xây dựng nội
dung, chương trình cho phù hợp, tránh hiện tượng cùng một giáo trình
nhưng ĐTBD tràn lan cho tất cả các đối tượng. Bên cạnh đó, cần trang bị
những kỹ năng cần thiết như kỹ năng nghiệp vụ theo yêu cầu công vụ nhằm
hoàn thành chất lượng nhiệm vụ được giao đối với công chức hành chính; kỹ
năng phối hợp xử lý các vấn đề có tính chất liên ngành, kỹ năng lãnh đạo
quản lý, xây dựng kế hoạch, tổ chức, sử dụng nhân lực…đối với cán bộ lãnh
đạo quản lý.
Các cơ sở biên soạn chương trình đào tạo, giáo trình tổ chức rà soát
những chương trình, giáo trình đã biên soạn theo hướng: Nếu chương trình
trùng lặp thì lược bỏ; Nếu nội dung trùng lắp thì cải tiến để xây dựng những
chương trình chuyên sâu. Chương trình, giáo trình phải lấy học viên làm
mục tiêu, chú trọng kiến thức thực tế, tiến hành tổng kết thực tiễn, kỹ năng
thi hành nhiệm vụ, công vụ của từng loại công chức.
Cải tiến phương pháp ĐTBD cho phù hợp vời yêu cầu của quá
trình đào tạo, bồi dưỡng.

Trang 19


Đẩy mạnh đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập theo hướng
phát huy tích cực, chủ động, khả năng độc lập suy nghĩ, sáng tạo của người
họ, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, đào tạo suốt đời.
Nghiên cứu rút ngắn thời gian đào tạo,bồi dưỡng cán bộ.
Cải tiến phương pháp ĐTBD theo hướng áp dụng những phương pháp
dạy tiên tiến, hiện đại. Đưa công nghệ thông tin vào quá trình đào taọ nhưng
đồng thời phát huy được tính tích cực của người học trong việc cập nhật, bổ
sung kiến thức.

b.Tăng cường năng lực đối với đội ngũ giảng viên
Cần phải tăng cường năng lực đối với đội ngũ giảng viên. Do tính chất và
đặc điểm của công tác ĐTBD công chức hành chính mà ngoài đội ngũ giảng
viên có biên chế ở các cơ sở ĐTBD. Họ là những cán bộ chuyên môn giỏi có
kinh nghiệm tham gia vào công tác đào tạo bồi dưỡng công chức hành chính.
Giảng viên cần được đào tạo tốt đạt tiêu chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ
theo yêu cầu. Yêu cầu cơ bản trong việc xây dựng đội ngũ giảng viên hiện
nay là:
Tổ chức ĐTBD nâng cao năng lực cho đội ngũ giảng viên về kiến thức
chuyên môn và phương pháp sư phạm hiện đại. Đảm bảo nguyên tắc giảng
viên trong các cơ sở ĐTBD CBCC phải được đào tạo cơ bản về chuyên môn
đang giảng dạy. Nghiên cứu xây dựng chính sách và tổ chức đào tạo nguồn
giảng viên, cần có cơ chế cử giảng viên đi thực tế.
Đối với những giảng viên chuyên ngành về QLNN, ngoài việc bổ sung về
kiến thức chuyên môn, thì cần trang bị và bồi dưỡng phương pháp sư phạm
hành chính, phục vụ cho việc đào tạo cán bộ quản lý theo hướng hiện đại
hóa trong quá trình đào tạo.

Trang 20


Xây dựng đội ngũ công chức hành chính đã được đào tạo cơ bản, có kinh
nghiệm hoạt động thực tiễn, có nặng lực giảnh dạy bổ sung cho đội ngũ
giảng viên của các cơ sở ĐTBD công chức hành chính.
Nghiên cứu xây dựng đội ngũ giảng viên cho các cơ sở ĐTBD công
chức hành chính với một cơ cấu thích hợp, có trình độ vừa đảm bảo tính chủ
động của cơ sở trong việc bố trí giảng viên vừa phát huy được năng lực và
sử dụng hiệu quả kinh nghiệm của đội nhũ giảng viên.
c. Sắp xếp, củng cố, mở rộng lại hệ thống các cơ sở ĐTBD cán bộ công
chức

Học viện cần xây dựng hệ thống tiêu chuẩn cho từng loại cơ sở ĐTBD
cán bộ công chức phù hợp với các chức năng nhiệm vụ được giao. Việc đầu
tư cho các cơ sở ĐTBD công chức hành chính cần phải được xác định là
nhiệm vụ thường xuyên và mang tính ổn định, lâu dài .
Tiếp tục tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy
và học, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra và đối tượng học viên là công
chức hành chính. Việc đầu tư cho các cơ sở ĐTBD công chức hành chính
nhà nước phải được xác định là nhiệm vụ thường xuyên và mang tính ổn
định, lâu dài.
d. Bố trí các lớp học vào các khoảng thời gian hợp lý :
Hiện nay, việc bố trí các lớp học dều do các cơ sở đào tạo sắp xếp rồi
triển khai lịch học sang cho các đơn vị quản lý công chức.Vì vậy, yêu cầu
hiện nay là cần phải bố trí thới gian học của người công chức một cách hợp
lý hơn, tránh tình trạng chồng chéo về thời gian. Có thể chuyển các lớp học
sang các ngày nghỉ hoặc chuyển sang học vào buổi chiều tối để công chức
có thể chủ động được thời gian mà không làm ảnh hưởng đến công việc.
5. Kết luận

Trang 21


Bất cứ một quốc gia nào, muốn phát triển phải có một nhà nước mạnh.
Muốn có một nhà nước mạnh thì phải có một nền hành chính vững vàng. Mà
muốn có một nền hành chính vững vàng thì phải xây dựng một đội ngũ công
chức hành chính mạnh. Đó là logic tất yếu của sự phát triển. Để xây dựng
một đội ngũ công chức hành chính có đủ phẩm chất và năng lực thì phải
ĐTBD và phát triễn không ngừng năng lực, trí tuệ và phẩm chất đội ngũ
này. Nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về ĐTBD đội ngũ công chức
hành chính là một khâu trong xây dựng đội ngũ CBCC của chương trình
tổng thể CCHC hiện nay, nhăm xây dựng đội ngũ công chức hành chính có

trình độ về nhiều mặ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Đây là nhiệm vụ
quan trọng và có tính cấp thiết trong quá trình cải cách hành chính ở tp.
HCM nói chung và quận Gò Vấp nói riêng.
Công tác ĐTBD đội ngũ công chức hành chính quận Gò Vấp trong
những năm qua đã đạt được một số kết quả nhất định. Thế nhưng, bên cạnh
những kết quả đạt được, vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục về công tác
ĐTBD công chức hành chính. Thông qua quá trình nâng cao chất lượng
quản lý nhà nước về ĐTBD đội ngũ công chức hành chính sẽ góp phần nâng
cao chất lượng về nhiều mặt cho đội ngũ này. Trong thời gian tới, quận cần
có nhiều hơn nửa các chính sách khuyến khích, hổ trợ nhằm thu hút và giữ
chân nhân tài. Bởi vì, xét cho cùng, nếu không giữ chân được đội ngũ công
chức hành chính có chất lượng ở lại cơ quan, đơn vị làm việc, thì đó thực sự
là một thiếu sót lớn của các cơ quan hành chính nhà nước quận Gò Vấp.
Muốn thực hiện tốt công tác ĐTBD đội ngũ công chức hành chính tại
quận Gò Vấp cần phải tiến hành một cách đồng bộ các giải pháp thì mới
đem lại hiệu quả và kết quả cao.

Trang 22


Trang 23



×