Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Phương thức quản lí nhà nước său năm 1986 , những thành tựu to lớn đã đạt được và những khó khăn trong công cuộc đổi mới đất nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (986.56 KB, 19 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
TiÓu luËn
M«n: KINH TÕ - X· HéI VIÖT NAM
Phương thức quản lí nhà nước său năm 1986 , những thành tựu to lớn đã
đạt được và những khó khăn trong công cuộc đổi mới đất nước
Mặc dù các cải cách từng phần từ năm 1979 đến 1982 đã có các tác
động quan trọng lên động lực sản xuất, nó vẫn không giải quyết thích hợp các
vấn đề cơ bản về kỷ luật tài chính, vật giá và cải cách cơ cấu hành chính quan
liêu. Thâm hụt thương mại và trong khu vực hành chính công tăng lên một
cách đáng báo động.
Lạm phát tăng nhanh và tăng trưởng bắt đầu chững lại từ năm 1985.
Chính phủ đã không phối hợp tốt các nỗ lực điều tiết tình trạng mất cân đối
này thông qua các cải cách tiền tệ, giá cả và tiền lương; dẫn đến lạm phát và
mất cân đối tài chính ngày càng gay gắt. Đến năm 1986, lạm phát đã lên đến
mức trung bình hàng năm hơn 500%, tăng trưởng chậm và thâm hụt ngoại tệ
tăng mạnh. Sự bất ổn này gây ra các áp lực xã hội đòi hỏi cải cách để tăng
tính ổn định của kinh tế vi mô. Cải cách từng phần khiến nền kinh tế lâm vào
tình trạng đứng giữa ngã ba đường, vừa không có các cưỡng chế của một hệ
thống kế hoạch hóa chặt chẽ, vừa không có các công cụ chính sách để quản lý
một nền kinh tế phân quyền. … “bộc lộ các yếu kém và không thích hợp về
sự lãnh đạo kinh tế và xã hội trong những năm qua, biểu lộ tính chủ quan,
nóng vội, bảo thủ, trì trệ, quan liêu, thiếu thực tế, vô trách nhiệm” (Đảng
Cộng sản Việt Nam 1986).
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Đến năm 1986, Tổng Bí thư Đảng đã nhận ra các vấn đề do nhấn mạnh
quá mức vào kế hoạch hóa tập trung và sản xuất quy mô lớn, ông phát biểu:
‘… chúng ta đã phạm phải những sai lầm do “tính ấu trĩ tả khuynh”, duy ý chí
và vi phạm các quy luật khách quan của phát triển kinh tế xã hội. Các sai lầm
này được chứng minh trong ... [việc chú trọng quá mức vào] phát triển công
nghiệp nặng quy mô lớn vượt quá năng lực thực tế của chúng ta… [duy trì]


một cách quan liêu cơ chế tập trung hóa trong quản lý kinh tế dựa trên bao
cấp nhà nước với siêu cơ cấu nặng nề gây gánh nặng cho cơ sở hạ tầng. Kết
quả là chúng ta dựa hầu hết vào viện trợ nước ngoài để tồn tại (Trường Chinh
1986).
Trong quá trình chuẩn bị Đại hội Đảng lần thứ VI, đã có một cuộc
tranh luận đáng kể bàn về các sai lầm trong quá khứ và yêu cầu cần đổi mới
mạnh mẽ nền kinh tế Việt Nam. Cuộc tranh luận này phản ánh mối quan tâm
ngày càng lớn về những tác động tiêu cực của hệ thống kế hoạch hóa tập
trung lên đời sống nhân dân
Đổi mới được bắt đầu tại Đại hội Đảng lần thứ VI cuối năm 1986, khi
đất nước đối mặt với khủng hoảng kinh tế. Mặc dù nhà nước kiểm soát giá cả,
mức lạm phát giá thị trường vẫn hơn 700%/ năm. Tổng xuất khẩu khoảng 500
triệu USD ít hơn một nửa so giá trị nhập khẩu (1 221 triệu USD) và mức
thương mại đầu người rất thấp so với tiêu chuẩn Đông Á. Doanh thu chính
phủ rất thấp, thâm hụt tài chính lớn và dai dẳng, một số vùng nằm trên bờ vực
của nạn đói. Có một số hoạt động kinh tế tư nhân nhưng chủ yếu là thị trường
đen và do đó có nhiều rủi ro. Khoảng cách phát triển giữa Việt Nam và các
nền kinh tế láng giềng ngày càng tăng. Mối giao lưu với các nền kinh tế thị
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
trường rất hạn chế và người Việt Nam thường bị ngăn cản khi tiếp xúc với
người nước ngoài.
Phong trào thực hiện Đổi mới chính thức được phát động tại Đại hội
Đảng lần thứ VI vào tháng 12/1986. Đây cũng là thỏa thuận cải cách chính
sách nhằm giảm các bất ổn kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; tất
cả các đòn bẩy kinh tế (giá cả, lương, chính sách tài chính và tiền tệ) đều được
sử dụng để đạt được các mục tiêu này. Đại hội Đảng lần thứ VI thống nhất
hủy bỏ hệ thống quản lý tập trung quan liêu dựa trên bao cấp nhà nước và
chuyển sang một nền kinh tế nhiều thành phần định hướng thị trường với vai
trò của khu vực tư nhân cạnh tranh với nhà nước trong các lĩnh vực không

chiến lược. Các nguồn đầu tư hạn chế được hướng đến 3 mục tiêu sau:
- Phát triển nông nghiệp
- Mở rộng sản xuất hàng hóa tiêu dùng
- Mở rộng quan hệ thương mại và đầu tư nước ngoài.
Các định hướng chính sách đưa ra cuối Đại hội Đảng lần thứ VI vào
tháng 12/1986 đánh dấu sự chuyển hướng chính sách và là cao điểm trong các
cuộc tranh luận nội bộ mạnh mẽ về thất bại của hệ thống cũ gây ra các hậu
quả rõ ràng cho đời sống nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên, mặc dù Đại hội VI
là bước ngoặt to lớn về định hướng chính sách nhưng công luận chỉ được biết
rất ít về các chính sách cải cách chi tiết cụ thể để đạt được thay đổi như mong
muốn. Các chi tiết về Đổi mới được bàn luận trong một loạt các phiên họp
Đảng sau Đại hội Đảng lần thứ VI, các tài liệu về phiên họp lần thứ ba và thứ
sáu đã thể hiện rõ ràng yêu cầu chuyển dịch từ kế hoạch hóa tập trung sang kế
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
hoạch chỉ tiêu và các đòn bẩy chính sách kinh tế vĩ mô (Đảng Cộng sản Việt
Nam ).
Trước khi kết thúc Đại hội VI, một số quyết định về kinh tế hộ gia đình
và vai trò của khu vực tư nhân, hợp tác xã và nhà nước trong ngành nông
nghiệp đã được ban hành. Sau Đại hội VI, các cản trở hành chính đối với hoạt
động của khu vực tư nhân và thương mại nội địa được nới lỏng dần. Đầu năm
1987, nhiều trạm kiểm soát trước kia được lập ra để hạn chế thương mại nội
địa đã được hủy bỏ và thị trường nông sản tư nhân phát triển nhanh chóng.
Giữa năm 1987, bắt đầu cải cách giá cả, giá chính thức của hầu hết
hàng hóa tiêu dùng không thiết yếu tăng lên gần với giá thị trường hơn và
phạm vi phân phối lương thực cắt giảm đáng kể. Cùng lúc tiền Đồng của Việt
Nam bắt đầu giảm giá mạnh.
Một thay đổi then chốt là vai trò của chính phủ trong quá trình công
nghiệp hóa. Nhà nước tập trung vào “xây dựng các cơ sở cần thiết để thúc đẩy
công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong các giai đoạn sau” (Đảng Cộng sản

Việt Nam 1987). Võ Đại Lược (1994:23) cho rằng đó là một thay đổi quan
trọng về quan điểm, “…trong khi công nghiệp hóa được xác nhận vẫn là một
nhiệm vụ cần thiết thì nội dung cơ bản của chính sách công nghiệp chỉ giới
hạn trong việc xây dựng các cơ sở cho công nghiệp hóa vào giai đoạn sau”.
Hội đồng Bộ trưởng ban hành các quy định

nêu rõ:
- Sự khác nhau giữa sở hữu nhà nước về các tài sản phân bổ cho các doanh
nghiệp và quyền của ban quản lý doanh nghiệp được sử dụng và quản lý
trực tiếp các tài sản đó.
- Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và các cơ quan chính quyền.
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Quyền của doanh nghiệp trong việc lập các kế hoạch và quyết định thu
mua, bán, giá cả, hạch toán tài chính, nhân công và lương.
- Quyền liên quan đến các quan hệ thương mại giữa các doanh nghiệp.
Trong các năm 1987 và 1988, chính phủ đã hợp lý hóa và giảm số các
bộ ngành, ủy ban nhà nước và các cơ quan chính quyền trung ương khác.
Luật Đầu tư Nước ngoài được Quốc hội thông qua vào tháng 12/1987
và có hiệu lực vào tháng 9/1988. Một vài năm sau các dòng đầu tư nước ngoài
đáng kể mới đổ vào Việt Nam và đến năm 1992, đầu tư nước ngoài đã trở
thành một nguồn đầu tư quan trọng.
Luật Đất đai cũng được thông qua vào phiên họp Quốc hội tháng
12/1987 và có hiệu lực vào năm 1988. Trong khi vẫn duy trì sở hữu nhà nước
về đất đai, quyền sử dụng đất của tư nhân được nhà nước công nhận. Mặc dù
đó là một bước tiến quan trọng để thực hiện quyền tài sản, luật này vẫn không
cho phép chuyển giao quyền sử dụng đất mặc đù có sự tồn tại của thị trường
không chính thức về quyền sử dụng đất (Ngân hàng Thế giới 1993).
Những cải cách trong năm 1988 đã đưa lại các khuyến khích đáng kể,
trong đó có sự tiến triển trong việc xác định quyền tài sản. Nghị quyết Đảng

Cộng sản tháng 4/1988, đã đưa lại vai trò lớn hơn cho cá nhân và doanh
nghiệp tư nhân trong khu vực nông nghiệp. Nông dân có quyền sở hữu đất dài
hạn, các mục tiêu kế hoạch tập trung được bãi bỏ, và nông dân không còn
phải buộc gia nhập các hợp tác xã và được phép bán các sản phẩm của họ trên
thị trường tự do.
Nghị quyết Đảng số 10 năm 1988 bắt đầu những cải cách to lớn, cải
thiện quyền lợi của các hộ gia đình nông thôn, giảm quyền pháp lý của các
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
hợp tác xã làng.

Tổng Bí thư Đảng cho rằng đó là một bước ngoặt trong phát
triển nông nghiệp (Đỗ Mười 1993). Thực tế, đó là một trong những bước
ngoặt then chốt trong toàn bộ quá trình cải cách. Quyền tài sản cho nông dân
(mặc dù vẫn giới hạn ở một mức độ nào đó), cùng với các cải cách về giá cả
và thương mại đã góp phần duy trì tăng trưởng trong nông nghiệp từ năm
1988. Tăng trưởng nông nghiệp mạnh mẽ năm 1989 (6.9%) đã bù đắp cho các
tác động xấu của chính sách tiền tệ thắt chặt bắt đầu trong cùng năm để kiểm
soát lạm phát – sản lượng công nghiệp giảm khoảng 4% trong năm 1989.
Một tháng sau, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành một loạt các nghị định
xác định quyền của khu vực ngoài quốc doanh trong sản xuất công nghiệp.
Hướng dẫn cho các chính sách này được củng cố trong Nghị quyết của Bộ
Chính trị tháng 7/1988. Các hướng dẫn thừa nhận đóng góp quan trọng tiềm
năng của khu vực ngoài quốc doanh vào sản xuất công nghiệp, và khẳng định
dứt khoát nhà nước thừa nhận và bảo vệ quyền sở hữu và thừa kế tài sản của
khu vực ngoài quốc doanh và các thu nhập hợp pháp của doanh nghiệp ngoài
quốc doanh.
Sự tăng trưởng mạnh mẽ của khu vực tư nhân trong buôn bán lẻ cho
thấy khu vực tư nhân khá tự tin về một cơ sở thể chế tồn tại để thực thi các
hợp đồng cơ bản và bảo vệ quyền tài sản cho các hàng hóa buôn bán. Thậm

chí trước khi có các thay đổi pháp lý chính thức, các thay đổi dần dần xuất
hiện trong các thể chế không chính thức ảnh hưởng đáng kể đến phương thức
thực hiện kinh doanh. Điều này không có nghĩa là các thể chế này là hoàn
thiện. Các chương trình nghị sự về chính sách quốc gia hiển nhiên thừa nhận
rằng cần phát triển các thể chế chính thức để khuyến khích đầu tư tư nhân dài
hạn vào năng lực sản xuất.
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Các cải cách vi mô bắt đầu năm 1987 và 1988 đã tạo ra những phản
ứng mạnh mẽ trực tiếp góp phần giảm áp lực lạm phát và cải thiện môi trường
kinh tế để có thể dễ dàng đưa ra các chính sách kinh tế vĩ mô thắt chặt nhằm
giảm sự mất cân đối trong kinh tế vĩ mô. Chính sách thắt chặt tiền tệ những
năm 1988 – 89 ngay từ đầu đã thành công đáng kể. Đầu năm 1989, giá cả
phần lớn không còn bị kiểm soát nữa. Tỉ giá chính thức được điều chỉnh đến
mức gần với tỉ giá thị trường. Việc đổi tiền Đồng lấy các đồng tiền nước
ngoài khá tự do, và thực tế việc lưu thông rộng rãi đồng Đô-la Mỹ trong các
thị trường địa phương đã được chấp nhận. Lãi suất của các khoản tiền gửi đã
tăng lên mức dương, nguồn cung tài chính được kiểm soát.
Việt Nam bắt đầu xây dựng hệ thống thu thuế mới và củng cố các thể
chế tài chính trung ương sau năm 1989, ví dụ việc hình thành hệ thống Kho
bạc Nhà nước, Cục Thuế Quốc gia và các nỗ lực mở rộng nền tảng thuế. Cuối
năm 1990, Việt Nam thực hiện một phần cải cách tài chính thông qua thuế
doanh thu và lợi nhuận mới, dựa trên một hệ thống tương đối đơn giản chính
thức không phân biệt đối xử về sở hữu, và giới thiệu một hệ thống không
chính thống thuế thu nhập cá nhân.
Đảng cũng cam kết duy trì tiến bộ trong các lĩnh vực xã hội. Thực hiện
các quyết định tái cơ cấu và hợp lý hóa khu vực hành chính nhà nước và bắt
đầu sửa đổi Hiến pháp để phù hợp với các thay đổi này. Do vậy, năm 1991 là
năm có cam kết chính trị Đổi mới để tiếp tục các bước tiếp theo của quá trình
cải cách.

Đại hội Đảng VII năm 1991 đã triển khai các cải cách quan trọng.
Nông dân được trao quyền sử dụng đất trung hạn; giá cả và tỉ giá hối đoái
phần lớn được thị trường quyết định; các luật về đầu tư nước ngoài, doanh
7

×