Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Đề bài hệ thống quản trị chất lượng GMP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (685.41 KB, 24 trang )

Nhóm 1:
Thái Đình Anh
Nguyễn Văn Bảy
Đề bài: Hệ thống quản trị chất lượng GMP
I. Mở đầu: lí do chọn đề tài
Khi nói đến chất lượng thực phẩm thì người ta luôn nghĩ đến ba nhóm chỉ
tiêu sau: an toàn thực phẩm, tính khả dụng và tính kinh tế trong đó vấn đề
an toàn thực phẩm luôn đặt lên hàng đầu.
Trong thời kỳ đổi mới với nền kinh tế nhiều thành phần sự giao lưu
thương mại làm cho thị trường thực phẩm càng đa dạng và phong phú
hơn. Nếu không có một chế độ quản lý chặt chẽ việc sản xuất kinh doanh
thực phẩm thì sẽ không đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
Xuất phát từ các nhu cầu nên hệ thống thực hành sản xuất tốt- GMP ra
đời.
II. Nội dung:
1) Giới thiệu chung
1.1) Giới thiệu về GMP
GMP là những chữ viết tắt bằng tiếng Anh của "Good Manufacturing
Practice" – Thực hành sản xuất tốt; bao gồm những nguyên tắc chung,
những quy định, hướng dẫn các nội dung cơ bản về điều kiện sản xuất; áp
dụng cho các cơ sở sản xuất, gia công, đóng gói thực phẩm, dược phẩm,
thiết bị y tế, mỹ phẩm …, nhằm đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng và an
toàn.
GMP quan tâm đến các yếu tố quan trọng: con người, nguyên vật liệu,
máy móc thiết bị, thao tác, môi trường ở tất cả các khu vực của quá trình
sản xuất, kể cả vấn đề giải quyết khiếu nại của khách hàng và thu hồi sản
phẩm sai lỗi.
Những yêu cầu của GMP có tính mở rộng và tổng quát, cho phép mỗi
nhà sản xuất có thể tự quyết định về số quy định, tiêu chuẩn, thủ tục,
hướng dẫn công việc sao cho đáp ứng được các yêu cầu cần thiết, phù
hợp với loại hình, lĩnh vực sản xuất và điều kiện cơ sở vật chất của doanh


nghiệp. Chính vì vậy số các quy định, thủ tục của hệ thống GMP của mỗi
doanh nghiệp sẽ khác nhau.
1.2) Lịch sử ra đời
Năm 1933, Luật Thực phẩm Dược phẩm và Mỹ phẩm của Mỹ đưa ra yêu
cầu thực hiện GMP trong quá trình sản xuất các sản phẩm này.


Năm 1938, Luật Thực phẩm Dược phẩm và Mỹ phẩm của Mỹ tại khoản
510(B) yêu cầu thực hiện “cGMP- current Good Manufacturing Practice
(thực hành sản xuất tốt hiện hành)”, nghĩa là công nghệ, quy trình sản
xuất, thiết bị sản xuất và các tiêu chuẩn của sản phẩm tại các doanh
nghiệp có thực hiện GMP phải phù hợp với các tiêu chuẩn công nghiệp,
các phát minh mới về công nghệ, khoa học ngay tại thời điểm áp dụng.
“cGMP” nhằm nhắc nhở các nhà sản xuất cần phải dùng các thiết bị,
công nghệ và các thông tin khoa học phù hợp thời điểm.
GMP-WHO được ban hành từ những năm 1960, được các nhà quản lý
dược phẩm và ngành công nghiệp dược tại hàng trăm quốc gia trên thế
giới, chủ yếu ở các nước đang phát triển áp dụng. Luật GMP của EU
(GMP-EU) ban hành những quy định tương tự như GMP-WHO và phiên
bản của Luật Thực phẩm Dược phẩm và Mỹ phẩm tại Mỹ.
Năm 1996, các nước thuộc khu vực ASEAN ban hành bộ tiêu chuẩn
chung GMP - ASEAN cho sản xuất dược phẩm và y tế.
Năm 1996, Ủy ban ISO ban hành tiêu chuẩn ISO 15378:2006 - Vật liệu
đóng gói sơ cấp đối với các sản phẩm thuốc - Những yêu cầu chi tiết cho
việc ứng dụng ISO 9001:2000 và Quy phạm thực hành Sản xuất tốt
(GMP).
Hiện nay, một số ngành khác cũng đã áp dụng các yêu cầu của GMP.
Trong nông nghiệp là GAP “Good Agriculture Practice” – Thực hành
nông nghiệp tốt. Trong công nghiệp làm sạch là GHP “Good Hygien
Practice” hoặc GPP “Good Pharmacy Practice” – Thực hành nhà thuốc

tốt.
Tại Việt Nam
Năm 1997, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã ban hành
Quyết định 05/1997/TĐC Hướng dẫn chung về những nội dung cơ bản
của GMP áp dụng trong các cơ sở sản xuất thực phẩm.
Năm 2004, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 3886/2004/QĐ-BYT Triển
khai áp dụng nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất thuốc” (tân
dược) theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới. Quyết định yêu cầu
đến hết năm 2006, tất cả các cơ sở sản xuất thuốc tân dược phải đạt
GMP-ASEAN và đến hết năm 2010 tất cả các doanh nghiệp sản xuất
thuốc dùng ngoài và thuốc dược liệu phải đạt GMP-WHO.
Cùng năm 2004, Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Quyết định số
08/2004/QĐBNN-TY ngày 30/03/2004 quy định triển khai áp dụng các
nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất thuốc thú y” (GMP).


Năm 2008, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 5/2008/QĐ-BYT Quy định
các cơ sở sản xuất thuốc đông y phải áp dụng các tiêu chuẩn thực hành
tốt sản xuất GMP như cơ sở sản xuất thuốc tân dược.
Năm 2007, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 06/2007/CT-TTg
về việc triển khai các biện pháp cấp bách bảo đảm vệ sinh an toàn thực
phẩm. Trong đó yêu cầu áp dụng GMP, GHP, HACCP trong sản xuất
thực phẩm và quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm.
1.3) Tóm tắt về GMP
3.1. Phạm vi và đối tượng kiểm soát của GMP:
- Nhân sự,
- Nhà xưởng,
- Thiết bị,
- Vệ sinh sản xuất, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân,
- Quá trình sản xuất: thao tác của công nhân, thực hiện các yêu cầu về

nguyên vật liệu, về tiêu chuẩn sản phẩm, công thức pha chế, về điều kiện
vật chất của sản xuất, đánh giá việc cung ứng của nhà cung cấp nguyên
vật liệu,
- Chất lượng sản phẩm: thử nghiệm mẫu, - Kiểm tra: nguyên liệu, bán
thành phẩm, sản phẩm, thao tác của công nhân, đánh giá nhà cung ứng,
vệ sinh,
- Xử lý sản phẩm không phù hợp, giải quyết khiếu nại của khách hàng,
- Tài liệu, hồ sơ thực hiện …
3.2. Hệ thống tài liệu của GMP cho mỗi quy trình sản xuất bao gồm:
a) Các Quy phạm sản xuất GMP: là quy định các thao tác, vận hành
trong công nghệ và thiết bị, quy định thành phần nguyên vật liệu trong
từng công đoạn sản xuất, quy định tiêu chuẩn của sản phẩm được xây
dựng cho từng sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm tương tự, của từng công
đoạn hoặc một phần công đoạn sản xuất trong quy trình công nghệ chế
biến thực phẩm.
Nội dung Quy phạm sản xuất GMP có 4 phần:
- Mô tả rõ yêu cầu kỹ thuật hoặc quy trình chế biến tại công đoạn hoặc
một phần công đoạn sản xuất đó,
- Nêu rõ lý do phải thực hiện các yêu cầu hoặc quy trình kỹ thuật đã nêu,
- Mô tả chính xác các thao tác, thủ tục phải tuân thủ tại công đoạn hoặc
một phần công đoạn sản xuất nhằm đảm bảo đạt được yêu cầu chất
lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh cho sản phẩm, phù hợp về tiêu chuẩn kỹ
thuật,
- Phân công cụ thể việc thực hiện và quy định giám sát việc thực hiện
GMP.


Hình thức Quy phạm sản xuất GMP: được thể hiện dưới dạng văn
bản, gồm hai phần:
- Các thông tin về hành chính (tên, địa chỉ công ty, tên sản phẩm hoặc

nhóm sản phẩm, số và tên quy phạm, ngày và chữ ký phê duyệt của
người có thẩm quyền),
- Bốn nội dung chính nêu trên.
b) Các Quy phạm vệ sinh chuẩn SSOP (Sanitation Standard
Operating Procedure): là các quy trình, thủ tục, hướng dẫn làm vệ sinh
nguồn nước, nhà xưởng, thiết bị chế biến và những bề mặt tiếp xúc trực
tiếp với sản phẩm, vệ sinh cá nhân … và các thủ tục kiểm soát vệ sinh tại
nơi sản xuất. Quy phạm vệ sinh chuẩn được xây dựng và áp dụng để đạt
được các yêu cầu về vệ sinh chung của GMP.
Nội dung của Quy phạm vệ sinh chuẩn gồm 4 phần:
- Yêu cầu (hoặc mục tiêu) của doanh nghiệp và các quy định của cơ quan
có thẩm quyền,
- Điều kiện hiện có: Mô tả điều kiện cơ sở vật chất về vệ sinh thực tế hiện
có của doanh nghiệp,
- Các thủ tục cần thực hiện: Mô tả chi tiết các thủ tục và thao tác phải
thực hiện để đạt yêu cầu vệ sinh,
- Phân công trách nhiệm thực hiện và quy định giám sát việc thực hiện
SSOP.
Hình thức một Quy phạm vệ sinh chuẩn SSOP: được thể hiện dưới
dạng văn bản, gồm hai phần:
- Các thông tin về hành chính (tên, địa chỉ công ty, tên sản phẩm hoặc
nhóm sản phẩm, số và tên quy phạm, ngày và chữ ký phê duyệt của
người có thẩm quyền),
- Bốn nội dung chính nêu trên.
c) Các tài liệu khác:
- Văn bản quy định của pháp luật hiện hành,
- Các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật về thiết bị, nguyên liệu, sản phẩm,
các yêu cầu thao tác kỹ thuật,
- Các bản vẽ thiết kế nhà xưởng, thiết bị,
- Các yêu cầu, phản hồi của khách hàng,

- Các thông tin khoa học mới,
- Kinh nghiệm thực tiễn của doanh nghiệp,
- Kết quả nghiên cứu/thử nghiệm mẫu …
2) Mục đích
Giúp doanh nghiệp sản xuất, gia công, đóng gói thực phẩm, dược phẩm,
thiết bị y tế… có thể thiết kế, xây dựng, lắp đặt thiết bị, nhà xưởng đảm
bảo điều kiện về kỹ thuật và quản lý, nhằm sản xuất được sản phẩm có


chất lượng, đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của các thị trường trong
và ngoài nước.
3) Ý nghĩa và lợi ích
Tất cả các quá trình quan trọng đều được xem xét, xây dựng thủ tục, phê
chuẩn và thực hiện để đảm bảo sự ổn định và phù hợp với các đặc điểm
kỹ thuật,
Các điều kiện phục vụ cho quá trình sản xuất được xác định và đưa ra các
yêu cầu để thực hiện, kiểm soát một cách rõ ràng,
Chi phí thấp hơn do quá trình sản xuất và việc kiểm soát chất lượng được
chuẩn hóa, các yêu cầu tối thiểu về nhà xưởng, thiết bị được xác định rõ
ràng để đầu tư hiệu quả (không đầu tư quá mức cần thiết gây lãng phí hay
đầu tư không đúng yêu cầu),
Cải thiện tính năng động, trách nhiệm và hiểu biết công việc của đội ngũ
nhân viên,
Tăng cường sự tin cậy của khách hàng và cơ quan quản lý,
Đạt được sự công nhận Quốc tế, bảo vệ thương hiệu của sản phẩm, tăng
khả năng cạnh tranh và tiếp thị, tăng cơ hội kinh doanh, xuất khẩu thực
phẩm,
Chuyển từ kiểm tra độc lập sang công nhận, thừa nhận lẫn nhau, đáp ứng
được tiến trình hòa nhập và đòi hỏi của thị trường nhập khẩu.
4. Triết lý

“Làm đúng ngay từ đầu là chất lượng nhất, tiết kiệm nhất”
Sản phẩm được tạo ra từ một quá trình liên kết tất cả các công đoạn, các
bộ phận của nhà máy sản xuất. Vì vậy, không chỉ có các thông số kỹ
thuật của các công đoạn sản xuất cần phải đảm bảo chính xác, mà hiệu
quả hoạt động của các bộ phận khác như hành chính, nhân sự, tài chính,
cung tiêu ... cũng có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Tất cả các
công đoạn, bộ phận đều thực hiện đúng các yêu cầu, thao tác, chất lượng
công việc ... sẽ đảm bảo được chất lượng sản phẩm.
Sự kiểm soát, phòng ngừa sai lỗi hay sự không phù hợp ngay từ những
công đoạn đầu tiên sẽ đảm bảo giảm thiểu sản phẩm hỏng không đáng có,
tiết kiệm được thời gian, nhân lực...và tăng năng suất. Vì vậy tiết kiệm
được chi phí sản xuất.
Việc thiết kế nhà xưởng, dây chuyền công nghệ sản xuất, lắp đặt thiết bị
đúng ngay từ đầu chính là áp dụng hiệu quả GMP.
5. Nguyên tắc: Tuân thủ 8 nguyên tắc của Quản lý chất lượng:
- Nguyên tắc 1: Định hướng vào khách hang
- Nguyên tắc 2: Vai trò của Lãnh đạo
- Nguyên tắc 3: Sự tham gia của mọi người
- Nguyên tắc 4: Tiếp cận theo quá trình


- Nguyên tắc 5: Phương pháp hệ thống
- Nguyên tắc 6: Cải tiến liên tục
- Nguyên tắc 7: Quyết dịnh dựa trên sự kiện
- Nguyên tắc 8: Hợp tác cùng có lợi với nhà cung ứng Áp dụng SSOP và
GMP tốt sẽ giảm thiểu gánh nặng cho áp dụng HACCP.
6. Các nội dung và yêu cầu của GMP
6.1. Các yêu cầu của GMP
- Yêu cầu về nhân sự: xây dựng chuẩn mực các vị trí làm việc để tuyển
dụng phù hợp về trình độ, năng lực, xây dựng quy định về kiểm tra sức

khỏe (thể lực, trí lực và bệnh tật) của tất cả mọi người, đặc biệt với những
công nhân sản xuất trực tiếp. Xây dựng kế hoạch đào tạo, huấn luyện
nghiệp vụ cho cán bộ, công nhân.
- Yêu cầu về thiết kế, xây dựng, lắp đặt nhà, xưởng và thiết bị chế
biến: phải có quy định về vị trí đặt nhà máy, thiết kế, loại nguyên vật liệu
để xây dựng nhà xưởng, thiết bị phù hợp.
- Yêu cầu kiểm soát vệ sinh nhà xưởng, môi trường: xây dựng các quy
định về xử lý nước dùng để sản xuất, xử lý nước thải, xử lý sản phẩm phụ
và rác thải, bảo quản 5 hoá chất gây nguy hiểm, kiểm soát sinh vật gây
hại và vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và nhà xưởng.
- Yêu cầu về kiểm soát quá trình chế biến: cần xây dựng các quy định
về phương pháp chế biến, thủ tục, hướng dẫn công việc cụ thể và các tiêu
chuẩn về nguyên liệu, sản phẩm, công thức pha chế và các biện pháp
kiểm tra, giám sát.
- Yêu cầu về kiểm soát quá trình bảo quản và phân phối sản phẩm:
Cần đưa ra các yêu cầu về việc vận chuyến và bảo quản sao cho thành
phẩm phải đảm bảo không bị nhiễm bẩn bởi các tác nhân vật lý, hoá học,
vi sinh, không thay đổi chất lượng. . . và không nhầm lẫn sản phẩm, vấn
đề giải quyết khiếu nại của khách hàng và thu hồi sản phẩm sai lỗi.
Tóm lại, GMP đề cập đến tất cả mọi yếu tố về cơ sở vật chất tối thiểu
nhất cần phải có để đảm bảo chất lượng, vệ sinh trong chế biến thực
phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm. Xây dựng và áp dụng thành công GMP sẽ
đảm bảo cho doanh nghiệp chắc chắn có sản phẩm đạt chất lượng, an
toàn theo mục tiêu của doanh nghiệp.
6.2. Yêu cầu khi áp dụng GMP
- Cần có sự cam kết thực hiện của Lãnh đạo cao nhất và hàng ngũ cán
chủ chốt của doanh nghiệp, có sự phân công trách nhiệm cụ thể, rõ ràng
để có thể huy động nguồn lực của doanh nghiệp và huy động sự tham gia
tích cực của các bộ phận có liên quan,



- Tổ chức tốt công tác đào tạo, trong đó:
+ Đào tạo kiến thức cơ bản về GMP (nhập môn) cho tất cả mọi thành
viên của doanh nghiệp để hiểu rõ vai trò và tầm quan trọng của hệ thống
và tự giác thực hiện các quy định.
+ Đào tạo kiến thức chuyên sâu cho các cán bộ chủ chốt theo từng giai
đoạn: kỹ năng xây dựng và triển khai áp dụng hệ thống tài liệu, kỹ năng
đáng giá nội bộ và kỹ năng giám sát, thẩm định GMP.
- Ban Lãnh đạo cần định kỳ xem xét, đánh giá tính hiệu quả và sự phù
hợp của quá trình xây dựng và áp dụng GMP, có sự cải tiến phù hợp.
- Xây dựng một hệ thống có khả năng thu hồi bất cứ đợt sản phẩm nào có
vấn đề từ các cửa hàng hay kho dự trữ và xử lý các sản phẩm này.
7. Các bước áp dụng:
a. Tập hợp các tài liệu cần thiết, bao gồm:
- Các quy định của pháp luật hiện hành,
- Các tiêu chuẩn nguyên liệu, sản phẩm, các yêu cầu thao tác kỹ thuật,
- Các yêu cầu, phản hồi của khách hàng,
- Các thông tin khoa học mới,
- Kinh nghiệm thực tiễn của doanh nghiệp,
- Kết quả nghiên cứu/thử nghiệm mẫu …
b. Xác định phạm vi áp dụng GMP,
c. Lập kế hoạch tiến độ và phân công cá nhân phụ trách,
d. Thiết lập các thủ tục, quy định, tiêu chuẩn cho từng công đoạn,
e. Huấn luyện công nhân,
f. Áp dụng thử, thẩm tra,
g. Chỉnh sửa thiết bị, nhà xưởng, huấn luyện công nhân nếu có sự chưa
phù hợp,
h. Phê duyệt áp dụng chính thức,
i. Giám sát việc thực hiện: đánh giá hiệu quả, cải tiến.
8. Một số doanh nghiệp áp dụng hệ thống:

- Công ty TNHH Nipro pharma Việt Nam,
- Công ty cổ phần đầu tư và sản xuất Âu cơ
- Công ty TNHH tư vấn y dược quốc tế (IMC)
- Công ty TNHH thế giới Gen
- Công ty Nutifood
Phân tích Công ty Nutifood:
CÔNG TY CP THỰC PHẨM DINH DƯỠNG ĐÔNG TÂM
(NUTIFOOD)
Tổng quan về Cty cổ phần thực phâm dinh dưỡng Nutifood
Từ ngày thành lập công ty 29/03/2000, triết lý kinh doanh của Công ty
Cổ phần Thực phẩm Dinh dưỡng Đồng Tâm đã đầy tính nhân văn.


Xuất phát từ thành công của các nghiên cứu và ứng dụng lâm sàng của
Trung tâm Dinh dưỡng Tp. HCM, các sản phẩm dinh dưỡng của Công ty
đã thật sự tạo “ấn tượng” trên thị trường với các sản phẩm có chất lượng,
thành phần công thức tương đương sản phẩm ngoại nhập nhưng cảm
quan, giá cả và bao bì rất phù hợp thực tế người tiêu dùng VN…
Sản phẩm ban đầu của Công ty Cổ phần Thực phẩm Đồng Tâm với 3
nhóm: nhóm bột dinh dưỡng ăn dặm, nhóm sữa bột dinh dưỡng và nhóm
thực phẩm dinh dưỡng cao năng lượng…
Hệ thống phân phối ban đầu của Công ty Đồng Tâm: phân phối thông
qua đại lý tại các tỉnh và phân phối trực tiếp tại Tp. HCM.
Ngày ấy, với sứ mạng cung cấp các giải pháp dinh dưỡng phù hợp thể
chất và thu nhập người tiêu dùng VN, với kiến thức dinh dưỡng phổ
thông và sự ân cần chăm sóc của văn hóa bán hàng đặc trưng, lực lượng
bán hàng tuy còn “mỏng” nhưng rất được thị trường tin yêu.
Dù chưa thật sự chuyên nghiệp, nhưng hình ảnh và hoạt động của thương
hiệu Đồng Tâm đã được người tiêu dùng VN bình chọn vào Top 5 Hàng
VN chất lượng cao và đạt giải nhất về lực lượng bán hàng tại Hội chợ

Hàng VNCLC 2001.
Đáp ứng nhu cầu thị trường, với tầm nhìn chiến lược, sự thay đổi sang
diện mạo, logo thương hiệu NutiFood trong năm 2002 cho phép Công ty
chuyển mình thành công sang một bước ngoặt lịch sử…
Hoạt động vì cộng đồng Từ năm 2003, hệ thống phân phối với nhân sự
chuyên nghiệp của NutiFood mở rộng khắp 64 tỉnh thành với thành công
của chiến lược “Cá bé nuốt cá lớn” tạo doanh thu tăng hơn 250% hằng
năm. Doanh thu từ các nhãn hàng sữa bột NutiFood tự hào dẫn đầu thị
trường VN (từ số liệu điều tra của các Công ty nghiên cứu thị trường uy
tín)…
Trong cuốn sách “Thương hiệu dành cho lãnh đạo”, chuyên gia nổi tiếng
Richard Moore đã khẳng định: “Với trọng tâm thị trường rõ ràng, với tên
gọi đáng nhớ và một bản sắc thương hiệu tập trung, NutiFood đã sẵn sàng
cho những thành công kế tiếp tại VN cũng như trên thị trường xuất
khẩu”.
Song song các hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất phát từ triết lý kinh
doanh của mình, các hoạt động marketing, từ thiện cộng đồng của Công
ty luôn được các tầng lớp người tiêu dùng ủng hộ nhiệt tình…
Năm 2002, cuộc đi bộ từ thiện đầu tiên tại VN “Vì phụ nữ nghèo và bệnh
tật” tổ chức thành công tại TP. HCM với hơn 4.000 người tham dự đã đạt
kỷ lục VN…
Năm 2003, tiếp tục truyền thống các hoạt động từ thiện cộng đồng, cuộc
đi bộ từ thiện năm 2003 huy động thành công hơn 20.000 quần chúng


tham gia.
Công ty NutiFood tham gia sáng lập và điều hành Quỹ Hỗ trợ dinh
dưỡng bệnh nhân nghèo Tp. HCM, qua đó cung cấp dinh dưỡng miễn phí
đến hơn 10.000 bệnh nhân nghèo thương tâm tại các bệnh viện trên toàn
quốc. Thêm một sự kiện ấn tượng, đêm giao thừa năm 2004, kết hợp

cùng TW Hội Thanh niên VN, hơn 7.000 bánh tét Tết đã được tổ chức thi
gói và tặng quà tận tay người lao động nghèo trên đường phố, các mái ấm
tình thương của người khuyết tật…
Các hoạt động từ thiện cộng đồng của NutiFood luôn được đông đảo các
tầng lớp quần chúng, giới văn nghệ sĩ tham gia và ủng hộ nhiệt tình…
Ngày 17/04/2005, cầu truyền hình trực tiếp “Vì tương lai Việt” đánh dấu
sự trở lại mạnh hơn của NutiFood với các hoạt động truyền thống chăm
sóc dinh dưỡng vì một thế hệ con em Việt Nam tương lai, qua đó huy
động hơn 3,1 tỷ đồng đóng góp vào Quỹ bảo trợ trẻ em nghèo VN…
Chứng nhận tiêu chuẩn GMP
Chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
Hệ thống quản lý VSATTP được đảm bảo bởi ABS-QE, Hoa Kỳ. Dây
chuyền thiết bị sản xuất hiện đại được nhập khẩu vào loại tối tân của
thế giới đã được hoàn thành xây dựng và lắp đặt tại nhà máy sản xuất của
NutiFood đạt các tiêu chuẩn ISO 9001:2000, HACCP, GMP,… góp phần
đưa NutiFood tiếp tục được các Công ty nghiên cứu thị trường đánh giá
nằm trong top 5 các nhà sản xuất sữa lớn nhất VN với các cam kết cao
nhất về chất lượng sản phẩm.
Kể từ khi thành lập đến nay, công ty Cổ phần Thực phẩm Dinh dưỡng
Đồng Tâm - NutiFood đã đạt được những giải thưởng, danh hiệu sau đây:
Cam kết của lãnh đạo Công ty Nutifood
• Sử dụng mọi nguồn lực cần thiết để thực hiện, duy trì và cải tiến thường
xuyên tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng phù hợp
với các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001:2000, HACCP, GMP,…
• Luôn lắng nghe ý kiến, phản hồi của khách hàng để cải tiến và đa dạng
hóa sản phẩm
• Nhân viên ở mọi cấp đều được đào tạo đủ các kiến thức, kỹ năng cần
thiết theo yêu cầu của từng công việc và nhận thức rõ về tầm quan trọng
của việc đáp ứng cao nhất các yêu cầu của khách hàng là nhân tố quyết
định mang lại sự thành công cho Công ty.

• Cố gắng để đảm bảo rằng chính sách này được thấu hiểu, thực hiện và
duy trì tại mọi cấp trong Công ty.
Phân tích các bước áp dụng GMP_ Nutifood
Bước 1: Tập hợp các tài liệu cần thiết, bao gồm:
- Các quy định của pháp luật hiện hành: Quyết định số 05/TĐC- QĐ ngày


04-01-1997 của Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng; Quyết định số
398/QĐ-QC ngày 07-08-2008 “Quy định Nguyên tắc và Điều kiên
Chứng nhận Hệ thống quản lý”; Đăng ký chứng nhận do Trung tâm
chứng nhận phù hợp – QUACERT ban hành; Thủ tục giải quyết khiếu
nại do QUACERT ban hành.
Bước 2:. Lập kế hoạch, phân công cá nhân phụ trách và xác định
phạm vi áp dụng GMP
a. Phạm vi áp dụng
2007 Thương hiệu mạnh Thời báo KTVN và Bộ Thương mại
2007 Bông lúa vàng Báo Nông nghiệp VN và Bộ NN & PTNN
2006, 2008, 2010 Top 500 Thương hiệu mạnh VN VCCI và công ty
Nielsen
2007, 2008 Top 5 nhà sản xuất sữa hang đầu VN
Hệ thống thực hành sản xuất tốt GMP được áp dụng cho toàn bộ dây
chuyền sản xuất các loại sản phẩm của Công ty: Nhóm bột dinh dưỡng
dành cho trẻ ăn dặm, Nhóm sữa bột dinh dưỡng, Nhóm sản phẩm dinh
dưỡng cao năng lượng, Nhóm sản phẩm dinh dưỡng hỗ trợ điều trị,
Nhóm các sản phẩm sữa uống tiệt trùng (UHT).
b. Phân công cá nhân phụ trách.
Tại nhà máy, bộ phận kiểm tra chất lượng (QA&QC) gồm 30 nhân viên,
chịu trách nhiệm kiểm tra đảm bảo chất lượng của nguyên liệu đầu vào,
chất lượng bán thành phẩm trong quá trình sản xuất, kiểm tra các chỉ tiêu
hoá, lý, vi sinh tại phòng Lab trong Nhà máy và định kỳ gửi kiểm ở cơ

quan chức năng bên ngoài.
Tất cả các cán bộ có trách nhiệm đều phải có bản mô tả công việc cụ thể.
Nhiệm vụ của họ có thể được uỷ quyền cho các cán bộ cấp phó có trình
độ đạt yêu cầu.
Trưởng bộ phận sản xuất có những trách nhiệm sau:
- Đảm bảo sản phẩm được sản xuất và bảo quản theo đúng hồ sơ tài liệu
phù hợp để có được chất lượng yêu cầu.
- Phê duyệt các hướng dẫn liên quan đến thao tác sản xuất và đảm bảo
chúng được thực hiện một cách nghiêm ngặt.
- Đảm bảo hồ sơ sản xuất được đánh giá và ký bởi một người được giao
nhiệm vụ này trước khi chúng được gửi tới bộ phận kiểm tra chất lượng;
- Kiểm tra việc bảo trì nhà xưởng và máy móc thiết bị liên quan đến sản
xuất;
- Đảm bảo rằng việc thẩm định phù hợp được thực hiện.
- Đảm bảo rằng việc đào tạo ban đầu và đào tạo liên tục cho nhân viên
được thực hiện và việc đào tạo được điều chỉnh phù hợp với nhu cầu.
Trưởng bộ phận kiểm tra chất lượng có những trách nhiệm sau:


• Duyệt hoặc loại bỏ nếu thấy phù hợp, nguyên liệu ban đầu, nguyên vật
liệu bao gói, sản phẩm trung gian, bán thành phẩm và thành phẩm.
• Đánh giá hồ sơ lô
• Đảm bảo tất cả các phép thử cần thiết đều được thực hiện;
• Phê duyệt các tiêu chuẩn, hướng dẫn lấy mẫu, phương pháp thử, và các
quy
trình kiểm tra chất lượng khác;
• Phê duyệt và theo dõi việc kiểm nghiệm theo hợp đồng;
• Kiểm tra việc bảo dưỡng cơ sở, nhà xưởng và máy móc thiết bị;
• Đảm bảo các thẩm định phù hợp được thực hiện;
• Đảm bảo việc đào tạo ban đầu và đào tạo liên tục cho nhân viên bộ

phận kiểm tra chất lượng được thực hiện và việc đào tạo được điều chỉnh
cho phù hợp với nhu cầu.
Bộ phận Dịch vụ khách hàng của Công ty thường trực tiếp nhận và giải
quyết kịp thời tấtcả các phàn nàn, khiếu nại của khách hàng về chất lượng
sản phẩm và dịch vụ của Công ty.
Bước 3: Thiết lập các thủ tục, quy định, tiêu chuẩn cho từng công
đoạn và huấn luyện cán bộ công nhân viên.
a. Thiết lập các thủ tục, quy định, tiêu chuẩn cho từng công đoạn
Việc quản lý chất lượng sản phẩm được thực hiện đồng bộ xuyên suốt
quá trình sản xuấtcủa Công ty, từ nhập nguyên vật liệu đến quy trình
công nghệ và lưu kho sản phẩm:
• Kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu: nguyên vật liệu đầu vào cho sản
xuất đều đượckiểm tra kỹ trước khi nhập kho đảm bảo đúng những tiêu
chuẩn quy định. Trong thờigian nguyên liệu được lưu kho chờ sản xuất,
bộ phận kiểm nghiệm có trách nhiệmthường xuyên theo dõi, phát hiện
những bất thường về chất lượng để đề nghị xử lý kịpthời.
• Kiểm tra chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất: kiểm soát chặt
chẽ quy trìnhsản xuất, đảm bảo tại các khâu sản xuất, các thao tác, thủ tục
được tiến hành đúng theo qui trình kỹ thuật nhằm đảm bảo chất lượng
bán thành phẩm qua từng công đoạn và không để sản phẩm cuối cùng
kém chất lượng đến tay người tiêu dung.
• Kiểm tra chất lượng sản phẩm trong quá trình lưu kho: định kỳ, bộ phận
kiểm tra chất lượng tiến hành kiểm tra thường xuyên chất lượng hành hóa
trong kho, lập báo cáo và đề xuất biện pháp xử lý đối với các trường hợp
bất thường về chất lượng.
• Thực hiện theo dõi chất lượng sau sản xuất: Các lô hàng đều phải được
kiểm tra chặt chẽ và theo dõi theo hệ thống mã số và hồ sơ nhằm truy tìm
nguồn gốc sản phẩm trong trường hợp có sự cố xảy ra đối với khách hàng
khi sử dụng sản phẩm của Công ty.



Các số liệu về phàn nàn, khiếu nại của khách hàng mà Bộ phận Dịch vụ
khách hàng thu về phải được thống kê và sử dụng để ra các quyết định
cải tiến liên quan.
b. Huấn luyện cán bộ công nhân viên.
Công nhân và cán bộ quản lý sản xuất định kỳ được huấn luyện kiến thức
và thực hành về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bước 4: Thực hiện và theo dõi.
Bước 5: Giám sát việc thực hiện: đánh giá hiệu quả, cải tiến.
Hệ thống thực hành sản xuất tốt được đánh giá từ bên ngoài 2 lần mỗi
năm.
Ngoài ra, hệ thống được đánh giá nội bộ tối thiểu 2 lần/năm để phát
hiện những điểm không phù hợp để thực hiện hành động khắc phục và
chỉ ra những điểm cần cải tiến.
Phân tích quy trình sản xuất áp dụng GMP_Nutifood
Nhân sự và đào tạo:
Cán bộ làm việc tại nhà máy có đầy đủ sức khỏe, kinh nghiệm, được
đào tào đầy đủ các kỹ năng trình độ chuyên môn để đảm bảo thực thi tốt
nhiệm vụ được giao.
Có văn bản hướng dẫn, phân công quyền hạn rõ ràng của các cán bộ ở
các bộ phận, cán bộ giám sát từng khâu, từng tiến độ trong dây chuyền
sản xuất.
Đồng thời, thường xuyên đánh giá đầy đủ, công bằng năng lực, kiến
thức của các nhân viên.
Đào tạo kỹ năng vận hành hệ thống máy móc, phương thức khắc phục
sự cố bất ngờ.
Đào tạo kiến thức cơ bản về GMP (nhập môn) cho tất cả mọi thành
viên của doanh nghiệp để hiểu rõ vai trò và tầm quan trọng của hệ thống
và tự giác thực hiện các quy định. Việc đào tạo được thực hiện liên tục và
hiệu quả đào tạo được đánh giá định kỳ. Hồ sơ đào tạo được lưu giữ.

Đào tạo kiến thức chuyên sâu cho các cán bộ chủ chốt theo từng giai
đoạn: kỹ năng xây dựng và triển khai áp dụng hệ thống tài liệu, kỹ năng
đánh giá nội bộ và kỹ năng giám sát, thẩm định GMP.
Tọa đàm về vệ sinh an toàn thực phẩm và quy định công ty, đảm bảo
phải được tất cả nhân viên trong khu vực sản xuất và khu kiểm tra hiểu
và làm theo một cách nghiêm ngặt.


Năm 2011, NutiFood đã triển khai thành công hệ thống quản trị
nguồn lực doanh nghiệp (ERP- Enterprise Resource Planning) cùng
tập đoàn Oracle (Hoa Kỳ) với tổng giá trị hơn 600.000 USD. Với việc
ứng dụng hệ thống quản lý nguồn lực doanh nghiệp (ERP / Enterprise
Resource Planning) Oracle E-Business Suite Release 12, NutiFood đã
gia tăng sức cạnh tranh bằng cách hợp lý hoá các quy trình nghiệp vụ
chính. Cụ thể, năng suất của tổ chức tăng 15% và tiết kiệm thời gian
30%; giảm thiểu các thủ tục giấy tờ; chi tiết và quản lý hiệu quả hệ
thống khách hàng; nâng cao khả năng quản lý hàng tồn kho; thông tin
hoạt động của doanh nghiệp được hợp nhất và có thể truy xuất nhanh
chóng, củng cố và quản lý hệ thống thông tin doanh nghiệp.
“NutiFood đã xây dựng những cam kết mạnh mẽ với khách
hàng của mình. Với Oracle E-Business Suite chúng tôi sẽ thuận lợi
trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế của ngành thực phẩm dinh
dưỡng. Dự án sau khi triển khai đã giúp nâng cao năng lực sản xuất
cũng như tối đa hoá hiệu quả hoạt động các phòng ban nghiệp vụ
xuyên suốt công ty, đảm bảo những cam kết mà khách hàng trông đợi
ở chúng tôi.”, bà Trần Thị Lệ, Tổng giám đốc công ty NutiFood chia
sẻ.
Như vậy: Trải qua 12 năm phát triển của mình, NutiFood, với
tâm huyết của đội ngũ các chuyên gia dinh dưỡng đã và sẽ luôn kiên
định một hướng đi riêng với sứ mệnh: “Mỗi sản phẩm làm ra trước hết

không phải để tìm kiếm lợi nhuận mà để đáp ứng những nhu cầu về
dinh dưỡng của cộng đồng”.


Nhà xưởng, máy móc, thiết bị:
Nhà máy nằm trong khu công nghiệp Mỹ Phước, Bình Dương,
vì vậy quá trình kiểm soát dễ dàng, thuận lợi, hơn nữa, tránh được các
nguồn gây nhiễm từ bên ngoài.
Nhà máy được thiết kế, xây dựng đáp ứng được các yêu cầu cơ
bản như chống bão lũ, chống côn trùng, sâu bọ xâm nhập.

NutiFood đã đầu tư xây dựng nhà máy hiện đại với công nghệ
tiên tiến của thế giới nhập khẩu từ Đức, Thụy Điển…để bảo đảm sản
xuất ra những sản phẩm chất lượng ổn định:
Công ty vừa đưa vào vận hành dây chuyền sản xuất sữa tiệt
trùng UHT hiện đại từ công ty Combibloc (Đức).
Đồng thời, công ty cũng vừa lắp đặt dây chuyền công nghệ sản
xuất sữa bột mới nhất, có tính năng sản xuất siêu sạch.Đây là hệ thống
thiết bị của hãng WOLF (Đức) trị giá hơn 60 tỷ đồng, tự động hoàn
chỉnh từ khâu vệ sinh, tiệt trùng lon đến khâu thành phẩm, bao gồm cả
việc bơm khí trơ trong quá trình chiết rót nhằm hạn chế oxy trong sản
phẩm, tăng tuổi thọ của sữa. Ngoài việc đầu tư công nghệ mới,
Nutifood cũng yêu cầu nhà cung cấp từ Australia, New Zealand, Đan
Mạch đồng thời với cơ quan y tế trong nước kiểm nghiệm nhằm ngăn


chặn nguồn độc tố, đặc biệt là chất melamin, xâm nhập trong nguyên
liệu.
Khu vực sản xuất bao bì, lon hộp tiếp xúc trực tiếp với sữa
được bố trí biệt lập với khu vực sản xuất sản phẩm khác, phù hợp với

các khu vực khác như kho bảo quản nguyên liệu đầu vào, vật liệu
đóng gói, sắp xếp hợp lý, ngăn nắp.

Các phòng trong khu vực sản xuất được thiết kế đủ rộng để
thuận lợi cho việc lắp đặt, bảo dưỡng thiết bị, thuận tiện cho các thao
tác của nhân viên.
Phòng cân, cấp phát, lấy mẫu nguyên liệu, phòng pha chế,…
được bố trí trong khu vực có cấp độ sạch thích hợp với các yêu cầu
của Bộ Y Tế đưa ra.
Trần, tường, sàn ở khu sản xuất được làm nhẵn, để dễ vệ sinh,
các góc tiếp nối được bo tròn, có hệ thống cấp khí gắn màng lọc với
số lần trao đổi không khí và mức chênh áp phù hợp, có các airlock
hoặc pass-box cho nguyên liệu/sản phẩm, các airlock nhân viên (có
thể đồng thời là phòng rửa/sấy tay, thay trang phục lao động, có kệ
inox “xoay” để dép/giày thường/sạch),… để giảm thiểu tích tụ bụi
bẩn, nhiễm hay nhiễm chéo. Các thông số như số lần trao đổi không
khí, chênh lệch áp suất giữa các phòng với hành lang luôn được thiết
lập, duy trì và kiểm tra để giảm thiểu tình trạng nhiễm, nhiễm chéo.


Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, không gian tại phòng sản xuất luôn
được kiểm soát để phù hợp với dây chuyền, các thao tác vận hành
thiết bị, tính chịu nhiệt, độ ẩm của sản phầm luôn được giám sát bởi
các quy trình nghiêm ngặt.
Trang thiết bị tại nhà xưởng được bố trí, lắp đặt một cách hợp
lý, phù hợp với từng công đoạn, tiết kiệm thời gian trong khâu vận
chuyển, đưa nguyên liệu vào quy trình.

Các khu vực bảo quản nguyên liệu đầu vào, đồ bao gói và thành
phẩm được thiết kế, xây dựng có nhiệt độ, độ, ẩm, ánh sáng phù hợp

và được trang bị các giá bảo quản. Các khu vực đều có ký hiệu riêng
biệt để mã hóa, tránh nhầm lẫn.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thăm dây chuyền sản
xuất sữa tiệt trùng (UHT) hiện đại mà NutiFood vừa nhập khẩu từ
Combibloc (Đức)


Vệ sinh
Khu vực chứa rác thải, xử lý rác thải, bảo quản hóa chất dễ
cháy nổ, nhà xe, phòng thay đồ, quần áo, tư trang, phòng vệ sinh, nhà
ăn, phòng nghỉ được bố trí cách biệt khu vực sản xuất, kiểm nghiệm
và bảo quản.
Công ty thường xuyên tổ chức các đợt kiểm tra định kỳ và đột
xuất để luôn giám sát, đánh giá một cách khách quan nhất tình hình
tổng thể điều kiện sản xuất, đảm bảo tuân thủ đúng quy trình mà tiêu
chuẩn bắt buộc.
Việc vệ sinh nhà xưởng luôn được thực hiện thường xuyên,
định kỳ đều có các đợt tiệt trùng hệ thống cung cấp không khí và các
phòng sản xuất. Luôn có quy trình trách nhiệm làm vệ sinh các
airlock, pass-box, hành lang chung, đường cấp/hồi của hệ thống điều
hòa không khí.
Việc phân loại, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt và chất thải
nguy hại nhằm đảm bảo công tác vệ sinh môi trường luôn được thực
hiện nghiêm túc, được giám sát, kiểm tra một cách chặt chẽ, có văn
bản quy định rõ ràng, xử phạt nghiêm minh.

Hệ thống xử lý nước thải của nhà máy


Nguyên liệu:


Nguyên liệu đầu vào hoàn toàn được nhập khẩu từ nước ngoài:
Nguồn nguyên liệu của Công ty 80% được nhập từ New Zealand và
20% nhập từ Australia đã đươc chọn lọc theo tiêu chuẩn quốc tế và
quá trình kiểm soát chặt chẽ bởi các hệ thống quản lý chất lượng.
Công ty Murray Gouburn (Công ty cung ứng nguyên liệu cho
Nutifood) cũng đang cung ứng nguyên liệu cho hơn 100 quốc gia trên
thế giới và cho các công ty thực phẩm Việt Nam như: Vinamilk,
Nestle, Quảng Ngãi, Hải Hà, Hancofood... Chất lượng nguyên liệu sữa
của Murray Goulburn luôn đồng nhất dù được cung ứng ở bất kỳ quốc
gia nào vì tất cả những điều kiện sản xuất của công ty rất ổn định và
được kiểm soát chặt chẽ bởi hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002.
Murray Goulburn ứng dụng hệ thống tiêu chuẩn HACCP nên đảm bảo
tính an toàn cho sản phẩm, cạnh đó Murray Goulburn còn có một
phòng thí nghiệm vi trùng học đặt tại Yarram dùng để giám sát môi
trường và mẫu sản phẩm từ tất cả các nhà máy.Ngoài ra, ngay từ khâu
lựa chọn nhà cung cấp và kiểm tra nguyên liệu sữa đầu vào, công ty
Nutifood đã tuân thủ nghiêm ngặt quy trình chất lượng, đảm bảo các
chỉ tiêu về hoá lý, vi sinh, quy cách đóng gói, cũng như các chứng
nhận về nguồn gốc.


Kiểm soát quy trình chế biến tạo thành phẩm:

Quá trình sản xuất được áp dụng theo quy trình khép kín, dựa
trên công nghệ hiện đại được nhập trực tiếp từ Úc. Quy trình đảm bảo
chặt chẽ các yếu tố vệ sinh, luôn được giám sát và đo lường các chỉ số
để đảm bảo sản phẩm được sản xuất ra hoàn toàn chất lượng.
Thường xuyên có nhân viên giám sát, kiểm tra chất lượng của
thành phẩm, kịp thời xử lý nếu có lỗi xảy ra.


Quá trình quản lý giám sát luôn được thực hiện bởi các nhân
viên có trình độ và kinh nghiệm cao, được bồi dưỡng nghiệp vụ, được
đánh giá toàn diện.
Bao bì đóng gói:
Bao bì, màng nhôm, màng chất dẻo dùng để đóng gói, tiếp xúc
trực tiếp với thành phẩm luôn được kiểm soát chặt chẽ điều kiện sản
xuất, để đảm bảo được yêu cầu vệ sinh.


Quy trình cho sản phẩm vào hộp, đóng gói, dập nắp được làm
hoàn toàn bằng dây chuyền hiện đại, tiên tiến, tiết kiệm được thời
gian, tính chính xác cao

Kiểm tra chất lượng:

Phòng kiểm nghiệm được thiết kế và xây dựng phù hợp với các
hoạt động kiểm tra chất lương sản phẩm, và đánh giá môi trường sản
xuất tại cơ sở, được cấp sạch theo đúng quy định GMP-WHO. Nhân


viên làm việc tại phòng này đều là những người có trình độ chuyên
môn cao, có kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu.
Bộ phận kiểm tra chất lượng thường xuyên nghiên cứu độ ổn
định để đưa ra hạn sử dụng phù hợp ở điều kiện bảo quản thích hợp
đối với từng loại sữa.
Bảo quản và phân phối của công ty Nutifood
Bảo vệ sản phẩm không bị nhiễm bẩn
Bảo quản sản phẩm:
Sản phẩm: phải để trên pallet

Pallet: không ướt, mốc, hỏng
Sản phẩm cùng lô: để liên tiếp gần nhau
Không đan xen sản phẩm trong một hàng
Quét bụi trước khi xuất hàng
Không ngồi, đứng trên sản phẩm
Xe chở sữa: phải có bạt phủ, vệ sinh tốt
Bảo dưỡng thiết bị:
Bảo dưỡng định kỳ
Kiểm tra thiết bị: có bị rò rỉ dầu mỡ không
Sau bảo dưỡng: vệ sinh sạch vết dầu bám
Bảo quản sử dụng hóa chất
Hóa chất phải được sử dụng đúng mục đích, an toàn, tiết kiệm
Thuận lợi và khó khăn áp dụng GMP_Nutifood
Thuận lợi
-Được sự quan tâm, thấu hiểu và cam kết của lanh đạo Công ty về
GMP, …
-Có nguồn lực kinh tế dồi giàu để thực hiên GMP, ….
-Việc triển khai GMP của Nutifood có sự hưởng ứng tích cực từ phía
ban lãnh đạo. Nutifood đã đầu tư tài chính nâng cao về chất lượng cơ
sở kỹ thuật cũng như nguồn nhân lực. Để cho ra đời các sản phẩm có
chất lượng cao, công ty đã dần sử dụng quy trình công nghệ hiện đại
của Thụy Điển, đội ngũ nhân viện có trình độ, đáp ứng được các quy
trìnhnghiêm ngặt.


-Ổn định được nguồn cung đầu vào với hai nguồn nguyên liệu sữa
nhập từ nước ngoài là Newzealand (chiếm 80%) và Úc (chiếm 20%).
-Có sự hợp tác với đơn vị Phần mềm chiến lược số 3 (FSU3, thuộc
FPT Software), Nutifood chính thức ký hợp đồng cung cấp phần mềm
và triển khai quy trình quản lý hệ thống nhằm mang lại hiệu quả trong

việc xây dựng hướng phát triển theo tiêu chuẩn GMP một cách tốt
nhất.
-Sự hỗ trợ của các cấp ngành chức năng trong việc tiêu chuẩn hoá các
điều kiện của GMP như việc xây dựng nhà xưởng, nguồn nước sản
xuất, …
Khó khăn
-Việc Nutifood phải hứng chịu tin đồn về việc sử dụng nguyên liệu
sữa kém phẩm chất lượng đã gây ảnh hưởng không tốt tới uy tín. Tuy
nhiên, Nutifood đã có buổi họp báo ngay sau đó để đính chính tin đồn
là không có căn cứ.
-Sự ảnh hưởng từ khó khăn do thiếu môi trường trợ giúp chung cho tất
cả các doanh nghiệp Việt Nam. Việc này khiến cho Nutifood phải tốn
kém cả về thời gian và tiền bạc trong việc tìm hiểu khung pháp lý, các
lý luận cơ sở cho việc áp dụng GMP hiệu quả và thành công.
Ý nghĩa của áp dụng GMP _ Nutifood
-Tạo khoảng cách khó khăn cho những người gia nhập nhành sau
-Tiêu chuẩn hóa điều kiện vệ sinh và hoạt động kiểm soát vệ sinh nhà
xưởng, con người, sản xuất
-Giảm phần lớn nguy cơ ngộ độc, kiện cáo, phàn nàn của khách hàng
Chi phí thấp hơn do quá trình sản xuất và việc kiểm soát chất lượng
được chuẩn hóa, các yêu cầu tối thiểu về nhà xưởng, thiết bị được xác
định rõ ràng để đầu tư hiệu quả (không đầu tư quá mức cần thiết gây
lãng phí hay đầu tư không đúng yêu cầu).
-Nutifood giữ ổn định chất lượng; cải tiến năng suất; giảm sự lãng phí
và giảm tỉ lệ sản phẩm bị phế phẩm.
-Cải thiện tính năng động, trách nhiệm và hiểu biết công việc của đội
ngũ nhân viên, Tăng cường sự tin cậy của khách hàng và cơ quan
quản lý.



-Đạt được sự công nhận Quốc tế, bảo vệ thương hiệu của sản phẩm,
tăng khả năng cạnh tranh và tiếp thị, tăng cơ hội kinh doanh, xuất
khẩu thực phẩm.


KẾT LUẬN
Một doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn GMP sẽ cải thiện được cơ bản
và toàn diện điều kiện vệ sinh an toàn của cơ sở sản xuất cũng như các hoạt
động sản xuất và đáp ứng các yêu cầu của pháp luật về quản lý vệ sinh an
toàn thực phẩm.
Là một cách thức kiểm soát sản xuất, trên cơ sở đó sẽ giúp nhà sản
xuất giữ ổn định chất lượng; cải tiến năng suất; giảm sự lãng phí và giảm tỉ
lệ sản phẩm bị phế phẩm.
Khi sản phẩm được chứng nhận có nghĩa là sản phẩm đó có các chỉ
tiêu chất lượng, vệ sinh an toàn phù hợp với qui định trong tiêu chuẩn (hoặc
quy chuẩn kỹ thuật) có liên quan. Điều này đã tạo lòng tin của khách hàng
đối với nhà sản xuất, góp phần nâng cao uy tín của nhà sản xuất, vì thế giúp
cho nhà sản xuất dễ dàng trong việc mở rộng thị trường và thuyết phục
khách hàng chấp nhận sản phẩm.
Những sản phẩm được chứng nhận
sẽ có ưu thế cạnh tranh đối với những sản phẩm cùng loại nhưng chưa được
chứng nhận, chính vì vậy mà GMP đã trở thành công cụ tiếp thị hữu hiệu
cho nhà sản xuất.
Mặt khác, việc áp dụng GMP trong sản xuất là một trong những lợi ích
rất lớn đối với xã hội. Vì xã hội được sử dụng những sản phẩm an toàn, hợp
về sinh….




×