NỀN KINH TẾ VIỆT NAM: CÂU CHUYỆN THÀNH CÔNG
HAY TÌNH TRẠNG LƯỠNG THỂ BẤT THƯỜNG?
David Dapice - 2004
Một phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ
1
Sự lưỡng thể
Tiêu đề của tài liệu này có dùng chữ "lưỡng thể".
Thuật ngữ này bắt nguồn từ những lý thuyết về
phát triển kinh tế. Đây là khái niệm nói về một khu
vực "truyền thống", ví dụ như khu vực nông
nghiệp, sử dụng nhiều lao động nhưng chỉ đạt mức
thu nhập trung bình, và đặc biệt là thu nhập biên,
rất thấp
2
. Điều này có nghĩa là lương thấp và
không có đủ công việc cho cả năm. Người ta nói
rằng khu vực này có triển vọng tăng trưởng hạn
chế. Bên cạnh đó là một khu vực "hiện đại", ví dụ
như khu vực công nghiệp hay các ngành dịch vụ
cao cấp. Đây là khu vực có năng suất lao động và
mức lương cao hơn, triển vọng tăng trưởng và công
nghệ tốt hơn. Khu vực này tạo ra lợi nhuận, tái đầu tư lợi nhuận, thu hút nhiều lao động từ
khu vực truyền thống, vì vậy làm gia tăng mức lương và năng suất. Mô hình có hai khu
vực như vậy là mô hình do Athur Lewis đưa ra và được phát triển thêm bởi các nhà kinh tế
sau đó. Mô hình là sự mô tả cổ điển về con đường phát triển của một nền kinh tế. Lực
lượng lao động sẽ chuyển từ khu vực có năng suất lao động và mức tăng trưởng thấp sang
khu vực có năng suất lao động và mức tăng trưởng cao - đó cũng là khu vực sử dụng hiệu
quả công nghệ để tạo ra lợi nhuận dùng cho đầu tư tiếp theo.
Những điểm mạnh của kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã có một thập kỷ rất thành công vào những năm 90: tăng trưởng rất nhanh
trong giai đoạn 1990-1997 và tránh được những hậu quả tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng
một vài năm sau đó. Trong thời gian gần đây, sức mạnh kinh tế Việt Nam không gây ấn
tượng như trong thập kỷ trước nhưng cũng có những điểm mạnh nổi bật.
1
Nghiên cứu của David O. Dapice, Giáo sư Đại học Tufts và Học giả Cao cấp tại Chương trình
Việt Nam, Trường Kennedy. Chúng tôi đăng theo ấn phẩm của UNDP và Chương trình Fulbright
6/2003 có một chút sửa đổi với sự đồng ý của giáo sư Đavi O. Dapice.
2
Nói cho chính xác thì đó là tình trạng mà việc tăng chậm hay bớt đi vài phần trăm của lực lượng
lao động không làm sản lượng thay đổi nhiều.
Nền kinh tế Việt Nam đã có những
bước tăng trưởng vượt bậc trong thập
kỷ 90
1 .Tốc độ tăng trưởng GDP: trong giai đoạn 1998-2002, Ngân hàng châu á (ADB) ước tính
rằng, Việt Nam đạt mức tăng trưởng khoảng 5,5% mỗi năm, tức là bằng ấn Độ, và chậm
hơn nhiều so với Trung Quốc và Băng-la-đét. (Theo số liệu chính thức thì mức tăng trưởng
là 6%; IMF ước tính mức thấp hơn 5%). Dự tính là tốc độ tăng trưởng đạt 6-7% trong năm
2003, tuy nhiên cũng còn những rủi ra của kinh tế thế giới và dịch bệnh SARS.
2. Xuất khẩu: điểm sáng là xuất khẩu đã tăng từ 9,1 tỷ USD năm 1997 lên 16,5 tỷ USD
năm 2002, tức là ở mức 12%/năm. Đây là mức tăng cao hơn nhiều quốc gia khác và gần
bằng Trung Quốc.
3. Công nghiệp chế biến: Công nghiệp chế biến cũng đạt mức tăng trưởng lành mạnh,
trung bình là 10%/năm trong giai đoạn 1998-2002 tính theo GDP giá cố định. Tổng sản
lượng công nghiệp còn tăng nhanh hơn, đạt mức trên 14%/năm từ 1988-2002.
4. Ổn định kinh tế vĩ mô: lạm phát thấp và thâm hụt ngân sách đã được kiềm chế xuống
mức chấp nhận được. Nợ xấu theo báo cáo ở các ngân hàng đã giảm xuống tới mức có thể
quản lý được dưới 10% tổng dư nợ. Nợ nước ngoài cũng ở mức chấp nhận được.
5. Đầu tư tư nhân: khu vực tư nhân chính thức trong nước là khu vực phát triển năng động
nhất kể từ năm 2000 khi Luật Doanh nghiệp được thông qua. Công nghiệp tư nhân, chưa
tính đến thành phần 20%/năm kể từ 1999 mặc dù xuất phát điểm còn thấp. Toàn bộ khu
vực tư nhân chính thức đã tạo ra thêm 1,75 triệu việc làm từ năm 2000 đến năm 2002.
Trong khi toàn bộ khu vực nhà nước hầu như không tạo ra thêm việc làm.
6. Giảm nghèo: Tính theo chuẩn quốc tế thì tỷ lệ nghèo đã giảm từ 58% vào năm
1992/1993 xuống 37% vào năm 1997/1998 và hiện nay là 32%. Việc trong vòng 10 năm
mà giảm được gần một nửa tỷ lệ nghèo là một thành tựu tuyệt vời; thành tựu này đi cùng
với tỷ lệ nhập học tăng nhanh ở tất tả các cấp và những cải thiện về sức khoẻ và dinh
dưỡng
3
. Bất bình đẳng về thu nhập mặc dù có tăng những vẫn còn thấp so với tiêu chuẩn
quốc tế.
Những thành tựu nêu trên là đáng kể và cũng đáng để các nhà lãnh đạo Việt Nam tự hào.
Mặc dù không được liệt kê ở trên , nhưng cũng cần ghi nhận các thành công khác như việc
tăng nhanh số điện thoại cố định, điện thoại cầm tay và lượng khách du lịch tăng gấp đôi từ
1995 đến 2002. Những chuyển biến tích cực cũng ghi nhận nữa là sự tiến bộ trong việc
phát triển cơ sở hạ tầng và người Việt Nam bình thường cũng có nhiều của ăn của để hơn.
Vì vậy, cũng không có gì đáng ngạc nhiên nếu người Việt Nam là những người tỏ ra lạc
quan nhất trong số 44 nước được Trung tâm Nghiên cứu Pew khảo sát về những kỳ vọng
của người dân ở các nước đó đối với tương lai; các kết quả khảo sát được đề cập trên tờ
Diễn đàn Thông tin Quốc tế (lnternational Herald Tribune) ngày 5/12/2002.
3
Có nhiều cách để đánh giá sự phát triển xã hội nhưng Chỉ số Phát triển Con người (HDI) của
UNDP hiện được sử dụng rộng rãi. Nếu như 1,0 là mức phát triển hoàn thiện thì mức của Việt
Nam là 0,68, tức là tăng từ mức 0,58 của năm 1985. Mức này cao hơn của Indonesia và thấp hơn
một chút so với mức 0,72 của Trung Quốc. Tuy nhiên, Phi-líp-pin, Thái Lan và Ma-lay-xi-a đều
đạt từ 0,75 trở lên (UNDP, 2002). Tuy nhiên. ngoài việc tính tỷ lệ biết chữ, HDI chưa tính đến
chất lượng giáo dục.
Ý kiến nêu để trao đổi
Thành công của Việt Nam trong những năm 1998-2002 có thể so với mức trung bình của
các nước đang phát triển ở châu á - châu lục chịu ảnh hưởng nhiều của Trung Quốc. Quỹ
Tiền tệ Quốc tế (iMF ước tính rằng mức tăng trưởng trung bình trong những năm này của
các nước đang phát triển châu á là 5,8%, nhưng IMF cũng tính rằng Việt Nam đạt mức
4,8% trong cùng giai đoạn. Nếu như sử dụng con số của ADB là 5% thì Việt Nam đạt mức
thấp hơn trung bình một chút nhưng còn tốt hơn nhiều nước khác. Được như vậy là khá tốt
nhưng chưa phải tuyệt vời.
Tuy nhiên, tăng trưởng xuất khẩu rõ ràng là một sự thành công. Trong giai đoạn 1998-
2002, xuất khẩu tính theo USD của các nước đang phát triển ở châu á tăng 8%/năm trong
khi xuất khẩu của Việt Nam tăng 12%/năm. Xuất khẩu hàng may mặc và giầy dép của Việt
Nam tăng mạnh, trong đó hàng may mặc tăng gấp đôi và hàng giầy dép tăng 80%. Đây là
những ngành công nghiệp có khả năng cạnh tranh và việc Việt Nam có khả năng chiếm thị
phần lớn hơn trong xuất khẩu toàn cầu cho thấy Việt Nam có khả năng cạnh tranh trên các
thị trường thế giới. Việc Việt Nam đạt được tỷ lệ xuất khẩu tăng lên như trên trng khi hàng
xuất khẩu là gạo và cà phê xuống dưới mức 600 triệu USD là một dấu hiệu khích lệ. Tuy
nhiên, mức tăng xuất khẩu thuỷ sản (tăng gần gấp đôi và đạt trên 2 tỷ đô USD) đã bù lại
cho sự giảm xút của một số mặt hàng nông nghiệp và mức tăng như vậy của xuất khẩu
thuỷ sản khó có thể lặp lại trong tương lai. Những sản phẩm xuất khẩu không được tính
trong những nhóm sản phẩm lớn như nông nghiệp, than và dầu thô, dệt may hay thuỷ sản
hải sản, cũng đàn tăng nhanh - đạt mức trên 80%. Điều này cho thấy có nhiều sản phẩm và
ngành nghề khác đang tìm kiếm thị trường bên ngoài. Đây là dấu hiệu tốt của sự phát triển
lành mạnh bởi vì sẽ thật là mạo hiểm nếu chỉ dựa vào một vài mặt hàng xuất khẩu lớn
4
.
Sự tăng trưởng trong khu vực công nghiệp chế biến chắc chắn là nhanh nhưng chất lượng
thì còn chưa rõ. Tăng trưởng phần nhiều là do đóng góp của những ngành công nghiệp
nặng được bảo hộ mạnh và sẽ phải giảm chi phí sản xuất trong tương lai rất gần để cạnh
tranh với những nhà cung cấp của các nước ASEAN . Một số các dự án do nhà nước đỡ
đầu về lọc dầu và phân bón vẫn được triển khai theo hướng trên dù rằng các dự án đó có
thể sẽ đòi hỏi phải trợ giá và/hay bảo hộ. Và việc tiếp tục trợ giá hay bảo hộ như vậy sẽ
khiến các đối tác thương mại của Việt Nam trả đũa bằng thuế suất cao hơn. Một lĩnh vực
nghiên cứu quan trọng là xác định xem trong số các đầu tư gần đây thì đầu tư nào có thể
giảm được chi phí và đầu tư nào sẽ phải đối mặt với khả năng đóng cửa, thu hẹp sản xuất
hoặc phải được trợ giá.
Đầu tư tư nhân chắc chắn là đã tăng nhanh. Mặc dù từ trước khi Luật Doanh nghiệp ra đời,
đã có những dấu hiệu là nguồn đầu tư này tăng nhanh nhưng sự tăng vọt thực sự xảy ra kể
từ sau khi có Luật. Rõ ràng Việt Nam đã chứng kiến một bước thay đổi quan trọng với
54.000 doanh nghiệp và 4,7 tỷ USD vốn mới đăng ký trong quãng thời gian từ cuối năm
4
Việt Nam không phải là một nước xuất khẩu dầu lớn nhưng đối với một số nước dầu lửa là mặt
hàng xuất khẩu chủ đạo. Xuất khẩu nhiều dầu mang lại thu nhập lớn nhưng cũng đêm lại nhiều
rủi ro. Khi một nước phát triển lên thì luôn phải đa dạng hoá danh mục mặt hàng xuất khẩu của
mình và việc này sẽ giúp tránh được những vấn đề có thể phát sinh ở một ngành sản xuất nào đó
gây chấn động lớn cho nền kinh tế.
1999 đến cuối năm 2002. Vào năm 2001, tới 24 tỉnh có mức đầu tư tư nhân đạt ít nhất là
10 USD bình quân đầu người riêng năm đó. Như vậy, dạng đầu tư này đến được nhiều địa
phương hơn so với FDI và khu 1 vực năng động nhất này có thể đem lại những lợi ích
được phân phối rộng rãi chứ không như lo ngại của một số người. Ví dụ, ở miền núi phía
Bắc, 7 trong số 16 tỉnh có mức đầu tư bình quân đầu người đạt trên 10 USD trong năm
2001 trong khi 4 tỉnh khác trong cùng khu vực có mức thấp hơn 5 USD rất nhiều. Một
trong những tỉnh có mức đầu tư tư nhân bình quân đầu người thấp nhất là Sơn La, tỉnh có
một con đường tốt nối với Hà Nội. Vì vậy, rõ ràng rằng nguyên nhân của những khác biệt
không chỉ là sự biệt lập. Cũng như vậy, trong năm 2001, mức đầu tư tư nhân tính theo đầu
người của Thanh Hóa chỉ bằng 1/10 của Nghệ An và khoảng 1/20 của Quảng Trị. Khu vực
ven biển Bắc Trung Bộ có những hoàn cảnh khó khăn nhưng chắc chắn rằng các tỉnh
trưởng cùng một khu vực lẽ ra phải đạt được những kết quả phát triển gần như nhau.
Tỷ lệ học sinh nhập học cũng thật ấn tượng. Theo các số liệu chính thức thì tỷ lệ nhập học
tiểu học tăng từ 70% trong các năm 1994/1995 lên 94% trong các năm 1999/2000. Tỷ lệ
nhập học ở cấp trung học cơ sở (tăng gấp đôi lên mức 68% vào năm 1999/2000) và trung
học (từ 13% lên 32%) còn ấn tượng hơn. Tỷ lệ nhập học tiếp tục tăng ở cấp trung học. Số
lượng sinh viên học toàn thời gian tại các trường đại học cũng tăng từ 173.000 năm 1995
lên 420.000 năm 1999. Các chỉ số về sức khỏe cũng tốt lên với tuổi thọ trung bình đạt trên
68 tuổi và tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh giảm từ 41/1000 trong năm 1995 xuống 27/1000 năm
2000. Những tiến bộ này cùng với việc giảm thiểu tình trạng suy sinh dưỡng cho thấy rằng
các ích lợi của quá trình phát triển đã được phân phối đến nhiều - nếu không nói là đồng
đều - nhóm dân cư khác nhau trong xã hội.
Tất nhiên rằng những điều kể trên đều là trong thời gian gần đây. Thế mạnh thường có
nghĩa là có khả năng đối phó với những thách thức trong tương lai đối với quá trình phát
triển. Hiện có xu hướng nghĩ rằng tình hình sẽ theo chiều hướng tốt như vậy mặc dù nhiều
nước đã nhận ra rằng tiếp sau giai đoạn tăng trưởng nhanh chóng lại hay nảy sinh những
trục trặc làm cho tăng trưởng chậm lại. Có những trường hợp ngoại lệ - đó là "bốn con
rồng" và Trung Quốc đã đạt tăng trưởng nhanh chóng trong hàng thập kỷ mà không bị
chậm lại, mặc dù rằng hiện phần lớn các con rồng nhỏ hơn đang chỉ tăng trưởng ở mức
5%/năm hay thấp hơn. SARS có thể làm chậm đi hay kẻ làm chậm đi tốc độ tăng trưởng
của Trung Quốc. (Không chỉ dịch bệnh SARS mà cả sự đầu tư không thích đáng cho y tế ở
nông thôn đã đưa đến rủi ro là tốc độ tăng trưởng bị giảm vì bệnh tật). Chất lượng của các
chính sách kinh tế và xã hội quyết định nền kinh tế có phát triển vững mạnh hay không.
Một nền kinh tế được quản lý tốt sẽ tăng trưởng nhanh hơn và bền vững hơn bởi vì nền
kinh tế đó có thể ứng phó hiệu quả hơn với các thách thức và hạn chế hậu quả của các trục
rặc kinh tế: Qua việc tìm ra và khắc phụ những điểm yếu, người ta có thể giữ cho nền kinh
tế và xã hội phát triển mạnh mẽ. Đó là lý do để tiến hành những phân tích như được trình
bầy trong tài liệu này.
Những điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam
Tất cả những trao đổi về các điểm yếu cũng như các điểm mạnh đều phải gắn với một tiêu
chí nào đó. Nên so sánh Việt Nam với nước nào? Rõ rằng rằng Việt Nam đã tăng trưởng
tốt cho tới năm 1997 và so với các nước khác thì tăng trưởng của Việt Nam cũng ở mức
tương đối tốt sau năm 1998. Một cách xem xét điểm yếu của nền kinh tế là tìm hiểu chiến
lược kinh tế bền vững tới mức nào – tức là những nguồn tạo ra tăng trưởng sẽ được tái tạo
và tăng lên hay là sẽ mất dần đi? Theo một nghĩa khác thì chiến lược kinh tế đó có bền
vững về mặt chính trị hay không – tức là chiến lược đó nói chung có thoả mãn được các
vùng và nhóm dân cư khác nhau không hay là sẽ tạo ra những áp lực dẫn đến các chính
sách kém hiệu quả hơn hoặc gây ra di dân với số lượng lớn và khó kiểm soát? Cách thứ ba
để hiểu những điểm yếu của nền kinh tế là so sánh Việt nam với những nơi tốt nhất chứ
không phải là nhữnh nơi trung bình. Ví dụ, có thể so sánh với Trung Quốc, mặc dù so sánh
như vậy thì Việt Nam khó mà hơn được.
Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng Xuất khẩu bình quân năm tính theo USD.
1995-2002 1997-2002 2000-2002
Trung Quốc
Việt Nam
11,8%
17,9%
12,2%
12,6%
14,4%
7,0%
Rõ ràng là tốc độ tăng trưởng của Việt Nam bị chậm đi trong khi tốc độ của Trung Quốc
lại tăng lên. Do cả hai nước đều ở cùng một hoàn cảnh kinh tế quốc tế, rõ ràng những biến
số nội tại chứ không phải những biến số bên ngoài là nguyên chân chính đưa đến sự khác
biệt này. Một trong những khác biệt lớn nhất giữa hai nền kinh tế là xu hướng FDI. Tính
theo lượng FDI chạy vào thì con số bình quân đầu người có kiểu hình như trong Bảng 2.
Bảng 2: FDI bình quân đầu người tính theo USD.
1997 1998 1999 2000 2001 2002
Trung Quốc
Việt Nam
$36
$29
$35
$22
$31
$18
$30
$17
$34
$16
$41
$17
Nguồn: IMF. Số liệu Thống kê Tài chính Quốc tế, dòng 78bed và ước tính cho năm 2002.
Bảng 2 về FDI bình quân đầu người cho thấy Việt Nam bắt đầu từ mức gần với mức của
Trung Quốc vào năm 1997, nhưng sau đó lại bị tụt xuống. Trên thực tế, Trung Quốc đã
vượt được mức trước đây của mình trong khi, FDI vào Việt Nam vẫn dậm chân ở con số
thấp hơn mức năm 1997 tới 40%. Để có thể quay trở lại sự chênh lệch về FDI bình quân
đầu người giữa hai nước như trong năm 1997 thì FDI bình quân đầu người của Việt Nam
phải tăng gấp đôi. Và ở đây chúng ta có thể nhắc lại một lần nữa là Trung Quốc và Việt
Nam đều là những nền kinh tế chuyển đổi có thu nhập thấp và chịu tác động của những
điều kiện kinh tế quốc tế gần giống nhau. Cả hai nước đều không bị ảnh hưởng nặng bởi
Khủng hoảng Châu á vì hai nước có chính sách kiểm soát dòng vốn và mức vay thương
mại của cả hai đều tương đối thấp. Tuy nhiên, Việt Nam thì gặp phải tình hình suy giảm
đáng kể trong khi Trung Quốc đã phục hồi hoàn toàn. Tại sao lại như vậy?
So sánh Việt Nam với Trung Quốc có thể là việc làm không công bằng và thậm chí không
thích hợp. Dù sao thì Trung Quốc cũng là một thị trường lớn và có những nét đặc thù ít
nước khác có được. Nhưng mặt khác, Việt Nam có lượng viện trợ nước ngoài bình quân
đầu người lớn hơn, có lợi thế là nguồn thu đáng kể từ dầu lửa và nhận được từ 1-2 tỷ USD
kiều hối hàng năm. Tổng lượng vốn từ các nguồn vốn vừa kể đạt tới 20% GDP. Thu nhập
bình quân đằu người của Việt Nam cũng chỉ bằng một nửa Trung Quốc. Bình thường thì
trong hai nước có điều kiện gần giống nhau, nước nào có thu nhập bình quân thấp hơn sẽ
dễ đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn. Đó là do việc áp dụng công nghệ và đầu tư vào nơi có
xuất phát điểm thấp hơn sẽ đem lại tác động lớn hơn tính theo tỷ lệ phần trăm. Nói một
cách khác, một nhà kinh tế sẽ kỳ vọng rằng, so với Trung Quốc thì Việt Nam phải có một
số lợi thế thậm chí ngay cả khi xét tới việc Trung Quốc có được những lợi thế khác như
quan hệ sắc tộc với Hồng Kông, Đài Loan và Singapore.
Nếu chúng ta không muốn so sánh Việt Nam với Trung Quốc thì có thể so sánh Việt Nam
với chính Việt Nam. Từ 1995 đến 1997, Việt Nam tăng trưởng 8,8%/năm và đầu tư trung
bình là 27,8% GDP. Điều đó có nghĩa là tại Việt Nam, cần 3,2 đơn vị đầu tư để tạo ra 1
đơn vị tăng trưởng. Theo những số liệu của ADB thì từ năm 2000 đến năm 2002, Việt
Nam cần 4,5 đơn vị đầu tư để có 1 đơn vị tăng trưởng: tỷ lệ này sẽ là 5:1 nếu dùng các số
liệu của IMF. Tại sao vào năm 2002, để tạo ra cùng một lượng tăng trưởng, lại cần một
lượng đầu tư cao hơn những năm 1990 tới 50%? Có thể một lý do là sự sụt giảm của FDI.
Dù rằng bây giờ Việt Nam không quá cần vốn như trước đây thì FDI còn mang lại công
nghệ, trình độ quản lý và những mối liên hệ về thị trường. Đồng thời, phần đầu tư do khu
vực nhà nước thực hiện cũng gia tăng. Nếu như giờ đây, quá trình tích luỹ vốn chứa đựng
nhiều hơn các cơ sở hạ tầng có hiệu quả thấp và các ngành công nghiệp nặng được lựa
chọn chưa đúng thì không có gì là ngạc nhiên nếu cần phải có những “yêu cầu” vốn lớn
hơn để tạo ra cùng một lượng tăng trưởng như trước đây.
Một cách làm nữa dể so Việt Nam với chính Việt Nam là trong lĩnh vực FDI. Có một số
nhân tố thuận lợi lẽ ra phải giúp Việt Nam thu hút được nhiều FDI hơn - đó là sự ổn định
về chính trị, tránh được rủi ro của nạn khủng bố và những lợi thế của việc mới thông qua
BTA với Hoa Kỳ. Mặc dù có những lợi thế như vậy, mức cam kết FDI đã giảm mạnh và
hiện chỉ bằng khoảng 1/4 mức của giữa thập kỷ 90 và thậm chí còn thấp hơn mức ngay sau
Khủng hoảng Châu á tới 20%. Mặt khác, FDI thực hiện và FDI thực tế chảy vào trong
những năm 2001-2002 cũng tăng lên so với những năm 1998-2000. Nguyên nhân của sự
gia tăng này là do những đầu tư lớn trong lĩnh vực năng lượng vào năm 2002. Những chỉ
số sơ bộ cho thấy FDI đăng ký trong năm 2003 sẽ thấp hơn năm 2002, nhưng lượng FDI
chảy vào và thực hiện có thể sẽ cao hơn chút ít. Các con số trong bảng tiếp theo được tính
theo tỷ USD.
Lượng FDI chảy vào trong những năm 1995-2002 đạt 11 tỷ USD, trong đó có 3 tỷ USD là
lĩnh vực dầu khí. Có khoảng 400.000 việc làm trong các doanh nghiệp nước ngoài nhưng
số việc làm trong các doanh nghiệp dầu khí lại rất ít. Như vậy, cần tới 20.000 USD FDI để
tạo ra một việc làm mặc dù rằng ở các ngành công nghiệp nhẹ (có khoảng 2 tỷ USD) thì
con số này có thể thấp hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, một lượng FDI khá lớn lại chảy vào các
liên doanh được hưởng mức bảo hộ cao và như vậy, về nhiều mặt, các liên doanh này cũng
giống với một số DNNN có mức chi phí sản xuất cao. Không phải các đầu tư FDI đều có
tác dụng tốt như nhau đối với tăng trưởng và việc làm – hộp ở phần sau về ngành đường sẽ
cho thấy rõ hơn điều này.
Bảng 3: Một số cách tính lượng FDI hàng năm ở Việt Nam
5
5
Những số liệu này là sự kết hợp các số liệu đôi khi không thống nhất của IMF và Bộ Kế hoạch -
Đầu tư. Tình hình này có thể là do sự điều chỉnh định kỳ theo hướng phản ánh lượng FDI đăng ký
thấp đi nếu việc đầu tư bị hoãn quá lâu hoặc điều chỉnh theo hưởng tăng lên nếu có các khoản
tăng FDI được chấp thuận. Nói chung thì số liệu FDI đăng ký theo giấy phép được sử dụng. Số
1995-1997 1998-2000 2001-2002
Lượng FDI đăng ký
Lượng FDI thực hiện
Lượng FDI chảy vào
$7,2
$2,6
$2,1
$2,5
$2,1
$0,8
$2,0
$2,3
$1,1
Sự lưỡng thể bất thường ở Việt Nam
Tại sao Việt Nam lại khác với Trung Quốc và khác cả với quá khứ mới đây của mình?
Chúng ta hãy quay lại với sự "lượng thể" được mô tả ở phần trên. Trước hết, nếu như có
một khu vực "hiện đại" theo cái nghĩa là một khu vực chiếm tỷ phần đầu tư lớn và thậm chí
còn tăng lên thì đó là khu vực nhà nước. Khu vực này chiếm 41% trong vốn đầu tư trong
giai đoạn 1993-1996 và tăng lên 56% trong những năm 2001-2002. Tuy nhiên, khu vực
nhà nước chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ về lao động trong giai đoạn này và tạo ra tốc độ tăng
trưởng việc làm có 2% kể từ năm 1998. Việc dù chiếm phần đầu tư lớn, nhưng tỷ trọng của
các DNNN trong khu vực phi nông nghiệp lại giảm đi so với các thành phần kinh tế khác
vốn được đầu tư ít hơn. Ví dụ, tỷ trọng của khu vực nhà nước trong công nghiệp giảm từ
50% năm 1995 xuống 37% vào tháng 1-3 năm 2003. Ngoài ra, các DNNN thường có mức
bảo hộ rất cao và cần phải vay những lượng vốn lớn để có thể tiếp tục phát triển. Điều này
thậm chí ngược với tình hình thường thấy ở những nơi khác là các doanh nghiệp độc quyền
không bị điều tiết thường không cần vay nhiều vì có siêu lợi nhuận. Trên một nửa vốn đầu
tư của các DNNN là từ tín dụng nhà nước, trong đó có nguồn từ hệ thống ngân hàng và các
nguồn khác.
Khi một quốc gia đưa phần lớn vốn đầu tư nhưng lại không đưa được lực lượng lao động
vào một khu vực, và khu vực này lại không thể tự tạo ra được ngân lưu hay không duy trì
được tỷ phần đóng góp của mình vào sản lượng của nền kinh tế dù đó được bảo hộ và
những lợi thế khác, thì đó không phải là biểu hiện của quản lý kinh tế tốt. Khu vực kinh tế
quốc doanh với chi phí cao, thể hiện qua thí dụ về ngành mía đường, cho thấy hậu quả của
việc theo đuổi chính sách tự cung tự cấp bằng bất cứ giá nào. Các khu vực kinh tế ngoài
quốc doanh có thể tạo ra việc làm ổn định hơn nhiều và tạo ra một lượng sản phẩm lớn hơn
trên mỗi đồng đầu tư. Nếu các khu vực này có được vai trò lớn hơn thì sẽ có nhiều xuất
khẩu hơn, nợ ít hơn và lợi nhuận cao hơn mà không cần bảo hộ.
Thành công ngọt ngào hay lại là một cái lỗ sâu răng có giá hàng tỷ đô la.
Theo Ngân hàng Thế giới (năm 2002, trang 101), Chương trình một triệu tấn đường bắt
đầu vào năm 1995. Kết quả của Chương trình này là 32 nhà máy đường được xây dựng
mới với chi phí đầu tư 750 triệu USD, thêm vào đó còn là 350 triệu USD đầu tư cho cơ sở
hạ tầng ở các vùng sản xuất đường. Trước đó đã có 12 nhà máy, vì vậy tổng số các nhà
máy đường là 44, trong đó “15 nhà máy là DNNN của trung ương, 23 nhà máy là DNNN
của tỉnh, 3 nhà máy là liên doanh với nước ngoài và 3 nhà máy 100% vốn nước ngoài”.
Ngân hàng Thế giới nêu tiếp là "Tuy nhiên, vào năm 2000, tình hình thị trường đường bị
bão hòa và buôn lậu đường đã đưa giá đường xuống gần bằng mức giá nhập khẩu. ở mức
giá này thì không nhà máy nào có thể trang trải được chi phí đầu tư, trong khi tất cả các
liệu về FDL chảy vào được dựa trên các ước tính của IMF gồm cả góp vốn chủ sở hữu của bên
nước ngoài và vay nước ngoài. FDI thực hiện gồm tất cả các loại vốn, trong đó có vốn đóng góp
của đối tác Việt Nam.
nhà máy nhỏ cùng lắm chỉ trang trải được 60-70% chi phí hoạt động”. Vào năm 2003, Hiệp
hội Mía Đường Việt Nam - tổ chức của các nhà sản xuất - đưa ra giải pháp cho khó khăn
của họ. Họ đề nghị rằng Nhà nước cung cấp 200 tỷ VNĐ [tương đương 13 triệu USD] để
bù lỗ cho việc họ xuất khẩu 200.000 tấn đường [Theo báo SAIGONLTIMES Daily,
10/2/2003]. Điều này có nghĩa là những người đóng thuế ở Việt Nam phải giúp làm rẻ
đường xuất khẩu cho người nước ngoài mua để rồi giá đường trong nước vẫn ở mức cao!
Giá gần đây ở Việt Nam là 278 USD/tấn trong khi giá đường thế giới là 210-218 USD/tấn.
Nếu như 1,1 triệu tấn đường được sản xuất, tức là vượt mức cầu trong nước tới 200.000
tấn, thì chi phí sản xuất đường cao hơn giá trị của nó tính theo mức giá thế giới tới 66 triệu
USD. Một giám đốc nhà máy đường nói rằng giá đường sẽ phải giảm từ 7000 VNĐ/kg
xuống 4000 VNĐ/kg để thúc đẩy xuất khẩu và giảm nhập lậu đường. Nhưng nếu giảm giá
như vậy thì nhiều nhà máy đường sẽ phải đóng cửa và không trả được các khoản vay ngân
hàng. Vì thế, người tiêu dùng vẫn phải trả mức giá cao gỉa tạo trong khi chính phủ hoặc là
hàng năm sẽ phải chi những khoản tiền lớn để trợ giá hoặc sẽ phải đứng ra chi trả cho các
khoản nợ vay của phần lớn các nhà máy được xây dung từ năm 1995. Đây là một minh
chứng khá rõ cho thấy sự tự cung tự cấp và lối suy nghĩ chạy theo chỉ tiêu hiện đang va
chạm như thế nào với thương mại rộng mở hơn (AFTA) và mong muốn hội nhập vào nền
kinh tế thế giới của Việt Nam.
Trong giai đoạn 2000-2002, có 1,75 triệu việc làm được tạo ra trong khu vực kinh tế tư
nhân chính thức trong nước. Vốn đầu tư ở khu vực này là 4,7 ỷ USD, tức là khoảng 2.700
USD cho một việc làm. Cũng trong giai đoạn đó, đầu tư của các DNNN từ nguồn vốn của
chính họ là 4 tỷ USD và một số việc làm của DNNN về cơ bản không thay đổi. Đó là chưa
tính đến 4 tỷ USD “tín dụng do nhà nước điều tiết” nằm ngoài hệ thống ngân hàng mà
phần lớn là dành cho các DNNN. Tín dụng nhà nước còn đến từ các nguồn khác như Quỹ
Hỗ trợ Phát triển. Tăng trưởng tín dụng của quỹ này lớn ngang bằng với các khoản cho
vay của ngân hàng.
Sẽ là đi một lẽ nếu hầu hết đầu tư của nhà nước được sử dụng cho những đầu vào cần thiết,
như điện, nơi không sử dụng nhiều lao động. Đầu tư nhà nước cũng có thể được dùng để
xây dựng đường xá mà bên nhận thầu thường là các doanh nghiệp quân đội để các doanh
nghiệp này có thêm việc làm. Song, hãy thử xem xét các dự án khác đã được tài trợ - các
nhà máy đường không thể bù đáp được chi phí ngay cả ở mức giá cao hơn nhiều so với giá
thế giới. Các nhà máy xi măng và thép phàn nàn là ngay cả với mức thuế bảo hộ cao, họ
vẫn bị lỗ và tạo ra được ít việc làm. Hoặc hãy thử xem xét nhà máy lọc dầu dự kiến được
xây dung ở Dung Quất. Qua việc xem xét nhiều khoản đầu tư công, kết luận rút ra là nhiều
dự án chưa hẳn là những đầu tư kinh tế nghiêm túc. Các dự án đó sẽ cần có trợ giá hay bảo
hộ để hoạt động hoặc sẽ có suất sinh lợi thấp hơn mức giá thực của vốn.
Có thể thấy tác động của sự lưỡng thể bất thường nói trên đối với kiểu hình thu nhập của
hộ gia đình ở nông thôn và thành thị. Từ năm 1995 đến 2001-2002, thu nhập thực bình
quân đầu người ở nông thôn tăng bình quân khoảng 13% trong khi thu nhập ở thành thị
tăng 60%. Do ngay từ đầu thu nhập thành thị đã cao hơn nhiều thu nhập ở nông thôn, mức
tăng tuyệt đối trong thu nhập ở thành thị trong giai đoạn này bằng 13 lần mức tăng ở nông
thôn
6
. Nếu có thêm vốn cho khu vực tư nhân thì sẽ có thêm việc làm phi nông nghiệp, lao
động nông nghiệp sẽ giảm và diện tích các thửa ruộng sẽ lớn hơn. Do vậy, thu nhập bình
quân đầu người sẽ tăng nhanh hơn. Thay cho việc dùng tiền nhà nước để xây dựng những
nhà máy lọc dầu, sản xuất phân bón, thép đường và xi măng thâm dụng vốn và có chi phí
cao, nên tạo điều kiện cho các công ty tư nhân tiếp cận với các nguồn vốn lớn hơn qua
những kênh ngân hàng hay công ty cho thuê tài chính. Tương tự, hàng tỷ đô-la đầu tư hạ
tầng hiện vẫn bị đưa vào những dự án không hiệu quả hoặc có mức chi phí quá cao.
Những phân tích trên giải thích tại sao phải mất 5 đô-la đầu tư chứ không phải chỉ khoảng
3 đôla để có được 1 đô-la tăng trưởng. Nếu đầu tư thâm dụng vốn được kiềm chế như ở
mức trước đây thì tốc độ tăng trưởng sẽ không chỉ là 5,5% mà là 8% hoặc còn hơn nữa.
Tốc độ tăng trưởng thấp hơn có nghĩa là sẽ có ít tiến bộ hơn trong giảm nghèo, có thêm sức
ép đối với sự ổn định xã hội vì khi đó việc làm mới và tốt hơn sẽ khó kiếm.
Nếu như việc giảm được coi là một ưu tiên thì sự
khác biệt rõ rệt về tỷ lệ giảm nghèo phải là một
mối quan tâm lớn. Trong 5 năm (1992/1993-
1997/1998), tỷ lệ giảm nghèo từ 58% xuống 37%.
Như vậy đã giảm được 21%. Trong 4-5 năm sau
đó, chỉ giảm thêm được 5%. Tốc độ giảm nghèo bị
chậm đi một phần là do giá một số nguyên liệu cơ
bản bị giảm, song nguyên nhân lớn nhất vẫn là do
giảm sút tốc độ tăng trưởng GDP và một kiểu hình
phát triển dẫn đến thu nhập tập trung ở các thành
phố và có ít việc làm mới so với trước đây. Nếu
không có Luật Doanh nghiệp thì các kết quả đạt
được còn ít khả quan hơn nữa. Để có lại được sung
lực trong quá trình giảm nghèo, đầu tư tốt hơn về y
tế, giáo dục và cơ sở hạ tầng phải đi cùng với việc phân bổ vốn đầu tư tốthơn và nhiều việc
làm mới hơn. So với các khoản vay định hướng và các dự án công trình đặc biệt nhằm
giảm nghèo thì cách làm như vậy sẽ đưa được nhiều người vượt lên trên ranh giới nghèo
quốc tế hơn. Điều này đòi hỏi chiến lược tốt hơn không chỉ ở cấp trung ương mà cả ở cấp
địa phương.
Làm theo các tỉnh đã thành công - Một cơ hội
Có lẽ người ta vẫn chưa thấy hết được tầm quan trọng của các chính sách kinh tế khôn
ngoan ở cấp tỉnh. Các tỉnh có các khả năng rất khác nhau trong việc tạo ra tăng trưởng mà
không cần có bao cấp của chính phủ. Một số người !ập luận rằng có sự khác biệt như vậy
chủ yếu là nhờ may mắn hoặc điều kiện địa lý. Ví dụ, chỉ một vài tỉnh làm tốt việc thu hút
FDI. Nói chung, người ta thường thấy rằng FDI thường tập trung ở một số nơi, phần lớn ở
hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh hoặc xung quanh hai thành phố đó. Trong
một vài trường hợp khác thì địa phương có lượng đầu tư lớn là nhờ vào một vài dự án lớn
6
Người ta nói rằng những biện pháp xử lý gần đây đối với người bán rong trên các phố ở Hà Nội
một phần cũng là để hạn chế người dân ở nông thôn vào thành phố. (Bài “Các đường phố gọn
ghẽ” trong Tạp chí Kinh tế Viễn Đông, 25/5/2003, trang 38)
Khu vực tư nhân năng động và
tạo được nhiều việc làm