Thực trạng giai cấp công- nông- trí thức trong xã hội nước ta hiện nay
Sunday, 1. November 2009, 03:04:07
Social structure
1.Giai cấp công nhân:
Giai cấp công nhân nước ta hiện nay có khoảng 4,53 triệu người, chiếm 6%
dân số. Về cơ cấu thành phần kinh tế, công nhân trong các doanh nghiệp nhà
nước từ chỗ là đại diện cho toàn bộ giai cấp công nhân trongthời kỳ trước
đổi mới nay chỉ giữ một số lượng và tỷ lệ thấp hơn (1,83 triệu, chiếm
40,8%) so với công nhân của khu vực ngoài nhà nước (2,68 triệu chiếm
59,2%). Tỷ lệ công nhân nhà nước tỷ lệ nghịch với tốc độ và quy mô đổi
mới doanh nghiệp nhà nước đang diễn ra mạnh mẽ trong mấy năm gần đây
dưới sức ép của nhu cầu nâng cao hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh
tranh của kinh tế quốc tế. Hậu quả tất yếu nhưng không mong muốn của tiến
trình này là hiện có hơn 150000 người vốn là công nhân nhà nước, nay thuộc
diện dư dôi, thất nghiệp. Cơ cấu thành phần cuả công nhân hiện nay rất phức
tạp, có những người vừa làm cho Nhà nước vừa làm cho tư nhân hoặc mang
danh là công nhân nhưng lại sống bằng nghề phụ, kinh tế hộ cá thể.
Về cơ cấu ngành nghề, giai cấp công nhân nước ta thường làm việc trong
những ngành công nghiệp truyền thống: luyện kim, cơ khí, điện. Trong thời
kỳ đổi mới, công nhân làm trong các ngành dịch vụ (giao thông vận tải, bưu
điện, viễn thông, ngân hàng...) đã tăng lên nhanh cùng với tốc độ công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đáng chú ý là đã xuất hiện một bộ phận
mới dù chiếm tỷ lệ nhỏ đó là công nhân tri thức, những người có tri thức
vàkỹ năng cao, tạo ra những sản phẩm dịch vụ có hàm lượng giá trịtăng cao
như tư vấn, thiết kế, quản lý chất lượng đồng bộ. Số công nhân có trình độ
cao đẳng, đại học ở nước ta chiếm trên 150000 người (khoảng 3,3%).
Xu hướng phát triển của bộ phận công nhân tri thức sẽ tăng nhanh cùng với
mức độ phát triển của kinh tế tri thức ở nước ta. Chính sự đa dạng, phức tạp
về nguồn gốc, cơ cấu, sự không đồng nhất về chất lượng và sự phân hoá,
phân tầng trong nội bộ giai cấp, giữa các bộ phận công nhân trong các ngành
nghề và thành phần kinh tế, đã làm suy yếu tính thống nhất, sức mạnh đoàn
kết và địa vị xã hội của giai cấp công nhân hiện nay so với thời kỳ trước đổi
mới. Tuy vậy, sự xuất hiện và ngày càng lớn mạnh về số lượng và chất
lượng của bộ phận công nhân tri thức ở nước ta hiện nay là một trong
những yếu tố cơ bản tiếp tục đảm bảo cho sứ mệnh lịch sử của giai cấp
công nhân Việt Nam trong giai đoạn phát triển hiện nay.
Về kinh tế, ngoài bộ phận nhỏ công nhân trí thức có thu nhập cao, bộ phận
công nhân trong các doanh nghiệp nhà nước ở một số lĩnh vực có tính độc
quyền, có mức thu nhập khá, còn lại phần lớn công nhân nước ta có mức thu
nhập rất thấp.
Về chính trị và uy tín xã hội, công nhân chưa có địa vị bằng tầng lớp tri
thức, tầng lớp công chức, viên chức. Ngay trong các doanh nghiệp nhà nước,
quyền lực và vai trò của công nhân còn bị hạn chế. Trong các doanh nghiệp
tư nhân và doanh nghệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức Đảng và các tổ
chức quần chúng thiếu hụt hoặc bị hạn chế hoạt động , công nhân thường bị
giới chủ chèn ép, quản lý chặt chẽ; họ có rất ít khả năng đấu tranh với các
ông chủ dù chỉ nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.
Trình độ học vấn và văn hoá của công nhân tuy cao hơn nông dân nhưng lại
bị thiệt thòi hơn so với nhiều tầng lớp khác trong xã hội. Do bộ phận công
nhân nhà nước thường phải làm thêm nghề phụ để tăng thu nhập nên tác
phong công nghệp chưa cao. Công nhân trong khu vực kinh tế tư nhân, khu
vực có vốn đầu tư nước ngoài có kỷ luật cao hơn song thường phải tăng ca,
làm thêm giờ để kiếm sống nên ít có thời gian và điều kiện để học tập, phát
triển bản thân. Ý thức giai cấp, ý thức Đảng trong bộ phận công nhân này
nói chung thấp. Công nhân tri thức cũng có xu hướng chịu làm thuê đến khi
đủ mạnh để tách ra lập tổ chức kinh doanh của mình để trở thành ông chủ,
thầy hay chuyên gia độc lập. Trong khi nhiều trí thức, tiểu tư sản trải qua sự
rèn luyện và công tác mà có bản chất giai cấp công nhân thì nhiều người
xuất thân từ công nhân khi được đề bạt lên lãnh đạo, quản lý lại để mai một
bảnchất giai cấp của mình. Làm công nhân không phải là mơ ước và sự tự
lựa chọn không chỉ đối với những thanh niên trẻ mà còn đối với những
người đang trong nghề. Tỷ lệ giai cấp công nhân trong các cấp uỷ, nhất là
cấp cao, cấp Trung ương thường không đạt như mong muốn và kế hoạch
phấn đấu chủ yếu là do chưa đáp ứng được các yêu cầu, tiêu chuẩn của cán
bộ lãnh đạo thời kỳ đổi mới của Đảng.
Nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ gây nên sự biến động
thường xuyên, ngày càng đa dạng, phức tạp, không thuần nhất về số lượng,
chất lượng của giai cấp công nhân Việt Nam. Điều đó được thể hiện tập
trung trên các phương diện sau:
-Sự giảm sút nhanh chóng về số lượng công nhân trong khu vực kinh tế nhà
nước, kinh tế tập thể; sự tăng lên nhanh của đội ngũ công nhân khu vực kinh
tế tư nhân, tư bản nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
-Sự đa dạng, phức tạp, không thuần nhất và phân hoá, phân tầng trong nội bộ
giai cấp, giữa các bộ phận công nhân, đội ngũ trí thức trong các ngành nghề,
các tổ chức xã hội nghề nghiệp và thành phần kinh tế.
-Phản ánh sự đa dạng, đan xen, hỗn hợp của các thành phần kinh tế nhất
định nào đó, mà họ có thể hiện diện ở hai hoặc vài thành phần kinh tế: họ
vừa là công nhân trong khu vực kinh tế nhà nước, vừa làm việc ở khu vực
kinh tế tập thể, cá thể, tư nhân, hộ gia đình, vv.. Có thể họ vừa là công nhân,
vừa không phải là công nhân khi họ sống bằng nghề phụ (tăng gia, chăn
nuôi, thủ công, buôn bán...), hoặc bằng thu nhập khác là chủ yếu, họ có vốn
cổ phần ở một mức độ nào đó trong xí nghiệp, nhà máy, công ty,...
-Sự mất cân đối về cơ cấu đội ngũ công nhân giữa các thành phần, ngành
kinh tế, trên các địa bàn dân cư, giữa số lượng và chất lượng. Nhìn chung,
cơ cấu giai cấp công nhân chưa cân đối và đồng bộ. Các ngành công nghiệp
nặng còn chiếm tỷ lệ thấp, trong khi đó các ngành công nghiệp nhẹ, chế biến
thực phẩm chiếm tới 40%. Bộ phận công nhân nông nghiệp còn quá ít.
-Sự già hoá, đứt đoạn và giảm đi của đội ngũ công nhân lâu năm, nhiều đời,
công nhân lành nghề, thợ bậc cao, thợ giỏi trong những năm gần đây, nhất là
ở bộ phận công nhân trong khu vực kinh tế nhà nước; sự trẻ hoá của đội ngũ
công nhân ở khu vực kinh tế tư nhân, có vốn đầu tư nước ngoài.
Tình hình phát triển về số lượng, cơ cấu đa dạng, phức tạp, không thuần
nhất, thường xuyên biến động như trên, đã và đang dẫn đến một thực trạng
về chất lượng giai cấp công nhân: đang có sự yếu kém về nhiều mặt và sự
phân hoá, không thuần nhất giữa các bộ phận của đội ngũ công nhân Việt
Nam hiện nay. Thực trạng này được phản ánh trên các bình diện sau:
-Trình độ văn hoá, tay nghề thấp và không đồng dều, mất cân đối giữa các
bộ phận công nhân. Trình độ kỹ thuật, kiến thức quản lý kinh tế, khả năng
nghề nghiệp của công nhân còn thấp so với yêu cầu của sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá.
-Bộ phận công nhân xuất thân từ nông thôn chiếm đại đa số trong giai cấp
công nhân. Họ mang theo lối suy nghĩ, tầm nhìn của người nông dân, quan
hệ xã hội và cả lối sống nông thôn vào trong giai cấp công nhân. Những
nhược điểm đó kéo dài cả thập kỷ, thậm chí có phần phát triển dưới chế độ
bao cấp và cơ chế kinh tế kế hoạch tập trung. Người công nhân Việt Nam
chưa được rèn luyện nhiều trong nền kinh tế công nghiệp và quan hệ cạnh
tranh, phát huy tính sáng tạo cá nhân và tập thể trong môi trường công
nghiệp và thị trường còn hạn chế. Điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến tư duy
kinh tế, phong cách làm việc, phong cách quản lý của người công nhân.
-Vấn đề lớn nhất nổi lên trong các năm qua là, giai cấp công nhân chưa thể
đóng vai trò chủ đạo trong đời sống xã hội, nhất là trong sản xuất, kinh
doanh, phân phối. Một phần, vì người công nhân chưa có thói quen và năng
lực làm chủ, nhiều cơ quan lãnh đạo, quản lý trong các nhà máy, xí nghiệp
và ngoài xã hội chưa tôn trọng quyền làm chủ của giai cấp công nhân. Thậm
chí, có nơi quyền dân chủ của công nhân còn bị vi phạm nghiêm trọng. Đây
là mặt yếu rất đặc trưng của giai cấp công nhân ở những nước chưa có công
nghiệp hiện đại. Tình hình làm việc ngày một căng thẳng, lương không đủ
sống, người công nhân phải vật lộn với cuộc sống hàng ngày, phải xoay xở
bằng mọi cách để tồn tại; khi ngườicông nhân chưa làm chủ được bản thân
mình thì khó có thể làm chủ được nhà máy, xí nghiệp và xã hội. Công nhân
nước ta chưa được tôi luyện bao nhiêu trong môi trường kinh tế, khoa học
công nghệ và cạnh tranh. Vai trò của giai cấp công nhân trong phát triển
kinh tế, văn hoá, xã hội còn chưa đạt được mức độ cần có của nó.
-Một bộ phận trong giai cấp chưa có trình độ chính trị, phẩm chất giai cấp
giảm, kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp kém.
-Một bộ phận công nhân bị thoái hoá và tha hoá nghiêm trọng về lao động,
phẩm chất giai cấp và lối sống.
Trong những năm tới, sự biến động cơ cấu giai cấp của công nhân Việt Nam
sẽ diễn ra theo những xu hướng: ngày càng đa dạng hoá, phức tạp về cơ cấu
và không thuần nhất. Trong những năm đầu, xu hướng trên diễn ra mạnh mẽ
với tốc độ nhanh. Công nhân có mặt trong tất cả các thành phần kinh tế. Xu
hướng tăng lên nhanh của bộ phận công nhân trong khu vực kinh tế tư nhân,
tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; bộ phận công nhân
trong khu vực kinh tế nhà nước giảm đi một cách tương đối. Sự phân hoá về
thu nhập, phân hoá giàu nghèo, phân hoá về mức sống, lối sống, ý thức giai
cấp, trình độ chính trị, tư tưởng sẽ diễn ra mạnh mẽ và sâu sắc. Trình độ văn
hoá, học vấn, tay nghề, trẻ hoá về tuổi đời, tuổi nghề có xu hướng ngày càng
tăng, ngày càng được trí thức hoá. Xu hướng phi tập trung hoá công nhân
trong các nhà máy, xí nghiệp có quy mô lớn, số lượng công nhân đông; đội
ngũ công nhân - trí thức hoá ngày càng tăng và điều này đã chứng minh
hùng hồn và đang hiện thực hoá cho luận điểm rất đúng đắn của Chủ tịch Hồ
Chí Minh: trí thức hoá công nhân. Xu hướng luân chuyển nghề nghiệp nhiều
lần và một bộ phận công nhân lao động ra khỏi dây chuyền sản xuất sẽ diễn
ra thường xuyên với tốc độ nhanh. Xu hướng phát triển đa dạng hoá ngành
nghề đi đôi với chuyên môn hoá cao trong công nhân. Sự phân tầng xã hội,
tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm, mâu thuẫn về lợi ích ngay trong nội bộ
giai cấp công nhân sẽ tăng lên. Quan hệ chủ - thợ trong các cơ sở sản xuất
phức tạp hơn; đình công, bãi công sẽ còn diễn ra với mức độ gay gắt, quyết
liệt hơn. Vì vậy, cần có nhận thức đầy đủ, toàn diện những xu hướng đó để
có những giải pháp trước mắt và lâu dài nhằm xây dựng giai cấp công nhân
Việt Nam từng bước trưởng thành, phát triển, thể hiện rõ và phát huy vai trò
chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần.
Giai cấp công nhân Việt Nam lãnh đạo cách mạng thông qua Đảng tiên
phong của nó là Đảng Cộng sản Việt Nam. Khi nói giai cấp công nhân lãnh
đạo là nói đến toàn bộ giai cấp như một chỉnh thể chứ không phải từng
nhóm, từng người cá biệt. Xét về thành phần xuất thân, ở nước ta có nhiều
Đảng viên không phải là công nhân. Nhưng bất cứ đảng viên nào cũng phải
đứng trên lập trường giai cấp công nhân thể hiện ở lý tưởng, ở lý luận Mác Lênin và đường lối cách mạng, ở tinh thần kiên quyết cách mạng trong cuộc
đấu tranh để thực hiện sứ mệnh của giai cấp công nhân vì lợi ích của giai cấp
công nhân, của nhân dân lao động và cả dân tộc.
Trong giai đoạn xây dựng đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đội ngũ
công nhân hình thành một giai cấp công nhân thống nhất đại diện cho sản
xuất tiên tiến, thông qua Đảng Cộng sản Việt Nam được trang bị bằng chủ
nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Họ là lực lượng đi đầu trong
sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là cơ sở xã hội chủ yếu nhất của
Đảng và Nhà nước, là hạt nhân vững chắc trong liên minh công nhân - nông
dân - trí thức, nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc.
Chúng ta không phủ nhận những nhược điểm của giai cấp công nhân Việt
Nam (như số lượng còn ít, chưa được rèn luyện nhiều trong công nghiệp
hiện đại, trình độ văn hoá và tay nghề còn thấp...) mà nguồn gốc sâu xa là ở
trình độ phát triển kinh tế chưa cao ở nước ta trong thời kỳ quá độ. Nhưng
điều đó không thể là lý do để phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhânViệt Nam. Để khắc phục những nhược điểm ấy, Nghị quyết hội nghị lần
thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá VII của Đảng, gắn trực tiếp vấn đề
công nghiệp hoá, hiện đại hoá với vấn đề xây dựng, phát triển giai cấp công
nhân đã chỉ rõ phương hướng xây dựng giai cấp công nhân nước ta trong
giai đoạn hiện nay là: “ Cùng với quá trình phát triển công nghiệp và công
nghệ theo xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, cần xây dựng
giai cấp công nhân phát triển về số lượng, giác ngộ về giai cấp, vững vàng
về chính trị, tư tưởng, có trình độ học vấn và tay nghề cao, có năng lực tiếp
thu và sáng tạo công nghệ mới, lao động đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả
cao, vươn lên làm tròn sứ mệnh lịch sử của mình”.
Công cuộc đổi mới đem lại những thành tựu to lớn, có ý nghĩa quan trọng.
Giai cấp công nhân đang đi đầu trong việc xây dựng xã hội mới, nhất là
trong việc xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội nhằm
thực hiện dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Hơn lúc
nào hết, giai cấp công nhân Việt Nam cần phải vươn lên để xứng đáng là lực
lượng trụ cột của liên minh công - nông - trí, của khối đại đoàn kết dân tộc.
Phương hướng củng cố, phát triển công nhân Việt Nam trong sư nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá mộtlần nữa đã được Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đặc biệt chú trọng. Đại hội
chỉ rõ: “Đối với giai cấp công nhân, coi trọng phát triển về số lượng và chất
lượng, nâng cao giác ngộ và bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn và nghề
nghiệp, thực hiện “trí thức hoá công nhân”, nâng cao năng lực ứng dụng và
sáng tạo công nghệ mới, chất lượng và hiệu quả ngày càng cao, xứng đáng là
lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước...”