Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

ĐỀ THI môn LUẬT HÌNH sự 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (39.19 KB, 2 trang )

ĐỀ THI MÔN LUẬT HÌNH SỰ ( 1)
I. Lý thuyết (5đ)
Xác định các nhận định sau đây đúng hay sai, giải thích tại sao?
1. Một tội phạm chỉ được xem là xảy ra tại Việt Nam nếu như tội phạm đó bắt đầu,
diễn biến và kết thúc trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Bộ luật hình sự năm 1999 có hiệu lực áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội được
phát hiện sau ngày 01/7/2000.
3. Một người gây thương tích cho người khác trong trạng thái tinh thần bị kích
động mạnh thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
4. Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình
sự về tội phạm mà họ định phạm.
5. Phòng vệ chính đáng là trường hợp hành vi chống trả phải gây thiệt hại nhỏ hơn
hành vi xâm hại.
II. Bài tập (5đ).
Do có mâu thuẫn trong kinh doanh nên A nhờ B đánh M để trả thù, A hứa sẽ cho
tiền B tiêu xài thì B đồng ý. Khi đi tìm đánh M, B mang theo một dao nhọn giấu vào
người. Gặp M vừa đi làm về đến nhà, B xông vào dùng dao mang theo đâm vào
vùng ngực của M chảy máu. Thấy vậy, N (em ruột M) chạy đến hỗ trợ thì bị B dùng
dao đâm vùng bụng N gây thương tích rồi bỏ chạy. Hậu quả làm M tử vong do vết
thương gây thủng tim; còn N bị thương với tỉ lệ thương tật là 35%
Hỏi: Anh / chị hãy xác định hành vi của A, B phạm vào tội gì, quy định tại điều
khoản nào của BLHS?

ĐỀ THI LUẬT HÌNH SỰ (2)
I. Lý thuyết.
Xác định các nhận định sau đây đúng hay sai, giải thích tại sao?
1. Một điều luật được hiểu là không có lợi cho người phạm tội là điều luật thu hẹp
phạm vi miễn trách nhiệm hình sự và thời gian xóa án tích.
2. Các tội phạm có tính chất chiếm đoạt thuộc Chương các tội xâm phạm sở hữu có
cấu thành tội phạm vật chất.
3. Quá trình truy cứu trách nhiệm hình sự, đối tượng vật chất mà hành vi phạm tội


tác động đến phải tịch thu sung quỹ nhà nước.


4. Người thực hiện hành vi phạm tội trong tình trạng say rượu vẫn phải chịu trách
nhiệm hình sự.
5. Tội phạm hoàn thành là trường hợp người phạm tội thực hiện hết các hành vi cho
là cần thiết.
II. Bài tập
A, B là những đối tượng sống lang thang, không nghề nghiệp. Vào ngày 4/1/2011,
tình cờ gặp nhau tại quán cà phê trong thị trấn, A rủ B cùng phối hợp tìm người nào
sơ hở, thiếu cảnh giác để trộm cắp xe mô tô bán lấy tiền chi tiêu cho sinh hoạt hằng
ngày, thì B đồng ý. Sau khi A và B chuẩn bị xong các công cụ gồm: chìa khóa “vạn
năng”, kềm và những công cụ cần thiết khác, A, B đã cùng nhau thực hiện được 3
vụ trộm cắp xe mô tô có giá trị từ 12 triệu đến 15 triệu. Tổng trị giá tài sản mà A, B
chiếm đoạt được là 42 triệu đồng. Khi thực hiện tội phạm, B thường là người trực
tiếp lấy trộm tài sản, A đứng ngoài cảnh giới cho B. Đến 20/2/2011, trong lúc A, B
đang thực hiện vụ trộm xe mô tô (trị giá 11 triệu) của người khác thuộc khu vực thị
trấn thì bị bắt quả tang.
Quá trình điều tra xác minh được, vào tháng 1/2009, A đã bị tòa án huyện áp dụng
khoảng 1 Điều 138 BLHS phạt 6 tháng tù giam; đến tháng 12/2009, A tiếp tục phạm
tội và bị tòa án huyện trên áp dụng khoản 1 Điều 138 BLHS phạt 12 tháng tù giam.
Căn cứ kết quả điều tra, VKS nhân dân huyện truy tố ra trước TAND huyện để xét
xử A theo điểm a, c, e khoản 2 Điều 138 và xét xử B Điểm a, e khaonr 2, Điều 138
BLHS.
Anh / chị hãy nhận xét về nội dung quyết định truy tố của VKSND huyện đối với A,
B. ?




×