Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thoát nước cho khu phố nối, tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.24 MB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI

NGUYỄN THỊ TÂM

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ THOÁT NƯỚC CHO KHU PHỐ NỐI,
TỈNH HƯNG YÊN

CHUYÊN NGÀNH: CẤP THOÁT NƯỚC
MÃ SỐ: 60 - 58 - 70

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.LÊ XUÂN QUANG
TS.LÊ VĂN CHÍN

Hà Nội - 2013


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tại luận văn “Nghiên cứu cơ sở
khoa học và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thoát nước cho khu phố Nối,
tỉnh Hưng Yên”, Tác giả đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của các thầy
giáo, cô giáo Khoa Kỹ thuật tài nguyên nước – trường Đại học Thủy Lợi; các cán
bộ huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên; sự khích lệ, động viên của gia đình, bạn bè.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến TS. Lê Xuân Quang - Viện
Nước, Tưới tiêu và Môi trường và TS. Lê Văn Chín – trường Đại học Thủy lợi, đã


hướng dẫn và giúp đỡ Tác giả hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn Ủy ban nhân dân huyện Mỹ Hào và các cán bộ tại
huyện đã tạo điều kiện giúp đỡ Tác giả hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động
viên khích lệ và giúp đỡ Tác giả trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Tuy nhiên, do khả năng và trình độ có hạn nên không thể tránh khỏi những
khiếm khuyết nhất định. Tác giả mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của
thầy giáo, cô giáo và những độc giả quan tâm đến đề tài này.
Trân trọng cảm ơn!
Hà nội, ngày

tháng 11 năm 2013
Tác giả

Nguyễn Thị Tâm


BẢN CAM KẾT
Tên đề tài luận văn: “Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất giải pháp nâng
cao hiệu quả thoát nước cho khu phố Nối, tỉnh Hưng Yên”
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn của tôi hoàn toàn là do tôi làm. Những kết
quả nghiên cứu, thí nghiệm không sao chép từ bất kỳ nguồn thông tin nào khác. Nếu
vi phạm tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm, chịu bất kỳ các hình thức kỷ luật nào
của Nhà trường.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Tâm



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
I. Tính cấp thiết của Đề tài. .................................................................................. 1
II. Mục đích nghiên cứu........................................................................................2
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ................................................................2
IV. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ..................................................2
V. Những kết quả đạt được ..................................................................................3
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH CHUNG CỦA KHU VỰC NGHIÊN
CỨU ............................................................................................................................ 4
1.1 Tổng quan về nghiên cứu thoát nước đô thị trên thế giới .................................4
1.2 Tổng quan về nghiên cứu thoát nước đô thị ở Việt Nam ..................................5
1.3 Tổng quan về khu vực nghiên cứu ....................................................................7
1.3.1 Điều kiện tự nhiên ...................................................................................7
1.3.2. Điều kiện kinh tế xã hội .......................................................................13
1.3.3. Hạ tầng kỹ thuật ...................................................................................18
1.4 Kết luận chương 1 ..........................................................................................25
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ DỰ BÁO YÊU CẦU THOÁT NƯỚC
TRONG TƯƠNG LAI CỦA KHU PHỐ NỐI ......................................................... 27
2.1 Thực trạng thoát nước của khu đô thị Phố Nối ...............................................27
2.2 Định hướng phát triển đô thị đến 2025 ...........................................................29
2.2.1 Định hướng phát triển không gian ........................................................29
2.2.2 Định hướng phát triển giao thông .........................................................30
2.2.3 Định hướng quy hoạch san nền .............................................................32
2.2.4 Định hướng quy hoạch thoát nước mưa ................................................33
2.3 Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thoát nước của đô thị ..............36
2.3.1 Yếu tố khách quan .................................................................................36
2.3.2 Yếu tố chủ quan ....................................................................................36
2.4 Tính toán yêu cầu thoát nước của khu vực trong giai đoạn hiện tại và tương
lai đến 2025. ..........................................................................................................38



2.4.1 Khu vực tính toán thoát nước ................................................................38
2.4.2 Giới thiệu một số phương pháp, mô hình tính toán tiêu thoát nước mưa
phổ biến. Lựa chọn mô hình tính toán thoát nước cho khu vực. ...................40
2.4.3 Xây dựng mô hình mưa thiết kế ............................................................45
2.4.4 Mô phỏng hệ thống thoát nước bằng mô hình SWMM ........................48
2.5 Đánh giá khả năng làm việc của mạng lưới thoát nước hiện trạng.................55
2.6 Kết luận chương 2 ...........................................................................................60
CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CẢI TẠO, NÂNG CAO HIỆU QUẢ
THOÁT NƯỚC KHU PHỐ NỐI ............................................................................. 62
3.1 Giải pháp quy hoạch hệ thống thoát nước ......................................................62
3.2 Giải pháp công trình cải tạo, nâng cấp hệ thống thoát nước ...........................66
3.2.1 Tính toán và tối ưu hóa theo mô hình SWMM .....................................66
3.2.2 Mô phỏng phương án đề xuất ...............................................................69
3.3 Tổ chức, quản lý vận hành hệ thống thoát nước .............................................71
3.3.1 Giải pháp tổ chức ..................................................................................71
3.3.2 Giải pháp quản lý vận hành hệ thống thoát nước..................................72
3.4 Kết luận chương 3 ...........................................................................................73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 77
PHỤ LỤC TÍNH TOÁN ......................................................................................... 79


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Khu đô thị sinh thái Eco - Park, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên........... 7
Hình 1.2: Bản đồ tỉnh Hưng Yên ................................................................................ 9
Hình 1.3: Vị trí Đô thị mới Phố Nối trên bản đồ tỉnh Hưng Yên ............................. 10
Hình 2.1: Bản đồ thoát nước khu vực nghiên cứu thoát nước .................................. 38
Hình 2.2: Ảnh hiện trạng hệ thống thoát nước trong khu vực .................................. 40
Hình 2.3: Mô hình mưa thiết kế với trận mưa 24h max............................................ 48

Hình 2.4: Giao diện khai báo các thông số mặc định và các tùy chọn ..................... 52
Hình 2.5: Giao diện khai báo các thông số cơ bản trong SWMM ............................ 53
Hình 2.6: Kết quả mô phỏng mạng lưới thoát nước ................................................. 54
Hình 2.7: Đường quan hệ về lưu lượng của lưu vực ứng với trận mưa 24h max ..... 55
Hình 2.8: Bản đồ vị trí các nút ngập ứng với trận mưa 24h max............................. 56
Hình 2.9: Mô phỏng diễn biến dòng chảy tuyến 8 từ nút H1 đến nút CX2 .............. 57
(thời điểm 13h00) ...................................................................................................... 57
Hình 2.10: Mô phỏng diễn biến dòng chảy tuyến 12 từ nút L1 đến nút H4 ............. 58
(thời điểm 13h00) ...................................................................................................... 58
Hình 2.11: Mô phỏng diễn biến dòng chảy tuyến 13 từ nút M1 đến nút H5 ............ 58
(thời điểm 13h00) ...................................................................................................... 58
Hình 3.2: Nhân rộng mô hình cây xanh, thảm cỏ, gạch block trên vỉa hè ................ 65
Hình 3.3: Đường quan hệ lưu lượng với trận mưa 24h max kiểm định hệ thống..... 69
Hình 3.4: Mô phỏng diễn biến dòng chảy tuyến số 8 từ nút H1 đến nút CX2 ......... 70
(thời điểm 13h00 sau khi kiểm định) ........................................................................ 70
Hình 3.5: Mô phỏng diễn biến dòng chảy tuyến số 12 từ nút L1 đến nút H4 .......... 70
(thời điểm 13h00 sau khi kiểm định) ........................................................................ 70
Hình 3.6: Mô phỏng diễn biến dòng chảy tuyến số 13 từ nút M1 đến nút ............... 71
(thời điểm 13h00 sau khi kiểm định) ........................................................................ 71


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Lượng mưa trung bình tháng tại trạm Bần thuộc khu đô thị Phố Nối...... 12
Bảng 1.2: Hiện trạng dân số - đất đai - mật độ dân số chia theo thị trấn, xã ............ 15
Bảng1.3: Hiện trạng lao động .................................................................................. 16
Bảng 1.4: Tổng hợp hiện trạng sử dụng đất .............................................................. 17
Bảng 2.1: Thống kê các trạm xử lý nước thải công nghiệp. ..................................... 29
Bảng 2.2: Các thông số khí hậu ................................................................................ 46
Bảng 2.3: Quan hệ DDF ............................................................................................ 46
Bảng 2.4a: Bảng thống kê diện tích các tiểu khu của khu vực 1 .............................. 49

Bảng 2.4b: Bảng thống kê diện tích các tiểu khu của khu vực 2 .............................. 50
Bảng 2.5a: Bảng thống kê tuyến cống hiện trạng khu vực 1 .................................... 51
Bảng 2.5b: Bảng thống kê tuyến cống hiện trạng khu vực 2 .................................... 51
Bảng 2.6: Bảng kết quả các nút ngập ........................................................................ 56
Bảng 2.7: Bảng thống kê thời gian ngập các đoạn cống ........................................... 59
Bảng 3.1: Bảng thống kê tuyến cống ngập và đề xuất cải tạo nâng cấp ................... 66
Bảng 3.2: Bảng thống kê khối lượng cống cần làm lại ............................................. 68
Bảng 3.3: Bảng khối lượng cống lắp song song bổ sung mới .................................. 68


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BĐKH

:

Biến đổi khí hậu.

SWMM

:

Mô hình quản lý nước mưa (Storm Water
Management Model).

DDF

Quan hệ độ sâu - Thời gian mưa - Tần suất mưa
(Depth – Duration – Frequency)



1
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết của Đề tài.
Một đô thị văn minh, hiện đại thì ngoài các tòa nhà hiện đại thì có các hệ
thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ và hện đại. Hệ thống thoát nước trong khu đô
thị là hạ tầng kỹ thuật rất quan trọng trong khu độ thị. Hệ thống tiêu thoát nước tốt
sẽ tránh được những thiệt hại gây ra do ngập lụt, ô nhiễm,..là điều kiện tiên quyết
cho sự phát triển bền vững của khu dân cư nói chung và khu đô thị nói riêng.
Khu đô thị phố Nối được lập trên phạm vi 12 xã thuộc 3 huyện của tỉnh Hưng
Yên, có diện tích 6694 ha. Theo quy hoạch đây là trung tâm kinh tế công nghiệp
dịch vụ trọng điểm phía Bắc của tỉnh Hưng Yên, đồng thời là một trong những
trung tâm công nghiệp tập trung trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Trong
những năm gần đây nhu cầu phát triển công nghiệp của đô thị diễn ra mạnh mẽ, bên
cạnh đó nhiều khu dân cư, dịch vụ… cũng được hình thành theo. Hệ thống thoát
nước hiện có là hệ thống thoát nước chung. Các tuyến cống thoát nước chủ yếu
được xây dựng dọc theo các trục đường giao thông chính. Nhiều công trình tiêu
thoát nước trong khu vực không đảm bảo tiêu thoát nước. Mặt khác do tốc độ đô thị
hóa gia tăng, lượng người nhiều lên, vì thế lượng nước thải sinh hoạt, chăn
nuôi,…của khu đô thị gia tăng, gây nên áp lực tiêu cho hệ thống toán nước. Hầu hết
nước thải đều đổ ra ao, mương, hệ thống tưới tiêu gây ô nhiễm nguồn nước. Làm
suy giảm chất lượng môi trường, làm mất mỹ quan đô thị, gây ảnh hưởng không
nhỏ đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân.
Ngoài tác động của quá trình đô thị hóa thì những năm gần đây, tình hình thời
tiết càng ngày càng diễn biến phức tạp, hàng năm bão và áp thấp nhiệt đới không đổ
bộ trực tiếp vào Hưng Yên như các tỉnh ven biển, nhưng ảnh hưởng về mưa do bão
gây ra là rất lớn. Lượng mưa do bão gây nên tại Hưng Yên chiếm tới 15- 20% tổng
lượng mưa năm. Mặt khác, hệ thống thoát nước chưa hoàn thiện đã ảnh hưởng
không nhỏ đến việc thu gom và tiêu thoát nước thải, nước mưa bề mặt của thành
phố.



2
Xuất phát từ nhu cầu bức thiết đó đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất
giải pháp nâng cao hiệu quả thoát nước cho khu phố Nối, tỉnh Hưng Yên” là rất
cần thiết và cấp bách.
II. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá được thực trạng khả năng thoát nước của hệ thống thoát nước khu Phố
Nối, tỉnh Hưng Yên.
- Đề xuất được các giải pháp nâng cao hiệu quả hệ thống thoát nước khu Phố
Nối, tỉnh Hưng Yên trong tương lai.
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Hệ thống thoát nước của khu Phố Nối, Hưng Yên
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi nghiên cứu: khu Phố Nối, tỉnh Hưng Yên (diện tích 151,22ha)
IV. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Cách tiếp cận
- Tiếp cận từ hiện trạng cơ sở hạ tầng khu vực nghiên cứu;
- Tiếp cận từ định hướng phát triển kinh tế, xã hội của vùng nghiên cứu;
- Tiếp cận các phương pháp, các mô hình thủy lực dùng trong tính toán tiêu
thoát nước đô thị.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra thu thập số liệu: điều tra, thu thập các số liệu, tài liệu
có liên quan đến đề tài.
- Phương pháp kế thừa: Kế thừa các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học
các cơ quan,.. trong và ngoài nước về tiêu thoát nước, các nghiên cứu về hệ thống
tiêu thoát nước khu đô thị phố Nối, tỉnh Hưng Yên.



3
- Phương pháp phân tích thống kế: tổng hợp các kết quả nghiên cứu, phân tích.
- Phương pháp mô hình toán: Sử dụng mô hình SWMM để mô phỏng hệ thống
thoát nước khu vực nghiên cứu.
V. Những kết quả đạt được
1. §¸nh gi¸ hiÖu qu¶ tiêu thoát nước của hệ thống thoát nước khu Phố Nối, tỉnh
Hưng Yên
2. Nh÷ng kiÕn nghÞ vÒ c¸c gi¶i ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ cña hÖ thèngthoát nước
khu Phố Nối, tỉnh Hưng Yên.


4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH CHUNG CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan về nghiên cứu thoát nước đô thị trên thế giới
Dân số thế giới sống trong các thành phố lớn ngày càng tăng nhanh. Đáp ứng
nhu cầu đó, diện tích đất đô thị cũng ngày càng gia tăng, trong khi đó cơ sở hạ tầng
về cấp thoát nước cho đô thị không đáp ứng kịp thời. Hiện nay trên thế giới nhiều
thành phố lớn vẫn đang bị úng ngập và lũ lụt đe dọa.
Các chuyên gia về quy hoạch và thoát nước đô thị trên thế giới đã từ hơn 30
năm nhận ra rằng cách tốt nhất để đương đầu với ngập lụt trong đô thị không phải là
xây thêm trạm bơm, đắp thêm đê hay lắp đặt thêm cống mà chúng ta cần thêm
không gian cho nước. Đó là giải pháp bền vững hơn khi không làm biến đổi dòng
chảy đột ngột như xây đập, đắp đê hay tôn nền công trình. Gia tăng không gian cho
mặt nước và cây xanh tự nhiên không chỉ làm giảm nguy cơ ngập lụt mà còn tạo
cảnh quan cho đô thị.
Gần đây Ngân hàng thế giới đã nghiên cứu và đưa ra cuốn cẩm nang “Hướng
dẫn quản lý tổng hợp rủi ro ngập lụt đô thị trong thế kỷ 21”. Theo cẩm nang này,
giải pháp hiệu quả nhất để quản lý nguy cơ lũ lụt là áp dụng phương pháp tiếp cận
tổng hợp, trong đó kết hợp cả hai biện pháp cấu trúc và phi cấu trúc, bao gồm xây

dựng hệ thống kênh thoát nước và dẫn lũ; kết hợp “đô thị xanh” như đất ngập nước
và vùng đệm môi trường; xây dựng hệ thống cảnh báo lũ lụt; quy hoạch sử dụng đất
để chống ngập lụt.
Đại học Quốc gia Singapore (NUS) với ý tưởng nghiên cứu: áp dụng các bề
mặt thẩm thấu cho những con đường nhỏ và vỉa hè nhằm ngăn chặn tình trạng lũ lụt
cục bộ tại đô thị bằng cách làm chậm lại dòng nước đổ vào cống rãnh sau mưa lớn.
Những bề mặt thẩm thấu có một lớp bêtông rỗ và một lớp sỏi. Khoảng 30-40%
khoảng trống giữa lớp bê tông và sỏi này được dùng để tích nước, sau đó nước sẽ
chảy qua một lớp vải thẩm thấu trước khi được xả qua những đường nhỏ đổ vào


5
cống. Toàn bộ quá trình này có thể giúp trữ số nước mưa đổ xuống trong vài giờ.
1.2 Tổng quan về nghiên cứu thoát nước đô thị ở Việt Nam
Với nhiều thành tựu của công cuộc đổi mới, mạng lưới các đô thị của Việt
Nam đang ngày càng được phát triển mở rộng và thực sự trở thành động lực chính
thúc đẩy phát triển kinh tế. Diện mạo đô thị có nhiều thay đổi theo hướng văn minh,
hiện đại, đã tạo dựng được những không gian đô thị mới, từng bước đáp ứng nhu
cầu về môi trường sống và làm việc có chất lượng. Cũng như các đô thị khác trên
thế giới, sự phát triển đô thị tại Việt Nam cũng đang bộc lộ nhiều hạn chế và yếu
kém về hạ tầng kỹ thuật và ô nhiễm môi trường.
Nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật nói chung đang ở tình trạng xuống cấp, việc
đầu tư xây dựng mới còn chậm và chưa đáp ứng nhu cầu. Hệ thống thoát nước của
các đô thị tại Việt Nam thường chung cho tất cả các loại nước thải, nước mưa, hệ
thống này hầu hết được xây dựng qua nhiều thời kỳ khác nhau, chất lượng quy
hoạch còn chưa cao, chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ trong đó có nhiều tuyến cống
xuống cấp nên khả năng tiêu thoát nước thấp. Nước thải hầu như chưa được xử lý
xả thẳng vào nguồn tiếp nhận.
Trong những năm gần đây đặc biệt là các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ
Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ… người dân luôn phải đối mặt với tình trạng úng

ngập khi gặp những trận mưa lớn, hoặc nước thuỷ triều dâng.
Ngập úng đô thị không chỉ do nguyên nhân đô thị hóa mà sự ảnh hưởng của
biến đổi khí hậu. Các thiên tai như hạn hán, bão, lũ lụt xảy ra thường xuyên. Đa số
các thành phố lớn và khu công nghiệp lớn đều tập trung ở vùng đồng bằng trũng
thấp, khu vực ven biển. Đây là những khu vực rất dể bị tổn thương do biến đổi khí
hậu (BĐKH) gây ra. Sự phát triển đô thị cũng đang đối mặt với nhiều thách thức
mang tính toàn cầu về kinh tế, môi trường, năng lượng... và đặc biệt là tác động của
BĐKH gây ra.
Ở Việt nam, đến nay đã có một số nghiên cứu về tác động của BĐKH hoặc
quá trình đô thị hóa đến tiêu thoát nước như:


6
- Luận án tiến sĩ kỹ thuật “Xác định phương pháp tính toán thoát nước mưa
đô thị trong điều kiện Việt Nam” của Trần Hữu Uyển, Trường Đại học Xây dựng.
- Luận án tiến sĩ kỹ thuật “Nghiên cứu mô hình mưa tối ưu cho vùng bao gồm
cả đô thị và nông nghiệp của Bắc bộ Việt Nam” của Nguyễn Tuấn Anh, Trường Đại
học Thủy Lợi.
- Luận văn thạc sĩ: “Nghiên cứu cơ sở khoa học của việc tiêu nước cho những
vùng đang diễn ra quá trình đô thị hoá” của ThS. Đặng Minh Hải, người hướng
dẫn khoa học PGS.TS. Dương Thanh Lượng. Luận văn đã nghiên cứu cơ sở khoa
học tính toán hệ số tiêu cho các vùng đang diễn ra quá trình đô thị hóa, sử dụng mô
hình SWMM mô phỏng ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa tới hệ số tiêu đô thị.
- Nghiên cứu “BĐKH châu Á: Nghiên cứu cho Việt Nam” do Viện Quy hoạch
Thủy lợi chủ trì thực hiện năm 1994 đã có đánh giá bước đầu tác động của BĐKH
tới nguồn nước, các vùng ven biển ở Việt Nam và đề xuất các biện pháp thích ứng,
giảm thiểu tác hại cho các ngành kinh tế khác nhau.
- Tài liệu“Thoát nước đô thị bền vững” của PGS. TS. Nguyễn Việt Anh,
trường Đại học Xây dựng. Tác giả đưa ra các phương thức tiếp cận và mô hình
thoát nước cho các đô thị Việt Nam. Từ đó đề xuất tổ chức thoát nước cho các đô

thị Việt Nam và đưa ra mộ số mô hình quản lý nước đô thị.
- Giải pháp thoát nước bền vững đã được áp dụng tại Việt Nam:
Cách tiếp cận của thoát nước mưa bền vững là thoát chậm, không phải thoát
nhanh, tránh lượng mưa tập trung lớn trong thời gian ngắn. Tiết diện cống sẽ khó
thể đáp ứng nếu lượng mưa lớn, tốn kém mà nước vẫn tràn cống, gây ngập đường,
lụt nhà. Vì vậy, phải tổ chức thoát nước mưa, kết hợp các biện pháp khác nhau một
cách đồng bộ, sao cho dòng chảy được tập trung chậm. Sử dụng hồ điều hòa trên
diện tích thu gom và truyền dẫn nước mưa để lưu giữ nước mưa là một cách làm
phổ biến. Bên cạnh đó, sử dụng bản thân diện tích bề mặt của thành phố, tăng
cường cho việc nước thấm tự nhiên xuống đất qua các thảm cỏ xanh, đồng thời tạo
cảnh quan và điều hòa tiểu khí hậu.


7
Hiện nay tỉnh Hưng Yên có Khu đô thị sinh thái Eco-park (Văn Giang) Hưng
Yên đã áp dụng một cách đồng bộ phương thức quản lý tổng hợp nguồn nước,
thoát nước bền vững vào thực tế.

Hình 1.1: Khu đô thị sinh thái Eco - Park, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên
Với diện tích áp dụng khoảng 500ha, trong đó 30% diện tích dành cho cây
xanh và mặt nước. Nước cấp sinh hoạt được xử lý bằng công nghệ màng lọc sản
xuất ra nước uống trực tiếp. Nước thải được tách riêng thành các đường ống vận
chuyển nước đen (nước từ toilet) và nước xám. Nước đen được đưa về trạm xử lý
sau đó tái sử dụng làm nước dội toilet, cứu hỏa, làm mát, tưới cây rửa đường. Nước
xám được xử lý sơ bộ rồi tái sử dụng làm nước tưới cây. Nước mưa một phần thoát
ra sông Bai Shi, một phần chảy qua bãi lọc ngập nước trồng thực vật để kiểm soát
chất lượng nước trước khi chảy ra hồ sinh thái trong Công viên.
1.3 Tổng quan về khu vực nghiên cứu
1.3.1 Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý

Hưng Yên là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, nằm trong vùng
trọng điểm kinh tế Bắc Bộ (Hà Nội - Hưng Yên - Hải Dương - Hải Phòng - Quảng
Ninh - Bắc Ninh - Vĩnh Phúc), có tọa độ địa lý:


8
+ Vĩ độ Bắc từ 20000' đến 21036'.
+ Kinh độ Đông từ 105053' đến 106009'
Đô thị Phố Nối được lập trên phạm vi 12 xã thuộc 3 huyện Mỹ Hào, Yên Mỹ,
Văn Lâm; nằm trên trục đường Quốc lộ 5 cách Thủ đô Hà Nội 28km về phía Đông,
cách Hải Dương 28km, Hải Phòng 70km về phía Tây, cách thị xã Hưng Yên 34km
về phía Bắc, có toạ độ địa lý:
Vĩ độ Bắc 20°40'.
Kinh độ Đông 106°40'.
Ranh giới:
- Phía Bắc giáp đường sắt Hà Nội - Hải Phòng.
- Phía Nam giáp sông bần và xã Tân Lập.
- Phía Đông giáp quốc lộ 39.
- Phía Tây là khu công nghiệp Phố Nối A
Đô thị Phố Nối là trung tâm kinh tế phía bắc của tỉnh Hưng Yên. Tại nút giao
giữa đường Quốc lộ 5 đi Hải Phòng và đường quốc lộ 39. Đô thị Phố Nối nằm trong
vùng ảnh hưởng của Thủ đô Hà Nội là vùng trọng điểm phát triển kinh tế, đặc biệt
là phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phụ trợ vùng thủ đô. Khu vực này đã
và đang trở thành một trung tâm kinh tế trọng điểm của tỉnh Hưng Yên.


9

Hình 1.2: Bản đồ tỉnh Hưng Yên



10

Đô thị mới
Phố Nối

Hình 1.3: Vị trí đô thị mới Phố Nối trên bản đồ tỉnh Hưng Yên
b. Địa hình địa mạo
- Khu đất đô thị Phố Nối hiện nay chủ yếu là đất lúa, có địa hình bằng phẳng. Cao
độ nền trung bình từ +2m đến +4,5m.
- Hướng dốc chính từ Tây Bắc về Đông Nam
Do điều kiện địa hình phức tạp, ruộng đất cao thấp chênh lệch lớn và xen kẽ
nhau nên việc tiêu thoát nước gặp nhiều khó khăn. Tình trạng mới mưa đã úng xảy
ra thường xuyên gây ảnh hưởng lớn đến thời vụ năng suất cây trồng và chi phí quản
lý khai thác các công trình thuỷ lợi rất lớn.
c. Đặc điểm khí hậu
- Khu đô thị Phố Nối thuộc tỉnh Hưng Yên thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, tuy
không giáp với biển nhưng vẫn chịu ảnh hưởng của khí hậu miền duyên hải, hàng năm
chia làm hai mùa rõ rệt: mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, thời tiết nóng ẩm mưa nhiều.
Mùa đông lạnh, ít mưa từ tháng 11 đến tháng 3.


11
*Nhiệt độ:
- Lượng bức xạ ở Hưng Yên dồi dào, nhiệt độ trung bình năm 23,50C và khá
đồng nhất trên địa bàn tỉnh, phù hợp với yêu cầu phát triển nông nghiệp quanh năm, tuy
nhiên do sự chi phối mạnh mẽ của hoàn lưu cực đới nên hàng năm nhiệt độ tại Hưng
Yên phân hoá thành hai mùa có tính chất khác nhau: Mùa hè nóng, nhiệt độ trung bình
ổn định trên 250C, mùa đông rét lạnh, nhiệt độ trung bình dưới 200C.
* Độ ẩm:

- Khí hậu ở đây khá ẩm ướt, độ ẩm tương đối trung bình năm vượt quá 80 %.
Biến trình ngày của độ ẩm hơi ngược pha với nhiệt độ, ban ngày độ ẩm thấp, đêm
cao, giá trị lớn nhất tại thời điểm 4 ÷ 6 giờ sáng, nhỏ nhất tại thời điểm 12 ÷ 15 giờ.
- Độ ẩm trung bình tháng hàng năm: 84%
- Độ ẩm trung bình tháng lớn nhất: 90% (tháng II)
- Độ ẩm trung bình tháng nhỏ nhất: 80% (tháng XI)
* Mưa:
- Tổng lượng mưa năm bình quân của tỉnh Hưng Yên từ 1.420 mm đến 1.633
mm và phân bổ thành 2 mùa: Mùa mưa là thời kỳ có lượng mưa tháng ổn định trên
100 mm và bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10 hoặc 11 với tổng lượng mưa
bình quân cả mùa từ 1.200 đến 1.400 mm, chiếm 80 đến 90 % tổng lượng mưa cả
năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với lượng mưa từ 24 đến 87 mm,
chiếm 10 đến 20 % tổng lượng mưa năm. Lượng mưa ở Hưng Yên biến động khá
mạnh theo các tháng, mức độ biến động phụ thuộc vào thời gian và cường độ hoạt
động của các hệ thống gió mùa và các kiểu nhiễu động thời tiết. Hàng năm ở Hưng
Yên có khoảng 100 đến 150 ngày mưa. Trong cùng một tỉnh song số ngày mưa mỗi
nơi một khác, ở thành phố Hưng Yên có số ngày mưa là 100 đến 145 ngày. Trong
mùa đông, trung bình một tháng có 8 đến 10 ngày mưa, mùa hạ trung bình một
tháng có 13 đến 15 ngày mưa. Lượng mưa nhỏ nhất vào tháng 1 và tăng dần đến
tháng 4, tháng 8 là tháng có nhiều ngày mưa và lượng mưa nhiều nhất.


12
- Chế độ mưa không những biến động về thời gian bắt đầu và kết thúc mùa
mưa, mà còn rất mạnh mẽ về lượng mưa. Năm mưa nhiều lượng mưa lớn gấp 3 lần
năm mưa ít.
Bảng 1.1: Lượng mưa trung bình tháng tại trạm Bần thuộc khu đô thị Phố Nối
Đơn vị: mm
Trạm
Bần


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12 Năm

21,9 18,6 27,6 99,5 146,3 245,7 214,2 309,1 237 150,3 53,9 14,4 1.539

- Lượng mưa gây ngập úng một ngày lớn nhất đã đo được tại vị trí thị trấn Bần
281,1 mm.
* Bốc hơi:

- Lượng bốc hơi phụ thuộc rất nhiều vào chế độ nắng và gió, lượng bốc hơi
trung bình: 8730mm.
* Gió:
- Hướng gió trong một năm biến đổi và thể hiện theo mùa của hoàn lưu. Các
tháng giữa mùa đông, gió có thành phần Bắc (Bắc, Đông Bắc, Tây Bắc) chiếm tần
suất từ 40 đến 65 %, trong đó hướng Bắc xuất hiện nhiều hơn cả. Tuy vậy trong
mùa đông gió Đông Nam vẫn có tần suất lớn (đầu mùa 15 đến 25 %, giữa mùa 25
đến 45 %, cuối mùa 50 đến 65 %).
- Về mùa hạ gió Đông Nam lại thịnh hành với tần suất 32 đến 65 %. Ngoài ra
gió Tây Nam tuy xuất hiện với tần suất 5 % nhưng có ảnh hưởng xấu tới người, cây
trồng và vật nuôi vì tính chất khô nóng.
- Tốc độ gió cực đại ghi lại là 40 m/s, hướng thổi Tây Nam.
* Những hiện tượng thời tiết đặc biệt:
- Bão, áp thấp nhiệt đới: Hàng năm bão và áp thấp nhiệt đới không đổ bộ trực
tiếp vào khu vực như các tỉnh ven biển, nhưng ảnh hưởng về mưa do bão gây ra là
rất lớn. Mùa bão bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc tháng 11, nhưng ảnh hưởng với tần


13
xuất lớn nhất trong các tháng 7, 8 và 9.
- Ngoài ra còn xuất hiện mưa giông, là những trận mưa lớn đột xuất kèm theo
gió lớn và giông sét. Mưa giông xuất hiện từ tháng 2 đến tháng 11 và tập trung chủ
yếu từ tháng 5 đến tháng 9.
d. Thuỷ văn
- Đô thị Phố Nối mới chịu ảnh hưởng của hệ thống sông nội đồng Bắc Hưng Hải.
Sông Bắc Hưng Hải bắt nguồn từ sông Hồng tại cống Xuân Quan, chảy qua 3 tỉnh Hưng
Yên, Hải Dương, Hải Phòng. Từ hệ thống sông Bắc Hưng Hải chảy vào 5 con sông nội
đồng với tổng chiều dài 72km, diện tích 5.200 ha điều tiết 1,03 tỷ m3 nước/năm phục vụ
tưới tiêu, đảm bảo mạng lưới thuỷ lợi của Tỉnh được hoàn chỉnh.
- Riêng khu đô thị Phố Nối có sông Bún, sông Bần và sông Cầu Treo là hệ

thống tưới tiêu chính của huyện Mỹ Hào sau đó nước thoát ra trục tiêu chính là sông
Kim Sơn thuộc hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải.
- Sông Kim Sơn: Còn gọi là sông Chính Bắc, từ cống Xuân Quan đến Âu thuyền
Cầu Cất, sông dài 60 km là trục tưới chính cho hệ thống và cùng với sông Đình Đào là
trục tiêu chính phía Bắc cho hệ thống Bắc Hưng Hải đóng góp phần khá quan trọng
trong chế độ dòng chảy sông ngòi cũng như việc tưới tiêu trong khu đô thị Phố Nối.
1.3.2. Điều kiện kinh tế xã hội
1.3.2.1 Định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hưng Yên
a. Các chỉ tiêu về kinh tế
- Theo “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hưng Yên đến năm
2020” nhịp độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2011 ÷ 2015 đạt 12,5 %/năm, trong đó
ngành công nghiệp - xây dựng tăng bình quân 19 %, dịch vụ tăng bình quân 16 %
và ngành nông nghiệp - thuỷ sản tăng bình quân 4 %/năm. Giai đoạn 2016 ÷ 2020
đạt 11,43 %/năm, trong đó ngành công nghiệp - xây dựng tăng bình quân 11,5 %,
dịch vụ tăng bình quân 14 % và ngành nông nghiệp - thuỷ sản tăng bình quân 2,1
%/năm.


14
- GDP bình quân đầu người đến 2015 đạt 43,6 triệu đồng, tương đương 2.500
USD/người, năm 2020 đạt 4.200 USD/người.
- Sản lượng lương thực có hạt đạt 450 kg/người/năm vào năm 2015.
- Trước năm 2020 Hưng Yên cơ bản đạt được các tiêu chí của tỉnh công nghiệp.
- Cơ cấu kinh tế chuyển đổi theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ.
Tỷ trọng GDP các khối ngành:

Năm 2015

Năm 2020


+ Ngành nông nghiệp:

17 %

12 %

+ Công nghiệp và xây dựng:

50 %

52 %

+ Dịch vụ, thương nghiệp:

33 %

36 %

b. Mục tiêu về xã hội
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên duy trì ổn định dưới 1 %.
- Tỷ lệ hộ nghèo còn 1 % vào năm 2015 và ổn định đến năm 2020
- Phấn đấu thành phố Hưng Yên cơ bản đạt tiêu chí của đô thị loại II vào
năm 2015; xây dựng Phố Nối thành thị xã công nghiệp-dịch vụ và khu vực Bô
Thời thành đô thị loại IV vào năm 2015. Đến năm 2020 đạt tỷ lệ đô thị hóa của
tỉnh xấp xỉ 40 %.
- Đảm bảo việc làm ổn định cho khoảng 95 % số lao động trong tỉnh. Tạo
thêm 2,2 vạn việc làm mới hàng năm. Nâng tỷ lệ lao động được đào tạo lên 55 %
vào năm 2015 và 65 % vào năm 2020.
- Đến năm 2015 khoảng 97 % khu vực đô thị và 87 % dân cư nông thôn
trong tỉnh được dùng nước sạch.

- Đến năm 2015 hoàn thành chương trình kiên cố hoá các cơ sở y tế, giáo dục
với phương tiện kỹ thuật hiện đại, về cơ bản không còn trẻ em suy dinh dưỡng.
Ngăn ngừa và hạn chế đến mức thấp nhất các bệnh dịch, bệnh xã hội.


15
1.3.2.2 Điều kiện kinh tế xã hội của khu đô thị Phố Nối
Đô thị Phố Nối được thành lập mới theo quyết định số 1366/QĐ-UB ngày 31
tháng 6 năm 2004 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên về việc phê duyệt Quy
chung hoạch đô thị Phố Nối, đến năm 2010 đô thị Phố Nối được điều chỉnh quy
hoạch trở thành khu đô thị mới Phố Nối, định hướng trở thành đô thị loại III trong
hệ thống đô thị Việt Nam.
a. Dân cư
Theo niên giám thống kê năm 2008. Dân số toàn đô thị là 83865 người
(31/12/2008). Tỷ lệ tăng dân số trung bình toàn đô thị là 1,28%, trong đó tăng tự
nhiên là 0,98%, tăng cơ học 0,3%.
Bảng 1.2: Hiện trạng dân số - đất đai - mật độ dân số chia theo thị trấn, xã
Hạng mục

TT

1

Mật độ dân số

(2008)

Tổng

6694,00


83865

Huyện Mỹ Hào

2617,44

34924

1334

Thị trấn Bần Yên Nhân

574,20

9356

1629

Xã Dị Sử

669,81

9728

1452

621,5

8840


1422

751,93

7000

931

Huyện Yên Mỹ

2562,37

33106

1292

Xã Giai Phạm

580,19

6041

1041

Xã Nghĩa Hiệp

322,93

4730


1465

Xã Liêu Xá

651,29

8815

1353

Xã Tân Lập

516,82

8153

1578

Xã Ngọc Long

491,14

5367

1093

1514,19

15835


1046

Xã Lạc Hồng

520,20

6952

1336

Xã Minh Hải

773,52

8883

1148

Xã Trưng Trắc

220,47

Xã Phan Đình Phùng

3

Nhân khẩu

(ha)


Xã Nhân Hoà
2

Diện tích

Huyện Văn Lâm

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Mỹ Hào, Yên Mỹ, Văn Lâm

(người/km2)


16
Lao động : Dân số trong tuổi lao động toàn đô thị năm 2008 là: 50.319 người
chiếm 60 % so dân số.
Lao động làm việc trong các ngành là: 41.765 người, chiếm 83% số lao động.
Bng1.3: Hin trng lao ng
Hng mc

TT

Hin trng
2008

I

Tng dõn s ( ngi)

83865


Dõn s trong tui lao ng ( ngi )

50319

T l % so dõn s
II

60

Lao ng lm vic trong cỏc ngnh kinh t (ngi)
- T l % so lao ng trong tui

41765
83

Phõn theo ngnh:
2.1

2.2

2.3

III

Lao ng nụng, lõm nghip, thu sn ( ngi)

6094

- T l % so lao ng lm vic


14,6

Lao ng cụng ngip, tiu th cụng nghip, xõy dng ( ngi)
- T l % so lao ng lm vic

74,6

Lao ng dch v, thng mi, cỏc ngnh khỏc (ngi)

4511

- T l % so lao ng lm vic

10.8

Ni tr, mt sc, hc sinh ( ngi )

5032

T l % so lao ụng trong tui
IV

31160

10

Tht nghip (ngi )

3522


T l % so lao ng trong tui

7

Ngun: Niờn giỏm thng kờ huyn M Ho, Yờn M, Vn Lõm
b. Tỡnh hỡnh s dng t
Tng din tớch t t nhiờn ton ụ th:

6694 ha

Din tớch t xõy dng ụ th: 249,2 ha; ch tiờu: 266,4 m2/ngi
- Trong ú t dõn dng: 98,6 ha; ch tiờu: 105,4 m2/ngi
- t ngoi dõn dng: 150,6 ha,
- t khỏc (Nụng nghip, cha s dng...): 325,0 ha


17
Hiện quỹ đất nông nghiệp tương đối lớn. Về cơ bản thuận lợi cho việc đầu tư,
phát triển đô thị. Tuy nhiên cần nghiên cứu một cách hợp lý khai thác tối ưu quỹ đất
nâng cao hiệu suất đầu tư cũng như định hình chiến lược phát triển bền vững
Bảng 1.4: Tổng hợp hiện trạng sử dụng đất
TT

Hạng mục
Tổng diện tích đất khu vực nghiên cứu

I/
*
A

1
2
3
4
B
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
C
1
2
3
II

Đất nội thị dự kiến
Đất xây dựng ĐT
Đất dân dụng
Đất đơn vị ở
Đất công trình công cộng
Đất cây xanh công viên,TDTT
Đất giao thông nội thị
Đất ngoài khu dân dụng

Đất công nghiệp, kho tàng
Đất giao thông đối ngoại
Đất cơ quan
Trường chuyên nghiệp
Đất CTCC cấp tỉnh
Đất hỗn hợp
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
Đất tôn giáo tín ngưỡng
Đất an ninh quốc phòng
Đất cây xanh cách ly
Đất đầu mối hạ tầng
Đất khác
Đất nông nghiệp
Đất chưa sử dụng
Mặt nước
Đất ngoại thị

Hiện trạng 2008
Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) m2/ng
6694
574,20
249,2
98,6
67,72
15,8
15,1
150,6
50,9
29,9
15,05

28,2
4,49
0,30
16,24
5,5
325,00
305,13
19,87
6119,80

100
39,6
27,2
6,3
6,1
60,4
20,4
12,0
6,0
11,3
1,8
0,1
6,5
2,2

266,4
105,4
72,4
16,9
16,1


(Nguồn: Thống kê đất đai theo đơn vị hành chính huyện Mỹ hào, Yên Mỹ, Văn Lâm)


×