Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Nghiên cứu xây dựng chương trình tính toán xác định độ mở cống hợp lý nhằm tránh xói lở hạ lưu công trình trong hệ thống thủy lợi bắc hưng hải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.92 MB, 126 trang )

i

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI. .........................................................................1
1. Sơ lược hệ thống Bắc Hưng Hải. ............................................................................1
2. Sự cần thiết của đề tài. ............................................................................................1
II. MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU..........................................................2
1.Mục đích nghiên cứu:...............................................................................................2
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................................................3
IV. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. .................................3
1.Cách tiếp cận: ...........................................................................................................3
2.Phương pháp nghiên cứu:.........................................................................................3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THỦY LỢI BẮC HƯNG HẢI VÀ
CÁC CỐNG TRÌNH CHÍNH .....................................................................................4
1.1.ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ DÂN SINH KINH TẾ VÙNG NGHIÊN CỨU .....4
1.1.1. Vị trí địa lý, phạm vi hành chính ......................................................................4
1.1.2. Đặc điểm địa chất - địa hình và các quá trình địa mạo .....................................5
1.1.3. Thổ nhưỡng và đặc điểm nền đáy các khu vực tưới tiêu nghiên cứu ...............6
1.1.4. Đặc điểm khí hậu, khí tượng .............................................................................6
1.1.5. Đặc điểm mạng lưới sông ngòi .........................................................................7
1.1.6. Đặc điểm kinh tế – xã hội .................................................................................7
1.2. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VẬN HÀNH KHAI THÁC CÔNG
TRÌNH THỦY LỢI TRONG HỆ THỐNG BẮC HƯNG HẢI. ...............................12
1.2.1. Về quản lý hệ thống ........................................................................................12
1.2.2. Về vận hành tưới tiêu của hệ thống.................................................................13
CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG XÓI LỞ CÔNG TRÌNH TRONG HỆ
THỐNG BẮC HƯNG HẢI.......................................................................................14
2.1. CƠ SỞ THỰC TIỄN TỪ SỐ LIỆU ĐO ĐẠC TRONG HỆ THỐNG...............14
2.1.1 Tổng quan hệ thống công trình : ......................................................................14
2.1.2. Hệ thống kênh trục chính: ...............................................................................14


2.1.3 Hiện trạng xói lở các cống chính trong hệ thống Bắc Hưng Hải .....................15
2.2. ĐẶC ĐIỂM XÓI LỞ HẠ LƯU CÁC CỐNG TRONG HỆ THỐNG...............19


ii
2.3. ĐÁNH GIÁ NGUYÊN NHÂN XÓI LỞ ...........................................................20
2.3.1. Yếu tố công trình .............................................................................................20
2.3.2.Các yếu tố thuỷ lực, thuỷ văn...........................................................................20
2.3.3. Quản lý vận hành ............................................................................................20
2.3.4. Các yếu tố của đất nền ....................................................................................20
2.3.5. Đối với hệ thống Bắc Hưng Hải......................................................................20
2.3.6. Công thức tính lưu tốc mạch động và cường độ (áp lực) mạch động .............22
2.3.7. Công thức tính vận tốc khởi động xói (theo tiêu chuẩn thiết kế hệ thống kênh
tưới 4118-85) .............................................................................................................22
CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH TÍNH TOÁN ĐỘ MỞ CỐNG HỢP
LÝ NHẰM TRÁNH XÓI LỞ HẠ LƯU CÔNG TRÌNH .........................................24
3.1. Cơ sở lý thuyết ...................................................................................................24
3.2. SƠ ĐỒ KHỐI TỔNG THỂ VÀ CÁC MODUL ................................................43
3.2.1. Trình tự tính toán ............................................................................................43
3.2.2 Sơ đồ khối ........................................................................................................46
3.3 CÁC MODUL CHƯƠNG TRÌNH. ....................................................................47
3.3 CÁC MODUL CHƯƠNG TRÌNH. ....................................................................48
3.4. KẾT QUẢ CHẠY THỬ NGHIỆM, HIỆU CHỈNH PHẦN MỀM ....................48
3.4.1 Phần tính toán độ mở cho các cống .................................................................48
3.5. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VÀ CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ SỬ DỤNG
...................................................................................................................................57
3.5.1 Phần mềm tính toán độ mở cống......................................................................57
3.5.2 Ứng dụng tính toán bồi xói kênh mương. ........................................................58
3.5.3 Các yêu cầu đối với đơn vị sử dụng: ................................................................58
3.6. HƯỚNG PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG. .............................................................59

3.6.1. Ứng dụng tính toán độ mở cống hợp lý: .........................................................59
3.6.2. Ứng dụng tính toán bồi đắp kênh dẫn. ............................................................59
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................61
1. NHỮNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN ....................................61
2. KIẾN NGHỊ ..........................................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................63


iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Số liệu hành chính, diện tích, dân số hệ thống Bắc Hưng Hải ...................8
Bảng 1.2 : Tổng giá trị GDP và GDP bình quân đầu người các tỉnh trong vùng .......9
Bảng 1.3: Thống kê diễn biến chăn nuôi gia súc gia cầm vùng Bắc Hưng Hải .......10
Bảng 2.1. Bảng tra hệ số K trong công thức kiểm tra xói .........................................23
Bảng 2.2. Bảng trị số co hẹp thẳng đứng ε và tính nối tiếp sau cửa cống phẳng.
(STKTTL Tập I) ........................................................................................................25
Bảng 2.3.: Trị số hệ số ξv của van với độ mở khác nhau ..........................................42
Bảng 2.4. Bảng hệ số m, mσ, ϕ, ϕn, εo các cống chính hệ thống thuỷ nông Bắc
Hưng Hải ...................................................................................................................42


iv
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.a: Chảy không ngập .......................................................................................24
Hình 1.b,c: Chảy ngập ...............................................................................................25
Hình 2.b,c ..................................................................................................................29
Hình 2.d,e ..................................................................................................................29
Hình 2.e .....................................................................................................................33
Hình 2.f......................................................................................................................35
Hình 3.d .....................................................................................................................39

Hình 3.e .....................................................................................................................39
Hình 3.g .....................................................................................................................39
Hình 3.h .....................................................................................................................39
Hình 4 ........................................................................................................................40


1
MỞ ĐẦU

I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.
1. Sơ lược hệ thống Bắc Hưng Hải.
Hệ thống thuỷ lợi Bắc Hưng Hải nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ,
được bao bọc bởi 4 con sông lớn: Sông Đuống, Sông Luộc, Sông Thái Bình,
Sông Hồng; Bao gồm địa giới hành chính của 4 tỉnh: toàn bộ tỉnh Hưng Yên,
7 huyện thành phố thuộc tỉnh Hải Dương, 3 huyện thuộc tỉnh Bắc Ninh và
quận Long Biên và huyện Gia Lâm thuộc thành phố Hà Nội.
Diện tích tự nhiên là 192.045 ha, đất nông nghiệp là 146.756 ha; dân số
khoảng 3 triệu người.
Hệ thống được khởi công xây dựng tháng 10/1959 đến nay đó qua 54
năm vận hành khai thác và xây dựng bổ sung, hệ thống đã tương đối hoàn
chỉnh; bao gồm các công trình:
− Cụm cụng trình đầu mối cống Xuân Quan, cống Báo đáp.
− 235km kênh trục chính .
− 13 công trình điều tiết trên kênh chính, âu thuyền và cống đầu kênh
− Trên 300 trạm bơm lớn , nhỏ ( và khoảng 300 trạm bơm do dân tự
làm)
− Trên 800 cống tưới tiêu cho phạm vi > 250ha
− Hàng ngàn km kênh các loại và hàng ngàn cống nhỏ.
2. Sự cần thiết của đề tài.
Qua quá trình quản lý khai thác vận hành các cống chính trong hệ thống

thủy lợi Bắc Hưng Hải (do công ty TNHH MTV KTCTTL Bắc Hưng Hải
quản lý) đã xuất hiện tượng xói hạ lưu công trình ngay phía sau sân tiêu năng,


2
có công trình gây sạt nở mái bờ kênh, gây ra mất an toàn công trình và việc
xử lý xói cũng rất phức tạp và tốn kém.
Qua theo dõi, xói hạ lưu các cống là do lưu tốc dòng chảy, tức là công
trình dẫn với lưu lượng lớn hơn mức cho phép, nguyên nhân chính là do chế
độ vận hành mở cống. Thực tế việc vận hành các hệ thống thủy lợi thường
đáp ứng yêu cầu nước theo thực tế, đó là lấy đủ nước thì dừng, trước khi mở
các cống người vận hành không có đủ thông tin đặc biệt là lưu lượng nước
cần lấy. Việc mở cống dựa vào kinh nghiệm hoặc theo yêu cầu lấy càng
nhanh càng tốt, điều này rất dễ dẫn đến việc mở cống quá mức cho phép và
gây ra xối nở hạ lưu.
Từ thực tế vận hành các cống trong hệ thống Bắc Hưng Hải nêu trên nói
riêng và hầu hết các hệ thống thủy lợi nói chung, cần thiết phải tính toán xác
định độ mở cho phép đối với các điều kiện chênh mực nước thực tế tại cống,
đảm bảo không gây ra xói nở hạ lưu cống và phải đưa ra được quá trình đóng
mở cống cho một đợt vận hành tức là xác định độ mở cống lớn nhất ban đầu
và các độ mở tiếp theo khi mực nước hạ lưu được dâng dần lên theo các bước
tính toán. Trong điều kiện thực tế hiện nay máy tính điện tử đã khá phổ biến,
kết quả đề tài sẽ xây dựng phần mềm tính toán độ mở phù hợp cho các cống
chính trong hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải. Đây cũng là công cụ tính toán
các chỉ tiêu thiết kế cống như độ rộng, tiêu năng … để giúp cho việc theo dõi,
đánh giá bồi lắng kênh mương, phục vụ công tác quản lý vận hành cống và
kênh hạ lưu cống, phần mềm cũng bao gồm một modul tính toán khối lượng
xói lở, bồi lắng kênh.
II. MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.Mục đích nghiên cứu:

- Đánh giá được ảnh hưởng việc vận hành mở các cống đến quá trình xói


3
nở hạ lưu cống, bao gồm cơ sở lý thuyết và thực tế theo dõi đo đạc. Đánh
giá nguyên nhân gây xói đưa ra cơ sở lý thuyết tính toán đưa ra giải pháp
vận hành cống phù hợp hạn chế xói nở hạ lưu công trình.
- Xây dựng được công cụ phần mềm tính toán xác định độ mở cống phù
hợp và ứng dụng được trong thực tế vận hành tại công ty Bắc Hưng Hải.
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Các cống chính trong hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải (Xuân Quan, Báo
Đáp, Kênh Cầu, Lực Điền, Tranh, Bá Thủy, Neo, Cầu Xe, An thổ).
IV. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
1.Cách tiếp cận:
- Tiếp cận thực tế: Thu thập, nghiên cứu các số liệu về các cống chính
trong hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải, quá trình vận hành và các số
liệu đo đạc mực nước, lưu lượng.
- Tiếp cận các phương pháp nghiên cứu mới về tiêu nước trên thế giới.
2.Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa
- Phương pháp kế thừa
- Phương pháp phân tích.
- Phương pháp mô hình toán


4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THỦY LỢI BẮC HƯNG HẢI VÀ CÁC
CỐNG TRÌNH CHÍNH


1.1.ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ DÂN SINH KINH TẾ VÙNG NGHIÊN
CỨU
1.1.1. Vị trí địa lý, phạm vi hành chính
Hệ thống Thuỷ nông Bắc Hưng Hải nằm ở giữa đồng bằng sông Hồng,
vị trí được xác định theo toạ độ:
- 20º30’ đến 21º07’ vĩ độ Bắc
- 105º50’ đến 106º36’ kinh độ Đông
Hệ thống Bắc Hưng Hải được bao bọc bởi 4 con sông lớn:
- Sông Đuống ở phía Bắc với độ dài phần chảy qua hệ thống là 67km;
- Sông Luộc ở phía Nam với độ dài phần chảy qua hệ thống là 72km;
- Sông Thái Bình ở phía Đông với độ dài phần chảy qua hệ thống là
73km;
- Sông Hồng ở phía Tây với độ dài phần chảy qua hệ thống là 57km.
Tổng diện tích tự nhiên là 214.932ha, diện tích phần trong đê là 192.045
ha; đất nông nghiệp là 146.756 ha bao gồm đất đai của toàn bộ tỉnh Hưng Yên
(10 huyện), 7 huyện thị của Hải Dương, 3 huyện của tỉnh Bắc Ninh và 2 quận,
huyện của thành phố Hà Nội.


5

Hình 1.1: Bản đồ hành chính hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải
1.1.2. Đặc điểm địa chất - địa hình và các quá trình địa mạo
Địa hình có xu hướng dốc dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam hình thành
3 vùng chính:
Vùng ven sông Hồng , sông Đuống cao độ phổ biến (+4,0m), chỗ cao
nhất +8,0m ÷ +9,0m. Thành phần gồm: đất pha cát, đất thịt nhẹ, ít chua, đất
thấm nước cao, mực nước ngầm nằm sâu.
Vùng trung tâm với cao độ +2,0m đến +2,5m;
Vùng ven sông Luộc, sông Thái Bình, cao độ phổ biến + 1,0m đến

+1,5m. Nơi thấp nhất +0,5m, đất chua, nước ngầm nằm cao.


6
1.1.3. Thổ nhưỡng và đặc điểm nền đáy các khu vực tưới tiêu nghiên cứu
Đất đai được hình thành do phù sa sông Hồng - Thái Bình, thành phần
cơ giới của đất từ thịt hẹ đến thịt pha nhiễm chua và nghèo lân, chia ra thành
các loại sau:
1 - Loại đất phù sa sông Hồng không được bồi màu nâu thẫm trung tính, ít
chua, đây là loại đất tốt rất thích hợp cho trồng màu và lúa cao sản.
2 - Loại đất phù sa sông Hồng không được bồi lắng trung tính ít chua glây
trung bình, loại đất này có tầng phù sa dày, thành phần cơ giới đất thịt
trung bình đến thịt nặng, loại đất này thích hợp cho cấy lúa 2 vụ.
3 - Loại đất phù sa sông Hồng có tầng loang lổ không được bồi lắng, màu
đất nâu nhạt, tầng phù sa mỏng, thành phần cơ giới từ trung bình đến
nặng, bị sét hoá mạnh, chất hữu cơ phân huỷ chậm thường bị chua, cần
được cải tạo.
Trong đó, chủ yếu là đất phù sa Glây của hệ thống sông Hồng (Phg)
chiếm tỷ lệ diện tích lớn nhất.
1.1.4. Đặc điểm khí hậu, khí tượng
Lưu vực Bắc Hưng Hải nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, tuy không
giáp với biển nhưng vẫn chịu ảnh hưởng của khí hậu miền duyên hải, hàng
năm chia hai mùa rõ rệt: mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, thời tiết nóng ẩm
mưa nhiều. Mùa đông lạnh, ít mưa từ tháng 11 đến tháng 3.
- Mưa năm: Lượng mưa năm trung bình nhiều năm trong vùng nghiên
cứu đạt 1.400 - 1.600 mm. Vùng mưa lớn thường xuất hiện ở khu vực phía
Nam và Đông Nam của hệ thống với lượng mưa trung bình năm đạt 1.548
mm tại Ninh Giang, 1.648 mm tại Hưng Yên, 1.523 mm tại Hải Dương.
- Nhiệt độ: Nhiệt động trung bình năm 23,3 0C và khá đồng nhất.
- Độ ẩm: Độ ẩm tương đối trung bình năm 80-85%.



7
- Bốc hơi: Lượng bốc hơi trong toàn năm ở trong vùng từ 700 ÷ 800mm.
Lớn nhất là tháng 10 và 11 và nhỏ nhất là tháng 3.
- Nắng: Trung bình năm đạt 1.623 giờ tại Hải Dương, 1.473 giờ tại
Hưng Yên, 1.589 giờ tại Hà Nội
- Gió: Trung bình tháng năm đạt 1,1-2,4 m/s .Tốc độ gió lớn nhất khi có
bão đạt trên 40 m/s, 23/8/1980 tại Hải Dương, 40,0 m/s tại Hưng Yên
- Bão và áp thấp nhiệt đới: Mưa to do ảnh hưởng của bão gây ngập lụt
khá nghiêm trọng, lượng mưa do bão chiếm tỷ trọng lớn tới 15 ÷ 20% tổng
lượng mưa cả năm, tháng 8 lượng mưa do bão chiếm tới 30 ÷ 50% tổng lượng
mưa tháng.
1.1.5. Đặc điểm mạng lưới sông ngòi
Hệ thống Bắc Hưng Hải được bao bọc bởi 4 con sông lớn là: Sông
Đuống ở phía Bắc, Sông Luộc ở phía Nam, Sông Thái Bình ở phía Đông và
Sông Hồng ở phía Tây.
Các sông nội đồng: Sông Kim Sơn, sông Đình Đào, Sông Điện Biên,
Sông Tây Kẻ Sặt, Sông Đình Đào, Sông Cầu Xe (cống Cầu Xe), Tứ Kỳ (cống
An Thổ), Sông Cửu An, Sông Tràng Kỹ là sông tưới tiêu kết hợp, có nhiệm
vụ dẫn nước tưới cho phần phía Đông của tiểu khu Gia Thuận, một phần tiểu
khu Bắc Kim Sơn và phần phía Bắc của tiểu khu Cẩm Giàng.
1.1.6. Đặc điểm kinh tế – xã hội
1.1.6.1 Hành chính

Vùng nghiên cứu theo các quyết định phân chia địa danh hành chính
mới nhất bao gồm địa giới hành chính của 4 tỉnh: toàn bộ tỉnh Hưng Yên, 7
huyện và Thành phố tỉnh Hải Dương, 3 huyện thuộc tỉnh Bắc Ninh và 2 quận
huyện thuộc thành phố Hà Nội. Các địa danh hành chính cụ thể bao gồm 343
xã, 34 phường với diện tích tự nhiên 214.931ha, dân số 2.709.362 người.



8
Bảng 1.1: Số liệu hành chính, diện tích, dân số hệ thống Bắc Hưng Hải
TT
1
2
3
4

DT tự nhiên
(ha)
Hải Dương`
131
18
79.820
Hưng Yên
145
10
92.308
Bắc Ninh
43
3
32.541
Hà Nội
24
3
10.262
Tổng
343

34
214.931
(Nguồn: Theo niên giám thống kê của các tỉnh)

Tỉnh - Huyện

Số xã

Số phường

Dân số
(người)
959.180
1.119.388
349.184
281.610
2.709.362

1.1.6.2 Dân cư và lao động

- Dân cư, dân tộc: Vùng nghiên cứu là các tỉnh thuộc đồng bằng bắc
Bộ, dân tộc ở đây chủ yếu là dân tộc Kinh sống định canh định cư từ đời này
sang đời khác. Mật độ dân số bình quân toàn vùng từ 1000 người/km2 đến
1200 người/km2, trong đó thành thị 2980 - 3800 người/km2, nông thôn là
1242 người/km2. Tỷ lệ nam nữ trong vùng gần như tương đương nhau
khoảng 50%. Dân số ở thành thị là 501.621 người, nông thôn là 2.207.743
người chiếm 82% dân số toàn vùng.
- Phân bố dân cư theo đơn vị hành chính: Theo số liệu thống kê năm
2004 của các tỉnh trong vùng nghiên cứu thì toàn bộ vùng có số dân là
2.709.362 người. Trong đó Hải Dương chiếm 35% , Hưng Yên 41%, Bắc

Ninh 13%, Hà nội 10%.
- Tốc độ tăng dân số: Những năm gần đây, hưởng ứng phong trào kế
hoạch hoá gia đình của Đảng và nhà nước nên tỷ lệ sinh con thư 3 đã giảm
đáng kể. Theo thống kê thì tỷ lệ sinh trung bình toàn vùng là 1,4% - 1,7% đạt
mức độ cho phép.
- Lao động: Lứa tuổi trong độ tuổi lao động chiếm 53%, đây là lực
lượng chủ yếu làm cho kinh tế vùng phát triển. Lực lượng tham gia trong các
ngành Nông – Lâm nghiệp là 77%, Công nghiệp là 9,5 – 9,7%, Thương
nghiệp là 3,6% còn lại là các ngành nghề khác.


9
1.1.6.3 Nền kinh tế chung
Bảng 1.2 : Tổng giá trị GDP và GDP bình quân đầu người các tỉnh trong vùng

TT

Tỉnh

Tổng GDP (ngàn tỷ đồng)

GDP/người (triệu
đồng)

1

Hà Nội

41,011


8,269

2

Hải Dương

7,526

7,3

3

Hưng Yên

8,239

7,3

4

Bắc Ninh

8,344

8,36

Trung bình

16,28


7,81

1.1.6.4 Hiện trạng phát triển nông nghiệp

Sử dụng đất nông nghiệp
Tốc độ tăng trưởng trong ngành nông nghiệp đạt tương đối cao, bình
quân trong thời kỳ 2000 - 2005 đạt 6 - 7% . Ngành chăn nuôi tăng từ 23% lên
26%.
Theo thống kê năm 2004 đất nông nghiệp toàn vùng là 142.391 ha,
diện tích đất canh tác là 123.985 ha trong đó diện tích đất trồng lúa là 114.231
ha chiếm 88,6% diện tích đất canh tác. Diện tích đất trồng màu và cây công
nghiệp là 5.422 ha chiếm 4,3% đất canh tác. Diện tích đất có mặt nước nuôi
trồng thuỷ sản là 10.975 ha chiếm 7,5% DT đất nông nghiệp.
Đất thổ cư toàn vùng là 17.523 ha chiếm 7,8% đất tự nhiên trong đó đất
đô thị chiếm 14% DT đất ở, còn lại là đất ở nông thôn 86%.
Diện tích trồng lúa cả năm giao động trong khoảng từ 219.000 ha đến
207.000 ha. Sản lượng lúa cả năm đạt từ 1.218.023 tấn đến 1.222.781 tấn,
năng suất lúa trong vùng trung bình đạt 50-60tạ/ha trong đó lúa vụ đông xuân
năng suất cao hơn vụ mùa. Diện tích, năng suất, sản lượng một số năm xem.
1.1.6.5

Chăn nuôi

Đàn lợn trong vùng tăng từ 1.061.923 con năm 2001 lên 1.268.755 con


10
năm 2004. Đàn bò tăng từ 75.984 con năm 2001 lên 88.905 năm 2004. Đàn
trâu giảm do hiện nay do cơ giói hóa tăng nên trâu chủ yếu nuôi để làm thực
phẩm. Gia cầm trong vùng khoảng 13 triệu con năm 2003, năm 2004 do dịch

cúm gia cầm chỉ còn 11 triệu con.
Bảng 1.3: Thống kê diễn biến chăn nuôi gia súc gia cầm vùng Bắc Hưng Hải

Hạng mục

Năm 2001

2002

2003

2004

1

Đàn lợn

1.061.923

1.121.614

1.223.790

1.268.755

2

Đàn bò

75.984


77.321

80.902

88.905

3

Đàn trâu

20.292

18.117

16.951

14.502

4

Gia cầm

9.795.332

10.533.590

13.169.491

11.366.341


TT

1.1.6.6 Lâm nghiệp

Vùng nghiên cứu gồm các tỉnh đồng bằng Bắc bộ nên diện tích rừng
hầu như không có. Qua thống kê toàn vùng chỉ có 42,2 ha đất lâm nghiệp
thuộc huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh. Diện tích rừng này là rừng trồng.
1.1.6.7 Thuỷ sản

Sự phát triển về thuỷ sản của vùng nhanh, tốc độ tăng trưởng của nuôi
trồng thuỷ sản đạt 19%, đánh bắt dịch vụ thuỷ sản tăng 17,7%. Tốc độ này
cho thấy đầu tư cho phát triển thuỷ sản của vùng là mạnh. Diện tích mặt nước
được sử dụng để vào nuôi trồng thuỷ sản khoảng 10.065 ha, một phần diện
tích úng - trũng sản xuất lúa kém hiệu quả đã được chuyển sang nuôi trồng
thuỷ sản. Bảng 1.10.
1.1.6.8 Công nghiệp

Trong những năm gần đây do cơ chế thị trường chuyển biến mạnh cộng
với chính sách mở cửa của nhà nước Việt Nam, các nhà đầu tư trong và ngoài
nước đã có điều kiện để mở rộng và phát triển sản xuất do vậy công nghiệp
trong vùng phát triển mạnh cả về số và các chủng loại mặt hàng… Tập trung
nhiều ở các thị xã, thành phố, các khu đô thị, dọc các trục đường chính của


11
vùng như đường 5, đường 39…thị xã Hưng Yên, TP Hải Dương và Gia Lâm.
1.1.6.9 Giao thông

Ngoài tuyến đường sắt Hà Nội đi Hải Dương - Hải Phòng trong vùng

còn có mạng lưới đường bộ và đường thủy rất thuận tiện .
Đường bộ: có quốc lộ 5, đường 39, đường 138, đường tỉnh lộ 39B,
đường tỉnh lộ 182. Ngoài những trục đường chính trên trong vùng còn rất
nhiều đường liên huyện, liên xã, tỉnh lộ khác như TL281, TL194, TL20,
TL17, TL217….
Giao thông thuỷ: Ngoài hệ thống sông lớn bao bọc bên ngoài, hệ thống
sông nội đồng như: sông Kim Sơn, sông Cửu An ra sông Thái Bình và sông
Luộc, một loạt các sông nối liền trục như các sông Điện Biên, Chi ân, Đò
đáy…và nhiều sông khác tạo thành một mạng lưới giao thông thuỷ rất thuận
tiện cho nội vùng. Tại vị trí các cống điều tiết lớn trên sông của hệ thống như
Kênh Cầu, Lực Điền, Cống Tranh, Bá Thuỷ, Báo Đáp, Xuân Quan…đều có
âu giao thông để thông thuyền. Tuy nhiên các âu thyền này còn nhỏ, xây dựng
đã trên 40 năm nên thiết bị đóng mở bị hư hỏng cần được nâng cấp sửa
chữa.Trong vùng có 384 phương tiện vận chuyển hàng hóa, 56 phương tiện
vận chuyển người, khối lương vận chuyển hàng năm khoảng 85000 tấn hàng.
1.1.6.10 Xây dựng đô thị

Từ năm 2000 lại đây một loạt các thành phố, thị trấn, thị tứ được thành
lập. Tỉnh Hưng Yên phát triển khu đô thị như thị xã Hưng Yên, Phố Nối, Như
Quỳnh, các thị trấn huyện tỉnh Bắc Ninh có các thị trấn Hồ (Thuận Thành),
thị trấn Gia Bình (Huyện Gia Bình), thị trấn Thứa (huyện Lương Tài). Gia
Lâm có các khu đô thị như: khu đô thị Gia Lâm - Sài Đồng - Đức Giang diện
tích 4.583 ha, số dân 13.000 người, khu đô thị Trâu Quỳ (đô thị cấp 4) có diện
tích 606 ha với số dân 20.000 người. Hải Dương có Thành phố Hải Dương và
một số thị trấn thuộc các huyện như: Tứ Kỳ, Bình Giang, Thanh Miện, Gia


12
Lộc, Ninh Giang, Cẩm Giàng…. phát triển đô thị là một mục tiêu quan trọng
trong quá trình phát triển KTXH vùng.

Tổng số dân sống ở khu vực đô thị trong vùng là 507.674 người. diện
tích đất đô thị toàn vùng là 2.380 ha.
1.2. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VẬN HÀNH KHAI
THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRONG HỆ THỐNG BẮC HƯNG
HẢI.
1.2.1. Về quản lý hệ thống
- Công ty TNHH MTV KTCTTL Bắc Hưng Hải trực thuộc Bộ
NN&PTNT tổ chức quản lý vận hành các công trình đầu mối tưới, tiêu
các trục kênh chính, các cống, đập điều tiết trên kênh chính bao gồm:
- Các công ty KTCTTL trực thuộc các tỉnh tổ chức quản lý các công trình
tưới, tiêu nước từ kênh cấp I đến mặt ruộng, cống dưới bờ kênh Bắc
Hưng Hải; các trạm bơm tiêu ven đê sông ngoài.
Mối quan hệ giữa công ty BHH và các địa phương bằng các hợp đồng
kinh tế trên cơ sở cấp nước theo diện tích tạo nguồn
- Hội đồng hệ thống. Bao gồm các thành viên thuộc Bộ NN&PTNT, công
ty Bắc Hưng Hải và đại diện các tỉnh, các huyện trong khu vực Bắc
Hưng Hải. Hội đồng hệ thống có nhiệm vụ giải quyết các vấn đề chung
của hệ thống; cụ thể:
+ Quyết định kế hoạch khai thác và giám sát hoạt động của các công ty
KTCTTL trong hệ thống.
+ Điều hoà lợi ích giữa các tổ chức, cá nhân được hưởng lợi từ hệ thống
công trình thuỷ lợi


13
1.2.2. Về vận hành tưới tiêu của hệ thống.
1.2.2.1.Về tưới
Nguồn nước chính lấy từ sông Hồng qua cống Xuân Quan 75m3/s
Lấy ngược qua cống Cầu Xe An Thổ và âu thuyền Cầu Cất. Nguồn lấy
ngược dễ bị nhiễm mặn do gần biển mức độ chủ động và an toàn không cao.

Lấy qua các cống dưới đê sông Luộc , sông Thái Bình như cống Võng
Phan (HY), Cống Sao, cống (H.Dương), Cống TB Văn Thai của Bắc Ninh.
Hiện đang mở rộng các TB lấy nước trực tiếp từ sông ngoài như Môn Quảng,
Phú Mỹ, Nghi Xuyên.
Nước được đưa vào kênh trục sau đó sử dụng các cống điều tiết phân
phối nước cho từng vùng, sử dụng các trạm bơm bơm tưới đến mặt ruộng,
một phần nhỏ diện tích khoảng 3% thuộc vùng thủy triều giáp sông Luộc,
Sông Thái Bình lợi dụng thủy triều tưới tự chảy.
1.2.2.2. Về tiêu.
Hệ số tiêu bình quân hệ thống +6,27 l/s/ha, tổng diện tích tiêu 192.045
ha; phần lớn diện tích 107.079ha tiêu vào kênh trục sau tiêu qua cống Cầu
Xe, An Thổ (cửa tiêu phụ thuộc thủy triều); Phần còn lại 84.966ha tiêu bằng
các trạm bơm tiêu lớn trực tiếp ra sông ngoài (chủ động).
Công tác vận hành tưới tiêu của hệ thống thực hiện theo qui trình vận
hành, nội dung cơ bản của qui trình vận hành qui định việc khống chế mực
nước tại một số điểm chốt trên kênh trục trong các thời đoạn tưới và yêu cầu
phòng úng, tiêu thoát trong mùa mưa lũ úng.


14
CHƯƠNG 2
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG XÓI LỞ CÔNG TRÌNH TRONG HỆ
THỐNG BẮC HƯNG HẢI

2.1. CƠ SỞ THỰC TIỄN TỪ SỐ LIỆU ĐO ĐẠC TRONG HỆ THỐNG
Các công chính và hiện trạng xói lở trong hệ thống Bắc Hưng Hải:
2.1.1 Tổng quan hệ thống công trình :
- Cụm công trình đầu mối cống Xuân quan nằm dưới đê tả Sông Hồng và
cống Báo đáp.
- 235km kênh trục chính , kênh Kim sơn, kênh Cửu An, Kênh Điện

Biên, kênh Tây Kẻ Sặt, kênh Đình Đào, Kênh Tràng kỹ, kênh Nam Kẻ
Sặt, kênh Cái, kênh Lộng khê Cầu xe, Lộng khê An thổ.
- 13 công trình điều tiết trên kênh chính, âu thuyền và cống đầu kênh cấp I
- Trên 300 trạm bơm lớn , nhỏ ( và khoảng 300 trạm bơm do dân tự làm)
- Trên 800 cống tưới tiêu cho phạm vi > 250ha
- Hàng ngàn km kênh các loại và hàng ngàn cống nhỏ.
2.1.2. Hệ thống kênh trục chính:
Tổng số có 235km kênh trục chính bao gồm:
− Kênh Kim Sơn từ Xuân Quan đến Cầu Cất dài 63,7km , địa phận tỉnh
Hưng Yên dài 26,7km , địa phận Hải Dương 37km.
− Kênh Cửu An từ Sài Thị đến ngã ba Cự Lộc dài 50,8km; địa phận tỉnh
Hưng Yên dài 17,8km , địa phận Hải Dương 33km.
− Kênh Điện Biên từ Lực Điền đến Bằng Ngang dài 15km thuộc tỉnh
Hưng Yên.
− Kênh Tây Kẻ Sặt Sặt từ cống Tranh đến ngã ba Tòng Hóa dài 20,4km;


15
ranh giới giữa tỉnh Hải Dương và Hưng Yên.
− Kênh Đình Đào từ Bá Thuỷ đến ngã ba Cự Lộc dài 44,7km; thuộc địa
phận tỉnh Hải Dương.
− Kênh Đình Dù từ ngã ba Tăng Bảo đến TB Như Quỳnh dài 2,3km; thuộc
tỉnh Hưng Yên.
− Kênh Tràng Kỹ từ ngã ba Phúc Cầu đến cầu Guột dài 12,7km thuộc tỉnh
Hải Dương.
− Kênh Cái từ Cự Lộc đến Lộng khê dài 2,3km thuộc địa phận tỉnh Hải
Dương.
− Kênh Lộng Khê Cầu Xe từ ngã ba Lộng Khê đến sông Thái Bình dài
7,4km thuộc địa phận tỉnh Hải Dương.
− Lộng Khê An Thổ từ ngã ba Lộng Khê đến sông Luộc dài 4,7km thuộc

địa phận tỉnh Hải Dương.
− Kênh Nam Kẻ Sặt từ ngã 3 Pháo Đài đến cống Vàng Hai dài 8,8km là
ranh giới giữa 2 tỉnh Hải Dương và Hưng Yên.
− Kênh Lạc Cầu từ Kênh Cầu đến cống Lạc Cầu dài 1,65km thuộc địa
phận tỉnh Hưng Yên.
− Kênh Đồng Than từ Kênh Cầu đến cống Đồng Than dài 0,85km thuộc
địa phận tỉnh Hưng Yên.
− Tổng chiều dài bờ kênh Bắc Hưng Hải: 471,4km; Hải Dương: 314,8km;
Hưng yên :156,2km
2.1.3 Hiện trạng xói lở các cống chính trong hệ thống Bắc Hưng Hải
2.1.3.1. Cụm công trình đầu mối
(1). Cống Xuân Quan (cống ngầm qua đê sông Hồng)
Cống Xuân Quan hoàn thành tháng 5 năm 1959. Có 4 cửa bxh = 3,5 x


16
4m và một âu thuyền bxh = 5 x 8,5m. Cao trình đáy cống Zđc = - 1,00m. Là
công trình lấy nước chính của hệ thống Bắc Hưng Hải. Trước đây khi nguồn
nước sông Hồng còn cao ở mức thiết kế, khi lấy nước đã gây xói nghiêm
trọng hạ lưu công trình, công ty Bắc Hưng Hải đã xử lý xói 2 lần vào năm
1997 và 2000 hố xói sâu 0,7-1,0m dài 70m, ngay sau sân tiêu năng của cống
Xuân Quan.
Từ năm 2004 đến nay mực nước nước về mùa tưới trên sông Hồng giảm
sút do vậy cống Xuân Quan thường mở thông mới đảm bảo yêu cầu lấy nước
của hệ thống, việc điều tiết mực nước hạ lưu được thực hiện tại công trình
phía dưới cách 3km là cống Báo Đáp và như vậy cống Xuân Quan không còn
bị xói.
(2).Cống Báo Đáp
Cống gồm 4 cửa lấy nước; kích thước bxh = 5 x 4m và 1 cửa thông
thuyền 9m, cao độ đấy cống -1,0m. Cống Báo Đáp mới được xây dựng lại

năm 2013 nhiệm vụ chủ yếu là dâng mực nước hạ lưu Xuân Quan về mùa lũ
đảm bảo an toàn cho cống Xuân Quan (giảm độ chênh mực nước sông Hồng
với Mn hạ lưu cống Xuân Quan). Tuy nhiên do điêu kiện nguồn nước và mức
độ an toàn công trình hiện nay công ty Bắc Hưng Hải thường sử dụng cống
Báo Đáp để điều tiết nguồn nước lấy vào hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải.
Trong giai đoạn dâng nước thượng lưu cống Báo Đáp để lấy xa cho trạm bơm
Văn Giang, mực nước thượng lưu cống thường nâng cao (+5,5-6,5m) chênh
từ 2-4m so với hạ lưu, đây là giai đoạn dễ gây ra xói lở hạ du công trình nếu
không được tính toán phương án lấy nước an toàn.
2.1.3.2.Cụm công trình tiêu.
(1).Cống Cầu Xe
Cống Cầu Xe xây dựng năm (1966-1969) làm nhiệm vụ ngăn triều tiêu


17
úng cho hệ thống Bắc Hưng Hải với diện tích tiêu thiết kế 151.600 ha kết hợp
giao thống thủy. Cống dài 12,5 m, rộng 56 m gồm 6 cửa tiêu và một cửa âu
thuyền chiều rộng mỗi cửa là 8m, âu thuyền có kích thước 8 x 5,8m. Cống
làm việc trong vùng thủy triều, cống đã bị xói hạ lưu nghiêm trọng chỗ sâu
nhất đến -16m(tk =-4,0) thấp hơn đáy kênh thiết kế 12m, hố xói dài 100m, Đã
sử lý đợt I năm 1977 thả đá hộc và rọ đá, đợt II năm 1984 và 1987 thả tấm bê
tông và rọ đá. Xói sâu hạ lưu cống Cầu Xe có nguyên nhân chính là do địa
chất và cống thoát tiêu với lưu lượng lớn đợt xả lũ năm 1971 sau khi xử lý xói
hố xói ổn định và không phát triển thêm.
Cống làm việc 2 chiều và phía thượng lưu cống cũng đã bị xói nghiêm
trọng: Chiều dài hố xói 60 m, chiều rộng hố xói 45 m, chỗ sâu nhất: (-7,8/-4,0
TK ). Hố sói nằm sát sân đá thượng lưu, sói qua chân tường ngăn âu. Năm
1984 đã được sử lý thả rọ đá và đá hộc.
(2). Cống An Thổ
Cống xây dựng và hoàn thành năm 1977. Nhiệm vụ của cống: cùng với

cống Câu Xe ngăn triều tiêu úng cho 151.600 ha của Băc Hưng hải, kết hợp
giao thông thủy.
Cống An Thổ là cống bê tông cốt thép và đá xây , cống dài 12 m, rộng 5
cửa có bxh = 8x6 m, và một âu thông thuyền có kích thước b = 8m.
Cống An Thổ hoạt động như cống Cầu Xe xong do có vị trí tưới tiêu
không thuận lợi như cống Cầu Xe, lưu lượng qua đây thường nhỏ không gây
ra xói lở thượng hạ lưu. Mức độ hoạt động của cống theo thống kê lưu lượng
tiêu qua An Thổ chiếm khoảng 27% còn lại tiêu qua Cầu Xe.
Do nguồn nước chính lấy qua cống Xuân Quan những năm qua không
đủ cung cấp cho hệ thống Bắc Hưng Hải, do vậy công ty Bắc Hưng Hải đã sử
dụng nguồn nước thủy triều lấy qua cống cầu Xe, An Thổ bổ sung nguồn,


18
nguồn bổ sung ngày một yêu cầu tăng do MN tại sông Hồng ngày một giảm
sút; trong khi thiết kế và xây dựng cống Cầu Xe chỉ quan tâm gia cố chống
xói lở hạ lưu cống, phần sân thượng lưu ngắn và dễ bị xói nở khi lấy nước
ngược. Cống Cầu Xe đã bị xói lở cả thượng và hạ lưu rất lớn không đảm bảo
an toàn hiện đã được đầu tư xây dựng công mới.
2.1.3.3. Các công trình điều tiết trên kênh chính
(1).Cống Kênh Cầu
Xây dựng năm 1961, cống gồm 6 cửa kích thước b x h= 3,2 x 3,7 m và 1
cửa thông thuyền b x h =5 x8 m. Cánh cống bằng thép kiểu van phẳng 2 tầng
đóng mở bằng tời 6 tấn. Đây là cống điều tiết chính phân phối nước cho khu
vực cao của hệ thống Bắc Hưng Hải, cống này thường hoạt động theo lệnh
khống chế mực nước thượng lưu hoặc hạ lưu. Cống cũng đã bị xói nở nghiêm
trọng hạ lưu hố xói sâu 1-1,5m dài 40m sau sân tiêu năng và đã gây sạt nở bên
bở tả hạ du. Hố xói dẫ được xử lý bằng thả rọ đá năm 2004 và kè cừ lại bờ
kênh.
(2).Cống Bá Thuỷ

Xây dựng năm 1962 gồm 5 cửa mỗi cửa có kích thước b x h = 8 x5,15m,
cao trình đáy cống -2,0, cánh cống bằng thép kiểu hình cung. Là cống điều
tiết chỉ khống chế thượng lưu, Cống đã xói lở hạ lưu sâu từ 0,5-0,7m so với
thiết kế, hố xói rộng 50m dài 60m đã được xử lý thả đá rối chống xói năm
2005.
(3).Cống Neo
Xây dựng năm 1962, gồm 5 cửa có kích thước bxh= 8x 4,5 m và 1 cửa
âu tách riêng kích thước b x h = 5 x 6m, cao trình đáy cống -2,0 , cánh cống
bằng thép kiểu hình cung. Là cống điều tiết chỉ khống chế thượng lưu , Cống
đã xuất hiện xói nhẹ hạ lưu 0,3-0,5m , rộng hố xói 30m dài hố xói 40m , sạt lở


19
bờ kênh phía bờ hữu dài 80m hiện cống chưa đước xử lý xói và kè bảo vệ
mái.
2.1.3.4. Cống phân vùng tưới, tiêu
(1).Cống âu thuyền Lực Điền:
Xây dựng năm 1971 ; qui mô 1 cửa b x h = 5m x 5m; âu thuyền Lực
Điền hiện tại làm việc như một cống phân vùng tưới tiêu.
(2).Cống Tranh cũ:
Xây dựng năm 1960 qui mô 1 cửa chính bxh=3,0x4,5m và 2 cửa bên
bxh= 2x 3,15m ;
(3).Cống Tranh mới:
Xây dựng năm 1964; qui mô 1 cửa bxh = 5,0 x 5,0m.
Cống Lực Điền và cống Tranh làm nhiệm vụ phân vùng thường hoạt
động ở chế độ mở thông hoặc đóng kín. Tuy nhiên cũng cần quan tâm đến
quá trình mở cống tránh gây xói hạ lưu. Cống Tranh mới đã bị xói hạ lưu sâu
0,5-0,7m so với thiết kế, hố xói rộng 60x60m đã sử lý xói năm 2006, hạ lưu
cống âu Lực Điền cũng bị xói nhẹ sâu 0,3-0,5m dài 30m, hiện chưa được xử
lý xói.

2.2. ĐẶC ĐIỂM XÓI LỞ HẠ LƯU CÁC CỐNG TRONG HỆ THỐNG
Quá trình xói có thể được chia thành 3 giai đoạn:
Giai đoạn đầu: Hố xói được tạo nên rất nhanh các kích thước của hố xói
được tăng lên rất nhanh theo thời gian.
Giai đoạn hai: Sự phá huỷ của lòng dẫn diễn ra tương đối chậm thời
gian của giai đoạn này là rất lớn.
Giai đoạn ba: Sự mở rộng của xói đến một chiều dài nhất định ở hạ lưu
(giai đoạn hố xói ổn định) dẫn đến giảm cao trình đáy của lòng dẫn. Giai đoạn
này kéo dài bao lâu tuỳ thuộc vào độ dốc của lòng dẫn.


20
2.3. ĐÁNH GIÁ NGUYÊN NHÂN XÓI LỞ
Qua rất nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học đưa đến kết luận xói cục
bộ của lòng dẫn ngay sau chân công trình thuỷ lợi do nhiều nguyên nhân khác
nhau gây nên, nhưng chủ yếu là các nguyên nhân sau:
2.3.1. Yếu tố công trình
Hình thức, kích thước ở nhiều bộ phận kết cấu công trình (bộ phận tiêu
năng, hình dạng kích thước cửa van, mố trụ, hình dạng, kích thước công trình
nối tiếp, độ dốc lòng dẫn...) tạo ra những hiện tượng thuỷ lực có lợi cho sự
xuất hiện của xói.
2.3.2.Các yếu tố thuỷ lực, thuỷ văn
- Công trình đặt ở nơi có chế độ thuỷ lực có lợi cho việc làm tăng ưu tốc
mạch động và không tiêu hao hết năng lượng thừa ở của dòng nước hạ lưu.
- Việc co hẹp lòng dẫn (do XD công trình TL) làm tăng đáng kể lưu lương
đơn vị q và lưu tốc dòng chảy U so với q và U ở trong lòng dẫn tự
nhiên. Làm xuất hiện lưu tốc mạch động và áp lực mạch động rất lớn ở
hạ lưu công trình. Làm tăng khả năng xói của dòng chảy lên nhiều lần.
- Dòng chảy qua công trình vượt qua sức chịu theo thiết kế của nó.
- Hàm lượng bùn cát trong dòng nước.

2.3.3. Quản lý vận hành
Vận hành công trình không đúng theo quy trình. Không kịp thời bảo
dưỡng, tu sửa nhỏ công trình....
2.3.4. Các yếu tố của đất nền
Khả năng kháng xói của lòng dẫn yếu dẫn đến xói.
2.3.5. Đối với hệ thống Bắc Hưng Hải
Khi dòng nước chảy từ thượng lưu xuống hạ lưu công trình phần lớn thế


21
năng biến đổi thành động năng làm cho dòng chảy ngay sau công trình có lưu
tốc tăng đột ngột, thường lớn hơn nhiều so với lưu tốc dòng chảy ở trạng thái
tự nhiên.
Nếu trong phạm vi công trình động năng thừa không được tiêu hao toàn
bộ thì ngay sau công trình, lòng dẫn có thể bị xói lở nghiêm trọng.
Động năng thừa thể hiện dưới dạng mạch động lưu tốc và mạch động áp
lực. Thường trong một đoạn dài sau công trình tuy lưu tốc trung bình không
lớn nhưng mạch động vẫn còn rất mạnh so với mạch động của dòng chảy bình
thường của lòng dẫn ở hạ lưu gây nên xói lở.
Xói sau công trình là do một trong các nguyên nhân sau hoặc do tất cả
các nguyên nhân sau gây ra:
1) Trong quá trình vận hành có thể có nhiều lúc, nhiều thời điểm không
vận hành theo đúng quy trình
2) Do động năng của dòng chảy không được tiêu hao hoàn toàn trong giới
hạn công trình, mặc dù ngay sau công trình lưu tốc trung bình không
lớn nhưng mạch động vẫn còn rất mạnh so với mạch động của dòng
chảy bình thường của lòng dẫn ở hạ lưu gây nên xói lở.
3) Dòng chảy qua công trình vượt qua sức chịu đựng của nó.
4) Khả năng kháng xói của lòng dẫn yếu dẫn đến xói.
Nguyên nhân chính gây xói đói với các cống chính trong hệ thống Bắc

Hưng Hải là là do vận hành công trình chưa quan tâm đến khả năng gây xói
hạ lưu công trình, tại thời điểm vận hành công trình người công nhân vận
hành không có thông tin về lưu lượng cần lấy (hệ thống Bắc Hưng Hải chỉ
kiểm soát mực nước) để sử dụng tra cứu biểu đồ Q-a-z xác định độ mở hợp lý
và dẫn đến có những thời điểm công trình làm việc gây ra vận tốc vượt quá
mức cho phép giới hạn không xói của kênh dẫn hạ lưu. Tuy nhiên công trình


×