LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan toàn bộ luận văn này là công trình nghiên cứu
của tác giả. Mọi thông tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ
nguồn gốc và trích dẫn. Kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào trước đây.
Hà Nội, Ngày 15 tháng 11 năm 2013
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Văn Hiệu
LỜI CẢM ƠN
Với tất cả sự kính trọng, Tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy cô
giảng viên khoa Kinh tế và Quản lý, phòng Đào tạo Đại học và Sau đại học
Trường Đại học Thủy Lợi đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tác giả hoàn thành
bản luận văn này. Đặc biệt tác giả xin trân trọng cảm ơn cô giáo hướng dẫn
khoa học PGS.TS Ngô Thị Thanh Vân đã hết lòng ủng hộ và hướng dẫn tác
giả hoàn thành luận văn.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong hội đồng khoa học đã
đóng góp những ý kiến và lời khuyên quý cho bản luận văn.
Xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã thường xuyên chia sẻ khó khăn và động
viên góp ý kiến cho tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Do điều kiện thời gian và chuyên môn còn hạn chế nên không tránh
khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các
thầy giáo, cô giáo, các nhà khoa học và các đồng nghiệp để luận văn được
hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 11 năm 2013
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Văn Hiệu
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Rau được người dân trồng ngay cả dải phân cách, vỉa hè của
đường ........................................................................................................... 2
Hình 1.2: Sơ đồ thực hiện sản xuất rau an toàn ........................................... 4
Hình 1.3: Mô hình trồng rau ngoài đồng .................................................... 8
Hình 1.4: Mô hình sản xuất rau trong nhà lưới............................................ 9
Hình 2.1: Sơ đồ các vùng trồng rau chính của Việt Nam .......................... 20
Hình 2.2: Sơ đồ công nghệ sản xuất rau an toàn ....................................... 26
Hình 2.3: Mô hình sản xuất rau an toàn bằng công nghệ không dùng đất 27
Hình 2.4: Mô hình sản xuất rau an toàn trong nhà lưới tại Thanh Hóa ..... 29
Hình 2.5: Sơ đồ tiêu thụ rau an toàn (kênh 1) ............................................ 30
Hình 2.6: Sơ đồ tiêu thụ rau an toàn (kênh 2) ............................................ 30
Hình 2.7: Sản phẩm bày bán tại siêu thị Plaza Thanh Hóa........................ 40
Hình 3.1: Tập huấn nâng cao kỹ thuât sản xuất rau an toàn cho nông dân 58
Hình 3.2: Sơ đồ thị trường tiêu thụ rau an toàn ......................................... 60
Hình 3.3: Sơ đồ các kênh phân phối rau an toàn ....................................... 62
Hình 3.4: Sơ đồ tổ chức tiêu thụ rau an toàn ............................................. 63
Hình 3.5: Sơ đồ quản lý tổ chức sản xuất và tiêu thụ rau an toàn ............. 67
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Hàm lượng một số VSV tối đa cho phép trong rau tươi ............. 5
Bảng 1.2: Mức giới hạn tối đa cho phép của Hàm lượng Nitorat (NO3-)
trong một số sản phẩm rau tươi ................................................................... 5
Bảng 1.3: Hàm lượng tối đa cho phép của một số KLN và độc tố trong rau ...6
Bảng 1.4: Dư lượng thuốc BVTV cho phép trong rau tươi (mm/kg) ......... 7
Bảng 2.1: Số lần phun thuốc BVTV trên một số loại rau chính ở Thanh
Hóa (năm 2007) ......................................................................................... 34
Bảng 2.2: Danh mục các loại thuốc BVTV nông dân sử dụng.................. 34
Bảng 2.3: Hiệu quả kinh tế của một số loại rau an toàn chính được trồng
bằng thiết bị và công nghệ trong nhà lưới tại TP Thanh Hóa .................... 37
Bảng 3.1: Công thức luân canh: Cà chua- Dưa chuột- Cà chua- Dưa chuột
(sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt)................................................................ 52
Bảng 3.2: Công thức luân canh: Đậu đũa- Cà chua- Dưa chuột- Cà chua
(sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt)................................................................ 52
Bảng 3.3: Công thức luân canh: Dưa chuột - Ớt ngọt- Dưa chuột- Cà chua
(sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt)................................................................ 52
Bảng 3.4: Công thức luân canh: Cần Tây – Cải xanh- Mồng tơi- Su hàoXà lách (sử dụng hệ thống tưới phun mưa) ............................................... 53
Bảng 3.5: Công thức luân canh: Xà lách – Cải ngọt- Mồng tơi- Cải ngọtTỏi tây (sử dụng hệ thống tưới phun mưa) ................................................ 53
Bảng 3.6: Công thức luân canh: Cải xanh – Cải ngọt- Cà rốt- Xà láchCần tây- Mồng tơi (sử dụng hệ thống tưới phun mưa) .............................. 53
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADDA
: Tồ chức Phát triển Nông Nghiệp Đan Mạch
As
: Asen
BVTV
: Bảo vệ thực vật
FAO
: Tổ chức nông lương thế giới
GAP
: Nông nghiệp tốt
Ha
: Hét ta
HTX
: Hợp tác xã
IPM
: Biện pháp phòng trừ tổng hợp
K
: Ka li
KLN
: Kim loại nặng
Kg
: Kilogam
KHKT
: Khoa học kỹ thuật
KHCN
: Khoa học công nghệ
KHCN&MT : Khoa học công nghệ và môi trường
N
: Ni tơ
NC
: Nghiên cứu
NPK
: Phân bón tổng hợp
pH
: Đơn vị đo độ chua
PTNT
: Phát triển nông thôn
QTSX
: Quy trình sản xuất
RAL
: Rau ăn lá
RAQ
: Rau ăn quả
RAT
: Rau an toàn
SP
: Sản phẩm
SX
: Sản xuất
TCVN
: Tiêu chuẩn Việt Nam
TP
: Thành phố
Trđ
: Triệu đồng
UBND
: Ủy ban nhân dân
VSV
: Vi sinh vật
VSAT
: Vệ sinh an toàn
WHO
: Tổ chức y tế thế giới
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT RAU AN TOÀN 1
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SẢN XUẤT RAU AN TOÀN .............. 1
1.2. QUY TRÌNH SẢN XUẤT RAU AN TOÀN ..................................... 3
1.2.1. Quy định chung về sản xuất rau an toàn ....................................... 3
1.2.2. Quy định giới hạn một số độc tố trong rau ................................... 5
1.3. CÁC HIỆU QUẢ CỦA SẢN XUẤT RAU AN TOÀN .................... 7
1.3.1. Hiệu quả của việc sản xuất theo phương pháp truyền thống ........ 7
1.3.2. Hiệu quả của việc sản xuất theo phương pháp hiện đại ............... 8
1.4. CÁC YẾU TỔ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ VIỆC SẢN
XUẤT RAU AN TOÀN ........................................................................... 10
1.4.1. Yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất rau an toàn ................................ 10
1.4.2. Yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng, tiêu thụ sản
phẩm rau an toàn ................................................................................... 11
1.5. CÁC CHỈ TIÊU VỀ HIỆU QUẢ CỦA SẢN XUẤT RAU AN
TOÀN ........................................................................................................ 13
1.5.1. Hiệu quả kinh tế ......................................................................... 13
1.5.2. Các chỉ tiêu về hiệu quả của sản xuất rau an toàn ...................... 15
1.5.3. Các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả ..................................................... 16
Kết luận chương 1 .................................................................................... 17
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT RAU AN TOÀN TẠI THANH
HÓA TRONG THỜI GIAN VỪA QUA ......................................................... 19
2.1. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT RAU AN TOÀN TẠI VIỆT NAM . 19
2.1.1. Thực trạng sản xuất rau an toàn tại TP Hà Nội .......................... 20
2.1.2. Thực trạng sản xuất rau an toàn tại Tỉnh Lâm Đồng .................. 21
2.1.3. Thực trạng sản xuất rau an toàn tại TP Hồ Chí Minh................. 22
2.1.4. Thực trạng sản xuất rau an toàn tại TP Thanh Hoá .................... 23
2.2. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT BẰNG CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT
BỊ TRONG NHÀ LƯỚI Ở VIỆT NAM ................................................. 24
2.2.1 Thực trạng các mô hình sản xuất bằng công nghệ và thiết bị trong
nhà lưới ở Việt Nam ............................................................................ 24
2.2.2. Thực trạng mô hình sản xuất, tiêu thụ và kinh doanh bằng công
nghệ và thiết bị trong nhà lưới ở Thanh Hóa ........................................ 28
2.3. HIỆU QUẢ MANG LẠI CỦA SẢN XUẤT RAU AN TOÀN ...... 30
2.3.1. Sản xuất rau an toàn và vai trò của phát triển sản xuất rau an toàn .. 30
2.3.2. Hiệu quả mang lại của việc sản xuất rau an toàn........................ 32
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT BẰNG
CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ TRONG NHÀ LƯỚI Ở VIỆT NAM
NÓI CHUNG VÀ THANH HÓA NÓI RIÊNG. .................................... 36
2.4.1. Những kết quả đạt được .............................................................. 36
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân.................................................. 38
2.4.3. Một số nguyên nhân dẫn đến những hạn chế ............................. 40
Kết luận chương 2 .................................................................................... 45
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU
QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TIÊU THỤ SẢN PHẨM RAU AN
TOÀN Ở THÀNH PHỐ THANH HÓA ......................................................... 46
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN RAU AN TOÀN VÀ TIÊU THỤ
SẢN PHẨM TRONG NHỮNG NĂM TỚI ........................................... 46
3.1.1. Dự báo một số vấn đề ảnh hưởng tới phát triển sản xuất rau an
toàn trong thời gian tới.......................................................................... 46
3.1.2. Phương hướng phát triển rau an toàn và tiêu thụ sản phẩm trong
những năm tới ....................................................................................... 48
3.1.3. Mục tiêu phát triển sản xuất rau an toàn ..................................... 48
3.2. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VỀ SẢN XUẤT KINH DOANH TIÊU
THỤ SẢN PHẨM RAU AN TOÀN........................................................ 49
3.2.1. Quy hoạch phát triển vùng sản xuất rau an toàn......................... 50
3.2.1. Giải pháp về kỹ thuật .................................................................. 54
3.2.2. Giải pháp tiêu thụ sản phẩm rau an toàn .................................... 59
3.2.3. Giải pháp về cơ chế chính sách .................................................. 64
Kết luận chương 3 .................................................................................... 72
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 73
1. KẾT LUẬN ........................................................................................... 73
2. KIẾN NGHỊ .......................................................................................... 73
2.1. Kiến nghị đối với cấp nhà nước ..................................................... 73
2.2. Kiến nghị đối với chính quyền xã, phường ................................... 75
2.3. Kiến nghị đối với các HTX dịch vụ và tiêu thụ sản phẩm ............ 75
2.4. Kiến nghị đối với hộ sản xuất ........................................................ 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 77
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, hiện tượng ngộ độc do ăn “rau bẩn” đã xảy ra
khá phổ biến, do người dân chưa ý thức được tác hại và hậu quả của việc sản
xuất rau theo phương pháp truyền thống như vẫn sử dụng các loại phân tươi
và dùng cả nước bẩn để tưới cho rau. Do chạy theo lợi nhuận và năng suất nên
người dân đã lạm dụng quá nhiều hoá chất như phân bón, thuốc trừ sâu,... Dẫn
đến việc rau bị nhiễm bẩn ở mức báo động gây hậu quả nghiêm trọng cho sức
khoẻ của người tiêu dùng và cho cả người sản xuất. Không những thế còn gây
ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Theo bộ y tế cho biết, chỉ trong năm 1997 cả nước có 585 vụ với 6412
người bị ngộ độc thực phẩm trong đó có 4646 người chết. Năm 1998 đã có
6103 người bị nhiễm độc thuốc BVTV do ăn rau. Việc ngộ độc chính là
những người trồng rau đã phun thuốc BVTV chỉ ít ngày trước thu hoạch.
Ngoài ra dư lượng tồn dư không gây độc cấp tính còn khá phổ biến (tồn dư
NO3-, Hàm lượng KLN....) gây nên những căn bệnh nguy hiểm như ung thư,
rối loại trao đổi chất, giảm khả năng kháng bệnh của cơ thể....
Hơn nữa, rau là nguồn thực phẩm rất quan trọng và đóng vai trò chủ đạo
trong thói quen ăn uống của người dân. Xã hội ngày càng phát triển, tốc độ đô
thị hoá nhanh nhu cầu về rau, quả đòi hỏi cao hơn đối với nhu cầu con người.
Do rất nhiều các nguyên nhân như đã đề cập ở trên cho thấy nhu cầu tiêu
dùng rau quả thực phẩm an toàn ngày càng trở thành một vấn đề bức xúc. Một
vài mô hình trồng rau đã được xây dựng ở Thanh Hoá, Hà Nội, Hòa Bình,
Tam Đảo, Đà Lạt…. Tuy nhiên các mô hình này thường có quy mô nhỏ, mới
được xây dựng nên chỉ mới thu được kết quả ban đầu còn hạn chế về quy mô
và chưa được đánh giá, tổng kết để hướng tới nhân rộng mô hình, nên chưa
đáp ứng được yêu cầu phát triển và đòi hỏi của thị trường. Việc đưa các mô
hình sản xuất theo kỹ thuật tiến bộ để có thể cung cấp các sản phẩm rau chất
lượng cao cho thị trường, từ đó chuyển giao công nghệ cho nông dân để thúc
đẩy nhanh việc ứng dụng các kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất ở các tỉnh, TP là
rất cấp thiết.
Trong những năm qua do việc phát triển sản xuất tăng lên nhanh chóng,
người tiêu dùng đã biết đến sản phẩm RAT. Tuy nhiên khâu tổ chức lưu
thông, quảng bá chưa thực hiện tương xứng, lượng RAT được tiêu thụ bình
quân trên địa bàn còn thấp, trong khi nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm RAT và
an toàn ngày càng tăng. Đặc biệt người tiêu dùng vẫn còn chưa rõ ràng phân
biệt giữa sản phẩm RAT và “rau bẩn” do đó làm hạn chế việc sản xuất, tiêu
thụ sản phẩm RAT, các mô hình sản xuất RAT sử dụng công nghệ cao, sản
xuất theo kiểu công nghiệp chưa được phát trển tương xứng. Việc đưa các mô
hình tiên tiến ứng dụng vào sản xuất RAT đem lại hiệu quả kinh tế xã hội,
thúc đẩy phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cần được quan tâm đúng
mức. Đây chính là vấn đề cần được giải quyết để thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm RAT trong tương lai, đặc biệt ứng dụng các công nghệ sản xuất đạt
hiệu quả cần được đầu tư phát triển nhân rộng ra các vùng với diện tích quy
mô lớn hơn. Do đó học viên chọn đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp
nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh RAT bằng công nghệ và thiết bị trong
nhà lưới tại TP Thanh Hóa” là cấp thiết và có ý nghĩa thực tiễn.
2.Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Tổng quan về hiệu quả sản xuất RAT;
- Thực trạng sản xuất RAT tại Thanh Hóa trong thời gian vừa qua;
- Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả, tổ chức sản xuất, tiêu
thụ sản phẩm RAT ở TP Thanh Hóa.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Sử dụng các cơ sở lý luận khoa học và thực tế nghiên cứu để đề xuất một
số giải pháp nâng cao hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh RAT bằng công
nghệ và thiết bị trong nhà lưới ở TP Thanh Hóa.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
- Cách tiếp cận: Để thực hiện tốt nội dung nghiên cứu, đề tài tập trung sử
dụng một số tiếp cận sau:
+ Tiếp cận hệ thống;
+ Tiếp cận liên ngành;
+ Tiếp cận từ đánh giá các nhu cầu;
+ Tiếp cận trên cơ sở kế thừa, chọn lọc.
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp thu thập thông tin và nghiên cứu tài liệu;
+ Phương pháp phân tích so sánh đối chiếu;
+ Phương pháp chuyên gia.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Sử dụng các cơ sở lý luận khoa học và
thực tế nghiên cứu để đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả trong sản xuất
kinh doanh RAT bằng công nghệ và thiết bị trong nhà lưới ở TP Thanh Hóa.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Luận văn đưa ra các cơ sở khoa học để đề xuất các giải pháp đạt hiệu quả
trong sản xuất RAT trong nhà lưới, nhằm nâng cao giá trị kinh tế cho người
sản xuất và đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, từ đó nhân rộng sản xuất đáp
ứng nhu cầu của xã hội hiện nay.
6. Kết quả đạt được
- Tổng quan về hiệu quả sản xuất RAT;
- Thực trạng sản xuất tại Thanh Hóa trong thời gian vừa qua;
- Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả, tổ chức sản xuất, tiêu
thụ sản phẩm ở Thanh Hóa.
7. Nội dung của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn bao gồm 3 chương:
Chương 1. Tổng quan về hiệu quả sản xuất RAT.
Chương 2. Thực trạng sản xuất tại Thanh Hóa trong thời gian vừa qua.
Chương 3. Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh tiêu thụ sản phẩm ở TP Thanh Hóa.
1
CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT RAU AN TOÀN
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SẢN XUẤT RAU AN TOÀN
Rau là nguồn thực phẩm rất quan trọng và đóng vai trò chủ đạo trong bữa
ăn hàng ngày của người dân TP Thanh Hóa nói riêng và nhân dân ta nói
chung. Để cho cơ thể con người hoạt động bình thường theo các nhà dinh
dưỡng học cho rằng cần cung cấp 2300- 2500 kcal/ngày. Trong đó phải có
250- 300 gam rau/ ngày tương đương với 7,5- 9kg/người/tháng, hay 90- 108
kg/ người/ năm. Nước ta hiện nay, dân số có khoảng hơn 80 triệu người thì
cần phải có 7,20- 8,64 triệu tấn rau trong năm. Năm 2002 sản xuất rau mới chỉ
đạt 6,956 triệu tấn rau các loại. Xã hội ngày càng phát triển, tốc độ đô thị hoá
nhanh, đời sống nhân dân ngày càng nâng cao, người dân đã quan tâm nhiều
đến sức khỏe gia đình mình. Do vậy nhu cầu về rau quả thực phẩm an toàn
ngày càng trở thành một vấn đề bức xúc. Một vài mô hình trồng đã được xây
dựng ở Thanh Hoá, Hà Nội, Hòa Bình, Tam Đảo, Đà Lạt…. Nhưng các mô
hình mới được xây dựng nên chỉ mới thu được kết quả ban đầu còn hạn chế
về năng suất, uy tín và chưa đưa ra được biện pháp nâng cao hiệu quả sản
xuất và tiêu thụ sản xuất nên chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển và đòi hỏi
của thị trường. Vì vậy việc phát triển nhân rộng các mô hình sản xuất còn
nhiều khó khăn, người dùng vẫn chưa phân biệt đâu là RAT, đâu là rau bẩn.
Việc đưa các mô hình sản xuất theo kỹ thuật tiến bộ để có thể cung cấp các
sản phẩm rau chất lượng cao cho thị trường, từ đó chuyển giao công nghệ cho
nông dân để thúc đẩy nhanh việc ứng dụng các kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất ở
các tỉnh, thành phố, có biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm là rất cấp thiết đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và thúc đẩy sản
xuất tiêu thụ sản phẩm RAT.
2
Thành phố Thanh Hóa có điều kiện địa lý thuận lợi (nằm trên quốc lộ
1A, khu du lịch biển Sầm Sơn, nhiều khu công nghiệp…) cho việc sản xuất
RAT và cung cấp sản phẩm cho thị trường Thành phố, khu du lịch Sầm Sơn.
Hiện Thanh Hóa đã có chủ trương xây dựng các mô hình sản xuất RAT xung
quanh thành phố, để ứng dụng KHKT trong sản xuất RAT theo đúng quy
trình kỹ thuật theo VietGAP đáp ứng nhu cầu thị trường sử dụng RAT. Hiện
nay xung quanh TP có vùng diện tích trồng mầu lớn nên có tiềm năng mở
rộng để phát triển trồng rau cung cấp cho toàn TP. Trong những năm qua do
việc phát triển sản xuất tăng lên nhanh chóng, người dân Thanh Hóa đã biết
đến sản phẩm RAT. Tuy nhiên khâu tổ chức lưu thông, quảng bá chưa thực
hiện tương xứng, lượng được tiêu thụ bình quân trên địa bàn còn thấp, trong
khi nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm RAT ngày càng tăng. Các mô hình sản
xuất sử dụng công nghệ cao, sản xuất theo kiểu công nghiệp chưa được phát
triển tương xứng. Việc đưa các mô hình tiên tiến ứng dụng vào sản xuất đem
lại hiệu quả kinh tế xã hội và thúc đẩy phát triển sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm cần được quan tâm đúng mức của nhà nước và chính quyền địa
phương. Đây chính là vấn đề rất quan tâm cần được giải quyết để thúc đẩy
sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong tương lai cho Thành phố.
Hình 1.1: Rau được người dân trồng ngay cả dải phân cách, vỉa hè của đường
3
1.2. QUY TRÌNH SẢN XUẤT RAU AN TOÀN
1.2.1. Quy định chung về sản xuất rau an toàn
Rau không an toàn là mối huy hiểm đối với con người, để bảo an toàn
cho người tiêu dùng Bộ Nông nghiệp và PTNT đã đưa ra quy định sản xuất
RAT trong đó có quy định giới hạn một số độc tố trong rau để các ban ngành
thực hiện (từ bảng 1-1 đến bảng 1-4 dưới đây).
Yêu cầu chính của sản phẩm rau vẫn là ngon, sạch, bổ và chất lượng,
trong đó vấn đề RAT được quan tâm hàng đầu, thông qua việc cải tiến các
phương thức canh tác, đưa các tiến bộ kỹ thuật một cách đồng bộ vào sản xuất
với các quy định chung như sau:
- Quy định về giống: Bổ sung các giống mới của các cơ quan khoa học
trong nước mới lai tạo, giống nhập nội địa đó được công nhận sau khi thực
hiện đúng quy định khảo nghiệm giống quốc gia. Giống mới phải đáp ứng
được các tiêu chuẩn và phẩm chất, trọng lượng, màu sắc, thị hiếu.v.v. theo
yêu cầu khách hàng, nhất là phải chống chịu được sâu bệnh để hạn chế việc
sử dụng thuốc gây tích luỹ độc chất trên sản phẩm khi thu hoạch.
- Quy định về phân bón: Sử dụng cân đối phân hóa học, tăng cường sử
dụng các loại phân hữu cơ, phân sinh hóa, phân vi sinh để đảm bảo chất lượng
và vệ sinh thực phẩm.
- Quy định về sử dụng thuốc BVTV: Hạn chế đến mức thấp nhất việc sử
dụng các loại thuốc hóa học, khuyến kích sử dụng các loại thuốc trừ sâu sinh
học, thảo mộc. Quản lý dịch hại tổng hợp trên rau và sản xuất với các biện
pháp chủ yếu (giống không sâu bệnh; Luân canh, xen canh cây trồng hợp lý;
Bảo vệ và dựng các loại thiên địch như ong, nấm, vi khuẩn…).
- Quy định về bảo vệ đất trồng và nguồn nước: Khuyến khích sử dụng
các loại phân sinh học thay phần lớn các loại phân hóa học, sử dụng phân
bón hợp lý... nhằm từng bước cải tạo đất trồng, nguồn nước tưới.
4
- Bồi dưỡng nâng cao nhận thức và tập quán canh tác của nông dân:
Thông qua các lớp tập huấn, hướng dẫn chuyển giao các biện pháp kỹ thuật,
nhằm xây dựng hệ thống canh tác nông nghiệp ổn định bền vững, đảm bảo
được cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cho người sản
xuất cũng như người tiêu dùng và cộng đồng dân cư trong vùng sản xuất.
Dưới đây đưa ra sơ đồ chung thực hiện sản xuất RAT theo quy định
Cây trồng khỏe
Cấm dùng phân tươi
Thăm đồng thường xuyên
Cấm dùng nước bẩn
Bảo vệ ký sinh thiên địch
Cấm lạm dụng phân bón
hoá học
Sử dụng thuốc hợp lý
Cấm sử dụng thuốc
ấ
ế
Cấm dùng hoá chất NN
Nông dân là chuyên gia
Quy trình kỹ thuật sản xuất RAT
Huấn luyện nông dân về Kỹ thuật và quản lý sản
xuất RAT
Tổ chức sản xuất và kiểm tra chất lượng RAT
trong sản xuất
Sản phẩm RAT
Tiêu dùng
Hình 1.2: Sơ đồ thực hiện sản xuất rau an toàn
VÀ CÁC CHẾ PHÂM SINH HỌC
5 điều cấm trong sản xuất RAT
IPM rau
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VI SINH
BIỆN PHÁP THÂM CANH MỚI PHÙ HỢP YÊU CẦU SẢN
CÁC BIỆN PHÁP CANH TÁC TRUYỀN THỐNG KẾT HỢP
chung của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
5
1.2.2. Quy định giới hạn một số độc tố trong rau
Mỗi nước có quy định khác nhau, các ngưỡng dưới đây đã được FAO,
WHO và Việt Nam quy định (xem bảng 1.1, bảng 1.2, bảng 1.3, bảng 1.4)
- Quy định giới hạn vi sinh vật cho phép trên rau: Lượng VSV trong rau
quá mức cho phép gây ra ngộ độc, bệnh tả, ỉa chảy, bệnh nặng có thể gây tử
vong khi người dùng ăn phải. Nguồn VSV trên rau chủ yếu là từ bón phân
chuồng chưa hoai mục, nguồn nước tưới bẩn. Múc giới hạn cho phép quy
định ở bảng 1.1 dưới đây.
Bảng 1.1: Hàm lượng một số VSV tối đa cho phép trong rau tươi
Vi sinh vật
TT
Mức cho phép
1
Salmonella
0/25g
2
E.coli
100/g
3
Coliorm
1000/g
[Nguồn: Bộ NN&PTNT.1998. Tiêu chuẩn Nông nghiệp Việt Nam. Tập1]
- Quy định về ngưỡng dư lượng Nitorat trong rau: Nitorat là nguồn đạm
quan trọng của cây rau phát triển. Nitorat bắt nguồn từ sử dụng phân bón hóa
học bón cho cây ( bón đạm). Tuy nhiên do tình trạng sử dụng quá nhiều đạm
bón cho rau, gây dư thừa hàm lượng Nitorat trong rau. Nếu hàm lượng Nitorat
vượt mức cho phép sẽ gây hại cho sức khỏe của người dùng. Người sử dung
ăn phải rau có dư lương hàm lượng Nitorat lâu ngày có thể gây ra bệnh ung
thu.
Bảng 1.2: Mức giới hạn tối đa cho phép của Hàm lượng Nitorat (NO3-) trong
một số sản phẩm rau tươi
TT
1
2
3
4
5
6
Tên rau
Bắp cải
Su hào
Cải thảo
Hành lá
Ngô rau
Su lơ
FAO/WHO
500
500
500
400
300
300
TCVN
500
500
500
400
300
150
6
7
Cà chua
300
300
8
Dưa chuột
150
150
9
Đậu ăn quả
150
200
10
Cà tím
400
400
11
Dưa hấu
60
60
12
Dưa bở
90
90
13
Ớt ngọt
200
200
14
Khoai tây
250
250
15
Cà rốt
250
250
16
Cải củ
1400
600
17
Bầu bí
400
400
18
Rau gia vị
600
19
Tỏi
500
[Nguồn: Bộ NN&PTNT.1998. Tiêu chuẩn Nông nghiệp Việt Nam. Tập1]
- Quy định về ngưỡng hàm lượng kim loại năng trong rau: Nếu hàm
lượng KLN vượt quá ngưỡng cho phép sẽ rất nguy hiểm cho người sử dụng.
Bảng 1.3: Hàm lượng tối đa cho phép của một số KLN và độc tố trong rau
Nguyên tố
TT
FAO/WHO
TCVN
0,2
0,1
0,5÷1,0
0,5÷1,0
1
Asen (As)
2
Chì (Pb)
3
Cadimi (Cd)
0,02
0,02
4
Thuỷ ngân (Hg)
0,005
0,05
5
Đồng (Cu)
5
5
6
Kẽm (Zn)
10
10
7
Bo (B)
1,8
1,8
8
Thiếc (Sn)
200
200
9
Titan (Ti)
0,3
0,3
10
Patunilin (Độc tố)
0,05
0,05
[Nguồn: Bộ NN&PTNT.1998. Tiêu chuẩn Nông nghiệp Việt Nam. Tập1].
- Quy định về ngưỡng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong rau: Hiện
nay trên thị trường có rất nhiều thuốc BVTV mà người trồng rau sử dụng,
7
thông dụng nhất là nhóm Clo hữu cơ và Lân hữu cơ có độc tính rất cao, thời
gian lưu đọng trên rau dài nên dễ gây hại cho con người.
Bảng 1.4: Dư lượng thuốc BVTV cho phép trong rau tươi (mm/kg)
TT
1
Thuốc BVTV
Sherpa 2,5 EC
Loại rau
Ăn lá
Ăn quả
Ăn củ
Thời gan
cách ly
-
-
-
RAL: 7÷10
RAQ: 3÷4
2
Zineb 80 WP
2,0
2,0
20,0
7÷10
3
Anvil 5 SC
-
-
-
7÷10
4
Ba sudin 10G
0,5÷0,7
0,5÷0,7
-
14÷20
5
Dipterex 90 WP
0,5
1,0
6
Dimethoat 50 EC
0,1
0,5÷1,0
0,5÷1,0
7÷10
7
Sevin 85 WP
1,0÷1,5
1,0÷1,5
-
7
8
Padan 95 SP
0,2
-
-
14
9
Trepon 10 EC
-
-
-
3
10
Appiand 25
-
-
-
1-3
7
[Nguồn: Cục BVTV]
1.3. CÁC HIỆU QUẢ CỦA SẢN XUẤT RAU AN TOÀN
1.3.1. Hiệu quả của việc sản xuất theo phương pháp truyền thống
Hiệu quả việc sản xuất được thể hiện qua các chỉ tiêu thu nhập. Chỉ tiêu
này được tính sau khi được trừ đi tất cả các chi phí đầu vào (Phân bón, thuốc
trừ sâu, giống…)
Theo phương pháp truyền thống việc đầu tư ban đầu thấp hơn (không
phải đầu tư vốn xây dựng nhà lưới, hệ thống tưới). Tuy nhiên trồng theo
phương pháp truyền thống chi phí hàng năm cao hơn (Phân bón, thuốc BVTV,
chi phí nhân công…) năng suất cây trồng thấp hơn.
Một đặc điểm trồng rau theo phương pháp truyền thống, năng suất và chất
lượng sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố tự nhiên. Như vậy việc đáp
ứng sản phẩm cho thị trường hạn chế rất nhiều. Như thời tiết thuận lợi năng
8
suất tăng cao, sản phẩm nhiều ngược lại nếu thời tiết không thuận lợi như mưa
nhiều, sương muối…rau không phát triển, sâu bệnh nhiều cho năng suất thấp
không đáp ứng nhu cầu thị trường. Như vậy cho thấy việc sản xuất không ổn
định gây ra hiện tượng “được mùa mất giá- mất mùa giá cao” làm giảm hiệu
quả sản xuất.
Trồng rau theo phương pháp truyền thống, việc kiểm soát sản phẩm gặp
nhiều khó khăn do tác động yếu tố ngoại cảnh nhiều hơn. Đất trồng không
đảm bảo độ ẩm thích hợp, mưa xuống độ ẩm cao gây thối dễ, nắng gây khô
hạn, đặ biệt không ngăn được côn trùng có hại xâm nhập gây ra bệnh, sâu phát
triển cho rau, vì vậy việc sử dụng thuốc BVTV tăng chất lượng của rau giảm,
sản phẩm khó kiểm soát mức độ an toàn.
Hình 1.3: Mô hình trồng rau ngoài đồng
1.3.2. Hiệu quả của việc sản xuất theo phương pháp hiện đại
Trồng theo phương pháp hiện đại, mặc dù cần lượng vốn đầu tư lớn hơn
tuy nhiên khắc phục yếu điểm của phương pháp sản xuất truyền thống, đó là
9
trồng rau theo phương pháp hiện đại thực hiện được:
- Trồng được rau trái vụ, tăng số vụ trong năm, sản phảm cung cấp cho
thị trường ổn định, do đó ổn định được giá, nâng cao hiệu quả kinh tế.
- Việc kiểm soát sản phẩm dễ dàng: Ít ảnh hưởng đến yếu tố ngoại cạnh
nên chủ động cho việc canh tác, chủ động việc bón phân, phun thuốc bảo vệ,
đặc biệt trồng rau trong nhà lưới, nhà kính hạn chế xâm nhập của sâu bệnh,
sản phẩm không bị dập nát do nước mưa, sương… nên hạn chế rất nhiều sử
dụng thuốc trừ sâu một trong nguyên nhân làm cho rau không được an toàn.
- Chủ động luân canh đáp ứng nhu cầu thị trường của các sản phẩm RAT
Các yếu tố trên cho thấy trồng rau theo phương pháp hiện đại, cho sản
phẩm ổn định cung cấp cho thị trường, năng suất sảm phẩm tăng cao, sử dụng
nhân công ít, đặc biệt sử dụng thuốc phòng trừ sâu bệnh giảm đáng kể là yếu
tổ cơ bản cho sản phẩm an toàn và cho năng suất hiệu quả kinh tế cao ổn định.
Hình 1.4: Mô hình sản xuất rau trong nhà lưới
10
1.4. CÁC YẾU TỔ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ VIỆC SẢN XUẤT
RAU AN TOÀN
1.4.1. Yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất rau an toàn
1.4.1.1. Điều kiện tự nhiên, khí hậu
Trong các yếu tố thì đất đai là nhân tố quan trọng nhất, nó quyết định chủ
yếu tới năng suất cây trồng, diện tích đất, chất lượng đất do độ phì tự nhiên và
độ phì nhân tạo quyết định, khi con người tiến hành canh tác như bón phân,
phun thuốc trừ sâu, bệnh thì các chất này sẽ ngấm vào đất, tuỳ thuộc đặc tính
của mỗi loại mà thời gian lưu đọng lâu hay ngắn, chúng ta phải đặc biệt chú ý
tới độ pH, hàm lượng NO3- và dư lượng thuốc BVTV, hàm lượng kim loại
nặng có trong đất nó ảnh hưởng lớn tới không chỉ năng suất mà cả chất lượng
của sản phẩm. Bên cạnh đất đai thì nguồn nước cũng là yếu tố quan trọng, tác
động lớn tới năng suất, chất lượng rau, Ngoài ra các yếu tố tự nhiên khác như
khí hậu, vị trí địa lí, địa hình,...cũng ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới
việc phát triển RAT. Như vậy có thể nói rằng các nhân tố tự nhiên có ảnh
hưởng vô cùng lớn tới việc sản xuất RAT, vì vậy để phát triển sản xuất rau
nói riêng và sản xuất nông nghiệp nói chung thì chúng ta cần phải nắm bắt
được những quy luật tự nhiên và quy luật sinh trưởng, phát triển của cây trồng
từ đó thống nhất chúng với nhau, tận dụng những thuận lợi và khắc phục
những hạn chế do tự nhiên gây ra.
1.4.1.2. Kỹ thuật sản xuất
Để có được sản phẩm RAT thì người trồng phải thực hiện nghiêm ngặt
quy trình kỹ thuật sản xuất RAT (từ khâu chọn giống rau, khâu làm đất, thời
vụ, phân bón, nước tưới, phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch và bảo quản).
Mỗi loại rau quả đều có một quy trình sản xuất riêng tuỳ theo nhu cầu
sinh lý của chúng, để đảm bảo tiêu chuẩn RAT cung cấp cho nhu cầu của thị
11
trường cần phải thực hiện đầy đủ theo đúng quy trình sản xuất đối với loại cây
rau đó.
1.4.1.3. Ứng dụng tiến bộ khoa học- công nghệ trong sản xuất rau an toàn
Tiến bộ khoa học- công nghệ là yếu tố quan trọng làm tăng năng suất,
phẩm chất của sản phẩm RAT, việc sử dụng phương tiện kĩ thuật hiện đại
trong sản xuất và chế biến bảo quản như: Sản xuất trong nhà lưới, nhà kính,
hình thức tưới hiện đại như tưới phun mưa, tưới nhỏ giọt, phục vụ chăm sóc
đủ độ ẩm cho cây phát triển bình thường, có hệ thống tiêu thoát nước tránh
gây ngập úng nhiều giờ gây ảnh hưởng đến phát triển của cây. Sử dụng
phương tiện bảo quản, các phương tiện vận chuyển chuyên dụng …cho phép
tăng năng suất, phẩm chất sản phẩm RAT, giảm được những hao hụt trong
quá trình thu hoạch, nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm.
Tiến bộ khoa học trong nghiên cứu và sản xuất giống cho phép sản xuất
được những giống rau có năng suất cao, phẩm chất tốt, khả năng chống chịu
những điều kiện ngoại cảnh tốt,…giảm sâu bệnh và thuận lợi cho việc bố trí
cơ cấu chủng loại rau trái vụ để phục vụ nhu cầu tiêu thụ rau trái vụ đem lại
hiệu quả kinh tế cao của người dân và đáp ứng đủ nhu cầu người dân.
1.4.2. Yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng, tiêu thụ sản phẩm
rau an toàn
1.4.2.1. Yếu tố kinh tế - xã hội
Trong số các yếu tố thuộc về kinh tế thì quan trọng nhất và phải kể tới
trước tiên là vốn sản xuất, để sản xuất RAT thì cần lượng vốn ban đầu khá
lớn, để mua sắm thiết bị, mua giống, phân bón, đầu tư xây dựng nhà lưới, nhà
kính, lắp đặt hệ thống thiết bị hệ thống tưới, xây dựng kênh tiêu thoát nước,
nhà sơ chế bảo quản,…Trong điều kiện kinh tế thị trường phát triển như ngày
nay thì việc có nguồn vốn lớn cho phép ta tận dụng được cơ hội kinh doanh,
tuy nhiên việc sử dụng vốn cần phải có tính toán cẩn thận không được lãng
12
phí. Trong đó con người cũng đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển sản
xuất RAT, cần đến trình độ quản lý của cán bộ, trình độ kĩ thuật, tay nghề, tập
quán của người lao động, các yêu cầu này đặc biệt quan trọng đối với sản xuất
RAT, vì để sản xuất RAT thì đòi hỏi người lao động phải có trình độ cao, đặc
biệt trong việc ứng dụng các kỹ thuật công nghệ cao trong sản xuất RAT cần
có cán bộ kỹ thuật có kinh nghiệm và kỹ thuật, trong việc tiêu thụ sản phẩm
cần có nhà kinh doanh nhạy bén, nắm bắt thị trường thị hiếu người tiêu dùng.
1.4.2.2. Thị trường tiêu thụ rau an toàn
Trong nền kinh tế thị trường thì các yếu tố quyết định để sản xuất với
chủng loại cây; số lượng; chất lượng ra sao…chính là nhu cầu của thị trường.
Người sản xuất kinh doanh RAT phải tạo niềm tin cho người tiêu dùng, vì vậy
trong nền kinh tế thị trường như ngày nay cần phải chú trọng tới việc xây
dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình. Thương hiệu chỉ có thể có được
trên cơ sở chất lượng của sản phẩm và niềm tin của người tiêu dùng. Như vậy
thị trường là nhân tố đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của bất kỳ một
ngành hàng nào. Người sản xuất và kinh doanh cần phải đặc biệt quan tâm tới
yếu tố này trong quá trình phát triển trong sản xuất RAT. Do đó cần phải
nghiên cứu thị trường, thực hiện Maketing để tiêu thụ sản phẩm, có kế hoạch
sản xuất và cung cấp đúng chủng loại, số lượng đáp ứng nhu cầu thị trường.
1.4.2.3. Cơ chế chính sách
Để phát triển mạnh mẽ sản xuất RAT thì các sở Nông nghiệp và PTNT
cần có những chính sách hỗ trợ nông dân như chính sách đào tạo, chính sách
đầu tư, chính sách vốn tín dụng, chính sách lưu thông để tạo điều kiện thuận
lợi cho người dân yên tâm đầu tư. Thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ người
nông dân và đó phát huy tác dụng to lớn, bởi vì sản xuất RAT đòi hỏi phải có
một cơ sơ hạ tầng, trình độ kĩ thuật tốt…mà để có được những thứ này đòi hỏi
13
phải bỏ ra một lượng vốn không nhỏ. Vì vậy cần có sự giúp đỡ của chính
quyền thì mới có thể phát triển nhanh chóng được ngành hàng RAT.
1.4.2.4. Tổ chức sản xuất và tiêu thụ
Để sản xuất RAT cần tuân thủ một qui trình kĩ thuật nhất định, vì vậy
trước khi tiến hành sản xuất cần phải tập huấn cho nông dân về kĩ thuật canh
tác, thông qua những lớp đào tạo ngắn hạn như lớp IPM phòng trừ dịch hại
tổng hợp, hay các buổi trình diễn đầu bờ, của cán bộ kĩ thuật cho nông dân dễ
tiếp thu, việc tập huấn kĩ thuật cho nông dân giúp nâng cao trình độ, kĩ thuật
của nông dân giúp họ sản xuất theo đúng quy trình kĩ thuật.
Bên cạnh đó các cơ quan chức năng như sở y tế, cục quản lý thị trường
cần phải thường xuyên kiểm tra theo dõi chất lượng sản phẩm tại đồng ruộng
cho tới các gian hàng tại siêu thị, chợ,… để đảm bảo cung cấp cho thị trường
sản phẩm RAT và phát hiện những vi phạm để xử lý kịp thời.
1.5. CÁC CHỈ TIÊU VỀ HIỆU QUẢ CỦA SẢN XUẤT RAU AN TOÀN
1.5.1. Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế trong sản xuất RAT là tương quan so sánh giữa lượng
kết quả thu được và lượng chi phí bỏ ra trong một thời gian nhất định của một
loại sản phẩm. Tuy nhiên khi tiến hành sản xuất chúng ta phải căn cứ vào nhu
cầu xã hội, bởi lẽ trong nền kinh tế thị trường hiện này thì điều quan tâm nhất
của các nhà sản xuất ra những loại với chi phí ít nhất mà đem lại hiệu quả cao
nhất.
Hiệu quả kinh tế được tính bằng cách so sánh kết quả sản xuất thu được
với lượng chi phí để sản xuất ra sản phẩm đó. Thể hiện qua dạng thức thứ
nhất của hiệu quả sản xuất như sau:
H =Q/C Max
Trong đó:
H : Hiệu quả sản xuất.
(1.1)