Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hệ thống trồng trọt nương rẫy vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện CƠJÚT tỉnh đăk NÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP I
------------------

NGUYỄN HỮU LÂM

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỆ
THỐNG TRỒNG TRỌT NƯƠNG RẪY VÙNG ðỒNG BÀO
DÂN TỘC THIỂU SỐ HUYỆN CƯJÚT, TỈNH ðĂK NÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: TRỒNG TRỌT
Mã số: 60.62.01

Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM THỊ HƯƠNG

HÀ NỘI, 2007

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………1


LỜI CAM ðOAN
Tơi xin cam đoan số liệu phản ánh kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là những số liệu thực tế thu được trong q trình thực hiện ñề tài tại ñịa
bàn huyện CưJút, tỉnh ðăk Nông và chưa hề ñược sử dụng ñể bảo vệ một học
vị nào.
Tơi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cảm ơn và các thơng tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Nguyễn Hữu Lâm



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………i


LỜI CẢM ƠN
ðể hồn thành bản luận văn này tơi ñã nhận ñược sự hướng dẫn và các
ý kiến ñóng góp q báu của các thầy, cơ giáo, các Sở, ban, ngành và gia
đình, bạn bè, đồng nghiệp. Tơi xin chân thành cảm ơn:
- Cô giáo TS. Phạm Thị Hương, Trưởng Bộ môn Rau - Quả, ðại học
Nông nghiệp I Hà Nội đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong suốt q trình
thực hiện đề tài.
- Các thầy cơ giáo trong khoa Sau ðại học, Khoa Nông học , Bộ môn
Rau-Hoa-Quả, trường ðại học Nông nghiệp I, các thầy cô giáo ðại học Tây
Nguyên.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn tỉnh ðăk Nơng; Lãnh đạo
UBND huyện CưJút; Phịng Nơng nghiệp ðịa chính, Phịng Thống kê huyện.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn tới cán bộ và nông dân các xã: Tâm Thắng,
ðăk Rông, CưKnia huyện CưJút, tỉnh ñã giúp ñỡ tận tình, chia sẻ kinh
nghiệm và tạo ñiều kiện cho tôi thu thập số liệu ñiều tra về địa phương.
Cuối cùng tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đến gia đình, bạn bè đã và đồng
nghiệp tạo ñiều kiện thuận lợi, giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu.
Một lần nữa, tơi xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn

Nguyễn Hữu Lâm

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………ii



MỤC LỤC
Lời cam ñoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục các chữ viết tắt

vi

Danh mục bảng

vii

Danh mục hình

ix

Danh mục ảnh

ix

1.


MỞ ðẦU

1

1.1.

Tính cấp thiết của đề tài

1

1.2.

Mục đích - u cầu

2

1.3.

Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

3

1.4.

Phạm vi ñề tài

3

2.


TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

5

2.1.

Cơ sở khoa học của đề tài

5

2.2.

Hệ thống trồng trọt nương rẫy

10

2.3.

Tình hình canh tác nương rẫy

14

3.

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

24

3.1.


ðối tượng nghiên cứu

24

3.2.

ðịa ñiểm nghiên cứu

24

3.3.

Thời gian nghiên cứu

24

3.4.

Nội dung nghiên cứu

24

3.5.

Phương pháp nghiên cứu

24

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………iii



4.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, THẢO LUẬN

4.1.

ðiều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và phong tục tập quán của
ñồng bào DTTS huyện CƯJÚT

4.1.1. Vị trí địa lý, địa hình

29
29
29

4.1.2. Diễn biến của điều kiện thời tiết khí hậu đối với sản xuất nông
nghiệp của huyện CưJút tỉnh ðăk Nông

30

4.1.3. ðiều kiện kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của ñồng bào
DTTS huyện CưJút

35

4.1.4. Nhận xét, ñánh giá những lợi thế và hạn chế của huyện CưJút
trong phát triển kinh tế - xã hội
4.2.


44

Hiện trạng về hệ thống trồng trọt nương rẫy của 3 nhóm dân tộc
thiểu số tại các điểm nghiên cứu

46

4.2.1. Thơng tin cơ bản về địa bàn nghiên cứu

46

4.2.2. ðất đai và tính chất đất tại các điểm nghiên cứu

48

4.2.3. Nguồn lực của các nhóm dân tộc tại các điểm nghiên cứu

49

4.2.4. Tình hình chăn ni

54

4.2.5. Diện tích và cơ cấu cây trồng

55

4.2.6. Hệ thống luân canh cây trồng của các DTTS


56

4.2.7. Tình hình áp dụng các tiến bộ KHKT về giống và phân bón của
đồng bào DTTS ở ñịa phương

65

4.2.8. Những trở ngại trong sản xuất của ñồng bào DTTS huyện CưJút

68

4.2.9. Các yếu tố cần thiết ñể phát triển sản xuất

69

4.2.10. Kết quả trồng trọt của các nhóm dân tộc

70

4.3.

Ảnh hưởng của một số chính sách chủ yếu của nhà nước đến đời
sống và sản xuất của đồng bào DTTS huyện CƯJÚT

4.4.

73

Tìm hiểu các mơ hình trồng trọt nương rẫy có hiệu quả của một
số hộ DTTS tại huyện CƯJÚT


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………iv

77


4.4.1. Những mơ hình trồng trọt nương rẫy có hiệu quả kinh tế cao

77

4.4.2. Chi phí ở các mơ hinh trồng trọt

81

4.4.3. Hiệu quả kinh tế của mơ hình hệ thơng trồng trọt

84

4.4.4. Phương án bố trí hệ thống cây trồng cải tiến

84

4.5. Hiệu quả xã hội

86

5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ

87


5.1. Kết luận

87

5.2. ðề nghị

88

TÀI LIỆU THAM KHẢO

90

PHỤ LỤC

93

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CC

:

Cơ cấu

CNXH

:


Chủ nghĩa xã hội

CP

:

Chính phủ

DTTS

:

Dân tộc thiểu số

KHCN

:

Khoa học công nghệ

KT - XH

:

Kinh tế - Xã hội

HTTT

:


Hệ thống trồng trọt

TN

:

Tây Nguyên

TL

:

Tỷ lệ

DT

:

Diện tích

BVTV

:

Bảo vệ thực vật

UBND

:


Uỷ ban nhân dân

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………vi


DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

1.1.

Diện tích đất nương rẫy của một số vùng ở nước ta

15

1.2.

Diện tích, năng suất một số cây trồng vùng Tây Nguyên năm 2006

23

4.1.

Một số chỉ tiêu về khí hậu, thời tiết (1996- 2005)

31


4.2.

Phân loại đất đai của huyện CưJút, năm 2000.

33

4.3.

Cơ cấu dân cư theo thành phần dân tộc huyện CưJút năm 2006

36

4.4.

Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp từ năm 2002 - 2006

40

4.5.

Cơ cấu diện tích đất đai của huyện CưJút năm 2006

41

4.6.

Diện tích, năng suất một số cây trồng huyện CưJút, năm 2006

43


4.7.

Một số chỉ tiêu hố tính của 4 loại đất trên ñịa bàn huyện
CưJút, năm 2006

49

4.8.

Tình hình lao ñộng và thu nhập của các dân tộc năm 2006.

50

4.9.

Trình độ học vấn của 3 nhóm dân tộc năm 2006

51

4.10. Mức độ thu nhập của 3 dân tộc năm 2006

53

4.11. Quy mơ đàn gia súc, gia cầm, của các dân tộc năm 2006

54

4.12. Cơ cấu diện tích cây trồng chính của 3 DTTS, năm 2006


55

4.13. Năng suất cây trồng trên một số loại ñất của 3 dân tộc thiểu số,
huyện CưJút, năm 2006

57

4.14. Thời gian sinh trưởng, năng suất một số giống lúa cạn ñịa
phương tại huyện CưJút, năm 2006

58

4.15. Mức ñộ sử dụng phân bón cho một số cây trồng chính của 3 dân
tộc tại huyện CưJút, năm 2006

66

4.16. Mức chi phí trồng trọt của các DTTS trên các loại đất chính của
huyện CưJút, năm 2006
4.17. Hiệu quả kinh tế các hệ thống trồng trọt, năm 2006

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………vii

70
72


4.18. Kết quả nhận xét các chính sách chủ yếu của nhà nước ñối với
dân tộc thiểu số huyện Cưjut, tỉnh ðăk Nông, năm 2007
4.19. Hệ thống cây trồng của các hộ có hiệu quả cao, năm 2006


74
78

4.20. Mức chi phí trồng trọt của các hộ có hiệu quả cao trên các loại
đất chính của huyện CưJút, năm 2006
4.21. Hiệu quả mơ hình hệ thống cây trồng, huyện CưJút, năm 2006

82
84

4.22. Phương án bố trí hệ thống cây trồng cải tiến cho các DTTS
tại điểm nghiên cứu

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………viii

85


DANH MỤC BIỂU ðỒ
STT

Tên biểu ñồ

Trang

4.1.

Phân loại ñất ñai của huyện CưJút năm 2000


34

4.2.

Giá trị sản xuất ngành nông lâm nghiệp huyện CưJút 2002-2006

40

4.3.

Diện tích các lọai cây trồng của huyện CưJút năm 2006

43

DANH MỤC ẢNH
STT

Tên ảnh

Trang

1. Cây ñậu tương 2 vụ tại thôn 5, xã ðăkRông, huyện CưJút

64

2. Cây ngô tại thôn thôn 10, xã CưKnia huyện CưJút

64

3. Hệ thống hỗn hợp cà phê với sầu riêng tại buôn Buor, xã Tâm Thắng


83

4. Ngô lai trồng xen lạc tại thôn 5, xã ðăkRông

83

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………ix


1. MỞ ðẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ðỀ TÀI
Trong những năm gần ñây, ñược sự quan tâm giúp ñỡ về mọi mặt của
ðảng và Nhà nước ñối với vùng sâu, vùng xa sự phát triển kinh tế của vùng
ñồng bào dân tộc ít người ở các tỉnh Tây Ngun nói chung, huyện CưJút tỉnh
ðăk Nơng nói riêng đã có những bước tiến đáng kể. Cơ sở hạ tầng nơng thơn
được thay ñổi căn bản, ñời sống dân sinh kể cả ñời sống vật chất và tinh thần
của ñồng bào các dân tộc thiểu số ñang từng bước ñược cải thiện. Thực sự
người dân nơi ñây ñang làm chủ cuộc sống của mình và vươn lên làm giàu từ
chính vùng đất ñầy tiềm năng của ñại ngàn núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ.
Huyện CưJút cách thị xã Gia Nghĩa tỉnh lỵ ðăk Nơng 100 km về phía
Bắc, có diện tích tự nhiên là 71.888 ha, chiếm 11,04% diện tích tự nhiên của
tỉnh ðăk Nơng; trong đó, diện tích đất nơng nghiệp 24.800 ha, diện tích đất
canh tác 31.500 ha, CưJút là vùng kinh tế đầy tiềm năng, địa hình đa dạng,
phức tạp. Với khí hậu nhiệt đới gió mùa, đây là vùng có thời tiết thuận lợi với
nền nhiệt độ cao (trung bình ngày trong năm 23,40C), ánh sáng dồi dào, tổng
cường độ bức xạ cao nhất nhì cả nước (130-150 Kcalor/cm2), lượng mưa khá
cao (trung bình 1.700 - 1.900 mm/năm). Với tiềm năng như trên, huyện CưJút
có thế mạnh để phát triển nơng nghiệp nói chung và mở rộng phát triển các
loại cây trồng nhiệt ñới.

Theo số liệu thống kê năm 2006, huyện CưJút có 19 dân tộc anh em
đến hội tụ và sinh sống; trong đó, các dân tộc thiểu số (DTTS) chính là Ê ðê,
H'Mơng, Tày, M’Nơng, Dao,… Các dân tộc khác gồm dân tộc Tày, Nùng,
Thái, H’Mông, Kinh,… chủ yếu di cư từ phía Bắc vào. Cộng ñồng các dân tộc
thiểu số ở ñây có những phong tục, tập quán rất khác biệt và ñặc trưng cho
từng dân tộc. Họ chung sống với nhau trong cộng ñồng hữu nghị và đồn kết

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………1


cùng mái nhà chung với cộng đồng người Việt. Tồn huyện có 7 xã và 1 thị
trấn với 86.493 người, trong đó, có 45.954 người đang trong độ tuổi lao ñộng.
Tuy vậy, huyện CưJút cũng ñang ñứng trước những khó khăn, thách
thức đó là: địa hình phức tạp, hệ thống giao thơng cịn nhiều hạn chế, diễn
biến của thời tiết khí hậu khắc nghiệt đối với sản xuất nơng nghiệp (hạn hán,
lũ lụt…), thiếu nguồn nước tưới, thiếu ñất trồng trọt, tập qn canh tác lạc
hậu, trình độ học vấn của đồng bào các dân tộc thiểu số thấp. ðó chính là
những yếu tố trở ngại và nguyên nhân của sự đói nghèo, mức thu nhập thấp
của người dân địa phương.
Thêm vào đó, sức ép tăng dân số tự nhiên và áp lực dân di tự do vào
Tây Nguyên nói chung và huyện CưJút nói riêng đã làm diện tích ñất bình
quân trên ñầu người giảm mạnh, thời gian bỏ hố bị rút ngắn, trình độ canh
tác lạc hậu, chủ yếu dựa vào khai thác độ phì tự nhiên là ngun nhân chính
làm đất bị thối hóa, sức sản xuất của đất nương rẫy bị giảm một cách nghiêm
trọng.
ðể góp phần cải thiện hệ thống trồng trọt nương rẫy hiện hành nhằm
nâng cao ñời sống và phát triển bền vững cho cho vùng ñồng bào dân tộc
thiểu số ở huyện CưJút tỉnh ðăk Nông, chúng tôi tiến hành thực hiện ñề tài
nghiên cứu:
“Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hệ thống trồng trọt nương

rẫy vùng ñồng bào dân tộc thiểu số huyện CưJút, tỉnh ðăk Nơng”
1.2. MỤC ðÍCH – U CẦU
1.2.1. Mục đích
Trên cơ sở điều tra, phân tích, đánh giá hệ thống trồng trọt nương rẫy
hiện có và ñiều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội, ñề xuất các giải pháp cải thiện
hệ thống trồng trọt hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng thu nhập
cho người dân vùng ñồng bào dân tộc thiểu số ở huyện CưJút, tỉnh ðăk Nông.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………2


1.2.2. Yêu cầu
- Xác ñịnh ảnh hưởng của ñiều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ñến hệ
thống trồng trọt nương rẫy và các phương thức trồng trọt nương rẫy của các
dân tộc thiểu số ñịa phương.
- Xác ñịnh các hệ thống trồng trọt chính, đồng thời so sánh hiệu quả các
hệ thống trồng trọt của các DTTS chủ yếu.
- ðề xuất các giải pháp cải tiến hệ thống trồng trọt nương rẫy hiện có
nhằm khai thác một cách hiệu quả nguồn tài ngun sẵn có tại địa phương.
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học cho việc bố trí và quản lý hệ
thống cây trồng hợp lý, phù hợp với ñiều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của ñịa
phương.
- Làm phong phú thêm nguồn cơ sở dữ liệu về ñiều kiện tự nhiên, kinh
tế - xã hội và sản xuất nông nghiệp của huyện.
- Dựa trên các các khuyến nghị có cơ sở khoa học của đề tài nghiên cứu
về các mặt cịn hạn chế ở địa phương, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các chính
sách phù hợp để phát triển kinh tế vùng Tây Nguyên nói chung và tỉnh ðăk
Nơng nói riêng, giai đoạn từ nay đến 2010 và tầm nhìn 2020.

1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của đề tài sẽ góp phần vào việc ổn định sản xuất, cải thiện hệ
thống trồng trọt nương rẫy theo hướng thâm canh tăng năng suất, nâng cao
hiệu quả canh tác và cải thiện đời sống, góp phần xố đói, giảm nghèo cho
ñồng bào dân tộc thiểu số ở huyện CưJút, tỉnh ðăk Nông.
1.4. PHẠM VI ðỀ TÀI
- ðể nghiên cứu thực trạng hệ thống trồng trọt nương rẫy vùng ñồng
bào dân tộc thiểu số huyện CưJút, tỉnh ðăk Nông, chúng tôi tiến hành khảo

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………3


sát ñiều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của tồn huyện, chọn điểm nghiên cứu
đại diện là 3 xã có trên 50% đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, thu nhập từ
sản xuất nông nghiệp: Tâm Thắng, ðăkRơng, CưKnia là các xã có các dân tộc
thiểu số Ê ðê, H’Mơng, Tày, có những đặc điểm khá điển hình cho các dân
tộc thiểu số chính ở huyện CưJút, tỉnh ðăk Nơng.
- Nội dung nghiên cứu: đề tài khơng đi sâu nghiên cứu tất cả các yếu tố
kỹ thuật của từng loại cây trồng mà chỉ nghiên cứu các yếu tố tác ñộng trực
tiếp ñến hệ thống trồng trọt nương rẫy ñể chỉ ra những ñiểm yếu của hệ thống,
trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp phù hợp cho việc cải thiện hệ thống.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………4


2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ðỀ TÀI
Theo Spedding (1979) “Nông nghiệp là một hoạt động sản xuất trong
xã hội lồi người, do con người tiến hành trước hết ñể sản xuất lương thực,
thực phẩm và các sản phẩm khác mà con người cần thơng qua việc sử dụng và

kiểm sốt một cách có tính tốn các lồi động vật và thực vật”.
2.1.1. Lý thuyết hệ thống
Hệ thống là một tổng thể có trật tự của các yếu tố khác nhau, có quan
hệ và tác động qua lại. Một hệ thống có thể được xác ñịnh như một tập hợp
các ñối tượng hoặc các thuộc tính được liên kết bằng nhiều mối tương tác.
Mục ñích nghiên cứu hệ thống là ñể ñiều khiển sự hoạt động của của nó. Nội
dung của việc điều khiển các hệ sinh thái, hệ thống nông nghiệp là các biện
pháp kinh tế kỹ thuật nhằm phát triển nông nghiệp bền vững (theo Phạm Chí
Thành, 1996) [22].
Quan điểm hệ thống là sự khám phá ñặc ñiểm của hệ thống ñối tượng
bằng cách nghiên cứu bản chất và đặc tính của các mối tác động qua lại giữa
các yếu tố.
Ngồi những yếu tố bên trong của hệ thống, các yếu tố bên ngồi của hệ
thống có tác động tương tác với hệ thống gọi là yếu tố môi trường. Những yếu
tố mơi trường tác động lên hệ thống là yếu tố đầu vào, cịn những yếu tố mơi
trường chịu tác động trở lại của hệ thống là các yếu tố ñầu ra. Phép biến ñổi
của hệ thống là khả năng thực tế khách quan của hệ thống trong việc biến ñổi
ñầu vào thành ñầu ra trong một thời ñiểm nhất ñịnh. Mục tiêu là trạng thái mà
hệ thống mong muốn cần ñạt tới. Hành vi của hệ thống là tập hợp các đầu ra
của hệ thống có thể được trên cơ sở các giải pháp thích hợp đem lại hiệu quả
cao cho cả hệ thống. Cuối cùng cấu trúc của hệ thống là hình thức cấu tạo bên

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………5


trong của hệ thống, bao gồm sự sắp xếp vị trí giữa các phần tử cùng các mối
quan hệ giữa chúng; nhờ có cấu trúc mà hệ thống có sự ổn ñịnh. Khi mối liên
hệ giữa các phần tử thay ñổi hoặc số phần tử thay ñổi thì hệ thống chuyển
sang một cấu trúc khác.
Trong tự nhiên có hai loại hệ thống cơ bản đó là:

- Hệ thống kín là hệ thống mà ở đó các yếu tố tương tác với nhau trong
phạm vi hệ thống.
- Hệ thống mở là hệ thống mà ở đó các yếu tố tương tác với nhau có
quan hệ với mơi trường hay ở đó dạng vật chất và năng lượng trao đổi vượt ra
ngồi ranh giới của hệ thống [22].
Lý thuyết hệ thống ñã ñược nghiên cứu nhiều và áp dụng ngày càng
rộng rãi trong nhiều ngành khoa học, giúp sự hiểu biết và giải thích các mối
liên hệ tương hỗ giữa các sự vật và hiện tượng. Cơ sở lý thuyết hệ thống ñược
Vonbertanlanfy ñề xướng vào ñầu thế kỷ 20 ñã ñược sử dụng như một cơ sở
giải quyết các vấn ñề phức tạp và tổng hợp. Thời gian gần ñây quan ñiểm này
phát triển trong nhiều ngành, trong ñó có ngành nông nghiệp.
2.1.2. Hệ thống nông nghiệp (HTNN)
Hệ thống nông nghiệp là khái niệm ñược sử dụng phổ biến hiện nay ñã
có từ thế kỷ 19 và ñược các nhà nghiên cứu dùng từ lâu để phân kiểu nơng
nghiệp trên thế giới và nghiên cứu sự tiến hóa của chúng.
Hệ thống nông nghiệp theo Shaner (1982) là một phức hợp gồm ñất
ñai, nguồn nước, cây trồng, vật nuôi, lao ñộng, các nguồn lợi và các ñặc trưng
khác trong một ngoại cảnh mà nơng hộ quản lý tùy theo sở thích, khả năng và
kỹ thuật có thể. Hệ thống nơng nghiệp là sự biểu hiện không gian của sự phối
hợp các ngành sản xuất và kỹ thuật do một xã hội thực hiện để thỏa mãn các
nhu cầu của con người. Nó biểu hiện ñặc biệt sự tác ñộng qua lại giữa các hệ
thống sinh học, sinh thái và môi trường tự nhiên; là ñại diện và một hệ thống

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………6


xã hội - văn hóa qua các hoạt động, xuất phát từ nhiều thành quả kỹ thuật
(Vissac, 1979) [22].
Hệ thống nông nghiệp trước hết là một phương thức khai thác mơi
trường, được hình thành nên mang tính lịch sử và bền vững với một hệ thống

về lực lượng sản xuất thích hợp với các điều kiện sinh khí hậu của một mơi
trường nhất định và đáp ứng được các điều kiện và các nhu cầu của xã hội
hiện tại (Mazoyer, 1986) [22].
Cho ñến nay phương pháp tiếp cận nghiên cứu HTNN là phương pháp
tiếp cận tương ñối mới, các tác giả nghiên cứu HTNN ñều tập trung theo
hướng sau:
- Nghiên cứu được hướng chủ yếu vào người nơng dân;
- Tính chất của hệ thống nơng nghiệp;
- Có sự tham gia của nhiều bộ mơn;
- Các hoạt động ở nơng trại;
- Tính chất nhắc lại và liên tục.
Hiện nay chưa có được mơ hình hồn chỉnh nào về HTNN được đưa ra,
mới chỉ có những mơ hình từng mặt và các nhóm mơ hình này cũng chỉ có
tính chất mơ tả số những mơ hình; những mơ hình như thế chỉ giải quyết được
một phần của nơng nghiệp và cố gắng của chúng ta là khái qt hóa nơng
nghiệp như một tổng thể [22].
2.1.3. Hệ thống trồng trọt
2.1.3.1. Khái niệm về hệ thống trồng trọt
Hệ thống trồng trọt (HTTT) là hệ thống con và là trung tâm của hệ
thống nông nghiệp, cấu trúc của nó quyết định sự hoạt động của các hệ thống
con khác như: chăn nuôi, chế biến, ngành nghề. Hệ thống trồng trọt là bộ
phận chủ yếu của hệ thống canh tác.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………7


Theo Zandstra và các cộng sự (1981) cho rằng: hệ thống trồng trọt là
hoạt ñộng sản xuất cây trồng của nơng trại nó bao gồm tất cả các hợp phần cần
thiết ñể sản xuất một tổ hợp các cây trồng của nông trại và mối quan hệ giữa
chúng với môi trường. Các hợp phần bao gồm cả yếu tố tự nhiên, sinh học cần

thiết cũng như kỹ thuật, lao ñộng và yếu tố quản lý. Trong hệ thống trồng trọt
thì hệ thống cây trồng đóng vai trị trung tâm trong toàn hệ thống [22].
2.1.3.2. Các yếu tố chi phối hệ thống trồng trọt
Hệ thống trồng trọt liên quan nhiều tới tài ngun và mơi trường như:
tài ngun đất, tài ngun khí hậu, dịch hại, trình độ khoa học kỷ thuật nơng
nghiệp, mức đầu tư, vấn đề hiệu ứng hệ thống của hệ thống cây trồng
vv…FAO, (1956).
Hình thức đa canh chủ yếu của hệ thống cây trồng bao gồm: trồng xen,
trồng gối, luân canh, trồng thành băng, canh tác phối hợp… và như vậy công
thức luân canh là tổ hợp trong không gian và thời gian của các cây trồng trên
một mảnh ñất và các biện pháp canh tác ñể sản xuất chúng. Hệ thống cây trồng
là mối quan hệ tương tác giữa các loại cây trồng, giống cây trồng ñược bố trí hợp
lý trong khơng gian và thời gian, tức là mối quan hệ giữa các loại cây trồng,
giống cây trồng trong từng vụ và giữa các vụ trên một mảnh đất trong một vùng
sản xuất, vì vậy đối tượng nghiên cứu của hệ thống cây trồng bao gồm:
1) Công thức ln canh và hình thức đa canh.
2) Cơ cấu cây trồng hay tỷ lệ diện tích dành cho mùa vụ cây trồng nhất
ñịnh.
3) Kỹ thuật canh tác cho cả hệ thống đó.
Tuy nhiên, khơng thể hiểu thuần túy là ở đây chỉ có mối quan hệ giữa
cây trồng với nhau (tự nhiên, sinh học) mà mối quan hệ đó cịn gắn liền với
điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội như: lao động, thị trường, hình thức và trình
độ quản lý, tập qn và kinh nghiệm sản xuất… ở những ñiều kiện tự nhiên,
kinh tế - xã hội khác nhau tồn tại những hệ thống cây trồng không giống nhau.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………8


2.1.3.3. Nghiên cứu hệ thống trồng trọt
1) ðánh giá hệ thống trồng trọt: nền tảng năng suất của một hệ thống
trồng trọt là sinh trưởng của cây trồng và chịu ảnh hưởng của sự quản lý (M)

và môi trường (E). Do đó, sinh trưởng và năng suất cây trồng (Y) có thể coi là
kết quả của mơi trường (E) và sự quản lý (M) (theo Zandstra, 1979), nên ta
có: Y = f (M,E).
Quản lý (M) hệ thống trồng trọt bao gồm việc bố trí cây trồng theo thời
gian và khơng gian cùng với các biện pháp kỹ thuật trồng trọt áp dụng. Các
biện pháp kỹ thuật bao gồm việc lựa chọn giống, thời vụ và phương pháp gieo
trồng, bón phân, chăm sóc, quản lý nước, bảo vệ thực vật và thu hoạch.
Mơi trường (E) được tạo bởi thổ nhưỡng, các biến số khí hậu (lượng
mưa, nước tưới, đặc điểm đất đai, địa hình, mực nước ngầm, vị trí địa lý, nền
nhiệt ñộ, chế ñộ bức xạ…), ñiều kiện kinh tế (giá cả đầu vào, đầu ra…). Các
biến số mơi trường mà các nhà nghiên cứu hệ thống trồng trọt quan tâm là các
biến số có thể kiểm sốt được bằng M ở chừng mực nào đó. Do vậy, nghiên
cứu hệ thống trồng trọt tập trung vào sự tương tác giữa M và E.
ðể ñánh giá mối quan hệ y = f (M,E) các nhà nghiên cứu HTTT tập
trung vào sự tương tác giữa M và E, tìm cách xác định biện pháp thay đổi
cơng thức ln canh sao cho thu ñược kết quả tốt nhất cho các môi trường sản
xuất khác nhau. Mục đích là để dự báo cách quản lý tốt nhất từ các thơng tin
có được từ mơi trường [22].
2) Phương pháp nghiên cứu hệ thống trồng trọt
Thông thường có 3 dạng nghiên cứu hệ thống:
- Nghiên cứu hệ thống theo kinh ñiển (Sensu Strito) nghiên cứu dựa
trên hệ thống trồng trọt hiện có, những người nghiên cứu đi sâu vào phân tích
một cách chi tiết hóa các công nghệ thành phần (hợp phần kỹ thuật).

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………9


- Nghiên cứu hệ thống với sự tham gia của người dân, tiến hành nghiên
cứu chú ý đến vai trị nông dân trong nghiên cứu. ðầu tiên người nghiên cứu
phải biết hệ thống sản xuất hiện có và những kỹ thuật nơng dân đang áp dụng,

những khó khăn nơng dân gặp phải, từ đó đặt ra thứ tự ưu tiên trong nghiên cứu.
- Nghiên cứu và phát triển những hệ thống mới: nhóm nghiên cứu
HTTT sẽ thiết kế ra một HTTT hồn tồn mới sao cho HTTT mới đảm bảo
tính lâu bền và cho hiệu quả kinh tế cao [22].
2.2. HỆ THỐNG TRỒNG TRỌT NƯƠNG RẪY
2.2.1. Khái niệm hệ thống trồng trọt nương rẫy
Theo FAO (1992) canh tác nương rẫy là hệ thống canh tác có thời kỳ
tương đối ngắn và theo sau là thời kỳ bỏ hóa tương đối dài [04].
Từ khái niệm trên chúng ta nhận thấy hệ thống trồng trọt nương rẫy
quyết ñịnh sự hoạt ñộng các hệ thống con khác trong hệ thống; Hệ thống
trồng trọt nương rẫy bao gồm: chặt, ñốt, chọc lỗ bỏ hạt, sử dụng vài năm,
sau đó do đất xấu họ bỏ hóa và đi chặt mảnh khác.
2.2.2. ðặc trưng của hệ thống trồng trọt nương rẫy
- Chu kỳ canh tác và bỏ hóa tùy thuộc đặc tính của đất, độ phì tự
nhiên của ñất, thời gian tái tạo ñất; mối quan hệ giữa chu kỳ canh tác và bỏ
hóa là nhân tố quan trọng nhất chi phối canh tác nương rẫy.
- Mức ñộ ña dạng cây trồng cao, hệ thống cây trồng thường ổn ñịnh
và theo nguyên tắc trồng hỗn hợp.
- Quan hệ giữa con người và môi trường: người nông dân và sinh
thái tự nhiên quan hệ gần gũi với nhau, các thành phần trong hệ thống cân
đối, hài hịa, con người hiểu rõ ñiều kiện sinh thái, họ trân trọng nguồn lực
tự nhiên và chỉ sử dụng một số lồi thực vật nhất định khi nó khơng ảnh
hưởng đến tính bền vững sinh thái, họ biết rõ địa hình, phong cảnh và bố trí
cây trồng phù hợp với đất ñai.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………10




×