Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIỚI THIỆU VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ, DANH NHÂN VĂN HÓA ĐỊA PHƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (697.9 KB, 18 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIM THÀNH
TRƯỜNG THCS KIM ANH

BÀI DỰ THI
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ GIỚI THIỆU VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ, DANH NHÂN
VĂN HÓA ĐỊA PHƯƠNG

THÔNG TIN NHÓM HỌC SINH
- Họ và tên: Dương Thị Quỳnh Hân
Sinh ngày 24-10-2002. Lớp 7B
- Họ và tên: Dương Thu Ngân
Sinh ngày 27-10-2002. Lớp 7B
- Họ và tên: Nguyễn Minh Hiếu
Sinh ngày: 2003. Lớp 6B

Năm học 2014-2015


VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN LỊCH SỬ - NGỮ VĂN
ĐỂ GIỚI THIỆU VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ - DANH NHÂN VĂN HÓA ĐỊA PHƯƠNG

1. Mô tả tình huống.
Trong giờ học lịch sử lớp 7B, cô giáo hỏi:
- Quê em có di tích lịch sử, danh nhân văn hóa nào không?
Bạn Ngân trả lời:
- Hải Dương quê em, có rất nhiều di tích lịch sử, danh nhân văn hóa.
Cô giáo lại hỏi:
- Nếu bây giờ cô đóng vai là một khách du lịch đến thăm quê em, em sẽ giới
thiệu những gì về di tích lịch sử và danh nhân văn hóa.
Cả lớp đều đồng thanh trả lời:


- Có ạ!
Thế là cô giáo yêu cầu học sinh về nhà sưu tầm tư liệu liên quan đến các di tích
lịch sử, danh nhân văn hóa thời Trần, Lê sơ để phục vụ cho tiết học bài 15 phần II,
bài 20 phần IV tại lớp. Các em sẽ đóng đóng vai là hướng dẫn viên du lịch, cô giáo
là một khách du lịch đến Hải Dương để giới thiệu về di tích lịch sử, danh nhân văn
hóa Hải Dương.
2. Mục tiêu giải quyết tình huống.
Thông qua kiến thức lịch sử đã sưu tầm về di tích lịch sử, danh nhân văn hóa ở
địa phương, chúng em viết thành một đoạn văn hoặc một bài văn giới thiệu trước
lớp. Với việc vận dụng kiến thức văn học vào giải quyết tình huống trên sẽ giúp
kiến thức lịch sử đó sẽ hay hơn, tạo sức hấp dẫn hơn. Khiến bộ môn lịch sử không
còn khô – khó – khổ nữa.
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến giải quyết tình huống.
Để giải quyết tình huống này, nhóm chúng em đã tìm hiểu và thấy có thể vận
dụng nhiều kiến thức môn đã học trong nhà trường để giải quyết thấu đáo, căn kẽ
tình huống mà cô giáo đã đưa ra. Cụ thể môn Địa lí, Ngữ văn, Lịch sử, môn Mĩ
thuật....


- Với bộ môn Ngữ văn: Chúng em vận dụng kiến thức về văn thuyết minh, văn
miêu tả, kiến thức về thiết lập văn bản để tổng hợp viết bài.
- Với môn Lịch sử: Chúng em vận dụng kiến thức đã được học bài 15 và bài 20
SGK Lịch sử 7 kết hợp với nguồn tư liệu hiện vật, tư liệu viết, tư liệu truyền miệng
để khai thác kiến thức.
- Môn Mĩ thuật: Vận dụng kiến thức về màu sắc, đường nét ...để tìm hiểu về
công trình kiến trúc.
4. Giải pháp giải quyết tình huống.
Để giải quyết tình huống này, chúng em tiến hành theo các bước như sau:
- Bước 1: Tìm hiểu một số thuật ngữ có liên quan như: danh lam thắng cảnh, địa
phương, thuyết minh…

- Bước 2: Chọn di tích lịch sử, danh nhân văn hóa địa phương.
- Bước 3: Tìm tư liệu lịch sử liên quan: Tư liệu viết, tư liệu ảnh, phim…
- Bước 4: Đến thực địa tìm hiểu công trình kiến trúc lịch sử, di tích lịch sử định
giời thiệu.
- Bước 5: Viết bài.
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống.
Bước 1. Làm quen với thuật ngữ
- Muốn vận dụng kiến thức liên môn để thuyết minh về một danh lam thắng
cảnh, di tích lịch sử, danh nhân địa phương chúng em đi nghiên cứu kĩ các thuật
ngữ như danh lam thắng cảnh,di tích lịch sử, địa phương, thuyết minh, danh nhân
văn hóa…Cụ thể, qua tìm hiểu chúng em biết được:
- Danh lam thắng cảnh: Di tích thắng cảnh (danh lam thắng cảnh) là cảnh quan
thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình
kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học.
- Di tích lịch sử: Dấu vết của thời xưa
- Địa phương: Phần đất trong một nước ở về phương nào đó.
- Thuyết minh: Giải thích bằng lời những sự việc diễn ra trên màn ảnh
- Danh nhân: Người có danh tiếng
Bước 2: Chọn địa danh, nhân vật thuyết minh.
Lịch sử đã để lại cho Hải Dương 1.098 di tích lịch sử, trong đó có 133 di tích
được xếp hạng cấp quốc gia. Bên cạnh bề dày văn hóa, lịch sử, Hải Dương cũng là
miền đất sinh ra và gắn liền nhiều danh nhân tên tuổi. Như danh nhân quân sự thế
giới Trần Hưng Đạo, danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi, danh sư Chu Văn


An, Lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, đại danh y Tuệ Tĩnh… Đó là lý do
mà gần như đến với bất kỳ xã, huyện nào của tỉnh được mệnh danh là xứ Đông của
miền Bắc, bạn sẽ có cơ hội tham quan hàng loạt các di tích lịch sử lớn nhỏ, nghe
hàng trăm huyền thoại về các danh nhân lớn hay được chạm tay vào các đồ vật chế
tác từ ngàn xưa. Dựa vào những dữ kiện trên, có thể chia các danh thắng của Hải

Dương thành 3 cụm khác nhau:
+ Cụm thứ nhất là hàng loạt di tích lịch sử: đền Kiếp Bạc thờ Đức thánh Trần;
đền Đoan và đền Tranh thờ Quan lớn Tuần Tranh; chùa Côn Sơn gắn liền với cuộc
đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi; đền Cao, văn miếu Mao Điền, di tích gốm sứ
Chu Đậu-Mỹ Xá, di tích lịch sử chùa Bạch Hào, khu di tích Kính Chủ - An Phụ...
+ Cụm thứ hai là các làng nghề: làng gốm Chu Đậu (Nam Sách – Hải Dương),
làng hương Phúc Thành (Kim Thành- Hải Dương), bánh đậu xanh (TP Hải Dương),
bánh gai (Ninh Giang)….
+ Cụm thứ ba là các thắng cảnh thiên nhiên: đảo Cò Chi Lăng Nam (thuộc địa
bàn xã Chi Lăng Nam, huyện Thanh Miện)…..
Có thể nói Hải Dương là vùng đất địa linh nhân kiệt, với nhiều danh thắng, danh
nhân được ghi nhận. Tất cả các danh thắng trên địa danh nào cũng đẹp, cũng nên
thơ và cũng in đậm dấu ấn lịch sử. Nhưng chùa Muống (Quang Khánh tự) trên địa
bàn huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương khiến chúng em thích nhât. Đồng thời danh
nhân Nguyễn Trãi, danh sư Chu Văn An cũng là một nhân vật lịch sử tài ba nỗi lạc.
Vì vậy, cả nhóm chúng em quyết định chọn chùa Muống (Quang Khánh tự) làm địa
danh thuyết minh và danh nhân Nguyễn Trãi, danh sư Chu Văn An để giải quyết
tình huống của mình.
Bước 2. Sưu tầm tư liệu lịch sử.
a. Về chùa Muống.
Để có được một bài thuyết minh về chùa Muống, chúng em đã đến tận chùa để
tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của Quang Khánh tự. Đồng thời qua trò
chuyện với sư thầy trụ trì ngôi chùa cổ kính này, chúng em đã nhận ra nhiều kiến


thức bổ ích và lí thú. Sau thời gian tìm hiểu chúng em đã thu thập được các tư liệu
viết và tư liệu hình ảnh cụ thể như sau:
- Phim tư liệu: Chùa Muống ẩn sâu một huyền thoại do Đài truyền hình tỉnh
Hải Dương thực hiện.
- Tranh, ảnh:

Ảnh lễ hội chùa Muống


Ảnh khuôn viên, hệ thống tháp được bảo tồn đến ngày nay


b. Về danh nhân Nguyễn Trãi.
- Tư liệu ảnh:

- Tư

liệu viết: Tạp chí Côn Sơn; Đại cương Lịch sử Việt nam quyển 2; Lịch

sử Việt Nam từ cội nguồn đến năm 1858; Những mẩu chuyện về Nguyễn Trãi...
c. Về danh sư Chu Văn An


- Tư liệu ảnh:
Đền thờ thầy giáo Chu Văn An


- Tư liệu viết: tạp chí Quê hương; Đại cương Lịch sử Việt nam quyển 2; Lịch
sử Việt Nam từ cội nguồn đến năm 1858....
Bước 3. Giải quyết tình huống.
- Sắp xếp lại các tư liệu đã sưu tầm.
- Bàn bạc thống nhất các tự liệu lịch sử sẽ đưa vào bài viết (Hình ảnh, phim,
……).
- Viết bài thuyết minh.
Bước 4. Hoàn thành sản phẩm.
a. Giới thiệu về chùa Muống.

Xin chào các du khách gần xa!
Thay mặt cho đoàn hướng dẫn viên du lịch tỉnh nhà, tôi xin mời du khách
đến với một ngôi chùa nổi tiếng của Hải Dương - Chùa Muống.
Chùa Muống xã Ngũ phúc, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương là di tích Lịch
sử - văn hoá đã được Nhà nước xếp hạng theo Quyết định số 97/QĐ ngày 21 tháng
1 năm 1992. Chùa có tên tự là Quang Khánh tự, di tích đã tồn tại từ nhiều thế kỷ
trước, hiện nay là trung tâm tôn giáo lớn của huyện Kim Thành. Lễ hội chùa
Muống gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp của nhà sư Tuệ Nhẫn - có công chữa khỏi
mắt cho vua Trần Minh Tông và là môn đệ trung thành của vị tổ thứ nhất của thiền
phái Trúc Lâm Việt Nam- vua Trần Nhân Tông.
Căn cứ vào dấu tích hiện còn, những di tích lịch sử- văn hoá thì vùng đất này
vốn là vùng đất phù sa cổ, do dòng sông Văn úc bồi đắp từ hàng nghìn năm trước.


Tương truyền, vào thời Lý Công Uẩn đã có nhiều dòng họ đến đây khai khẩn, đất
đai lúc đầu chua phèn, chưa thuần thục. Rau muống là thức ăn chính, cây lương
thực khó trồng, cây rau muống được mọi người chú trọng, cái tên Dưỡng Mông
(tức "nuôi muống") cũng được bắt nguồn từ đó. Thời gian trôi đi, số người đến đây
lập nghiệp ngày một nhiều thêm, những cánh đồng hoang dần được đẩy lùi, ruộng
đất chua phèn dần được cải tạo. Hiện nay, tại thôn Dưỡng Mông còn khá nhiều địa
danh gắn với sự tích khai phá đất hoang như đồng Công đầu cầu, Đống Rúi, Đống
Ông, Rộc Cò, Rộc Ma, Rộc Mét, Rộc Sâu, Rộc Ghếch, Rộc Súng, Đầm Đông, Đầm
Am...
Cùng với việc khai hoang lập ấp, bao thế hệ người làng Muống (tên gọi nôm
của làng Dưỡng Mông) đã xây dựng nhiều công trình tôn giáo, tín ngưỡng mang
đậm tính bản địa. Mặc dù trải bao biến cố của lịch sử, làng Muống vẫn còn một số
di tích như miếu Mã Bến, miếu Thiên Lâu, đình thờ Thành hoàng làng và đặc biệt
là chùa Quang Khánh. Chùa Muống có tên tự là Quang Khánh, được xây dựng vào
năm nào? ai là người khởi công xây dựng? đến nay vẫn chưa xác định được, nhưng
đến thời Trần, chùa có quy mô lớn, di tích tồn tại vào thời Lê và thời Nguyễn. Trải

qua chiến tranh tàn phá, chùa còn hệ thống tháp thời Lê và thời Nguyễn khá đồ sộ,
di tích đang được khôi phục với quy mô lớn, từng bước trả lại dáng vẻ ban đầu của
di tích.
Chùa Quang Khánh là nơi thờ phật theo thiền phái Trúc Lâm, đồng thời là
nơi thờ nhà sư Tuệ Nhẫn, là môn đệ trung thành của thiền phái Trúc Lâm, do vua
Trần Nhân Tông sáng lập. Đồng thời, nhà sư còn có công truyền giáo lý và xây
dựng 72 ngôi chùa lớn nhỏ. Đối với nhân dân làng Muống, nhà sư không chỉ là
người có công xây dựng chùa, mà ông còn là người đầu tiên khai khẩn đất đai, lập
nên làng Muống ngày nay, vì vậy ông lại là một vị thành hoàng được nhân dân địa
phương thờ phụng.
Lễ hội chùa Muống được bắt nguồn từ việc kỷ niệm ngày mất của nhà sư
Tuệ Nhẫn, ông là người tu hành có công chữa khỏi mắt cho vua Trần Minh Tông
và là môn đệ trung thành xây dựng nên thiền phái Trúc Lâm Việt Nam. Theo sách


"Đại Nam nhất thống chí" NXB KHXH, HN năm 1971; tr 411- 412 viết: "Chùa
Quang Khánh ở xã Dưỡng Mông, huyện Kim Thành, sư ông Mộng trụ trì ở đây, tu
luyện đắc đạo, phép thuật tinh thông. Vua Trần Minh Tông đau mắt, các thầy
thuốc điều trị không khỏi, đêm mộng thấy một thầy thuốc tự xưng là ông Mộng, khi
tỉnh dậy, không cần thuốc thang mà mắt tự khỏi, bèn lấy tên người trong mộng hỏi
khắp châu huyện, khi đến chùa này mới thấy, nhà vua sắc phong là Từ Giác Quốc
Sư, lại phát tiền kho tu bổ chùa quán, cho tên là chùa Quang Khánh, Lê Thánh
Tông có đề thơ khắc vào đá nay vẫn còn”
Vào thời Trần chùa đã được tu tạo nhiều lần, có lần vua sai Nguyễn Công
Củng là quan trong triều về chỉ đạo thi công, hoàng hậu Nguyễn Thị Lương cấp
tiền, bạc. Chùa có quy mô tới 120 gian lớn nhỏ, xây dựng theo kiểu "nội công
ngoại quốc" trên khuôn viên rộng 15.000m2, bao gồm tam quan, tiền đường,
thượng điện, nhà tổ, nhà tăng, hành lang, gác chuông, gác khánh...Chùa có 32 tháp
sư và hàng trăm pho tượng lớn nhỏ.
Trải qua thời gian, chùa Muống có khá nhiều nhà sư nổi tiếng trụ trì như sư

Như Nhàn, quê ở Kim Lũy (Đông Triều), có cha là người họ Phạm, mẹ là người họ
Lê, sinh vào năm Thuận Đức tam niên (1655). Năm 24 tuổi đi tu tại Yên Tử, cầu
đạo với Chân Hiền thiền sư, sau khi đắc pháp, chu du nhiều nơi, rồi trụ trì tại chùa
Tư Phúc ở Côn Sơn, sau đó về chùa Quang Khánh. Năm Tân Sửu (1721) Uy tổ
Nhân Vương (Trịnh Cương) mời về kinh, cầu đảo ở tháp Báo Thiên, được chúa ban
thưởng Tử y Kim Lũ cà sa, phong chức tăng phó. Năm 1724 sư viên tịch. Do loạn
ly và đói kém, đến năm Cảnh Hưng thứ 28 (1767), môn nhân, phật tử mới xây được
tháp, nay tháp vẫn còn.
Đương thời, chùa Muống là một ngôi chùa đẹp nổi tiếng, có nhiều nhà thơ đã
xúc cảm làm thơ ca ngợi, đáng chú ý nhất là 2 bài thơ của Lê Thánh Tông khắc trên
bia hiện nay còn lưu giữ tại chùa. Bài thứ nhất khắc vào năm Quang Thuận thứ 6
(1465), đây là bài thơ chữ Hán thất ngôn bát cú ca ngợi cảnh đẹp của chùa. Bài thứ
hai khắc vào năm Bính Ngọ (1486), đây là một bài thơ nôm với những lời thơ thật
xúc cảm:


"Dắng dõi chào ai tiếng phép chung,
Ngang đây thoắt lộ trạnh bên lòng,
Trừng thanh leo lẻo trần hiệu cách,
Gác thẳm làu làu ngọc giá đông.
Sực nức đưa hoa hương mượn gió,
Lúi lô chào khách vẹt thay đồng.
Nhủ đoàn tự đắc ngao du đấy,
Cho biết cơ mẫu vẫn chẳng dong”.
Lễ hội chùa Muống được bắt nguồn từ việc kỷ niệm ngày mất của sư tổ Tuệ
Nhẫn (tức Vương Thiên Huệ - sư ông Mộng) đã tồn tại nhiều thế kỷ và nay vẫn duy
trì và phát triển. Khác với những ngôi chùa khác trong vùng, lễ hội ở đây không chỉ
đơn thuần là lễ hội kỷ niệm ngày mất của nhà sư Tuệ Nhẫn, mà lễ hội được gắn kết
giữa hai yếu tố "Thần và Phật", vì đối với phật tử gần xa - ông là một nhà sư, là sư
tổ cao tăng rất đáng kính trọng, nhưng đối với quê hương, ông lại là một vị thành

hoàng làng có công khai khẩn đất đai, lập nên xóm ấp. Do đó lễ hội ở đây là một lễ
hội đặc biệt, thời gian kéo dài 4 ngày từ ngày 24 đến ngày 27 tháng giêng hàng
năm.
Lễ hội chùa Muống được tổ chức bắt đầu từ ngày 24, nhưng thực chất đã
được chuẩn bị từ trước đó khá lâu. Trong ngày 24 quan trọng nhất là lễ "nhập tịch",
mục đích của lễ này là làm lễ yết kiến với Thánh tổ xin phép để dân làng được mở
lễ hội. Các lễ vật chỉ là lễ chay gồm hương hoa, nải quả, bánh dầy, bánh nếp... Các
sư thay nhau tụng kinh niệm Phật suốt ngày đêm, không khí lễ hội khá sôi nổi.
Ngày 25 có nghi lễ rước bánh dầy: Theo tập tục của người dân nơi đây là
dùng những sản vật do chính họ làm ra trên mảnh đất này, để dâng lên Thánh tổ,
sản vật của họ là những hạt gạo nếp thơm ngon tròn trịa, đồ thành sôi, thơm nức,
giã mịn tạo thành những chiếc bánh to nhỏ đủ cỡ đặt lên mâm, có những chiếc bánh
dầy lớn đặt trên mâm gỗ, đây là tín ngưỡng phồn thực của cư dân trồng lúa nước
thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng.
Những chiếc bánh dầy đưa lên kiệu, rước quanh chùa, trong tiếng nhạc âm
vang và dòng người trang nghiêm, kính cẩn đi theo các kiệu sơn son thếp vàng. Sau
đó, những chiếc bánh dầy được đưa vào tiền đường, tam bảo, nhà tổ để làm lễ. Tại


đây các sư trụ trì và phật tử đọc nhiều bài kinh ca ngợi công lao của đức Phật và
mong muốn có mùa màng bội thu.
Ngoài nghi thức rước bánh dầy, ngày 25 còn có lễ "Tập ngơi", thực chất lễ
này là tập dượt để chuẩn bị cho ngày đại lễ. Trong ngày này, có tổ chức rước kiệu
thử và chuẩn bị chu đáo các dụng cụ rước.
Ngày 26 là ngày chính hội, từ sáng sớm nhân dân địa phương và các Phật tử
gần xa đã tấp nập tập kết ở chùa, xếp thành đội ngũ để chuẩn bị rước. Cũng giống
như các lễ hội ở đình làng, các dụng cụ như kiệu bát cống, bát bửu, long đình, tàn,
tán, lọng... được chuẩn bị kỹ càng và là dụng cụ rước truyền thống ở đây. Đây là
một điểm khác biệt của chùa Muống so với các ngôi chùa khác. Đi đầu đoàn rước
là phường bát âm, rồi đến bát bửu, đến tàn lọng, kiệu hoa lễ, kiệu bát cống rước

tượng Thánh tổ Từ Giác Quốc Sư, sau cùng các Phật tử và nhân dân. Trước đây, có
3 kiệu bát cống trên có tượng Thánh Phụ, Thánh Mẫu và tượng Từ Giác Quốc Sư, 3
pho tượng này thường được rước đến tam quan chùa để làm lễ, sau đó lại rước về
an vị trong điện tổ. Lễ rước kiệu ở di tích giống như lễ rước kiệu ở các đình đền
Việt Nam.
Buổi tối ngày 26 có lễ "Mộc dục" (Lễ tắm tượng): sau khi đọc kinh, các sư
cùng các Phật tử tiến hành nghi lễ tắm tượng. Tất cả các pho tượng đều được tắm
rửa bằng nước sạch, có pha nước ngũ vị thơm lừng, nghi lễ này chỉ diễn ra một lần
trong năm và vào đúng tối 26 tháng giêng.
Ngày 27 phật tử các nơi tiếp tục đến lễ và buổi tối có đọc kinh và kết thúc lễ
hội.
Do thân thế của vị sư tổ nổi tiếng, lại được tổ chức vào đầu xuân, chùa
Muống là ngôi chùa lớn, nên lễ hội ở đây là lễ hội lớn nhất trong vùng. Khách đến
dự lễ hội đủ mọi lứa tuổi, trang phục phù hợp. Đặc biệt khách đến dự lễ được các
phật tử trong làng đón tiếp chu đáo, thân mật. Tục mời trầu khá đặc biệt: trước
cổng chùa là các cụ bà mặc áo dài thâm, nét mặt phúc hậu, tươi vui đón khách và
mời trầu với cử chỉ thân thiện như những người khách đã quen biết từ lâu, đây là cử
chỉ hiếu khách đã từng tồn tại từ bao đời nay của lễ hội này. Khách đến dự lễ không


chỉ là khách trong vùng mà còn có rất đông khách ở các tỉnh thuộc đồng bằng và
trung du Bắc bộ.
Cùng với dòng người đổ về với lễ hội, là hàng hoá muôn sắc màu tràn ngập
khắp mọi nơi, đó là các sản phẩm nông nghiệp, tò he, quần áo dành cho các phật tử,
nón, mũ và các hàng hoá thiết yếu khác.
Phần hội được tổ chức khá sôi nổi, nhiều trò chơi dân gian được tổ chức như
đấu vật, chọi gà, đánh cờ người, bịt mắt bắt dê... từ năm 2009, tại đây đã xuất hiện
những trò chơi mới như: đu quay truyền thống, xiếc người bay, mô tô bay, tàu hoả
đi trên đường ray...
Là một ngôi chùa lớn, lại có nhiều vị cao tăng trụ trì, đồng thời lại thờ Phật

theo thiền phái Trúc Lâm, vì thế lễ hội tại di tích có quy mô khá lớn và có mối liên
hệ chặt chẽ với các ngôi chùa thuộc thiền phái này. Nhìn chung các ngôi chùa theo
thiền phái Trúc Lâm ở Hải Dương đều có quy mô lớn như chùa Bạch Hào (Bạch
Hào tự) xã Thanh Xá, huyện Thanh Hà; chùa Cả (Đại từ Khâm Thiên tự) xã Tân
An, huyện Thanh Hà; chùa Minh Khánh thị trấn Thanh Hà; chùa Hun (Thiên tư
phúc tự) tức chùa Côn Sơn, chùa Thanh Mai, xã Hoàng Hoa Thám, huyện Chí
Linh, ở tỉnh Quảng Ninh có lễ hội chùa Yên Tử...
Chùa Muống đã trải qua 7 thế kỷ tồn tại, ngôi chùa này đã ghi vào lịch sử
của chế độ phong kiến Việt Nam. Hiện nay, chùa còn 32 ngôi tháp lớn nhỏ, chủ yếu
là tháp đá thời Lê và thời Nguyễn. Với số lượng đó chưa có ngôi chùa nào ở Hải
Dương sánh kịp. Trải bao thăng trầm của lịch sử, hầu hết các công trình của chùa
đã bị phá huỷ trong kháng chiến. Hoà bình lập lại, nhất là từ những năm đầu thập
kỷ 80 của thế kỷ 20 cho đến nay, chùa Muống như được hồi sinh. Nhiều công trình
được khôi phục như nhà tổ, tăng phòng, chùa chính và nhiều hạng mục khác dần
dần được khôi phục. Lễ hội truyền thống cũng từ đó mà được phục hồi, phát triển
và là một trong những lễ hội lớn của tỉnh Hải Dương. Trong những năm tới, địa
phương đã có phương án tổ chức lễ hội có quy mô lớn, khôi phục những nét đẹp
truyền thống, nhằm gìn giữ văn hoá phi vật thể đã từng tồn tại trong lịch sử, từng


bước bảo vệ và phát triển nền văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc mà Đảng
ta đã đề ra.
b. Giới thiệu về danh nhân Nguyễn Trãi.
Trong suốt 4000 năm chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, sử sách ta đã
ghi dấu rất nhiều vị anh hùng dân tộc có cống hiến to lớn cho nền phồn thịnh của
nước nhà, và một trong những ngôi sao sáng rực rỡ trên bầu trời văn hóa của những
người con đất Việt chính là nhà quân sự, chiến lược gia đại tài, đại văn hào Nguyễn
Trãi.
Nguyễn Trãi không những được người người khâm phục ở tài năng quân sự
mà còn vì ông là một con người tận trung ái quốc, yêu mến quê hương đất nước

thiết tha.Văn võ song toàn, cống hiến suốt đời và đóng góp to lớn cho sự nghiệp
cứu và dựng nước, đáng là bậc anh hùng của nước nhà. Với những chiến lược quân
sự tài ba, lời lẽ chau chuốt của một nhà ngoại giao chính trị, lời văn mượt mà tha
thiết của một nhà văn hóa, Nguyễn Trãi đáng là một đại văn hào của dân tộc. Tuy
nhiên, cũng giống như bao bậc hiền triết nổi tiếng khác của nhân loại, số mệnh của
phải chịu những oan khiên thảm khốc nhất trong lịch sử chế độ phong kiến Việt
Nam.
Nguyễn Trãi (1380-1442), hiệu là Ức Trai, quê gốc ở làng Chi Ngại, sau dời
về Nhị Khê. Thân sinh là Nguyễn Ứng Long. Mẹ là Trần Thị Thái, con quan Tư đồ
Tr Nguyên Đán. Nguyễn Trãi sinh ra trong 1 gia đình mà cả bên nội cũng như bên
ngoại, đều có 2 truyền thống lớn là yêu nước và văn hoá,văn học. Thủa thiếu thời
ông cũng phải chịu những mất mát đau thương. Khi ông lên 5 tuổi thì mẹ qua đời,
10 tuổi thì mất ông ngoại. Năm 20 tuổi ông đỗ thái học sinh và ra làm quan cùng
cha dưới triều nhà lê, làm quan chưa được bao lâu thì đất nước gặp phải cảnh binh
đao loạn lạc. Năm 1407 ông bị giặc minh giam lỏng, sau khi thoát khỏi sự giam
lỏng của giặc minh, tiến vào Lam Sơn theo Lê Lợi tham gia khởi nghĩa. Sau khi đất
nước sạch bóng quân thù, thiên hạ thài bình, ông trở thành một trong những vị Khai
Quốc Công Thần đầu tiên giúp vua dựng nước. Thừa lệnh Lê Lợi, ông viết “đại cáo


bình ngô”, nhưng về sau Lê Thái Tổ mất đi lòng tin với ông, nên ông dành cáo ẩn
về Côn Sơn. Đến năm 1440 Lê Thái Tông mời ông ra giao việc lớn, nhưng không
may oan oán Lệ Chi Viên bỗng đỗ ập xuống gia đình và dòng họ ông, ông bị ghép
tội mưu sát nhà vua, khép tội chu di tam tộc. Hơn 20 năm sau Lê Thánh Tông mới
giải tỏa nỗi oan này cho ông, sau đó cho người đi sưu tầm lại thơ văn cũa ông.
Nguyễn Trãi là 1 bậc anh hùng dân tộc, 1 nhà văn hoá lớn. Ông là tác giả xuất sắc
về nhiều thể loại văn học cả ở lĩnh vực chữ Hán và chữ Nôm. Ông để lại một khối
lượng sáng tác lớn với nhiều tác phẩm có giá trị. Đó là “Đại cáo bình Ngô”, “Quân
trung từ mệnh tập”, “Lam Sơn thực lục”, “Ức Trai thi tập”, “Quốc âm thi tập”,… là
nhà văn chính luận kiệt xuất của văn học trung đại Việt Nam. Tác phẩm Quân trung

từ mệnh tập"gồm những thư từ và giấy tờ giao thiệp với giặc Minh và triều đình
nhà Lê, được đánh giá là “có sức mạnh bằng 10 vạn quân”. Về lục sử có "Lam Sơn
thực lục" là cuốn sử về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và "Dư địa chí" viết về địa lý
nước ta lúc bấy giờ.Về văn học, Nguyễn Trải có "Ức trai thi tập, Quốc Âm thi tập,
…. " . ”Quốc Âm thi tập" được viết bằng chữ Nôm, đánh dấu sự hình thành của nền
thơ ca Tiếng Việt. Trong đó, đặc biệt nhất là tác phẩm bình ngô đại cáo, là khúc
tráng ca ca ngợi cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nghĩa quân Lam
Sơn. Được viết khi cuộc kháng chiến chống quân Minh giành chiến thắng, theo sự
ủy thác của Lê Lợi. Tác phẩm được viết bằng chữ Hán, theo thể cáo - thể văn nghị
luận được vua chúa dùng để trình bày một chủ trương, sự nghiệp, tuyên ngôn về
một sự kiện trọng đại. Đây là loại văn hùng biện, lời lẽ đanh thép, lí luận sắc bén,
kết cấu chặt chẽ mạch lạc. Có ý nghĩa vô cùng trọng đại với dân tộc ta, được coi là
bản tuyên ngôn độc lập. Tác phẩm vừa mang đầy đủ đặc điểm của thể cáo vừa có
những sáng tạo riêng về nghệ thuật của Nguyễn Trãi. Ông là người đứng đầu trong
sự nghiệp khởi nghĩa dòng thơ Nôm và văn chương chữ Hán. Thơ văn của ông đậm
chất tư tưởng nhân nghĩa, triết lí thế sự và tình yêu thiên nhiên, nổi bật trong thơ
văn Nguyễn Trãi là tư tưởng mang nội dung yêu nước, thương dân. Thơ Nguyễn
Trãi thể hiện những triết lí thế sự sâu sắc mà giản dị, những trải nghiệm đau đớn về


cuộc đời. Và trong thơ ca của ông còn tràn đầy tình yêu thiên nhiên, đối với ông
thiên nhiên là tri kỉ, là gia đình ruột thịt. Thơ văn ông đạt mốc đỉnh cao chói lọi
trong nền văn học dân tộc, có nhiều cống hiến to lớn cho văn học đất nước, cùng
với các tác phẩm ông đã xây đắp nền móng văn hóa tư tưởng cho dân tộc. Thơ chữ
Hán của ông phong phú, vừa trữ tình, trí tuệ, vừa hào hùng, lãng mạn. Về thơ Nôm,
nhiều tập thơ giàu trì tuệ, sâu sắc, thấm dẫm trỉ nghiệm về cuộc đời. Có thể nói
Nguyễn Trãi là một nhân vật tài đức có đủ, trí dũng song toàn trong lịch sự Việt
Nam thời phong kiến.
Ông được đánh giá là thiên tài văn học, là hồn thơ kết tinh tinh hoa văn hóa,
là 1 nhân vật vĩ đại trong lịch sử VN. Cũng là người có số phận bi thương trong

lịch sử Việt Nam. Ông góp phần viết nên các trang hào hùng trong lịch sử giữ nước
và dựng nước và là người tiên phong cho nền móng vững chãi của văn học nước
nhà. Nguyễn Trãi luôn nêu cao tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân, gắn bó
thiết tha với cảnh vật thiên nhiên đất nước. Nguyễn Trãi được UNESCO công nhận
là danh nhân văn hóa thế giới vào năm 1980.
c. Giới thiệu về danh sư Chu Văn An.
Chu Văn An (người Thanh Đàm), tính cương nghị, thẳng thắn, sửa mình
trong sạch, bền giữ tiết tháo, không cầu lợi lộc. Ông ở nhà đọc sách, học vấn tinh
thông, nổi tiếng gần xa, học trò đầy cửa, thường có kẻ đỗ đại khoa, vào chính phủ.
Như Phạm Sư Mạnh, Lê Quát đã làm hành khiển mà vẫn giữ lễ học trò, khi đến
thăm thầy thì lạy hỏi ở dưới giường, được nói chuyện với thầy vài câu rồi đi xa thì
lấy làm mừng lắm. Kẻ nào xấu thì ông nghiêm khắc trách mắng, thậm chí la hét
không cho vào. Ông là người trong sạch, thẳng thắn, nghiêm nghị, lẫm liệt đáng sợ
đến như vậy đấy. Minh Tông mời ông là Quốc Tử giám tư nghiệp, dạy thái tử học.
Dụ Tông ham chơi bời lười chính sự, quyền thần nhiều kẻ làm trái phép nước, Chu
Văn An khuyên can, không nghe, bèn dâng sớ xin chém bảy tên nịnh thần, đều là
những kẻ quyền thế được vua yêu. Người bấy giờ gọi là "Thất trảm sớ". Sớ dâng
lên nhưng không được trả lời, ông liền treo mũ về quê. Ông thích núi Chí Linh, bèn


đến ở đấy. Khi nào có triều hội lớn thì đến kinh sư. Dụ Tông đem chính sự trao cho
ông, ông từ chối không nhận. Hiến Từ thái hoàng thái hậu bảo: "Ông ta là người
không thể nào bắt làm tôi được, ta sai bảo thế nào được ông ta?". Vua sai nội thần
đem quần áo ban cho ông. Ông lạy tạ xong, liền đem cho người khác hết. Thiên hạ
đều cho là bậc cao thượng. Đến khi Dụ Tông băng, quốc thống suýt mất, nghe tin
các quan đến lập vua, ông mừng lắm. Chống gậy đến xin bái yết, xong lại xin trở về
quê, từ chối không nhận chức gì. Khi ông mất Vua sai quân đến tế, ban tặng tên
thụy, ít lâu sau có lệnh cho tòng tự ở Văn Miếu.
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống.
Qua tình huống trên, chúng em đã biết thêm về mảnh đất Hải Dương với biết

bao công trình văn hóa, bao danh nhân nổi tiếng được ghi dấu trong các trang sử
vàng của dân tộc Việt Nam. Từ đó giúp chúng em thêm yêu, thêm quý nơi chôn rau
cắt rốn, quê hương yêu dấu cảu mình. Chúng em càng thêm tự hào mình là người
Hải Dương.



×