Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

câu hỏi ôn tập về tiếp cận thị trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.47 KB, 15 trang )

LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG

CÂU HỎI ÔN TẬP VỀ TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG
Câu 1: Tiếp cận thị trường là gì? Các loại biện pháp nào có thể cản trở hoặc
hạn chế hàng hoá tiếp cận thị trường?


Tiếp cận thị trường là một trong các nguyên tắc pháp lý của WTO thể hiện tự do
hóa thương mại, trong đó:

Nguyên tắc tiếp cận thị trường (viết tắt là “MA”) là nguyên tắc cốt lõi của luật
WTO. Thực vậy, như nêu tại đoạn 3 Lời nói đầu của Hiệp định WTO, “việc giảm đáng
kể thuế quan và các rào cản khác đối với thương mại” là một trong hai biện pháp để đạt
được các mục tiêu của WTO về mức sống cao hơn, có đầy đủ việc làm, tăng trưởng và
phát triển kinh tế bền vững. Đoạn trong Lời nói đầu cũng xác định hai loại rào cản đối
với thương mại quốc tế, đó là “thuế quan” và “rào cản phi thuế quan”(“NTBs”).
Nguyên tắc “mở cửa thị trường” hay còn gọi là “tiếp cận thị trường” (market
access) thực chất là mở cửa thị trường cho hàng hóa, dịch vụ và đầu tư nước ngoài vào.
Trong thương mại đa phương, khi tất cả các bên tham gia đều chấp nhận mở cửa thị
trường của mình thì điều đó đồng nghĩa với việc tạo ra một hệ thống thương mại toàn cầu
mở cửa.
Về mặt chính trị, “tiếp cận thị trường” thể hiện nguyên tắc tự do hóa thương mại
của WTO, về mặt pháp lý, “tiếp cận thị trường” thể hiện nghĩa vụ có tính chất ràng buộc
thực hiện những cam kết về mở cửa thị trường mà nước này đã chấp thuận khi đàm phán
gia nhập WTO.


Các loại biện pháp nào có thể cản trở hoặc hạn chế hàng hoá tiếp cận thị
trường

Biện pháp có thể cản trở hoặc hạn chế hàng hóa tiếp cận thị trường có thể kể đến


rào cản thuế quan, biện pháp hạn ngạch thuế quan - hạn chế số lượng và các hàng rào phi
thuế quan khác:
1. Thuế quan là rào cản thông thường nhất đối với tiếp cận thị trường trong lĩnh vực

hàng hóa.
2. Hạn ngạch thuế quan (hạn chế số lượng hàng hóa nhập khẩu được hưởng mức
thuế quan nhất định) quy định này không bị cấm bởi quy định của GATT tại Điều
XIII có thể áp dụng đối với Hạn ngạch thuế quan.
Hạn chế số lượng hàng hóa tiếp cận thị trường là biện pháp cản trở bị cấm theo
quy định Điều XI GATT 1994.

Trang 1


LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG
3. Ngoài ra, còn có hàng rào phi thuế quan đối với tiếp cận hàng hóa cũng như dịch

vụ, có thể một trong các hình thức:
• Hàng rào kỹ thuật trong thương mại hàng hóa và các biện pháp kiểm dịch
động – thực vật;
• Tính thiếu minh bạch của các quy định trong nước
• Áp dụng các quy định thương mại trong nước không công bằng và thủ tục
hải quan không tạo thuận lợi trong thương mại.
Câu 2: GATT 1994 nhìn nhận như thế nào về thuế quan? Nguyên tắc của các
đàm phán thuế quan? Nguyên tắc có đi có lại trong đàm phán thuế quan là gì?
GATT 1994 nhìn nhận về thuế quan:



Thuế quan là loại thuế được áp dụng tại cửa khẩu đối với hàng hóa dịch chuyển từ

lãnh thổ hải quan này sang lãnh thổ hải quan khác (Điều I GATT). Thường là thuế nhập
khẩu nhưng cũng có một số nước thành viên WTO áp dụng thuế xuất khẩu. Mặc dù vậy
thì mối quan tâm GATT/WTO vẫn là thuế nhập khẩu. Thuế quan không là thuế nội địa
cũng không là phí, lệ phí nhập khẩu.
Thuế quan được tính theo ba cách cơ bản: tính theo giá trị (dựa trên cơ sở giá trị
hàng hóa), tính theo lượng (số lượng, thể tích, trọng lượng hàng nhập khẩu), kết hợp cả
lượng và giá trị. Thông thường thuế quan được quy định dưới hình thức thuế suất giá trị
hàng hóa. Thuế quan sẽ tạo lợi thế về giá cho các sản phẩm nội địa cùng loại và là một
nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước.
GATT thừa nhận rằng thuế quan là rào cản đối với thương mại quốc tế.
Nguyên tắc của các đàm phán thuế quan:



Các bên ký kết thừa nhận rằng thuế quan thường vẫn là trở ngại lớn với thương
mại; do vậy các cuộc đàm phán nhằm giảm đáng kể mức chung của thuế quan và thuế
hay khoản thu khác đánh vào hàng nhập khẩu hay xuất khẩu, đặc biệt nhằm giảm các
khoản thuế quan có suất thuế cao đến triệt tiêu nhập khẩu dù số lượng nhỏ, và tiến hành
có tính toán đúng mức đến mục tiêu của Hiệp định này cũng như các nhu cầu khác nhau
của mỗi bên ký kết, chúng sẽ có tầm quan trọng lớn với việc mở rộng thương mại quốc
tế. Do vậy, Các Bên Ký Kết có thể tổ chức những đợt đàm phán như vậy theo từng thời
kỳ.
Các nguyên tắc điều chỉnh đàm phán thuế quan:



Nguyên tắc có đi có lại và dành ưu đãi cho nhau;
Nghĩa vụ đối xử tối huệ quốc theo Điều I GATT 1994.

Trang 2



LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG

Không phân biệt đối xử đối với tất cả các nước, đối xử với nước khác theo quy chế
tối huệ quốc về mặt thuế quan; những trường hợp ngoại lệ rất hạn chế và được quy định
chặt chẽ.
Ổn định những quyền thuế quan, những biểu thuế hay những hạn chế tương tự;
không được vượt mức quy định năm 1974, để giảm đến mức tối thiểu những sự hạn chế
mậu dịch tự do.


Nguyên tắc có đi có lại trong đàm phán thuế quan

Nguyên tắc “có đi có lại và cùng có lại” là nguyên tắc đầu tiên và cơ bản của việc
đàm phán giảm thuế quan.
Nội dung của nguyên tắc có đi có lại: Một nước quyết định mở cửa thị trường của
mình (hạ thuế nhập khẩu, bỏ bớt các quy định đối với hàng nhập) có quyền đòi hỏi các
thành viên khác có những nhượng bộ tương tự.
Tuy nhiên, có ngoại lệ cho nguyên tắc “có đi có lại này”. Ngoại lệ nảy sinh trong
trường hợp đàm phán về thuế quan giữa một bên là thành viên DCs và bên kia là thành
viên phát triển. Khoản 8 Điều XXXVI của Phần IV (Thương mại và phát triển) của
GATT quy định: “Các thành viên phát triển không chờ đợi sự đối xử có đi có lại khi cam
kết trong đàm phán thương mại, bằng việc giảm hay loại bỏ thuế quan và các rào cản
khác đối với thương mại của các thành viên kém phát triển hơn”.
Câu 3: Biểu Nhân nhượng thuế quan là gì? Quan hệ giữa biểu nhân nhượng
thuế quan và GATT 1994? Cam kết mở cửa thị trường thuế quan cho xe tay ga
(scooter) dung tích 150cc như thế nào?



Biểu Nhân nhượng Thuế quan

Biểu nhân nhượng thuế quan là kết quả thành công của cuộc đàm phán cắt giảm
thuế quan. Theo quy định tại khoản 1a Điều II GATT 1994, Biểu Nhân nhượng Thuế
quan của một quốc gia thành viên là cam kết không áp dụng mức thuế quan (đối với một
sản phẩm nhất định) cao hơn mức thuế được ghi nhận trong Biểu nhân nhượng của thành
viên đó.
Mỗi thành viên của WTO có một Biểu Nhân nhượng Thuế quan riêng trừ khi
thành viên đó là thành viên của một liên minh thuế quan, trong trường hợp này, thành
viên thuộc liên minh thuế quan sẽ có Biểu Nhân nhượng Thuế quan chung cùng với các
thành viên khác của liên minh thuế quan đó.


Quan hệ giữa biểu nhân nhượng thuế quan và GATT 1994

Theo quy định của khoản 7 Điều II GATT 1994 thì các Biểu Nhân nhượng Thuế
quan là một phụ lục được kèm theo Hiệp định này và là một bộ phận không thể tách rời
Trang 3


LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG

của Phần I Hiệp định này. Dựa vào Biểu nhân nhượng thuế quan này mà các thành viên
mới có thể lập một Biểu Nhân nhượng Thuế quan riêng để áp dụng cho quốc gia của
mình.
 Biểu nhân nhượng thuế quan được xây dựng trên kết quả của vòng đàm phán

Uruguay và được coi là phụ lục của GATT và là một phần không thể tách rời
GATT.
Cam kết mở cửa thị trường thuế quan cho xe tay ga (scooter) dung tích 150cc




Việt Nam đồng ý cho nhập khẩu các loại xe phân khối lớn không muộn hơn ngày
31/5/2007 nhưng Việt Nam bảo lưu quyền áp dụng các biện pháp như quy định độ tuổi
người sử dụng và đưa ra chế độ cấp bằng lái đặc biệt.
Đối với mức cam kết cụ thể, sẽ có khoảng hơn 1/3 số dòng của biểu thuế phải cắt
giảm, chủ yếu là các dòng có thuế suất trên 20%. Các mặt hàng trọng yếu, nhạy cảm đối
với nền kinh tế như nông sản, xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng, ôtô - xe máy... vẫn
duy trì được mức bảo hộ nhất định.
Cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu trong vòng đàm phán gia nhập WTO đối với xe
máy dưới 800cc trở xuống như sau:


Thuế suất MFN là 100%

Cam kết với WTO




Thuế suất khi gia nhập là 95%
Thuế suất cuối cùng 70%
Thời gian thực hiện 7 năm

Câu 4: Các yếu tố cần phải xác định để tìm ra nghĩa vụ thuế quan cụ thể mà
một sản phẩm phải chịu?
Có 3 loại thuế quan cơ bản là thuế quan tính theo giá trị, thuế quan tính theo lượng
và thuế quan kết hợp. Tùy thuộc vào mỗi loại thuế quan mà có những yếu tố cần xác định
để tìm ra nghĩa vụ thuế quan cụ thể của một sản phẩm.

Nhìn chung, Các yếu tố cần phải xác định gồm:
-

-

Loại thuế quan thích hợp đối với sản phẩm (phân loại hàng hóa)
Cách thức đánh giá hải quan đối với sản phẩm.
• Giá trị hàng hóa (đối với thuế quan tính theo giá trị) hoặc
• Số lượng, trọng lượng hoặc thể tích của hàng hóa (đối với thuế quan tính theo
lượng)
Xuất xứ của sản phẩm

Trang 4


LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG

Câu 5: Phân loại thuế quan là gì và WTO quy định như thế nào về nó? Các
nguyên tắc chủ chốt để phân loại thuế quan theo GRI? Các quy tắc đó có liên quan
đến tranh chấp về quyền và nghĩa vụ từ WTO?
WTO không có quy định cụ thể về việc phân loại thuế quan. Tuy nhiên, khi phân
loại sản phẩm vì mục đích đánh thuế hải quan, các thành viên phải cân nhắc những nghĩa
vụ chung của mình theo các hiệp định của WTO. Các quy tắc cụ thể về phân loại thuế
quan được trình bày trong Công ước Quốc tế về Hệ thống Hài hòa Mô tả và Mã hàng hóa
(International Convention on the Harmonised Commodity Description and Coding
System) mà hầu hết thành viên WTO đều tham gia. Vì vậy, các quy định về phân loại hải
quan của Công ước cũng được áp dụng cho các nước thành viên WTO.
Các nguyên tắc chủ chốt để phân loại thuế quan theo GRI (dùng phân loại hàng
hóa để phân loại thuế quan) là:
 Qui tắc phân loại hàng hoá 1:


Tên cuả các phần, các chương hoặc của phân chương được đưa ra chỉ nhằm mục
đích dễ tra cứu. Để đảm bảo tính pháp lý, việc phân loại hàng hóa phải được xác định
theo nội dung của từng nhóm và bất cứ chú giải của các phần, chương liên quan và theo
các qui tắc dưới đây nếu các nhóm hoặc các chú giải đó không có yêu cầu nào khác.
 Qui tắc phân loại hàng hoá 2:
a) Một mặt hàng được phân loại trong một nhóm hàng, thì những mặt hàng đó ở
dạng chưa hoàn chỉnh hoặc chưa hoàn thiện nhưng đã có đặc trưng cơ bản của hàng
hóa đã hoàn chỉnh hoặc hoàn thiện cũng thuộc nhóm đó. Cũng phân loại như vậy đối với
hàng hóa ở dạng hoàn chỉnh hay hoàn thiện hoặc đã có đặc trưng cơ bản của hàng hóa ở
dạng hoàn chỉnh hay hoàn thiện nhưng chưa lắp ráp hoặc tháo rời.
b) Nếu một nguyên liệu, một chất được phân loại trong một nhóm nào đó thì hỗn
hợp hay hợp chất của nguyên liệu hoặc chất đó với những nguyên liệu hoặc chất khác
cũng thuộc nhóm đó. Hàng hóa làm toàn bộ bằng một loại nguyên liệu hay một chất,
hoặc làm một phần bằng nguyên liệu hay chất đó được loại trong cùng nhóm. Việc phân
loại những hàng hóa làm bằng hai loại nguyên liệu hay hai chất trở lên phải tuân theo qui
tắc 3.
 Qui tắc phân loại hàng hoá 3:
Khi áp dụng qui tắc 2(b) hoặc vì bất cứ một lý do nào khác, hàng hóa thoạt nhìn có
thể phân loại vào hai hay nhiều nhóm, thì sẽ phân loại như sau:
a) Hàng hóa được phân loại vào nhóm có mô tả cụ thể, mang tính đặc trưng
cơ bản nhất sẽ phù hợp hơn xếp vào nhóm có mô tả khái quát. Tuy nhiên, khi hai hay
nhiều nhóm mà mỗi nhóm chỉ liên quan đến một phần của nguyên liệu hoặc chất chứa
Trang 5


LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG

trong hàng hóa là hỗn hợp hay hợp chất, hoặc chỉ liên quan đến một phần của hàng hóa
trong trường hợp hàng hóa đó ở dạng bộ được đóng gói để bán lẻ, thì những nhóm này

được coi như thể hiện đặc trưng ngang nhau về những hàng hóa nói trên, ngay cả khi một
trong số các nhóm đó có mô tả đầy đủ hơn hoặc chính xác hơn về những hàng hóa đó.
b) Những hàng hóa hỗn hợp bao gồm nhiều nguyên liệu khác nhau hoặc những
hàng hóa được làm từ nhiều bộ phận cấu thành khác nhau, và những hàng hóa ở dạng bộ
để bán lẻ, nếu không phân loại được theo qui tắc 3(a), thì phân loại theo nguyên liệu
hoặc bộ phận cấu thành tạo ra đặc tính cơ bản của chúng.
c) Khi hàng hóa không thể phân loại theo qui tắc 3(a) hoặc 3(b) nêu trên thì phân
loại vào nhóm cuối cùng theo thứ tự đánh số trong số các nhóm tương đương được xem
xét.
 Qui tắc phân loại hàng hoá 4:
Hàng hóa không thể phân loại theo đúng các qui tắc trên đây thì được phân loại vào
nhóm phù hợp với loại hàng hóa giống chúng nhất.
 Qui tắc phân loại hàng hoá 5:
Những qui định sau được áp dụng cho những hàng hóa dưới đây.
a) Bao máy tính, hộp đựng nhạc cụ, bao súng, hộp đựng dụng cụ vẽ, hộp tư trang
và các loại bao hộp tương tự, thích hợp hoặc có hình dạng đặc biệt để chứa hàng hóa
hoặc bộ hàng hóa xác định, có thể dùng trong thời gian dài và đi kèm với sản phẩm khi
bán, được phân loại cùng với những sản phẩm này. Tuy nhiên, nguyên tắc này không
được áp dụng đối với bao bì mang tính chất cơ bản nổi trội hơn so với hàng hóa mà nó
chứa đựng.
b) Ngoài qui tắc 5(a) nêu trên, bao bì đựng hàng hóa được phân loại cùng với hàng
hóa đó khi bao bì là loại thường được dùng cho loại hàng hóa đó. Tuy nhiên, nguyên tắc
này không áp dụng đối với các loại bao bì mà rõ ràng là phù hợp để dùng lặp lại.
 Qui tắc phân loại hàng hoá 6:
Để đảm bảo tính pháp lý, việc phân loại hàng hóa vào các phân nhóm của một
nhóm phải được xác định phù hợp theo nội dung của từng phân nhóm, các chú giải phân
nhóm có liên quan, và các qui tắc trên với những sửa đổi về chi tiết cho thích hợp, trong
điều kiện là chỉ có những phân nhóm cùng cấp độ mới so sánh được. Theo qui tắc này thì
các chú giải phần và chương có liên quan cũng được áp dụng, trừ khi nội dung mô tả
trong phân nhóm có những yêu cầu khác.

Theo quy định của khoản 5, Điều II Hiệp định GATT 1994 thì các quy tắc trên có
thể có liên quan đến tranh chấp về quyền và nghĩa vụ từ WTO. Bởi lẽ, WTO không yêu
cầu các quốc gia thành viên tuân theo một hệ thống phân loại thuế quan cụ thể nào nên
khi ban hành hệ thống phân loại thuế quan riêng của mình thì có thể sẽ vi phạm các cam
Trang 6


LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG

kết cơ bản về nhân nhượng thuế quan và điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và
nghĩa vụ của các bên khi tham gia WTO. Để giải quyết tranh chấp về quyền và nghĩa vụ
của các bên này thì cần phải tiến hành thủ tục tham vấn và đàm phán lại.
Câu 6: Tại sao cơ quan hải quan phải xác định giá trị của hàng hóa xuất nhập
khẩu? Phương pháp chủ yếu và phổ biến nhất để xác định trị giá hải quan của hàng
hóa nhập khẩu là gì?
Có 3 loại thuế quan cơ bản:
-

Thuế quan tính theo giá trị (ad valorem)
Thuế quan tính theo lượng (specific)
Thuế quan kết hợp.

Trong đó, thuế quan theo giá trị là loại thuế quan phổ biến nhất trong các loại thuế
quan kể trên do tính minh bạch và dễ dàng đánh giá mức độ bảo hộ và tác động tiêu cực
lên giá cả hàng hóa nhập khẩu cũng như đảm bảo được mức độ bảo hộ trong các thời kỳ
lạm phát. Do đó, cơ quan hải quan phải xác định giá trị của hàng hóa xuất nhập khẩu. Vì
vậy, phương pháp xác định giá trị hàng hóa sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tiền thuế phải nộp.
Các hiệp định của WTO cung cấp các quy tắc về xác định trị giá hải quan được ghi nhận
tại:
-


Điều VII Hiệp định GATT 1994
Các lưu ý bổ sung cho điều VII GATT 1994 (The Note Ad Article VII)
Hiệp định thực thi điều VII của hiệp định GATT 1994 (Hiệp định xác định trị giá
tính thuế).

Trong đó, để xác định trị giá tính thuế hải quan gồm có:
01 phương pháp chuẩn – phương pháp cơ bản, phổ biến nhất để xác định trị giá
hải quan.
• 5 phương pháp thay thế (sử dụng trong trường hợp không áp dụng phương pháp
chuẩn).1


Theo quy định tại khoản 1, điều 1 Hiệp định xác định trị giá tính thuế quy định
rằng: Trị giá thuế quan của hàng nhập khẩu phải là giá trị giao dịch, tức là giá thực tế đã
thanh toán hoặc phải thanh toán cho hàng hóa được bán để xuất khẩu đến nước nhập
khẩu có điều chỉnh phù hợp với các quy định ở Điều 8 (bao gồm các khoản chi phí quy

1 Hiệp định Xác định trị giá tính thuế(thực thi điều VII của GATT 1994)

Trang 7


LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG

định đã phát sinh mà chưa phản ánh lên giá hàng hóa như tiền hoa hồng, chi phí đóng
gói, tiền bản quyền, phí cấp giấy phép,...)
Tuy nhiên, nếu giá trị giao dịch không thể xác định theo các trên( thường là do
giao dịch được tiến hành giữa các bên có liên quan với nhau) thì sẽ áp dụng các phương
pháp thay thế theo thứ tự ưu tiên sau, được quy định từ điều 2 đến điều 7 Hiệp định định

xác định trị giá tính thuế.
-

Giá trị giao dịch của hàng hóa giống hệt (Điều II, Hiệp định Xác định trị giá tính
thuế)

-

Giá trị giao dịch của hàng hóa tương tự (Điều III, Hiệp định Xác định trị giá tính
thuế)
Giá trị suy diễn (Điều V, Hiệp định Xác định trị giá tính thuế)
Giá trị tính toán (Điều VI, Hiệp định Xác định trị giá tính thuế)

-

Câu 7: Quy tắc xuất xứ là gì ? WTO quy định thế nào về quy tắc này ?



Theo Điều 1 Hiệp định về quy tắc xuất xứ, “qui tắc xuất xứ được định nghĩa là
những luật, qui định, quyết định hành chính chung do các Thành viên áp dụng để xác
định nước xuất xứ của hàng hóa với điều kiện là qui tắc xuất xứ này không liên quan đến
thỏa thuận thương mại hoặc chế độ thương mại tự chủ có áp dụng ưu đãi thuế quan ngoài
phạm vi điều chỉnh của khoản 1 Điều I của GATT 1994”.
Điều đó có nghĩa là, trong thương mại quốc tế, quy tắc xuất xứ hàng hóa là tập
hợp các quy định nhằm xác định quốc gia nào được coi là đã sản xuất ra hàng hóa (nước
xuất xứ của hàng hóa).
Hiệp định về quy tắc xuất xứ của WTO quy định các nguyên tắc áp dụng chung
mà tất cả các nước thành viên khi ban hành và thực thi các quy định pháp luật hoặc hành
chính liên quan đến việc xác định nước xuất xứ của hàng hóa đều phải tuân thủ. Tuy

nhiên, các nguyên tắc của Hiệp định không áp dụng cho các trường hợp quy tắc xuất xứ
theo các thỏa thuận ưu đãi.
Hiệp định quy định 2 hệ thống các nguyên tắc liên quan đến xuất xứ bắt buộc áp
dụng (trừ trường hợp quy tắc xuất xứ theo các thỏa thuận ưu đãi), để áp dụng trong hai
giai đoạn:
Giai đoạn chuyển đổi (Áp dụng trong quá trình Ủy ban kỹ thuật của Hiệp định hoàn
thành việc hài hòa hóa các quy tắc xuất xứ)
Các nước thành viên WTO khi ban hành và thực thi các quy định về xuất xứ phải
đảm bảo tuân thủ đầy đủ các yêu cầu nêu tại Điều 2 Hiệp định. Cụ thể, các quy tắc xuất
xứ của các nước thành viên WTO phải đảm bảo các yêu cầu:
Trang 8


LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG
1. Minh bạch
• Phải được định nghĩa rõ ràng
• Phải được công bố kịp thời
• Các quy tắc xuất xứ (kể cả quy tắc mới và quy tắc sửa đổi) không được có

giá trị hồi tố
2. Không cản trở thương mại bất hợp lý
• Không được sử dụng làm công cụ chính sách thương mại;
• Không được tạo ra sự hạn chế hoặc làm gián đoạn thương mại quốc tế;
• Không được đòi hỏi đầy đủ các điều kiện không liên quan đến việc chế tạo
hay gia công sản phẩm;
3. Thống nhất, không phân biệt đối xử
• Phải được áp dụng một cách nhất quán, thống nhất, không thiên vị và hợp
lý;
• Quy tắc áp dụng cho nhập khẩu và xuất khẩu không được khó khăn hơn
quy tắc áp dụng để xác định hàng hóa nào là hàng hóa nội địa;

• Không phân biệt đối xử giữa hàng hóa của các nước thành viên WTO
4. Các yêu cầu khác
• Tiêu chuẩn xác định xuất xứ phải là các tiêu chí tích cực (tức là loại tiêu chí
xác định khi nào được xem là có xuất xứ); chỉ sử dụng tiêu chuẩn tiêu cực
(là loại tiêu chí xác định trường hợp nào không được xem là có xuất xứ) khi
nó là một phần để làm rõ tiêu chí tích cực hoặc trong những trường hợp mà
tiêu chí tích cực về xuất xứ là không cần thiết;
• Thủ tục xem xét xuất xứ không được kéo dài quá 150 ngày kể từ khi có đơn
yêu cầu cấp xuất xứ của tổ chức, cá nhân;
• Thông tin do tổ chức, cá nhân cung cấp để xem xét xuất xứ phải được xem
là thông tin mật và không được công bố trừ khi có yêu cầu của cơ quan tư
pháp trong một thủ tục tố tụng;
• Mọi quyết định về xuất xứ (ví dụ cấp/từ chối cấp chứng nhận xuất xứ) đều
có thể bị khiếu kiện ra tòa hoặc theo một thủ tục độc lập với cơ quan đã ra
quyết định đó.
 Giai đoạn sau chuyển đổi (Khi đã đạt được các quy tắc xuất xứ thống

nhất/hài hòa)
Các nước thành viên WTO khi ban hành và thực thi các quy định về xuất xứ
phải đảm bảo tuân thủ đầy đủ các yêu cầu nêu tại Điều 3 Hiệp định, bao gồm:
1. Nguyên tắc cơ bản: Nước xuất xứ phải là nước nơi tiến hành sự thay đổi
cơ bản cuối cùng đối với sản phẩm;

Trang 9


LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG
2. Thay đổi cơ bản về sản phẩm được xác định theo sự thay đổi mã số hải

quan HS là chủ yếu;

3. Trường hợp thay đổi trong mã số hải quan HS không phản ánh sự thay
đổi cơ bản về sản phẩm thì áp dụng các tiêu chí bổ sung, chủ yếu là “tỷ
lệ phần trăm trị giá và/hoặc công đoạn chế biến/gia công”.
Câu 8: GATT 1994 có cấm các biện pháp hạn chế định lượng?
GATT 1994 cũng có những qui định cấm các biện pháp hạn chế định lương được
quy định tại Điều XI của Hiệp định GATT 1994 quy định về “Triệt tiêu chung các hạn
chế định lượng”, Cụ thể là: Tại khoản 1 Điều XI, Không một sự cấm hay hạn chế nào
khác ngoại trừ thuế quan và các khoản thu khác, dù mang hình thức hạn ngạch, giấy phép
nhập khẩu hay xuất khẩu hoặc các biện pháp khác sẽ được bất cứ một bên ký kết nào
định ra hay duy trì nhằm vào việc nhập khẩu từ lãnh thổ của bất kỳ bên ký kết nào hay
nhằm vào việc xuất khẩu hay bán hàng để xuất khẩu đến lãnh thổ của bất kỳ bên ký kết
nào. Theo đó, ngoài trừ thuế quan và các khoản thu khác thì không có các biện pháp hạn
chế định lượng.
Tuy nhiên, Theo khoản 2, các quy định của khoản 1 trong điều khoản này sẽ
không được áp dụng với các trường hợp dưới đây:
a) Cấm hay hạn chế xuất khẩu tạm thời áp dụng nhằm ngăn ngừa hay khắc phục sự khan

hiếm trầm trọng về lương thực hay các sản phẩm khác mang tính trọng yếu đối với với
Bên ký kết đang xuất khẩu;
b) Cấm hay hạn chế xuất khẩu cần thiết để áp dụng các tiêu chuẩn hay quy chế về phân loại,
xếp hạng hay tiếp thị các sản phẩm trên thị trường quốc tế;
c) Hạn chế nhập khẩu nông sản hay thuỷ sản dù nhập khẩu dưới bất cứ hình thức nào nhằm
triển khai các biện pháp của chính phủ được áp dụng:
i.
Để hạn chế số lượng các sản phẩm nội địa tương tự được phép tiêu thụ trên thị trường
hay sản xuất, hoặc là nếu không có một nền sản xuất trong nước đáng kể, thì để hạn
chế số lượng một sản phẩm nội địa có thể bị sản phẩm nhập khẩu trực tiếp thay thế;
hoặc
ii.
Để loại trừ tình trạng dư thừa một sản phẩm nội địa tương tự, hoặc nếu không có nền

sản xuất một sản phẩm nội địa tương tự, để loại trừ tình trạng dư thừa một sản phẩm
nhập khẩu trực tiếp thay thế, bằng cách đem số lượng dư thừa để phục vụ một nhóm
người tiêu dùng miễn phí hay giảm giá dưới giá thị trường; hoặc
iii.
Để hạn chế số lượng cho phép sản xuất với một súc sản mà việc sản xuất lại phụ
thuộc trực tiếp một phần hay toàn bộ vào một mặt hàng nhập khẩu, nếu sản xuất mặt
hàng đó trong nước tương đối nhỏ.

Trang 10


LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG

Bất cứ một bên ký kết nào khi áp dụng hạn chế nhập khẩu bất cứ một sản phẩm
nào theo nội dung điểm (c) của khoản này sẽ công bố tổng khối lượng hay tổng trị giá của
sản phẩm được phép nhập khẩu trong một thời kỳ nhất định trong tương lai và mọi thay
đổi về số lượng hay trị giá nói trên. Hơn thế nữa, bất cứ sự hạn chế nào được áp dụng
theo nội dung mục (i) nói trên cũng không nhằm hạn chế tổng khối lượng nhập khẩu
trong tương quan với tổng khối lượng được sản xuất trong nước, so với tỷ trọng hợp lý có
thể có trong điều kiện không có hạn chế. Khi xác định tỷ trọng này bên ký kết đó cần
quan tâm đúng mức tới tỷ trọng đã có trong một thời gian đại diện trước đó hay quan tâm
tới một nhân tố riêng biệt nào đó có thể đã hay đang ảnh hưởng tới sản phẩm liên quan.
Từ đó có thể thấy GATT 1994 đã quy định triệt tiêu biện pháp hạn chế định lượng
điều này đã làm thông thoáng hàng rào cản trợ và tạo nên sự đảm bảo cho các bên khi
tham gia hoạt động thương mại quốc tế. Mặc dù vậy, trong một số trường hợp theo quy
định thì GATT 1994 vẫn cho phép cấm hay hạn chế xuất nhập khẩu nhằm đảm bảo lợi
ích các bên trong hoạt động thương mại quốc tế.
Câu 9: Tóm tắt án lệ EC-Chicken Cut (2005).
1


Các dữ kiện chính của vụ việc (Facts)

Ngày 11 tháng 10 năm 2002, Brazil đã yêu cầu tham vấn với Cộng đồng châu Âu
liên quan đến Quy định số 1223/2002 của Hội đồng EC. Theo mô tả sản phẩm thịt gà rút
xương cắt miếng đông lạnh này có chứa muối - thành phần không có – vào sản phẩm, và
trong lộ trình cắt giảm thuế của EC, sản phẩm nhập khẩu này chịu mức thuế cao hơn mức
thuế của sản phẩm thịt muối.
Ngày 25 tháng 10 năm 2002, Mỹ đã yêu cầu tham vấn.
Ngày 25 tháng 03 năm 2003, Thái Lan đã yêu cầu tham vấn với EC về vấn đề này.
Ngày 19 tháng 09 năm 2003, Brazil yêu cầu thành lập ban hội thẩm. Tại cuộc họp
ngày 02 tháng 10 năm 2003, Cơ quan Giải quyết ttranh chấp trì hoãn việc thành lập một
ban hội thẩm. Sau yêu cầu thứ hai của Brazil, Cơ quan Giải quyết tranh chấp đã thành lập
ban hội thẩm tại cuộc họp ngày 7 tháng 11 năm 2003.
Ngày 27 tháng 10 năm 2003, Thái Lan yêu cầu thành lập ban hội thẩm. Tại cuộc
họp ngày 7 tháng 11 năm 2003, Cơ quan Giải quyết Tranh chấp trì hoãn việc thành lập
ban hội thẩm. Ngày 21 tháng 11 năm 2003, sau lần yêu cầu thứ hai của Thái Lan, Cơ
quan Giải quyết Tranh chấp đã thiết lập một ban hội thẩm 1 thành viên, theo thỏa thuận
giữa các bên và phù hợp với Điều 9.1 của Quy tắc Giải quyết tranh chấp. Các thành viên
bảo lưu các quyền thứ ba trong Ban hội thẩm được thiết lập theo yêu cầu của Brazil cũng
được coi như là các bên thứ ba trong ban hội thẩm 1 thành viên này. Thêm vào đó, Brazil,

Trang 11


LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG

Columbia và Chile cũng bảo lưu các quyền của bên thứ ba trong ban hội thẩm 1 thành
viên.
Ngày 17 tháng 06 năm 2004, Brazil và Thái Lan đã yêu cầu Tổng giám đốc WTO
thành lập Ban hội thẩm. Ngày 14 tháng 07 năm 2004, Chile thông báo với Ban hội thẩm

về việc nước này không muốn tham gia với tư cách là một bên thứ ba trong những buổi
họp này. Ngày 14 tháng 09 năm 2004, Colombia cũng thông báo với Ban hội thẩm về
việc nước này không muốn tham gia với tư cách là một bên thứ ba trong những buổi họp
này.
Ngày 30 tháng 05 năm 2005, báo cáo của Ban hội thẩm được gửi tới các thành
viên. Ban hội thẩm nhận thấy rằng biện pháp được sử dụng trong vụ kiện này không nhất
quán với các nghĩa vụ của Cộng đồng châu Âu quy định tại các Điều II:1(a) và II:1(b)
của GATT 1994, vì các sản phẩm thuộc diện điều tra thuộc phạm vi cam kết nhượng bộ
mở cửa thị trường đề cập trong đề mục 02.10 trong khi biện pháp áp dụng trong vụ kiện
dẫn đến việc áp thuế hải quan lên sản phẩm thuộc diện điều tra vượt quá các mức thuế
trong cam kết nhượng bộ mở cửa thị trường đề cập ở đề mục 02.10, bằng cách phân loại
sản phẩm thuộc diện điều tra theo cam kết nhượng bộ đề mục 02.07.
Ngày 13 tháng 06 năm 2005, Cộng đồng châu Âu thông báo quyết định kháng án
lên Cơ quan Phúc thẩm về các vấn đề cụ thể liên quan đến pháp luật và những diễn giải
luật cụ thể của Ban hội thẩm trong những báo cáo của Ban. Ngày 27 tháng 06 năm 2005,
Brazil thông báo quyết định kháng án lên Cơ quan Phúc thẩm về các vấn đề cụ thể liên
quan pháp luật và cách diễn giải luật cụ thể của Ban hội thẩm trong những báo cáo của
Ban.
2

Vấn đề đặt ra cho cơ quan xét xử để giải quyết (Issues):

Liên quan đến các biện pháp nhất định của Cộng đồng châu Âu, liên quan đến việc
phân loại thịt gà rút xương cắt miếng đông lạnh:
Cộng đồng châu Âu kháng cáo một số vấn đề của pháp luật bao gồm trong báo cáo
và một số giải thích pháp luật của Ban Hội thẩm. Cụ thể là, EC cáo buộc rằng Ban Hội
thẩm đã sai lầm trong việc xem xét các điều sau đây: "ý nghĩa thông thường" của thuật
ngữ "muối" được tìm thấy trong nhóm 02.10; "bối cảnh" của từ ngữ này; "đối tượng và
mục đích" của Hiệp định WTO và GATT 1994; và bị cáo buộc "thực hành tiếp theo" của
các bên liên quan đến phân loại thuộc nhóm 02.10.

Brazil và Thái Lan kháng cáo một số vấn đề của pháp luật bao gồm trong báo cáo
và một số giải thích pháp luật của Ban Hội thẩm.
3

Cơ sở pháp lý để giải quyết (Law)
Trang 12


LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG

Điều II ; Điều XXVIII; Điều XXIII: 1; Điều II:1(a) và II:1(b) của GATT 1994 và
Điều 31 và 32 của Công ước Viên về Luật điều ước quốc tế.
4

Kết luận của cơ quan giải quyết tranh chấp (Holdings)

Về cơ bản, Cơ quan Phúc thẩm tán thành các kết luận mang tính thủ tục và quan
trọng của Ban hội thẩm, theo đó mặc dù căn cứ vào những lập luận khác, Cơ quan Phúc
thẩm vẫn coi những biện pháp của Cộng đồng châu Âu là không nhất quán với WTO.
Tuy nhiên, Cơ quan Phúc thẩm không đồng ý với kết luận của Ban hội thẩm rằng
hành động của Cộng đồng châu Âu, giữa năm 1996 và năm 2002, khi xếp sản phẩm
thuộc diện điều tra vào danh mục sản phẩm thịt muối là “hành động hệ quả khi áp dụng
thoả thuận giữa các bên liên quan đến cách diễn giải” tại Điều 31(3)(b) của Công ước
Viên (Vienna Convention) về Luật áp dụng trong các Hiệp ước.
Tại cuộc họp ngày 27 tháng 09 năm 2005, Cơ quan Giải quyết Tranh chấp chấp
nhận Báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm và Báo cáo của Ban hội thẩm đã sửa đổi theo báo
cáo của Cơ quan Phúc thẩm.
5

Lập luận chính của cơ quan giải quyết tranh chấp để đưa ra kết luận

(Reasoning)

Liên quan đến các điều khoản tham chiếu:
Sản phẩm được bao phủ bởi các điều khoản của Ban Hội thẩm tham chiếu được
điều chỉnh bởi các biện pháp cụ thể vào vấn đề, cụ thể là, cắt giảm thịt gà không xương
đông lạnh ngâm tẩm với muối, với một hàm lượng muối của 1,2-3 phần trăm;
Liên quan đến việc giải thích cụm từ "muối" trong các cam kết thuế quan thuộc
nhóm 02.10 trong Biểu EC trong ánh sáng của Điều 31 và Điều 32 của Công ước Vienna:
“Ý nghĩa thông thường” của từ ngữ 'muối' khi xem xét trong bối cảnh thực tế của
nó chỉ ra rằng các đặc tính của sản phẩm đã được thay đổi thông qua việc bổ sung muối”,
"không có gì trong phạm vi của ý nghĩa bao gồm ý nghĩa thông thường của từ ngữ 'muối'
mà chỉ ra rằng gà mà muối đã được thêm vào là không được nhượng bộ là chứa trong
nhóm 02.10 trong báo cáo EC”.
Tìm thấy rằng thuật ngữ "muối", được xếp vào nhóm 02.10 của Hệ thống hài hòa,
không chứa một yêu cầu mà phải ướp muối, bởi chính nó, đảm bảo "bảo quản"; và bối
cảnh của thuật ngữ "muối" trong các cam kết thuế quan thuộc nhóm 02.10 trong báo cáo
EC "chỉ ra rằng sự nhượng bộ mà không nhất thiết phải đặc trưng bởi khái niệm của bảo
quản lâu dài ", và thấy rằng phạm vi của sự cam kết thuế quan không bị giới hạn trong
sản phẩm muối với điều kiện là nó đảm bảo bảo quản lâu dài.
Sự thiếu chắc chắn của việc áp dụng các tiêu chí về bảo quản lâu dài đối với sự
nhượng bộ chứa trong nhóm 02.10 trong báo cáo EC có thể làm suy yếu các đối tượng và
Trang 13


LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG

mục đích của an ninh và khả năng dự báo, mà nằm ở trung tâm của cả Hiệp định WTO và
GATT 1994;
Đảo ngược việc giải thích và áp dụng các khái niệm về "thực hành tiếp theo" trong
ý nghĩa của Điều 31 (3) của Ban Hội thẩm (b) của Công ước Vienna;

“Trường hợp” trong ý nghĩa của Điều 32 Công ước Vienna khẳng định rằng các
sản phẩm của vấn đề được bao phủ bởi các cam kết thuế quan thuộc nhóm 02.10.
Thị gà rút xương cắt miếng đông lạnh đã được ngâm tẩm với muối, với một hàm
lượng muối 1,2-3 phần trăm được bao phủ bởi các cam kết thuế quan thuộc nhóm 02.10
trong báo cáo EC; kết quả Quy định EC 1223/2002 và Quyết định 2003/97/EC trong việc
áp đặt thuế quan trên các sản phẩm tại vấn đề đó được vượt quá các nhiệm vụ quy định
đối với các cam kết thuế quan thuộc nhóm 02.10 trong Biểu EC ; và Cộng đồng châu Âu
đã vi phạm các yêu cầu của Điều II: 1 (một) và II: 1 (b) của Hiệp định GATT 1994 và, do
đó, vô hiệu hóa hoặc quyền lợi của Brazil và Thái Lan;

Trang 14


LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - NHÓM HỘI NHẬP – K12504 – BÀI 4

Trang 15



×