Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Câu hỏi ôn tập về triết học Mac Lenin potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.67 KB, 14 trang )

Câu 1: Vận dụng mối liên hệ giữa vật chất và ý thức trong
đường lối đổi mới của đất nước 1986.
- Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan đem lại
cho con người trong cảm giác, được cảm giác của ta chép lại và phản ánh.
Nó tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.
- Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người
một cách năng động, sáng tạo hoặc ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới.
- Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức:
 Vật chất quyết định ý thức :
+ Vật chất là những tiền đề cơ sở, nguồn gốc ra đời và tồn tại, phát
triển của ý thức, quyết định cả nội dung và bản chất và khuynh hướng vận
động, phát triển của ý thức.
+ Điều kiện vật chất như thế nào thì ý thức như thế đó.
 Ý thức tác động trở lại vật chất:
+ Ý thức do vật chất sinh ra và quyết định, song ý thức có tác động to
lớn đối với vật chất.
 Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết
định ý thức, song ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động
thực tiễn.
- Trước năm 1986:
 Nền kinh tế:
 Theo kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp, công cụ sản xuất còn lạc
hậu, ít ngành nghề và quy mô nhỏ đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó
khăn.
Chính trị- xã hội:
 Hậu quả chiến tranh gây nhiều khó khăn cho người dân.
 Đất nước chưa thực sự ổn định. Các phương tiện thông tin đại chúng còn
hạn chế.
 Chất lượng đào tạo các bậc học còn thấp.
- Sau năm 1986:
Dựa vào mối quan hệ biện chứng và sự tác động của vật chất và ý thức,


những hoạt động thực tiễn ý thức của đảng và nhà nước ta được nâng cao
và đề ra đường lối đổi mới.Qúa trình đổi mới đã đem lại những thành tựu
sau:
Về kinh tế:
 Từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế
hàng hoá nhiều thành phầncải thiện đời sống người dân.
 Đưa Việt Nam khẳng định mình trên trương quốc tế, gia nhập với các tổ
chức như ASEAN,WTO
 Thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
 Cơ sở vật chất được nâng cao.
Về chính trị - xã hội:
 Đưa đất nước ta đi lên xã hội chủ nghĩa.
 An ninh quốc phòng ngày càng vững mạnh.
 Văn hoá thì mở cửa, tiếp thu có chọn lọc nền văn hoá của các nước trên thế
giới.
 Chất lượng đội ngũ cán bộ ngày được nâng cao.
Câu 2: Vận dụng nguyên lý về sự phát triển vào lĩnh vực học
tập, nghiên cứu và về thực tiễn cách mạng Việt Nam từ 1930 đến
nay.
- Phát triển là khái niệm dùng để chỉ quá trình vận động của sự vật theo
khuynh hướng đi lên từ trình độ thấp  cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn
thiện hơn.
- Phát triển cũng là quá trình phát sinh và giải quyết mâu thuẫn khác quan
vốn có của sự vật.
- Các quá trình phát triển đều có tính khách quan, phổ biến, đa dạng, phong
phú.
 Nguyên lý về sự phát triển là cơ sở lý luận khoa học đề định hướng việc
nhận thức và cải tạo thế giới.
+ Vận dụng nguyên lí về sự phát triển vào lĩnh vực học tập, nghiên cứu:
 Về học tập nghiên cứu:

 Quá trình học tập của chúng ta chính là sự phát triển từ thấp đến cao, từ
chưa hoàn thiện đến hoàn thiện.
 Quá trình từ lớp 1 12 thì những lớp đầu cấp chúng ta được học cách
nhận biết đơn giản, phù hợp và dần học lên những lớp trên thì kiến thức
được nâng cao.
 Mức độ chúng ngày càng cao, phức tạp hơn.
 Cũng như nội dung trong chương trình sách giáo khoa từ những nội dung
đơn giản đến phức tạp và trừu tượng hơn.
+ Vận dụng nguyên lí về sự phát triển vào thực tiễn cách mạng Việt Nam từ
1930 đến nay:
 Ngày 3-2-1930: Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập, đánh dấu một bước
ngoặt quan trọng, từ đây nhân dân ta đã có một chính đảng lãnh đạo.
 Các phong trào cách mạng liên tiếp nổ ra: phong trào XôViết-
NghệTĩnh(1930-1931), và phong trào Yên Thế, phong trào Bãi Sậy.
 Đến giai đoạn 1936-1939: Nhiều phong trào cách mạng nỗ ra, lúc này các
phong trào đã phát triển mạnh mẽ hơn.Và đạt được nhũng kết quả nhất định.
 Dưới sự lãnh đạo của Đảng, thời cơ đã đến nhân dân ta nổi dậy kháng
chiến ,kết quả là cách mạng Tháng 8 thành công. Đất nước ta bước qua giai
đoạn mới.
 Sau khi Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn khai sinh ra nước Việt Nam dân
chủ cộng hoà ngày 2-9-1945, càng có nhiều điều kiện cho cách mạng phát
triển.
 Tổng tuyển cử đầu tiên trong cả nước ngày 6-1-1946, và phong trào cách
mạng ViệtBắc (1947),ThuĐông(1950).
 Đỉnh cao trong thời kì này là chiến thắng ĐiệnBiênPhủ(1954).Đây chính
là sự phát triển cao của cách mạng.
 Miền Bắc hoàn toàn độc lập và đi lên xây dựng xã hội chủ nghĩa. Đã
chứng tỏ đường lối cách mạng đúng đắn, phù hợp với thực tiễn cách mạng.
 Miền Nam sôi sục khí thế chống Mỹ, diễn ra các phong trào cách mạng
Đồng Khởi(1959-1960) và đánh bại các chiến lược chiến tranh của Mỹ:

chiến tranh đặc biệt, cục bộ, cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975.
Đây chính là điều kiện để ta giành được độc lập và tự do.
 Kết thúc đấu tranh nước ta hoàn toàn thống nhất,cả nước đi lên chủ nghĩa
xã hội. Đảng và nhà nước ta đã đề ra chủ trương,đường lối nhằm đổi mới đất
nước trên tất cả lĩnh vực của đời sống xã hội.
 Cách mạng Việt Nam là một quá trình phát triển đi lên từ thấp đến cao, từ
chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.
 Việt Nam từ một nước thuộc địa nửa phong kiến trở thành một nước độc
lập tự do và đưa đất nước phát triển đi lên vững mạnh về mọi mặt của đời
sống xã hội

Câu 3: Vận dụng quy luật chất – lượng vào trong lĩnh vực học
tập, nghiên cứu vào trong thực tiễn cách mạng Việt Nam từ
1930 đến nay.
- Chất là những thuộc tính vốn có mang tính khách quan ở trong sự vật đó,
nó quy định sự vật, hiện tượng đó là gì, giúp ta phân biệt được sự vật này và
sự vật khác.
- Lượng nói lên số lượng các thuộc tính về màu sắc, âm thanh, nhịp độ, khối
lượng, trình độ.

Vận dụng quy luật lượng chất vào trong lĩnh vực học tập, nghiên cứu:
 Trong lĩnh vực học tập nghiên cứu:
 Ta phải biết tích luỹ đủ số lượng để thực hiện bước chuyển hoá về chất.
 Học tập và nghiên cứu là điều mỗi học sinh, sinh viên và tất cả mọi người
đều cần phải tiếp thu, phải biết nhận thức đúng đắn về vấn đề học tập thì tri
thức chúng ta sẽ ngày càng mở rộng và phát triển giúp ta đứng vững trong
xã hội.

Trong thực tiễn của cách mạng Việt Nam 1930 đến nay:
 Mở đầu với một sự kiện nổi bật 3-2-1930 Đảng Cộng sản Việt Nam thành

lập, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng.
 Các phong trào cách mạng liên tiếp nổ ra.
 Đến giai đoạn 1936-1939: Các phong trào đã phát triển mạnh mẽ,lực lượng
tham gia đã tăng về số lượng và được trang bị về chất lượng tốt hơn.
 Những phong trào cách mạng được nhân rộng và đạt nhiều kết quả tiêu
biểu là cách mạng Tháng 8 thành công(1945).
 Từ đây mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc.
 Cuộc tổng tuyển cử đầu tiên trong cả nước ngày 6-1-1946, và phong trào
cách mạng ViệtBắc (1947),ThuĐông(1950).
 Đỉnh cao trong thời kì này là chiến thắng ĐiệnBiênPhủ(1954).Đây chính là
điểm nút của cách mạng.
 Miền Bắc hoàn toàn độc lập và đi lên xây dựng xã hội chủ nghĩa.
 Miền Nam đang sôi sục khí thế chống Mỹ, nhiều cuộc nỗi dậy, đấu tranh
và kết thúc luôn là điểm nút để nước ta giành thắng lợi- cuộc tổng tiến công
và nổi dậy mùa xuân 1975.
 Đất nước hoàn toàn thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, hướng
tới công cuộc “CNH-HĐH” đất nước và đến nay nước ta đã phát triển vững
mạnh.
Câu 4: Vận dụng quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các
mặt đối lập để xác định và phân tích mâu thuẫn lớn nhất trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
- Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là quy luật về nguồn
gốc động lực cơ bản phổ biến của mọi quá trình vận động, phát triển.
- Theo quy luật này, nguồn gốc và động lực cơ bản phổ biến của mọi quá
trình vận động, phát triển chính là mâu thuẫn khách quan vốn có của sự vật.
- Mâu thuẫn lớn nhất trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta:
 Sau đại thắng mùa xuân 1975, một thời kỳ hòa bình, độc lập cả nước đi
lên xã hội chủ nghĩa. Nó vừa là xu thế phát triển, vừa là nguyện vọng của
nhân dân ta được sống độc lập, tự do.
 Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội không qua tư bản chủ nghĩa, từ một

nước nông nghiệp lạc hậu, lực lượng sản xuất thấp kém lại bị chiến tranh
tàn phá nặng nề trong khi đó các thế lực thù địch luôn tìm cách chống
phá.
 Đặc điểm này chi phối các đặc điểm khác thể hiện trong tất cả lĩnh vực
của đời sống xã hội và làm cơ sở nảy sinh nhiều mâu thuẫn.
 Trong đó Đảng ta lưu ý đến mâu thuẫn có bản nhất của thời kì quá độ, đó
là mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển cao của đất nước theo xu hướng tiến
bộ và thực trạng kinh tế - xã hội quá thấp kém của nước ta.
 Qua 5 lần đại hội dự kiến hoàn thành quá trình đưa nền kinh tế nước ta từ
sản xuất nhỏ lên sản xuất CNXH trong 20 năm là không thể thực hiện.
 Để 1 nước vừa giành lại độc lập, có nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp,
lại chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh , thiên tai thì 20 năm là quá ít để
có thể hoàn thiện được.
 Tuy nhiên, ở những đại hội sau của đảng ta thì việc đưa nền kinh tế văn
hóa xã hội của nước ta phát triển đi một cách vững chắc hơn.
 Đảng ta đã chủ trương tập trung sức để phát triển nông nghiệp, coi nông
nghiệp là mặt trận hàng đầu.
 Đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và tiếp tục xây dựng 1 số ngành công
nghiệp nặng, duy trì nền kinh tế nhiều thành phầngiải quyết được
những khó khăn trước đây của nước ta trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa
xã hội.
- Mục tiêu của Đảng ta là xây dựng “xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh”.Do dân làm chủ, có nền kinh tế phát triển cao, văn hoá tiên tiến đậm
đà bản sắc dân tộc, cuộc sống ấm no, tự do hạnh phúc.
Câu 5: Vận dụng quy luật phủ định của phủ định vào trong
lĩnh vực học tập, nghiên cứu và thực tiễn cách mạng Việt Nam.
- Quy luật phủ định của phủ định: là quy luật về khuynh hướng cơ bản, phổ
biến của mọi vận động, phát triển diễn ra trong lĩnh vực tự nhiên , xã hội và
tư duy.
- Là khuynh hướng vận động, phát triển của sự vật thông qua những lần phủ

định biện chứng, tạo thàh hình thức mang tính chu kì “ phủ định của phủ
định”.
- Phủ định: là sự thay thế sự vật này bằng sự vật khác trong quá trình vận
động và phát triển.
- Phủ định biện chứng: là 1 phạm trù triết học dùng để chỉ sự phủ định tự
thân, sự phát triển tự nhiên, là quá trình dẫn tới sự ra đời của sự vật mới tiến
bộ hơn sự vật củ.

Trong quá trình học tập, nghiên cứu thì tính khách quan thể hiện rõ đó
là:
 Khi ta học cấp 2 thì nhận thức của chúng ta sẽ cao hơn cấp 1, nó sẽ phủ
định những suy nghĩ sai lệch, chưa rõ ràng ở cấp một, và như thế dần dần
đến đại học,cao đẳng sẽ phủ định cấp 3.
 Trong quá trình nghiên cứu, cái mới ra đời sẽ phủ định cái cũ, cái tiêu cực
do hạn chế về trình độ nhận thức trước đó của bản thân mỗi người nhận
thức và kĩ năng của con người được nâng cao hơn.

Trong thực tiễn cách mạng Việt Nam:
 Trong sự vận động vĩnh viễn của thế giới vật chất, phủ định biện chứng là
một quá trình vô tận,tạo nên khuynh hướng phát triển của sự vật từ thấp đến
cao, diễn ra có tính chất chu kì theo hình thức “xoáy ốc”.
 Trong cách mạng Việt Nam đã trải qua các cao trào cách mạng. Đó là cao
trào 30 – 31, 36 – 39, 39 – 45, 45- 54, 54 – 75. Các cao trào cách mạng này
phát triển từ thấp đến cao, những phong trào sau rút kinh nghiệm và kế thừa
những thành tựu các phong trào trước.
 Từ 30-31,36-39, nước ta là một nước thuộc địa nữa phong kiến, một nứơc
bị nô lệ nhưng từ phong trào cách mạng 39-45 do lực lượng tham gia đông
đảo, có sự lãnh đạo tài tình, thay đổi chiến lược giành được thắng lợi.
 Từ một nước thuộc địa nứơc ta trở thành một nước công nông do dân làm
chủ.

 Phong trào 45-54 đã đưa lại những lợi đó là miền Bắc hoàn toàn tiến lên
chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục đấu tranh.
 Phong trào cách mạng 54-75 phủ định phong trào 45-54 trong lần này
nước ta hoàn toàn giải phóng.
 Tại những mốc lịch sử về sau càng cho thấy sự phát triển đi lên của cách
mạng Việt Nam.
 Nội dung cơ bản của quy luật phủ định của phủ định trong phép biện
chứng duy vật: phản ánh mối quan hệ biện chứng giữa các phủ định và các
khẳng định trong quá trình phát triển của sự vật.
Phủ định biện chứng là điều kiện cho sự phát triển, cái mới ra đời là kết
quả của sự kế thừa những nội dung tích cực từ trong sự vật cũ, phát huy nó
trong sự vật mới và tạo nên tính chu kì của sự phát triển.
Câu 6 : Bằng lý luận của 3 quy luật: lượng – chất, mâu thuẫn,
phủ định của phủ định; làm rõ sự phát triển của các chế độ xã
hội:
CSNT

CHNL

PK

TBCN

CSCN.
- Quy luật lượng - chất vạch ra phương thức cho sự phát triển.
- Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc, động
lực của sự phát triển.
- Quy luật phủ định của phủ định vạch ra khuynh hướng cho sự phát triển.
- Tinh thần chung: mọi sự vật hiện tượng luôn luôn vận động và phát triển đi
lên. Cái mới sẽ ra đời thay thế cho cái cũ.

- Sự phát triển các chế độ xã hội:

CSNT:
 Xã hội bình đẳng, sản phẩm làm ra được chia đều, mọi người được
hưởng các quyền lợi như nhau.
 Tư liệu sản xuất cải thiện, phát triển lực lượng sản xuất và phân công
lao động mang lại năng xuất cao.
 Của cải của người dân làm ra dư thừa  sự chiếm đoạt của một số
người có quyền lực xã hội có sự phân hóa thành những giai cấp đối
nhau.
 Chính sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất tạo ra bước
nhảy khi những mâu thuẫn trong lòng chế độ được giải quyết và CHNL
chính là cái mới ra đời phủ định lần 1 CSNT.


CHNL :
 Sự phân chia giàu nghèo những mâu thuẫn trong xã hội nhiều
cuộc đấu tranh giữa giai cấp bị trị xảy ra chống áp bức, bóc lột.
 Khi các cuộc đấu tranh trở nên mạnh mẽ, mâu thuẫn đến đỉnh điểm thì
1 chế độ mới thay thế. Đó là chế độ PK.

PK:
 Giai cấp địa chủ nắm quyền sở hữu ruộng đất và tiến hành bóc lột địa tô
với nông dân.
 Sự phân chia giàu nghèo rất rõ rệt, kinh tế còn lạc hậu.
 Từ thế kỉ 15-18 đất nước còn có những bước tiến dài trong kinh tế và xã
hội.
Giai cấp tư bản ngày càng thiết lập địa vị thống trị của mình, thông qua
nhều cuộc cách mạng nổ ra và giành thắng lợi.TBCN dần thay thế cho
chế độ PK.


TBCN:
 Nền kinh tế xã hội phát triển cao xã hội tương đối ổn định nhưng CNTB
đã không ngừng bóc lột sức lao động của công nhân  sự nổi dậy đấu
tranh giành lại quyền.
 Vì vậy, một chế độ mới ra đời đáp ứng nguyện vọng của toàn nhân
loại.Đó là CSCN.

CSCN:
 Mọi người được tự do, không còn sự phân chia giai cấp, đối lập nhau.
 Như vậy, qua mỗi lần thay thế chế độ xã hội là một bước nhảy thể hiện
tính tất yếu, khách quan đi lên của loài người:
 Qua 3 lần phủ định, CSCN dường như quay lại điểm xuất phát ban đầu
nhưng phát triển hơn.
 Kinh tế phát triển mạnh mẽ, đáp ứng nhu cầu của nhân dân.
Sự phát triển của các chế độ xã hội cùng với 3 quy luật và cuối cùng cái
mới ra đời thay thế cho cái củ, cái mới sẽ tiến bộ hơn, phát triển hơn.
Câu 7: Tại sao trong mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn,
quán triệt tư tưởng thống nhất nguyên tắc giữa lý luận và thực
tiễn, ý nghĩa phương pháp luận của thực tiễn này.
 Đề cương:
- Nhận thức là gì?
- Nguyên tắc cơ bản của nhận thức.
- Thực tiễn là gì?
- Hình thức biểu hiện của thực tiễn.
- Mối quan hệ giữa nhận thức và thực tiễn.
- Vận dụng nguyên tắc giữa lí luận và thực tiễn trong mối quan hệ
hoạt động nhận thức và thực tiễn.
- Ý nghĩa phương pháp luận.


Nhận thức là một quá trình phản ánh tích cực, tự giác,sáng tạo khác
quan vào bộ có con người trên cơ sở thực tiễn, nhằm tạo ra những tri thức
về thế giới khách quan.

Nguyên tắc cơ bản sau đây:
 Một là: thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan độc lập đối
với ý thức của con người.
 Hai là: thừa nhận khả năng nhận thức của con ngừơi. Coi nhận thức
là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người.
 Ba là: khẳng định sự phản ánh đó là một quá trình biện chứng, tích
cực, tự giác và sáng tạo.
 Bốn là: coi thực tiễn là cơ sở chủ yếu và trực tiếp nhất của nhận
thức, là động lực mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn để kiểm ta
chân lí.

Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính
lịch sử xã hội của con ngừơi nhằm cải thiện tự nhiên và xã hội.
 Hoạt động thực tiễn rất đa dạng với nhiều càng phong phú, có 3 hình
thức:
 Hoạt động sản xuất vật chất:là hình thức hoạt động cơ bản, đầu tiên
của thực tiễn.
 Hoạt động chính trị xã hội: là hoạt động của các cộng đồng người,
các tổ chức khác nhau trong xã hội nhằm cải biến những quan hệ
chính trị xã hội để thúc đẩy xã hội phát triển.
 Hoạt động thực nghiệm khoa học: là một hình thức đặc biệt của hoạt
động thực tiễn.

Mối quan hệ:
 Thực tiễn và nhận thức có mối quan hệ chặt chẽ biện chứng không
thể tách rời nhau.Thực tiễn đóng vai trò là cơ sở động lực, mục đích

của nhận thức và là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lí.
 Thực tiễn là điểm xuất phát trực tiếp của nhận thức.


Vận dụng nguyên tắc:
 Trong mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn phải có sự thống nhất
giữa lí luận và thực tiễn thì mọi việc mới được hoàn thiện và thành
công.
 Nếu chỉ biết đến lí luận, biết đến lí thuyết trên sách vở mà không vận
dụng nó vào thực tiễn, không áp dụng lí thuyết đã học vào thực tế thì
lí luận đó như là lí luận suông.
 Việc áp dụng lí luận vào thực tiễn có vai trò quan trọng nó đem lại
hiệu quả cao trong mọi hoạt động của nhận thức.


Ý nghĩa phương pháp luật của nguyên tắc này là:
 Nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn,là cơ sở của thực tiễn.
 Chú trọng thực tiễn cũng như trong mọi lĩnh vực nghiên cứu, học
tập “ học phải đi đôi với hành”
 Nếu xa rời thực tiễn sẽ dẫn đến sai lầm của sự chủ quan, máy móc.
 Lí luận không có thực tiễn là lí luận suông. Thực tiễn không
có lí luận là thực tiễn mù quáng.
Câu 8: Phân tích sự vận dụng của Đảng ta vào mối quan hệ
biệ chứng cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng trong thời kì
quá độ lên CNXH.
- Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế
của một hình thái kinh tế xã hội.
 Cơ sở hạ tầng bao gồm nhiều kiểu QHSX:
+ QHSX thống trị
+ QHSX tàn dư

+ QHSX mầm mống
- Kiến trúc thượng tầng là tất cả những hiện thực xã hội hình thành và phát
triển bên trên cơ sở hạ tầng , gồm:
+ Hệ thống các hình thái ý thức xã hội
+ Thiết chế chính trị xã hội
 Mối quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT.
+ CSHT quyết định KTTT:
 CSHT biến đổi  KTTT biến đổi theo.
 Sự thay đổi QHSX cũ lỗi thời bằng QHSX mới đời sống chính trị và tinh
thần của xã hội cũng thay đổi theo.
 Thiết lập KTTT mới tiến bộ hơn.
+ KTTT tác động trở lại CSHT:
 KTTT tiến bộ thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội.
 KTTT lạc hậu kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội.
 Vận dụng của Đảng ta vào mối quan hệ giữa CSHT và KTTT trong thời kì
quá độ lên CNXH:
+ CSHT xây dựng theo quan điểm của Đảng  CSHT không thống nhất với
các loại QHSX khác nhau.
+ Các loại QHSX vừa cạnh tranh, kết hợp nhau để cùng phát triển, và phải
vận dụng theo định hướng CNXH.
+Trong thời kì quá độ lên CNXH và KTTT thống nhất nhau. Vì CSHT và
XHCN không đối lập nhau.
+ Thời kì quá độ từ CNTB  CNXH là thời kì cải biến cách mạng sâu sắc
và triệt để.
+ Nước ta từ một nước thuộc địa ½ phong kiến với nền kinh tế lạc hậu, sản
xuất nhỏ là chủ yếu quá độ lên CNXH còn nhiều khó khăn.
+ CSHT thời kì quá độ ở nước ta gồm các thành phần kinh tế: nhà nước, hợp
tác, tư bản nhà nước cùng với các hình thức sở hữu.
+ Đó là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN.
 Trong hội nghị Đại biểu Đảng nhiệm kì VIII Đảng và nhà nứơc ta đã đề

ra nhiệm vụ trước mắt: Phải tập trung nguồn vốn đầu tư nhà nước cho việc
xây dựng CSHT kinh tế xã hội và những công trình công nghiệp then chốt.
 Chúng ta phải tiếp tục thực hiện công cuộc CNH-HĐH nông nghiệp và
kinh tế nông thôn, phát triển nông – lâm – ngư nghiệp.
 Về KTTT Đảng ta khẳng định: lấy chủ nghĩa Mác Lênin và Tư tưởng Hồ
Chí Minh làm nền tảng cho mọi hoạt động của Đảng và nhân dân.
 Sự phát triển CSHT và KTTT là bước giải quyết mâu thuẫn .
 Trong quá trình phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng
XHCN ở nước ta cần phải vận dụng quan hệ CSHT và KTTT.
Câu 9: Phân tích sự vận dụng của Đảng ta đối với quy luật về sự phù
hợp của QHSX với trình độ phát triển của LLSX trong thời kì quá độ lên
CNXH.
- Lực lượng sản xuất là nhân tố có tính sáng tạo và tính sáng tạo đó có tích
lịch sử.
- QHSX là mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất, gồm:
+ Quan hệ về chiếm hữu tư liệu sản xuất
+ Quan hệ về quản lí và phân công lao động
+ Quan hệ về phân phối sản phẩm.
 Mối quan hệ biện chứng giữa LLSX và QHSX:
 Là mối quan hệ thống nhất biện chứng trong đó LLSX quyết định QHSX
và QHSX tác động ngược lại LLSX.
 Là mối quan hệ thống nhất có bao hàm khả năng chuyển hoá thành các mặt
đối lập và phát sinh mâu thuẫn.
 QHSX phải phụ thuộc vào thực trạng phát triển của LLSX trong mỗi giai
đoạn lịch sử xác định.
Thực tế Đảng ta đã và đang từng bước điều chỉnh QHSX cả về vi mô và vĩ
mô, đồng thời coi trọng đẩy mạnh LLSX.
 Bỏ qua giai đoạn TBCN, thực hiện một bứơc nhảy vọt tiến lên XHCN sau
20 năm thực hiện CNH-HĐH đất nước, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ,
đi đôi với việc phát triển kinh tế tri thức.

 Trong đó kinh tế nhà nước ngày càng giữ điạ vị chủ đạo trong nền kinh tế
quốc dân.
 Trong thời kì quá độ nhất định có nhiều cách biệt về thu nhập giữa các
thành viên. Nhưng theo định hướng XHCN sự cách biệt ấy sẽ được khắc
phục dần bởi có nhiều loại hình sở hữu xã hội.
 Khi QHSX phù hợp với trình độ của LLSX thì nó kích thích việc cải tiến
CCLĐ, áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất, hợp tác và
phân công lao động tạo năng suất lao động.
 Quy luật QHSX phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX là quy luật
thống nhất của sự phát triển kinh tế xã hội. Góp phần quan trọng vào quá
trình quá độ lên XHCN của đất nứơc.
Câu 10: Phân tích sự vận dụng học thuyết hình thái kinh tế xã hội vào
thực tiễn cách mạng Việt Nam.
- Hình thái kinh tế - xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử
dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ
sản xuất đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp với một trình độ nhất định của
lực lượng sản xuất,và với một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây
dựng trên những quan hệ sản xuất ấy.
- Lí luận học thuyểt KT-XH là cơ sở khoa học cuả phương pháp tiếp cận
khách quan, toàn diện về xã hội.
- Nó vạch ra cấu trúc XH và tính quy luật cảu đời sống XH.
- Nó khắc phục những hạn chế của các quan điểm duy tâm siêu hình về XH
- Nó chỉ ra sự phát triển XH là quá trình lịch sử tự nhiên
 Đây là cơ sở lí luận cuả Đảng Cộng Sản trong tương lai.
 Vận dụng học thuyết hình thái kinh tế xã hội của Đảng ta vào thực tiễn
cách mạng Việt Nam:
+ 1930-1945:
 Mở đầu với một sự kiện nổi bật 3-2-1930 Đảng Cộng sản Việt Nam thành
lập, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng.
 Những phong trào cách mạng được nhân rộng và đạt nhiều kết quả tiêu

biểu là cách mạng Tháng 8 thành công(1945).
 Khẳng định chủ quyền dân tộc, độc lập với tuyên ngôn khai sinh ra nước
Việt Nam dân chủ cộng hoà ngày 2-9-1945.
+ 1945-1975:
Nhiều cuộc cách mạng  nổi dậy mùa xuân 1975.
Đất nước hoàn toàn thống nhất , tiến lên chủ nghĩa xã hội với nền móng
tàn dư sau chiến tranh.
+ 1975 – nay:
Bỏ qua TBCN xây dựng CNXH.
Thực hiên con đường “ CNH-HĐH”
Việt Nam từng bước khẳng định mình trên thị trường quốc tế.
 Mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau hình thái kinh tế xã hội cũng khác
nhau tạo thành nét đặc trưng phù hợp cho từng trình độ nhất định.
 Sự lạc hậu, tri thức chưa phát triển nhưng hình thái kinh tế xã hội tồn tại,
xã hội chưa khá phức tạp, chịu sự thống trị 1000 năm đô hộ.
 Hình thái kinh tế mang bản chất cách mạng. Sự thống nhất chặt chẽ giữa
các tầng lớp trong xã hội.
 Mang bản chất hình thái kinh tế xã hội mới, phù hợp với xu hướng , điều
kiện cụ thể của nước ta.
 Sự phát triển quá độ lên CNXH là hình thái kinh tế xã hội có tính chất qua
một thời kì lâu dài.
 Qúa trình xây dựng nền kinh tế lâu dài tự chủ kết hợp với sự chủ động hội
nhập kinh tế.Đồng thời xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân
tộc.
 Thực hiện mục tiêu “ dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ
văn minh”.
 Học thuyết kinh tế xã hội là một học thuyết khoa học. Là điều kiện,cơ sở
để phát triển.
Câu 11: Từ quan điểm con người của CNDV lịch sử hãy nêu ý
nghĩa bài học “ lấy dân làm gốc” và chiến lược phat huy nguồn

lực con người của nước ta trong công cuộc đổi mới đất nước.
NHÓM 4 – ĐHSP Vật Lí K10:
1. Võ Văn Dũng.
2. Nguyễn Thị Ngọc.
3. Hồ Thị Thanh Tâm.
4. Dương Thị Kim Ngân.
5. Nguyễn Văn Luyện.
6. Nguyễn Ngọc Hoàng.
7. Nguyễn Thị Thúy.
8. Hồ Thị Thanh Tâm.

×