Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

câu hỏi về ngoại lệ điều XX GATT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.23 KB, 12 trang )

LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ_

CÂU HỎI về ngoại lệ điều XX gatt
Câu 1: Mô tả mối quan hệ giữa “tự do hoá thương mại” và “bảo vệ sức khoẻ và môi
trường” ?
Trong hệ thống các Hiệp định của WTO có nhiều quy định liên quan trực tiếp tới
vấn đề thương mại và môi trường. Nhiều quy định của Hiệp định GATT 1994 có liên
quan tới vấn đề này, ví dụ: Điều I và Điều III (qui định về nghĩa vụ không phân biệt đối
xử), Điều XI (về các biện pháp hạn chế định lượng) và các qui định về ngoại lệ chung tại
Điều XX. Vấn đề thương mại - môi trường được đề cập ngay trong Lời mở đầu
(Preamble) của Hiệp định thành lập WTO và trong nhiều Hiệp định khác của WTO.
Lời mở đầu của Hiệp định Marrakesh thành lập WTO thừa nhận sự cần thiết của
việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững:
“Các bên ký kết Hiệp định này thừa nhận rằng các quan hệ kinh tế thương mại của
họ cần phải đảm bảo mục tiêu nâng cao mức sống, tạo việc làm, tăng thu nhập đáng kể và
ổn định,..., đồng thời sử dụng tối ưu các nguồn lực của thế giới vì mục tiêu phát triển bền
vững, bảo vệ và bảo tồn môi trường...”.
Đây là cơ sở cho việc diễn giải các quy định cụ thể có liên quan tới môi trường
trong các Hiệp định của WTO và áp dụng trên thực tế các biện pháp hạn chế thương mại
với mục đích “bảo vệ môi trường”.
Hiệp định chung về thuế quan và thương mại 1994 dành một số ngoại lệ cho các
Thành viên để đáp ứng yêu cầu về đảm bảo an ninh, lợi ích quốc phòng, bảo vệ các giá trị
văn hoá, tinh thần của dân tộc, truyền thống lịch sử, bảo vệ sức khoẻ con người, động
vật, thực vật và môi trường, di sản quốc gia, tài nguyên quý hiếm, ngăn chặn gian lận
thương mại, bảo đảm an ninh tài chính, tiền tệ quốc gia, liên quan đến các sản phẩm lao
động của tù nhân, chính sách độc quyền, bảo hộ bản quyền, nhãn hiệu thương mại, duy trì
hoà bình và an ninh thế giới, tình hình tài chính đối ngoại và cán cân thanh toán, mua
sắm nhằm mục đích cho tiêu dùng của Chính phủ và chi trả các khoản trợ cấp.
Đây là những vấn đề cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng đến an ninh và sự phát
triển kinh tế của mỗi nước. Các quy định của WTO là bắt buộc nhưng cũng có những
ngoại lệ riêng, theo đó các Thành viên có thể áp dụng các biện pháp trái với quy tắc đối



Trang 1


LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ_

xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong phạm vi cho phép khi thực thi nghĩa vụ của
mình.
“Tự do hóa thương mại” không thể thiếu “bảo vệ sức khỏe và môi trường”, hai
vấn đề luôn song hành tồn tại cùng nhau được thể hiện trong mục đích, tôn chỉ cũng như
các quy định của WTO. Để tự do hóa thương mại bền vững thì việc đảm bảo sức khỏe,
môi trường là nhân tố quan trọng. Đảm bảo cân bằng lợi ích, tránh những rào cản không
cần thiết và cho phép những quy định nhằm bảo vệ lợi ích cộng đồng.
Câu 2: Khi nào một quốc gia thành viên sử dụng Điều XX của GATT 1994 trong các
vụ kiện ?
Trong thương mại quốc tế, nhiều tranh chấp về vấn đề bảo vệ môi trường đã dẫn
tới việc áp dụng các biện pháp hạn chế định lượng, đặc biệt là việc cấm xuất
nhập khẩu. Những quy định của MEAs liên quan tới cấm hoặc hạn chế xuất nhập khẩu
có thể vi phạm quy định của Điều XI. Tuy nhiên, trong quá trình vận dụng, Điều XI
thường được xem xét cùng với Điều XX về các điều khoản về ngoại lệ chung. Ví
dụ, theo Nghị định thư Montreal, Điều 4, các quốc gia thành viên có thể cấm xuất
khẩu, cấm nhập khẩu nhằm thực hiện yêu cầu hạn chế tiêu thụ hoặc sản xuất trong nước.
Việc cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu trong trường hợp này có thể không phù hợp với
Điều XI nhưng lại có thể giải thích được theo Điều XX của GATT.
Khi một quốc gia thành viên muốn áp dụng một biện pháp nhằm đảm bảo an ninh,
lợi ích quốc phòng, bảo vệ các giá trị văn hoá, tinh thần của dân tộc, truyền thống lịch sử,
bảo vệ sức khoẻ con người, động vật, thực vật và môi trường, di sản quốc gia, tài nguyên
quý hiếm, ngăn chặn gian lận thương mại, bảo đảm an ninh tài chính, tiền tệ quốc gia,
liên quan đến các sản phẩm lao động của tù nhân, chính sách độc quyền, bảo hộ bản
quyền, nhãn hiệu thương mại, duy trì hoà bình và an ninh thế giới, tình hình tài chính đối

ngoại và cán cân thanh toán, mua sắm nhằm mục đích cho tiêu dùng của Chính phủ và
chi trả các khoản trợ cấp … các quốc gia có thể sử dụng Điều XX GATT 1994.
Điều XX của GATT qui định những trường hợp mà các bên ký kết GATT có thể
được miễn trừ nghĩa vụ tuân thủ các qui định của GATT. Tuy nhiên, Điều XX cũng qui
định rõ các nước thành viên không được sử dụng những ngoại lệ này để tạo ra sự phân

Trang 2


LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ_

biệt đối xử một cách độc đoán hoặc hạn chế trá hình đối với các sản phẩm của các thành
viên khác.
Câu 3: Các giá trị cộng đồng nào được đề cập đến trong Điều XX ?
Điều XX quy định việc áp dụng các ngoại lệ chung không được tạo ra sự phân biệt
đối xử phi lý giữa các nước có điều kiện như nhau hay hạn chế, ngăn cản thương mại
quốc tế. Áp dụng các ngoài lệ trái với quy tắc không phân biệt đối xử trong trường hợp
cần thiết:






Bảo vệ đạo đức công cộng;
Bảo vệ cuộc sống và sức khoẻ con người, động vật hay thực vật;
Liên quan đến việc xuất hoặc nhập khẩu vàng và bạc;
Liên quan đến các sản phẩm sử dụng lao động của tù nhân;
Bảo đảm sự tôn trọng pháp luật và các quy tắc không trái với các quy định
về áp dụng các biện pháp hải quan, duy trì hiệu lực của chính sách độc

quyền, bảo hộ bản quyền, nhãn hiệu thương mại, quyền tác giả và các biện

pháp ngăn ngừa gian lận thương mại
• Bảo vệ di sản quốc gia;
• Gìn giữ nguồn tài nguyên có thể bị cạn kiệt.

Trang 3


LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ_

Câu 4: Tóm tắt án lệ
TÓM TẮT ÁN LỆ US- SHRIMP

1 Các vấn đề chính
Bên kháng cáo: USA
Bên bị kháng cáo: Ấn Độ, Paskistan, Malaysia, Thái Lan
Năm 1987, Hoa Kỳ ban hành các quy định chiếu theo quy định của Đạo luật các
loài nguy cấp của năm 1973, yêu cầu tất cả tàu lưới kéo tôm Hoa Kỳ sử dụng ("TEDs")
hoặc hạn chế thời gian kéo lưới trong khu vực quy định, nơi có tỉ lệ tử vong đáng kể về
các loài rùa biển trong các việc thu hoạch tôm.
Năm 1989, tại mục 609 của Luật Công 101-1625 (" Mục 609 ") Hoa Kỳ áp đặt
một lệnh cấm nhập khẩu tôm được đánh bắt bằng những công nghệ đánh bắt có tác hại
xấu tới loài rùa biển.
Cho rằng quy định trên của Hoa Kỳ đã làm ảnh hưởng đến quyền lợi của mình và
vi phạm các quy định của WTO nên các nước Ấn Độ, Paskistan, Malaysia, Thái Lan đã
tiến hành kiện Hoa Kỳ.
Tại phiên xét xử sơ thẩm, Ban hội thẩm đưa ra kết luận là biện pháp đã làm suy
thoái hệ thống thương mại đa phương và được coi là “không thuộc các biện pháp được
cho phép theo điều XX GATT”. Do đó , biện pháp mà Hoa Kỳ áp dụng đã vi phạm quy

định tại Điều XX GATT 1994.
Sau đó, Hoa Kỳ đã kháng cáo.

2 Câu hỏi pháp lí đặt ra (issue)
Hoa Kỳ đã áp dụng biện pháp cấm nhập khẩu tôm và các sản phẩm tôm được đánh
bắt bằng phương pháp gây hại đến loài rùa biển dựa trên cơ sở quy định tại Mục 609 của
Luật Công 101 – 162 có thể được biện minh theo ngoại lệ chung Điều XX(g) của GATT
1994 không?

3 Cơ sở pháp lí
Điều XX GATT 1994

4 Quyết định của tòa (holdings)
Biện pháp của Hoa Kỳ nằm trong phạm vi các ngoại lệ của Điều XX của GATT
1994, cụ thể là Điều XX(g) về “việc gìn giữ nguồn tài nguyên có thể bị cạn kiệt” nhưng
biện pháp này lại không đáp ứng được các yêu cầu của đoạn mở đầu của Điều XX về việc
Trang 4


LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ_

“không được tạo ra phân biệt đối xử độc đoán hay phi lý giữa các nước có cùng điều kiện
như nhau” hay “tạo ra một sự hạn chế trá hình với thương mại quốc tế”, và vì vậy, biện
pháp này là không hợp lý theo Điều XX của GATT 1994.
(Ban hội thẩm lại quyết định: Biện pháp mà Hoa Kỳ đưa ra không nằm trong các
biện pháp được phép của Điều XX GATT 1994)

5 Lập luận của tòa (reasoning)
Ý kiến của CQPT đối với biện pháp mà Hoa Kỳ đã đưa ra trong mục 609


5.1

CQPT xem xét biện pháp của Hoa Kỳ có rơi vào trường hợp ngoại lệ liệt

kê tại Điều XX(g) của GATT 1994 về “việc gìn giữ nguồn tài nguyên có thể bị cạn
kiệt” không?
Có ba câu hỏi CQPT cần trả lời để xem xét vấn đề trên:
• Nguồn tài nguyên có thể bị cạn kiệt
• Liên quan đến bảo tồn nguồn tài nguyên có thể bị cạn kiệt
• Biện pháp có được thực thi cùng với các hạn chế đến sản xuất và tiêu dùng nội địa.
5.1.1

Thuật ngữ “tài nguyên có thể bị cạn kiệt”

Ban hội thẩm tiếp cận vấn đề theo chiều hướng từ trên đoạn mở đầu của điều XX
GATT xuống mà lại không xác định rùa biển trong mục 609 có là “nguồn tài nguyên
thiên nhiên bị cạn kiệt” theo đúng mục đích của Điều XX(g) hay không. Tuy nhiên, các
bên cũng đưa ra tranh luận về việc này.
Theo Ấn Độ, Pakistan và Thái Lan cho rằng lý giải hợp lí cho thuật ngữ “cạn kiệt”
chỉ dùng để chỉ các loại tài nguyên hữu hạn như khoáng sản chứ không bao gồm các loại
tài nguyên có thể tái tạo được.
Theo quan điểm của CQPT, nguyên văn của điều XX không đưa ra sự giới hạn
giữa tài nguyên khoáng sản hay tài nguyên thiên nhiên phi sinh và CQPT cho rằng “cạn
kiệt” tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên tái tạo là không loại trừ lẫn nhau
bởi một thực tế đã chứng minh rằng những tài nguyên thiên nhiên có khả năng tái tạo
nhưng thường xuyên chịu sự tác động của con người vẫn có nguy cơ bị tuyệt chủng. Theo
tinh thần chung của hiệp định WTO, thì thuật ngữ tài nguyên thiên nhiên nên được
hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên có sự sống và tài nguyên
thiên nhiên không có sự sống.
Trang 5



LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ_

Về thuật ngữ “cạn kiệt” phải được xem xét và thừa nhận bởi tất cả các bên trong
từng trường hợp cụ thể, ở đây, sự cạn kiệt của rùa biển được biểu hiện qua phụ lục I Công
ước CITES đều được các quốc gia thừa nhận. Mặc dù các loài rùa biển đang bị đe dọa
được điều chỉnh bởi Mục 609 đều xảy ra ở vùng biển ngoài thẩm quyền của Hoa Kỳ
nhưng dựa trên tập quán di cư từ vùng biển này sang vùng biển khác thì nguy cơ tuyệt
chủng của loài rùa biển là có liên quan với nhau. Và vì vậy loài rùa biển được xem là
“nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể bị cạn kiệt”.
5.1.2

Về sự liên quan đến việc bảo tồn nguồn tài nguyên có thể bị cạn kiệt

Để xem xét tính “liên quan”, cần phân tích mối quan hệ giữa biện pháp và mục
tiêu chính sách bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể bị cạn kiệt. Mục 609(1) đã
đưa ra một lệnh cấm nhập khẩu tôm đã được thu hoạch với công nghệ đánh bắt cá thương
mại mà có thể ảnh hưởng xấu đến các loài rùa biển. Biện pháp được xây dựng để tác
động đến các quốc gia trong việc thông qua các chương trình đòi hỏi ngư dân đánh bắt
tôm phải sử dụng TEDs. Có hai ngoại lệ cho lệnh cấm nhập tôm liên quan trực tiếp đến
việc bảo tồn rùa biển.
• Một là tôm được đánh bắt không ảnh hưởng đến rùa biển.
• Hai là tôm đánh bắt ở các nước được xác nhận. Có hai loại xác nhận.
 Một quốc gia có thể được xác nhận có môi trường đánh bắt không tạo ra sự đe
dọa đến bắt rùa biển khi đánh bắt tôm.
 Một quốc gia cũng có thể thông qua chương trình tương đương với chương trình
của Hoa Kỳ và có tỉ lệ bắt rùa biển tương đương với tỉ lệ của các tàu Hoa Kỳ
Như vậy Mục 609 không phải là lệnh cấm gộp đơn giản lên nhập khẩu tôm mà
không xem xét đến kết quả của các phương thức đánh bắt ảnh hưởng vô tình đến bắt và

sự tồn tại của loài rùa biển. Phạm vi của Mục 609 không rộng đến mức bất cân xứng với
mục tiêu chính sách bảo vệ loài rùa biển. Mục 609 vì thế liên quan một các hợp lý tới
mục tiêu chính sách. Hơn nữa, Mục 609 cũng được “áp dụng hạn chế cả với sản xuất và
tiêu dùng trong nước” vì không những đặt ra yêu cầu đối với các tàu đánh bắt tôm của
nước ngoài mà còn áp dụng cả với tàu của Hoa Kỳ.
Do đó, mục 609 là một biện pháp liên quan đến việc bảo tồn các nguồn tài
nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt theo Điều XX(g) của GATT 1994.
Trang 6


LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ_

5.1.3

Biện pháp trên được áp dụng hạn chế với cả sản xuất và tiêu dùng nội

địa
Trong trường hợp này, CQPT đi xác định các biện pháp hạn chế đối với tôm nhập
khẩu được đưa ra theo mục 609 có được áp dụng với tôm do các tàu của Hoa Kỳ đánh
bắt.
Quy định tại mục 609 cấm nhập khẩu tôm được thu hoạch với công nghệ đánh bắt
cá thương mại mà có thể ảnh hưởng xấu đến các loài rùa biển và yêu cầu sử dụng
“TEDs” trong đánh bắt có hiệu lực năm 1987 và sau đó Hoa Kỳ cũng yêu cầu các tàu
đánh bắt tôm trong nước sử dụng “TEDs”. Hình phạt được đưa ra đối với vi phạm Đạo
luật các loài nguy cấp, hoặc các quy định ban hành theo đó, bao gồm các biện pháp trừng
phạt dân sự và hình sự.
Do đó, biện pháp tại mục 609 của Hoa Kỳ đưa ra được áp dụng đối với cả việc
khai thác nội địa.
Từ 3 yếu tố phân tích trên, Cơ quan phúc thẩm kết luận biện pháp tại mục 609 là
một biện pháp được liệt kê tại điều XX GATT – cụ thể là điều XX(g).


5.2

Cơ quan phúc thẩm xem xét biện pháp cấm nhập khẩu tôm của Hoa Kỳ

theo Mục 609 có đáp ứng được điều kiện đưa ra tại đoạn mở đầu (chapeau) của Điều
XX GATT 1994 hay không?
Sau khi đã xác định được biện pháp mà Hoa Kỳ đưa ra tại mục 609 là biện pháp
được liệt kê tại điều XX (g), Cơ quan phúc thẩm tiếp tục xem xét biện pháp đó có thỏa
điều kiện tại phần mở đầu của điều XX GATT 1994 hay không?
Tại phần mở đầu của Điều XX GATT có quy định các biện pháp không được áp
dụng theo cách tạo ra công cụ phân biệt đối xử tùy tiện hoặc không thể chứng minh được
giữa các nước có cùng điều kiện như nhau hay tạo ra một sự hạn chế trá hình với thương
mại quốc tế.
Theo đó, có 3 tiêu chuẩn trong phần mở đầu của điều XX GATT là:
• phân biệt đối xử tùy tiện giữa các nước có cùng điều kiện như nhau
• không thể chứng minh được giữa các nước có cùng điều kiện như nhau
• tạo ra một sự hạn chế trá hình với thương mại quốc tế.
Để xem 1 biện pháp có phân biệt đối xử tùy tiện giữa các nước có cùng điều kiện
như nhau, cần có 3 yếu tố. Thứ nhất, việc áp dụng biện pháp đó sẽ dẫn đến kết quả phân
Trang 7


LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ_

biệt đối xử. Thứ hai, sự phân biệt đó được áp dụng một cách tùy tiện. thứ ba, việc phân
biệt đối xử đó diễn ra giữa các nước có cùng điều kiện như nhau. trong trường hợp này,
Cơ quan phúc thẩm lập luận rằng:
Hoa Kỳ sử dụng một lệnh cấm vận kinh tế để yêu cầu các quốc gia thành viên phải
thông qua chương trình quy định toàn diện để đạt được mục tiêu chính sách mà không

tính đến các điều kiện khác nhau giữa các vùng lãnh thổ của các nước thành viên; và
các chính sách, tiêu chuẩn trong Mục 609 chỉ là ý chí đơn phương của Hoa Kỳ mà không
có sự thỏa thuận từ phía các thành viên xuất khẩu, và có sự khác biệt đáng kể trong quy
định về thời gian cấp phép cho các quốc gia và được Hoa Kỳ biện minh bằng việc chưa
phát triển công nghệ TEDs; và sự khác biệt này còn thể hiện ở việc chuyển giao công
nghệ TEDs đến các quốc gia cụ thể. Vì vậy, biện pháp của Hoa Kỳ là một sự “phân biệt
đối xử phi lý”. Mục 609 còn áp đặt một yêu cầu cứng nhắc, duy nhất trong việc cấp phép
mà không đòi hỏi sự phù hợp của nó với các điều kiện hiện hành của một quốc gia là
“phân biệt đối xử độc đoán”.
Sự bảo tồn loài rùa biển phải có sự hợp tác giữa các quốc gia tuy nhiên Hoa Kỳ
chỉ kí kết hiệp định về vấn đề này với các quốc gia châu Mỹ mà không ký với các nước
khác - đây chính là sự phân biệt đối xử mà không thể chứng minh được.
Từ những lập luận trên của Cơ quan phúc thẩm, Cơ quan phúc thẩm quyết định biện pháp
mà Hoa Kỳ quy định tại Mục 609 là không phù hợp với điều XX GATT1994
Nhận định của Cơ quan Phúc thẩm đối với quyết định của Ban hội thẩm
trong trường hợp này:
Ban Hội thẩm đã không làm theo tất cả các bước của việc áp dụng "quy tắc tập
quán trong việc giải thích công pháp quốc tế" theo yêu cầu của Điều 3.2 của DSU. Quy
tắc khi xác định ý nghĩa gốc của các từ trong một hiệp định thì phải xem bối cảnh của nó
và trong trạng thái của các đối tượng và mục đích liên quan của hiệp định. Cơ quan
phúc thẩm cho rằng Ban hội thẩm đã không kiểm tra rõ ràng ý nghĩa của các từ ngữ trong
lời mở đầu của Điều XX GATT. Trong vụ United States – Gasoline, Cơ quan phúc thẩm
đã chỉ ra rằng “ không có quá nhiều biện pháp hay nội dung cụ thể để hỏi nhưng tốt hơn
là hỏi cách mà biện pháp đó được áp dụng”. Tuy nhiên, trong trường hợp này Ban hội
thẩm đã không hỏi cụ thể cách áp dụng của mục 609 tạo ra sự phân biệt đối xử tùy tiện
Trang 8


LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ_


hoặc không thể chứng minh giữa các quốc gia có cùng điều kiện hoặc là một sự hạn chế
trá hình đối với thương mại quốc tế.
Khi xem xét một biện pháp có thuộc một trong những đoạn của Điều XX, Ban hội
thẩm đã không xem xét kỹ lưỡng bối cảnh ra đời của đoạn mở đầu điều XX. Hơn nữa
Ban hội thẩm cũng không xem xét đối tượng và mục đích của lời mở đầu điều XX mà xem
xét đến đối tượng và mục đích của cả Hiệp định GATT, Hiệp định WTO nên đối tượng và
mục đích mà nó mô tả là quá rộng. Đó là nguyên nhân mà BHT đưa ra kết luận là biện
pháp đã làm suy thoái hệ thống thương mại đa phương và được coi là “không thuộc các
biện pháp được cho phép theo điều XX GATT”.
BHT xác định các tiếp cận một biện pháp có thuộc phạm vi điều XX GATT theo
hướng: đầu tiên là biện pháp được ban hành có thỏa mãn mục tiêu được đề ra trong lời
mở đầu, sau đó sẽ xem xét biện pháp đó có thuộc các điều từ XX(b) đến XX(g). Tuy
nhiên, theo CQPT trong vụ Gasoline thì lý giải điều XX cho một biện pháp mở rộng thì
nó không chỉ đi theo các khoản cụ thể được liệt kê từ điểm a đến điểm j của điều XX mà
còn phải đáp ứng các yêu cầu được đặt ra tại đoạn mở đầu của điều XX.

Trang 9


LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ_

Câu 5: Tóm tắt án lệ
TÓM TẮT ÁN LỆ - BRAZIL TYRE
1. Dự liệu quan trọng của vụ việc (FACTS);
Nguyên đơn: Cộng đồng Châu Âu
Bị đơn: Brazil
Brazil ban hành các văn bản pháp lý có tên Portaria DECEX 8/1991 và SECEX
14/2004 cấm nhập khẩu vỏ xe có gai được tân trang trên cơ sở: áp dụng các biện pháp
cần thiết để bảo vệ cuộc sống và sức khỏe con người, động vật hay thực vật. Tác động
của nhập khẩu mặt hàng trên đối với sức khỏe con người thể hiện qua các bệnh về muỗi

và việc ô nhiễm khong khí phát sinh từ việc đốt vỏ xe.
Cộng đồng châu Âu cho rằng; Brazil nhắm đến bảo vệ sản xuất vỏ xe trong nước
hơn là quan tâm đến việc bảo vệ lợi ích công cộng hay đời sống con người và động thực
vật. Nói cách khác, Cộng đồng Châu Âu căn cứ vào việc Brazil đang tạo một sự hạn chế
trá hình với thương mại Quốc tế, quy định tại GATT.
2. Câu hỏi pháp lý (ISSUES);
Việc cấm nhập khẩu của Brazil, áp đặt cho bánh xe được tái chế gai nhập từ châu
Âu có thỏa mãn điều XX.b GATT hay không.
3. Cơ sở pháp lý (LAW);
Điều XX.b GATT 1994
4. Quyết định của Tòa (HOLDINGS);
Ban hội thẩm đã kết luận:
1. Portaria SECEX 14/2004 không phù hợp với điều XX.b GATT 1994 vì việc
cấm ban hành giấy phép nhập khẩu đối với vỏ xe có gai tái chế.
2. Việc cấm nhập khẩu vỏ xe được tái chế gai của Portaria DECEX 8/1991 không
phù hợp với Điều XX.b GATT 1994
3. Căn cứ Điều 3.8 DSU, Ban hội thẩm kết luận rằng; những biện pháp được liệt
kê phía trên xâm hại đến quyền lợi của Cộng đồng châu Âu và trái với GATT
1994.
4. Đề nghị DSB yêu cầu Brazil sửa đổi các biện pháp không phù hợp kể trên để
đảm bảo sự phù hợp GATTS 1994.
5. Lập luận của Tòa đưa ra quyết định (REASONING)

Lập luận thứ nhất:
Trang 10


LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ_

Để kết luận một biện pháp của một quốc gia đối với việc hạn chế hay cấm nhập

khẩu hàng hóa từ Quốc gia khác với mục đích bảo vệ cuộc sống và sức khỏe con người,
động vật hay thực vật là phù hợp với điều XX.b GATT 94 hay không, Ban hội thẩm sẽ
phân tích đoạn mở đầu của điều này:
1. Không được phân biệt đối xử tùy tiện
2. Không được phân biệt đối xử không chính đáng
3. Không được tạo ra sự hạn chế trá hình với thương mại quốc tế
Chi tiết hơn, 2 điều kiện đầu sẽ được nhóm lại thành nhóm thứ nhất (I) có tên:
“Sự phân biệt đối xử tùy tiện và không chính đáng được áp dụng giữa những quốc gia
mà đáng lẽ phải có sự đối xử bình đẳng”. Có 3 yếu tố cần chứng minh để kết luận sự
phân biệt này:
I.1. Việc áp dụng của biện pháp dẫn đến sự phân biệt đối xử
Xét về mặt quản lí vỏ xe thải và tác động đến môi trường, không có sự khác biệt
đáng kể giữa vỏ làm lại gai được sản xuất ở Brazil đối với vỏ “casing” và vỏ làm lại gai
nhập khẩu. Tuy nhiên, vỏ làm lại gai được sản xuất ở Brazil không bị hạn chế về mặt thị
trường, trong khi vỏ tương tự muốn nhập vào nước này phải có pháp lệnh của Tòa án và
trong nhiều trường hợp, mặt hàng này không được nhập khẩu.
 Có sự phân biệt đối xử.
I.2. Sự phân biệt đối xử thể hiện sự tùy tiện và không chính đáng (liên quan đến
MERSCOSUR).
I.3. Sự phân biệt đối xử diễn ra giữa những quốc gia mà ở đó đáng lẽ sự đối xử
bình đẳng được ưu tiên áp dụng.
Điều kiện cuối cùng: việc cấm nhập khẩu của Brazil nhằm bảo vệ sản xuất vỏ xe
tái chế trong nước của Quốc gia này. Điều đó ảnh hưởng đến thương mại Quốc tế.
Kết luận: Brazil đã có hành vi phân biệt đối xử không chính đáng và tùy tiện và
tạo ra sụ hạn chế trá hình với thương mại quốc tế.


Lập luận thứ hai
Xét điểm b, điều XX GATT, Ban hội thẩm lập luận cụm từ “cần thiết” trong điều


được cấu thành từ ba yếu tố:
i.
ii.
iii.

Tầm quan trọng của những lợi ích đem lại bởi những biện pháp đó
Vai trò của biện pháp đối với kết cục mà chủ thể đưa ra biện pháp nhắm đến
Những hạn chế đối với thương mại quốc tế mà biện pháp gây ra.
Trang 11


LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ_

1. Nhóm 1 (Điểm i,ii) được thể hiện ở chỗ việc nhập khẩu có tác động đến môi
trường, con người, động-thực vật của Brazil hay không
Ban hội thẩm xác định là có vì: Một là việc tích trữ vỏ xe với số lượng lớn sẽ là
tạo điều kiện cho muỗi phát triển và gây bệnh cho con người. Hai; việc đốt vỏ xe gây ô
nhiễm môi trường.
 Do đó việc cấm nhập khẩu sẽ hạn chế những tác hại kể trên cho con người và
động, thực vật ở Brazil.
2. Nhóm 2 – điểm iii - Có tạo ra sự hạn chế trá hình đối với thương mại Quốc tế
hay không?
Hội đồng nhận thấy rằng việc cấm nhập khẩu những vỏ xe được tái chế gai làm
giảm số lượng vỏ xe bị vứt đi được tái sản xuất bởi Brazil. Mà việc chế biến, sản xuất vỏ
xe bị vứt đi là một mục tiêu mà Brazil theo đuổi.
Vậy, việc cấm nhập khẩu đang phân tích bảo vệ sản xuất trong nước của Brazil.
Suy cho cùng, Brazil sử dụng việc bảo vệ môi trường và sức khỏe người, động-thực vật
như một lí do trá hình cho sự hạn chế thương mại quốc tế nhằm mục đích bảo vệ sản xuất
nội địa.
Kết luận: hành vi của Brazil không thỏa điều kiện ngoại lệ quy định tại điểm b,

Điều XX GATT 1994.

Trang 12



×