MỞ ĐẦU
Bác Hồ kính u của chúng ta đã nói:
“Hiền dữ đâu phải là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên.”
Đúng vậy, con người sinh ra đều tốt, không có ai xấu cả. Chỉ có mơi
trường xấu làm ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của con người. Chính vì
vậy, muốn giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học, trước hết phải tạo ra cho các
em một tập thể lớp tốt để các em giúp nhau rèn luyện, phấn đấu trở thành những
con người phát triển toàn diện, sống có ích cho cộng đồng, cho xã hội - Đó
chính là mục tiêu của ngành giáo dục.
Hiện nay xã hội ngày càng phát triển, kéo theo nó là sự xuống cấp về đạo
đức. Đây cũng là vấn đề đáng lưu tâm nhất của những người có trách nhiệm
trong xã hội.
Ở trường tiểu học, vai trò người giáo viên chủ nhiệm ảnh hưởng rất lớn
trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Chính vì lẽ đó tơi đã chọn đề tài:
“Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp 5 ở
trường tiểu học” để nghiên cứu.
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Platôn-một triết gia Hy Lạp cổ đã nói như sau:
“... Nếu người thợ giầy là một người thợ tồi thì quốc gia sẽ khơng q lo
lắng về điều đó, dân chúng sẽ phải xỏ những đôi giầy kém một chút. Nhưng nếu
thầy giáo là người dốt nát, vơ ln, thì trên đất nước sẽ xuất hiện cả một thế hệ
kém cỏi và những con người xấu xa...”
- Đối với lứa tuổi học sinh tiểu học thì thầy giáo là những người vơ cùng
quan trọng. Bởi vì chính họ là người đặt những viên gạch đầu tiên để xây dựng
nền móng vững chắc ban đầu, hình thành sự phát triển tính cách năng lực và trí
tuệ của học sinh tiểu học bước vào ngưỡng cửa của học đường và của đời sống
với một vốn liếng ít ỏi về tri thức văn hố và cách ứng xử cho văn hoá.
- Mỗi người giáo viên chúng ta đều mong muốn học sinh của mình ngoan
ngỗn, học giỏi, trở thành những con người văn minh, thanh lịch.
Vì những lẽ đó, tơi muốn trình bày một số kinh nghiệm về cơng tác chủ
nhiệm lớp nhằm hồn chỉnh phương pháp giáo dục các em học sinh sao cho hiệu
quả nhất, giúp các em chuẩn bị tốt hành trang vào đời, làm chủ bản thân, tự tin
hơn trong cuộc sống.
2
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục tiêu nghiên cứu:
Qua đề tài này tơi mong muốn được góp một phần nhỏ vào việc giáo dục
đạo đức cho học sinh trong nhà trường tiểu học, giúp các em hiểu về các mối
quan hệ trong gia đình, họ hàng và ngoài xã hội; giáo dục cho các em nét phẩm
chất đạo đức như: hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; u thương anh chị em trong
gia đình; kính trọng, biết ơn Bác Hồ, thầy cô giáo; yêu quý bạn bè; yêu trường,
mến lớp,... Để từ đó các em biết vận dụng, ứng dụng các bài học đạo đức, biết
thể hiện hành vi đạo đức đúng lúc, đúng chỗ, góp phần hình thành nhân cách
cho học sinh.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Phân tích sự cần thiết khách quan về “Nâng cao hiệu quả công tác chủ
nhiệm lớp trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường Tiểu học Nhật Tân
– Tây Hồ – Hà Nội”.
- Phân tích thực trạng công tác chủ nhiệm lớp 5 ở trường Tiểu học Nhật
Tân; những kết quả và hạn chế, nguyên nhân của nó. Trên cơ sở đó đề ra giải
pháp có tính khả thi.
3. Đối tượng nghiên cứu:
“Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp 5 ở
trường tiểu học”.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc sách, tài liệu tham khảo.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, điều tra thực
nghiệm.
- Nhóm phương pháp thống kê: Trị chuyện, lấy ý kiến giáo viên bộ môn,
học sinh.
3
5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:
* Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 5A2 trường Tiểu học Nhật Tân –
Tây Hồ – Hà Nội.
* Kế hoạch nghiên cứu: Từ năm học 2010 – 2011 đến học kỳ I năm học
2011 – 2012.
4
PHẦN NỘI DUNG
I. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm (GVCN) lớp ở
trường Tiểu học
1. Vị trí
GVCN lớp ở trường tiểu học đóng vai trị trung tâm trong việc giáo dục
nhân cách toàn diện cho học sinh.
2. Chức năng
GVCN lớp quản lý giáo dục toàn diện học sinh của lớp mình phụ trách về
các mặt: đạo đức, trí dục, lao động, thẩm mỹ; bên cạnh đó còn là người tổ chức
tập thể học sinh hoạt động tự quản.
GVCN là cầu nối tập thể học sinh với các tổ chức xã hội trong và ngoài
nhà trường, tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục.
GVCN lớp còn là người đánh giá kết quả rèn luyện của từng học sinh của
lớp mình phụ trách.
3. Nhiệm vụ
+ GVCN cần nắm vững mục tiêu, chương trình giáo dục và dạy học, nắm
vững cơ cấu tổ chức của nhà trường (về mặt chính quyền và đồn thể) và mọi
đặc điểm của từng học sinh trong lớp mình chủ nhiệm (về hồn cảnh sống, về
kinh tế, văn hoá, về tâm sinh lý, về nhân cách, tính tình...) để thực hiện nội dung
giáo dục toàn diện giúp các em phát triển cân đối về thể chất và tinh thần.
+ Tổ chức liên kết học sinh trong lớp cùng tham gia các hoạt động giáo
dục, xây dựng tập thể học sinh đoàn kết thương yêu và giúp đỡ lẫn nhau.
+ Luôn học tập rèn luyện chun mơn, nghiệp vụ và tự hồn thiện phẩm
chất nhân cách (về đạo đức, trí tuệ, lao động...).
+ Làm tốt 3 chức năng:
- Chức năng người mẹ: nuôi dưỡng, chăm sóc và giữ an tồn cho học
sinh, tránh tai nạn, thương tích cho học sinh.
- Chức năng dạy dỗ và giáo dục: cung cấp các kiến thức cần thiết cho học sinh
phát triển tồn diện, dạy đúng chương trình, không cắt xén, không đảo lộn tiết dạy...
5
- Chức năng là người bạn lớn cùng chơi với học sinh để hướng dẫn, giúp
đỡ, động viên học sinh: trong giờ chơi, giờ lao động, giờ sinh hoạt tập thể...
II. Đánh giá thực trạng năm học
Để có biện pháp, phương pháp giáo dục học sinh đúng, để làm tốt cơng
tác chủ nhiệm lớp chúng ta cùng nhìn lại và đánh giá thực trạng năm học.
1. Thuận lợi
Hiện nay được sự quan tâm của Bộ - Sở - Phòng giáo dục và đặc biệt là
trực tiếp Ban giám hiệu các trường quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cho học
sinh ngay từ bậc tiểu học nên đã dành nhiều thời gian hơn cho việc giáo dục đạo
đức thông qua việc tăng cường các tiết hoạt động tập thể. (Cụ thể ở lớp 5: một
tuần có 1 tiết chào cờ, 1 tiết hoạt động tập thể, 1 tiết sinh hoạt lớp).
Mặt khác việc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của học sinh hiện giờ cũng
được các bậc cha mẹ học sinh rất quan tâm.
Bên cạnh đó, đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học là các em rất tị
mị, háo hức được học, được tìm hiểu, được rèn luyện.
Chính vì vậy đó là động lực thúc đẩy, u cầu mỗi GVCN lớp cần làm tốt công
tác chủ nhiệm của mình, chú ý quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh.
2. Khó khăn
- Trong năm học 2011 - 2012 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 5A2 có
39 học sinh. Trong đó có một số học sinh nam tính hiếu động, cịn nghịch; một
số học sinh tiếp thu bài chậm, chữ viết chưa đẹp, nói cịn nhỏ, khả năng diễn đạt
suy nghĩ, diễn đạt bài học còn chậm.; một số học sinh còn bé, sức khoẻ yếu; một
số em có hồn cảnh gia đình đặc biệt.
- Về công tác chủ nhiệm thực tế hiện nay một số giáo viên cịn ít coi
trọng, nên hiện tượng học sinh chưa có nếp trong các giờ hoạt động tập thể, sinh
hoạt dưới cờ đầu tuần vẫn còn tồn tại.
- Nội dung các giờ hoạt động tập thể còn đơn điệu, nghèo nàn, chưa thu
hút được sự chú ý của học sinh.
- Đồ dùng dạy học, phương pháp dạy học trong các giờ hoạt động tập thể
chưa được đầu tư, chú trọng nên chất lượng các giờ học này chưa cao.
6
III. Quá trình triển khai thực hiện đề tài
Nội dung cơng tác chủ nhiệm gồm nhiều vấn đề như: Tìm hiểu, phân loại
học sinh; xây dựng tập thể học sinh lớp chủ nhiệm; thực hiện nội dung giáo dục
toàn diện; liên kết các lực lượng giáo dục; lập kế hoạch chủ nhiệm; đánh giá kết
quả giáo dục...
1. Nội dung
Với nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng, mục đích, yêu cầu của giáo dục
đạo đức trong giai đoạn hiện nay, tôi đã tiến hành những biện pháp sau để làm
tốt cơng tác chủ nhiệm lớp:
1.1. Tìm hiểu, phân loại học sinh lớp chủ nhiệm
GVCN lớp cần tìm hiểu và nắm vững hoàn cảnh sống của từng học sinh,
đặc điểm về thể chất, sinh lý, tâm lý và nhân cách của từng học sinh theo lứa
tuổi.
Ví dụ như: khả năng, tính tình, năng lực, nhu cầu, sở thích, khả năng tiếp
thu và hoàn cảnh riêng của từng em. Trên cơ sở đó mà phân loại học sinh thành
các nhóm theo các dấu hiệu đặc trưng.
Nhóm học sinh có hồn cảnh đặc biệt: mất bố hoặc mất mẹ; bố mẹ ly dị
nhau; bố mẹ thường xuyên đi công tác xa, phải ở với ơng bà hoặc cơ chú,...
Nhóm học sinh có cá tính hiếu động: hay nghịch trong giờ học, nghịch
ngầm...
Nhóm học sinh có khả năng học tập tốt hoặc học tập chưa tốt (dựa vào kết
quả học tập của năm trước).
Nhóm học sinh viết tốt (viết nhanh, đẹp, rõ ràng...) và nhóm học sinh viết
chưa tốt (viết chậm, xấu, hay bị sai lỗi...)
Từ đó lựa chọn biện pháp, nội dung giáo dục phù hợp với từng học sinh.
1.2. Xây dựng tập thể học sinh lớp chủ nhiệm
Quá trình xây dựng tập thể học sinh lớp chủ nhiệm thành tập thể vững
mạnh cần tuân theo quy luật tâm lý - xã hội về sự hình thành tập thể.
7
Để xây dựng được tập thể học sinh lớp chủ nhiệm đoàn kết, thương yêu,
biết giúp đỡ lẫn nhau, GVCN cần:
* Tổ chức bộ máy tự quản của lớp và tổ: GV có thể chỉ định hoặc cho
học sinh bầu (tham khảo năm trước): 1 lớp trưởng, 2 lớp phó, 4 tổ trưởng, 4 tổ
phó, 1 quản ca, 2 vệ sinh viên. Quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn cho
từng loại cán bộ lớp, tổ.
- Chức năng:
+ Lớp trưởng: Phụ trách chung về học tập, kỉ luật, văn thể.
+ Lớp phó 1: Phụ trách về học tập.
+ Lớp phó 2: Phụ trách về kỉ luật, văn thể.
+ Tổ trưởng: Phụ trách chung các mặt thi đua trong tổ mình.
+ Tổ phó: Giúp việc cho tổ trưởng.
+ Quản ca: Phụ trách văn nghệ.
+ Vệ sinh viên: Kiểm tra vệ sinh.
- Nhiệm vụ:
Cán bộ lớp, tổ có nhiệm vụ cụ thể, đôn đốc, nhắc nhở các bạn trong tổ,
trong lớp hằng ngày; rèn tính tự giác, tự quản.
+ Lớp trưởng: Theo dõi các mặt hoạt động của lớp, của các tổ, điều khiển
các cuộc họp lớp, đọc báo cáo chung, phụ trách việc lập kế hoạch lớp, báo cáo
với GVCN.
+ Lớp phó: Theo dõi các mặt hoạt động mình phụ trách của lớp, của các
tổ, báo cáo với lớp trưởng.
+ Tổ trưởng:Theo dõi mặt hoạt động của tổ, điều khiển họp tổ, lập kế
hoạch của tổ, báo cáo với lớp phó, thu và trả sách, vở, bài kiểm tra của các bạn
trong tổ.
+ Tổ phó: Hỗ trợ tổ trưởng.
+ Quản ca: Bắt nhịp cho các bạn hát đầu giờ, cuối giờ, điều khiển phần
văn nghệ trong các cuộc họp, trong giờ âm nhạc.
+ Vệ sinh viên: Kiểm tra đầu tóc, móng tay các bạn, đồng phục, vệ sinh
lớp, lau bảng, kê bàn ghế...
8
Để giúp các em làm tốt nhiệm vụ của mình, khi nhận được thông tin mới
liên quan đến cá nhân hoặc tập thể lớp, tôi đều mang ra tập thể bàn bạc, phân
tích cùng các em rút ra kết luận để rồi các em tự đề ra quy định cho mình, cho
lớp. Từ đó các em bảo nhau cùng thực hiện những điều mình đã đề ra rất tốt. Và
mỗi khi đề ra hoạt động gì, tơi đều theo dõi sát, kiên quyết ngay từ ban đầu để từ
đó xây dựng tính tự giác cho các em. Tuy nhiên, khơng phải tất cả học sinh đều
răm rắp thực hiện tốt quy định đã đề ra. Với những học sinh này, tơi tìm hiểu
ngun nhân và dùng phương pháp “dạy” đi đơi với “dỗ” vì những em này
thường là những học sinh hiếu động nhưng cũng rất nhanh nhạy và tình cảm.
Mặt khác, tơi có thể phân cơng cho các em một công việc cụ thể của lớp (của
tổ), động viên em, tạo cho em thấy thầy cô giáo tin em. Đồng thời, chúng ta phải
chú ý đến công việc giao cho các em đó xem em thực hiện thế nào, động viên
kèm theo kiểm tra, nhắc nhở. Vì vậy các em có tiến bộ rõ rệt.
Với học sinh nhút nhát hoặc tác phong, tính nết chậm chạp, tơi thường
động viên, khuyến khích, hạn chế thấp nhất sự răn đe, giúp các em tự tin hơn
vào bản thân.
Hướng dẫn ghi chép sổ công tác cho từng loại cán bộ lớp, tổ: Có kế hoạch
bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tự quản lớp: Hướng dẫn cách làm việc cho từng loại
cán bộ: Lớp trưởng tự quản lớp (thay mặt GVCN) theo dõi các tổ. Tổ trưởng tự
quản trong tổ của mình.
Các loại sổ của từng tuần:
+ Sổ lớp trưởng:
Tổ
Học tập
Đạt
Chưa đạt
Kỷ luật
Đạt
Chưa đạt
1
2
3
4
9
Khen
Chê
Ghi chú
+ Sổ lớp phó học tập:
Tổ
9, 10
Điểm
1, 2, 3
Quên sách, vở,
ĐDHT
4
Khơng học bài
Khơng soạn bài
Ghi chú
1
2
3
4
+ Sổ lớp phó kỷ luật
Tổ
Chuyên
cần
Kỉ luật
ngoài sân
Trong giờ
học
Xếp hàng
Ra khỏi
chỗ
Ghi chú
1
2
3
4
Ghi chú
Tổng số
Chê
Khen
Ra khỏi chỗ
Trong giờ học
Xếp hàng
Kỷ luật ngồi sân
Đồng phục
Khơng soạn bài
Họ và tên
ĐDHTQuên sách, vở,
STT
Chuyên cần
+ Sổ tổ trưởng:
1
2
3
4
5
6
7
8
+ Sổ vệ sinh viên:
Tổ
Vệ sinh
cá nhân
Bàn ghế
Trực nhật
1
2
10
Đồng phục Vệ sinh lớp
Ghi nhớ
3
4
+ Sổ của mỗi HS:
- Tháng:
- Tuần:
Thứ
Từ ngày ............ đến ngày.............
Khen thưởng
hoặc lỗi vi phạm
Điểm trừ
Điểm khuyến
khích
Hai
Ba
Tư
Năm
Sáu
- Tổng số điểm trừ:
- Tổng số điểm:
Chữ ký của phụ huynh
+ Quy định về chấm điểm thi đua:
- Tổng điểm 1 tuần: 10 + điểm cộng
- Điểm trừ:
+ Trừ 1 điểm: Không xếp hàng (xếp hàng muộn); tóc, móng tay dài; vứt
rác ra lớp, trường; không làm bài, không soạn bài; mất trật tự; điểm bị 4.
+ Trừ 2 điểm: Đi học muộn; không mặc đồng phục; bị điểm 1, 2, 3 hoặc
xếp loại B; không tham gia hoạt động tập thể tự nguyện của trường, của lớp.
- Điểm cộng: Đạt điểm 9 (+1), điểm 10 hoặc A + (+2); đi đầu trong các
hoạt động tập thể tự nguyện của trường, lớp (+ 1 đến 2).
- Xếp loại:
Tổng trong 1 tuần: > 10: đạt
< 10: chưa đạt
Cuối mỗi ngày học thì bình xét về điểm; cuối mỗi tuần và mỗi tháng thì
bình xét về hạnh kiểm. Vì sổ theo dõi các mặt rất cụ thể nên lớp dần dần chấm
dứt được việc học sinh đứng tự do, chạy lung tung trong giờ học, việc thưa gửi
không cần thiết.
Cuối mỗi tuần giáo viên chủ nhiệm họp với đội ngũ cán bộ lớp (có ghi
biên bản) để rút kinh nghiệm các hoạt động trong tuần và phương hướng hoạt
11
động của tuần sau. Trong buổi sinh hoạt lớp cuối tháng bình xét thi đua các tổ,
trao cờ cho các tổ xuất sắc và gắn bảng thi đua của lớp, ghi tên các học sinh xuất
sắc trong tháng lên bảng thi đua của lớp. Từ đó khích lệ các em thi đua nhau,
phấn đấu để được ghi tên mình lên bảng thành tích của lớp.
Mỗi tháng giáo viên nhận xét về tình hình thực hiện các hành vi đạo đức
trước lớp. Qua đó giáo viên đã kịp thời động viên bằng lời khen, tạo sự phấn
khởi và khơng khí thi đua lành mạnh giữa các em học sinh trong lớp.
* Xây dựng nề nếp chung của lớp (nề nếp học tập, vui chơi, vệ sinh cá
nhân...) theo nội dung và yêu cầu cao dần, gắn liền với nội dung và yêu cầu của
chương trình giáo dục - dạy học: Đầu năm GVCN cùng học sinh rèn các nếp:
xếp hàng đi ra, vào lớp; tập trung dưới sân; nếp ngồi học; cách giơ tay phát biểu;
xin phép ra, vào lớp; tham gia các cuộc họp... Sau đó, dần dần rèn cho học sinh
có thói quen tự quản giờ xếp hàng, giờ trống tiết, tự tổ chức các cuộc họp...
- Quyền hạn:
+ Lớp trưởng, lớp phó, quản ca, vệ sinh viên: hoạt động trong phạm vi cả
lớp.
+ Tổ trưởng, tổ phó: hoạt động trong phạm vi tổ mình.
1.3. Chỉ đạo tổ chức thực hiện các nội dung giáo dục toàn diện
Khác với giáo viên bộ môn, GVCN phải biết:
- Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm (từ kế hoạch chủ nhiệm dài hạn đến kế
hoạch ngắn hạn như kế hoạch sinh hoạt lớp cuối mỗi tuần; kế hoạch tháng theo
chủ đề, chủ điểm gồm biện pháp, nội dung, yêu cầu...)
- Tổ chức thực hiện kế hoạch chủ nhiệm lớp: phân chia, lựa chọn, sắp xếp
công việc cho từng người sao cho phù hợp về thời gian, đặc điểm, chức năng,
nhiệm vụ...
- Chỉ đạo thực hiện kế hoạch chủ nhiệm lớp tới: cán bộ lớp, cán bộ tổ, học
sinh và phối kết hợp với các bộ phận khác...
- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch chủ nhiệm lớp trong phạm vi lớp mình
phụ trách thông qua cán bộ lớp, cán bộ tổ, từ tổng phụ trách, giáo viên bộ môn...
12
- Tổng kết rút ra bài học kinh nghiệm trong cơng tác chủ nhiệm lớp: có
khen thưởng, nhắc nhở những trường hợp tốt hoặc chưa tốt. Tờ đó rút ra bài học
kinh nghiệm cho từng cán bộ lớp, cán bộ tổ, cho từng học sinh, cho chính mình.
Trên cơ sở thực hiện các chức năng quản lý lớp mình chủ nhiệm mà tiến
hành các nội dung giáo dục toàn diện cho học sinh thông qua giáo dục đạo đức,
phát triển trí tuệ, giáo dục lao động, giáo dục thẩm mỹ và giáo dục thể chất
thông qua cuộc sống, các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí;
qua các tiết sinh hoạt tập thể cuối mỗi tuần, trong các buổi lao động trực nhật
lớp, lao động công ích chung trong nhà trường, các buổi tham gia sinh hoạt dưới
cờ đầu tuần, hoạt động chung kỉ niệm các ngày lễ của toàn trường.
GVCN thực hiện các nội dung giáo dục toàn diện với cương vị người cố
vấn hướng dẫn, chỉ bảo, dìu dắt, giúp đỡ, điều chỉnh uốn nắn, động viên, khích
lệ để đội ngũ cán bộ tự quản tự tổ chức cho các bạn trong lớp thực hiện, điều
khiển và quản lý các hoạt động của lớp nhằm đạt tới các chỉ tiêu phấn đấu trong
kế hoạch chủ nhiệm lớp.
Trong các nội dung giáo dục toàn diện thì giáo dục đạo đức là quan trọng
hàng đầu. Việc GVCN chăm lo xây dựng bầu khơng khí tâm lý đồn kết nhất trí
trong tập thể lớp chủ nhiệm có ý nghĩa vô cùng to lớn trong giáo dục đạo đức
cho học sinh. Bên cạnh đó GVCN cần có những kiến thức và hiểu biết về các
quy luật tâm lý - xã hội để ứng dụng vào việc xây dựng tập thể lớp chủ nhiệm tự
quản, như:
+ Quy luật lan truyền tâm lý: có một học sinh phấn đấu tốt hoặc một tổ
phấn đấu tốt kéo theo những học sinh khác hoặc những tổ học sinh khác cũng
phấn đấu để được tốt như bạn kia hoặc như tổ kia...
+ Quy luật nhu cầu và lợi ích: nếu muốn học giỏi chúng ta cần chăm chỉ
học tập vì nếu chăm chỉ học tập sẽ được điểm cao, từ đó sẽ học giỏi, được phát
giấy khen và phần thưởng; được cha mẹ, mọi người yêu quý...
+ Quy luật bắt chước: Học sinh lứa tuổi này thường thích bắt chước và
các em hay bắt chước chính thầy cơ của mình. Vì vậy có thể nói học sinh là hình
ảnh của các thầy, cơ giáo. Điều đó địi hỏi người giáo viên phải rèn luyện và
phấn đấu để trở thành một tấm gương sáng về mọi mặt. Mỗi hành động, tác
13
phong đều thể hiện tính sư phạm, chuẩn mực. Lời nói phải đi đơi với việc làm
bởi vì lời nói của thầy cô là “khuôn mẫu” của các em.
+ Quy luật kế thừa
+ Quy luật hình thành tập thể...
1.4. Liên kết các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường
GVCN cần xác định rõ các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường
tiểu học là những ai, vai trò và sự phối kết hợp với họ ở mức độ nào?
Các lực lượng giáo dục trong nhà trường như: kết hợp và giúp đỡ các tổ
chức Đoàn, Đội để cùng thực hiện các mục tiêu giáo dục; phối hợp với giáo viên
dạy các bộ môn trong lớp chủ nhiệm; phối hợp với Ban giám hiệu và các lực
lượng khác như: bảo vệ, thư viện, y tế, trông trưa…
Các lực lượng ngoài nhà trường cần liên kết như với gia đình, với hội cha mẹ
học sinh, với chính quyền và các đoàn thể xã hội của địa phương nơi trường đóng…
Liên kết với các lực lượng giáo dục khác dựa theo các mặt sau:
- Sức khoẻ : với y tế nhà trường, y tế phường, trung tâm y tế quận.
- Ăn
: với bộ phận phụ trách bán trú, cô trông trưa…
- Học
: với các giáo viên bộ môn…
- Môi trường
: với lao động, nhà máy hoặc cơ sở sản xuất ở cạnh
trường.
- An ninh
: với bảo vệ trường, công an phường phụ trách trường…
- Ở nhà
: với phụ huynh học sinh, tổ dân phố…
1.5. Lập kế hoạch công tác lớp chủ nhiệm, đánh giá kết quả giáo dục HS
* Kế hoạch chủ nhiệm thường gồm các phần là:
- Đặc điểm, tình hình lớp:
+ Sĩ số: 39 học sinh
+ Nam: 14 học sinh
+ Nữ:
25 học sinh
+ Địa bàn dân cư: đa số ở phường Nhật Tân - Quận Tây Hồ
14
+ Thuận lợi: Được ban giám hiệu, cha mẹ học sinh quan tâm, tạo điều
kiện thuận lợi.
Học sinh đa số khoẻ mạnh, được gia đình quan tâm.
Phịng học đủ ánh sáng, thống mát về mùa hè, ấm về mùa
đơng, đảm bảo tốt trong công tác dạy và học.
Bàn ghế đủ, đẹp.
Đồ dùng học tập, sách giáo khoa đầy đủ.
+ Khó khăn: Một số học sinh nam tính hiếu động.
Một số học sinh tiếp thu bài chậm, chữ chưa đẹp, nói cịn
nhỏ, nói ngọng, khả năng diễn đạt suy nghĩ, diễn đạt bài học còn chậm: Đức
Trung, Long Vũ, Thuý Hiền.
Một số học sinh còn bé, sức khoẻ yếu, bị cận thị ( Phương
Anh, Phương Thảo, Thanh Hoà, Phương Nam, Thành An, Tường Vân, Yến
My…)
Một số học sinh tính chưa cẩn thận, hay quên đồ dùng học tập.
Một số em có hồn cảnh gia đình đặc biệt: bố mắc nghiện, bố
mẹ ly dị nhau (em Diệu Hằng, Tường Vân ); bố mắc bệnh hiểm nghèo (Yến My)
- Cơ cấu học sinh lớp:
+ Danh sách lớp: (có trong sổ chủ nhiệm)
+ Điều tra cơ bản: (có trong sổ chủ nhiệm) với các mục: TT; họ và tên
HS; năm sinh; HS nữ; con LS, TB, DT; XL năm trước (HK, HL); lưu ban; là
con thứ mấy; HSKT loại tật; họ và tên bố; nghề nghiệp; họ và tên mẹ; nghề
nghiệp; địa chỉ (Số điện thoại).
GVCN lớp cần viết đủ các cột mục trên để theo dõi HS có hiệu quả tốt
nhất.
+ Sơ đồ lớp học: (có trong sổ chủ nhiệm)
+ Lớp gồm: 4 tổ; 5 bàn/ 1 tổ; 2 HS/ 1 bàn.
+ Danh sách cán bộ: (có trong sổ chủ nhiệm)
+ Danh sách tổ: (có trong sổ chủ nhiệm)
- Mục tiêu phấn đấu của lớp:
15
+ Duy trì sĩ số: 100,0%
VSCĐ đạt tỷ lệ: 70%
+ Lớp đạt danh hiệu: Lớp tiên tiến xuất sắc.
+ Chỉ tiêu mọi mặt:
Hạnh kiểm: Số HS thực hiện đầy đủ 5 nhiệm vụ của HS tiểu học,
đạt tỉ lệ 100,0%.
Giáo dục: Xếp loại Giỏi: 36 HS đạt 92,3%
Khá: 3 HS đạt 7,7%
- Kế hoạch thực hiện: (từng tháng) GVCN đề ra thật cụ thể:
Ví dụ kế hoạch tháng 9:
+ Nội dung: Khai giảng năm học mới.
Hưởng ứng ngày toàn dân đưa trẻ đến trường.
Thực hiện tháng giáo dục an toàn giao thơng.
Tìm hiểu truyền thống tốt đẹp của nhà trường.
Hoạt động làm sạch đẹp trường lớp.
Giáo dục, thực hành vệ sinh răng miệng.
Khảo sát chất lượng đầu năm.
Họp cha mẹ HS.
+ Yêu cầu: Ổn định tổ chức lớp.
Học nội quy.
Bầu cán bộ lớp, tổ, vệ sinh viên.
Tìm hiểu HS có hồn cảnh khó khăn.
Khảo sát chất lượng đầu năm.
Chuẩn bị nội dung họp cha mẹ HS đầu năm.
+ Biện pháp: Cho HS bầu cán bộ lớp, tổ, vệ sinh viên (tham khảo năm trước)
Tập dượt đội hình.
Tập văn nghệ, chào đón các em HS lớp 1.
Lau chùi, quét dọn lớp, bàn ghế, bảng…
Tìm hiểu luật an tồn giao thơng.
Hướng dẫn cách đánh răng, cách vệ sinh răng miệng.
+ Thời gian: trong tháng 9
16
Địa điểm: trong lớp học, ngoài sân trường.
+ Người thực hiện: HS, GVCN, tổng phụ trách.
* Đánh giá kết quả giáo dục học sinh
Gồm nhiều mức độ, được tiến hành dưới những hình thức phong phú, phù
hợp với các em theo lứa tuổi. Việc nhận xét đánh giá kết quả giáo dục của học
sinh cần phản ánh nội dung giáo dục tồn diện, khơng chỉ là phần kết của cuối
năm học mà cịn là q trình phấn đấu với sự cố gắng tiến bộ từng bước ở mỗi
em.
Cần lưu ý nghiên cứu kỹ các điều kiện cần thiết trước khi xây dựng kế
hoạch chủ nhiệm lớp.
Chú ý: Trong thực tế trường tiểu học, nội dung khái quát của công tác chủ
nhiệm lớp thường quy lại thành hai vấn đề lớn là chăm sóc và ni dưỡng, giáo
dục và phát triển tồn diện cho các em. GVCN có trách nhiệm giúp các em phát
triển thể chất một cách hợp lý và cân đối, phịng chống một số bệnh thơng
thường trong sinh hoạt. Mặt khác thực hiện giáo dục và phát triển nhân cách
tồn diện cho các em (đạo đức, trí tuệ, lao động, thẩm mỹ).
Hai nội dung này quan hệ mật thiết với nhau, được thực hiện đan xen, tác
động hỗ trợ và bổ sung nhau thực hiện trong cuộc sống hàng ngày.
1.6. Nội dung chăm sóc, ni dưỡng, đảm bảo an toàn
Nội dung này thường bao gồm một số vấn đề cụ thể cần làm như:
- Tổ chức và hướng dẫn HS ăn, uống, ngủ, vệ sinh cá nhân đối với những
HS ăn bán trú, như:
+ Ăn, uống: gọn gàng, đúng giờ, hợp vệ sinh, ăn hết tiêu chuẩn…
+ Ngủ: ngoan, đúng giờ, nằm đúng tư thế…
+ Vệ sinh cá nhân: mặc quần áo gọn gàng, giữ gìn sạch sẽ, có thói quen
rửa tay trước khi ăn, ăn xong lau miệng, treo áo ngay ngắn vào mắc…
+ Vui chơi: chơi các trị chơi lành mạnh, an tồn, vui, nhẹ nhàng, tránh xơ
chạy đuổi nhau…
- Hình thành và rèn luyện một số thói quen vệ sinh văn minh: khơng vứt
giấy, rác bừa bãi, phải bỏ đúng nơi quy định, đi vệ sinh đúng chỗ, không bẻ
17
cành, ngắt hoa, không viết vẽ bậy lên tường, bàn ghế, sách vở, giữ gìn và bảo vệ
tài sản chung của lớp, trường, không làm ồn ở nơi công cộng…
- Thực hiện vệ sinh học đường: giữ môi trường trong lớp học, trong
trường xanh - sạch - đẹp. Kê dọn bàn ghế ngay ngắn, giữ bảng lớp, trường, bàn
ghế… sạch sẽ.
- Hướng dẫn học sinh phịng chống các bệnh thơng thường: cận thị, cong
vẹo cột sống, còi xương suy dinh dưỡng,… bệnh mùa đông (ho, viêm phổi,…),
bệnh mùa hè (cảm nắng, sốt,…).
- Kịp thời phát hiện một số bệnh tật ở học sinh:
Thông qua khám sức khoẻ đầu năm của cán bộ y tế, học sinh nào có vấn
đề gì về sức khoẻ thì GVCN sẽ báo ngay với cha mẹ học sinh để đưa các em đi
kiểm tra ở bệnh viện chuyên khoa, từ đó có hướng điều trị thích hợp.
Ví dụ: Thấy học sinh phải chạy lên bảng nhìn đề bài hay nheo mắt khi
nhìn bảng, chép sai đề khi làm bài (trong vở hoặc làm bài kiểm tra)… thì đó là
các triệu chứng của bệnh cận thi. Từ đó, GVCN thơng báo với cha mẹ học sinh
để đưa các em đi khám kiểm tra và chữa bệnh kịp thời.
- Phối hợp cùng gia đình chăm sóc, ni dưỡng, giữ gìn sức khoẻ cho các em:
Ví dụ: Tìm hiểu xem các em khơng ăn được món gì thì giáo viên báo nhà
bếp để đổi món khác cho học sinh. Hoặc hôm nào phụ huynh học sinh báo học
sinh bị mệt (ốm) thì giáo viên cần báo cháo cho các em ăn và quan tâm, để ý đến
tình hình của em đó. Nếu em mệt nặng q thì sẽ điện cho gia đình biết để đón
em về, cho đi khám. Nếu khơng liên lạc được với gia đình thì đưa em xuống
phòng y tế nhà trường để cán bộ y tế theo dõi và giải quyết.
Đảm bảo an toàn, tránh tai nạn thương tích cho học sinh.
Nhắc các em không chạy nhảy, nô đùa, xô đuổi nhau sẽ ngã vào góc
tường, cạnh bàn, ghế gây tai nạn (vỡ đầu, chảy máu, gãy tay, chân…)
Khơng vươn người, thị, cúi người xuống lan can ở tần 2, 3 hay trèo cây
dễ bị lộn cổ xuống đất gây tai nạn…
Để làm tốt các nội dung trên giáo viên cần quan sát học sinh thấy các biểu
hiện thể hiện như: mặt mũi chân tay sạch sẽ, ăn khoẻ, không hoặc hạn chế ốm
18
đau, da dẻ hồng hào, đầu tóc, quần áo gọn gàng... là học sinh được chăm sóc,
ni dưỡng và đảm bảo an toàn.
1.7. Nội dung giáo dục và phát triển toàn diện:
Nội dung này thường gồm các vấn đề cụ thể cần làm như:
- Nội dung:
+ Giáo dục và phát triển đạo đức.
+ Giáo dục và phát triển trí tuệ.
+ Giáo dục và phát triển thẩm mỹ.
+ Giáo dục và phát triển lao động.
+ Giáo dục và phát triển thể chất.
- Biểu hiện:
+ Có lời nói hay, cử chỉ, hành vi vệ sinh - văn minh, thói quen tốt
trong sinh hoạt và trong các hoạt động; biết quan hệ vui vẻ hoà nhã với mọi
người; quan tâm và giúp đỡ bạn bè; có tình cảm trong sáng, thái độ đúng mực
với thầy, cô giáo, bạn bè, người tàn tật, với các bác cán bộ và nhân viên trong
nhà trường.
+ Thích tìm tịi, khám phá cái mới lạ của thế giới xung quanh, nhanh
nhẹn hoạt bát, ham thích học.
+ Yêu thích cái đẹp, biết giữ gìn và tạo ra cái đẹp, ghét cái xấu.
+ Thích làm cơng việc lao động vừa sức, có thái độ u q người
lao động.
+ Thích sạch sẽ, tham gia vui chơi, thể dục thể thao rèn luyện sức
khoẻ.
GVCN giáo dục các em thông qua các môn học, qua hoạt động ăn, ngủ,
lao động,... trong nhà trường.
2. Phương pháp, biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học
2.1. Nhóm phương pháp, biện pháp dùng để tìm hiểu và phân loại học sinh:
* Điều tra cơ bản tình hình lớp và từng học sinh:
Là việc làm đầu tiên của GVCN khi được phân công chủ nhiệm lớp.
- Nghiên cứu học bạ, kê khai và nghiên cứu lý lịch học sinh:
19
+ Bố (mẹ, anh, chị, em): Họ tên, tuổi, nghề nghiệp, điện thoại di động
(nếu có)
+ Địa chỉ gia đình, điện thoại:
+ Điều kiện học tập:
+ Có làm việc nhà khơng? Làm gì?
+ Hồn cảnh kinh tế gia đình:
+ XL học lực, hạnh kiểm năm trước:
+ Tình hình sức khoẻ:
+ Năng khiếu:
Trên cơ sở đó phân loại học sinh về học tập, hồn cảnh, tính nết. Từ đó,
GVCN sắp xếp chỗ ngồi sao cho hợp lý nhất. Những em ngoan, học tốt chia đều
về các tổ và ngồi phía dưới, những học sinh học yếu ngồi phía trên. Những em
nghịch, có cá tính ngồi ở chỗ có thể ít nghịch nhất (phía trên, trước mặt GVCN)
để các em tập trung hơn trong giờ học. Trường hợp đặc biệt có thể xếp ngồi theo
đôi bạn cùng tiến (học sinh chăm ngoan kèm em hiếu động hoặc học kém).
Ở lứa tuổi này các em dễ nhớ song cũng dễ quên. Vì vậy tôi luôn kết hợp
phương pháp “mưa dầm thấm đất” qua các giờ học trên lớp hoặc qua các buổi
thực tế như thăm hỏi, giúp đỡ học sinh ốm hoặc hoàn cảnh khó khăn; qua các
phong trào thi đua của các đợt... Qua đó xây dựng, ni dưỡng, giáo dục các em
tình đồn kết, tương thân tương ái, biết u thương và đùm bọc lẫn nhau. Từ đó
xây dựng dần nhân cách học sinh thủ đô văn minh, thanh lịch, rèn luyện nếp tự
giác trong học tập, lao động...
- Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm từ đầu năm với đủ các mục. Xây dựng kế
hoạch chủ nhiệm hàng tháng theo chủ đề, chủ điểm về biện pháp, nội dung, yêu
cầu...
- Trực tiếp trao đổi với cha mẹ học sinh để phổ biến, vận động tuyên
truyền, hướng dẫn cách tiến hành các hoạt động vào đầu năm học (thông qua
cuộc họp phụ huynh đầu năm) vào đầu (hoặc cuối) giờ học của học sinh để cha
mẹ học sinh nắm được cách làm, ủng hộ và kết hợp tham gia giáo dục học sinh
cùng với GVCN.
20
* Kiểm tra thông tin, điều chỉnh kế hoạch chủ nhiệm của mình:
- Trị chuyện với học sinh, với tổ, nhóm, cán bộ lớp, GVCN cũ, các học
sinh khác...
- Thăm gia đình học sinh, quan sát học sinh trong các hoạt động tập thể.
- Chia lớp thành 3 nhóm, xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp:
+ Nhóm học sinh tích cực, nhiệt tình: ngoan ngỗn, lễ phép, học tập tốt,
chăm chỉ, tích cực.
+ Nhóm học sinh khơng có biểu hiện xấu, tích cực: bình thường trong các
mặt.
+ Nhóm học sinh yếu kém về học tập, đạo đức: học chậm, không tập
trung học và làm bài, hay bị điểm kém, hay quên sách, vở, đồ dùng học tập.
* Tiếp tục tìm hiểu về mọi mặt, bổ sung và điều chỉnh biện pháp:
- Nghiên cứu kết quả học tập của học sinh qua sổ điểm, bài kiểm tra, bài
vẽ, sổ liên lạc, các sản phẩm lao động của học sinh. Từ đó mà quan tâm học sinh
giỏi (bồi dưỡng đội ngũ học tốt) và kèm cặp thêm những học sinh yếu kém.
- Tham dự các cuộc họp tổ, lớp.
- Trao đổi với các giáo viên dạy bộ môn, cha mẹ các em...
2.2. Phương pháp xây dựng tập thể học sinh tự quản:
- Lựa chọn đội ngũ cán bộ có uy tín, có năng lực điều hành lớp hoạt động,
có khả năng học tập tốt (khả năng tiếp thu, chăm học). Chọn thông qua nghiên
cứu lý lịch, quan sát dung mạo học sinh (nói năng, tính tình) qua giới thiệu, qua
bầu bán của học sinh với nhau.
- Bồi dưỡng ý thức và năng lực tự quản cho các cán bộ lớp, cán bộ tổ, mọi
học sinh (nghe thấy tiếng trống, tự giác đứng xếp hàng đúng vị trí của lớp, trong
lớp ngồi học đúng chỗ, không ra khỏi chỗ ngồi khi giáo viên ra khỏi lớp).
- Hướng dẫn và rèn nề nếp chung của lớp (về học, chơi, ăn, uống, ngủ, vệ
sinh...) ngày càng cao, gắn liền với nội dung và yêu cầu của chương trình dạy
học và giáo dục thuộc khối lớp mình được phân cơng.
- Tổ chức thi đua giữa các tổ thông qua các hoạt động: Nêu gương tốt (có
thể là giáo viên hoặc học sinh tốt để học sinh khác noi theo) và nêu gương từng
21
mặt (toàn diện). Cần khen ngợi, động viên học sinh: nhận xét gắn liền với điểm,
phát thưởng (cho tổ nhất) và khiển trách làm trực nhật (với tổ bét). Ứng dụng
các quy luật tâm lý - xã hội vào quá trình xây dựng tập thể lớp tự quản, đặc biệt
quy luật hình thành tập thể.
2.3. Phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục:
- Các hoạt động giáo dục cần tổ chức là: vui chơi giải trí, văn nghệ, thể
dục thể thao, sinh hoạt tập thể, sinh hoạt Đội, hoạt động tham quan, lao động...
- Các bước của một hoạt động:
+ Chuẩn bị hoạt động chu đáo mọi mặt thì sẽ đảm bảo sự thành công của
hoạt động.
+ Tổ chức triển khai hoạt động thật tốt: Cần phân chia, lựa chọn, sắp xếp
công việc từng người về: thời gian, địa điểm, chức năng, nhiệm vụ...
+ Nhận xét và đánh giá kết quả hoạt động của tập thể, của cá nhân...
2.4. Phương pháp đánh giá kết quả giáo dục học sinh:
- Việc đánh giá kết quả giáo dục của học sinh cần tuân theo một số yêu
cầu như: khách quan, kịp thời, công bằng, động viên học sinh cố gắng phấn đấu,
toàn diện, đúng mức... Kết hợp đánh giá của giáo viên với đánh giá của học
sinh.
- Đánh giá theo tiến trình hợp lý, có cơ sở khoa học.
- Hình thức, nội dung, mức độ đánh giá phù hợp với học sinh: cần linh
hoạt, phong phú và đa dạng...
- Bao gồm nhận xét sư phạm, tuyên dương, biểu dương, khen ngợi,
thưởng - phạt:
+ Khi khen (các ưu điểm): Giáo viên cần khen công khai, kịp thời, nêu
tên, việc làm cụ thể.
+ Cịn khi chê (các nhược điểm): Giáo viên cần nói nhẹ đi, góp ý với
riêng cá nhân thì mới nói thẳng, nói thật. Tránh nêu tên trước lớp làm học sinh
đó bị bẽ mặt, xấu hổ trước đơng người.
22
2.5. Phương pháp giao tiếp và ứng xử sư phạm:
- Bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ vì vậy chúng ta giao
tiếp càng rộng càng tốt.
- Cần đảm bảo một số yêu cầu cần thiết khi giao tiếp (thông qua một số
bài trong môn đạo đức): tơn trọng nhau, chu đáo, có chuẩn bị trước...
- Hình thức (trực tiếp hoặc gián tiếp), nội dung (về mọi vấn đề), phương
tiện giao tiếp (gồm phương tiện phi ngôn ngữ (biểu cảm) hoặc hành vi, cử chỉ,
nét mặt, ánh mắt...) cần phong phú, phù hợp về ngôn ngữ, lời nói.
- Có nhiều hình thức trị chuyện, tâm sự, trao đổi tâm tư nguyện vọng, sự
đề đạt yêu cầu, phát biểu ý kiến...
2.6. Sử dụng biện pháp, phương pháp như thế nào để đạt hiệu quả cao:
- Xác định đúng biện pháp, phương pháp cần thiết.
- Xác định biện pháp, phương pháp chính (cơ bản) và phương pháp hỗ trợ
(bổ sung) trong suốt công tác chủ nhiệm lớp.
- Kếp hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, linh hoạt và sáng tạo các biện pháp,
phương pháp đã đề ra trong kế hoạch chủ nhiệm với nhau một cách hợp lý.
2.7. Một số kĩ năng cần thiết của GVCN ở trường tiểu học
- Tiếp cận học sinh:
GVCN cần biết cách gần gũi, tìm hiểu, trị chuyện với học sinh, để học
sinh tin cậy mình:
Tơi ln nghĩ mình phải có trách nhiệm với các em, coi các em như người
thân của mình; dạy dỗ, chăm sóc, thương u các em từng ly từng tí. Làm sao
cho các em tin u mình, có thể tâm sự với mình mọi chuyện xảy ra với các em.
Hãy quý trọng các em học sinh - chúng ta sẽ được nhận lại từ các em sự quý
trọng. Hãy xác định cho các em, lớp học là một gia đình lớn mà trong đó thầy cơ
giáo là người cha (mẹ), là anh chị em rất thương yêu các em nhưng không vì thế
mà nng chiều, bng lỏng kỷ luật. Điều đó sẽ giúp các em có cảm giác gần
gũi hơn với giáo viên, coi cô giáo như người bạn lớn của mình, từ đó các em sẽ
mạnh dạn hơn trong việc nêu lên những tâm tư, tình cảm của mình với cô giáo.
23
Đối với những học sinh hiếu động thì trong xử sự mọi việc, GVCN phải
bình tĩnh, có bản lĩnh, cương quyết. Khi người thầy mang hết nhiệt tình, tri thức,
tâm huyết để dạy dỗ, chăm sóc, bảo vệ các em thì sẽ làm các em tin u, coi
thầy cơ giáo như một người mẹ, người bạn... Khi đó chúng ta đã thành công.
Hằng ngày, vào mọi lúc, ở mọi nơi, tôi chú ý quan sát hoạt động của các
em học sinh trong lớp. Qua đó thấy những biểu hiện, hành vi tốt hoặc chưa tốt,
đúng hoặc sai tôi thường ghi chép lại để đưa vào liên hệ khi dạy Đạo đức phù
hợp với chủ đề hoặc trong các tiết Hoạt động tập thể, Sinh hoạt tập thể. Từ đó
giúp các em nhận thức được để điều chỉnh hành vi cho tốt hơn.
Giáo viên trò chuyện với học sinh càng nhiều càng tốt. Những buổi trị
chuyện này giúp tơi nghe được các em kể về mình, về bạn, về gia đình, những
tâm tư nhận xét của các em. Qua đó tơi có thể phát hiện được động cơ, hành vi,
hứng thú, thiên hướng, thậm chí cả nguyện vọng, mơ ước của các em. Đồng thời
học sinh sẽ được khơi dậy lòng tin vào chính nó, tức là học sinh sẽ biết đánh giá
những sự việc xảy ra và hành động của người khác một cách chính xác hơn.
- Nhạy cảm sư phạm: cần linh hoạt, nhanh trí, cơng bằng, tơn trọng học
sinh, mềm dẻo và kịp thời.
- Nghiên cứu đặc điểm tâm, sinh lý của học sinh: cần đọc các tài liệu liên
quan đến đặc điểm tâm, sinh lý của học sinh; thâu tóm, vận dụng các kiến thức
đó vào cơng việc một cách phù hợp.
- Chăm sóc học sinh về các hoạt động: học, ăn, uống, ngủ, chơi, cần đề ra
biện pháp thích hợp và tổ chức thực hiện tốt các biện pháp đó.
- Lập kế hoạch cơng tác chủ nhiệm lớp:
+ Kế hoạch dài: kế hoạch năm, kế hoạch học kì.
+ Kế hoạch ngắn: kế hoạch ngày, tuần, tháng.
- Dạy học và giáo dục: biết cách thu phục học sinh, làm học sinh tin yêu.
Sử dụng những phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại, diễn đạt lưu loát, đọc tài
liệu, sử dụng ĐDDH, kể chuyện truyền cảm...
Biết vận dụng nội dung, phương pháp, biện pháp và kĩ năng cần thiết của
người GVCN lớp để giải quyết tình huống cụ thể trong công tác chủ nhiệm lớp.
24
Cần chú ý phối kết hợp và kết hợp chặt chẽ, nhịp nhàng; sử dụng các kĩ
năng với nhau thì hiệu quả sẽ tốt hơn.
IV. Những lưu ý khi thực hiện đề tài:
1. Một số ứng xử với học sinh mà ta cần chú ý:
* Hành động chứ khơng nói nhiều:
Bạn đừng băn khăn khi học sinh phớt lờ chúng ta. Thay vì mắng mỏ, quát
tháo học sinh, người giáo viên hãy tự hỏi mình: “Hành động nào chúng ta có thể
chấp nhận được”. Ví dụ: học sinh khơng chịu làm bài, giáo viên có thể phân
cơng bạn khác hoặc giáo viên kèm bên cạnh cho học sinh tự giác làm hết bài tập.
Hành động đó có tác dụng hơn lời nói nhiều.
* Đưa ra các lựa chọn:
Nhằm tạo cho học sinh có nhiều cách phù hợp để cảm thấy mạnh mẽ và
được đánh giá cao, giáo viên hãy xin lời khuyên của học sinh, cho học sinh có
quyền lựa chọn, để học sinh giúp giáo viên trong những công việc vừa sức: cất
gối, thu dọn bàn ăn, bát, thìa...
* Rút lui khỏi xung đột:
Nếu học sinh đang làm bạn tức giận và khơng tự chủ được thì tốt nhất là
bạn nên rời khỏi phòng học, chờ cho cơn giận ngi đi (đến lúc bạn bình tĩnh
lại) thì bạn hãy quay lại giải quyết.
* Tách hành động khỏi con người:
Đừng bao giờ nói học sinh một đưa trẻ tồi. Điều đó sẽ đánh mất lịng tự
trong ở học sinh. Người giáo viên cần giúp học sinh nhận ra rằng người giáo
viên không tha thứ cho hành động của học sinh chứ không phải là cô giáo không
yêu cầu học sinh. Để trẻ có lịng tự trọng, học sinh cần biết rằng bạn dành cho
học sinh tình u vơ điều kiện.
* Vừa ân cần, vừa kiên quyết:
Đến gần, nhìn thẳng vào mắt học sinh, nhẹ nhàng chạm vào người học
sinh và ân cần nhưng kiên quyết nói với học sinh rằng: “Cô muốn con giữ trật tự
trong giờ học”.
Hoặc với học sinh không chịu phát biểu trong giờ học. Giáo viên có thể
ân cần động viên để các em tích cực phát biểu hơn. Đồng thời giáo viên dùng
25