BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI
NGUYỄN HỒNG DUYÊN
PHÂN TÍCH CHI PHÍ ĐÀO TẠO
TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG DƢỢC PHÚ THỌ
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƢỢC HỌC
HÀ NỘI 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI
NGUYỄN HỒNG DUYÊN
PHÂN TÍCH CHI PHÍ ĐÀO TẠO
TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG DƢỢC PHÚ THỌ
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƢỢC HỌC
TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: 60720412
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Thanh Bình
ThS. Nguyễn Thị Phƣơng Thúy
HÀ NỘI 2015
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn này, trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc tới:
GS.TS. Nguyễn Thanh Bình – Phó hiệu trưởng và ThS. Nguyễn Thị
Phương Thúy, giảng viên Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược, Trường Đại học
Dược Hà Nội - Người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện
luận văn này.
Tôi vô cùng biết ơn Ban giám hiệu, Phòng đào tạo Sau đại học, các phòng
ban, cùng toàn thể các thầy, cô trường Đại học Dược Hà Nội đặc biệt các thầy
cô trong Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược đã truyền thụ những kiến thức,
kinh nghiệm quý báu và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học
tập và nghiên cứu tại trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, Phòng Tài chính Kế toán,
Phòng Đào tạo, Phòng Giáo vụ, Phòng Tổ chức hành chính, Phòng Đào tạo và
các Khoa, Phòng Trường cao đẳng Dược Phú Thọ đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi
hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp những người đã luôn ở bên động viên, chia sẻ, giúp đỡ và khích lệ tôi
trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày 28 tháng 08 năm 2015
Học viên
Nguyễn Hồng Duyên
MỤC LỤC
STT Nội dung
Trang
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
1.1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
3
Phân tích chi phí trong kinh tế học
3
1.1.1 Khái niệm chi phí và phân tích chi phí
3
1.1.2 Vai trò phân tích chi phí
3
1.1.3 Nguyên tắc trong phân tích chi phí
4
1.1.4 Phương pháp phân tích chi phí
4
1.2
CPĐT và phân tích CPĐT
7
1.2.1 Quan niệm CPĐT
7
1.2.2 Phân loại CPĐT
7
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến CPĐT
10
1.2.4 Kinh nghiệm của một số quốc gia trong phân tích CPĐT
12
1.3
Thực trạng đào tạo Dược sĩ tại Việt Nam
16
1.4
Một vài nghiên cứu liên quan
17
1.5
Vài nét về trường Cao đẳng Dược Phú Thọ
19
1.5.1 Thông tin chung về trường Cao đẳng Dược Phú Thọ
1.5.2
Khái quát về lịch sử phát triển trường Cao đẳng Dược Phú
Thọ
19
19
1.5.3 Cơ cấu tổ chức trường Cao đẳng Dược Phú Thọ
21
1.5.4 Thực trạng quy mô đào tạo
21
1.5.5 Chương trình đào tạo
22
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1
Đối tượng nghiên cứu
23
23
2.1.1 Xác định đối tượng
23
2.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
23
Phương pháp nghiên cứu
23
2.2
2.2.1 Xác định biến số
23
2.2.2 Thiết kế nghiên cứu
27
2.2.3 Mẫu nghiên cứu
27
2.2.4 Phương pháp thu thập số liệu
27
2.2.5 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
29
3.1
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
34
Cơ cấu CPĐT của trường Cao đẳng Dược Phú Thọ năm 2014
34
3.1.1 Cơ cấu chi phí đầu tư
34
3.1.2 Cơ cấu chi phí thường xuyên
42
3.2
Xác định CPĐT tại trường Cao đẳng Dược Phú Thọ
45
3.2.1 CPĐT cho 01 tiết học theo bộ môn giảng dạy
45
3.2.2 CPĐT của các loại hình đào tạo tại trường
47
3.2.3 Chi phí giảng dạy tính theo quy định giờ giảng của trường
49
3.2.4 So sánh CPĐT năm 2014 và học phí của các loại hình đào tạo
51
CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN
4.1
4.2
Bàn luận về cơ cấu CPĐT của trường Cao đẳng Dược Phú
Thọ năm 2014
Bàn luận về CPĐT của các loại hình đào tạo năm 2014 tại
53
53
56
trường Cao đẳng dược Phú Thọ
4.3
Hạn chế của đề tài
60
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
62
Tài liệu tham khảo
Phụ lục 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHTT
Bảo hiểm thất nghiệp
BHXH
Bảo hiểm xã hội
BHYT
Bảo hiểm y tế
CPĐT
Chi phí đào tạo
CPI
TSCĐ
Consumer Price Index
(Chỉ số giá tiêu dùng)
Tài sản cố định
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số
Tên bảng
Trang
1.1
Học phí theo nghành đào tạo cho sinh viên quốc tế năm 2008
13
1.2
Học phí cho nhóm nghành Y – Dược tại Úc năm 2008
14
1.3
Học phí tại Đại học Nhân dân Trung Hoa
15
2.1
Biến số nghiên cứu
28
2.2
Thu thập số liệu
33
2.3
Tiêu chí phân bổ và cách xác định chi phí đào tạo theo học kỳ
37
3.1
Cơ cấu CPĐT năm 2014
40
3.2
Cơ cấu chi phí đầu tư năm 2014
41
3.3
Cơ cấu chi phí KH TSCĐ năm 2014
42
3.4
Cơ cấu chi phí KH TSCĐ nhà cửa vật liệu kiến trúc năm 2014
43
3.5
Cơ cấu chi phí KH TSCĐ thiết bị máy móc năm 2014
45
3.6
Chi phí phân bổ CCDC năm 2014
47
3.7
Cơ cấu chi phí thường xuyên năm 2014
50
3.8
Cơ cấu chi phí lương năm 2014
50
3.9
Cơ cấu chi phí các khoản tương tự lương năm 2014
51
bảng
3.10 Chi phí 01 tiết học theo bộ môn giảng dạy
52
3.11 CPĐT của các loại hình đào tạo tại trường
54
3.12 Chi phí giảng dạy tính theo quy định giờ giảng
56
3.13 So sánh CPĐT và học phí của các loại hình đào tạo
58
3.14 Biến động quy mô đào tạo
59
3.15 CPĐT khi biến động quy mô đào tạo
60
3.16 CPĐT khi biến động chi phí lương và các khoản tương tự
62
3.16 CPĐT khi đầu tư thêm cơ sở vật chất
63
DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hình
Tên hình
Trang
1.1
Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí đào tạo
9
3.1
Cơ cấu chi phí KH TSCĐ năm 2014
42
ĐẶT VẤN ĐỀ
Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã xác định hướng giải quyết
vấn đề tài chính giáo dục và phát triển giáo dục và đào tạo: “Tiếp tục đổi mới cơ
chế quản lý giáo dục, đào tạo trên tinh thần tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách
nhiệm của các cơ sở giáo dục, đào tạo" [14]. Như vậy có thể thấy rằng việc xác
định đầy đủ chi phí đào tạo (CPĐT) là vấn đề cần thiết hiện nay của các trường
đại học, cao đẳng trong cả nước.
Mặt khác, trong việc thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức
khoẻ nhân dân trong tình hình mới, tại nghị quyết số 46/NQ-TW ngày
23/02/2005 của Bộ chính trị đã khẳng định "Nghề y là một nghề đặc biệt cần
tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt..." [2]. Như vậy có thể thấy yếu
tố con người là một yếu tố then chốt, cho nên đào cán bộ y dược luôn được quan
tâm và đặt lên hàng đầu.
Để đào tạo cán bộ Dược một cách chuyên sâu, có phẩm chất đạo đức tốt
và trình độ chuyên môn cao đòi hỏi tiêu tốn rất nhiều nguồn lực của xã hội, bởi
lẽ phần thực hành chiếm một tỷ trọng lớn trong chương trình đào tạo.
Hiện nay, có hai khối trường đào tạo nhân lực dược, đó là khối trường
công lập được sự hỗ trợ của ngân sách nhà nước và khối các trường ngoài công
lập thì mọi chi phí của trường đều do trường tự thu, tự chi. Nguồn thu của các
trường dân lập chủ yếu là nguồn đóng học phí và kinh phí đào tạo của sinh viên
và nguồn đầu tư từ bên ngoài. Mức thu học phí của các trường ngoài công lập
rất khác nhau như: trường Cao đẳng Bách việt là 250.000 đồng/tín chỉ, trường
Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật miền nam là 1.500.000 đồng/ tháng, trường Cao
đẳng Phương đông Quảng nam là 200.000 đồng/tín chỉ [12].
Do vậy, để có thể đưa ra mức học phí phù hợp và để hỗ trợ cho lập kế
hoạch và quản lý đào tạo, phân tích kinh tế về đào tạo cán bộ y dược cần tiến
hành cho khối trường y, dược nói chung và đặc biệt là các trường đào tạo cán bộ
1
y dược ngoài công lập nói riêng. Tuy nhiên, theo thống kê hiện nay chưa có
nghiên cứu về phân tích CPĐT cho trường y, dược tại các trường ngoài công
lập. Vì vậy, với mong muốn giúp nhà quản lý có cái nhìn tổng quan nhất về chi
phí trong đào tạo y, dược của trường ngoài công lập, chúng tôi tiến hành thực
hiện đề tài: “Phân tích chi phí đào tạo tại trường Cao đẳng Dược Phú Thọ
năm 2014" với mục tiêu như sau:
1. Phân tích cơ cấu chi phí đào tạo tại trường Cao đẳng Dược Phú Thọ năm
2014.
2. Xác định chi phí đào tạo của các loại hình đào tạo tại trường Cao đẳng
Dược Phú Thọ năm 2014.
2
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1.
Phân tích chi phí trong kinh tế học
1.1.1. Khái niệm chi phí và phân tích chi phí
Khái niệm chi phí
Chi phí là giá trị nguồn lực được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa và dịch
vụ [16].
Khái niệm phân tích chi phí
Phân tích chi phí là một quá trình sử dụng hoặc sắp xếp lại dữ liệu hoặc
thông tin ở những tài liệu hiện hành nhằm tính toán được chi phí của những dịch
vụ hay sản phẩm được tạo ra [28].
Chi phí kinh tế và chi phí kế toán
- Chi phí kế toán bao gồm những khoản chi tiêu mà đơn vị phải trả cho các
đầu tư không thuộc quyền sở hữu của mình. Nói cách khác là những khoản tiền
mà người chủ phải bỏ ra để trả. Đó là những khoản chi phí tường minh rõ ràng.
Tuy nhiên chi phí kế toán không phản ánh đầy đủ những khoản tổn thất hay mất
mát của doanh nghiệp, nó còn bỏ qua các khoản chi phí cơ hội tiền ẩn [19].
- Chi phí kinh tế là giá trị của tất cả các nguồn lực (kế toán và phi kế toán)
[16].
- Chi phí cơ hội của một hoạt độnglà thu nhập mất đi do sử dụng nguồn lực
cho một hoạt động này hơn là một hoạt động khác [16].
Chi phí kinh tế = Chi phí kế toán + Chi phí cơ hội
Như vậy, để đưa ra được những quyết định hiệu quả, doanh nghiệp phải
quan tâm đến chi phí kinh tế chứ không quan tâm đến chi phí kế toán [19].
1.1.2. Vai trò phân tích chi phí
Phân tích chi phí giúp người quản lý:
3
Nâng cao hiệu quả kinh doanh sản xuất: Thay đổi cơ cấu quản lý hợp lí,
phân bổ lại các nguồn lực sản xuất, giảm bớt các chi phí không cần thiết.
Góp phần hoạch định, đưa ra chiến lược phát triển doanh nghiệp. Nguồn
lực của mỗi đơn vị là hạn chế, cho nên việc sử dụng nguồn lực có hiệu quả cao
nhất là điều nhà quản lý quan tâm.
Về nguyên tắc, có hai cách nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực:
Tạo ra sản phẩm với số lượng tối đa với cùng số lượng chi phí, hoặc tạo ra cùng
một lượng sản phẩm với chi phí tối thiểu [21].
1.1.3. Nguyên tắc trong phân tích chi phí
Trong quá trình tiến hành phân tích chi phí cần tuân thủ một số quy tắc sau:
- Tính đủ chi phí.
- Không bỏ sót, không tính hai lần.
- Tính chi phí của một năm.
- Tính giá trị hiện tại của chi phí.
- Nếu không tính được tất cả các loại chi phí thì tính mức chi phí lớn
trước [21].
1.1.4. Phương pháp phân tích chi phí
Các bước tính chi phí [16]
- Xác định nguồn lực được sử dụng để tạo ra dịch vụ
- Ước tính số lượng mỗi nguồn lực đầu vào được sử dụng
- Định rõ giá trị tiền tệ cho mỗi đơn vị đầu vào và tính tổng chi phí cho đầu
vào
- Phân bổ chi phí cho các hoạt động
- Tính chi phí đơn vị
Xác định chi phí đơn vị của nguồn lực đầu vào
Để xác định chi phí đơn vị nguồn lực đầu vào có các cách khác nhau như:
Lấy theo giá trị còn lại của tài sản, lấy theo nguyên giá của tài sản hoặc đánh giá
lại tài sản theo mặt bằng giá hiện hành.
4
+ Nếu lấy theo giá trị còn lại của tài sản trên cơ sở KH tài sản theo chế độ
hiện hành thì có nhiều tài sản KH hết giá trị, mặc dù tài sản vẫn còn giá trị sử
dụng. Khi đó sẽ có sự khác biệt đáng kể về CPĐT giữa các cơ sở đào tạo mới
thành lập và các cơ sở đã hoạt động lâu năm.
+ Nếu lấy theo nguyên giá của tài sản thì hiện nay thị trường tài chính
biến động rất lớn, lạm phát giá cả thị trường thay đổi liên tục.
+ Nếu đánh giá lại tài sản theo mặt bằng giá hiện hành dựa vào chỉ số
CPI, lấy kết quả phân bổ cho số năm sử dụng theo chế độ hiện hành thì sẽ được
kết quả chính xác nhất [26], [29].
Với đề tài phân tích CPĐT tại trường cao đẳng Dược Phú Thọ lựa chọn
phương pháp đánh giá lại tài sản theo mặt bằng giá hiện hành đựa vào chỉ số
CPI.
Phương pháp phân bổ chi phí
Để tính chi phí cho từng đơn vị sản phẩm chúng ta cần phân bổ các chi
phí cho các đối tượng theo những phương pháp nhất định. Có 4 phương pháp
phân bổ chi phí: Phân bổ trực tiếp, phân bổ từng bước, phân bổ hai lần, phân bổ
đồng thời.
- Phân bổ trực tiếp: Phân phối những chi phí phí mà không quan tâm đến
những nhu cầu của các bộ phận trong số những bộ phận dịch vụ chung. Có nghĩa
là những chi phí thực sự được phân phối đến những bộ phận dịch vụ chung được
phân bổ trực tiếp đến những bộ phận tạo ra doanh thu. Phương pháp này bỏ qua
một sự hỗ trợ trong số những bộ phận dịch vụ chung.
- Phân bổ từng bước: Phân bổ từng bước là kỹ thuật phát hiện chi phí tinh
tế hơn phân bổ trực tiếp bởi vì nó thực hiện phân bổ những chi phí của những bộ
phận dịch vụ chung khác lần lượt đến những bộ phận tạo ra doanh thu như
những trung tâm chi phí cuối cùng. Bằng cách này, những chi phí của những bộ
phận dịch vụ chung được phân bổ trong một hình thức bậc thang đến tất cả
những bộ phận dịch vụ chung còn lại và đến những trung tâm chi phí cuối cùng.
5
- Phân bổ hai lần: Phương pháp phân bổ hai lần có khuynh hướng khắc
phục được điểm yếu trong phương pháp phân bổ từng bước. Nó sử dụng hai
vòng phân bổ. Vòng 1, những chi phí phân đến những bộ phận dịch vụ chung
được phân đến tất cả những bộ phận dịch vụ khác. Ở vòng 2, những chi phí của
bộ phận dịch vụ chung được phân bổ từ những bộ phận khác được phân bổ một
lần nữa theo bậc thang để loại bỏ những số lượng không dược phân bổ còn dư
ra.
- Phân bổ đồng thời: có ưu điểm là làm cho việc phân bổ chi phí chính xác
hơn. Ở phương pháp này, nhu cầu giữa các bộ phận dịch vụ chung được quan
tâm nhiều hơn bởi lặp lại sự phân phối những chi phí trong số những trung tâm
chi phí nhiều lần để loại bỏ những chi phí thừa trong những bộ phận dịch vụ
chung [19], [29].
Có một nghiên cứu so sánh những chi phí đơn vị nhận được từ những
phương pháp phân bổ khác nhau, phương pháp này chứng tỏ rằng chi phí đơn vị
trung bình không thay đổi một cách có ý nghĩa từ một phương pháp này đến một
phương pháp khác [34].
Phương pháp xác định chi phí đơn vị
Xác định chi phí đơn vị là quá trình phân những chi phí của mỗi bộ phận
tạo ra doanh thu đến những đơn vị dịch vụ của nó. Điều này được thực hiện
bằng nhiều phương pháp khác nhau.
- Đối với một sản phẩm hay nhiều sản phẩm có chi phí đồng nhất được
tính bằng phương pháp trung bình [32], [35].
CP đơn vị của dịch vụ = CP toàn phần / toàn bộ đơn vị sản phẩm
- Đối với những sản phẩm có chi phí khác nhau và chúng tiêu thụ những
nguồn lực khác nhau. Phương pháp phân bổ được sử dụng thông thường cho
6
những sản phẩm dịch vụ này là chi phí phân nhỏ, chi phí theo tỉ lệ, phương pháp
tính bổ sung và đơn vị giá trị tương đối.
+ Phương pháp tính chi phí phân nhỏ: Cung cấp kết quả hợp lý nhất. tuy
nhiên,đòi hỏi thu thập nhiều thông tin hơn các phương pháp khác. Xác định chi
phí trực tiếp và chi phí gián tiếp tạo dịch vụ sản phẩn, sau đó chi phí gián tiếp sẽ
được phân bổ đến mỗi bộ phận dịch vụ theo phương pháp trung bình hay tỉ lệ
[31], [35].
+Phương pháp tính chi phí theo tỉ lệ: Là phương pháp đơn giản dễ thực
hiện, được sử dụng để phân bổ chi phí đến những sản phẩm trung gian khác
nhau và đến những sản phẩm cuối cùng [31].
+Phương pháp đơn vị giá trị tương đối: Khó thực hiện vì khó để quan sát
mỗi một hoạt động và chuyển đổi những thành phần khác nhau thành những đơn
vị phù hợp cho việc đánh giá đơn vị giá trị tương đối [31].
1.2. CPĐT và phân tích CPĐT
1.2.1. Quan niệm CPĐT
CPĐT được xem xét dưới nhiều góc độ nhau. Dưới góc độ của cơ sở đào
tạo, dưới góc độ của người học, dưới góc độ của nhà nước. Với mỗi góc độ
nghiên cứu chúng có nội dung, bản chất và quy mô khác nhau.
Dưới góc độ của người học: CPĐT là toàn bộ giá trị hàng hóa và dịch vụ
mà người học đã tiêu dùng liên quan đến quá trình học của mỗi người (học phí,
mua tài liệu, học liệu, tiền ăn ở đi lại…) [1].
Dưới góc độ nhà nước: CPĐT là toàn bộ các khoản chi phí cố định, là
những chi phí không thay đổi về tổng số so với khối lượng công việc hoàn thành
trong một phạm vi nhất định. Trong hoạt động giáo dục đào tạo chi phí cố định
bao gồm: chi phí khấu hao tài sản, tiền lương, tiền công cơ bản, chi cho quản lý,
chi cho điện nước... [1].
7
Dưới góc độ cơ sở đào tạo, một cách tổng quan nhất, CPĐT là toàn bộ giá
trị hàng hóa dịch vụ đã hao phí cho việc đào tạo một người học trong một thời
gian nhất định, thường là trong một năm học hay trong một khóa học [1].
Trong phạm vi của đề tài CPĐT được nghiên cứu dưới góc độ của cơ sở
đào tạo.
1.2.2. Phân loại CPĐT
Dựa vào mối quan hệ với khối lượng sản phẩm gồm: Chi phí cố định, chi
phí biến đổi.
Chi phí cố định: Là những chi phí không thay đổi về tổng số so với khối
lượng công việc hoàn thành trong một phạm vi nhất định. Trong hoạt động giáo
dục đào tạo chi phí cố định bao gồm: chi phí khấu hao tài sản, tiền lương, tiền
công cơ bản, chi cho quản lý, chi cho điện nước...
Chi phí biến đổi: Là những chi phí thay đổi về tổng số, về tỷ lệ so với
khối lượng công việc hoàn thành. Trong hoạt động giáo dục đào tạo chi phí biến
đổi bao gồm: Chi vượt giờ giảng, chi phí xăng dầu, chi phí văn phòng phẩm.
Việc phân chia thành chi phí cố định và chi phí biến đổi giúp cho việc lập
kế hoạch, kiểm tra chi phí, xác định điểm hòa vốn, tình hình tiết kiệm chi phí
sản xuất. Là căn cứ đề ra biện pháp hạ thấp chi phí sản xuất trên một đơn vị sản
phẩm [1], [18].
Dựa vào mục đích và công dụng của chi phí gồm: Chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm toàn bộ chi phí về nguyên liệu,
nhiên liệu... tham gia trực tiếp vào sản xuất chế tạo ra sản phẩm dịch vụ.
Chi phí nhân công trực tiếp: Gồm tiền lương, phụ cấp lương, BHYT,
BHXH.
Chi phí sản xuất chung: Là những chi phí phát sinh trong phạm vi hoạt
động dịch vụ: Nhân viên quản lý, vật liệu, công cụ dụng cụ sản xuất, khấu hao
tài sản...
8
Việc phân chia này giúp tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm thuận
tiện. Có thể phân tích ảnh hưởng của từng khoản mục chi phí đến giá thành sản
xuất [1], [21].
Dựa vào nguồn gốc chi tiêu gồm: Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.
Chi phí trực tiếp: Là những chi phí liên quan trực tiếp đến sản xuất một
loại sản phẩm hoặc hoàn thành những công việc nhất định. trong đào tạo giáo
dục chi phí trực tiếp gồm: Chi phí về tiền lương, tiền công cho cán bộ công nhân
viên, chi phí cho cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy học và những chi phí duy
trì cho hoạt động bình thường của người học.
Chi phí gián tiếp: Là những chi phí sản xuất có quan hệ đến sản xất ra
nhiều loại sản phẩm, không phân định được cho từng đối tượng. Trong đào tạo
giáo dục chi phí gián tiếp gồm: chi phí cho đầu tư phát triển (chi cho học tập
nâng cao trình độ chuyên môn, chi cho hoạt động ngoại khóa, chi cho quảng bá
nâng cao hình ảnh của trường...).
Việc phân chia thành chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp giúp cho việc
xác định phương pháp tập hợp chi phí và phân bổ chi phí một cách hợp lý [1],
[16].
Dựa theo đầu vào của chi phí gồm: Chi phí đầu tư và chi phí thường
xuyên.
Chi phí đầu tư: Là những mục chi phí thông thường phải trả một lần, ngay
từ đầu. Đó là các khoản chi phí lớn, có giá trị sử dụng trên một năm.
Chi phí thường xuyên là những chi phí xảy ra nhiều lần, lặp đi lặp lại
trong một hay nhiều năm. Một số khoản chi phí có thể có thời gian sử dụng trên
một năm nhưng có chi phí nhỏ cũng được xếp vào loại chi phí thường xuyên.
Việc phân chia này giúp tính toán chính xác hơn các khoản mục chi phí
do cách tính toán và phân bổ chi phí cho các hoạt động chi phí khác nhau. hạn
chế bỏ sót hoặc trùng lặp các chi phí thường xuyên [1], [16], [28].
9
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến CPĐT
Quy mô đào tạo
Chất lượng đào tạo
Quy mô trình độ GV
Cơ cấu nghành
Thời gian đào tạo
CHI PHÍ
ĐÀO TẠO
Ngành nghề ĐT
Cơ sở hạ tầng
Vùng miền
Cơ chế quản lý
Yếu tố khác
Hình 1.1. Các yếu tố ảnh hƣởng đến CPĐT
1.2.3.1. Quy mô đào tạo
Xét về tổng thể thì quy mô đào tạo tăng, giảm sẽ ảnh hưởng đến khoản chi
phí biến đổi, nhưng xét trong chừng mực nào đó không ảnh hưởng đến chi phí
cố định. Tuy nhiên khi quy mô đào tạo tăng đến một giới hạn nào đó cũng sẽ
ảnh hưởng đến một số khoản chi phí cố định. Như vậy, nhìn chung quy mô đào
tạo tăng sẽ làm tăng CPĐT, nhưng mức tăng này không tương đương nhau. Mức
tăng của quy mô đào tạo có xu hướng tăng cao hơn mức tăng của CPĐT [1].
1.2.3.1. Chất lượng đào tạo
Chất lượng đào tạo có quan hệ chặt chẽ với CPĐT. Chất lượng đào tạo
tăng lên đòi hỏi kinh phí đầu tư cho giáo dục cũng tăng. Tuy nhiên không phải
bao giờ tăng các khoản chi cho giáo dục cũng làm tăng chất lượng đào tạo hoặc
tăng chất lượng đào tạo tương ưng với tăng chi phí [1].
1.2.3.2. ````````````````Thời gian đào tạo
10
Thời gian đào tạo ảnh hưởng đến CPĐT. Bởi vì, Thời gian đào tạo dài sẽ
phát sinh chi phí trực tiếp và gián tiếp liên quan đến đào tạo do số lượng các học
trình nhiều hơn, công việc của giảng viên và nhân viên phục vụ sẽ tăng lên, thời
gian sử dụng giảng đường trang thiết bị máy móc cũng tăng lên... từ đó tăng
CPĐT [1].
1.2.3.3. Ngành/ nhóm ngành đào tạo
Mỗi ngành và nhóm ngành đào tạo đều có những đặc điểm riêng về thời
gian, nội dung, phương pháp đào tạo và các yêu cầu khác nhau về các điều kiện
hỗ trợ cho đào tạo như diện tích giảng đường phòng thí nghiệm, thư viện sân
tập... đây là những nhân tố tác động mạnh đến CPĐT của từng trường trong
từng năm cũng như toàn khóa [1].
1.2.3.4. Cơ cấu ngành đào tạo
Các trường có số ngành nghề có thời gian đào tạo dài hơn yêu cầu đào tạo
cao hơn sẽ làm tăng thêm CPĐT. Ngược lại, các trường đào tạo chuyên ngành
đòi hỏi thời gian, điều kiện hỗ trợ ít hơn, qua đó giảm đi đáng kể CPĐT [1].
1.2.3.5. Quy mô trình độ giảng viên
Quy mô trình độ giảng viên được xét thông qua tỷ lệ số sinh viên/giảng
viên cũng cho thấy quy mô của giảng viên của một trường là cao hay thấp. Với
một lượng sinh viên như nhau nếu ít giảng viên trường sẽ tiết kiệm được chi phí
và ngược lại. Để có đội ngũ giảng viên có trình độ thì phải đầu tư nhiều kinh
phí đào tạo bồi dưỡng cán bộ, mặt khác tiền lương chi trả cho các giảng viên có
trình độ cao cũng cao hơn các giảng viên khác. Như vậy trình độ giảng viên
cũng là nhân tố ảnh hưởng đến CPĐT [1].
1.2.3.6. Vùng, miền, khu vực
Yếu tố vùng miền cũng ảnh hưởng đến CPĐT. Đối với các đô thị lớn thì
giá cả bao giờ cũng đắt đỏ hơn các đô thị nhỏ hoặc nông thôn. Giá cả cao làm
cho chi phí đầu vào của các trường, yêu cầu tiền công tiền lương của giảng viên
tăng cao, qua đó tác động làm gia tăng CPĐT [1].
11
1.2.3.8. Cơ chế quản lý của các trường đại học
Quản lý của các trường nếu như được thực hiện tốt, có hiệu quả sẽ tiết
kiệm được nguồn lực và tiết kiệm được CPĐT. Mặt khác, nhờ đổi mới cơ chế
quản lý, cải tiền mô hình tổ chức bộ máy mà với một lượng lao động không đổi
đã thực hiện được khối lượng công việc nhiều hơn, nhờ vậy mà cũng tiết kiệm
một cách tương đối CPĐT [1].
1.2.3.9. Cơ sở hạ tầng trang thiết bị dạy học
Đối với một trường học, cơ sở vật chất đất đai, giảng đường, phòng thí
nghiệm, thư viện, trang thiết bị, đồ dùng dạy học... đòi hỏi kinh phí xây dựng
mua sắm lớn nhất. Những khoản kinh phí này được phân bổ vào CPĐT thông
qua trích KH. Yêu cầu sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học là
điều kiện quan trọng để tiết kiệm và giảm CPĐT [1].
1.2.3.10. Các nhân tố khác
Ngoài các nhân tố nêu trên, quy mô lớp học, số đơn vị học trình phải tích
lũy, phương pháp dạy và học, cũng là những nhân tố tác động đến CPĐT [1].
1.2.4. Kinh nghiệm của một số quốc gia trong phân tích CPĐT
1.2.4.1. Vương quốc Anh
Với lịch sử gần 800 năm, phương pháp giáo dục của Vương Quốc Anh đã
có ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống giáo dục trên toàn thế giới. Nền giáo dục của
Vương Quốc Anh là một trong những nền giáo dục được đánh giá cao và thành
công nhất. CPĐT đại học phản ánh đầy đủ các chi phí cần thiết để đào tạo một
sinh viên theo nghành học với những tiêu chí chất lượng nhất định. Chính sách
học phí đối với bậc đại học tại các trường được xác định cho 2 nhóm đối tượng
sinh viên: sinh viên người bản sứ, sinh viên đến tử các nước thuộc khối liên
minh Châu Âu và nhóm sinh viên quốc tế. Chính vì vậy xem xét CPĐT đối với
sinh viên quốc tế phản ánh đầy đủ nhất.
Phương thức xác định mức học phí tại các trường đại học của Anh
thường được xây dựng trên cơ sở: Ngành đào tạo và đặc thù của khối ngành đào
12
tạo cơ bản. Học phí của hầu hết các trường của các trường đại học của Anh được
xác định cho từng nhành cụ thể. Trong một trường đại học các ngành đào tạo
khác nhau thường có mức học phí không giống nhau. Ví dụ như tại trường đại
học Manchesterhọc phí năm 2008 đối với ngành Khoa học và môi trường là
12.900 GBP/năm, ngành Tài chính có mức học phí 10.500 GBP/năm. Trong khi
đó nếu sinh viên học theo ngành Nha khoa thì học phí có thể tăng lên gấp đôi
[1].
Bên cạnh việc xác định học phí theo từng ngành học, ở một số trường học
phí còn được xác định chung cho một khối ngành dựa trên đặc thù của phương
pháp đào tạo đối với từng khối ngành đó. Thông thường học phí được xác định
cho 3 khối ngành cơ bản: Khối ngành học không có phòng thí nghiệm, có phòng
thí nghiệm và khối ngành khám và điều trị bệnh. Đối với khối ngành trong quá
trình đào tạo cần có phòng thí nghiệm hoặc phòng thực hành song song với quá
trình học lý thuyết như các ngành về: Môi trường, khoa học trái đất, hóa dầu, kỹ
thuật cơ khí, chế tạo máy, công nghệ thông tin… học phí thường cao hơn so với
khối ngành không cần phòng thí nghiệm; còn khối ngành liên quan đến khám và
điều trị bệnh thì ngay trong quá trình đào tạo sinh viên không những học lý
thuyết trên lớp mà còn phải thực hành tại các bệnh viện, phòng khám, phòng thí
nghiệm… Do vậy, học phí xây dựng cho khối ngành này thường cao nhất, chẳng
hạn tại đại học Bristol mức học phí áp dụng cho sinh viên quốc tế theo học khối
ngành không có phòng thí nghiệm là 10.800 £/năm. 13.900 £/năm đối với ngành
học cần có phòng thí nghiệm và mức 25.100 £/năm đối với ngành khám và điều
trị [1]. Mức học phí cho sinh viên theo khối ngành đào tạo được trình bày ở
bảng 1.2.
13
Bảng 1.2. Học phí theo ngành đào tạo cho sinh viên quốc tế năm 2008 [1]
Đơn vị tính: GBP/năm
Đặc điểm của nhóm ngành
University of
University of University of
Bristol
Birminghan
Hull
Không có phòng thí nghiệm
10.800
9.450
8.500
Có phòng thí nghiệm
13.900
12.250
10.500
Khám và điều trị bệnh
25.100
22.350
21.000
1.2.4.2. Kinh nghiệm của đại học Quốc gia Úc
Đối với quốc gia Úc học phí cũng khác nhau giữa những sinh viên người
bản xứ và sinh viên quốc tế. Mức học phí được hội đồng trường quyết định và
được điều chỉnh hàng năm phù hợp với chiến lược phát triển của trường trên cơ
sở kết quả nghiên cứu, phân tích tình hình cụ thể của trường và bối cảnh kinh tế
xã hội. Ngoài ra hội đồng nhà trường cũng đưa ra các mức ưu tiên đối với sinh
viên theo vùng lãnh thổ.
Cụ thể, năm học 2007 - 2008, mức học phí hệ đào tạo đại học chính quy
cho nhóm ngành kinh tế; quản trị kinh doanh; khoa học kỹ thuật; dược liệu và
dược hóa là 425AUD/01 ĐVHT đối với sinh viên trong nước; và 441 AUD đối
với sinh viên quốc tế. Học phí cho nhóm ngành khoa học tự nhiên là 315 AUD
đối với sinh viên trong nước; và 462 AUD đối với sinh viên quốc tế. Học phí
bác sĩ nội trú là 288 AUD đối với sinh viên trong nước; và 900 AUD đối với
sinh viên quốc tế. Mỗi sinh viên theo học hệ đào tạo đại học chính quy tập trung
sẽ phải học trung bình 48 ĐVHT/năm. Khoản học phí trên đã bao gồm cả kinh
phí chi trả cho giảng viên và các dịch vụ khác phục vụ cho công việc đào tạo
chuyên nghành đó [1].
Tóm lại, tùy theo từng chuyên ngành cụ thể, trường đại học quốc gia Úc
đã đưa ra mức học phí thích hợp, có xem xét tính chất vùng miền của học sinh,
kết hợp chế độ chính sách tương ứng của chính phủ Úc. Nhưng thông thường
14
mức chi phí cho mỗi đơn vị học trình được quy định gần như giống nhau ở đa số
các ngành đào tạo, trừ một số chuyên ngành đặc biệt có yêu cầu thêm phần thí
nghiệm, thực hành thì cộng thêm chi phí cho phần đó. Mức học phí cụ thể của
nhóm ngành Y-Dược được trình bày ở bảng 1.3.
Bảng 1.3. Học phí cho nhóm ngành Y – Dƣợc tại Úc năm 2008 [1]
TT
Chuyên nghành
ĐVHT
1
Bác sĩ nội trú
18
2
Y học cộng đồng
12
3
Dược liệu
12-24
4
Dược hóa
12-24
Loại sinh viên
Mức học phí
Trong nước
5184$/năm
Quốc tế
9000$/năm
Trong nước
1728$/năm
Quốc tế
2358$/năm
Trong nước
425$/ĐVHT
Quốc tế
441$/ĐVHT
Trong nước
425$/ĐVHT
Quốc tế
441$/ĐVHT
1.2.4.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Trung Quốc hiện chi 0,5% GDP hàng năm cho giáo dục đại học và có kế
hoạch đầu tư đến 4% cao hơn mức 1,1% của châu Âu và cả mức 2,7% của Mỹ
[39].
Học phí cho đào tạo đại học ở các ngành, các hệ đại học Nhân dân Trung
Hoa đều do bộ giáo dục quy định. Mức học phí cụ thể của một số bậc đào tạo
của đại học Nhân dân Trung Hoa được thể hiện trong bảng 1.4.
15