Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Nghiên cứu đặc điểm thực vật và phân lập một số hợp chất từ cây tốc thằng cáng (anodendron paniculatum (roxb ) a DC apocynaceae)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.36 MB, 122 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

TRẦN THỊ THÙY LINH

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ
PHÂN LẬP MỘT SỐ HỢP CHẤT TỪ CÂY TỐC
THẰNG CÁNG (ANODENDRON PANICULATUM
(ROXB.) A. DC. – APOCYNACEAE)

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƢỢC HỌC

HÀ NỘI 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

TRẦN THỊ THÙY LINH

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ
PHÂN LẬP MỘT SỐ HỢP CHẤT TỪ CÂY TỐC
THẰNG CÁNG (ANODENDRON PANICULATUM
(ROXB.) A. DC. – APOCYNACEAE)
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƢỢC HỌC


CHUYÊN NGÀNH DƢỢC HỌC CỔ TRUYỀN
MÃ SỐ 60720406

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Thị Hoài

HÀ NỘI 2015


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận
đƣợc rất nhiều sự giúp đỡ quý báu của các thầy cô giáo, các chuyên gia trong
nhiều lĩnh vực cùng đồng nghiệp, bạn bè và gia đình.
Trƣớc hết, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Sau Đại
học, các thầy cô giáo, các kỹ thuật viên Bộ môn Dƣợc liệu, Dƣợc học cổ
truyền và Thực vật Dƣợc – Trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tiếp theo tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu trƣờng Đại học Y Dƣợc Huế,
cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo, đồng nghiệp và các em
sinh viên trong nhóm nghiên cứu ở Khoa Dƣợc – Trƣờng Đại học Y Dƣợc
Huế, nơi đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình thực
hiện luận văn này.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân
thành nhất tới PGS.TS. Nguyễn Thị Hoài, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, hết
lòng chỉ bảo, luôn quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt
quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. Nguyễn Thế Cƣờng và ThS.
Hồ Việt Đức đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng là lời cảm ơn sâu sắc nhất, tôi muốn gửi tới gia đình, bạn bè,
những ngƣời luôn ủng hộ và động viên tôi trong học tập cũng nhƣ trong cuộc sống.

Một lần nữa, tôi xin cảm ơn tất cả những sự giúp đỡ quý báu đó!
Huế, tháng 8 năm 2015

Trần Thị Thùy Linh


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu
Tiếng Anh
C-NMR Carbon-13 Nuclear Magnetic
Resonance spectroscopy
1
H-NMR Proton Nuclear Magnetic
Resonance spectroscopy
A-549
Human bronchogenic carcinoma
br. s
Broad singlet
COSY
Correlation Spectroscopy
d
Doublets
dd
Double of doublets
DEPT
Distortionles Enhancement by
Polarization Transfer
EC50
Effective Concentration at 50%

13

ED50

Effective Dose at 50%

HeLa
Hep G2
HIV
HL-60
HMBC

Human cervical adenocarcinoma
Human hepatocellular carcinoma
Human Immunodeficiency Virus
Human promyelocytic leukemia
Heteronuclear Multiple Quantum
Correlation
Heteronuclear Single Quantum
Correlation
Human colon carcinoma
Inhibitory Concentration at 50%

HSQC
HT-29
IC50
ID50
J (Hz)
KB
LU-1

MCF-7
MIC
MKN7
NMR
s
SKC
SKLM

Inhibitory Dose at 50%
Human epidermoid carcinoma
Human bronchogenic carcinoma
Human breast adenocarcinoma
Minimum Inhibitory
Concentration
Human gastrocarcinoma
Nuclear Magnetic Resonance
Singlet

Diễn giải
Phổ cộng hƣởng từ hạt nhân
cacbon 13
Phổ cộng hƣởng từ hạt nhân
proton
Tế bào ung thƣ phổi

Nồng độ gây ra tác động sinh học
cho 50% đối tƣợng thử nghiệm
Liều hiệu quả cho 50% đối tƣợng
thử nghiệm
Tế bào ung thƣ cổ tử cung

Tế bào ung thƣ gan
Tế bào ung thƣ máu cấp tính

Tế bào ung thƣ ruột kết
Nồng độ ức chế 50% đối tƣợng
thử nghiệm
Liều ức chế tối thiểu 50%
Hằng số tƣơng tác tính bằng Hz
Tế bào ung thƣ biểu mô
Tế bào ung thƣ phổi
Tế bào ung thƣ vú
Nồng độ ức chế tối thiểu, hay
nồng độ kiềm khuẩn tối thiểu
Tế bào ung thƣ dạ dày

Sắc ký cột
Sắc ký lớp mỏng


SW-480
TLC
TMS
STT

Human colon adenocarcinoma
Thin Layer Chromatography
Tetramethyl silan

Tế bào ung thƣ ruột kết


Số thứ tự


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 1.1. Danh mục các loài thuộc chi Anodendron .................................................. 5
Bảng 1.2. Phân bố các loài thuộc chi Anodendron có ở Việt Nam ............................. 7
Bảng 1.3. Khóa định loại các loài thuộc chi Anodendron ở Việt Nam ....................... 7
Bảng 1.4. Một số hợp chất đƣợc phân lập từ loài Anodendron affine ...................... 10
Bảng 1.5. Phân loại các glycosid tim đã phân lập từ cây Anodendron affine ........... 11
Bảng 3.1. Kết quả định tính các nhóm chất hữu cơ từ phần trên mặt đất của cây Tốc
thằng cáng ................................................................................................................. 35
Bảng 3.2. Số liệu phổ NMR của hợp chất AP1 và hợp chất tham khảo ................... 42
Bảng 3.3. Số liệu phổ NMR của hợp chất AP2 và hợp chất tham khảo ................... 43
Bảng 3.4. Số liệu phổ NMR của hợp chất AP5 và hợp chất tham khảo ................... 46
Bảng 3.5. Số liệu phổ NMR của hợp chất AP6 và hợp chất tham khảo ................... 50
Bảng 3.6. Số liệu phổ NMR của hợp chất AP9 và hợp chất tham khảo ................... 53


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Một số hợp chất đƣợc phân lập từ loài Anodendron affine ....................... 14
Hình 1.2. Một số hợp chất đƣợc phân lập từ loài Anodendron formicinum ............. 15
Hình 1.3. Một số hợp chất đƣợc phân lập từ loài Anodendron paniculatum ............ 16
Hình 2.1. Phần trên mặt đất của cây Tốc thằng cáng Anodendron paniculatum
(Roxb.) A. DC ........................................................................................................... 19
Hình 3.1. Cây Tốc thằng cáng Anodendron paniculatum (Roxb.) A. DC. ............... 29
Hình 3.2. Vi phẫu cành cây Tốc thằng cáng ............................................................. 30
Hình 3.3. Vi phẫu gân lá cây Tốc thằng cáng ........................................................... 31
Hình 3.4. Vi phẫu phiến lá cây Tốc thằng cáng ........................................................ 32
Hình 3.5. Đặc điểm bột thân, cành cây Tốc thằng cáng ........................................... 33
Hình 3.6. Đặc điểm bột lá cây Tốc thằng cáng ......................................................... 34

Hình 3.7. Sơ đồ chiết xuất các phân đoạn từ cây Tốc thằng cáng ............................ 37
Hình 3.8. Sơ đồ phân lập các hợp chất AP1 và AP2 từ cao chiết chloroform ......... 38
Hình 3.9. Sơ đồ phân lập hợp chất AP5, AP6 và AP9 từ cao chiết nƣớc ................ 40
Hình 3.10. Cấu trúc hóa học của hợp chất AP1 ........................................................ 41
Hình 3.11. Cấu trúc hóa học của hợp chất AP2 ........................................................ 43
Hình 3.12. Tƣơng tác HMBC, COSY chính của hợp chất AP5 ............................... 47
Hình 3.13. Cấu trúc hóa học của hợp chất AP5 ........................................................ 47
Hình 3.14. Tƣơng tác HMBC, COSY chính của hợp chất AP6 ............................... 51
Hình 3.15. Cấu trúc hóa học của hợp chất AP6 ........................................................ 51
Hình 3.16. Tƣơng tác HMBC, COSY chính của hợp chất AP9 ............................... 54
Hình 3.17. Cấu trúc hóa học của hợp chất AP9 ........................................................ 54
Hình 3.18. Cấu trúc hóa học của syringin ................................................................. 54


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN ................................................................................................... 3
1.1. VỊ TRÍ PHÂN LOẠI, ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ PHÂN BỐ ...................3
1.1.1. Vị trí phân loại chi Anodendron ................................................................3
1.1.2. Vài nét về họ Trúc đào (Apocynaceae) .....................................................3
1.1.3. Vài nét về chi Anodendron ........................................................................4
1.1.4. Đặc điểm thực vật và phân bố của cây Tốc thằng cáng ............................8
1.2. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CHI ANODENDRON VÀ CÂY TỐC THẰNG
CÁNG ......................................................................................................................9
1.2.1. Thành phần hóa học một số loài thuộc chi Anodendron ...........................9

1.2.2. Thành phần hóa học của loài Tốc thằng cáng .........................................15
1.3. TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA CHI ANODENDRON VÀ LOÀI TỐC
THẰNG CÁNG .....................................................................................................16
1.3.1. Tác dụng sinh học của chi Anodendron...................................................16
1.3.2. Tác dụng sinh học của cây Tốc thằng cáng .............................................17
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................19
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU .......................................................................19
2.2. VẬT LIỆU......................................................................................................19
2.2.1. Hóa chất ...................................................................................................19
2.2.2. Máy móc - thiết bị....................................................................................20
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................20
2.3.1. Nghiên cứu về thực vật ............................................................................20
2.3.2. Nghiên cứu về thành phần hóa học..........................................................21


Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................28
3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT ............................28
3.1.1. Đặc điểm hình thái ...................................................................................28
3.1.2. Đặc điểm vi phẫu .....................................................................................29
3.1.3. Đặc điểm bột cây .....................................................................................32
3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC ........................35
3.2.1. Định tính các nhóm chất chính trong cây Tốc thằng cáng ......................35
3.2.2. Quá trình chiết xuất .................................................................................36
3.2.3. Quá trình phân lập các hợp chất từ cây Tốc thằng cáng ..........................37
3.2.4. Xác định cấu trúc các hợp chất đã phân lập ............................................40
Chƣơng 4: BÀN LUẬN .....................................................................................................55
4.1. VỀ THỰC VẬT .............................................................................................55
4.2. VỀ NGHIÊN CỨU CÁC THÀNH PHẦN HÓA HỌC .................................57
KẾT LUẬN .......................................................................................................................62
KIẾN NGHỊ ........................................................................................................................62

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


ĐẶT VẤN ĐỀ
Thực vật là nguồn tài nguyên giá trị để nghiên cứu và phát triển thuốc mới.
Các hợp chất có hoạt tính sinh học phân lập từ dƣợc liệu đƣợc sử dụng trực tiếp
trong y học hoặc bán tổng hợp thành các hợp chất mới nhằm ứng dụng trên lâm
sàng. Trên trái đất có khoảng 250.000 loài thực vật bậc cao, nhƣng mới chỉ có
khoảng 10% số loài trong đó đƣợc nghiên cứu về hóa thực vật và sàng lọc hoạt tính
sinh học [48]. Nhƣ vậy, còn một khối lƣợng cây cỏ tiềm năng dành cho các nhà
khoa học nghiên cứu để tạo thành các sản phẩm tự nhiên phục vụ con ngƣời.
Là một đất nƣớc đƣợc thiên nhiên ƣu đãi, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa,
Việt Nam có thảm thực vật vô cùng phong phú và đa dạng. Cho đến nay đã ghi
nhận đƣợc ở nƣớc ta có 3948 loài cây thuốc, thuộc 307 họ của 9 ngành thực vật bậc
cao cũng nhƣ bậc thấp (kể cả Nấm) [11]. Phần lớn số loài làm thuốc đều xuất phát
từ kinh nghiệm sử dụng của cộng đồng dân tộc ở các địa phƣơng trong cả nƣớc.
Theo thời gian, ngƣời ta đã nhận thấy rằng trong quá trình nghiên cứu thuốc mới từ
cây cỏ, tri thức bản địa đóng vai trò quan trọng trong định hƣớng ban đầu, qua đó
tiết kiệm đƣợc rất nhiều thời gian, công sức và tiền của.
Khu vực miền Trung nƣớc ta có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống. Họ có
nhiều kinh nghiệm sử dụng cây thuốc, các kinh nghiệm đó đƣợc đúc kết, chắt lọc,
truyền khẩu từ đời này sang đời khác, là nguồn tài nguyên quý giá. Tộc ngƣời Pako,
Vân Kiều sống ở vùng rừng Trƣờng Sơn trải dài từ Quảng Nam đến Quảng Bình,
tập trung nhiều nhất là ở địa bàn miền núi Quảng Trị - Thừa Thiên Huế. Theo kinh
nghiệm của đồng bào Pako, Vân Kiều, Tốc thằng cáng (Anodendron paniculatum
(Roxb.) A. DC. - Apocynaceae) đƣợc sử dụng để chữa bệnh, trong đó có các bệnh
liên quan đến khối u [7]. Theo kết quả sàng lọc hoạt tính diệt tế bào ung thƣ một số
cây thuốc của đồng bào Pako, Vân Kiều ở Quảng Trị mà chúng tôi đã khảo sát, cây
thuốc cho tác dụng ức chế 5/6 dòng tế bào ung thƣ thử nghiệm [8]. Cho đến nay ở

Việt Nam chƣa có nghiên cứu nào về loài này. Nghiên cứu đặc điểm thực vật và
thành phần hóa học thƣờng là bƣớc đi ban đầu và cơ bản trong công tác nghiên cứu

1


và phát triển thuốc mới. Xuất phát từ lý do đó, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên
cứu đặc điểm thực vật và phân lập một số hợp chất từ cây Tốc thằng cáng
(Anodendron paniculatum (Roxb.) A. DC. - Apocynaceae)” với hai mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm thực vật của cây Tốc thằng cáng (Anodendron
paniculatum (Roxb.) A. DC.).
2. Chiết xuất, phân lập 4-5 chất tinh khiết từ cây Tốc thằng cáng
(Anodendron paniculatum (Roxb.) A. DC.) và xác định cấu trúc hóa học các
chất đã phân lập được.

2


Chƣơng 1
TỔNG QUAN
1.1.

VỊ TRÍ PHÂN LOẠI, ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ PHÂN BỐ

1.1.1. Vị trí phân loại chi Anodendron
Theo hệ thống phân loại của Takhtajan công bố năm 2009 và một số tác giả
[73], [76] chi Anodendron có vị trí phân loại nhƣ sau:
Ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta)
Lớp Ngọc Lan (Magnoliopsida)
Phân Lớp Hoa Môi (Lamiidae)

Bộ Long Đởm (Gentianales)
Họ Trúc Đào (Apocynaceae)
Chi Ngà voi (Anodendron)
Anodendron paniculatum (Roxb.) A. DC.
1.1.2. Vài nét về họ Trúc đào (Apocynaceae)
Họ Trúc đào (Apocynaceae) là họ lớn, đƣợc chia thành 5 phân họ:
Plumerioideae, Apocynoideae, Periplocoideae, Secamonoideae và Asclepiadoideae
với gần 200 chi, hơn 2.000 loài, phân bố rộng ở vùng nhiệt đới [5], [10].
Ở Việt Nam có khoảng 100 chi: Adenium, Aganonerion, Aganosma,
Allamanda, Alstonia, Alyxia, Amalocalyx, Anodendron, Argyrpnerium, Asclepias,
Atherandra, Atherolepis, Beaumontia, Blaberopus, Bousigonia, Brachystelma,
Calotropis, Campestigma, Carissa, Catharanthus (Vinca), Cerbera, Ceropegia,
Chilocarpus, Chonemorpha, Cleghornia, Cosmostigma, Costantina (Pilostigma),
Cryptolepis,

Cryptostegia,

Ervatamia

(Tabernaemontana),

Gomphocarpus,
Harmandiella,

Cynanchum,

Gongronema,
Hemidesmus,

Dischidia,


Finlaysonia,
Gymnanthera,

Heterostemma

Dregea,

Ecdysanthera,

Genianthus,
Gymnema,

Holarrhena,

Giadotrum,
Gymnemopsis,

Hoya,

Hunteria,

Ichnocarpus, Ixodonerium, Kixia (Kibatalia, Paravallaris), Kopsia, Landolphia,
Leptadenia, Marsdenia, Melodinus, Micrechites, Myriopteron, Nerium, Nouettea,
Ochrosia,

Odontcidenia,

Oxystelma,


Parabarium,

Parameria,

Parsonsia,

Pentatropsis, Periploca, Pseudopentatropis, Pseudosarcolobus, Plumeria, Pottsia,

3


Raphistemma, Rauvolfia (Rauwolfia), Rhynchodia, Sarcolobus, Sarcostemma,
Secamone,

Spirella,

Spirolobium,

Stapelia,

Streptocaulon,

Strophantus,

Telectadium, Telosma (Pergularia), Thevetia, Toxacarpus, Trachelospermum,
Vallaris,

Vincetoxicopsis,

Willughbeia,


Winchia,

Wrightia,

Xylinabaria

(Xylinabariopsis), Zygostelma; và khoảng 280 loài [5], [10].
Họ Trúc đào gồm các đại diện là thân cỏ hoặc thân gỗ to hay nhỏ, phần lớn là
dây leo hay bụi đứng. Cây có nhựa mủ trắng, thƣờng độc. Lá đơn, nguyên, mọc đối,
đôi khi mọc cách hoặc mọc vòng, không có lá kèm. Hoa đơn độc hoặc tập hợp
thành cụm hoa vô hạn hoặc hình xim, ở nách lá hay ở ngọn. Hoa đều, lƣỡng tính,
mẫu 5, đài 5 thƣờng hợp. Tràng hình ống thƣờng có phần phụ ở trong ống tràng,
giống nhƣ lông hay vảy hoặc tạo thành tràng phụ. Tiền khai hoa vặn [5].
Bộ nhị gồm 5 nhị đính trên ống tràng. Chung đới có thể kéo dài thành mũi
nhọn, đôi khi có mang lông dài hoặc úp lên mặt trên của đầu nhụy. Chỉ nhị rời hoặc
dính liền thành một ống bao quanh bầu. Bao phấn thƣờng chụm vào nhau tạo nhƣ
một cái mái che trên đầu nhụy và có thể đính vào đầu nhụy (phân họ Echitoideae)
hoặc đính vào 5 mặt của đầu nhụy 5 góc. Phía ngoài bộ nhị có thể mang những phụ
bộ, tạo thành một tràng phụ thứ nhì do nhị sinh ra. Hạt phấn rời hay dính thành tứ tử
hoặc phấn khối [5].
Bộ nhụy gồm 2 lá noãn (ít khi 3-5), tự do ở phần đầu, dính nhau ở phần vòi,
một vòi duy nhất. Đầu nhụy hình trụ ngắn hoặc hình mâm 5 góc. Mỗi lá noãn có
nhiều noãn tạo thành bầu 2 ô, đính noãn trung trụ hay bầu 1 ô, đính noãn bên. Đáy
bầu thƣờng có đĩa mật. Quả đại, quả nang, đôi khi gặp quả mọng. Hạt có cánh hay
có chùm lông và nội nhũ. Các cây trong họ Trúc đào thƣờng có ống nhựa mủ thật,
libe quanh tủy. Trong thân có hai vòng libe. Mạch thủng lỗ đơn, một số có mạch
thang ngắn [5], [10].
1.1.3. Vài nét về chi Anodendron
Dự án “The plant list” [87] thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn cơ sở khác nhau

trên thế giới đã thống kê đƣợc 38 tên loài thuộc chi Anodendron trong đó có 17 tên
loài đƣợc chấp nhận; tên khoa học đƣợc liệt kê ở bảng 1.1.

4


Bảng 1.1. Danh mục các loài thuộc chi Anodendron
STT

1

2

3
4
5

6

Tên đồng nghĩa
Anodendron lanceolatum King & Gamble
Anodendron manubriatum Merr.
Anodendron moluccanum Miq.
Anodendron rhinosporum Thwaites
Anodendron sutepense Kerr
Anodendron tenuiflorum (Miq.) Miq.
Echites parviflorus Roxb.
Anodendron paniculatum
Echites trichotomus Desf.
(Roxb.) A. DC.

Epigynum parviflorum (Roxb.) Hook.f.
Gymnema nepaulense J.Graham
Strophanthus balansae Franch.
Tabernaemontana tenuiflora Miq.
Echites manubriatus Wall.
Echites paniculatus Roxb.
Echites polyanthus Wall.
Ichnocarpus paniculatus Moon
Aganosma laevis Champ. ex Benth.
Anodendron affine var. effusum Tsiang
Anodendron affine var. pingienense
Tsiang & P.T.Li
Anodendron fangschengense
Tsiang & P.T.Li
Anodendron affine (Hook. &
Anodendron laeve (Champ. ex Benth.)
Arn.) Druce
Maxim. ex Franch. & Sav.
Anodendron loheri Merr.
Anodendron salicifolium Tsiang & P.T.Li
Anodendron suishaense Hayata
Epigynum laevigatum Hook.f.
Holarrhena affinis Hook. & Arn.
Anodendron axillare Merr.
Anodendron benthamianum
Formosia benthamiana (Hemsl.) Pichon
Hemsl.
Cleghornia borneensis King & Gamble
Anodendron borneense
Micrechites borneensis (King & Gamble)

(King & Gamble) Mabb.
P.T.Li
Anodendron rubescens
(Teijsm. & Binn.) Teijsm. & Binn.
Anodendron scandens (Hassk.) Pichon
Anodendron candolleanum
Dendrocharis rubescens Teijsm. & Binn.
Wight
Ecdysanthera rubescens
(Teijsm. & Binn.) Boerl.
Ecdysanthera scandens Hassk.
Tên khoa học

5


7

8
9
10
11
12
13
14
15
16
17

Anodendron coriaceum var. salaccense

Hochr.
Anodendron coriaceum
Anodendron gracilentum Markgr.
(Blume) Miq.
Chonemorpha coriacea (Blume) G.Don
Echites coriaceus Blume
Cleghornia gracilis King & Gamble
Anodendron gracile (King &
Micrechites gracilis (King & Gamble)
Gamble) Mabb.
P.T.Li
Anodendron howii Tsiang
Anodendron formicinum (Tsiang & P.T.Li)
Anodendron nervosum Kerr D.J.Middleton
Micrechites formicinus Tsiang & P.T.Li
Anodendron oblongifolium
Hemsl.
Anodendron pauciflorum
Hook.f.
Anodendron punctatum
Tsiag
Anodendron seramense
Mabb.
Anodendron tubulosum
(Ridl. ex Burkill &
M.R.Hend.) Mabb.
Anodendron whitmorei
Mabb.
Anodendron wrayi King &
Gamble


1.1.3.1.

Micrechites tubulosa Ridl.
Micrechites tubulosus Ridl. ex Burkill &
M.R.Hend.

Trachelospermum obtusifolium Ridl.

Chi Anodendron ở Việt Nam:

Theo Pitard (1933) và tài liệu Cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ (1992) ở
Việt Nam chi Anodendron, còn gọi là Ngà voi hay Dây duy, có 2 loài là
Anodendron laeve (Champ. ex Benth.) Maxim. ex Franch. & Sav. (tên khác:
Anodendron affine (Hook. & Arn.) Druce.) và Anodendron paniculatum (Roxb.) A.
DC.. Trong lần xuất bản thứ hai (2000) tác giả đã bổ sung thêm loài Anodendron
nervosum Kerr [6]. Nghiên cứu gần đây của Phan Kế Lộc bổ sung cho hệ thực vật ở
Việt Nam thêm loài Anodendron howii Tsiang [9]. Dƣới đây là bảng phân bố các
loài thuộc chi Anodendron có ở Việt Nam [10].

6


Bảng 1.2. Phân bố các loài thuộc chi Anodendron có ở Việt Nam [10]
STT

Loài

Tên Việt Nam


Phân bố

Tốc thẳng, Tốc
thằng cáng, Ngà
voi, Dây duy tù,
Đay nhui

Quảng Trị, Thừa thiên Huế (Phú
Lộc, Bạch Mã), Đắc Lắc, Khánh Hòa
(Nha Trang), Đồng Nai (Biên Hòa),
Bến Tre, Kiên Giang (Phú Quốc)

1

Anodendron
paniculatum
(Roxb.) A. DC.

2

Anodendron affine Ngà voi, Dây
(Hook. & Arn.)
duy
Druce

3

Anodendron howii
Tsiang


Ngà voi sang,
Dây duy sang

4

Anodendron
nervosum Kerr

Ngà voi thái,
Dây duy thái

Hà Giang (Yên Minh), Bắc Giang,
Hòa Bình (Lạc Thủy), Hải Dƣơng
(Chí Linh), Hà Nam (Ninh Thái),
Ninh Bình (Cúc Phƣơng)
Hà Tây (Ba Vì)
Đồng Nai (Biên Hòa)

Theo tài liệu Thực vật chí (2007) chi Anodendron ở Việt Nam có 4 loài, tác
giả Trần Đình Lý cũng đã xây dựng bộ khóa phân loại các loài thuộc chi này, bằng
cách sử dụng các đặc điểm phân loại chính của lá và hoa [10]. Khóa phân loại đƣợc
trình bày ở bảng 1.3.
Bảng 1.3. Khóa định loại các loài của chi Anodendron ở Việt Nam [10]
1A. Lá có lông dày ở mặt dƣới ............................................ 1. A. howii
1B. Lá nhẵn cả hai mặt
2A. Gân phụ cấp I nhiều, 15-29 đôi ............................... 2. A. nervosum
2B. Gân phụ cấp I ít, 6-14 đôi
3A. Lá thuôn; cụm hoa thƣờng đầu cành, tràng hoa dài 2,4-7mm
.................................................................................. 3. A. affine
3B. Lá bầu dục hay gần bầu dục; cụm hoa ở nách và đầu cành, ống tràng

ngắn 1,5-2mm ........................................................... 4. A. paniculatum
1.1.3.2.

Đặc điểm thực vật và phân bố sinh thái của chi Anodendron

Các loài trong chi Anodendron chủ yếu ở dạng dây leo gỗ. Lá mọc đối, nách lá
có nhiều tuyến nâu. Cụm hoa ở đầu cành, kiểu xim kép, ít khi ở nách kiểu xim
nhiều ngả, 5 lá đài bé và hẹp, gốc đài có nhiều tuyến mọc cách với lá đài, rất ít khi

7


không có tuyến (các loài ở Việt Nam đều có tuyến). Ống tràng dạng ống ngắn.
Họng tràng không có vảy và tràng phụ. Cánh tràng thƣờng dạng lƣỡi dài hơn rộng,
phủ nhau phải, dài hơn ống tràng, đối xứng hai bên, không có phần phụ và không
gặp trong nụ. Nhị đính nửa ống tràng phía dƣới hoặc ở đáy. Chỉ nhị rất ngắn. Bao
phấn hình mũi tên, lƣng nhẵn, triển hình vòng nguyên hoặc xẻ thùy nông, nhẵn. Bầu
trên gồm 2 lá noãn rời, đỉnh bầu nhẵn. Noãn nhiều. Vòi nhụy ngắn. Đầu nhụy hình
nón dài. Quả gồm 2 đại rời nhau, phình to ở gốc, đầu nhọn, mỗi đại không có cuống
riêng, vỏ quả nhẵn. Giá noãn hóa gỗ. Hạt nhiều dạng thuôn, đầu thu hẹp thành mỏ
dài mang chùm lông, vỏ hạt nhẵn, chùm lông tồn tại, khó rụng [6], [10], [54], [58].
Các loài thuộc chi Anodendron phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới châu Á: Ấn
Độ, Mianma, Nam Trung Quốc, Nhật Bản, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia,
Indonesia, Philippin, Việt Nam [6], [10], [54], [58].
1.1.4. Đặc điểm thực vật và phân bố của cây Tốc thằng cáng Anodendron
paniculatum (Roxb.) A. DC.
Tốc thằng cáng hay còn gọi là Tốc thẳng (Anodendron paniculatum (Roxb.) A.
DC.) thuộc chi Anodendron, họ Apocynaceae, bộ Long đởm (Gentianales), phân lớp
Hoa môi (Lamiidae), lớp Ngọc lan (Magnoliopsida), ngành Ngọc lan (Magnoliophyta)
[73], [76].

Tốc thằng cáng là cây leo, dài từ 15-20 m. Thân nhẵn, màu hơi ngả trắng khi
khô. Lá mọc đối dạng bầu dục dài, nhẵn cả 2 mặt, dài 9,5-14 cm, rộng 4,2-5,3 cm,
gốc lá nhọn hay gần tù, đầu lá tù, thu hẹp thành mũi nhọn. Gân phụ cấp I chếch so
với trục gân chính, 11-13 đôi, nổi rõ ở mặt dƣới, hơi lõm ở trên, nối nhau sát mép.
Gân phụ cấp II không thấy. Cuống lá dài 10-13 mm, nhẵn. Cụm hoa ở đầu cành, đôi
khi ở nách, kiểu xim kép, cả cụm hoa dài 11-15 cm, trục chính dài 1,5-2,5 cm. Lá
bắc dài 1-1,2 mm, rộng 0,3-0,5 mm, dạng tam giác, nhọn đầu, mặt ngoài và mép có
lông thƣa. Cuống hoa dài 2-3,5 mm, gần nhẵn. Lá đài dài 0,8-1 mm, rộng 0,4-0,5
mm, dạng tam giác dài nhọn đầu, mặt ngoài có lông rõ, mặt trong chỉ có lông ở
phần đầu, gốc đài có 5 tuyến nhỏ nhọn, mọc xen với lá đài. Ống tràng dài 1-2,5 mm,
dạng ống thu hẹp ở đáy, ngoài nhẵn, trong có lông màu trắng. Cánh tràng dài 2,5-4
mm, rộng 1-1,2 mm, hình lƣỡi dài, tù đầu, phủ nhau phía phải, mặt ngoài nhẵn, mặt
trong có lông rõ ở một nửa phía phải. Nhị đính ở đáy ống tràng, chỉ nhị rất ngắn, dài
8


0,2 mm, nhẵn. Bao phấn dài 0,6-0,7 mm, dạng mũi tên, lƣng bao phấn nhẵn. Triển
hình vòng mỏng nguyên, bằng bầu. Bầu gồm 2 lá noãn rõ, cao 0,5 mm, nhẵn. Vòi
nhụy dài 0,2 mm, nhẵn, đầu nhụy hình nón dài 0,3-0,4 mm, nhẵn. Quả gồm 2 đại,
mỗi đại dài 12-13 cm, chỗ rộng nhất 2 cm, đầu nhọn, gốc to không có cuống, mặt
ngoài nhẵn. Hạt dài 12-20 mm, rộng 5-7 mm, hình trứng bị ép, đầu kéo dài thành
mỏ (cán) mang chùm lông dài 5-8 cm, vỏ hạt nhẵn.
Cây ra hoa vào tháng 2-7, gặp ở ven rừng thƣa hoặc trảng cây bụi tự nhiên [6],
[10].
Loài Tốc thằng cáng phân bố rộng trên thế giới, có ở Ấn Độ, Bangladesh, Sri
Lanka, Đông Nam Á (Thái Lan, Campuchia, Myanma, Việt Nam, Lào, Philippines
và Malaysia) [6], [10], [58].
1.2.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC CHI ANODENDRON VÀ CÂY TỐC


THẰNG CÁNG
1.2.1. Thành phần hóa học một số loài thuộc chi Anodendron
Những nghiên cứu đầu tiên về chi Anodendron đƣợc công bố vào năm 1970
bởi các tác giả Sasaki và Hirata [68]. Tính đến nay, chỉ có 3 loài của chi này là A.
affine, A. paniculatum và A. formicinum đƣợc nghiên cứu về thành phần hóa học
với khoảng 80 hợp chất đƣợc phân lập.
Hầu hết các nghiên cứu về thành phần hóa học của chi Anodendron tập trung
vào loài A. affine. Có khoảng 66 hợp chất đã phân lập đƣợc, chủ yếu là các glycosid
tim và đƣợc trình bày ở Bảng 1.4.

9


Bảng 1.4. Một số hợp chất phân lập được từ loài Anodendron affine
Nhóm hợp
chất
Alcaloid
Prenylbenzoic acid

Tên chất

Bộ phận
tách

TLTK

Anodendrine (1)
Alloanodendrine (2)


Lá và thân

[68]

Anodendrosin A–I (3-11)

Hạt, quả và
thân
Hạt

[24]

Vỏ cây

[81]

Anodendrosin J, K (12, 13)
Affinoside A (14)
Affinoside B (15)
Affinoside C–H, J (16-22)

Glycosid
tim

Phần
aglycon

Steroid
khung
pregnane

Các hợp
chất khác

Affinoside S-I–S-VIII (23-30)
Affinoside La–Le (31-35)
Affinoside M, K (36, 37)
Affinoside O, N, I (38, 39, 40)
Affinoside S-X, XI (41, 42)
Affinoside P, Q, R, S, T (43-47)
4,5-Dehydro-12-oxo-affinoside E (48)
12-Oxo-affinoside E (49)
16β-Hydroxyaffinoside A (50)
Affinoside Lf, Lg (51, 52)
Affinogenin C (53)
Affinogenin D-I–D-V (54-58)
Affinogenin D-VI (59)
2α,3β,5,11α,14-Pentahydroxy-12-oxo5β,14β-card-20(22)-enolide (60)
12β-Hydroxyprena-4,6,16-triene-3,20-dione
(61)
12β-Hydroxyprena-4,16-diene-3,20-dione
(62)
Pregna-4,6,16-triene-3,12,20-trione (63)
Pregna-4,16-triene-3,12,20-trione (64)
Choline (65)
Glucosyringic acid (66)

Thân và vỏ
cây
Lá và thân


Hạt


[45]

[18]
[20]
[22]
[23]
[25]

Hạt

[46]

Thân và vỏ
cây

[38]



[21]

Lá và thân

[19]


Thân và vỏ

cây

[25]

Thân

[80]

Lá và thân
Thân

[68]
[71]

[39]

Phần aglycon có trong glycosid tim của loài Anodendron affine là các
cardenolid gồm có nhân steroid và vòng lacton 4 carbon. Phần đƣờng có cấu trúc đa
dạng hơn, đƣợc phân loại theo Bảng 1.5.

10


Bảng 1.5. Phân loại các glycosid tim đã phân lập từ cây Anodendron affine.
STT
Tên chất
1
Affinoside A (14)

2


Affinoside B (15)

3

Affinoside C (16)

4

Affinoside D (17)

5

Affinoside E (18)

6

Affinoside F (19)

7

Affinoside G (20)

8

Affinoside H (21)

9

Affinoside J (22)


Aglycon
Phần đƣờng
4,6-Dideoxy-3-O2,3β,11,14methyl-D-glycero-2Tetrahydroxy-12hexosulopyranose
oxo-14β-card4,20(22)-dienolide7β,8β-epoxide
2,3β,11β,14Tetrahydroxy-12oxo-5β,14β-card9,20(22)-dienolide
2,3β,14Trihydroxy-11oxo-5β,14β-card20(22)-enolide
2,3β,14Trihydroxy-11oxo-5β,14β-card16,20(22)-dienolide
2,3β,12,14Tetrahydroxy-11oxo-5β,14β-card20(22)-dienolide
2,3β,12β,14Tetrahydroxy-11oxo-14β-card4,20(22)-dienolide
2,3β,5β,12,14Pentahydroxy-11oxo-5β,14β-card20(22)-enolide
2,3β,11,14Tetrahydroxy-12oxo-14β-card4,16,20(22)trienolide-7β,8βepoxide
2,3β,12β,14Tetrahydroxy-11oxo-14β-card4,16,20(22)trienolide

11


10

Affinoside M (36)

11

Affinoside K (37)

12

Affinoside O (38)

13

14
15
16
17
18

Affinoside P (43)
Affinoside Q (44)
Affinoside R (45)
Affinoside S (46)
Affinoside T (47)
4,5-Dehydro-12-oxo-affinoside
E (48)

19

12-Oxo-affinoside E (49)

20

16β-Hydroxyaffinoside A (50)

21

Affinoside I (40)

22
23
24


Affinoside S-I (23)
Affinoside S-II (24)
Affinoside S-VII (29)

2,3β,11,14Tetrahydroxy-12oxo-14β-card4,20(22)-dienolide
2,3β,11,14Tetrahydroxy-12oxo-14β-card4,20(22)-dienolide
Affinogenin La
(2,3β,12β,14tetrahydroxy-11oxo-5β,14β-card20(22)-enolide)
Affinogenin F
Affinogenin F
Affinogenin R
Affinogenin R
Affinogenin R
2,3β,11,14Tetrahydroxy-12oxo-14β-card4,20(22)-dienolide
2,3β,11,14Tetrahydroxy-12oxo-14β-card20(22)-enolide
2,3β,11β,14, 16β Pentahydroxy-12oxo-7β,8β-epoxy14β-card-4,20(22)dienolide
2,3β,11β,14Tetrahydroxy-12oxo-14β-card4,16,20(22)trienolide-7β,8βepoxide
Affinogenin C
Affinogenin D-I
Affinogenin D-I

25

Affinoside S-III (25)

Affinogenin D-I

12

4,6-Dideoxy-3-Omethylhexosuloside


4,6-Dideoxy –
hexosuloside

4,6-Dideoxy-3-Omethyl-Dhexosulose

4,6-Dideoxy-3-Omethylhexose

D-Digitalose

4ʹ-Acetyl-Ddigitalose
6-Deoxy- D-glucose


26
27
28
29

Affinoside S-IV (26)
Affinoside S-V (27)
Affinoside S-VI (28)
Affinoside La (31)

30

Affinoside Lb (32)

31


Affinoside Lc (33)

32

Affinoside Ld (34)

33

Affinoside Lf (51)

34

Affinoside Le (35)

35

Affinoside Lg (52)

36
37
38
39

Affinoside S-VIII (30)
Affinoside S-X (41)
Affinoside S-XI (42)
Affinoside N (39)

Affinogenin D-J
Affinogenin D-II

Affinogenin D-II
Affinogenin C (2,3β,14trihydroxy-11-oxo5β,14β-card20(22)-enolide)
2,3β,11β,14Tetrahydroxy-12oxo-5β,14β-Δ9(11)22(20)-dienolide
2,3β,12,14Tetrahydroxy-11oxo-5β,14β-card20(22)-enolide
2,3β,12β,14Tetrahydroxy-11oxo-5β,14β-card22(20)-enolide
2,3β,11,14Tetrahydroxy-12oxo-14βcardenolide
2,3β,14Trihydroxy-11oxo-5β,14β-card22(20)-enolide
2,3β, 5β,11,14Pentahydroxy-12oxo-14βcardenolide
Affinogenin D-I
Sarmentogenin
Affinogenin A
Affinogenin H
(2,3β,11β,14tetrahydroxy-12oxo-14β-card4,16,20(22)trienolide-7β,8βepoxide)

13

D-glucose

6-Deoxy-3-Omethyl-Dgulosulose

6-Deoxy-Dgulosulose

4,6-Dideoxy-3-Omethyl-Dgulosulose
4,6-Dideoxy-Dgulose
4,6-Dideoxy-3-Omethyl-D-allose


Cấu trúc của các hợp chất phân lập từ loài Anodendron affine đƣợc trình bày ở
phụ lục 2. Dƣới đây là cấu trúc hóa học của một số hợp chất điển hình


Hình 1.1: Một số hợp chất được phân lập từ loài Anodendron affine.
Loài A. formicinum đƣợc nghiên cứu gần đây nhất vào năm 2014 bởi các nhà
hóa học Trung Quốc [64]. Tác giả đã phân lập đƣợc 8 dẫn xuất của prenylbenzoic acid,
trong đó có 3 chất mới: formicinuoside A (68), formicinuoside B (69) và
formicinuoside C (70); 5 chất còn lại là 4-hydroxy-3-prenylbenzoic acid (71), 4-(O-βD-glucopyranosyl)-3-prenylbenzoic acid methyl ester (72), 4-(O-β-glucopyranosyl)-3prenylbenzoic acid (73), canthoside C (74) và anodendrosin E (75) [64].

14


Hình 1.2: Các hợp chất được phân lập từ loài Anodendron formicinum.
1.2.2. Thành phần hóa học của loài Tốc thằng cáng
Năm 1970, Polonia và cộng sự đã tách đƣợc 5 glycosid tim từ loài A.
paniculatum là anodendroside A (76), anodendroside E1 (77), anodendroside E2
(78), anodendroside F (79), anodendroside G (80) dƣới dạng tinh thể và 2 chất ở
dạng vô định hình là anodendroside B1, B2 [85]. Cấu trúc của các chất này đƣợc đề
xuất bởi Lichti và cộng sự vào năm 1972 [84].

15


Hình 1.3. Một số hợp chất phân lập từ loài Anodendron paniculatum (Roxb.) A.
DC.
1.3.

TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA CHI ANODENDRON VÀ LOÀI TỐC

THẰNG CÁNG
1.3.1. Tác dụng sinh học chi Anodendron
Chi Anodendron là một chi lớn, có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Tuy vậy, số lƣợng
các công trình nghiên cứu về hoạt tính sinh học của các loài trong chi này còn rất ít. Năm

2014, các nhà hóa học Trung Quốc đã tiến hành phân lập và thử hoạt tính của các chất
phân lập đƣợc từ loài A. formicinum. Kết quả nghiên cứu cho thấy 4-hydroxy-3prenylbenzoic acid, 4-(O-β-glucopyranosyl)-3-prenylbenzoic acid và anodendrosin E có
hoạt tính ức chế chủng vi khuẩn Providensia smartii với các giá trị MIC bằng nhau là
0,781 µg/mL [64]. Bên cạnh đó, anodendrosin E còn cho thấy khả năng kháng khuẩn

16


×