Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

E business Bài tập về chuỗi cung ứng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (411.61 KB, 20 trang )

Trường Đại học Bách Khoa TP Hồ Chí Minh
Khoa Khoa Học và Kỹ Thuật Máy Tính
Ngành Hệ Thống Thông Tin Quản Lý

Đề tài:

KINH DOANH ĐIỆN TỬ TRONG QUẢN TRỊ
CHUỖI CUNG ỨNG
MÔN HỌC HỆ KINH DOANH ĐIỆN TỬ

GVHD

: TS. Nguyễn Thanh Bình

Học viên : 1. Vạn Thị Kim Chi

12326035

2. Lê Thị Kim Hiền

12326036

3. Hồ Bá Thắng

12326037

TP Hồ Chí Minh Tháng 11/2013


MỤC LỤC
TP Hồ Chí Minh Tháng 11/2013.......................................................................................................1


MỤC LỤC.........................................................................................................................................2
Tóm tắt...............................................................................................................................................2
Giới thiệu...........................................................................................................................................3
Bối cảnh.............................................................................................................................................5
Khái niệm quản lý chuỗi cung ứng - The Supply Chain Management Concept.................................5
Tích hợp dòng thông tin và chuỗi cung ứng - Information Flows and Supply chain integration........6
Vai trò của e-Business - The role of e-Business.................................................................................9
SCM – Supply Chain Management – Qua các giai đoạn..................................................................10
Tác động của hệ quản trị nguồn lực (ERP) đối với SCM.................................................................11
Chợ điện tử trong quản trị chuỗi cung ứng - E-marketplaces in Supply chain management.............17
Định nghĩa và đánh giá chợ điện tử - E- marketplace definition and evolution................................17
Lợi ích của chợ điện tử - E-Marketplace adoption drivers and Benefits...........................................19
Kết luận............................................................................................................................................19

Tóm tắt
Bài nghiên cứu đưa ra các vai trò của khái niệm kinh doanh điện tử trong bối
cảnh những thách thức phải đối mặt với chuỗi cung ứng của các công ty, xem xét
bản chất và sự phát triển của E-MarketPlaces. Cụ thể là những vấn đề sau:

2


E-Business là một khái niệm của Business được giới thiệu vào năm 1990, sau
đó được phát triển nhanh chóng cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin. Ebusiness liên quan đến việc sử dụng Internet để liên kết công ty với những nhà cung
cấp, khách hàng và đối tác thương mại.
Quản lý chuỗi cung ứng (SCM) liên quan đến sự tích hợp các hoạt động bao
gồm cả trong nội bộ tổ chức và với tổ chức bên ngoài. Và công nghệ thông tin đóng
vai trò quan trọng trong việc tích hợp chuỗi cung ứng (SCI) cho một tổ chức.
Bài nghiên cứu cũng cho thấy những rào cản gặp phải cần phải được giải
quyết để khai thác tiềm năng của kinh doanh điện tử.

Giới thiệu
Đề cập đến 2 định nghĩa:
E-Business là sự chuyển đổi những quy trình kinh doanh quan trọng thông
qua việc sử dụng công nghệ Internet (IBM et al., 2000, p.1)
Định nghĩa thứ 2 được Amor (2000) mở rộng hơn bằng việc mô tả EBusiness như một phương pháp an toàn, linh hoạt và tích hợp để cung cấp giá trị cho
các công ty khác nhau thông qua sự kết hợp của các hệ thống và các thủ tục. Vì vậy
có khả năng quản lý các quy trình kinh doanh cốt lõi đơn giản hơn với việc áp dụng
công nghệ Internet.
Ở định nghĩa thứ 2 có phần rõ ràng hơn định nghĩa thứ 1 về sự kết hợp bên
trong cần có của e-business. Cả 2 định nghĩa trên đều đề cập đến việc sử dụng
Internet để liên kết với khách hàng, nhà cung cấp và đối tác liên quan khác. Tuy
nhiên, cũng có nghĩa là sự chuyển đổi của các quy trình kinh doanh hiện tại cho hiệu
quả hơn.
E-business cũng bao gồm việc áp dụng các khái niệm kinh doanh tiên tiến,
chẳng hạn như giá động thông qua đấu giá / đấu giá ngược, sự cạnh tranh hợp tác
(co-opetition) thông qua các liên hiệp mua và bán hàng trực tuyến trực tiếp cho
khách hàng.

3


Và việc kinh doanh điện tử sử dụng môi trường mạng đề cập đến một khái
niệm cần phân biệt đó là: Thương mại điện tử có thể được coi là một bộ phận của
kinh doanh điện tử, thương mại điện tử chỉ bao gồm các giao dịch trực tuyến. Trong
khi kinh doanh điện tử đề cập đến toàn bộ các trao đổi thông tin trực tuyến.
Các công ty đang ngày càng kết hợp các khái niệm kinh doanh điện tử như
một phần không thể thiếu trong chiến lược của họ để đạt được lợi thế cạnh tranh.
Đặc biệt, Business-to-Business (B2B) cho phép các công ty tương tác trong một môi
trường năng động, sáng tạo và real-time, vì vậy mạng lưới cung cấp được tốt hơn.
B2B đại diện cho một sự phát triển tiên tiến gần đây, mà được giả thuyết để tối ưu

hóa quá trình procurement và tăng thêm giá trị quan trọng trong chuỗi cung ứng của
tổ chức.
Bài nghiên cứu mô tả và đánh giá sự phát triển của kinh doanh điện tử đã ảnh
hưởng chiến lược tích hợp mạng lưới (network) cung cấp. Bắt đầu với một bản tóm
tắt định nghĩa quản lý chuỗi cung ứng (SCM) – là một thành phần quan trọng trong
việc xác định các ứng dụng và các hệ thống kinh doanh điện tử thích hợp. Bởi vì
một tỷ lệ lớn tổng chi phí cơ bản của các công ty là nằm trong chuỗi cung ứng, cho
nên SCM được coi là một vũ khí chiến lược, theo đó hoạt động kinh doanh có thể
được sắp xếp hợp lý và nâng cao năng lực cạnh tranh tổng thể. Ví dụ, Presutti (2003)
ước tính rằng 70% doanh thu bán hàng của một công ty được chi tiêu cho các hoạt
động liên quan đến SC.
Cùng với SCM thì một vấn đề được đặt ra tiếp theo là tích hợp chuỗi cung
ứng (SCI) - đóng một vai trò đại diện cho tất cả các hoạt động trong một tổ chức,
cũng như các hoạt động của nhà cung cấp, khách hàng và các thành viên chuỗi cung
ứng, được liên kết và đồng hóa (Narasimhan và Jayaram, 1998).
Để làm rõ cho khái niệm kinh doanh điện tử và SCM, bài nghiên cứu đã đưa
ra vai trò của e-procurement như một ví dụ về khái niệm kinh doanh điện tử đã được
áp dụng cho một hoạt động chính của SCM, cụ thể là purchasing and procurement.

4


Bối cảnh
Giới thiệu các khái niệm chuỗi cung ứng, tầm quan trọng khái niệm về tích
hợp đã phát triển trong những năm gần đây và sự quan trọng trong cách quản lý hiệu
quả các luồng thông tin chuỗi cung ứng.
Bên cạnh đó nêu bật vai trò của kinh doanh điện tử trong việc nâng cao quản
lý thông tin trong suốt chuỗi cung ứng.
Khái niệm quản lý chuỗi cung ứng - The Supply Chain Management Concept
Để có cách hiểu đúng đắn về SCM chúng ta cần hiểu rõ những khái niệm mà

bài nghiên cứu đề cập:
Theo Nurmilaakso (2008):
Chuỗi cung ứng là một dòng chảy hai chiều của thông tin, sản phẩm và tiền
giữa các nhà cung cấp ban đầu và khách hàng cuối cùng thông qua các tổ chức khác
nhau. Chuỗi cung ứng có thể là cả bên trong nội bộ và bên ngoài; Nội bộ ở đây là
các chức năng khác nhau trong nội bộ tổ chức như: bán hàng và tiếp thị, mua sắm,
kế hoạch sản xuất, kho hàng và quản lý giao thông vận tải; Trong khi đó bên ngoài
bao gồm di chuyển (movements) của vật chất, thông tin, quỹ (fund) giữa các công ty
với các nhà cung cấp, các khách hàng và các đối tác kinh doanh khác nhau.
Khái niệm thứ 2 là của Simchi - Levi et al. (2000, p.1):
Quản lý chuỗi cung ứng (SCM) là "một tập hợp các phương pháp tiếp cận
được sử dụng để tương tác hiệu quả các nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà kho, và các
cửa hàng lại với nhau, do đó hàng hóa được sản xuất và phân phối đúng số lượng,
đúng vị trí, và vào đúng thời điểm để giảm thiểu chi phí toàn hệ thống, đáp ứng nhu
cầu dịch vụ ".
Còn với Lambert et al. (1998, p.1) :
SCM bao gồm các khái niệm về tạo ra giá trị bằng cách miêu tả SCM là "sự
tích hợp của các quá trình kinh doanh xuyên suốt từ người dùng cuối đến các nhà
cung cấp ban đầu - cung cấp sản phẩm, dịch vụ và thông tin. Do đó tăng thêm giá trị
cho khách hàng và các bên liên quan "
5


Cả 3 khái niệm đều cho thấy SCM phá bỏ các rào cản bên trong một tổ chức
và giữa các tổ chức với nhau, tạo ra dòng chảy xuyên suốt trong chuỗi cung ứng cả
bên trong và bên ngoài tổ chức. Và ở khái niệm thứ 3, ta thấy giá trị tăng thêm được
đề cập đến, đó là giá trị cộng thêm cho khách hàng bắt đầu từ thiết kế sản phẩm đến
giao hàng thông qua việc lập kế hoạch, thực hiện và giám sát.
Để chiến lược SCM được thành công các yếu tố hết sức quan trọng đó là :
-


Các bộ phận cấu thành của một chuỗi cung ứng liên kết với nhau thông qua
dòng thông tin. Do đó việc triển khai và tích hợp các chức năng khác nhau
cần sự giúp sức của công nghệ thông tin và truyền thông (ICT).

-

Tích hợp chuỗi cung ứng (SCI) : nhằm mục đích tạo thuận lợi cho dòng chảy
giữa các tổ chức trong chuỗi cung ứng và do đó ảnh hưởng đến một cách tích
cực đến hiệu suất hoạt động (Naylor et al., 1999; Bagchi et al. 2005). Trong
ngắn hạn, mấu chốt của SCM liên quan đến sự cần thiết phải chuyển từ kiến
trúc chuỗi cung ứng rời rạc đến kiến trúc cho sự tích hợp.

Tích hợp dòng thông tin và chuỗi cung ứng - Information Flows and Supply
chain integration
Theo Houlihan (1988) ghi nhận trong cuối những năm 1980 rằng chuỗi cung
ứng được xem như là một quá trình duy nhất, có nghĩa là các liên kết khác nhau
trong chuỗi cung ứng cần phải hoạt động liền mạch với nhau.
Akkermans et al. (2003, p.286) thì cho rằng một chuỗi cung ứng như một "mạng
lưới bao gồm các nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ và khách
hàng". Mạng lưới (network) này được hỗ trợ bởi ba yếu tố chính:
a. Quy trình, phát triển sản phẩm mới, quản lý tri thức
b. Cấu trúc tổ chức, đo lường hiệu suất, phương pháp quản lý
c. Sự hỗ trợ của công nghệ
Trong khi đó Monczka et al. (1998, p. 78) nhấn mạnh các mô hình mạng lưới
(network) bằng cách đề cập đến "quan điểm hệ thống nhiều chức năng và nhiều tầng
nhà cung cấp":
6



-

Đề cập đến "nhiều chức năng" nhằm nhấn mạnh những khía cạnh tích hợp
nội bộ (internal) (hoặc vi mô) của một chuỗi cung ứng hiệu quả.

-

Theo truyền thống, các chức năng này được quản lý tách biệt, thường thực
hiện các mục đích khác nhau như: mua, tạo ra, lưu trữ, vận chuyển và bán.
Do đó SCM, và đặc biệt là SCI sẽ củng cố các liên kết giữa các chức năng và
tìm cách để các chức năng này làm việc với nhau một cách có hệ thống và
liên tục.

-

Với việc thừa nhận rằng "tổng thể thống nhất lớn hơn tổng các phần riêng lẻ
hợp lại" đòi hỏi sự tương tác hiệu quả hơn giữa purchasing và procurement
(buy), lập kế hoạch sản xuất và kiểm soát (make), quản lý kho hàng (cửa
hàng), quản lý giao thông vận tải (move) và quản lý quan hệ khách hàng
(sell) (hình 1 cho ta thấy rõ điều đó)

-

Thiếu hiệu quả và / hoặc hiệu suất thường là kết quả của việc thiết kế tương
tác giữa các hệ thống con kém hiệu quả với nhau chứ không phải là điểm yếu
vốn có của hệ thống con (subsystem). Vì vậy các hệ thống con (như các
phòng chức năng, địa điểm sản xuất, các quy trình trong một chu kỳ sản xuất)
cần phải được tối ưu hóa.

Hình 1: Micro and macro supply chain framework

7


Với nhận định trên SCM, mà đặc biệt là SCI đã tạo ra một hệ thống liên kết
liền mạch thông suốt và tương tác hiệu quả với nhau từ Nhà cung cấp tới người sử
dụng cuối thông qua tổ chức còn gọi là "vĩ mô" (macro) (hoặc bên ngoài), cũng như
giữa các chức năng bên trong nội bộ tổ chức (“vi mô”) từ đó nâng cao hiệu quả
sản xuất, năng lực cạnh tranh cho tổ chức.
Tuy nhiên cũng gặp phải những vấn đề sau trong chuỗi cung ứng cả bên trong
(vi mô) và bên ngoài (vĩ mô):
Nếu trong chuỗi cung ứng có một điểm nào đó không hiệu quả sẽ dẫn đến kết
quả dây chuyền đến toàn bộ chuỗi cung ứng làm thất bại trong việc tối đa hóa tiềm
năng cạnh tranh thực sự.
Khi thông tin về nhu cầu của người tiêu dùng trở nên méo mó trong quá trình
tiếp nhận thông tin từ người tiêu dùng cuối đến nhà cung cấp ban đầu. Một kết quả
tiêu cực của biến dạng thông tin này là dự báo nhu cầu không chính xác và phân bổ
nguồn lực không hiệu quả, dẫn đến kéo dài thời gian giao hàng và chi phí cao. Do
đó chia sẻ thông tin nhanh và chính xác đến tất cả các yếu tố bên trong và bên ngoài
trong một chuỗi cung ứng là một điều kiện tiên quyết để giảm thiểu sự biến dạng
này (Nurmilaasko, 2008). Đòi hỏi đáp ứng được 2 quá trình tương tác:
-

Đầu tiên liên quan đến việc điều phối của dòng sản phẩm vật chất từ các nhà
cung cấp đến khách hàng;

-

Thứ hai đòi hỏi sự điều phối dòng thông tin từ khách hàng đến nhà cung cấp.

(Trent và Monczka 1998)

Và xác định ba cấp độ SCI:
(a) manual SCI: chia sẻ thông tin giữa người với người (human – to - human)
(ví dụ như điện thoại, fax, e-mail, vv);
(b) Bán tự động SCI: chia sẻ thông tin giữa người với hệ thống (human – to –
system) (ví dụ như web portal);

8


(c) Tự động SCI: chia sẻ thông tin giữa hệ thống với hệ thống (system – to –
system) (ví dụ như hệ thống middleware).
(Nurmilaasko 2008)
Vai trò của e-Business - The role of e-Business
Kinh doanh điện tử với sự giúp sức của công nghệ mạng giúp đạt được những
điểm sau:
-

Tạo ra khả năng chuyển đổi và tích hợp các thành phần chức năng của nhiều
ngành công nghiệp.

-

Tạo điều kiện cho sự truyền thông (communication) có thể xảy ra với chi phí
bằng không, mà không hạn chế về sự phong phú của thông tin.

-

Sự liên kết tối ưu các chức năng kinh doanh sẽ làm cho chiến lược SCI đạt
được hiệu quả.


-

Có mối quan hệ tương tác qua lại với SCI như việc tích hợp các chức năng
của kinh doanh điện tử hỗ trợ chia sẻ thông tin nguyên bản và chính xác.

Tuy nhiên công nghệ mạng mà cụ thể là Internet phát triển không ngừng cũng
gây ra những điểm lo ngại: để đạt được sự kết nối và tham giam trao đổi thông tin
của một số lượng lớn người có thông tin phong phú là một quá trình tốn kém và tốn
thời gian và dễ bị sai lệch thông tin do sao chép thông tin manual.
Do đó việc quản lý dòng thông tin trong chuỗi cung ứng là một trong những hoạt
động quan trọng nhất trong SCM (weeney 2007): như dòng chảy của nguyên liệu và
tiền thường được bắt đầu bằng sự di chuyển của thông tin.
Để đồng tình với quan điểm trên Hardaker và Graham (2001) đưa ra trường hợp
xảy ra trong một chuỗi cung ứng, đó là sự truyền thông tin và dòng thông tin xuyên
suốt từ khi nhận đơn đặt hàng, tương tác đến kho và cho tới nhu cầu của người sử
dụng.

9


Việc quản lý dòng thông tin yếu kém chủ yếu dẫn đến hiệu ứng bullwhip – yêu
cầu hàng tồn kho quá mức. Nhu cầu hiện hữu cao đóng một vai trò chiến lược trong
giảm hàng tồn kho (Sweeney, 2007).
 Cấu trúc truyền thông dựa trên network trong một chuỗi cung ứng có khả năng
để giải quyết được vấn đề quản lý thông tin trên.
SCM – Supply Chain Management – Qua các giai đoạn
Trước năm 1960 – SCM truyền thống được thực hiện theo kiểu kiến trúc
nguyên khối, một hoạt động trong chuỗi sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ những hoạt động
còn lại. Không có sự kết nối với các đối tác bên ngoài, SCM chỉ trong nội tại doanh
nghiệp.

Từ năm 1970 – Phát triển hệ thống liên doanh nghiệp (ISO – InterOrganisational Systems) bằng cách ứng dụng EDI – Electronic Data Interchange –
để liên kết thông tin giữa doanh nghiệp với các đối tác như: khách hàng, nhà cung
cấp, các doanh nghiệp khác,…thông qua hệ thống mạng của doanh nghiệp
(extranet).
Khuyết điểm:
-

Doanh nghiệp khó kiểm soát những hoạt động của các đối tác bên ngoài, dẫn
đến độ an toàn của hệ thống sẽ bị ảnh hưởng, dễ bị tấn công.

-

Việc phát triển hệ thống liên doanh nghiệp cũng phải đáp ứng được những
yêu cầu của các đối tác, điều này sẽ gặp khó khăn khi lợi ích của các đối tác
không thống nhất và thậm chí là mâu thuẫn nhau.

-

Giai đoạn này công nghệ EDI chưa được chuẩn hóa toàn cầu, do đó mỗi
doanh nghiệp sẽ tự phát triển những ứng dụng riêng biệt, gây khó khăn khi dữ
liệu được chuyển đến từ một doanh nghiệp không tương thích với hệ thống sẽ
nhận những dữ liệu đó. Do vậy công nghệ EDI giai đoạn này vẫn còn nhiều
hạn chế.

10


Khoảng từ năm 1974 – Sự xuất hiện của ICT – Information and Communication
Technology – giúp khắc phục những hạn chế của EDI, lúc này việc chuyển đổi
thông tin giữa các doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn thông qua Internet.

Cho đến hiện nay, việc ứng dụng E-business giúp cho các hoạt động trong dây
chuyền cung ứng đã được thực hiện theo cách truyền thống được hiệu quả hơn, cụ
thể như vài điểm sau đây:
-

Các tác hoạt động một cách chặt chẽ, chính xác, thông tin được lưu trữ và
chia sẻ đúng đắn xuyên suốt toàn bộ hệ thống. Giảm thời gian và nhân lực
thực hiện những tác vụ không cần thiết.

-

Tự động hóa quá trình đặt hàng, mua hàng và thanh toán nhờ vào E-business.
Khách hàng, nhà cung ứng và doanh nghiệp có thể kiểm tra và theo dõi
những thông tin này một cách dễ dàng thông qua mạng extranet mà doanh
nghiệp cung cấp.

-

Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc lập kế hoạch quản lý nguồn lực tốt hơn, tiết
kiệm chi phí và đầu tư hiệu quả cao.

Tác động của hệ quản trị nguồn lực (ERP) đối với SCM
Định nghĩa ERP – Enterprise Resource Planning – Hệ quản trị nguồn lực doanh
nghiệp:
ERP are systems that connect different functions within an organisation, as well as
an organisation’s supply chain partners (i.e. suppliers, distributors, third party
logistics providers), enabling the various business partners and organisational
entities to share information, such as order status, product schedules, sales records,
as well as to plan production, logistics and marketing promotions. (Gunasekaran
and Ngai, 2004, p.280)

ERP là hệ thống tập hợp nhiều chức năng khác nhau của doanh nghiệp, cũng như
dây chuyền cung ứng với các đối tác liên quan đến doanh nghiệp, có thể kể đến các
hoạt động như: đặt hàng, theo dõi đơn hàng, lập kế hoạch mua hàng, tiếp thị quảng

11


bá sản phẩm…để mang lại lợi ích và hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp và các
đối tác.
Lợi ích của hệ quản trị nguồn lực doanh nghiệp đối với dây chuyền cung ứng do 2
tác giả Su và Yang (2010) đề xuất:

Hình 2: Lợi ích của ERP
-

Lợi ích trong dây chuyền vận hành sản xuất: nhờ vào việc tự động hóa các
chức năng khác nhau của doanh nghiệp, dữ liệu được lưu trữ và chia sẻ môt
cách dễ dàng, ERP hỗ trợ việc hoạt động của chuỗi cung ứng hiệu quả hơn.
Ví dụ: dự báo số lượng nguyên vật liệu cần nhập, số lượng tồn kho, kiểm soát
quá trình sản xuất và chất lượng sản phẩm đầu ra  Tiết kiệm chi phí, nâng
cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.

-

Lợi ích trong việc quản lý: Việc kiểm soát và phân bổ nguồn lực sao cho hợp
lý, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của doanh nghiệp, đảm bảo hiệu quả kinh doanh
đồng thời thỏa mãn nhu cầu khách hàng. ERP với các chức năng của nó hỗ

12



trợ nhà quản lý giải quyết những vấn đề này, giúp họ đánh giá được nguồn
lực doanh nghiệp để ra những quyết định đúng đắn.
-

Lợi ích trong việc hoạch định chiến lược: hệ thống ERP kết hợp với hệ thống
SCM, hỗ trợ lẫn nhau để giúp cho các cấp lãnh đạo có cái nhìn chính xác và
bao quát, từ đó họ có thể đưa ra những chiến lược dài hạn cho tổ chức, tạo
nên những sản phẩm khác biệt, dẫn đầu về giá, đáp ứng thị hiếu khách hàng,
tăng lợi thế cạnh tranh và nâng cao hiệu suất kinh doanh…

-

Lợi ích đối với hạ tầng công nghệ thông tin và doanh nghiệp: tác giả giải
thích đây không phải là lợi ích trực tiếp của ERP đối với dây chuyền cung
ứng, mà nó được đề cập bởi vì việc quản lý và vận hành tốt của hệ thống ERP
giúp cho thông tin và hạ tầng thông tin được duy trì tốt hơn, từ đó mang lại
lợi ích cho doanh nghiệp và những người sử dụng hệ thống.

Tuy nhiên, tác giả Akkermans et al. (2003) đưa ra 4 yếu tố cần phải xem xét và giải
quyết khi phát triển hệ quản trị nguồn lực doanh nghiệp:
-

Khó khăn trong việc mở rộng thêm các chức năng trong một hệ thống.

-

Không linh hoạt để đáp ứng nhu cầu thay đổi liên tục của doanh nghiệp.

-


Chức năng hỗ trợ ra quyết định vẫn còn hạn chế, chưa phục vụ hiệu quả cho
các cấp quản lý.

-

Hạn chế khi hệ thống thiếu kết nối trên môi trường web.

Những yếu tố này cần phải được khắc phục để hệ thống ERP thực sự mang lại
những lợi ích cho các hoạt động của chuỗi cung ứng, cũng như hiệu quả kinh doanh
cho tổ chức.
Mua sắm điện tử như một chức năng của chuỗi cung ứng có thể điện tử hóa - Eprocurement as an e-enaBled Supply chain Function
Một trong những liên kết quan trọng trong chuỗi cung ứng là quản lý cung
ứng - nó đặt nền tảng cho các liên kết khác trong chuỗi. Nó nằm ở cuối chuỗi cung
ứng nơi mà hầu hết các chi phí cho các hoạt động chuỗi cung ứng tồn tại (Pre-sutti,

13


2003).  Nếu quản lý chuỗi cung ứng tốt thì có thể giảm được chi phí mua sắm
đáng kể. Giảm chi phí mua sắm có thể có một hiệu ứng mạnh mẽ về tài chính của
một công ty - cắt giảm 5% có thể chuyển thành một bước nhảy 30% lợi nhuận
(Kothari và cộng sự, 2005).
E-procurement đại diện cho một phần tiềm ẩn của quản lý cung ứng, trong đó
công nghệ Internet được áp dụng để tạo điều kiện cho việc mua hàng của công ty.
Internet hiện diện ở hầu hết các khâu quan trọng trong quá trình mua như: đặt hàng,
nhận hàng, trả tiền... Trong lĩnh vực điện tử, mua sắm, khái niệm về e-design đã nổi
lên để tạo điều kiện cho sự tham gia của nhà cung cấp trong quá trình phát triển đặc
điểm kỹ thuật của sản phẩm. Nó tạo điều kiện giảm chu kỳ thời gian đưa ra thị
trường bằng cách vượt qua các silo-effect của các hoạt động thiết kế tuần tự truyền

thống (Presutti, 2003).
Việc sử dụng Internet cũng thúc đẩy cho e-sourcing, đó là quá trình tìm kiếm
các nhà cung cấp tiềm năng mới sử dụng công nghệ thông tin với mục đích giảm chi
phí tìm kiếm. Xác định các nguồn mới của các nhà cung cấp làm tăng cạnh tranh
trong quá trình đấu thầu. E-tendering là quá trình gửi RFx (các yêu cầu) đến các nhà
cung cấp và nhận được câu trả lời điện tử (thay vì phải ra văn bản như truyền thống).
Ba loại RFx thường được sử dụng đối với sourcing là: RFI (yêu cầu thông tin), RFP
(yêu cầu đề xuất), và RFQ (yêu cầu báo giá). RFIs thường liên quan đến một người
mua tiềm năng yêu cầu người bán cung cấp thêm thông tin về một sản phẩm hoặc
quy trình. RFQs liên quan đến một người mua tiềm năng yêu cầu một mức giá cụ
thể đối với các mặt hàng nhất định, trong khi RFP có xu hướng bao gồm cả giá và
mô tả chất lượng của các công việc được thực hiện (Huber và Wagner, 2007).
Note: Tổng quan về RFx:
Một RFx có thể được coi như một cơ chế chung cho phép người mua và
người bán tiến hành kinh doanh, thường xuyên trao đổi các mặt hàng hoặc dịch vụ
cụ thể với một mức giá cụ thể, mà còn trao đổi thông tin, chẳng hạn như khả năng
hoặc sự sẵn sàng.
RFx là một thuật ngữ chung được sử dụng để đại diện cho các loại hình RFx:
14


1.Yêu cầu thông tin: (Request for Information - RPI)
Thường được dùng để gợi ra những thông tin từ thị trường trên một
yêu

cầu.

2.Yêu cầu đề xuất: (Request for Proposal – RFP)
Sử dụng cho các yêu cầu phức tạp và dự án mà người mua đưa ra các
yêu cầu trong một RFP và Nhà cung cấp trình chi tiết đáp ứng cho RFP đó.

3.Yêu cầu báo giá: (Request for Quotation – RFQ)
Sử dụng các mặt hàng và dịch vụ chuẩn mà cả người mua và nhà cung
cấp rõ ràng về các chi tiết kỹ thuật của sản phẩm.

Hình 3: Hình minh họa Traditonal Sourcing và SAP sourcing Process
Presutti (2003) lưu ý rằng một số các giải pháp e-procurement đầu tiên tập
trung vào việc thiết lập thói quen đặt hàng và giảm chi phí giao dịch liên quan đến
hoạt động tài nguyên cho việc bảo trì thường xuyên, sửa chữa và hoạt động (MRO)
cung cấp bằng cách tự động gửi lệnh trưng dụng đến chu kỳ thanh toán. E-business
trong việc mua sắm có thể cho phép các tổ chức đặt hàng các sản phẩm trong danh
mục sản phẩm trực tuyến hoặc các hệ thống máy tính để bàn theo đó ủy quyền của
requisitioner được kiểm tra điện tử. Thông tin đặt hàng có thể vượt qua các thủ tục
kiểm tra khác nhau, ví dụ như ủy quyền cho các nhà quản lý có liên quan, Giám đốc.
Sau khi xóa, thứ tự có thể được tổng hợp với những người khác đến cùng một điểm
đến và phát hành dạng điện tử cho nhà cung cấp.  Luồng quá trình này làm giảm
chi phí hoạt động, cải thiện hiệu quả quá trình, cung cấp điều khiển tập trung tốt hơn
15


trong việc mua hàng và có thể làm tăng sức mạnh đàm phán với các nhà cung cấp
thông qua củng cố lệnh đặt hàng.
Đánh giá nhà cung cấp là một bước cuối cùng trong quá trình mua hàng, đòi
hỏi dữ liệu hoạt động phong phú và chính xác. So với các hệ thống trên giấy truyền
thống, giải pháp mua sắm điện tử cung cấp khả năng lưu trữ dữ liệu - nắm bắt và lấy
dữ liệu để tiến hành đánh giá hiệu suất và hiệu dụng của việc cung cấp.
Các tổ chức cũng có thể tận dụng lợi thế của tập đoàn mua hàng điện tử ảo
(EPC) để tiến hành những việc bằng điện tử cần thiết cho việc quản lý nhu cầu kết
hợp giữa hai hay nhiều pháp nhân. EPC có thể khai thác tiềm năng của nền kinh tế
của quy mô và phạm vi mà không có bất kinh tế của việc giao dịch tăng lên và chi
phí truyền thông (Corsten và Zagler, 1999) và kết quả là giảm ròng trung bình trong

chi phí mua hơn năm phần trăm và lợi nhuận trên vốn đầu tư trên 70 phần trăm
(Huber và cộng sự. 2004). EPC có thể cung cấp khối lượng cần thiết (đặc biệt là cho
các công ty nhỏ hơn) để thực hiện đấu giá ngược. Một đấu giá ngược điện tử được
thực hiện như sau: một người mua bắt đầu quá trình báo giá, nơi người mua gửi một
RFQ cho một sản phẩm, trong khi các nhà cung cấp đấu giá với nhau trong một sự
kiện đấu thầu trực tuyến để đạt được bán hàng cho các sản phẩm yêu cầu.  Đấu
giá ngược được dựa trên lý thuyết trò chơi, với các ứng dụng giá động được sử dụng
để sắp xếp quá trình RFx. Chỉ có các nhà cung cấp sơ tuyển có thể được phép đấu
thầu cho một nhu cầu cụ thể. Đấu giá ngược có thể đóng góp cho quá trình tìm
nguồn cung ứng EPC khi:
 Các thị trường giải quyết được phân mảnh
 Một số lượng lớn và chuyên môn tìm nguồn cung ứng toàn cầu là cần thiết
 Tiêu chuẩn hóa các sản phẩm được mong muốn
 Chi phí giao dịch cao
Tuy nhiên, việc thực hiện đấu giá ngược đã không thực hiện được mà không cần
tranh cãi, vì chúng có thể mâu thuẫn với lợi ích lâu dài liên quan đến hợp tác liên
minh người mua và nhà cung cấp. Mâu thuẫn nhận thức này chủ yếu được gây ra bởi

16


sự nhấn mạnh của đấu giá ngược - quyết định trao giải dựa trên giá cả cạnh tranh
tích cực và tăng tính minh bạch nhà cung cấp thay vì cân nhắc tổng chi phí dài hạn
sở hữu (TCO) (Huber và Wagner, 2007). Các nhà cung cấp công nghệ mới như chợ
điện tử có thể tạo thuận lợi cho quá trình đấu thầu điện tử.
Chợ điện tử trong quản trị chuỗi cung ứng - E-marketplaces in Supply chain
management
Chợ Điện tử B2B đại diện cho một sự phát triển sáng tạo gần đây, trong đó có
giả thuyết để tối ưu hóa quá trình đấu thầu và tăng thêm giá trị quan trọng trong
chuỗi cung ứng của tổ chức. Phần này xem xét bản chất và sự phát triển của chợ

điện tử và đi vào để xác định trình điều khiển thông qua và lợi ích dựa trên nghiên
cứu gần đây.
Định nghĩa và đánh giá chợ điện tử - E- marketplace definition and evolution
Laseter et al. (2001, p.1) xác định một e-Marketplace như một “diễn đàn giúp
thúc đẩy Internet để tạo thuận lợi cho thương mại giữa các doanh nghiệp bao gồm
một loạt các tổ chức từ dotcoms độc lập hoặc pureplay tài trợ vốn liên doanh, đến
các tập đoàn công nghiệp được hỗ trợ bởi quỹ gộp lại, tới mạng riêng được tạo ra
bởi các công ty cá nhân.”
Một thị trường điện tử B2B được hỗ trợ bởi CNTT , nơi mà rất nhiều người
mua và nhà cung cấp trong thị trường cùng nhau tìm kiếm thông tin và mua bán
hàng hóa và dịch vụ ( Bakos , năm 1998 , Koch , 2002) ở một mức giá cố định hoặc
động được xác định phù hợp với các quy tắc của việc trao đổi (Sculley et al. , 1999).
 Chức năng e-marketplace B2B dựa trên Internet và do đó có lợi thế hơn các hệ
thống ERP truyền thống về sự dễ dàng của liên kết truyền thông qua các biên giới
địa lý và với các doanh nghiệp bên ngoài. EDI và hệ thống ERP thường chạy phần
mềm độc quyền và do đó nhiều công ty đang không ký kết hoàn toàn các hệ thống
này vì chi phí vận hành cao. E- Marketplace ngược lại thường được tài trợ bởi một
bên thứ ba với phần mềm không độc quyền cho phép mỗi doanh nghiệp sử dụng và
chia sẻ dữ liệu với chi phí thấp hơn. Điều này tạo ra một sân chơi bình đẳng hơn là
các công ty lớn và nhỏ có thể tham gia vào thị trường điện tử.
17


Theo IBM và các cộng sự. (2000), chợ điện tử được xây dựng trên một cơ sở hạ
tầng dựa trên Internet được chia sẻ có thể cung cấp cho các công ty có một nền tảng
để (xem hình 4):
 Các giao dịch kinh doanh cốt lõi có khả năng tự động hóa và đơn giản hóa
quá trình từ yêu cầu đến thanh toán trực tuyến, cùng với việc mua sắm, khách
hàng (quan hệ) quản lý và tiếp thị / bán.
 Một mạng lưới cộng tác thiết kế sản phẩm, lập kế hoạch chuỗi cung ứng và

tối ưu hóa, cũng như quá trình thực hiện.
 Thông tin sản phẩm minh bạch được tích lũy vào một phân loại chung và cơ
cấu danh mục.
 Thiết lập nơi tìm nguồn cung ứng, đàm phán, và các quy trình kinh doanh
khác như đấu giá có thể diễn ra trực tuyến và trong thời gian thực.
 Một cộng đồng trực tuyến cho xuất bản và trao đổi tin tức công nghiệp, thông
tin và các sự kiện.

18


Hình 4: Networked E-MarketPlace model
Lợi ích của chợ điện tử - E-Marketplace adoption drivers and Benefits


Theo nghiên cứu của Wagner và Smyth, 2006 và Eng 2004 trong ngành công

nghiệp hàng không thì chợ điện tử giúp:
 Làm tăng sự thỏa mãn của khách hàng,
 Giảm chi phí tìm kiếm liên quan đến việc mua sắm, tạo thuận lợi cho quy
trình tìm kiếm và mua bán sản phẩm,
 Tăng tính minh bạch đối với nhà cung cấp,
 Giảm giá thành sản phẩm và giảm chi phí đơn đặt hàng, giảm hàng tồn kho.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc áp dụng chợ điện tử tùy thuộc vào quy mô
doanh nghiệp. Và hiện tại vẫn còn khá nhiều doanh nghiệp hàng không chưa áp
dụng mô hình chợ điện tử, dù nhìn về tổng thể, sự phát triển của chợ điện tử trong
lĩnh vực này là khá mạnh.
 Phạm vi ứng dụng của chợ điện tử theo nghiên cứu của Eng (2004):
 Đấu giá và đấu giá ngược: 52%
 Đặt hàng trực tuyến, cung cấp thông tin, đàm phán: 47%

 Chợ điện tử cho các sản phẩm niêm yết: 35%
 Tìm kiếm đối tác: 33%
 Cải thiện khả năng trao đổi thông tin trực tuyến: 25%
 Quản lý mối quan hệ giữa các công ty: 14%
 Quản lý các dự án hợp tác: 14%
Tóm lại, một chợ điên tử tạo điều kiện cho quá trình mua sắm bằng cách sử
dụng Internet như một nền tảng cho truyền thông. Chợ điện tử cung cấp cơ sở cho
các giao dịch một lần mà không cần cam kết lâu dài.
Tuy nhiên, vẫn còn một số thách thức phía trước để thực hiện chợ điện tử.
Chúng bao gồm tích hợp cung cấp, đào tạo nhân viên và tiếp tục phát triển các dịch
vụ chợ điện tử để đáp ứng ngày càng tốt hơn cho nhu cầu của doanh nghiệp.
Kết luận
Cho đến nay, thế giới vẫn đang trong giai đoạn đầu tiên của việc tăng cường
công nhận tiềm năng của thương mại điện tử. Nhiều tổ chức vẫn còn thiếu một cơ sở
hạ tầng công nghệ thông tin hiệu quả, có thể tổ chức, hỗ trợ và tạo thuận lợi cho giao

19


diện rất phức tạp và thường thay đổi nhanh chóng giữa các đơn vị tổ chức và các
ngành có liên quan trong quá trình kinh doanh. Điều quan trọng cần lưu ý là khi tổ
chức bắt tay vào một sáng kiến kinh doanh điện tử phải xem xét một sự liên kết hợp
lý của công nghệ với chiến lược kinh doanh của họ để thành công. Sự ra đời của
thương mại điện tử có thể được coi như là một “Trojan horse” để thực thi các thay
đổi cần thiết trong cấu trúc và quy trình tổ chức. Kinh doanh điện tử có thể dẫn tới
hình thức tổ chức mới ( chẳng hạn như một tổ chức ảo), và cho phép các công ty để
cải thiện quy trình chuỗi cung ứng. Vì vậy, kinh doanh điện tử có vai trò quan trọng
trong việc tổ chức tích hợp SCM.

20




×