Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Bài tập lớn phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.28 KB, 31 trang )

BÀI TẬP LỚN

P/P NGHIÊN CỨU TRONG KINH
DOANH

MỤC LỤC

Lớp Cao học QTKD2 - 2010B

1


P/P NGHIÊN CỨU TRONG KINH
DOANH

BÀI TẬP LỚN

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Viết tắt
ĐKLĐ
ĐLV
AT
ATVSLĐ
ATVSV
BHLĐ
BLĐTB&XH
BNN
BVMT
BYT
CP


DN
HĐBHLĐ
ILO
KHKT
KTAT
KTV

NLĐ
NSDLĐ
NXB
PCCC

TCVN
TLĐLĐVN
TNHH
TNLĐ
TTB
TTLT
VSLĐ

Lớp Cao học QTKD2 - 2010B

Nguyên nghĩa
Điều kiện lao động
Đội làm việc
An toàn
An toàn vệ sinh lao động
An toàn vệ sinh viên
Bảo hộ lao động
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

Bệnh nghề nghiệp
Bảo vệ môi trường
Bộ Y tế
Chính phủ
Doanh nghiệp
Hội đồng bảo hộ lao động
Tổ chức lao động quốc tế
Khoa học kỹ thuật
Kỹ thuật an toàn
Kỹ thuật viên
Nghị định
Người lao động
Người sử dụng lao động
Nhà xuất bản
Phòng cháy chữa cháy
Quyết định
Tiêu chuẩn Việt Nam
Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam
Trách nhiệm hữu hạn
Tai nạn lao động
Trang thiết bị
Thông tư liên tịch
Vệ sinh lao động

2


BÀI TẬP LỚN

P/P NGHIÊN CỨU TRONG KINH

DOANH

PHẦN 1: NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Các khái niệm.
An toàn lao động là “Tình trạng nơi làm việc đảm bảo cho con người lao động được
làm việc trong điều kiện lao động an toàn, không gây nguy hiểm đến tính mạng, không bị
tác động đến sức khỏe”.
Kỹ thuật an toàn là hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và kỹ thuật nhằm
phòng ngừa sự tác động của các yếu tố có hại trong sản xuất đối với người lao động.
(TCVN 3153-79).
Vệ sinh lao động là “Hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và kỹ thuật
nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố có hại trong sản xuất đối với người lao
động”. (Theo TCVN 3153-79 ban hành theo QĐ số 58/TC-QĐ ngày 27/12/1979).
Vệ sinh lao động là môn khoa học nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố có hại trong
sản xuất đối với sức khỏe người lao động, các biện pháp nhằm cải thiện điều kiện lao
động, phòng ngừa các bệnh nghề nghiệp cho con người trong điều kiện sản xuất và nâng
cao khả năng lao động. (Theo Nguyễn Thế Đạt (2004). Khoa học kỹ thuật bảo hộ lao
động và một số vấn đề về môi trường. NXB Khoa học và Kỹ Thuật).
2. Vai trò, ý nghĩa của quản lý ATVSLĐ.
2.1. Vai trò ATVSLĐ.
Xã hội loài người tồn tại và phát triển là nhờ vào quá trình lao động. Một quá trình lao
động có thể tồn tại một hoặc nhiều yếu tố nguy hiểm, có hại. Nếu không được phòng
ngừa, ngăn chặn, chúng có thể tác động vào con người gây chấn thương, gây bệnh nghề
nghiệp, làm giảm sút, làm mất khả năng lao động hoặc gây tử vong. Cho nên việc chăm lo
cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo nơi làm việc an toàn, vệ sinh là một trong những
nhiệm vụ trọng yếu để phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động. Do vậy việc quản lý
ATVSLĐ có vai trò:
- Đảm bảo an toàn thân thể người lao động, hạn chế đến mức thấp nhất, hoặc không để
xảy ra tai nạn trong lao động.
- Đảm bảo cho người lao động mạnh khỏe, không bị mắc bệnh nghề nghiệp hoặc các bệnh

tật khác do điều kiện lao động không tốt gây nên.
- Bồi dưỡng phục hồi kịp thời và duy trì sức khỏe, khả năng lao động cho người lao động.
- Giúp tổ chức, DN nâng cao được uy tín, hình ảnh của mình với các đối tác và người tiêu
dùng, đảm bảo lòng tin của NLĐ, giúp họ yên tâm làm việc, cống hiến cho doanh nghiệp.
2.2. Ý nghĩa ATVSLĐ
2.2.1. Ý nghĩa chính trị.
Đảm bảo ATVSLĐ thể hiện quan điểm coi con người vừa là động lực, vừa là
mục tiêu của sự phát triển. Một xã hội có tỷ lệ TNLĐ và BNN thấp, người lao động
Lớp Cao học QTKD2 - 2010B

3


BÀI TẬP LỚN

P/P NGHIÊN CỨU TRONG KINH
DOANH

khỏe mạnh là một xã hội luôn coi con người là vốn quý nhất, sức lao động, lực lượng
lao động luôn được bảo vệ và phát triển. Công tác ATVSLĐ làm tốt là góp phần tích
cực chăm lo bảo vệ sức khỏe, tính mạng và đời sống người lao động, biểu hiện quan
điểm quần chúng, quan điểm quý trọng con người của Đảng và Nhà nước, vai trò
của con người trong xã hội được tôn trọng.
Trên thực tế thì quyền được đảm bảo về ATVSLĐ trong quá trình làm việc được thừa
nhận và trở thành một trong những mục tiêu đấu tranh của người lao động.
Ngược lại, nếu công tác ATVSLĐ không tốt, điều kiện lao động không được cải
thiện, để xảy ra nhiều tai nạn lao động nghiêm trọng thì uy tín của chế độ, uy tín của
doanh nghiệp sẽ bị giảm sút.
2.2.2. Ý nghĩa xã hội.
Đảm bảo ATVSLĐ là chăm lo đời sống, hạnh phúc của người lao động, nâng cao chất

lượng cuộc sống người dân và hình ảnh của mỗi quốc gia, góp phần vào công cuộc xây
dựng xã hội ngày càng phồn vinh và phát triển.
2.2.3.Ý nghĩa kinh tế.
Thực hiện tốt công tác ATVSLĐ sẽ đem lại lợi ích kinh tế rõ rệt. Trong lao động
sản xuất nếu người lao động được bảo vệ tốt, điều kiện lao động thoải mái, thì sẽ an tâm,
phấn khởi sản xuất, phấn đấu để có ngày công, giờ công cao, phấn đấu tăng năng suất lao
động và nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất, giảm
chi phí khắc phục các vụ tai nạn lao động sau khi xảy ra cho cả Nhà nước và DN.
3. Hệ thống ATVSLĐ.
Hệ thống an toàn vệ sinh lao động: Là hệ thống mà trong đó con người là một phần tử
quan trọng nhất được xem xét và phân tích dưới góc độ an toàn.
Căn cứ theo ILO-Tổ chức Lao động Quốc tế và công văn số 1229/LĐTBXH-BHLĐ
ban hành ngày 29/4/2005 của Bộ LĐTB&XH, các yếu tố của hệ thống công tác ATVSLĐ
tạo thành chu trình khép kín và nếu các yếu tố đó liên tục được thực hiện nghĩa là công
tác ATVSLĐ luôn được cải thiện và hệ thống quản lý ATVSLĐ đang được vận động và
trong quá trình phát triển không ngừng, bao gồm các yếu tố sau:
 Chính sách (Các nội quy, quy định, chính sách về ATVSLĐ)
 Tổ chức bộ máy (Tổ chức bộ máy, phân công trách nhiệm)
 Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện (Xác định các yếu tố nguy hiểm, có hại và xây

dựng kế hoạch về ATVSLĐ, tổ chức thực hiện).
 Kiểm tra và Đánh giá (Thực hiện các hành động kiểm tra và tự kiểm tra...).
 Hành động và cải thiện (Tiến hành các hành động cải thiện, các giải pháp thích

hợp).

Lớp Cao học QTKD2 - 2010B

4



P/P NGHIÊN CỨU TRONG KINH
DOANH

BÀI TẬP LỚN

Hình 1: Sơ đồ chu trình năm yếu tố của hệ thống quản lý ATVSLĐ

HÀNH ĐỘNG CẢI THIỆN

CHÍNH SÁCH

TỔCHỨCBỘ MÁY

LẬP KH VÀ TC

KIỂM TRA & ĐÁNH GIÁ

Nguồn: “Hướng dẫn hệ thống quản lý ATVSLĐ” của ILO (OSH-MS 2001),”Hướng dẫn
hệ thống quản lý ATVSLĐ” kèm theo công văn số 1229/LĐTBXH-BHLĐ ban hành ngày
29/4/2005 của Bộ LĐTB&XH.
4. Nội dung hướng dẫn hệ thống quản lý An toàn - vệ sinh lao động.
4.1. Chính sách an toàn vệ sinh lao động .
4.1.1. Chính sách của Nhà nước.
An toàn vệ sinh lao động là một chính sách kinh tế-xã hội luôn được Đảng và Nhà
nước ta giành sự ưu tiên quan tâm trong chiến lược bảo vệ và phát triển nguồn nhân lực,
phát triển bền vữ kinh tế-xã hội của đất nước. Điều đó có ý nghĩa đặc biệt và hơn bao giờ
hết trước những thách thức khi Việt Nam đang phấn đấu trở thành một nước công nghiệp
vào năm 2020 và khi đã gia nhập Tổ chức Thương mại Quốc tế.
Các quan điểm về đảm bảo ATVSLĐ đã được Đảng và Nhà nước thể hiện trong Hiến

pháp năm 1992, Bộ luật Lao động ban hành năm 1994, gần đây nhất là trong Bộ luật Lao
động đã sửa đổi bổ sung năm 2003, và coi đây là một chương trình mục tiêu Quốc gia.
4.1.2. Chính sách an toàn vệ sinh lao động của doanh nghiệp.
Là tập hợp các qui định, nội quy, các dự báo/cảnh báo, mục tiêu, chương trình về
ATVSLĐ tại doanh nghiệp.
Việc tuân thủ các qui định của pháp luật về ATVSLĐ là trách nhiệm và nghĩa vụ của
người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động cần chỉ đạo và đứng ra cam kết các hoạt
động an toàn vệ sinh lao động trong DN, đồng thời tạo điều kiện để xây dựng hệ thống
quản lý an toàn vệ sinh lao động tại cơ sở. Khi xây dựng các chính sách về an toàn vệ sinh
lao động tại DN cần:
- Phải tham khảo ý kiến của NLĐ và đại diện NLĐ.
Lớp Cao học QTKD2 - 2010B

5


BÀI TẬP LỚN

P/P NGHIÊN CỨU TRONG KINH
DOANH

- Đảm bảo an toàn và sức khỏe đối với mọi thành viên của DN thông qua các biện

pháp phòng chống tai nạn/cảnh báo tai nạn, ốm đau, bệnh tật và sự cố có liên quan
đến công việc.
- Tuân thủ các quy định của pháp luật nhà nước về ATVSLĐ và các thỏa ước cam

kết, tập thể có liên quan đến an toàn vệ sinh lao động.
- Đảm bảo có sự tư vấn (nhà chuyên môn, tổ chức Công đoàn...).
- Không ngừng cải tiến, hoàn thiện việc thực hiện hệ thống quản lý ATVSLĐ.


4.2. Tổ chức bộ máy và phân công trách nhiệm về an toàn vệ sinh lao động.
Đây là yếu tố thứ 2 trong hệ thống quản lý ATVSLĐ. Luật pháp của Việt Nam đã quy
định trong TTLT số 14/1998/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN Ngày 31-10-1998:
"Các Doanh nghiệp cần phải thực hiện tốt công tác tổ chức bộ máy và phân định rõ nhiệm
vụ, quyền hạn của NLĐ, NSDLĐ, cán bộ làm công tác ATVSLĐ, cán bộ Công đoàn, Hội
đồng BHLĐ, Bộ phận Y tế và trách nhiệm của mạng lưới an toàn vệ sinh lao động trong
các doanh nghiệp, cơ sở... " cụ thể như sau:
4.2.1. Hội đồng bảo hộ lao động trong doanh nghiệp.
-

Hội đồng BHLĐ trong doanh nghiệp là tổ chức phối hợp và tư vấn về các hoạt
động BHLĐ ở doanh nghiệp và để đảm bảo quyền được tham gia và kiểm tra,
giám sát về BHLĐ của tổ chức Công đoàn. Hội đồng bảo hộ lao động do người sử
dụng lao động thành lập.

-

Số lượng thành viên HĐBHLĐ tùy thuộc vào số lượng lao động và quy mô DN,
nhưng ít nhất cũng phải có các thành viên có thẩm quyền đại diện cho người sử
dụng lao động và tổ chức công đoàn cơ sở, cán bộ làm công tác BHLĐ, cán bộ y
tế, ở các DN lớn cần có các thành viên là cán bộ kỹ thuật.

-

Đại điện người lao động làm Chủ tịch Hội đồng, đại diện của ban chấp hành Công
đoàn làm Phó chủ tịch Hội đồng, trưởng bộ phận hoặc cán bộ theo dõi công tác
BHLĐ của doanh nghiệp làm ủy viên thường trực kiêm Thư ký Hội đồng.

Nhiệm vụ và quyền hạn:

-

Tham gia và tư vấn với NSDLĐ đồng thời phối hợp các hoạt động trong việc xây
dựng quy chế quản lý, chương trình hành động, kế hoạch BHLĐ và các biện pháp
ATVSLĐ, cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa TNLĐ và BNN;

-

Định kỳ 6 tháng và hàng năm HĐBHLĐ tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện công
tác BHLĐ ở các phân xưởng sản xuất để có cơ sở tham gia vào kế hoạch và đánh
giá tình hình BHLĐ của DN. Trong quá trình kiểm tra nếu phát hiện các nguy cơ
mất an toàn, thì có quyền yêu cầu người quản lý thực hiện các biện pháp loại trừ
nguy cơ đó.

Lớp Cao học QTKD2 - 2010B

6


BÀI TẬP LỚN

P/P NGHIÊN CỨU TRONG KINH
DOANH

4.2.2. Bộ phận Bảo hộ lao động.
Tuỳ theo đặc điểm sản xuất và tổ chức sản xuất kinh doanh, mức độ nguy hiểm của
nghành nghề, số lượng lao động, địa bàn phân tán hoặc tập trung của từng DN, NSDLĐ
tổ chức phòng, ban hoặc cử cán bộ làm công tác BHLĐ nhưng phải đảm bảo mức tối
thiểu sau:
- Các doanh nghiệp có dưới 300 lao động phải bố trí ít nhất 01 cán bộ bán chuyên


trách.
- Các doanh nghiệp có từ 300 đến dưới 1000 lao động thì phải bố trí ít nhất 01 cán bộ

chuyên trách.
- Các doanh nghiệp có từ 1000 lao động trở lên thì phải bố trí ít nhất 02 cán bộ

chuyên trách hoặc tổ chức phòng hoặc ban BHLD riêng để việc chỉ đạo của người
sử dụng lao động được nhanh chóng, hiệu quả.
Các Tổng công ty Nhà nước quản lý nhiều DN có nhiều yếu tố độc hại nguy hiểm
phải tổ chức phòng hoặc ban BHLĐ.

-

- Cán bộ làm công tác BHLĐ cần được chọn từ những cán bộ có hiểu biết về kỹ thuật

và thực tiễn sản xuất và phải được đào tạo chuyên môn và bố trí ổn định để đi sâu
vào nghiệp vụ công tác BHLĐ.
- Ở các DN không thành lập phòng hoặc ban BHLĐ thì cán bộ làm công tác BHLĐ

có thể sinh hoạt ở phòng kỹ thuật hoặc phòng tổ chức lao động nhưng phải được
đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của NSDLĐ.
 Nhiệm vụ.
-

Phối hợp với bộ phận tổ chức lao động xây dựng nội quy, quy chế quản lý công
tác BHLĐ của DN.

-


Phổ biến các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, quy chuẩn về ATVSLĐ của Nhà
nước và các nội quy, qui chế, chỉ thị về BHLĐ của lãnh đạo DN đến các cấp và
NLĐ trong DN, đề xuất việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền về ATVSLĐ và
theo dõi đôn đốc việc chấp hành.

-

Dự thảo kế hoạch BHLĐ hàng năm, phối hợp với bộ phận kế hoạch đôn đốc các
Phân xưởng, các bộ phận có liên quan thực hiện đúng các biện pháp đã đề ra
trong kế hoạch BHLĐ.

-

Phối hợp với bộ phận kỹ thuật, quản đốc các phân xưởng xây dựng quy trình,
biện pháp ATVSLĐ, phòng chống cháy nổ, quản lý theo dõi việc kiểm định, xin
cấp giấy phép sử dụng các đối tượng có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ;

-

Phối hợp với bộ phận tổ chức lao động, bộ phận kỹ thuật, quản đốc các phân
xưởng tổ chức huấn luyện về BHLĐ cho NLĐ.

Lớp Cao học QTKD2 - 2010B

7


P/P NGHIÊN CỨU TRONG KINH
DOANH


BÀI TẬP LỚN



-

Phối hợp với bộ phận Y tế tổ chức đo đạc các yếu tố có hại trong môi trường lao
động, theo dõi tình hình bệnh tật, TNLĐ, đề xuất với NSDLĐ các biện pháp
quản lý, chăm sóc sức khoẻ lao động.

-

Kiểm tra việc chấp hành các chế độ thể lệ BHLĐ, tiêu chuẩn ATVSLĐ trong
phạm vi DN và đề xuất biện pháp khắc phục.

-

Điều tra và thống kê các vụ TNLĐ xảy ra trong DN

-

Tổng hợp và đề xuất với NSDLĐ giải quyết kịp thời các đề xuất, kiến nghị của
các đoàn thanh tra, kiểm tra.

-

Dự thảo trình lãnh đạo DN ký các báo cáo về BHLĐ theo quy định hiện hành;

-


Cán bộ BHLĐ phải thường xuyên đi giám sát các bộ phận sản xuất, nhất là
những nơi làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm dễ xảy ra TNLĐ để kiểm tra,
đôn đốc việc thực hiện các biện pháp ngăn ngừa TNLĐ, BNN.

Quyền hạn.
-

Được tham dự các cuộc họp giao ban sản xuất, sơ kết, tổng kết tình hình sản
xuất kinh doanh và kiểm điểm việc thực hiện kế hoạch BHLĐ;

-

Được tham dự các cuộc họp về xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, lập và
duyệt các đề án thiết kế, thi công, nghiệm thu và tiếp nhận đưa vào sử dụng nhà
xưởng, máy, thiết bị mới xây dựng, lắp đặt hoặc sau cải tạo, mở rộng để tham gia
ý kiến về mặt AT và VSLĐ. Trong khi kiểm tra các bộ phận sản xuất nếu phát
hiện thấy các vi phạm hoặc các nguy cơ xảy ra TNLĐ có quyền ra lệnh tạm thời
đình chỉ (nếu thấy khẩn cấp) hoặc yêu cầu người phụ trách bộ phận sản xuất ra
lệnh đình chỉ công việc để thi hành các biện pháp cần thiết bảo đảm ATLĐ, đồng
thời báo cáo NSDLĐ.

4.2.3. Bộ phận y tế.
-

Tất cả các DN đều phải tổ chức bộ phận hoặc bố trí cán bộ làm công tác y tế DN
bảo đảm thường trực theo ca sản xuất và sơ cứu, cấp cứu có hiệu quả.

-

Số lượng và trình độ cán bộ y tế tuỳ thuộc vào số lao động và tính chất đặc điểm tổ

chức sản xuất kinh doanh của DN, nhưng phải đảm bảo yêu cầu tối thiểu sau đây:
a. Các doanh nghiệp có nhiều yếu tố độc hại:
-

Các DN có dưới 150 lao động phải có 1 y tá;

-

Các DN có từ 150 đến 300 lao động phải có ít nhất 1 y sĩ (hoặc trình độ
tương đương);

-

Các DN có từ 301 đến 500 lao động phải có 1 bác sĩ và 1 y tá;

-

Các DN có từ 501 đến 1000 lao động phải có 1 bác sĩ và mỗi ca làm việc
phải có một y tá;

Lớp Cao học QTKD2 - 2010B

8


P/P NGHIÊN CỨU TRONG KINH
DOANH

BÀI TẬP LỚN
-


Các DN có trên 1000 lao động phải thành lập trạm y tế (hoặc ban, phòng)
riêng.

b. Các doanh nghiệp có ít yếu tố độc hại:
-

Các DN có dưới 300 lao động ít nhất phải có 1 y tá;

-

Các DN có từ 300 đến 500 lao động ít nhất phải có 1 y sĩ và 1 y tá;

-

Các DN có từ 501 đến 1000 lao động ít nhất phải có 1 bác sĩ và 1 y sĩ;

-

Các DN có trên 1000 lao động phải có trạm y tế (hoặc ban, phòng) riêng.

Trong trường hợp thiếu cán bộ y tế có trình độ theo yêu cầu thì có thể hợp đồng
với cơ quan y tế địa phương để đáp ứng việc chăm sóc sức khoẻ tại chỗ.
 Nhiệm vụ.
-

Tổ chức huấn luyện cho NLĐ về cách sơ cứu, cấp cứu, mua sắm, bảo quản trang
thiết bị, thuốc men phục vụ sơ cứu, cấp cứu và tổ chức tốt việc thường trực theo ca
sản xuất để cấp cứu kịp thời các trường hợp TNLĐ.


-

Theo dõi tình hình sức khoẻ, tổ chức khám sức khoẻ định kỳ, tổ chức khám BNN;

-

Kiểm tra việc chấp hành điều lệ vệ sinh, phòng chống dịch bệnh và phối hợp với bộ
phận BHLĐ tổ chức việc đo đạc, kiểm tra, giám sát các yếu tố có hại trong môi
trường lao động, hướng dẫn các phân xưởng và NLĐ thực hiện các biện pháp vệ
sinh lao động.

-

Quản lý hồ sơ VSLĐ và môi trường lao động.

- Theo dõi và hướng dẫn việc tổ chức thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật (cơ

cấu định lượng hiện vật, cách thức tổ chức ăn uống) cho những người làm việc
trong điều kiện lao động có hại đến sức khoẻ.



-

Tham gia điều tra các vụ TNLĐ xảy ra trong DN.

-

Thực hiện các thủ tục để giám định thương tật cho NLĐ bị TNLĐ, BNN.


-

Đăng ký với cơ quan y tế địa phương và quan hệ chặt chẽ để nhận sự chỉ đạo về
chuyên môn nghiệp vụ.

-

Xây dựng các báo cáo về quản lý sức khoẻ, BNN.

Quyền hạn.
Ngoài các quyền hạn giống như của bộ phận BHLĐ, bộ phận Y tế còn có quyền:
-

Được sử dụng con dấu riêng theo mẫu quy định của ngành Y tế để giao dịch trong
chuyên môn nghiệp vụ.

-

Được tham gia các cuộc họp, hội nghị và giao dịch với cơ quan y tế địa phương,
ngành để nâng cao nghiệp vụ và phối hợp công tác.

Lớp Cao học QTKD2 - 2010B

9


BÀI TẬP LỚN

P/P NGHIÊN CỨU TRONG KINH
DOANH


4.2.4. An toàn vệ sinh viên.
Mạng lưới an toàn vệ sinh viên là hình thức hoạt động về BHLĐ của NLĐ được thành
lập theo thoả thuận giữa NSDLĐ và Ban chấp hành Công đoàn, nội dung hoạt động phù
hợp với luật pháp, bảo đảm quyền của NLĐ và lợi ích của NSDLĐ.



-

Tất cả các DN đều phải tổ chức mạng lưới ATVSV bao gồm những NLĐ trực tiếp
có am hiểu về nghiệp vụ, có nhiệt tình và gương mẫu về BHLĐ được tổ bầu ra.

-

Mỗi tổ sản xuất phải bố trí ít nhất một ATVSV, đối với các công việc làm phân tán
theo nhóm thì nhất thiết mỗi nhóm phải có một ATVSV.

-

Để đảm bảo tính khách quan trong hoạt động, ATVSV không được là tổ trưởng.

-

NSDLĐ phối hợp với ban chấp hành Công đoàn cơ sở ra quyết định công nhận
ATVSV, thông báo công khai để mọi NLĐ biết.

-

Tổ chức công đoàn quản lý hoạt động của mạng lưới ATVSV.


-

ATVSV có chế độ sinh hoạt, được bồi đương nghiệp vụ và được động viên về vật
chất và tinh thần để hoạt động có hiệu quả.

Nhiệm vụ, quyền hạn
-

Đôn đốc và kiểm tra giám sát mọi người trong tổ chấp hành nghiêm chỉnh các quy
định về AT và vệ sinh trong sản xuất, bảo quản các thiết bị AT và sử dụng trang
thiết bị bảo vệ cá nhân, nhắc nhở Tổ trưởng sản xuất chấp hành các chế độ về
BHLĐ, hướng dẫn biện pháp làm việc AT đối với công nhân mới tuyển dụng hoặc
mới chuyển đến làm việc ở tổ;

-

Tham gia góp ý với tổ trưởng sản xuất trong việc đề xuất kế hoạch BHLĐ, các biện
pháp đảm bảo AT, VSLĐ và cải thiện điều kiện làm việc;

-

Kiến nghị với tổ trưởng hoặc cấp trên thực hiện đầy đủ các chế độ BHLĐ, biện pháp
đảm bảo AT VSLĐ và khắc phục kịp thời những hiện tượng thiếu AT vệ sinh của
máy, thiết bị và nơi làm việc.

4.3. Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện an toàn vệ sinh lao động
Tổ chức thực hiện an toàn vệ sinh lao động trong Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao
động là nhằm hỗ trợ:
-


Tuân thủ và thực hiện tốt hơn các quy định của luật pháp quốc gia;

-

Xây dựng và thực hiện hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động ở cơ sở;

-

Trợ giúp doanh nghiệp không ngừng cải thiện điều kiện lao động, giảm tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp.

Muốn tổ chức và thực hiện công tác ATVSLĐ ở cơ sở được tốt cần phải có kế hoạch
ATVSLĐ ở cơ sở. Kế hoạch ở doanh nghiệp/cơ sở cần phải đầy đủ, phù hợp với doanh

Lớp Cao học QTKD2 - 2010B

10


BÀI TẬP LỚN

P/P NGHIÊN CỨU TRONG KINH
DOANH

nghiệp/cơ sở và phải xây dựng trên cơ sở đánh giá các yếu tố rủi ro (thông qua các bảng
kiểm định về an toàn vệ sinh lao động).
Để lập được kế hoạch ATVSLĐ trong doanh nghiệp/cơ cở, trước hết cần phải tìm (xác
định) các yếu tố rủi ro, nguy hiểm trong sản xuất. Từ các yếu tố rủi ro đó sẽ đưa ra kế
hoạch để cải thiện ĐKLĐ và giảm TNLĐ và BNN, đồng thời phải dựa vào:

-

Nhiệm vụ, phương hướng kế hoạch sản xuất kinh doanh và tình hình lao động của
năm kế hoạch.

-

Những thiếu sót tồn tại trong công tác bảo hộ lao động được rút ra từ các vụ tai nạn
lao động, cháy nổ, bệnh nghề nghiệp, từ các báo cáo kiểm điểm việc thực hiện công
tác bảo hộ lao động năm trước.

-

Các kiến nghị phản ánh của người lao động, ý kiến của tổ chức công đoàn và kiến
nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra.

Kế hoạch an toàn vệ sinh lao động đưa ra phải thực sự góp phần đảm bảo an toàn, sức
khỏe, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
Nội dung kế hoạch về ATVSLĐ bao gồm:
-

Các biện pháp về kỹ thuật an toàn và phòng chống cháy nổ;

-

Các biện pháp về kỹ thuật vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện làm việc;

-

Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động làm các công việc nguy

hiểm, có hại;

-

Chăm sóc sức khoẻ người lao động, phòng ngừa bệnh nghề nghiệp;

-

Tuyên truyền giáo dục huấn luyện về bảo hộ lao động.

Sau khi kế hoạch bảo hộ lao động được NSDLĐ hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt thì
bộ phận kế hoạch của doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện.
4.4. Kiểm tra và Đánh giá.
Công tác kiểm tra và tự kiểm tra về ATVSLĐ nhằm phát hiện kịp thời các thiếu sót về
ATVSLĐ để có biện pháp khắc phục. Tự kiểm tra còn có tác dụng giáo dục, nhắc nhở
người sử dụng lao động và người lao động nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc chấp
hành quy trình, biện pháp làm việc an toàn, vệ sinh, nâng cao khả năng phát hiện các
nguy cơ gây tai nạn lao động, ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ và phát huy tinh thần sáng tạo,
tự lực trong việc tổ chức khắc phục các thiếu sót tồn tại. Vì vậy, tất cả các doanh nghiệp
đều phải tổ chức tự kiểm tra về bảo hộ lao động.
4.5. Hành động cải thiện.
Để xây dựng được một hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động trong một cơ sở thì
tất cả các yếu tố trên hệ thống quản lý phải liên tục được thực hiện. Nghĩa là để các yếu tố
trên sẽ góp phần cải thiện điều kiện lao động, nhằm giảm TNLĐ và BNN thì cơ sở phải
không ngừng được hoàn thiện, hoàn thiện từng nội dung và thực hiện cả hệ thống. Khi cải
Lớp Cao học QTKD2 - 2010B

11



BÀI TẬP LỚN

P/P NGHIÊN CỨU TRONG KINH
DOANH

thiện cần chú ý tới các mục tiêu, các kết quả kiểm tra, các đánh giá rủi ro, các kiến nghị,
đề xuất cải thiện của cơ sở, của người sử dụng lao động, người lao động và cả thông tin
khác nhằm tăng cường bảo vệ sức khỏe cho người lao động.
Sau mỗi lần cải thiện hay thực hiện các yếu tố của hệ thống cần so sánh, đánh giá và
kết luận về những kết quả đã đạt được để tiếp tục xây dựng chương trình cải thiện cho các
lần sau. Mục tiêu của yếu tố này là:
-

Tổ chức các hoạt động phòng ngừa, khắc phục các tồn tại dựa trên kết quả kiểm tra,
đánh giá từ yếu tố 4 cụ thể.
+ Phân tích các nguyên nhân không phù hợp với những qui định về an toàn vệ

sinh lao động.
+ Đề xuất các biện pháp phòng ngừa, khắc phục và hoàn thiện hệ thống quản lý

an toàn vệ sinh lao động.
-

Đưa ra các giải pháp thích hợp, lựa chọn, xếp đặt thứ tự ưu tiên để cải thiện, đánh giá
hệ thống quản lý để tiếp tục hoàn thiện.

5. Các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất.
Khái niệm: Yếu tố nguy hiểm là các yếu tố có thể tác động một cách bất ngờ lên cơ thể
người lao động gây chết người hoặc gây chấn thương tới các bộ phận của cơ thể.
Có 5 nhóm yếu tố nguy hiểm trong sản xuất như sau.

5.1. Nhóm các yếu tố nguy hiểm về cơ học.
- Các bộ phận, cơ cấu truyền động: Những trục máy, bánh răng, dây đai và các loại cơ cấu
truyền động khác.
- Các bộ phận chuyển động: Các chuyển động quay với vận tốc lớn (đá mài, cưa đĩa, bánh
đà, máy ly tâm, trục máy tiện, máy khoan…), các bộ phận chuyển động tịnh tiến (búa
máy, đọt dập, máy dọc, máy phay…), hoặc chuyển động của bản thân máy móc ( ô tô,
máy cầu trục, xe nâng…) tạo nguy cơ cán, cuốn, kẹp, cắt.
- Vật rơi, đổ, sập: Thường là kết quả máy móc, vật tư… không bền vững gây ra như sập
lò, vật rơi từ trên cao xuống trong xây dựng, đá rơi, lăn trong khai thác đá….
- Các mảnh dụng cụ, vật liệu gia công văng bắn (phôi, vật liệu gia công ở các máy mài,
tiện, đục kim loại.
- Sàn trơn, dầu loang, nhớt gây trượt chân ngã hoặc gây va chạm.
5.2. Nhóm yếu tố nguy hiểm về nhiệt.
Các vật liệu nóng chảy, hơi và nước nóng… tạo nguy cơ bỏng nhiệt, cháy, nổ.
5.3. Nhóm yếu tố nguy hiểm về điện.
Theo từng điện áp và cách tiếp xúc tạo nguy cơ điện giật, điện phóng, điện từ trường. lam
tê liệt hệ thống tim mạch hoặc gây cháy bỏng người lao động. Ngoài ra có nguy cơ cháy
Lớp Cao học QTKD2 - 2010B

12


BÀI TẬP LỚN

P/P NGHIÊN CỨU TRONG KINH
DOANH

do chập điện. Việt Nam quy định điện áp an toàn là 42V (xoay chiều) và 110V (một
chiều). Trong một số trường hợp đặc biệt, điện áp cho phép có thể thấp hơn.
5.4. Nhóm các yếu tố nguy hiểm về cháy nổ.

- Nổ vậy lý: Xảy ra khi áp suất của môi chất trong cá thiết bị chịu áp lực, các bình chứa
khí nén, khí hóa lỏng vượt quá giới hạn bề cho phép của vỏ bình hoặc do thiết bị rạn nứt,
phồng móp, hoặc bị ăn mòn do sử dụng lâu. Khi các thiết bị nố sẽ sinh áp suất lớn làm vỡ
các vật cản và gây tai nạn cho con người.
- Nổ hóa học: Là sự biến đổi về mặt hóa học của các chất diễn ra trong một thời gian rất
ngắn, với một tốc độ lớn tạo ra một lượng sản phẩm cháy lớn, nhiệt độ cao và áp lực hủy
hoại các vật cản, gây tai nạn cho người lao động trong phạm vi vùng nổ.
- Nổ vật liệu nổ (chất nổ): sinh công rất lớn, đồng thời gây ra sóng xung kích trong không
khí gây chấn động trên bề mặt đất trong phạm vi bán kính nhất định.
- Nổ kim loại nóng chảy: xảy ra khi rót kim loại lỏng vào khuôn bị ướt, khi thải xiw vào
bãi đất có nước…
5.5. Nhóm các yếu tố nguy hiểm do hóa chất.
Nhóm yếu tố nguy hiểm về hóa chất gây nhiễm độc cấp tính như nhiễm độc các loại hóa
chất: CO, NH3, các loại a xít mạnh: H2SO4, HNO3, HCl, các loại thuốc bảo vệ thực vật và
một loạt các hóa chất độc hại khác thuộc danh mục phải khai báo, đăng ký hoặc hóa chất
gây bỏng độ 2, độ 3.
6. Các yếu tố có hại trong sản xuất.
Khái niệm: là những yếu tố của điều kiện lao động không thuận lợi, không đảm bảo các
giới hạn của tiêu chuẩn vệ sinh lao động cho phép, làm giảm sức khỏe người lao động,
gây bệnh nghề nghiệp.
Phân loại các yếu tố có hại trong sản xuất gồm 8 loại.
6.1. Điều kiện vi khí hậu.
Là các trạng thái vật lý của không khí trong khoảng không gian thu hẹp của không gian
nơi làm việc, bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ nhiệt, tốc độ gió. Các yếu tố này
phải đảm bảo ở giới hạn nhất định phù hợp với sinh lý của con người.
- Nhiệt độ quá cao sẽ gây bện tim mạch, ngoài da, say nóng, say nóng. Nhiệt độ thấp hơn
tiêu chuẩn cho phép có thể làm tê liệt sự vận động, gây ra các bệnh về hô hấp. thấp khớp,
cảm lạnh.
- Độ ẩm cao có thể dẫn đến tăng độ dẫn điện của vật cách điện, cơ thể con người khó bài
tiết mồ hôi.

- Các yếu tố tốc độ gió, bức xạ nhiệt nếu cao hoặc thấp hơn tiêu chuẩn vệ sinh cho phép
đều ảnh hưởng đến sức khỏe, gây bệnh tật và giảm khả năng lao động của con người.
6.2. Tiếng ồn và rung động.
Lớp Cao học QTKD2 - 2010B

13


BÀI TẬP LỚN

P/P NGHIÊN CỨU TRONG KINH
DOANH

Tiếng ồn là tập hợp những âm thanh gây khó chịu cho con người, nó phát sinh ra do sự
chuyển động của các chi tiết hoặc bộ phận máy móc, do va chạm, hoặc do khí động như
còi, dòng khói thải của ống khói…
Rung động thường do các dụng cụ cầm tay bằng khí nén, do tác động cơ nổ… tạo ra.
Làm việc trong điều kiện có tiếng ồn và rung quá giới hạn cho phép, về mặt sinh lý gây
nên các bệnh nghề nghiệp: điếc, viêm thần kinh thực vật, rối loạn cảm giác, tổn thương về
xương khớp và cơ. Về mặt tâm lý làm giảm khả năng tập trung trong lao động sản xuất,
giảm khả năng nhạy bén…,
6.3. Bức xạ và phóng xạ.
Một số nguồn bức xạ: mặt trời phát bức xạ hồng ngoại, tử ngoại, lò thép hồ quang, hàn cắt
kim loại, nấu đúc thép phát ra bức xạ tử ngoại…
Người lao động có thể bị say nắng, giảm thị lực (do bức xạ hồng ngoại), đau đầu, chóng
mặt, giảm thị lực, bỏng (do bức xạ tử ngoại) dẫn đến TNLĐ và BNN.
Phóng xạ là dạng đặc biệt của bức xạ. Tia phóng xạ phát ra do sự biến đổi bên trong hạt
nhân nguyên tử của một số nguyên tố và khả năng ion hóa vật chất. Những nguyên tố đó
gọi là nguyên tố phóng xạ.
Các tia phóng xạ gây tác hại đến cơ thể người lao động dưới dạng ngây nhiễm độc cấp

tính, rối loạn chức năng thần kinh trung ương, bị bỏng hoặc rộp đỏ, nơi phóng xạ chiếu
vào, cơ quan tạo máu bị tổn thương gây thiếu máu, vô sinh, ung thư, tử vong.
6.4. Ánh sáng.
Trong đời sống và lao động, cần đảm bảo ánh sáng thích hợp. Chiếu sáng thích hợp sẽ
bảo vệ thị lực chống mệt mỏi, tránh tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, đồng thời tăng
năng suất lao động.
Các đơn vị đo lường ánh sáng được dùng: cường độ ánh sáng, độ rọi, độ chói, máy đo ánh
sáng là Luxmeter. Khi chiếu sáng không đảm bảo tiêu chuẩn quy định (thường là quá
thấp), ngoài tác hại làm tăng phế phẩm, giảm năng suất lao động, dễ gây TNLĐ.
6.5. Bụi.
Bụi là tập hợp của nhiều hạt có kích nhỏ bé tồn tại trong không khí, nguy hiểm nhất là bụi
có kích từ 0,5 ÷ 5 micromet. Khi hít phải bụi loại này sẽ có 70÷80% lượng bụi đi vào
phổi, hoặc gây bệnh bụi phổi.
Theo nguồn gốc phát sinh, bụi được phân loại như sau:
- Bụi hữu cơ: Nguồn gốc từ động thực vật…
- Bụi vô cơ: Silic, amiăng…
- Bụi kim loại: Sắt, đồng…
Mức độ nguy hiểm của bụi phụ thuộc và tính chất lý, hóa học của chúng.
Lớp Cao học QTKD2 - 2010B

14


BÀI TẬP LỚN

P/P NGHIÊN CỨU TRONG KINH
DOANH

6.6. Hóa chất nguy hại.
Thường phân loại các chất độc thành những nhóm sau:

Nhóm 1: Chất gây bỏng, kích thích da như axit đặc, kiềm…
Nhóm 2: Chất kích thích đường hô hấp như Clo, NH3…
Nhóm 3: Chất gây ngạt đơn thuần như CH4, CO2, N2, H2, và các chất gây ngạt hóa học như
oxit cacbon, hidro xianua, nitrobenzen, sunfuahydro…
Nhóm 4: Chất tác dụng lên hệ thần kinh trung ương như các loại rượu, etilic, propylic,
amylic, H2S…
6.7. Các yếu tố vi sinh có hại.
Trong một số ngành ghề như chăn nuôi, chế biến thực phẩm, người làm vệ sinh đô
thị...thường phải tiếp xúc với vi sinh vật gây bệnh, vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm mốc. Do
vậy cần phải có những biện pháp phòng chống tích cực, cải thiện điều kiện lao động, môi
trường, theo dõi và phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp.
6.8. Các yếu tố về Egonomic.
Do yêu cầu của công nghệ và tổ chức lao động mà người lao động có thể phải lao động ở
cường độ quá mức theo ca, kíp. Tư thế làm việc gò bó trong thời gian dài, ngửa người,
vẹo người, treo người trên cao, mang vác vật nặng. Động tác lao động đơn điệu…hoặc
làm việc với trách nhiệm cao căng thẳng về thần kinh.
7. Hệ thống luật pháp việt nam về ATVSLĐ.
7.1. Các bộ Luật liên quan.
Bộ luật lao động thông qua ngày 23/6/1994 và có hiệu lực từ ngày 01/01/1995 dành
chương IX quy định về AT&VSLĐ từ điều 95 tới điều được cụ thể hoá trong nghị định
06/CP. Ngoài chương IX về “An toàn lao động, vệ sinh lao động” trong Bộ luật Lao động
có nhiều điều thuộc các chương khác nhau cũng liên quan tới vấn đề này.
Ngày 02/04/2002 Quốc hội đã có Luật Quốc hội số 35/2002 về sửa đổi, bổ sung một số
điều của Bộ Luật Lao động (được Quốc hội khoá IX kỳ họp thứ 5 thông qua ngμy
23/6/1994) .
Ngày 11/4/2007 Chủ tịch nước đã lệnh công bố luật số 02/2007/LĐCTN về luật sử đổi,
bổ sung điều 73 của Bộ luật Lao động. Theo đó từ năm 2007, người lao động sẽ được
nghỉ làm việc hưởng nguyên lương ngày giỗ tổ Hùng Vương ( ngày 10/3 âm lịch).
Một số luật có liên quan tới ATVSLĐ:
 Luật bảo vệ môi trường (2005) với các điều 11, 19, 29 đề cập đến vấn đề áp dụng


công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch, vấn đề nhập khẩu, xuất khẩu máy móc thiết bị,
những hành vi bị nghiêm cấm ... có liên quan đến bảo vệ môi trường và cả vấn đề
ATVSLĐ trong doanh nghiệp ở những mức độ nhất định.
Lớp Cao học QTKD2 - 2010B

15


BÀI TẬP LỚN

P/P NGHIÊN CỨU TRONG KINH
DOANH

 Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân (1989) với các điều 9, 10, 14 đề cập đến vệ sinh trong

sản xuất, bảo quản, vận chuyển và bảo vệ hoá chất, vệ sinh các chất thải trong công
nghiệp và trong sinh hoạt, vệ sinh lao động.
 Luật phòng cháy chữa cháy năm 2001 quy định về phòng cháy, chữa cháy, xây dựng

lực lượng, trang bị phương tiện, chính sách cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy.
 Luật Công đoàn (1990). Trong luật này, trách nhiệm và quyền Công đoàn trong công

tác BHLĐ được nêu rất cụ thể trong điều 6 chương II, từ việc phối hợp nghiên cứu
ứng dụng khoa học kỹ thuật BHLĐ, xây dựng tiêu chuẩn quy phạm ATLĐ, VSLĐ
đến trách nhiệm tuyên truyền giáo dục BHLĐ cho người lao động, kiểm tra việc chấp
hành pháp luật BHLĐ, tham gia điều tra tai nạn lao động...
 Luật hình sự (1999). Trong đó có nhiều điều với tội danh liên quan đến ATLĐ,

VSLĐ như điều 227 (Tội vi phạm quy định về ATLĐ, VSLĐ...), điều 229 (Tội vi

phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng), điều 236, 237 liên quan đến
chất phóng xạ, điều 239, 240 liên quan đến chất cháy, chất độc vμ vấn đề phòng
cháy...
7.2. Nghị định.
Trong hệ thống các văn bản pháp luật về BHLĐ các nghị định có một vị trí rất quan
trọng, đặc biệt là nghị định 06/CP của Chính phủ ngμy 20/1/1995 qui định chi tiết một số
điều của Bộ luật Lao động về ATLĐ, VSLĐ.
Nghị định 06/CP gồm 7 chương 24 điều:
Chương I. Đối tượng và phạm vi áp dụng.
Chương II. An toàn lao động, vệ sinh lao động.
Chương III. Tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
Chương IV. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động.
Chương V. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước.
Chương VI. Trách nhiệm của tổ chức công đoàn.
Chương VII. Điều khoản thi hành.
Ngày 27/12/2002 chính phủ đã ban hành nghị định số 110/2002/NĐ-CP về việc sủa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 06/CP quy định chi tiết một số điều của Bộ luật
Lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
Ngoài ra còn một số nghị định khác với một số nội dung có liên quan đến ATVSLĐ như:
- Nghị định 195/CP (31/12/1994) của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hμnh
một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ lμm việc, thời giờ nghỉ ngơi.

Lớp Cao học QTKD2 - 2010B

16


BÀI TẬP LỚN

P/P NGHIÊN CỨU TRONG KINH

DOANH

- Nghị định 38/CP (25/6/1996) của Chính phủ qui định xử phạt hμnh chính về hành vi, vi
phạm pháp luật lao động trong đó có những qui định liên quan đến hành vi, vi phạm về
ATVSLĐ.
- Nghị định 46/CP (6/8/1996) của Chính phủ qui định xử phạt hành chính trong lĩnh vực
quản lý Nhà nước về y tế, trong đó có một số quy định liên quan đến hμnh vi vi phạm về
VSLĐ.
7.3. Chỉ thị.
Căn cứ vào các điều trong chương IX Bộ luật Lao động, Nghị định 06/CP và tình hình
thực tế, Thủ tướng đã ban hành các chỉ thị ở những thời điểm thích hợp, chỉ đạo việc đẩy
mạnh công tác ATVSLĐ, phòng chống cháy nổ...
Trong số các chỉ thị được ban hành trong thời gian thực hiện Bộ luật Lao động, có 2
chỉ thị quan trọng có tác dụng trong một thời gian tương đối dài, đó là:
- Chỉ thị số 237/TTg (19/4/1996) của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện
pháp thực hiện công tác PCCC. Chỉ thị đã nêu rõ nguyên nhân xảy ra nhiều vụ cháy, gây
thiệt hại nghiêm trọng là do việc quản lý và tổ chức thực hiện công tác PCCC của các cấp,
ngành cơ sở và công dân chưa tốt.
- Chỉ thị số 13/1998/CT-TTg (26/3/1998) của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường
chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác BHLĐ trong tình hình mới. Đây là một chỉ thị rất
quan trọng có tác dụng tăng cường và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, vai trò, trách
nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm ATVSLĐ, phòng chống cháy nổ, duy
trì và cải thiện điều kiện làm việc, bảo đảm sức khỏe và an toàn cho người lao động trong
những năm cuối của thế kỷ XX và trong thời gian đầu của thế kỷ XXI.
7.4. Thông tư.
- Thông tư liên tịch số 14/1998/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN (31/10/1998)
hướng dẫn việc tổ chức thực hiện công tác BHLĐ trong doanh nghiệp, cơ sở sản xuất
kinh doanh với những nội dung cơ bản sau:
+ Quy định về tổ chức bộ máy vμ phân định trách nhiệm về BHLĐ ở doanh nghiệp.
+ Xây dựng kế hoạch BHLĐ.

+ Nhiệm vụ và quyền hạn về BHLĐ của Công đoàn doanh nghiệp.
+ Thống kê, báo cáo và sơ kết tổng kết về BHLĐ.
- Thông tư số 10/1998/TT-LĐTBXH (28/5/1998) hướng dẫn thực hiện chế độ trang bị
phương tiện bảo vệ cá nhân.
- Thông tư số 08/TT-LĐTBXH (11/4/95) hướng dẫn công tác huấn luyện về ATVSLĐ.
- Thông tư số 13/TT-BYT (24/10/1996) hướng dẫn thực hiện quản lý vệ sinh lao động,
quản lý sức khoẻ của người lao động vμ bệnh nghề nghiệp.
Lớp Cao học QTKD2 - 2010B

17


BÀI TẬP LỚN

P/P NGHIÊN CỨU TRONG KINH
DOANH

- Thông tư liên tịch số 08/1998/TTLT-BYT-BLĐTBXH (20/4/98) hướng dẫn thực hiện
các quy định về bệnh nghề nghiệp.
- Thông tư liên tịch số 03/1998/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN (26/3/1998)
hướng dẫn khai báo và điều tra tai nạn lao động.
- Thông tư liên tịch số 10/1999/TTLT-BLĐTBXH-BYT hướng dẫn thực hiện chế độ
bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy
hiểm, độc hại.
- Thông tư số 23/LĐTBXH (18/11/96) hướng dẫn thực hiện chế độ thống kê báo cáo
định kỳ tai nạn lao động.
- Thông tư số 10/2003/TT-BLĐTBXH (18/4/2003) hướng dẫn việc thực hiện chế độ bồi
thường và trợ cấp đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Thông tư liên tịch số 14/2005/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN (8/3/2005) hướng
dẫn việc khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ tai nạn lao động.

- Thông tư của BLĐTBXH số 04/2008/TT-BLĐTBXH (27/2/2008) hướng dẫn thủ tục
đăng ký và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao
động.
7.5. Các quy định, tiêu chuẩn.
- Quy định số 12/2008/QĐ-BCT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện.
- Quy định số 3733/2002/QĐ-BYT (10/2/2002) ban hành 21 tiêu chuẩn, 5 nguyên tắc và 7
thông số vệ sinh lao động.
- Các quy định về thiết bị áp lực.
- Các quy định về các thiết bị yêu cầu kiểm tra nghiêm ngặt về an toàn.
- Các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường...
8. Tình hình ATVSLĐ của Việt Nam trong những năm vừa qua.

Trong những năm vừa qua, khi đất nước ngày càng hội nhập thì yêu cầu về ATVSLĐ
trong các doanh nghiệp ngày càng trở lên quan trọng. Không những vậy nhà nước cũng
thể hiện ngày càng rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong công tác quản lý, tạo điều
kiện cho các doanh nghiệp giao lưu, học hỏi lẫn nhau. Tuy nhiên vẫn còn không ít các
doanh nghiệp, tổ chức nhận thức chưa đầy đủ về công tác ATVSLĐ, coi nhẹ hay thậm chí
vô trách nhiệm với công tác ATVSLĐ. Chính những điều này đã làm cho tình hình tai
nạn lao động tại các doanh nghiệp ngày càng gia tăng. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO)
khuyến cáo: Với thực trạng môi trường lao động như hiện nay, đến năm 2011 ở nước ta
mỗi năm có 120.000 đến 130.000 vụ TNLĐ và số người chết vì TNLĐ có thể lên tới
1200 tới 1300 người. Thiệt hại về TNLĐ và bệnh nghề nghiệp lên đến 4% GDP.
Theo ông Vũ Như Phong, Cục phó cục ATLĐ – BLĐTB & XH thì cả nước hiện nay
mới có 8 đến 10% các doanh nghiệp có thống kê báo cáo số vụ TNLĐ. Cũng theo
Lớp Cao học QTKD2 - 2010B

18


P/P NGHIÊN CỨU TRONG KINH

DOANH

BÀI TẬP LỚN

BLĐTB&XH các nguyên nhân chính gây ra TNLĐ bao gồm: nguyên nhân do người sử
dụng lao động chiếm 35,53% tổng số vụ TNLĐ, chủ yếu là vi phạm quy định về an toàn,
không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn, không huấn luyện ATVSLĐ,
không trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động. Nguyên nhân do người
lao động chiếm 30%, chủ yếu do người lao động thiếu hiểu biết về nội quy ATVSLĐ,vi
phạm quy trình, không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân. Còn lại 34,47% là các
nguyên nhân khách quan hoặc không kết luận nguyên nhân cụ thể. Thống kê TNLĐ trong
những năm qua như sau:
Bảng 1. Thống kê TNLĐ của Việt Nam từ năm 2008-2010
ST
T

Năm

Số
vụ

1

2008

588
1

2


2009

3

2010

Số
người
ảnh
hưởng

Số vụ

người
chết

Số
người
chết

Số
người
bị
thương
nặng

Chi phí
(tỷ
đồng)


Thiệt
hại tài
sản (tỷ
đồng)

Số
ngày
nghỉ

6088

505

536

1142

46,6

3,4

56.122

595
1

6337

505


621

2553

48,1

10,5

382.31
3

583
6

6047

508

573

1262

194,0

3,5

197.48
0

Nguồn: Cục ATLĐ-BLĐTB&XH, />9. Công tác quản lý ATVSLĐ trong thời kỳ hội nhập

Hội nhập là một quá trình khách quan và là xu hướng vận động chủ yếu của nền kinh tế
thế giới. Việt Nam đã và đang chủ động tham gia vào quá trình toàn cầu hoá và hội nhập.
Công tác quản lý sản xuất nói chung, quản lý ATVSLĐ cũng đang thay đổi để bắt kịp tình
hình mới.
Bước hội nhập quan trọng trong lĩnh vực ATVSLĐ phải kể đến trước tiên đó là Việt
Nam tham gia Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) năm 1980. ILO được thành lập năm 1919
với mục tiêu thúc đẩy công bằng xã hội và bảo vệ các quyền lao động và quyền con
người. Trong đó có 26 công ước và khoảng 15 kiến nghị liên quan đến ATVSLĐ. Việt
Nam đã phê chuẩn, gia nhập 16 công ước của ILO, trong đó Công ước số 155, 1981 về an
toàn lao động, vệ sinh lao động và môi trường làm việc (phê chuẩn ngày 3/10/1994). Việt
Nam chủ động tham dự vào các hoạt động của ILO cũng như ILO tích cực tìm cách hỗ trợ
Việt Nam. Các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật của ILO trong lĩnh vực ATVSLĐ tập trung vào
việc giúp các cơ quan quản lý Nhà nước hoạch định chiến lược, chính sách, cải thiện điều
Lớp Cao học QTKD2 - 2010B

19


BÀI TẬP LỚN

P/P NGHIÊN CỨU TRONG KINH
DOANH

kiện sống và điều kiện làm việc của người lao động thông qua nhiều hoạt động như: điều
tra, khảo sát về điều kiện lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong các công
trường xây dựng nhỏ, khai thác than và nông nghiệp, tập huấn cải thiện điều kiện trong
các doanh nghiệp vừa và nhỏ (WISE), ATVSLĐ trong nông nghiệp theo phương pháp
WIND, hệ thống quản lý ATVSLĐ (ILO-OSH 2001), cải thiện điều kiện lao động trên
các công trường xây dựng nhỏ (WINSCON), xây dựng mạng thông tin quốc gia về
ATVSLĐ, tham gia Tuần lễ quốc gia hàng năm về ATVSLĐ-PCCN, tổ chức hội thảo, hội

nghị quốc tế tại Việt Nam cũng như tham gia các hội thảo, hội nghị quốc tế, triển khai
một số dự án như Dự án "An toàn lao động và hệ thống thanh tra lao động hợp nhất", dự
án “Tăng cường năng lực ATVSLĐ trong nông nghiệp tại Việt Nam”, dự án “Nâng cao
năng lực huấn luyện ATVSLĐ tại Việt Nam”, dự án "Khuôn khổ hợp tác quốc gia xúc
tiến việc làm bền vững tại Việt Nam giai đoạn 2006-2010”.
Đặc biệt với sự trợ giúp về kỹ thuật của ILO, năm 2005 Việt Nam đã xây dựng được
hồ sơ quốc gia về ATVSLĐ và Chương trình quốc gia về BHLĐ, ATLĐ, VSLĐ đến năm
2010 đã được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 233/2006/QĐ-TTg ngày
18/10/2006, đánh dấu một bước tiến mới quan trọng trong lĩnh vực ATVSLĐ.
Tiếp theo việc gia nhập ILO, năm 1995 Việt Nam đã gia nhập Hiệp hội các nước Đông
Nam Á (ASEAN). Trong ASEAN, Việt Nam đã chủ động tham gia vào nhiều hoạt động
và cũng nhận được sự trợ giúp của các nước ASEAN trong lĩnh vực ATVSLĐ thông qua
việc chia sẻ kinh nghiệm, cung cấp thông tin nghiên cứu, tham dự Hội nghị Bộ trưởng
Lao động ASEAN hàng năm và nhiều khoá huấn luyện, hội thảo. Việt Nam là thành viên
mạng ATVSLĐ của các nước ASEAN (ASEAN-OSHNET) ngay từ năm 1999 khi Mạng
mới được thành lập và là nước chủ nhà tổ chức hội nghị Mạng ASEAN-OSHNET hàng
năm lần thứ 6 năm 2005 tại TP. Hạ Long Quảng Ninh. Việc Việt Nam gia nhập Tổ chức
Thương mại quốc tế (WTO) đặt ra những vấn đề mới cho công tác ATVSLĐ, Việt Nam
đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO vào ngày 7/11/2006. Đây là tổ chức
thương mại lớn nhất toàn cầu, chiếm hơn 90% thương mại thế giới. Hoạt động của tổ
chức này được điều tiết bởi 16 Hiệp định chính, trong đó liên quan nhiều đến lĩnh vực
ATVSLĐ là Hiệp định về Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT). Đối tượng của
TBT là các qui định kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy chuẩn, đánh giá sự phù hợp liên quan đến
chất lượng sản phẩm hàng hoá.
Ngày 26/5/2005, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 114/2005/QĐ-TTg về việc tổ
chức hoạt động của mạng lưới cơ quan thông báo và hỏi đáp, trong đó đầu mối Văn
phòng TBT Việt Nam đặt tại Bộ Khoa học-Công nghệ và các điểm hỏi đáp cấp Bộ và cấp
tỉnh. Đồng thời Chính phủ cũng đã có Quyết định số 444/QĐ-TTg ngày 26/5/2005 phê
duyệt “Đề án triển khai thực hiện Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại” để gấp
rút chuẩn bị cho việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của Việt Nam khi gia nhập WTO, bảo

đảm các tiêu chuẩn, quy chuẩn phù hợp với các nguyên tắc của Hiệp định TBT.
BLĐTB&XH đang khẩn trương tiến hành các công việc như: rà soát, hoàn thiện hệ thống
văn bản qui phạm pháp luật về hàng hoá có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động và
kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá đặc thù đáp ứng các yêu cầu, nguyên tắc thực thi
Lớp Cao học QTKD2 - 2010B

20


BÀI TẬP LỚN

P/P NGHIÊN CỨU TRONG KINH
DOANH

Hiệp định TBT, chuẩn bị cơ sở vật chất, kỹ thuật cho điểm Thông báo và Hỏi đáp TBT,
tuyên truyền nâng cao nhận thức trong hội nhập WTO.
Hội nhập quốc tế, công tác ATVSLĐ của Việt Nam đã có được nhiều thuận lợi, các
doanh nghiệp có nhiều cơ hội để tiếp cận và lựa chọn công nghệ sản xuất tiên tiến, công
nghệ sạch, đảm bảo không ô nhiễm môi trường và an toàn sức khoẻ cho người lao động,
điều kiện lao động qua đó cũng được cải thiện hơn. Sản xuất phát triển, số lượng doanh
nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh tăng nhanh, đến năm 2006 Việt Nam đã có khoảng
240.000 doanh nghiệp và 3 triệu hộ sản xuất, kinh doanh đóng góp đáng kể vào tăng
trưởng GDP và kim ngạch xuất khẩu, tạo ra hàng triệu việc làm giúp cho người lao động
có thêm cơ hội lựa chọn việc làm có điều kiện lao động tốt hơn.
Tham gia vào các tổ chức Quốc tế và các mối quan hệ song phương khác Việt Nam có
thể học tập, trao đổi được nhiều kinh nghiệm tốt trong quá trình quản lý, trong đó có kinh
nghiệm quản lý ATVSLĐ, cải thiện điều kiện lao động và nhận được nhiều hỗ trợ cho
việc thực hiện công tác ATVSLĐ tại Việt Nam.
Thông qua ILO, các dự án đã và đang triển khai góp phần nâng cao năng lực về an toàn
- vệ sinh lao động của Việt Nam. Quan trọng hơn thông qua các hoạt động này nhiều kinh

nghiệm về quản lý ATVSLĐ, giám sát các nguy cơ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
cũng như các biện pháp cải thiện điều kiện lao động được phổ biến rộng rãi hơn và bước
đầu đưa vào áp dụng ở một số ngành, một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất. Ngoài ra, Việt
Nam cũng tranh thủ học hỏi được kinh nghiệm và nhận được sự trợ giúp trực tiếp từ nhiều
đối tác khác trong công tác ATVSLĐ hoặc được lồng ghép trong các chương trình hợp tác
(WHO, FES, KOSHA, JISHA, JICOSH, StBG/HVBG, các nước ASEAN...).
Trong điều kiện nền kinh tế hội nhập, các sản phẩm được tiêu chuẩn hoá không chỉ về
chất lượng mà còn cả về khía cạnh xã hội, trong đó có vấn đề ATVSLĐ tạo động lực thúc
đẩy các doanh nghiệp cải thiện điều kiện lao động. Một số sản phẩm được xuất khẩu ra thị
trường quốc tế cần đảm bảo các tiêu chuẩn do phía đối tác yêu cầu như môi trường theo
ISO 14000, SA 8000, OHSAS 18000 (OHSAS 18001, OHSAS 18002) và các qui định về
ATVSLĐ khác. ATVSLĐ cũng là tiền đề khởi động cho nhiều doanh nghiệp, tổ chức khi
tìm hiểu để vào thị trường Việt nam.
Hội nhập cũng đồng nghĩa với việc tuân thủ luật pháp quốc tế. Điều này đã tạo động
lực cho sự quyết tâm của Chính phủ trong việc xây dựng, triển khai các chương trình hoạt
động về ATVSLĐ để đáp ứng các yêu cầu của hội nhập. Với sự hỗ trợ của ILO và sự cố
gắng, nỗ lực của các cấp, các ngành trong hội nhập, sau khi Bộ luật Lao động ra đời, đến
nay, Việt Nam đã chính thức có Chương trình quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn lao
động, vệ sinh lao động đến năm 2010 với những đối sách tổng thể, toàn diện. Năm 2005,
Hồ sơ quốc gia về ATVSLĐ đầu tiên ở Việt Nam được xây dựng, hệ thống lại những
thành tựu đã làm được và cũng cho thấy những việc cần làm trong tương lai. Quỹ TNLĐ,
BNN cũng đã được hình thành trong quỹ bảo hiểm xã hội theo luật Bảo hiểm xã hội và sẽ
có hiệu lực từ năm 2007.
Lớp Cao học QTKD2 - 2010B

21


BÀI TẬP LỚN


P/P NGHIÊN CỨU TRONG KINH
DOANH

Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, công tác ATVSLĐ trong hội nhập cũng đứng trước
những khó khăn và thách thức. Nguy cơ trở thành bãi thải công nghệ do nhập khẩu phải
công nghệ lạc hậu, máy, thiết bị đã hết khấu hao gây mất an toàn, ô nhiễm môi trường ảnh
hưởng đến sức khoẻ của người lao động nếu không có những giải pháp kiểm soát chặt chẽ
nguồn nhập khẩu này.
Điều kiện lao động xuất hiện nhiều yếu tố, nguy cơ mới về an toàn và sức khoẻ do sử
dụng các công nghệ mới, ô nhiễm môi trường lao động đang ở mức báo động. BNN có xu
hướng gia tăng cả về số người mắc bệnh và loại bệnh. Nếu từ năm 1976 đến năm 1990
chỉ có 5497 người lao động bị mắc BNN thì từ năm 1990 đến năm 2004, số người mắc
BNN đã tăng thêm gấp gần 3 lần, đưa tổng số người mắc BNN tính đến cuối năm 2004 là
21.597 người (mỗi năm có thêm 1000-1500 người mắc mới BNN). Đáng chú ý là chỉ có
10% số cơ sở sản xuất có nguy cơ gây BNN tổ chức khám BNN cho người lao động, cho
nên trên thực tế số người mắc BNN cao gấp hàng chục lần số báo cáo. Do lao động trong
điều kiện chuyên môn hoá, tính đơn điệu lớn, tư thế lao động ít được thay đổi nên đã xuất
hiện một số bệnh liên quan đến nghề nghiệp như giãn tĩnh mạch chân, thoái hoá cột sống,
sưng viêm khớp v.v...
Hàng rào phi thuế quan được dựng lên với danh nghĩa tiêu chuẩn lao động quốc tế, gắn
các tiêu chuẩn về lao động, doanh nghiệp, quản lý sản xuất, chất lượng sản phẩm với công
tác ATVSLĐ và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên nhận thức về ATVSLĐ trong doanh
nghiệp vẫn chưa đầy đủ, tác phong công nghiệp, văn hoá ATVSLĐ trong Doanh nghiệp
vẫn chưa được chú ý nhiều.
Để Việt Nam ra hội nhập quốc tế được thuận lợi và thành công, mỗi ngành, mỗi cấp,
mỗi doanh nghiệp cần chủ động tận dụng những thuận lợi và nhìn nhận, đánh giá được
những thách thức để tự xây dựng hướng đi, chiến lược cho mình trong hội nhập Quốc tế.

Lớp Cao học QTKD2 - 2010B


22


BÀI TẬP LỚN

P/P NGHIÊN CỨU TRONG KINH
DOANH

PHẦN 2: LỰA CHỌN CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU
Hiện nay các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) đang giữ vai trò rất quan trọng
trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Với số lượng đông, hình thức hoạt động
đa dạng, phong phú, đặc biệt là sự năng động và nhạy bén với thị trường. DNVVN đã thu
hút được nhiều lao động trong xã hội, góp phần giải quyết việc làm với nguồn chi phí
thấp, đồng thời phát triển một đội ngũ lao động lành nghề trong tương lai, góp phần
chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp sang công nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, góp phần tích cực trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, an sinh xã hội
của Đảng và Nhà nước ta đã đặt ra.
Các DNVVN có những đặc điểm riêng như có nguồn vốn hạn hẹp, sản xuất thường
manh mún theo các hợp đồng nhỏ lẻ, tình hình sản xuất thường không ổn định, thiết bị cũ,
công nghệ lạc hậu, mặt bằng nhà xưởng sản xuất chật hẹp, thiếu phươngctiện nên môi
trường làm việc và điều kiện lao động xấu, có nhiều yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
còn rất phổ biến, nhiều công việc, nghề thuộc loại thủ công, nặng nhọc, độc hại, nguy
hiểm. Bên cạnh đó, người lao động phần lớn là dân nghèo thành thị, nông dân nhàn rỗi ra
thành phố tìm việc, thiếu hiểu biết về khoa học kỹ thuật, tác phong làm việc tùy tiện. Đa
số người sử dụng lao động còn coi nhẹ công tác ATVSLĐ, họ thường cho rằng những
hành động cải thiện điều kiện lao động trong doanh nghiệp chỉ mang lại những gánh nặng
và thất tổn về tài chính, không mang lại lợi nhuận, lợi ích cho doanh nghiệp, nên thông
thường tiêu chí đầu tiên họ thường nhằm tới là tạo ra nhiều việc làm để tối đa hóa lợi
nhuận, vấn đề cải thiện điều kiện lao động, môi trường lao động cho công nhân là thứ yếu
để sau. Trong khi đó, công tác quản lý nhà nước về an ATVSLĐ đối với các DNVVN còn

nhiều bất cập bởi số lượng các DNVVN rất lớn, lại nằm rải rác trong các vùng địa lý rộng
lớn rất khác nhau. Thậm chí, có những doanh nghiệp chỉ có thời gian hoạt động rất ngắn
ngủi. Chính vì vậy, đây là khu vực tiềm tàng nhiều nguy cơ mất an toàn và đe dọa đến sức
khỏe người lao động.
Nhà máy ô tô Đồng Vàng 1 (Bắc Giang), là doanh nghiệp vừa và nhỏ, một đơn vị của
Tổng công ty công nghiệp ô tô Việt Nam, chuyên lắp ráp dòng xe tải 2.5, 3.5 tấn và xe
khách 29 chỗ. Với công nghệ, dây truyền sản xuất mua từ của hãng Huyndai Hàn Quốc,
đội ngũ công nhân kỹ thuật và lãnh đạo là người Việt Nam. Từ hững hiểu biết về công
tác quản lý ATVSLĐ và sự cấp bách phải thực hiện công tác này của các doanh nghiệp,
em lựa chọn chủ để nghiên cứu: “Phân tích và thiết kế các giải pháp nâng cao công tác
quản lý An toàn vệ sinh lao động cho nhà máy ô tô Đồng vàng”.

Lớp Cao học QTKD2 - 2010B

23


BÀI TẬP LỚN

P/P NGHIÊN CỨU TRONG KINH
DOANH

PHẦN 3: MÔ TẢ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Hình 2: Mô hình nghiên cứu

Các yếu tố đầu ra:

1. Số vụ tai nạn LD

2. Số lao động mắc

bệnh nghề nghiệp

3. Môi trường lao động.

4. Kết quả phân lọai sức
khỏe người lao động

5. Mức độ hòan thành các
chỉ tiêu kế họach
về ATVSLD.

- Vấn đề đầu tiên đề tài sẽ thu thập và thống kê các vụ TNLĐ và BNN từ các báo cáo của
nhà máy. Từ những kế quả đưa ra sẽ đi sâu tìm hiểu nguyên nhân ngây ra.
- Nghiên cứ bộ máy ATVSLĐ của nhà máy, xem đã tổ chức đúng quy định của pháp luật
hay chưa? Tìm hiểu nhận thức của cán bộ, công nhân nhà máy về ý nghĩa và vai trò của
công tác quản lý ATVSLĐ.
- Dựa trên những phân tích thực tế sẽ nghiên cứu các giải phát cải tiến công tác ATVSL,
nhằm giúp cho nhà máy và người lao động tránh được các nguy cơ mất an toàn, sản xuất
hiệu quả, năng suất cao...

Lớp Cao học QTKD2 - 2010B

24


BÀI TẬP LỚN

P/P NGHIÊN CỨU TRONG KINH
DOANH


PHẦN 4: MỤC TIÊU CỦA LUẬN VĂN
1. Tìm hiểu về ý nghĩa của ATVSLĐ đối với người lao động, doanh nghiệp và xã hội

trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
2. Tìm hiểu các khái niệm cơ bản về an toàn lao động, vệ sinh lao động theo hệ thống

Pháp Luật của VN và của một số quốc gia, tổ chức khác trên thế giới .
3. Tìm hiểu về hệ thống an toàn vệ sinh lao động của một doanh nghiệp cụ thể, phân

tích và làm rõ những tồn tại của hệ thống, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp
hoàn thiện hệ thống.
4. Nâng cao nhận thức cho các nhà quản trị lý và người lao động về vấn đề đang

mang tính thời sự lớn của đất nước – ATVSLĐ.
5. Hệ thống lại các văn bản pháp luật hiện hành có liên quan đến đề tài ( Luật, nghị

định, thông tư, quyết định của Việt nam và các tiêu chuẩn quốc gia , tài liệu ISO
khác có liên quan ) khi xây dựng một hệ thống như hệ thống về ATVSLĐ trong
các tổ chức, doanh nghiệp.

Lớp Cao học QTKD2 - 2010B

25


×