Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

Thực trạng và thách thức về chất thải rắn sinh hoạt dưới tác động của quá trình đô thị hoá tại xã ngũ lão và thị trấn minh đức huyện thuỷ nguyên thành phố hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (629.88 KB, 87 trang )

KHOÁ LUẬN TỔT NGHIỆP

Bùi Thị Hồng

Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỂ
I. Đặt vấn đề
Ở Việt Nam vấn đề môi trường đã trở nên rất quan trọng trong toàn xã
hội. Song song với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, quá trình đô thị
hoá, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước kéo theo sự phát sinh chất thải
nghiêm trọng. Chất thải rắn phát sinh từ trong quá trình sản xuất và tiêu dùng
của xã hội cần được quản lý thu gom và xử lý một cách có hiệu quả để hạn
chế tối đa sự ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Đó luôn là mục tiêu của các
nhà quản lý môi trường và sự mong muốn của người dân.
Trong xu thế chung của cả nước, Hải Phòng được đánh giá là một trong
những đô thị phát triển về kinh tế, cũng là khu vực tập trung các vấn đề ô
nhiễm môi trường. Các vấn đề của “căn bệnh đô thị” như: kiến trúc thiếu
đồng bộ, giao thông tắc nghẽn, nước thải sinh hoạt, di dân tự do và các vấn đề
xã hội nan giải khác... nảy sinh; quy hoạch ngày càng xa rời mục đích gốc vốn phải phục vụ nhu cầu và thói quen của đại bộ phận dân cư. Đặc biệt
những năm gần đây quá trình đô thị hoá quá nhanh khiến cho các vấn đề đối
nghịch về kinh tế và môi trường càng thêm bức xúc. Ở các quận nội thành tập
trung đông dân số, quá trình đô thị hoá kéo theo sự gia tăng của các nhà máy,
xí nghiệp, trường học, bệnh viện, dịch vụ thì lượng chất thải rắn sinh ra rất
lớn. Ngược lại các huyện ngoại thành sự chuyển dịch kinh tế và các vấn đề
môi trường chung mang tính phức tạp và sự phát sinh chất thải rắn cũng như
công tác quản lý chất thải rắn gặp nhiều khó khăn.
Huyện Thuỷ Nguyên nằm ở phía Bắc của thành phố Hải Phòng, là một
huyện lớn nhất của thành phố (với 37 xã, thị trấn) có các điều kiện thuận lợi
cho sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên, nó cũng đặt ra cho huyện một nhiệm vụ
quan trọng là phòng thủ, an ninh quốc phòng đối với thành phố và khu vực.

1




KHOÁ LUẬN TỔT NGHIỆP

Bùi Thị Hồng

Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ
trên khắp địa bàn của huyện và gây ra áp lực ngày càng tăng trong việc sử
dụng đất đai, phát sinh chất thải gây ô nhiễm môi trường đặc biệt là môi
trường không khí từ các khu công nghiệp, ảnh hưởng tới sức khỏe người dân.
Bên cạnh đó thực trạng chất thải rắn sinh hoạt cũng đang trở thành vấn đề
đáng quan tâm trong khu vực này. Tính chất của sự bắt đầu phát triển gây ra
các nguồn phát sinh cũng như tính chất và thành phần của rác rất phức tạp.
Công tác quản lý chất thải rắn đã được hình thành nhưng còn gặp nhiều khó
khăn. Theo tốc độ đô thị hoá khác nhau, tình trạng này có sự thay đổi và nó
cũng phụ thuộc vào sự nhận thức khác nhau của con người. Từ thực trạng
phức tạp trên chúng tôi thực hiện đề tài “Thực trạng và thách thức về chất
thải rắn sinh hoạt dưới tác động của quá trình đô thị hoá tại xã Ngũ Lão và
thị trấn Minh Đức huyện Thuỷ Nguyên thành phố Hải Phòng”.
II. Mục đích và yêu cầu của đề tài
1. Mục đích
- Tìm hiểu hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt tại xã Ngũ Lão và thị trấn
Minh Đức huyện Thuỷ Nguyên.
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý, thu gom, vận chuyển chất thải
rắn sinh hoạt và ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đến đời sống của người
dân.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục thực trạng và nâng cao hiệu
quả công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt.
2. Yêu cầu
- Đánh giá được thực trạng chất thải rắn sinh hoạt tại các khu vực nghiên

cứu ở các mức độ đô thị hoá khác nhau.
- Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải
rắn sinh hoạt phải có tính khả thi.

2


KHOÁ LUẬN TỔT NGHIỆP

Bùi Thị Hồng

PHẦN 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
I. Chất thải rắn (CTR) sinh hoạt và quản lý CTR
1. CTR sinh hoạt
1.1. Khái niệm CTR sinh hoạt
CTR (hay còn gọi là rác thải - Solid Waste) là các chất thải không ở
dạng lỏng, không hòa tan được thải ra từ các hoạt động sinh hoạt, công nghiệp.
CTR còn bao gồm cả bùn cặn, phế phẩm trong nông nghiệp, xây dựng, khai
thác mỏ [2].
CTR sinh hoạt (MSW: Municipal Solid Waste - rác sinh hoạt), bao gồm
các chất thải từ các hộ gia đình, các cơ sở kinh doanh buôn bán, các cơ quan,
các chất thải nông nghiệp và bùn cặn từ các đường ống cống [2].
1.2. Nguồn gốc và thành phần CTR sinh hoạt
1.2.1 Sự hình thành CTR sinh hoạt
Nguyên vật liệu

Chất thải

Chất thải
Chế biến

Thu hồi và tái chế

Chế biên lần 2
Tiêu thụ

Thải bỏ

(Nguồn: Nguyễn Trung Việt, Trần Thị Mỹ Diệu - 2007)
Hình 1. Sự hình thành chất thải rắn sinh hoạt
Chú giải:

Nguyên vật liệu, sản phẩm và các thành phần thu

hồi và tái sử dụng.
Chất thải.

3


KHOÁ LUẬN TỔT NGHIỆP

Bùi Thị Hồng

1.2.2. Nguồn gốc và thành phần CTR sinh hoạt
Bất kỳ một hoạt động nào của con người đều phát sinh ra một lượng rác
đáng kể, thành phần chủ yếu là chất hữu cơ và rất dễ gây ô nhiễm trở lại môi
trường. Chính vì lẽ đó, CTR sinh hoạt có thể định nghĩa là những thành phần
tàn tích hữu cơ sau những hoạt sống của con người, chúng không còn được sử
dụng và bị vứt trả lại môi trường [17]
Khu dân



Các viện nghiên
cứu, cơ quan

Khu công
cộng

CRT sinh hoạt

Nông

Các khu thương mại,

Công

nghiệp

dịch vụ

nghiệp

Hình 2. Sơ đồ các nguồn phát sinh CTR sinh hoạt
Từ các khu dân cư (hộ gia đình): đây là nguồn phát sinh thường xuyên
và lớn nhất, ít biến động về khối lượng phát sinh và thành phần chủ yếu là
chất hữu cơ. Tuy nhiên, cũng thay đổi tuỳ theo mức sống và ý thức của con
người. Con người tạo ra khối lượng rất lớn CTR bao gồm: thực phẩm thừa;
bìa cacton; nhựa; vải; vỏ lon; kim loại; tro xỉ; và một số loại chất thải đặc biệt
khác (vải, giẻ rách, giấy báo, đồ điện gia dụng, pin, tã lót, khăn vệ sinh …)
- Từ các viện nghiên cứu, cơ quan: trường học, bệnh viên, các khu công

sở. CTR sinh hoạt phát sinh chủ yếu từ các bếp ăn tập thể, các khu nhà hành
chính. Chất thải bao gồm: thực phẩm thừa, giầy, bìa, vải, túi nilon…

4


KHOÁ LUẬN TỔT NGHIỆP

Bùi Thị Hồng

- Từ các khu thương mại, dịch vụ: quán ăn, nhà hàng, chợ, cửa hàng, siêu
thị, trạm xăng, công viên, khu du lịch và các khu vui chơi giải trí. Chất thải
phát sinh gồm: thực phẩm thừa, nilon và các chất thải đặc biệt như: vỏ hộp, vỏ
bao, đồ điện, dầu, lốp xe, pin, kim loại...
- Từ các hoạt động nông nghiệp: phân, vỏ chai, vỏ bao, nilon, các loại
rau quả hỏng, lá cây, xác súc vật nhỏ...
- Từ các khu công nghiệp (KCN): chất thải phát sinh từ các khu dân cư
cho công nhân, từ cán bộ công nhân trong các văn phòng, nhà máy, bao gồm:
giấy, nhựa, nilon là chủ yếu, thực phẩm thừa và các thành phần khác chiếm tỷ
lệ nhỏ hơn.
- Từ đường phố và khu công cộng khác: công viên, các khu du lịch, sân
bay các trạm xử lý nước thải… chất thải phát sinh từ đường phố chủ yếu do
con người vứt bỏ trong quá trình tham gia giao thông, du lịch, giải trí cây cối
ven đường và từ các hộ dân sống ven đường không có ý thức. Thành phần
gồm: vỏ hộp, nilon, mẩu thuốc, ngoài ra còn có lá cây, cành cây...
1.3. Một số vấn đề liên quan đến CTR sinh hoạt
1.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng tới lượng phát sinh CTR sinh hoạt
Tác giả Eddie và Carmel [18] cho rằng lượng rác thải phát sinh phụ thuộc
vào các yếu tố sau đây:



Tiêu dùng ngày một tăng: mức sống của con người tăng cao phát

sinh lượng rác thải ngày càng lớn và các thành phần trở lên phức tạp hơn.
• Dân số: là một chỉ tiêu quan trọng quyết định lượng rác thải ra hàng
ngày, dễ dàng nhận thấy nếu dân số đông thì lượng rác thải lớn và nếu dân số
ít thì ngược lại.
• Cấp độ đô thị hoá (ĐTH): đô thị càng lớn thì nhu cầu cung cấp, tiêu thụ
các sản phẩm phục vụ các hoạt động sống, sinh hoạt của con người càng cao,
đòi hỏi nhiều mặt hàng tương ứng, phù hợp do vậy lượng rác thải ngày một

5


KHOÁ LUẬN TỔT NGHIỆP

Bùi Thị Hồng

nhiều, thành phần phức tạp gây khó khăn cho công tác thu gom, quản lý nếu
rác không được phân loại ngay tại nguồn thải là các hộ gia đình.
• Mùa trong năm: tuỳ theo từng mùa mà mức độ các hoạt động sống của
con người khác nhau, nhu cầu dinh dưỡng cũng khác nhau. Do vậy, thành
phần các chất hữu cơ, các loại rác thải bỏ cũng khác nhau.
• Công tác quản lý rác thải và ý thức của người dân: quản lý tốt cùng ý
thức người dân tốt luôn là mục tiêu mà các nhà quản lý mong muốn đạt được.
Tuy nhiên, dưới áp lực của hoạt động phát triển ý thức người dân và hiệu quả
của công tác quản lý thường không đạt được những điều mong muốn.
Ngoài ra, lượng và thành phần chất thải còn chịu ảnh hưởng bởi thói
quen tiêu dùng xa xỉ của con người.
1.3.2. Ảnh hưởng của CTR sinh hoạt tới môi trường sống và sức khoẻ con người

1.3.2.1 Ảnh hưởng tới môi trường sống
• Tác động đến môi trường không khí [6]:
- Tại các trạm/bãi trung chuyển rác xen kẽ khu vực dân cư cũng là
nguồn gây ÔNMT không khí do mùi hôi từ rác, bụi cuốn lên khi xúc rác, bụi
khói, tiếng ồn và các khí thải độc hại từ các xe thu gom, vận chuyển rác.
- Tại các bãi chôn lấp CTR mùi hôi thối, mùi khí mêtan, các khí độc hại
từ các chất thải nguy hại ảnh hưởng tới môi trường không khí.
- Trong quá trình đốt sinh ra khí Đioxin và Furan nếu không đảm bảo
yêu cầu về nhiệt độ, ngoài ra còn có các khí: CO 2, CO, SO2, NOx do vậy phải
có biện pháp xử lý khói lò để tránh ÔNMT không khí.
• Tác động đến môi trường nước [6]:
- Lượng CTR rơi vãi nhiều, tồn tại các trạm/bãi rác trung chuyển, rác ứ
đọng lâu ngày, khi có mưa rác rơi vãi sẽ theo dòng nước chảy, các chất độc
hòa tan trong nước, qua cống rãnh, ra sông, biển, gây ô nhiễm các nguồn
nước mặt tiếp nhận.

6


KHOÁ LUẬN TỔT NGHIỆP

Bùi Thị Hồng

- CTR sinh hoạt không được thu gom, khi thải trực tiếp vào ao, hồ, sông,
ngòi... gây ÔNMT nước. Các công trình nghiên cứu của Trần Hiếu Nhuệ
(2002, 2003…) cho thấy rác nặng làm tắc nghẽn đường lưu thông, rác nhẹ
làm đục nước, nilon làm giảm diện tích tiếp xúc với không khí, giảm DO
trong nước, ảnh hưởng đến các loài thủy sinh vật, do hàm lượng oxy trong
nước giảm, khả năng nhận ánh sáng của các tầng nước cũng giảm, dẫn đến
ảnh hưởng khả năng quang hợp của thực vật thủy sinh và làm giảm sinh khối

của các thủy vực; mất mỹ quan vốn có, gây cản không tốt tới người sử dụng
nguồn nước...
- Ở các bãi chôn lấp rác các chất ô nhiễm trong nước, rác sẽ là tác nhân
gây ô nhiễm nguồn nước ngầm trong khu vực và các nguồn nước sông, suối
lân cận. Tại các bãi rác, nếu không tạo được lớp phủ bảo đảm hạn chế tối đa
nước mưa thấm qua thì cũng có thể gây ô nhiễm nguồn nước mặt.


Tác động đến môi trường đất [6]:
- CTR sinh hoạt nằm rải rác khắp nơi không được thu gom đều được lưu

giữ lại trong đất, một số loại chất thải khó phân hủy như túi nilon, vỏ lon, kim
loại nặng, hydrocacbon... nằm trong đất làm ảnh hưởng đến môi trường đất:
thay đổi cơ cấu đất, đất trở nên khô cằn, các vi sinh vật trong đất có thể bị chết.
- Nhiều loại chất thải như xỉ than, vôi vữa... đổ xuống đất làm cho đất bị
đóng cứng, khả năng hút nước, thấm nước kém, đất bị thoái hóa.

7


KHOÁ LUẬN TỔT NGHIỆP

Bùi Thị Hồng

1.3.2.2. Ảnh hưởng tới sức khỏe và đời sống người dân
Gây ÔNMT không khí, bụi: SO2,
NOx, H2S, CO, hơi khí độc.

Gây ÔNMT nước mặt, nước
ChÊt th¶i


ngầm: pH, COD,BOD5 KLN như
Hg, Cr, Cu, Ni, Pb, dầu mỡ, thuốc
BVTV…

Gây ô nhiễm đất, tích tụ qua
chuỗi thực phẩm.

Con người hít thở,ăn
uống,tiếp xúc qua
da, mắt.

Gây ra các bệnh cấp
tính và mãn tính.

(Nguồn: Trần Hiếu Nhuệ, Ứng Quốc Dũng - 2001)
Hình 3. Sơ đồ về tác hại của CTR đối với môi trường và sức khoẻ
con người
- Tại các bãi rác tập trung, vấn đề mùi , ruồi, nhặng làm ảnh hưởng lớn
đến đời sống người dân. Các ký chủ trung gian có thể phát triển mạnh thành
dịch bệnh, gây nguy hại tới sức khoẻ và có thể cả tính mạng con người. Các
đối tượng có khả năng nhiễm bệnh cao từ các khu vực rác tồn đọng là dân cư,
đặc biệt là trẻ em và phụ nữ sống trong các đường kiệt, hẻm nhỏ xe thu gom
rác không vào được; dân cư sống gần bãi rác, ở vùng nông thôn và những
người đi thu gom vận chuyển rác, những người đi nhặt rác bán phế liệu.
- ÔNMT nước và không khí gây ra các bệnh về mắt, da, đau đầu và các
bệnh khác. Trong thời kỳ dịch tiêu chảy cấp đang bùng phát, rất nhiều xét
nghiệm tại các bãi rác gần khu chợ buôn bán ở Hà Nội và một số tỉnh thành
trên cả nước của bộ y tế đã cho kết quả dương tính với vi khuẩn tả (nguyên
nhân chủ yếu gây bệnh tiêu chảy cấp). Đây là một hiểm họa khôn lường nguy

hiểm tới tính mạng người dân, cần có sự can thiệp mạnh hơn của cơ quan

8


KHOÁ LUẬN TỔT NGHIỆP

Bùi Thị Hồng

chức năng. Đặc biệt là tác động cộng hưởng ở các khu vực có độ rủi ro về môi
trường cao gây ra các bệnh hiểm nghèo với người dân (bệnh ung thư… )
- Thu gom không hết, vận chuyển rơi vãi dọc đường, tồn tại các bãi rác
nhỏ lộ thiên chờ vận chuyển... đều là những hình ảnh gây mất VSMT và làm
ảnh hưởng đến mỹ quan đường phố, thôn xóm.
- Khi rác rơi vãi hoặc số lượng chỗ đổ rác, vụn rác bừa bãi tăng sẽ làm
tăng mức độ xảy ra tai nạn giao thông trên đường phố, cản trở hoặc ách tắc
giao thông.
- Công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác nếu không đồng bộ, thống
nhất cũng có khả năng làm mất trật tự an ninh xã hội.
2. Quản lý CTR
Quản lý CTR là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu,
tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải [9].
Hoạt động quản lý CTR thực hiện tối ưu hóa 6 yếu tố bao gồm: quản lý
CTR tại nguồn phát sinh; quản lý việc lưu giữ CTR tại chỗ (lưu chứa tạm
thời); quản lý sự thu gom và chuyển dọn CTR; quản lý sự trung chuyển, vận
chuyển CTR; quản lý hoạt động tái sinh CTR; quản lý sự tiêu hủy CTR [9].
Ngoài ra, trong hoạt động quản lý CTR cần chú trọng quy hoạch quản lý và
đầu tư xây dựng cơ sở quản lý CTR.
Nguyên lý quản lý CTR sinh hoạt
Hiện nay, công tác quản lý rác thải đang được thế giới quan tâm, với nền

khoa học kỹ thuật phát triển thì hàng loạt các biện pháp nhằm nâng cao hiệu
quả trong công tác quản lý được đưa ra và thực hiện. Xét theo mức độ thân
thiện về môi trường các nhà khoa học đã đưa ra thứ bậc [18]:

9


KHOÁ LUẬN TỔT NGHIỆP

Bùi Thị Hồng

Tránh thải
Giảm thiểu
Tái sử dụng
Tái chế
Thu hồi năng lượng
Xử lý
Thải bỏ
Hình 4. Thứ tự ưu tiên trong quản lý chất thải
Các công đoạn [6]:


Phân loại chất thải: việc phân loại CTR sinh hoạt dựa vào nguồn gốc

phát sinh và là một khâu quan trọng phục vụ cho công tác quản lý và xử lý
chất thải.
Theo điều 77 Luật BVMT Nam 2005 về phân loại CTR thông thường.
CTR thông thường được phân thành hai nhóm chính:
- Chất thải có thể dùng để tái chế, tái sử dụng.
- Chất thải phải tiêu hủy hoặc chôn lấp.

Theo trung tâm sức khỏe phụ nữ và gia đình (RaFH) CTR sinh hoạt
gia đình có thể phân thành 2 loại:
- Rác hữu cơ dễ phân hủy: bao gồm rau củ, quả, thịt, cá và phần thừa
trong chế biến thức ăn; thức ăn thừa; phân, xác động vật, hoa lá cành; xương
các loài gia súc, gia cầm, thủy hải sản…
- Rác phế liệu: bao gồm túi nilon, các loại vỏ đồ hộp bằng nhựa, kim
loại, giấy báo, thủy tinh, sành sứ, các loại quần áo bỏ đi, giầy dép, bỉm trẻ em,
băng vệ sinh, các dụng cụ thiết bị gia đình, đồ chơi trẻ em, nến, các loại pin,
ắc quy, thuốc quá hạn sử dụng, bông băng trị thương…

10


KHOÁ LUẬN TỔT NGHIỆP

Bùi Thị Hồng

Để đạt hiệu quả và giảm được các chi phí cũng như các vấn đề phát sinh
việc phân loại rác nên được tiến hành ngay tại nguồn.


Thu gom chất thải: chất thải từ ngồn phát sinh được tập trung về một

địa điểm bằng các phương tiện chuyên chở. Việc thu gom có thể được tiến
hành sau khi đã qua công đoạn phân loại sơ bộ hay chưa được phân loại. Sau
đó rác có thể được chuyển trực tiếp đến nơi xử lý hay qua các trạm trung chuyển.


Tái sử dụng và tái sinh chất thải: công đoạn này còn được tiến hành


ngay tại nơi phát sinh hoặc sau quá trình phân loại, tuyển lựa. Tái sử dụng là
sử dụng lại nguyên dạng CTR, không qua tái chế (chẳng hạn sử dụng chai,
lọ…). Tái sinh là sử dụng chất thải làm nguyên liệu để sản xuất ra các sản
phẩm khác (chẳng hạn tái sinh nhựa, tái sinh kim loại …).


Xử lý chất thải: phần chất thải sau khi đã được tuyển lựa để tái sử

dụng hoặc tái sinh sẽ qua công đoạn xử lý cuối cùng bằng chôn lấp, ủ sinh
học hay đốt. Tuỳ theo điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau mà các nhà quản lý
có thể chọn các phương pháp xử lý cho phù hợp:
Chất thải sau khi được phân loại

Tái chế

Xử lý chất thải

Đốt chất thải

Ủ sinh học

Các phương pháp khác

Chôn lấp

(Nguồn:Nguyễn Xuân Nguyên, Trần Quang Huy-2004)
Hình 5. Sơ đồ về mối quan hệ giữa các biện pháp xử lý chất thải

11



KHOÁ LUẬN TỔT NGHIỆP

Bùi Thị Hồng

II. Đô thị hoá (ĐTH) và thực trạng CTR sinh hoạt
1. ĐTH và các vấn đề các vấn đề phát sinh trong quá trình ĐTH
1.1. Khái niệm [1]
Từ “ĐTH” có nguồn gốc ở từ tiếng Anh (Urbanization), có người dịch
thành“ ĐTH”, có người dịch là “thị trấn hoá” hay “thành thị hoá”. Nhưng
định nghĩa một cách khái quát nhất: “ĐTH là quá trình biến đổi và phân bố lại
các lực lượng sản xuất trong nền kinh tế quốc dân, bố trí dân cư hình thành,
phát triển các hình thức và điều kiện sống theo kiểu đô thị đồng thời phát triển
đô thị theo chiều sâu trên cơ sở hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật và tăng
quy mô dân số”.
Kể từ khi đô thị xuất hiện ở lưu vực Lưỡng Hà năm 3500 trước công
nguyên cho đến nay, công cuộc ĐTH trên thế giới đã trải qua tiến trình phát
triển hơn 5500 năm. Nền kinh tế càng phát triển thì quá trình ĐTH diễn ra với
tốc độ ngày càng nhanh. Tiến trình ĐTH và CNH trên thế giới đã có trên 200
năm lịch sử kể từ cuộc cách mạng công nghiệp và CNH ở nước Anh cuối thế
kỷ 18. Do điều kiện kinh tế xã hội của các nước, các khu vực khác nhau, đồng
thời lại chịu hạn chế của các điều kiện chính trị xã hội, tài nguyên, tố chất dân
số, môi trường địa lý... nên tốc độ và mức độ của tiến trình ĐTH của các nước
và khu vực có chênh lệch khá lớn. ĐTH và CNH nương tựa vào nhau cùng
phát triển đồng bộ là quy luật phổ biến về phát triển kinh tế xã hội của các
nước, song trong tiến trình phát triển của nhân loại hiện nay xu thế phát triển
đô thị thường vượt quá nhanh so với phát triển kinh tế dẫn đến các vấn đề
phát sinh phức tạp.
1.2. Các vấn đề phát sinh
a. Trên thế giới [27]

Các đô thị đang mọc lên như nấm và đi kèm là tốc độ gia tăng dân số
một cách chóng mặt: theo Thomas Brinkhoff với bảng tổng sắp ngày

12


KHOÁ LUẬN TỔT NGHIỆP

Bùi Thị Hồng

19/12/2003 (theo quy mô dân số) thì: có 418 thành phố có số dân lớn hơn 1
triệu người, trong đó, 28 thành phố có số dân trên 8 triệu người thì Châu Âu
và Bắc Mỹ có 8; Mỹ La tinh có 6; 1 thành phố thuộc Châu Phi; Châu Á có 18
thành phố. Điều này cho thấy xu hướng ĐTH đang chuyển mạnh từ Tây sang
Đông. Đến 17/12/2008 báo Xây dựng thống kê có 19 thành phố trên 5 triệu
người chiếm hơn 2/3 dân số thế giới; toàn châu lục có 6,7 tỷ dân tăng gần gấp
đôi so với 2007 (3,4 tỷ), Tokyo (Nhật) là thành phố đông dân nhất với 35,7
triệu người. Các thành phố Bắc Kinh, Thượng Hải (Trung Quốc); Mumbai và
New Delhi (Ấn Độ); Cairo (Ai Cập); London (Anh); Tehran (Iran); Los
Angeles, New York (Mỹ); Rio de Janeiro ( Brazil)... nằm trong số 19 thành phố
đông dân nhất [26].
Liên hiệp quốc ra công bố báo cáo cho biết, đến cuối năm 2008, lần
đầu tiên trong lịch sử, một nửa dân số thế giới sẽ sống ở thành thị và dự
báo dân số thế giới sẽ tăng từ 6,7 tỷ người hiện nay lên tới 9,2 tỷ vào năm
2050. Như vậy, đến năm 2050, toàn thế giới sẽ có 27 “siêu thành phố” những thành phố có số dân trên 10 triệu người - tăng so với con số 19 thành
phố hiện nay, và nhiều thành phố nhỏ hơn với không quá 500.000 dân sẽ xuất
hiện [26].
• Các thách thức mới phải đối mặt: nước sạch; không khí; áp lực đến sử
dụng tài nguyên thiên nhiên, phát sinh chất thải; thực phẩm; nơi cư trú và
phương tiện chuyên chở. Nhưng trước mắt, điều quan tâm nhất hiện nay đối

với cư dân đô thị là chỗ ở. Trong số 3 tỷ cư dân hiện sống tại đô thị, có 1 tỷ
người sống trong các khu nhà ổ chuột không có nước sạch, cơ sở vệ sinh đầy
đủ và nơi ở ổn định. Mỗi năm có 1,6 triệu cư dân đô thị, phần đông là trẻ em,
chết vì phải sống trong tình trạng thiếu nước sạch và thiếu vệ sinh.
b. Ở Việt Nam [27]
Việt Nam đang chứng kiến một quá trình ĐTH tốc độ cao chưa từng có:

13


KHOÁ LUẬN TỔT NGHIỆP

Bùi Thị Hồng

Theo Lưu Đức Hải [27] từ năm 1991 đến nay, ĐTH tại các đô thị lớn đã
có những bước phát triển mạnh, đạt ngưỡng 8,5% năm 1989, năm 1999 đạt
23,6% đến năm 2006 đạt 27%, dự kiến đạt 45% năm 2020. Tương ứng năm
1990 Việt Nam mới có khoảng 500 đô thị lớn nhỏ, đến năm 2000 đã tăng tới
694, trong đó có 4 thành phố trực thuộc Trung ương, 20 thành phố trực thuộc
tỉnh, 62 thị xã và 563 thị trấn. Tính đến nay (tháng 9/2008) cả nước có 743 đô
thị, trong đó có 99 đô thị từ loại IV trở lên.
• Lượng dân cư đô thị đã chiếm tới 28% tổng dân cư toàn quốc và mỗi
năm khoảng 1 triệu dân tiếp tục tham gia vào "đại gia đình" đô thị. Dân số đô
thị Việt Nam năm 1990 là khoảng 13 triệu người (chiếm tỷ lệ 20%), năm
1995 tỷ lệ dân số đô thị chiếm 20,75%, năm 2000 chiếm 24,18%, sơ bộ năm
2007 là 27,77% dự báo đến năm 2010 tỷ lệ dân số đô thị ở Việt Nam chiếm
33%, năm 2020 chiếm 45%.
• Sự phát triển các đô thị cùng với việc gia tăng tỷ lệ dân số đô thị áp lực
rất lớn đến môi trường đô thị. Bên cạnh sự phát triển mạnh ngành công
nghiệp một mặt góp phần rất lớn vào sự phát triển kinh tế nhưng lại gây ảnh

hưởng môi trường nghiêm trọng. Các loại ô nhiễm thường thấy là ô nhiễm
nguồn nước mặt, ô nhiễm bụi, ô nhiễm các khí sulfure, cacbonic, nitrit, ô
nhiễm chì, CTR (trong sinh hoạt, bệnh viện).
2. Thực trạng CTR sinh hoạt dưới áp lực của quá trình ĐTH
2.1. Trên thế giới
2.1.1. Lượng CTR sinh hoạt
Nhìn chung, lượng CTR sinh hoạt trên thế giới phụ thuộc vào 2 yếu tố
chính: sự phát triển kinh tế, tỷ lệ dân số.
ĐTH và phát triển kinh tế thường đi đôi với mức tiêu thụ tài nguyên và
tỷ lệ phát sinh CTR tăng lên tính theo đầu người. Dân thành thị ở các nước phát
triển phát sinh CTR nhiều hơn các nước đang phát triển trên 9 lần [4].

14


KHOÁ LUẬN TỔT NGHIỆP

Bùi Thị Hồng

+ Các nước đang phát triển:

trung bình 0,3 kg/người/ngày.

+ Các nước phát triển:

trung bình 2,8 kg/người /ngày [4].

Chi phí quản lý CTR ở các nước đang phát triển có thể lên tới 50% ngân
sách hàng năm. Cơ sở hạ tầng tiêu hủy an toàn CTR thường thiếu thốn.
Khoảng 30 - 60% CTR đô thị không được cung cấp dịch vụ thu gom [9].

Theo Miller năm 2001: Australia đang là nước giữ kỷ lục về tỉ phần rác
thải được thu gom và chôn lấp tại các bãi chôn lấp (xấp xỉ 98%). Eddie và
Etten đã nêu trong tài liệu khoá học “Quản lý CTR” năm 2001 [18]: người
dân ở các thành phố có mức sống cao thường phát thải gấp 3 đến 5 lần các
thành phố có cùng quy mô nhưng mức sống thấp hơn như các thành phố của Ấn
Độ so với một số thành phố lớn ở Châu Âu và Châu Á hay ở Mỹ, Canađa.
2.1.2. Thành phần CTR sinh hoạt
Ở các nước có nền kinh tế phát triển khác nhau có mức thu nhập, mức
sống và trình độ dân trí khác nhau kéo theo thành phần CTR sinh hoạt cũng
thay đổi khác nhau:
Bảng 1. Thành phần CTR sinh hoạt ở các nước có thu nhập khác nhau
Các nước có thu

Lượng rác
(Kg/người/ngày)
Chất thải thực phẩm (%)

Các nước có thu
Các nước có thu
nhập cao
nnhập thấp (≤ 610 nhập trung bình (610
÷ 7620 $/người)
(≥7620 $/người)
$/người)
40 ÷ 85
20÷65
20÷50

Giấy


(%)

1÷ 10

15÷40

15÷40

Plastic

(%)

1÷5

2÷6

2÷10

Kim loại

(%)

1÷5

1÷5

3÷13

Thuỷ tinh


(%)

1÷10

1÷10

4÷10

Cao su hỗn hợp(%)

1÷5

1÷5

2÷10

15÷60

15÷50

5÷20

250÷500

170÷330

100÷170

Hạt nhỏ


(%)
3

Khối lượng riêng (kg/m )

(Nguồn:Nguyễn Xuân Nguyên, Trần Quang Huy - 2004)

15


KHOÁ LUẬN TỔT NGHIỆP

Bùi Thị Hồng

Các nước có thu nhập cao thì khối lượng riêng của CTR sinh hoạt giảm
dần, đồng thời lượng rác hữu cơ cũng giảm dần và lượng rác tái chế tăng lên
so với các nước thu nhập trung bình và thấp.
2.1.3. Quản lý CTR sinh hoạt trên thế giới
2.1.3.1. Phân loại, thu gom và xử lý CTR sinh hoạt
• Phân loại CTR sinh hoạt
Trên thế giới, các nước phát triển đã có những mô hình phân loại và thu
gom CTR sinh hoạt rất hiệu quả. Việc thu gom, phân loại CTR sinh hoạt đã
và đang là thói quen, là trật tự xã hội công cộng ở những nước này. Ví dụ ở
một số nước [5]:
Hà Lan: rác thải sinh hoạt là một vấn đề nan giải. Ở Hà Lan, người dân
phân loại rác thải và những gì có thể tái chế được. Những thùng rác với kiểu
dáng màu sắc khác nhau được sử dụng trong thành phố. Thùng lớn màu vàng
ở gần siêu thị để chứa các đồ kính, thủy tinh. Thùng màu xanh nhạt để chứa
giấy. Tại các nơi đông dân cư sinh sống thường đặt 2 thùng rác màu khác
nhau, một loại chứa rác có thể phân hủy và một loại chứa rác không phân hủy.

Các thùng này được thu gom bằng những xe rác khác nhau, và được xử lý
khác nhau.
Nhật Bản: các gia đình Nhật Bản phân loại chất thải thành 3 loại riêng biệt
và cho vào 3 túi với ba màu sắc theo qui định: rác hữu cơ; rác vô cơ và giấy,
vải, thủy tinh; rác kim loại. Rác hữu cơ được đưa đến nhà máy xử lý rác để
sản xuất phân vi sinh. Các loại rác còn lại: giấy, vải, thủy tinh, kim loại… đều
được đưa đến các cơ sở tái chế hàng hóa. Sau quá trình xử lý rác chỉ còn như
một loại cát mịn và nước thải giảm ô nhiễm. Cặn rác không còn mùi sẽ được
đem nén thành các viên gạch lát vỉa hè rất xốp, chúng có tác dụng hút nước
khi trời mưa.

16


KHOÁ LUẬN TỔT NGHIỆP

Bùi Thị Hồng

Đức: mỗi hộ gia đình được phát 3 thùng rác xanh, vàng và đen; màu xanh
dùng để đựng giấy, màu vàng đựng nhựa và kim loại, còn màu đen đựng các
thứ khác. Các loại này sẽ được mang đi xử lý khác nhau.
- Đối với hệ thống thu gom rác thải công cộng đặt trên hè phố, rác được
chia thành 4 loại với 4 thùng có màu sắc khác nhau: màu xanh lam đựng giấy,
màu vàng đựng túi nhựa và kim loại, màu đỏ đựng kính và thủy tinh, màu
xanh thẫm đựng rác còn lại.
- Tất cả các bang, KĐT, dân cư đều có các cơ quan, công ty khuyến cáo
tuyên truyền cho chương trình bảo vệ môi trường sống nói chung và đặc biệt
là vấn đề thu gom, phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt nói riêng. Ví dụ tại bang
Tiroler, cơ quan tư vấn khuyến cáo cho nền “kinh tế rác thải” có 5 cán bộ. Họ
xây dựng những tài liệu, tư liệu, bài giảng cho cộng đồng rất đơn giản, dễ áp

dụng với các hình ảnh đẹp và bắt mắt: 1) Sáng tạo ra những thùng phân tách
rác với nhiều màu sắc, ký hiệu; 2) Các loại rác phế thải được tách ra theo các
sơ đồ và hình ảnh dây chuyền theo thành phần khác nhau; 3) Ngoài ra còn có
các áp phích tuyên truyền phong phú, hấp dẫn.
Ngoài sử dụng phân loại rác tại nguồn, các nước phát triển còn phân loại
rác bằng máy móc. Và mỗi loại rác đều có xe riêng để thu gom. Ở một số
nước chất liệu túi đựng rác hữu cơ sinh hoạt đã được chế tạo đặc biệt: bằng
“xi măng bao bì” hoặc bằng túi nilon chế từ bột khoai tây. Như vậy, khi thu
gom những túi đựng rác thải hữu cơ sinh hoạt đem đến nơi ủ, người thu gom
không phải vứt bỏ lại túi nilon nữa mà các túi giấy, chất bột này sẽ cùng phân
loại với rác.
Ở những nước đang phát triển vấn đề phân loại, thu gom CTR mới được
đề cập đến trong những năm gần đây và chỉ mới tiến hành một số dự án nhỏ
lẻ ở một số thành phố chính. Tuy nhiên, vấn đề này đang gặp rất nhiều khó

17


KHOÁ LUẬN TỔT NGHIỆP

Bùi Thị Hồng

khăn do sức ép phát triển kinh tế và gia tăng dân số. Các nước này đã quản lý
CTR sinh hoạt theo các cách khác nhau, ví dụ như ở một số nước:
Ấn Độ: Mufeed Sharholy và cộng sự (2005) khi nghiên cứu về quản lý
CTR đô thị ở các thành phố nhận thấy: lượng CTR thải ra ở các thành phố Ấn
Độ ngày càng nhiều nhưng hệ thống quản lý CTR hoạt động chưa hiệu quả
gây nhiều vấn đề bất lợi đến môi trường, sức khoẻ con người và sinh vật. Sự
thiếu hụt các nguồn lực như: tài chính, cơ sở hạ tầng, kế hoạch, số liệu và
người lãnh đạo là những trở ngại chính trong hoạt động quản lý CTR [24].

Tehran - Iran: Abedolmajid Mahdavi Damghani và cộng sự (2007) khi
nghiên cứu về quản lý CTR sinh hoạt ở Tehran nhận thấy: tổng lượng phát
thải CTR ở Tehran trong năm 2004 và 2005 lần lượt là 2.614.904 tấn và
2.626.519 tấn, thải lượng trung bình 0,88 kg/ngày/người (2005), hơn 97%
CTR của Tehran là từ CTR sinh hoạt, chất thải gia đình trong tổng lượng
CTR sinh hoạt chiếm 62,5% có thành phần chủ yếu là bánh mỳ hỏng (42,6%).
Thành phần CTR từ gia đình phụ thuộc vào các yếu tố bao gồm thói quen ăn
uống, truyền thống văn hóa, phong cách sống, khí hậu và thu nhập. Việc phân
loại tại nguồn ở Tehran chưa tốt và thiếu trang thiết bị cho việc tái chế [19].
Từ thực trạng trên những giải pháp được đưa ra cho các nước này là:
nâng cao ý thức của người dân, hoàn thiện các quy định các văn bản pháp luật
về VSMT, xây dựng các cơ chế và chính sách hợp lý, tăng cường áp dụng sản
xuất sạch hơn, nghiên cứu và áp dụng công nghệ xử lý, triển khai mô hình
phân loại CTR, hoàn thiện hệ thống thu gom và vận chuyển, và xử lý rác. Để
giải quyết dứt điểm các vấn đề về CTR cần áp dụng đồng bộ các giải pháp [19].
• Thu gom và xử lý CTR sinh hoạt
Có nhiều nghiên cứu của các Viện, các trường Đại học trên thế giới
cũng đã đề cập đến những vấn đề cần quan tâm đối với một hệ thống thu gom
CTR sinh hoạt như:

18


KHOÁ LUẬN TỔT NGHIỆP

Bùi Thị Hồng

Willson và cộng sự (2001) đã chọn ra 11 hệ thống quản lý CTR đô thị
trong toàn Châu Âu để tìm ra một nhân tố chìa khoá cho sự khác nhau giữa
các hệ thống này, và tác giả cũng kết luận rằng đó chính là tầm nhìn, sự ổn

định, mức độ phản ứng của người dân, sự cung ứng của ngân sách, sự linh
hoạt của luật pháp và sự hưởng ứng của xã hội [25].
Mattson và cộng sự (2003) đã chọn ra 6 hệ thống thu gom CTR sinh
hoạt ở Thuỵ Điển và 1 ở Anh để so sánh và chỉ ra rằng các hệ thống này
không khác nhau nhiều về công nghệ mà cái chính là phương thức, địa điểm,
người thực hiện và thực hiện cho ai. Ông đưa ra kết luận: hệ thống thu gom
phải phù hợp với từng địa phương trong việc thiết kế công nghệ cũng như các
nhân tố xã hội khác [23].
Gonzalez – Torre và các cộng sự (2003) cũng nghiên cứu 2 hệ thống thu
gom cho 2 thành phố của Mỹ và Châu Âu và thấy rằng: các thiết kế cụ thể của
từng hệ thống thu gom CTR đóng một vai trò quan trọng trong thói quen tham
gia và sử dụng sản phẩm tái chế và do đó các hệ thống này nhất thiết phải gần
gũi với người dân [22].
Ji Wang và cộng sự (2006) đã nghiên cứu về hệ thống thu gom rác thải có
khả năng tái chế ở quận Haidian - Bắc Kinh và thấy rằng hệ thống này có
những điểm khác với thực tế ở các nước phát triển cũng như các nước đang
phát triển đó là: ở các nước phát triển người dân tự phân loại rác, mang đến
các điểm xác định trong khu vực và trả một khoản chi phí xác định cho việc
xử lý chúng, còn ở Trung Quốc mô hình chính là trao đổi thương mại giữa
người dân bán các loại phế liệu này cho các điểm dịch vụ. Hệ thống vận hành
với 3 điều kiện cơ bản: sự quản lý của chính quyền, sức mạnh của thị trường,
và nguồn lao động chi phí thấp [21].
Công nghệ xử lý CTR nói chung và CTR sinh hoạt nói riêng phát triển
mạnh mẽ trong thời đại ngày nay trước sức ép của rác thải và sự phát triển của

19


KHOÁ LUẬN TỔT NGHIỆP


Bùi Thị Hồng

khoa học công nghệ. Tuy nhiên, tuỳ theo điều kiện phát triển kinh tế các nước
lựa chọn cho mình các công nghệ xử lý khác nhau.
- Tại các nước phát triển rác thải sau khi được phân loại và thu gom
triệt để rác được xử lý theo các phương pháp khác nhau tuỳ theo thành phần và
tính chất của rác thải đảm bảo tận dụng tối đa biến rác thành một loại tài nguyên.
- Tại các nước kém phát triển, rác thải còn chưa được thu gom và phân
loại triệt để, rác sau khi được thu gom sẽ vận chuyển về các bãi rác và phương
pháp chủ yếu là chôn lấp. Mặc dù vậy các bãi chôn lấp nhiều khi cũng không
đạt yêu cầu khiến nảy sinh thêm nhiều vấn đề môi trường khác như ô nhiễm
mùi, ô nhiễm nước ngầm, đất do nước rỉ rác, ô nhiễm không khí...
2.1.3.2. Công tác giáo dục tuyên truyền cộng đồng thu gom, phân loại CTR
sinh hoạt
Theo tổng hợp của Đào Châu Thu và Nguyễn Ích Tân [8]: công tác giáo
dục, tuyên truyền nâng cao ý thức và thói quen của người dân trong việc thu
gom, phân loại rác thải sinh hoạt là một yếu tố rất quan trọng:
- Ở nhiều nước trên thế giới, nhất là ở các nước đang phát triển của châu
Âu, Mỹ, Úc… đã đưa vào chương trình giáo dục phổ thông kiến thức môi
trường và đặc biệt là vấn đề thu gom, phân loại rác thải. Theo kinh nghiệm
của các chuyên gia xã hội học và giáo dục học ở các nước đang phát triển như
Đức, Áo, Pháp, Thuỵ Điển… để có được thói quen thu gom và phân loại rác
thải tại nguồn cho toàn xã hội họ phải xây dựng một chương trình giáo dục,
tuyên truyền lâu dài hàng vài chục năm và đối với vài thế hệ.
- Các chương trình giáo dục, tuyên truyền dân chúng cần phải được xây
dựng, thiết kế theo nguyên tắc: rõ, gọn, hấp dẫn để thu hút được sự chấp nhận
và khơi dậy ý thức vì cộng đồng, vì lợi ích chính bản thân mình. Vì vậy, tùy
thuộc vào khả năng đầu tư của nhà nước, điều kiện sống, mức sống, tập quán
văn hóa, dân trí của cộng đồng mà ở mỗi quốc gia, mỗi địa phương người ta


20


KHOÁ LUẬN TỔT NGHIỆP

Bùi Thị Hồng

có những chương trình, phương pháp, hình thức giáo dục, tuyên truyền vận
động dân chúng.
2.2. Ở Việt Nam
2.2.1. Nguồn gốc, thành phần và khối lượng CTR sinh hoạt
2.2.1.1. Nguồn gốc và lượng phát sinh
Mỗi năm có hơn 15 triệu tấn CTR phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau ở
Việt Nam. Khoảng hơn 80% số này (tương đương 12,8 triệu tấn/năm) là chất
thải phát sinh từ hộ gia đình, các nhà hàng, khu chợ và khu kinh doanh [2].
Các KĐT tuy chỉ chiếm 24% dân số của cả nước nhưng lại phát sinh đến
hơn 6 triệu tấn chất thải mỗi năm (tương ứng với 50% tổng lượng CTR sinh
hoạt của cả nước). Kết quả nghiên cứu năm 2005 của Bộ Xây Dựng cho thấy
tổng lượng CTR sinh hoạt phát sinh ở các đô thị có xu hướng tăng đều, trung
bình từ 10 - 16% mỗi năm. Theo số lượng thống kê: năm 2002 lượng CTR
sinh hoạt bình quân khoảng từ 0,6 - 0,9 kg/người/ngày ở các đô thị lớn và dao
động từ 0,4 - 0,5 kg/người/ngày ở các đô thị nhỏ; đến năm 2004, tỷ lệ đó đã
tăng tới 0,9 - 1,2 kg/người/ngày ở các thành phố lớn và 0,5 - 0,65
kg/người/ngày tại các đô thị nhỏ; năm 2007, tổng lượng CTR khoảng 17 triệu
tấn, riêng CTR sinh hoạt tại 69 đô thị gần 6,5 triệu tấn [3].
Bảng 2. Phát sinh chất thải sinh hoạt ở Việt Nam
Lượng phát thải theo

Tỷ lệ so với tổng lượng thải


đầu người (kg/người/ngày)

(%)

Đô thị (toàn quốc)

0,7

50

Thành phố Hồ Chí Minh

1,3

9

Hà Nội

1,0

6

Đà Nẵng

0,9

2

Nông thôn (toàn quốc)


0,3

50

Địa điểm

(Nguồn: Cục BVMT Việt Nam, 2004 – CTR)
2.2.1.2. Thành phần

21


KHOÁ LUẬN TỔT NGHIỆP

Bùi Thị Hồng

Bảng 3. Thành phần CTR sinh hoạt tại Việt Nam
Thành phần



TP

Hải

Đà

(% khối lượng)

Nội


HCM

Phòng

Nẵng

Hạ Long

Thái
Nguyên

Lá cây, rác hữu cơ

50,10

41,25

50,58 31,50

40,10 - 44,70

53,00

Ni lon, nhựa, cao su

5,50

8,78


4,52 22,50

2,70 - 4,50

3,00

Giấy vụn, vải cacton

4,20

24,83

7,52

6,80

5,50– 5,70

2,00

Kim loại, vỏ lon

2,50

1,55

0,22

1,40


0,30 - 0,50

0,50

Thuỷ tinh, sành sứ

1,80

5,59

0,63

1,80

3,90 - 8,50

7,00

Đất, cát và chất khác

35,90

18,00

36,53 36,00

47,50- 36,10

34,50


Độ ẩm (% TL khô)

47,70

27,18

45 – 48 43,00

40 – 46

38,80

Độ tro (% TL khô)

15,90

58,75

16,62 17,61

11,00

28 – 30

Tỷ trọng (tấn/m3)

0,43

0,41


0,57 - 0,65

0,42

0,45

0,42

(Nguồn: Cục BVMT Việt Nam, 2004 – CTR)
CTR sinh hoạt ở đô thị, CTR có chất hữu cơ chiếm trên 50% tổng
lượng; độ ẩm của rác thải gần 50%. Do tốc độ ĐTH nhanh, số người tràn về
đô thị đông nên CTR sinh hoạt ngày càng nhiều. CTR sinh hoạt gồm 2 loại:
loại vô cơ và loại hữu cơ. Loại vô cơ như mảnh thủy tinh, vỏ lon, đá vụn...
Loại hữu cơ như thức ăn thừa, giấy loại, quần áo rách, gỗ, rau, lá cây... có thể
phân huỷ để làm phân bón. Nhưng nếu phân huỷ vi sinh không đúng kỹ thuật
thì nó sẽ sinh ra mùi hôi thối, ruồi muỗi .
Ở các vùng đô thị, chất thải có thành phần hữu cơ dễ phân hủy thấp hơn
(chỉ chiếm cỡ 50% tổng lượng CTR sinh hoạt) [2]
2.2.2. Quản lý CTR sinh hoạt
2.2.2.1. Các cơ quan quản lý
Theo nghị định 81/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 5 năm 2007:
• Ở trung ương:
- Cơ quan Bộ chịu trách nhiệm chính trong lĩnh vực Môi trường Việt
Nam là Bộ TN &MT trong đó:

22


KHOÁ LUẬN TỔT NGHIỆP


Bùi Thị Hồng

+ Tổ chức, bộ phận chuyên môn về BVMT thuộc Bộ là Tổng cục môi
trường, các Cục thuộc Tổng cục; có chức năng chuyên ngành liên quan trực
tiếp đến công tác BVMT trong hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên thiên
nhiên hoặc trong hoạt động sản xuất, dịch vụ và sinh hoạt nơi công cộng hoặc
trong tổ chức lực lượng đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật
về BVMT trong đó có công tác VSMT và quản lý CTR sinh hoạt.
+ Có Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường tham mưu, trình các Bộ
trưởng, thủ trưởng cơ quan nêu trên ban hành và tổ chức thực hiện các văn
bản pháp luật, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án về khoa học, công nghệ
và BVMT trong lĩnh vực VSMT và quản lý CTR sinh hoạt.
- Công tác quản lý môi trường nói chung cũng như quản lý CTR nói
riêng đòi hỏi phải có sự hợp tác liên ngành của các bộ ngành khác. Vì vậy,
bên cạnh Bộ TN&MT trực tiếp tiến hành cần có chỉ đạo hợp tác chặt chẽ với
các Bộ khác như: Bộ Công nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Bộ Y tế, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải.
+ Thành lập Vụ Môi trường tại các Bộ để giúp Bộ trưởng các Bộ nêu
trên trong việc tham mưu, trình Bộ trưởng ban hành và tổ chức thực hiện các
văn bản pháp luật, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án về BVMT trong lĩnh
vực VSMT và quản lý CTR sinh hoạt.
+ Bộ, cơ quan ngang Bộ có thể thành lập các đơn vị sự nghiệp phục vụ
công tác quản lý CTR sinh hoạt như: Trung tâm quan trắc môi trường trong lĩnh
vực, chuyên ngành và Trung tâm thông tin chuyên ngành có nhiệm vụ xử lý và
cung cấp thông tin về quản lý môi trường trong lĩnh vực VSMT và quản lý
CTR sinh hoạt.
• Tại địa phương: UBND các Tỉnh/Thành phố, Huyện, xã thực hiện giám sát
công tác quản lý quản lý môi trường cũng như quản lý CTR sinh hoạt trong
phạm vi quyền hạn cho phép. Quy hoạch, quản lý các KĐT và việc thu các loại


23


KHOÁ LUẬN TỔT NGHIỆP

Bùi Thị Hồng

phí. Công việc này được thực hiện thông qua các cơ quan chuyên môn như: Sở
TN&MT của tỉnh, Phòng TN&MT của Huyện và ban VSMT của xã.
+ Có Chi cục (hoặc Cục trực thuộc Tổng cục) tổ chức theo ngành dọc và
các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục, Tổng cục đặt tại nhiều địa phương (từ 3
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên).
+ Các công ty Môi trường đô thị trực thuộc UBND các Tỉnh/Thành phố
hoặc các Sở Giao thông Công chính hoặc Sở xây dựng: có nhiệm vụ thu gom
và tiêu hủy chất thải.
2.2.2.2. Phân loại, thu gom và xử lý
Hầu hết rác thải đô thị không được phân loại tại nguồn, chỉ thu gom
chung rồi vận chuyển đến bãi chôn lấp. Việc thu gom rác thải cũng chỉ mới
đạt khoảng trên 2/3 số rác thải ở các thành phố lớn và khoảng hơn 1/3 số rác
thải ở các đô thị nhỏ. Tỷ lệ thu gom trung bình ở các đô thị trên địa bàn toàn
quốc tăng từ 55% (2002) đến 65% (2003) và 72% (2004) [3]
Đối với phương tiện thu gom thì chỉ ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí
Minh là có xe chuyên dùng có thùng chứa kín, còn các nơi khác thì toàn dùng xe
để hở. Gần đây, các dự án thí điểm phân loại CTR sinh hoạt được tiến hành tại
các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Song hệ
thống cơ sở hạ tầng yếu kém, sự quản lý không đồng bộ và nhiều khi CTR đã
được phân loại lại được thu gom, xử lý chung nên hiệu quả các dự án chưa cao…
Việc tập trung rác thải đô thị cho đến nay vẫn chủ yếu là dồn đổ vào các
bãi lộ thiên chưa có sự kiểm soát đầy đủ về kỹ thuật, 80 - 90% bãi chôn lấp
rác lại không hợp vệ sinh, tiêu chuẩn kỹ thuật gây ra nhiều nguy cơ, ô nhiễm

lớn đối với môi trường. Hiện mới chỉ có một nửa số tỉnh thành có dự án đầu
tư xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh... Chỉ có rất ít một số lượng rác thải xử
lý theo các phương pháp khác như làm phân compost, phương pháp đốt, công
nghệ seraphine (được áp dụng do tính chất rác thải nước ta có thành phần

24


KHOÁ LUẬN TỔT NGHIỆP

Bùi Thị Hồng

phức tạp nhằm mục đích tận dụng tối đa nguồn tài nguyên rác). Tuy vậy, các
phương pháp này không được áp dụng rộng rãi chủ yếu do nguồn kinh phí lắp
đặt vận hành quá lớn với điều kiện kinh tế còn lạc hậu như ở nước ta.
Như vậy, công tác quản lý CTR ở Việt Nam bắt đầu khá muộn so với
nhiều nước trên thế giới, nhưng khối lượng CTR lại tăng lên khá nhanh, nên
công tác quản lý chất thải còn thiếu sót, yếu kém. Nguyên nhân chủ yếu sau [15]:


Hệ thống văn bản pháp quy về BVMT nói chung và quản lý CTR nói

riêng còn thiếu, không đồng bộ và còn nhiều kẽ hở.


Tổ chức quản lý và kiểm soát CTR xảy ra chồng chéo hoặc bỏ lọt giữa

các Bộ, ngành ở trung ương và địa phương. Cơ sở vật chất, kĩ thuật và nguồn
nhân lực còn nhiều hạn chế.



Các hoạt động nghiên cứu và triển khai về quản lý CTR đang được

thực hiện nhưng chưa đạt hiệu quả do thiếu các nghiên cứu mang tính thực
tiễn, thiếu nguồn tài chính và các chính sách hỗ trợ của Chính phủ.


Công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác đã được tiến hành song

chưa có quy hoạch hoàn chỉnh, phù hợp và chưa được chú trọng đầu tư tương
ứng với mức thải ngày càng gia tăng ngay cả ở các KĐT và KCN lớn …


Ý thức chấp hành pháp luật của nhà sản xuất cũng như dân cư trong

việc giữ gìn VSMT nói chung và CTR nói riêng còn nhiều yếu kém. Mặt khác
do khung pháp luật chưa đồng bộ, thực thi thưởng phạt không nghiêm minh.


Chi phí cho công tác quản lý và xử lý CTR yếu dựa vào ngân sách nhà

nước nên không cân đối, chưa đẩy mạnh xã hội hóa lĩnh vực này nhằm động
viên các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội tham gia quản lý và đầu tư vào
thu gom, xử lý CTR.

2.3 Ở Hải Phòng

25



×