Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

cải cách hành chính tại ủy ban nhân dân thị trấn minh đức, huyện thủy nguyên, thành phố hải phòng - thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.83 KB, 29 trang )

THÀNH ỦY-UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TÔ HIỆU
______________________________
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH
Đề tài:
“ Cải cách hành chính tại Ủy ban nhân dân thị trấn Minh Đức, huyện
Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng - Thực trạng và giải pháp ”
Học viên: LÊ VĂN MẠNH Giáo viên hướng dẫn:
Lớp: Tạo nguồn cán bộ các chức Phạm Vũ Lợi
danh chủ chốt xã, phường, thị trấn Khoa Nhà nước & pháp luật
khóa II

Hải Phòng, tháng 4 năm 2014
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
…………………………………………………………………………………………………….…………………
…………………………………………………………………………………………………….………………
…………………………………………………………………………………………………….……………………
…………………………………………………………………………………………………….……………………
…………………………………………………………………………………………………….…………………
…………………………………………………………………………………………………….……………………
…………………………………………………………………………………………………….……………………
…………………………………………………………………………………………………….……………………
…………………………………………………………………………………………………….……………………
…………………………………………………………………………………………………….……………………
…………………………………………………………………………………………………….…………………
…………………………………………………………………………………………………….…………………
…………………………………………………………………………………………………….…………………
…………………………………………………………………………………………………….…………………
…………………………………………………………………………………………………….…………………
…………………………………………………………………………………………………….…………………


…………………………………………………………………………………………………….……………………
…………………………………………………………………………………………………….……………………

2
MỤC LỤC
3
A – PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cải cách hành chính (CCHC) trong thời kỳ hội nhập phát triển kinh tế hiện
nay là một trong những nhiệm vụ cấp thiết để thực hiện mục tiêu xây dựng một nền
hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa, hoạt
động có hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phục vụ người dân và xã hội.
Thực hiện theo Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2011
của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước
giai đoạn 2011 - 2020, trong thời gian qua chính quyền thị trấn Minh Đức đã
tiến hành CCHC theo đúng quy định của pháp luật và đã đạt được những kết quả
trong cải cách về thể chế, cải cách về thủ tục hành chính, cải cách bộ máy hành
chính, cải cách về tài chính công, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ công chức, hiện đại hóa nền hành chính.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, ở Minh Đức việc CCHC
còn có nhiều hạn chế như: Chưa phù hợp thực tế; trình độ, năng lực của đội
ngũ công chức làm công tác CCHC chưa đáp ứng được yêu cầu; việc tuyên
truyền, giáo dục chương trình cải cách hành chính chưa được quan tâm đúng
mức…. còn nhiều trường hợp soạn thảo văn bản sai quy trình và thể thức, văn
bản ban hành một cách chồng chéo, trùng lắp, nội dung thì sơ sài, không thể
hiện rõ được hết vấn đề cần trình bày; tổ chức và hoạt động chính quyền thị trấn
còn nhiều hạn chế; trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một số cán bộ công chức
chưa đáp ứng yêu cầu công việc; thủ tục hành chính còn khá rườm rà. Những
hạn chế này của chính quyền thị trấn ảnh hưởng đến công tác thực thi công vụ,

nâng cao hiệu lực hiệu quả công tác quản lý Nhà nước; ảnh hưởng đến quyền và
lợi ích của tổ chức và công dân khi đến cơ quan Nhà nước. Những hạn chế này
đã làm giảm đi đáng kể hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, cũng như mục
tiêu thực hiện cải cách nền hành chính đã đặt ra.
Từ thực tế nêu trên, để làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc
CCHC, chỉ ra những nguyên nhân hạn chế, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp,
kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện CCHC trên địa bàn thị trấn. Vì
những lý do trên nên em đã chọn đề tài “ Cải cách hành chính tại Ủy ban nhân
dân thị trấn Minh Đức, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng - Thực
trạng và giải pháp ” để làm tiểu luận tốt nghiệp Trung cấp lý luận chính trị - hành
chính của mình.
4
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ hơn nữa cơ sở lý luận, thực tiễn
của chương trình cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011 – 2020 trên địa
bàn thị trấn Minh Đức, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng. Từ đó đánh
giá thực trạng cải cách hành chính nhà nước trong thời gian vừa qua ở địa
phương. Trên cơ sở đó, đưa ra những đề xuất góp phần nâng cao thực hiện hiệu
quả chương trình cải cách hành chính nhà nước giai đoạn từ nay dến năm 2020
trên địa bàn thị trấn trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận và thực tiễn của
chương trình cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020.
* Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt không gian: Được giới hạn trên địa bàn thị trấn Minh Đức,
huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng;
- Về mặt thời gian: Được giới hạn từ năm 2011 đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứ đề tài học viên đã sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp phân tích;
- Phương pháp so sánh;
- Phương pháp đối chiếu;
- Phương pháp tổng hợp, tham khảo ý kiến của cán bộ làm thực tiễn.
5. Bố cục của tiểu luận
Bao gồm những phần sau:
A - PHẦN MỞ ĐẦU
B - NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẢI CÁCH
HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN
THỊ TRẤN MINH ĐỨC, HUYỆN THỦY NGUYÊN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CHƯƠNG TRÌNH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN
MINH ĐỨC, HUYỆN THỦY NGUYÊN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
C - PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
D - DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
5
B - NỘI DUNG
CHƯƠNG 1:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
1. Hành chính và cải cách hành chính Nhà nước
1.1. Khái niệm hành chính nhà nước
Hành chính nhà nước là hoạt động của cơ quan thực thi quyền lực nhà
nước để quản lý, điều hành các lĩnh vực của đời sống xã hội theo Hiến pháp và
pháp luật. Đó là các cơ quan thực thi quyền hành pháp, bao gồm: Chính phủ, bộ,
các cơ quan ngang bộ, các cơ quan trực thuộc Chính phủ, UBND các cấp, các cơ
quan của UBND các cấp. Hành chính nhà nước còn gọi là hành chính công hay
hành chính công quyền.

1.2. Khái niệm nền hành chính
Nền hành chính nhà nước là hệ thống các yếu tố hợp thành về tổ chức (Bộ
máy, con người, nguồn lực công) và cơ chế hoạt động để thực thi quyền hành pháp
của nhà nước theo qui định pháp luật.
Nền hành chính nhà nước cấu thành từ 4 bộ phận:
- Thứ nhất, hệ thống thể chế hành chính bao gồm Hiến pháp, luật, pháp
lệnh và các văn bản qui phạm về tổ chức, hoạt động của hành chính nhà nước và
tài phán hành chính ;
- Thứ hai, cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của bộ máy hành chính nhà
nước các cấp, các ngành phù hợp với yêu cầu thực hiện quyền hành pháp;
- Thứ ba, đội ngũ cán bộ, công chức hành chính được đảm bảo về số
lượng và chất lượng để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của nền hành chính;
Thứ tư, nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất kỹ thuật bảo đảm yêu cầu
thực thi công vụ của các cơ quan và công chức hành chính.
1.3. Cải cách hành chính Nhà nước
Theo nghĩa rộng thực chất của cải cách hành chính là cải cách bộ máy hành
chính nhà nước, chức năng và phương thức quản lý của nền hành chính, chế độ
công vụ phân chia quyền lực hành pháp giữa trung ương và địa phương, những
nguyên tắc chính, trọng yếu và phương thức hoạt động của nền hành chính phục
vụ tốt nhất đời sống nhân dân và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Theo nghĩa hẹp cải cách hành chính là một quá trình thay đổi nhằm nâng
cao hiệu lực và hiệu quả hành chính, cải tiến tổ chức, chế độ và phương pháp
6
hành chính cũ, xây dựng chế độ và phương thức hành chính mới trong lĩnh vực
quản lý của bộ máy hành chính Nhà nước.
Căn cứ vào Nghị quyết hội nghị lần thứ 8 của BCH Trung ương Đảng
(khóa VII), cải cách hành chính ở nước ta được hiểu là: “Trọng tâm của công
cuộc tiếp tục xây dựng và kiện toàn Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam”, bao gồm những thay đổi có chủ định nhằm hoàn thiện: Thể chế của nền
hành chính, cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của bộ máy hành chính các cấp,

đội ngũ cán bộ công chức hành chính để nâng cao hiệu lực, năng lực và hiệu quả
hoạt động của nền hành chính công phục vụ nhân dân.
2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về cải cách hành
chính Nhà nước
Công cuộc cải cách hành chính đặt trong khuôn khổ các quan điểm và chủ
trương của Đảng cộng sản Việt Nam về đổi mới hệ thống chính trị và cải cách
bộ máy Nhà nước. Cải cách và hoàn thiện nền hành chính Nhà nước gắn liền với
xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng
đối với Nhà nước nói chung và nền hành chính nói riêng, nhằm giữ vững và phát
huy bản chất của giai cấp công nhân, xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân,
do dân, vì dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nền hành chính phải được tổ chức
thành một hệ thống thống nhất ổn định, hoạt động thông suốt trên cơ sở phân
công, phân cấp và chế độ trách nhiệm rành mạch, có kỷ cương nghiêm ngặt, cơ
quan hành chính và cán bộ, công chức nhà nước chịu sự giám sát chặt chẽ của
nhân dân. Các chủ trương, giải pháp cải cách hành chính phải gắn liền chặt chẽ
với bước đi của đổi mới kinh tế, với yêu cầu phát triển đất nước trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, hình thành và hoàn
thiện các yếu tố của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giữ
vững trật tự kỷ cương trong các hoạt động kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,
nâng cao đời sống của nhân dân. Cải cách hành chính là nhiệm vụ rộng lớn,
phức tạp đòi hỏi có tầm nhìn bao quát với những giải pháp đồng bộ, kết hợp chặt
chẽ cải cách hành chính với đổi mới hoạt động lập pháp, cải cách tư pháp. Cải
cách hành chính phải được tiến hành từng bước vững chắc, có trọng tâm, trọng
điểm, lựa chọn khâu đột phá trong từng giai đoạn cụ thể.
Quan điểm của Đảng về cải cách nền hành chính Nhà nước đã được thể
hiện nhất quán trong các văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VI,
VII, VIII, IX, X, XI và trong các Nghị quyết của các Hội nghị Trung ương 2 và
8 ( khóa VII), 3 và 7 ( khóa VIII), 6 và 9 ( khóa IX), 5 ( khóa X), 8 ( khóa XI).
Đó là quá trình tìm tòi sáng tạo, đổi mới nhận thức liên tục, thống nhất được
khởi đầu từ Đại hội VI năm 1986 để hình thành các quan niệm và nguyên tắc cơ

7
bản chỉ đạo công cuộc cải cách hành chính cũng như việc đề ra những nội dung,
phương hướng, chủ trương, giải pháp thực hiện từng giai đoạn.
Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 04 tháng 05 năm 1994 của Chính phủ về
cải cách một bước thủ tục hành chính trong việc giải quyết công việc của công
dân và tổ chức .
Hội nghị lần thứ 8 tháng 01 năm 1995 của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khóa VII đã ra Nghị quyết: “ Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước
cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trọng tâm là cải cách một bước nền hành
chính”
Quyết định số 136/2001/QĐ – TTg ngày 17 tháng 09 năm 2001 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình CCHC Nhà nước giai đoạn
2001 – 2010: “ xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh,
chuyên nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc
của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng; xây
dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của
công cuộc xây dựng, phát triển đất nước”
Nghị quyết số 30c/NQ-CP ban hành ngày 08 tháng 11 năm 2011 của
Chính phủ Ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai
đoạn 2011 - 2020
Chỉ thị số: 07/CT-TTg ban hành ngày 22 tháng 05 năm 2013 của Thủ
tường Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện chương trình tổng thể cải cách
hành chính Nhà nước giai đoạn 2011 – 2020.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ của Chương trình cải cách hành chính giai
đoạn 2011 – 2020.
3.1. Mục tiêu của Chương trình cải cách hành chính Nhà nước
Trọng tâm cải cách hành chính trong giai đoạn 10 năm là: Cải cách thể
chế; xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, chú
trọng cải cách chính sách tiền lương nhằm tạo động lực thực sự để cán bộ, công
chức, viên chức thực thi công vụ có chất lượng và hiệu quả cao; nâng cao chất

lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ công.
Đến năm 2020 xây dựng được một nền hành chính trong sạch, vững
mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả đáp ứng yêu
cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và phục vụ người
dân, doanh nghiệp và xã hội.
8
Mục tiêu cụ thể:
- Xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa nhằm giải phóng lực lượng sản xuất, huy động và sử dụng có hiệu
quả mọi nguồn lực cho phát triển đất nước.
- Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi, minh
bạch nhằm giảm thiểu chi phí về thời gian và kinh phí của các doanh nghiệp
thuộc mọi thành phần kinh tế trong việc tuân thủ thủ tục hành chính.
- Xây dựng hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương tới
cơ sở thông suốt, trong sạch, vững mạnh, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, tăng tính
dân chủ và pháp quyền trong hoạt động điều hành của Chính phủ và của các cơ
quan hành chính nhà nước.
- Bảo đảm thực hiện trên thực tế quyền dân chủ của nhân dân, bảo vệ quyền
con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, của đất nước.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng
lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước.
Trọng tâm cải cách hành chính trong giai đoạn 10 năm tới là: Cải cách thể
chế; xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, chú
trọng cải cách chính sách tiền lương nhằm tạo động lực thực sự để cán bộ, công
chức, viên chức thực thi công vụ có chất lượng và hiệu quả cao; nâng cao chất
lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ công.
3.2. Nhiệm vụ của Chương trình cải cách hành chính Nhà nước
3.2.1. Cải cách thể chế:
- Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật trên cơ sở Hiến pháp năm 1992
được sửa đổi, bổ sung;

- Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật, trước hết
là quy trình xây dựng, ban hành luật, pháp lệnh, nghị định, quyết định, thông tư
và văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương nhằm bảo đảm tính
hợp hiến, hợp pháp, tính đồng bộ, cụ thể và khả thi của các văn bản quy phạm
pháp luật;
- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế, cơ chế, chính sách, trước
hết là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm sự công
bằng trong phân phối thành quả của đổi mới, của phát triển kinh tế - xã hội;
- Hoàn thiện thể chế về sở hữu, trong đó khẳng định rõ sự tồn tại khách
quan, lâu dài của các hình thức sở hữu, trước hết là sở hữu nhà nước, sở hữu tập
thể, sở hữu tư nhân, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ sở hữu
9
khác nhau trong nền kinh tế; sửa đổi đồng bộ thể chế hiện hành về sở hữu đất
đai, phân định rõ quyền sở hữu đất và quyền sử dụng đất, bảo đảm quyền của
người sử dụng đất;
- Tiếp tục đổi mới thể chế về doanh nghiệp nhà nước mà trọng tâm là xác
định rõ vai trò quản lý của Nhà nước với vai trò chủ sở hữu tài sản, vốn của Nhà
nước; tách chức năng chủ sở hữu tài sản, vốn của Nhà nước với chức năng quản
trị kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước; hoàn thiện thể chế về tổ chức và kinh
doanh vốn nhà nước;
- Sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về xã hội hóa theo hướng
quy định rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo đời sống vật chất và
tinh thần của nhân dân; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia cung ứng
các dịch vụ trong môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh;
- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế về tổ chức và hoạt
động của các cơ quan hành chính nhà nước; sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các
văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức và hoạt động của Chính phủ, Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp;
- Xây dựng, hoàn thiện quy định của pháp luật về mối quan hệ giữa Nhà
nước và nhân dân, trọng tâm là bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân

dân, lấy ý kiến của nhân dân trước khi quyết định các chủ trương, chính sách
quan trọng và về quyền giám sát của nhân dân đối với hoạt động của cơ quan
hành chính nhà nước.
3.2.2. Cải cách thủ tục hành chính:
- Cắt giảm và nâng cao chất lượng thủ tục hành chính trong tất cả các lĩnh vực
quản lý nhà nước, nhất là thủ tục hành chính liên quan tới người dân, doanh nghiệp;
- Trong giai đoạn 2011 - 2015, thực hiện cải cách thủ tục hành chính để
tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, giải phóng mọi nguồn lực của xã hội
và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, bảo đảm điều kiện cho nền kinh tế
của đất nước phát triển nhanh, bền vững. Một số lĩnh vực trọng tâm cần tập
trung là: Đầu tư; đất đai; xây dựng; sở hữu nhà ở; thuế; hải quan; xuất khẩu,
nhập khẩu; y tế; giáo dục; lao động; bảo hiểm; khoa học, công nghệ và một số
lĩnh vực khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo yêu cầu cải cách trong
từng giai đoạn;
- Cải cách thủ tục hành chính giữa các cơ quan hành chính nhà nước, các
ngành, các cấp và trong nội bộ từng cơ quan hành chính nhà nước;
10
- Kiểm soát chặt chẽ việc ban hành mới các thủ tục hành chính theo quy
định của pháp luật;
- Công khai, minh bạch tất cả các thủ tục hành chính bằng các hình thức
thiết thực và thích hợp; thực hiện thống nhất cách tính chi phí mà cá nhân, tổ
chức phải bỏ ra khi giải quyết thủ tục hành chính tại cơ quan hành chính nhà
nước; duy trì và cập nhật cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính;
- Đặt yêu cầu cải cách thủ tục hành chính ngay trong quá trình xây dựng thể
chế, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và tăng cường đối thoại giữa Nhà nước với
doanh nghiệp và nhân dân; mở rộng dân chủ, phát huy vai trò của các tổ chức và
chuyên gia tư vấn độc lập trong việc xây dựng thể chế, chuẩn mực quốc gia về thủ
tục hành chính; giảm mạnh các thủ tục hành chính hiện hành; công khai các chuẩn
mực, các quy định hành chính để nhân dân giám sát việc thực hiện;
- Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các quy

định hành chính để hỗ trợ việc nâng cao chất lượng các quy định hành chính
và giám sát việc thực hiện thủ tục hành chính của các cơ quan hành chính
nhà nước các cấp.
3.2.3. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước:
- Tiến hành tổng rà soát về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu
tổ chức và biên chế hiện có của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh, cấp huyện, các cơ quan, tổ chức khác thuộc bộ máy hành chính nhà
nước ở trung ương và địa phương (bao gồm cả các đơn vị sự nghiệp của Nhà
nước); trên cơ sở đó điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, sắp
xếp lại các cơ quan, đơn vị nhằm khắc phục tình trạng chồng chéo, bỏ trống
hoặc trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; chuyển giao những công
việc mà cơ quan hành chính nhà nước không nên làm hoặc làm hiệu quả thấp
cho xã hội, các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ đảm nhận;
- Tổng kết, đánh giá mô hình tổ chức và chất lượng hoạt động của chính
quyền địa phương nhằm xác lập mô hình tổ chức phù hợp, bảo đảm phân định
đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, sát thực tế, hiệu lực, hiệu quả; xây dựng
mô hình chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn phù hợp.
Hoàn thiện cơ chế phân cấp, bảo đảm quản lý thống nhất về tài nguyên,
khoáng sản quốc gia; quy hoạch và có định hướng phát triển; tăng cường giám
sát, kiểm tra, thanh tra; đồng thời, đề cao vai trò chủ động, tinh thần trách
nhiệm, nâng cao năng lực của từng cấp, từng ngành;
11
- Tiếp tục đổi mới phương thức làm việc của cơ quan hành chính nhà
nước; thực hiện thống nhất và nâng cao chất lượng thực hiện cơ chế một cửa,
một cửa liên thông tập trung tại bộ phận tiếp nhận, trả kết quả thuộc Văn phòng
Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện; bảo đảm sự hài lòng của cá
nhân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước đạt mức trên
80% vào năm 2020;
- Cải cách và triển khai trên diện rộng cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm

của các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công; chất lượng dịch vụ công từng bước được
nâng cao, nhất là trong các lĩnh vực giáo dục, y tế; bảo đảm sự hài lòng của cá
nhân đối với dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công cung cấp trong các lĩnh vực giáo
dục, y tế đạt mức trên 80% vào năm 2020.
3.2.4. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức:
- Đến năm 2020, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có số lượng, cơ
cấu hợp lý, đủ trình độ và năng lực thi hành công vụ, phục vụ nhân dân và phục
vụ sự nghiệp phát triển của đất nước;
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức
tốt, có bản lĩnh chính trị, có năng lực, có tính chuyên nghiệp cao, tận tụy phục
vụ nhân dân thông qua các hình thức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp, có hiệu quả;
- Xây dựng, bổ sung và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về
chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ của cán bộ, công chức, viên chức, kể cả cán bộ,
công chức lãnh đạo, quản lý;
- Trên cơ sở xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị,
xây dựng cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức hợp lý gắn với vị trí việc làm;
- Hoàn thiện quy định của pháp luật về tuyển dụng, bố trí, phân công nhiệm
vụ phù hợp với trình độ, năng lực, sở trường của công chức, viên chức trúng tuyển;
thực hiện chế độ thi nâng ngạch theo nguyên tắc cạnh tranh; thi tuyển cạnh tranh để
bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo, quản lý từ cấp Vụ trưởng và tương đương (ở trung
ương), Giám đốc sở và tương đương (ở địa phương) trở xuống;
- Hoàn thiện quy định của pháp luật về đánh giá cán bộ, công chức, viên
chức trên cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao; thực hiện cơ chế loại bỏ,
bãi miễn những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín
với nhân dân; quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức, viên
chức tương ứng với trách nhiệm và có chế tài nghiêm đối với hành vi vi phạm
pháp luật, vi phạm kỷ luật, vi phạm đạo đức công vụ của cán bộ, công chức,
viên chức;
12

- Đổi mới nội dung và chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức,
viên chức; thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng theo các hình thức: Hướng dẫn tập sự
trong thời gian tập sự; bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, viên chức; đào
tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; bồi dưỡng bắt buộc kiến
thức, kỹ năng tối thiểu trước khi bổ nhiệm và bồi dưỡng hàng năm;
- Tập trung nguồn lực ưu tiên cho cải cách chính sách tiền lương, chế độ
bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công; đến năm 2020, tiền lương của cán bộ,
công chức, viên chức được cải cách cơ bản, bảo đảm được cuộc sống của cán
bộ, công chức, viên chức và gia đình ở mức trung bình khá trong xã hội.
Sửa đổi, bổ sung các quy định về chế độ phụ cấp ngoài lương theo ngạch,
bậc, theo cấp bậc chuyên môn, nghiệp vụ và điều kiện làm việc khó khăn, nguy
hiểm, độc hại.
Đổi mới quy định của pháp luật về khen thưởng đối với cán bộ, công
chức, viên chức trong thực thi công vụ và có chế độ tiền thưởng hợp lý đối với
cán bộ, công chức, viên chức hoàn thành xuất sắc công vụ;
- Nâng cao trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương hành chính và đạo đức công vụ
của cán bộ, công chức, viên chức.
3.2.5. Cải cách tài chính công:
- Động viên hợp lý, phân phối và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho
phát triển kinh tế - xã hội; tiếp tục hoàn thiện chính sách và hệ thống thuế, các
chính sách về thu nhập, tiền lương, tiền công; thực hiện cân đối ngân sách tích
cực, bảo đảm tỷ lệ tích lũy hợp lý cho đầu tư phát triển; dành nguồn lực cho con
người, nhất là cải cách chính sách tiền lương và an sinh xã hội; phấn đấu giảm
dần bội chi ngân sách;
- Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách tài chính đối với doanh nghiệp nhà
nước, nhất là các tập đoàn kinh tế và các tổng công ty; quản lý chặt chẽ việc vay
và trả nợ nước ngoài; giữ mức nợ Chính phủ, nợ quốc gia và nợ công trong giới
hạn an toàn;
- Đổi mới căn bản cơ chế sử dụng kinh phí nhà nước và cơ chế xây dựng,
triển khai các nhiệm vụ khoa học, công nghệ theo hướng lấy mục tiêu và hiệu

quả ứng dụng là tiêu chuẩn hàng đầu; chuyển các đơn vị sự nghiệp khoa học,
công nghệ sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm; phát triển các doanh nghiệp
khoa học, công nghệ, các quỹ đổi mới công nghệ và quỹ đầu tư mạo hiểm; xây
dựng đồng bộ chính sách đào tạo, thu hút, trọng dụng, đãi ngộ xứng đáng nhân
tài khoa học và công nghệ;
13
- Đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách cho cơ quan hành chính nhà nước,
tiến tới xóa bỏ chế độ cấp kinh phí theo số lượng biên chế, thay thế bằng cơ chế
cấp ngân sách dựa trên kết quả và chất lượng hoạt động, hướng vào kiểm soát
đầu ra, chất lượng chi tiêu theo mục tiêu, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính
nhà nước;
- Nhà nước tăng đầu tư, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa, huy động toàn xã
hội chăm lo phát triển giáo dục, đào tạo, y tế, dân số - kế hoạch hóa gia đình, thể
dục, thể thao.
Đổi mới cơ chế hoạt động, nhất là cơ chế tài chính của các đơn vị sự
nghiệp dịch vụ công; từng bước thực hiện chính sách điều chỉnh giá dịch vụ sự
nghiệp công phù hợp; chú trọng đổi mới cơ chế tài chính của các cơ sở giáo dục,
đào tạo, y tế công lập theo hướng tự chủ, công khai, minh bạch. Chuẩn hóa chất
lượng dịch vụ giáo dục, đào tạo, y tế; nâng cao chất lượng các cơ sở giáo dục,
đào tạo, khám chữa bệnh, từng bước tiếp cận với tiêu chuẩn khu vực và quốc tế.
Đổi mới và hoàn thiện đồng bộ các chính sách bảo hiểm y tế, khám, chữa bệnh;
có lộ trình thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân.
3.2.6. Hiện đại hóa hành chính:
- Hoàn thiện và đẩy mạnh hoạt động của Mạng thông tin điện tử hành
chính của Chính phủ trên Internet. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin -
truyền thông trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước để đến năm
2020: 90% các văn bản, tài liệu chính thức trao đổi giữa các cơ quan hành chính
nhà nước được thực hiện dưới dạng điện tử; cán bộ, công chức, viên chức
thường xuyên sử dụng hệ thống thư điện tử trong công việc; bảo đảm dữ liệu
điện tử phục vụ hầu hết các hoạt động trong các cơ quan; hầu hết các giao dịch

của các cơ quan hành chính nhà nước được thực hiện trên môi trường điện tử,
mọi lúc, mọi nơi, dựa trên các ứng dụng truyền thông đa phương tiện; hầu hết
các dịch vụ công được cung cấp trực tuyến trên Mạng thông tin điện tử hành
chính của Chính phủ ở mức độ 3 và 4, đáp ứng nhu cầu thực tế, phục vụ người
dân và doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi, dựa trên nhiều phương tiện khác nhau;
- Ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong quy trình xử lý công
việc của từng cơ quan hành chính nhà nước, giữa các cơ quan hành chính nhà
nước với nhau và trong giao dịch với tổ chức, cá nhân, đặc biệt là trong hoạt
động dịch vụ hành chính công, dịch vụ công của đơn vị sự nghiệp công;
- Công bố danh mục các dịch vụ hành chính công trên Mạng thông tin
điện tử hành chính của Chính phủ trên Internet. Xây dựng và sử dụng thống nhất
14
biểu mẫu điện tử trong giao dịch giữa cơ quan hành chính nhà nước, tổ chức và
cá nhân, đáp ứng yêu cầu đơn giản và cải cách thủ tục hành chính;
- Thực hiện có hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng trong các cơ quan
hành chính nhà nước;
- Thực hiện Quyết định số 1441/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2008 của
Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch đầu tư trụ sở cấp xã, phường
bảo đảm yêu cầu cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của
bộ máy nhà nước;
- Xây dựng trụ sở cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương hiện đại,
tập trung ở những nơi có điều kiện.
( Nghị quyết số: 30c/NQ-CP Nghị quyết Chính Phủ về ban hành chương
trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020 )
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH Ở THỊ TRẤN
MINH ĐỨC- HUYỆN THỦY NGUYÊN- THÀNH PHỐ HẢI
PHÒNG
1. Khái quát chung về Thị trấn Minh Đức
1.1. Vị trí địa lý:

Thị trấn Minh Đức là thị trấn công nghiệp nằm về phía Đông Bắc huyện
Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng. Phía Đông giáp tỉnh Quảng Ninh và sông
Bạch Đằng, phía Tây giáp xã Minh Tân, phía nam giáp xã Ngũ Lão và sông Giá,
phía Bắc giáp xã Gia Đức và sông Liễu. Với vị trí địa lý của Thị trấn Minh Đức
thuận tiện cho việc giao lưu, buôn bán, vận chuyển hàng hóa cả về đường thủy
và đường bộ, là khu công nghiệp trọng điểm của Thành phố và Huyện. Tổng
diện tích đất tự nhiên 1.381,43 ha; Tổng số hộ tính đến 2012 là 2.970; nhân khẩu
11.728 người;
1.2. Tình hình chung về kinh tế, văn hóa – xã hội :
1.2.1. Kinh tế
Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và chính quyền thị trấn, kinh tế tăng
trưởng nhanh bộ mặt xã hội khang trang, sạch đẹp hơn. Kinh tế của thị trấn vẫn
được duy trì và phát triển tương đối ổn định với tốc độ tăng trưởng đạt 15%.
Tổng giá trị sản xuất các ngành là 146,5 tỷ đồng đạt 97,7% kế hoạch năm.
15
Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng CNH – HĐH; nông lâm
nghiệp, thuỷ sản chiếm 7%; công nghiệp - xây dựng chiếm 44,7%; dịch vụ-
thương mại chiếm 48,3%.
- Sản xuất nông nghiệp: Giá trị sản xuất nông nghiệp ước đạt 10,4 tỷ đồng
bằng 162 % KH năm; trong đó: giá trị trồng trọt 4,5 tỷ đồng; chăn nuôi 4,7 tỷ đồng;
thuỷ sản 1,2 tỷ đồng.
- Công nghiệp - xây dựng: Giá trị sản xuất 65,5 tỷ đồng đạt 91 % KH
năm. Trong đó: Ngành công nghiệp: 35,9 tỷ đồng; xây dựng: 29,6 tỷ đồng.
- Thương mại - Dịch vụ : Giá trị sản xuất ước đạt 70,6 tỷ đồng bằng 97%
KH năm. Trong đó: Dịch vụ vận tải 11 tỷ đồng; dịch vụ thương mại 51,4 tỷ
đồng; dịch vụ khác: 8,2 tỷ đồng.
1.2.2. Văn hóa – xã hội
- Công tác văn hóa: Hệ thống truyền thanh đã được sửa chữa, nâng cấp để
kịp thời đáp ứng yêu cầu công tác tuyên truyền của thị trấn. Thường xuyên tuyên
truyền tải các Nghị quyết của Đảng, HĐND và các văn bản pháp luật của Đảng,

Nhà nước trên hệ thống truyền thanh để nhân dân nắm được và thực hiện. Tuyên
truyền băng rôn, khẩu hiệu các ngày lễ lớn trong năm.
- Công tác giáo dục: Công tác giáo dục 3 bậc học được quan tâm đúng
mức, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên rõ rệt, số học sinh đạt loại
khá giỏi tăng, đội ngũ giáo viên tâm huyết với công việc giảng dạy
- Công tác y tế, dân số - KHHGĐ và trẻ em: Việc chăm sóc sức khỏe cho
nhân dân được nâng cao và ngày càng chất lượng. Công tác khám chữa bệnh,
chăm sóc sức khỏe trẻ em tại địa phương được thường xuyên duy trì, có sự quan
tâm đến các đối tượng chính sách xã hội và các hộ nghèo
- Công tác chính sách xã hội: Đối tượng chính sách xã hội luôn được
quan tâm sâu sắc, được giải quyết chế độ chính sách kịp thời, đúng quy định của
nhà nước, đồng thời xã cũng phát động phong trào xóa đói giảm nghèo, chăm
sóc người có công, gia đình chính sách và tích cực phòng chống tệ nạn xã hội.
2. Thực trạng việc thực hiện chương trình cải cách hành chính Nhà
nước giai đoạn 2011 – 2020 tại thị trấn Minh Đức
2.1. Cải cách hành chính trong giai đoạn đầu
Chương trình cải cách hành chính Nhà nước được khởi đầu từ Đại hội lần
thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1986: “ Thực hiện một quy chế làm
việc khoa học, có hiệu suất cao; xây dựng bộ máy gọn nhẹ, có chất lượng cao
16
với một đội ngũ cán bộ có phẩm chất chính trị và năng lực quản lý nhà nước,
quản lý kinh tế, quản lý xã hội ”.
(Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ VI)
Thực hiện chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VI đã được
cụ thể hóa trong một loạt các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước về cải
cách hành chính. Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 04 tháng 05 năm 1994 của
Chính phủ về cải cách một bước thủ tục hành chính trong việc giải quyết công
việc của công dân và tổ chức
Hội nghị lần thứ 8 tháng 01 năm 1995 của Ban Chấp hành Trung ương

Đảng khóa đã ra Nghị quyết: “ Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trọng tâm là cải cách một bước nền hành
chính”. Công cuộc cải cách hành chính trong giai đoạn 1995 – 2000 đã đạt được
kết quả to lớn góp phần quan trọng vào sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế -
xã hội của đất nước
* Chương trình cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001- 2010
Quyết định số: 136/2001/QĐ – TTg ngày 17 tháng 09 năm 2001 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình cải cách hành chính Nhà nước
giai đoạn 2001 – 2010 được triên khai thực hiện với 7 chương trình hành động,
5 giải pháp thực hiện, 9 mục tiêu cụ thể và mục tiêu chung của cải cách hành
chính; Chương trình cải cách hành chính giai đoạn 2001 – 2010 bao gồm: Cải
cách về thể chế; cải cách về tổ chức bộ máy; đổi mới, nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ, công chức; cải cách tài chính công.
Chương trình cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001 – 2010 tại thị
trấn Minh Đức đã đạt được những kết quả tích cực góp phần vào quá trình cải
cách hành chính của thành phố cũng như của Chính Phủ qua đó thúc đẩy nâng
cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội
nâng cao đời sống của nhân dân.
Kết quả đạt được
Mặc dù chịu những tác động của tình hình suy thoái kinh tế thế giới, song
công tác cải cách hành chính đã được các cấp, các ngành quan tâm lãnh đạo, chỉ
đạo tổ chức thực hiện hoàn thành cơ bản các mục tiêu chương trình đề ra. Cải
cách hành chính tiếp tục xác định là khâu đột phá, chất lượng quản lý nhà nước
tại địa phương đã được nâng lên. Nền kinh tế - xã hội không ngừng được tăng
trưởng , hàng năm tỷ lệ tăng trưởng kinh tế bình quân 15%/năm. Đời sống văn
hoá tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện, chất lượng chăm sóc sức
17
kho nhõn dõn, giỏo dc o to, chớnh sỏch xó hi v lao ng vic lm c
quan tõm. Tỡnh hỡnh an ninh chớnh tr - trt t an ton xó hi c n nh gi
vng, t nn xó hi gim dn; cụng tỏc quc phũng a phng vng mnh. ó

c bn ct gim c cỏc th tc hnh chớnh rm r gõy phin h cho t chc,
cụng dõn; tinh thn trỏch nhờm v thỏi phc v ca cỏn b, cụng chc ó cú
chuyn bin tớch cc theo hng gn dõn, tụn trng nhõn dõn, trỡnh chuyờn
mụn nghip v c nõng lờn. Cụng tỏc qun lý hnh chớnh nh nc c
chun hoỏ theo tiờu chun cht lng Vit Nam ISO 9001 2000.
(Kết quả thực hiện cơ chế một cửa )
Ni dung / Năm 2005 2006 2007 2008 2009 4/2010 Tổng
- Lĩnh vực xây dựng 5 6 6 9 10 2 38
- Lĩnh vực đất đai 265 283 251 199 410 85 1493
- Lĩnh vực chứng
thực, thị thực
1.057 1001 1920 8326 14351 3000 29.655
- Lĩnh vực hộ tịch 262 383 449 450 550 251 2.345
- Lĩnh vực lao động
TBXH
03 30 35 145 60 273
- Lĩnh vực hộ khẩu,
CMND
Trỡnh chuyờn mụn ca cỏn b cụng chc cp xó
Nội dung / năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
4/2010
1. Tổng số biên chế 19 19 19 19 19 19 19 19 17 17
2. Đại học, cao đẳng 4 4 4 4 4 6 6 11 11 11
3. Trung cấp 11 10 11 11 10 10 11 05 05 05
4. Sơ cấp 02 02 02 02 02 03 03 01 01 01
5. Cha qua đào tạo
18
Những tồn tại, hạn chế
Bên cạnh những kết quả đã đạt được ở trên, chương trình tổng thể cải
cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010 tại thị trấn còn một số hạn chế:

Công tác phổ biến quán triệt, thông tin tuyền truyền, xây dựng chương
trình hành động, kế hoạch triển khai thực hiện và thể chế hoá về cải cách hành
chính còn chậm. Tinh thần trách nhiệm thực thi nhiệm vụ trong việc phối kết
hợp thực hiện giữa các bộ phận, ban ngành có liên quan, liên thông và thái độ
phục vụ của một số ít cán bộ công chức đã làm ảnh hưởng đến kết quả giải
quyết chính sách, pháp luật của nhà nước.
Công tác quản lý, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công
chức chưa được đổi mới và quan tâm đúng mức. Việc bố trí cắp xếp tổ chức bộ
máy theo hướng tinh gọn, nâng cao hiệu lực hiệu quả chưa được quan tâm thực
hiện thường xuyên. Một số thủ tục hành chính còn bất cấp, gây phiền hà cho tổ
chức và công dân.
Việc thực hiện tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế "một cửa": có lúc, có
nơi chưa thực chất, thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị và bố trí cán bộ còn chủ
yếu là kiêm nhiệm nên hiệu quả chưa cao. Công tác cải cách hành chính công và
thực hiện xã hội hoá hiệu quả chưa cao
2.2. Chương trình cải cách hành chính Nhà nước giai
đoạn 2011 - 2020
Thực hiện Nghị quyết số 30c/NQ-CP ban hành ngày 08 tháng 11 năm
2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà
nước giai đoạn 2011 - 2020, Đảng ủy – HĐND – UBND thị trấn Minh Đức đã
triển khai thực hiện Chương trình cải cách hành chính nhà nước theo chủ trương,
đường lối của của cơ quan cấp trên, dựa trên những kinh nghiệm và bài học rút
ra được từ việc thực hiện chương trình cải cách hành trình nhà nước giai đoạn
2001 - 2010, phát huy những kết quả đạt được mang lại hiệu quả cao đồng thời
khắc phục những hạn chế tồn tại khuyết điểm mà Chương trình cải cách hành
chính giai đoạn trước còn mắc phải.
2.2.1. Kết quả đạt được
Đảng ủy – HĐND – UBND thị trấn tập trung chỉ đạo các cán bộ, công
chức đẩy mạnh công tác tuyên truyền và tổ chức thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ
và nội dung chủ yếu nhằm mục tiêu xây dựng nền hành chính dân chủ, trong

sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, từng bước hiện đại hoá và hoạt động có hiệu
lực, hiệu quả. Nhằm đẩy mạnh và nâng cao chất nước công tác cải cách hành
chính trên địa bàn thị trấn, UBND thị trấn Minh Đức đã ban hành:
19
Kế hoạch số 01a/KH- UBND ngày 16/01/2012 về kiểm soát thủ tục hành
chính năm 2012; Ngày 23/3/2012, UBND thị trấn đã xây dựng kế hoạch số
07a/KH-UBND về việc thực hiện cải cách hành chính năm 2012.
Kế hoạch số 10/KH-UBND ngày 28/2/2013 về kiểm soát thủ tục hành
chính năm 2013;
Kế hoạch số 12/KH-UBND ngày 27/3/2013 về thực hiện công tác cải
cách hành chính năm 2013. Để thực hiện chương trình cải cách hành chính đạt
mục tiêu và kế hoạch đề ra với mục tiêu của dân, do dân và vì nhân dân; nâng
cao hiệu quả hoạt động quản lý Nhà nước, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội.
2.2.1.1. Cải cách về thể chế:
Cải cách thể chế là một trong những vấn đề trọng tâm quan trọng của cải
cách hành chính nên được Đảng ủy – HĐND – UBND chú trọng và tích cực
triển khai thực hiện trong 3 năm qua công tác ban hành, rà soát các văn bản quy
phạm pháp luật liên tục được ban hành và rà soát để đảm bảo hoạt động quản lý
Nhà nước được thực hiện một cách đồng, bộ thống nhất.
Số văn bản ban hành: Năm 2011 là 564 (trong đó có 70 văn bản quy phạm
pháp luật). Năm 2012 là 638 ( trong đó 75 văn bản quy phạm pháp luật ). Năm
2013 là 795 văn bản
Số văn bản quy phạm pháp luật được rà soát: Năm 2011 là 70 văn bản;
Năm 2012 là 68 văn bản; Năm 2013 là 80 văn bản
Tiếp tục kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính và rà soát, kiểm tra văn bản
quy phạm pháp luật của HĐND và UBND thị trấn ban hành trong 3 năm 2011,
2012, 2013 và rà soát các văn bản liên quan trên các lĩnh vực tư pháp, đất đai.
2.2.1.2. Cải cách về thủ tục hành chính:
Về thực hiện Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 của Thủ
tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế

một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước tại địa phương, UBND thị
trấn ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ
theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại thị trấn theo Quyết định số 310/QĐ-
UBND ngày 25/8/2011.
Thực hiện Nghị định số 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính,
UBND thị trấn đã công khai minh bạch bộ thủ tục hành chính áp dụng chung
cho cấp xã và thực hiện niêm yết thủ tục hành chính tại bộ phận “một cửa”. Bộ
thủ tục hành chính được chia theo từng lĩnh vực để niêm yết và đặt ở nơi dễ
nhìn, thuận tiện cho tổ chức và người dân tra cứu.
20
Số thủ tục hành chính đang thực hiện tại bộ phận “ một cửa: gồm các thủ
tục hành chính lĩnh vực Tư pháp - Hộ tịch; Địa chính – Xây dựng; Lao động –
Thương binh và Xã hội; lĩnh vực Văn phòng - Thống kê

Kết quả tiếp nhận giải quyết hồ sơ tại bộ phận một cửa
( Số liệu tính từ ngày 01/01/2013 đến hết ngày 30/11/2013)
STT Lĩnh vực
Kết quả
Tổng số
đã nhận
Hồ sơ
đã giải quyết
Hồ sơ
còn tồn tại
Lý do
tồn tại
1 Đất đai 325 325 0
2 Chứng thực 10.330 10.330 0
3 Hộ tịch 770 770 0
4 Lao động TB và XH 529 529 0

5 Thị thực hành chính 656 656 0
Tổng 12.610 12.610 0
2.2.1.3. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính:
UBND thị trấn đã ban hành quy chế làm việc của UBND thị trấn khoá 19
nhiệm kỳ 2011 – 2016, các thành viên UBND và cán bộ, công chức thị trấn luôn
thực hiện nghiêm quy chế. Đảm bảo thực hiện tốt các quy định của Nhà nước
trong giải quyết công việc cũng như tiếp đón và xử lý các yêu cầu của công dân.
Thực hiện việc triển khai và niêm yết quy tắc ứng xử của cán bộ công chức
và quy chế văn hóa công sở. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện chế độ trách
nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
Thực hiện việc kiện toàn tổ trưởng, tổ phó tổ dân phố góp phần vào công
tác quản lý nhà nước ở trong nhân dân; tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính
sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước trong nhân dân.
21
2.2.1.4. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức:
( Số lượng cán bộ công chức và đang theo học các lớp đào tạo chuyên
môn nghiệp vụ, trung cấp lý luận chính trị)
Năm
Tổng
số
CBCC
Số đang
theo học
Chia ra
CMNV
Trung cấp
LLCT
T.Cấp CĐ ĐH
2011 22 09 05 03

2012 22 05 06 03 11
2013
24 04
07 01
14
Thực hiện tốt công tác luân chuyển cán bộ, nâng lương, chuyển xếp lương.
( Tháng 10/2013 đã thực hiện chuyển đổi vị trí công tác đối với chức danh
tư pháp – hộ tịch )
Không ngừng tăng cường công tác giáo dục cán bộ, công chức về tinh
thần trách nhiệm, ý thức tận tụy với công việc thông qua hoạt động lónh đạo
quản lý, điều hành của tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể bằng việc thực hiện
Luật cán bộ, công chức, quy chế dân chủ, Luật Phòng chống tham nhũng, Luật
Thực hành tiết kiệm chống lãng phí.
2.2.1.5. Cải cách tài chính công:
Tiếp tục thực hiện tốt Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của
Chính Phủ về việc tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí
quản lý hành chính đối với cơ quan hành chính nhà nước; Nghị định số
43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính Phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu
trách nhiệm về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế về tài chính đối với đơn vị sự
nghiệp công lập, Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 của Chính phủ.
Trên cơ sở đó đảm bảo cho cơ quan thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính, thực hành tiết kiệm,
22
chng lóng phớ, to iu kin phỏt huy kh nng cung cp dch v cụng vi
cht lng cao va ỳng vi quy nh ca phỏp lut, va ỏp ng c yờu cu
ca t chc, cỏ nhõn.
Trờn c s ú m bo cho c quan thc hin quyn t ch, t chu trỏch
nhim v s dng biờn ch v kinh phớ qun lý hnh chớnh, thc hnh tit kim,
chng lóng phớ, to iu kin phỏt huy kh nng cung cp dch v cụng vi
cht lng cao va ỳng vi quy nh ca phỏp lut, va ỏp ng c yờu cu

ca t chc, cỏ nhõn. Tuy nhiờn, vic tng thờm thu nhp i vi cỏn b, cụng
chc, viờn chc vn cũn thp, cht lng cuc sng cha c nõng cao.
2.2.1.6. Hin i húa nn hnh chớnh
UBND th trn tip tc ch o cỏc c quan chuyờn mụn trin khai ng
dng cụng ngh thụng tin vo hot ng qun lý nh nc. Cỏc c quan chuyờn
mụn tng cng s dng mng cc b (LAN), kt ni Internet; cỏn b, cụng
chc dựng th in t trao i, x lý cụng vic. ang xõy dng v ỏp dng
h thng qun lý cht lng theo tiờu chun TCVN ISO 9001 : 2008.
Ch o cụng chc Vn húa Xó hi thng xuyờn cng c v hon
thin trang thụng tin in t ca th trn thụng tin kp thi tỡnh hỡnh thc
hin nhim v chớnh tr ca a phng, ng thi cp nht ng ti cỏc loi
biu mu, th tc hnh chớnh nhm giỳp cụng dõn, t chc thun tin trong
giao dch cụng vic.
Nh vy, Chng trỡnh ci cỏch hnh chớnh nh nc giai on 2011 -
2020 bc u thu c kt qu tt theo mc tiờu ra, cơ bản loại bỏ những
thủ tục rờm rà, chồng chéo gây phiền hà cho tổ chức, công dân. Sắp xếp bố trí
cán bộ phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao tinh thần trách nhiệm, thái
độ phục vụ của cán bộ, công chức, thực hiện nghiêm quy chế công vụ gắn với
quy chế dân chủ ở cơ sở. Cải tiến lề lối làm việc, phơng pháp quản lý, lãnh đạo
thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ cấp trên giao.
2.2.2. Mt s hn ch v nguyờn nhõn ca s hn ch
2.2.2.1. Mt s hn ch:
Chng trỡnh ci cỏch hnh chớnh giai on 2011 2020 ang c trin
khai thc hin v ó t c nhng kt qu to ln giỳp cho nõng cao hiu lc,
hiu qu hot ng qun lý nh nc ti th trn, to thun li cho t chc v
cụng dõn khi n y ban th trn gii quyt cụng vic vi mc tiờu ca dõn, do
dõn v phc v vỡ li ớch ca nhõn dõn. Tuy nhiờn, Chng trỡnh ci cỏch hnh
chớnh cng cũn nhng tn ti hn ch nh hng ln n quỏ trỡnh thc hin ci
23
cách cũng như là mục tiêu hoàn thành của chương trình, ảnh hưởng hiệu lực,

hiệu quả hoạt động quản lý và phục vụ nhân dân, vì nhân dân.
- Về cải cách thể chế:
Bên cạnh những kết quả và tiến bộ đã đạt được, cải cách thể chế trong
những năm qua vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế và bất cập, cụ thể là:
Hệ thống các văn bản ban hành một cách chồng chéo, trùng lắp, nội dung
không thể hiện rõ được hết vấn đề cần trình bày. Số lượng văn bản được ban
hành nhiều, nhưng chất lượng chưa cao, chưa thể hiện nhất quán và thấu suốt
tinh thần cải cách hành chính. Một số văn bản còn chậm được xây dựng, sửa
đổi, hoàn thiện. Một số thể chế cơ bản về hoạt động công vụ; về trách nhiệm
thực thi công vụ, chức trách của từng vị trí cán bộ, công chức chưa đủ rõ và cụ
thể.
Kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính và rà soát, kiểm tra văn bản vẫn chưa
thực hiện cẩn thận, làm qua loa, hình thức nhiều khi còn đùn đẩy trách nhiệm.
- Về cải cách thủ tục hành chính:
Thủ tục hành chính vẫn còn rườm rà, phức tạp gây phiền hà, khó khăn cho
người dân trong giải quyết công việc của người dân, doanh nghiệp. Việc triển
khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông vẫn còn thiếu đồng bộ, quan
hệ phối hợp trong giải quyết hồ sơ giữa các cán bộ công chức còn tồn tại, ý thức
trách nhiệm cán bộ công chức chưa cao còn tình trạng đùn đẩy trách nhiệm.
- Về cải cách tổ chức bộ máy hành chính:
Tổ chức bộ máy còn khá cồng kềnh đặc biệt là đội ngũ cán bộ không
chuyên trách có xu hướng gia tăng về số lượng, gây khó khăn cho hoạt động tinh
giản bộ máy nhà hành chính Nhà nước. Có đôi lúc cán bộ công chức không thực
hiện đúng quy chế làm việc của thị trấn gây ra ảnh hưởng đến công việc và dẫn
đến sai phạm.
- Về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức:
Triển khai thực hiện những giải pháp đổi mới theo hướng hiện đại hóa
công tác quản lý cán bộ, công chức còn chậm, dẫn đến cán bộ công chức vẫn ôm
đồm nhiều việc, thực hiện các nhiệm vụ không thuộc phạm vi chức năng nhiệm
vụ được giao.

Công tác quản lý, tuyển dụng, sử dụng, đánh giá, luân chuyển, đề bạt cán
bộ, công chức tại thị trấn vẫn chậm thay đổi. Công tác đánh giá cán bộ, công
chức dựa vào tập thể là chủ yếu, chưa được đánh giá rõ ràng qua việc hoàn
thành nhiệm vụ được giao. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức chưa
24
mang tính chủ động, còn ít và chưa tập trung vào chức năng nhiệm vụ thực hiện
công việc. Chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức vẫn chưa đáp ứng được
yêu cầu quản lý nhà nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước. Một bộ phận cán bộ, công chức suy thoái phẩm chất, đạo đức làm ảnh
hưởng đến lòng tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước.
- Cải cách tài chính công:
Việc triển khai thực hiện một số Nghị quyết của Chính phủ trong việc
thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí
quản lý hành chính, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tạo điều kiện phát huy
khả năng để cung cấp dịch vụ công với chất lượng cao vừa đúng với quy định
của pháp luật, vừa đáp ứng được yêu cầu của tổ chức, cá nhân đang gặp phải
một số khó khăn trong việc tự cân đối được ngân sách hoạt động và thực hiện
các hoạt động quản lý Nhà nước.
- Hiện đại hóa nền hành chính:
Phương thức, lề lối làm việc của các thị trấn hiện vẫn còn một số hạn chế
gây ra ảnh hưởng làm cho chưa theo kịp yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước. Công tác kiểm tra chưa được chú trọng đúng mức nên các
chủ trương, quyết định chưa phát huy hết hiệu lực
Quy chế làm việc của thị trấn vẫn còn chung chung và mang nặng hình
thức chưa phù hợp với thực tế công tác thị trấn. Chưa xác định rõ trách nhiệm
của cán bộ, công chức làm công tác tham mưu xây dựng thể chế, kỷ luật hành
chính chưa nghiêm
Ứng dụng công nghệ thông tin trong ủy ban nhân dân thị trấn đã được
triển khai thực hiện nhưng vẫn còn khá hạn chế và chưa đầy đủ; các trang thông
tin điện tử chủ yếu mới chỉ cung cấp thông tin một chiều;

2.2.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế:
- Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật ban hành đôi khi còn không đồng
bộ, tính ổn định không cao; một số văn bản chồng chéo; nên việc triển khai thực hiện
cũng thay đổi theo, không thể thực hiện có hiệu quả trong thời gian nhất định.
- Công tác tuyên truyền vận động về cải cách hành chính cho cán bộ, công
chức, nhất là người đứng đầu chính quyền thị trấn chưa thường xuyên, chưa sát
thực nên chưa tạo được chuyển biến về nhận thức và tinh thần trách nhiệm của
những người cán bộ công chức đặc biệt người làm cải cách hành chính.
- Nhiều thủ tục hành chính rườm rà, lạc hậu, gây khó khăn cho công tác
quản lý, điều hành, được quy định trong Luật hoặc văn bản quy phạm pháp luật của
25

×