MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây chè có lịch sử phát triển lâu đời trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Nhiều
năm qua, cây chè luôn được xác định là cây kinh tế mũi nhọn đối với các
huyện trong vùng sản xuất chè nói riêng và tỉnh Phú Thọ nói chung. Chính vì
vậy phát triển cây chè là một trong những chương trình kinh tế trọng điểm của
tỉnh Phú Thọ. Ngành sản xuất và xuất khẩu chè đang ngày càng đóng vai trò
quan trọng và trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, với
80% sản lượng chè của tỉnh được dành cho xuất khẩu. Lợi nhuận từ xuất khẩu
chè đã góp phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.
Không những thế, xuất khẩu chè và tạo thói quen uống chè cho người nước
ngoài là một trong những biện pháp hữu hiệu trong việc xây dựng và quảng
bá hình ảnh về đất nước và con người Việt Nam nói chung và quê hương Đất
tổ nói riêng.
Tuy nhiên một thực tế cho thấy chè xuất khẩu của tỉnh chưa thực sự có
uy tín, chưa có chất lượng cao so với các nước trong khu vực và thế giới,
thậm chí ngay cả trong nước. Nguyên nhân cơ bản của vấn đề này nằm ngay
trong những khâu đầu của quy trình sản xuất, từ xây dựng vùng nguyên liệu,
chọn giống, công nghệ chế biến,… Hầu hết các doanh nghiệp chế biến và xuất
khẩu chè đều gặp khó khăn về nguồn nguyên liệu đầu vào, giá cả biến động,
sản xuất manh mún, thậm chí phải đối mặt với nguy cơ mất thị trường. Mặc
dù phần lớn sản lượng chè của tỉnh sản xuất ra dành cho xuất khẩu song chủ
yếu dưới dạng nguyên liệu, chưa định vị được thương hiệu, giá thành thấp,
dẫn đến thu nhập của người trồng và sản xuất chè còn chưa cao. Ngành sản
xuất và xuất khẩu chè chưa phát huy được tiềm năng thế mạnh, khẳng định là
ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
PHAN DIỆU LINH Kế hoạch 47A
Trong tiến trình hôi nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay,
với tư cách là ngành sản xuất và xuất khẩu mũi nhọn của tỉnh Phú Thọ, ngành
chè cũng không thể đứng ngoài cuộc. Tham gia vào thị trường chè thế giới
đòi hỏi chè của tỉnh Phú Thọ phải chủ động tìm biện pháp đẩy mạnh xuất
khẩu.
Xuất phát từ những lý do trên, việc thực hiện đề tài: “ Một số giải pháp
đẩy mạnh xuất khẩu chè của tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh hội nhập kinh tế
quốc tế” là hết sức cần thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Đưa ra một số các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu chè
của tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Mục tiêu cụ thể:
Hệ thống hoá cơ sở lý luận về hoạt động xuất khẩu.
Đánh giá thực trạng xuất khẩu chè của tỉnh Phú Thọ hiện nay.
Thông qua những nghiên cứu đề ra những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu
chè của tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động sản xuất, chế biến và xuất khẩu
sản phẩm chè của tỉnh Phú Thọ.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp thống kê số liệu, đánh giá thực trạng xuất
khẩu chè của tỉnh Phú Thọ, kết hợp với biện pháp tổng hợp dữ liệu, phân tích
thị trường và dự báo từ đó đưa ra một số giải pháp cơ bản đẩy mạnh hoạt
động xuất khẩu chè của tỉnh Phú Thọ.
PHAN DIỆU LINH Kế hoạch 47A
5. Phạm vi nghiên cứu
Về mặt nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động xuất khẩu
Về mặt không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Phú
Thọ và tham khảo một số tỉnh lân cận.
Về mặt thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu trong giai đoạn từ năm
2002 đến nay và đưa ra một số giải pháp cho giai đoạn tới.
6. Kết quả dự kiến đạt được
Về mặt lý luận: Đề tài làm rõ các vấn đề về xuất khẩu, hoạt động xuất
khẩu sản phẩm. Phân tích một cách tổng quát tình hình hoạt động sản xuất,
chế biến và xuất khẩu chè của Phú Thọ hiện nay và những cam kết và yêu cầu
của các thị trường chính đối với sản phẩm chè trong bối cảnh hội nhập kinh tế
quốc tế hiện nay.
Về mặt thực tiễn: Đề tài đi phân tích, đánh giá thực trạng xuất khẩu sản
phẩm chè của tỉnh Phú Thọ
Về mặt giải pháp: Từ đó đưa ra một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu
chè của tỉnh Phú Thọ.
PHAN DIỆU LINH Kế hoạch 47A
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG
XUẨT KHẨU HÀNG HOÁ
1.1. LÝ THUYẾT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
1.1.1. Khái niệm về xuất khẩu và xuất khẩu hàng hoá
Xuất khẩu được hiểu là hoạt động bán hàng hoá, dịch vụ sản xuất trong
nước cho người nước ngoài. Nếu hiểu theo nghĩa rộng nhất, xuất khẩu bao
gồm việc bán hàng hoá, dịch vụ cho người nước ngoài (một mặt là thương
mại hàng hoá) và xuất khẩu các yếu tố sản xuất.
Xuất khẩu hàng hoá là hoạt động đưa hàng hoá ra khỏi một nước ( từ
nước này sang nước khác) để bán, trên cơ sở dùng tiền làm phương tiện thanh
toán ( tiền có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hoặc đối với cả hai quốc
gia) hoặc trao đổi láy một hàng hoá khác có giá trị tương đương.
Theo điều 2, Nghị định số 57/1998 NĐ-CP của Chính phủ nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Hoạt động xuất khẩu hàng hoá là hoạt động
bán hàng hoá của thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài theo
các hợp đồng mua bán hàng hoá, bao gồm cả hoạt động tạm nhập tái xuất và
chuyển khẩu hàng hoá.
Theo khoản 1 điều 28 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005: Xuất khẩu
hàng hoá là việc hàng hoá được đưa ra ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa
vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải
quan riêng theo quy định của pháp luật.
Dù hiểu theo nghĩa nào thì hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu
hàng hoá nói riêng đều có những tác động to lớn đối với sự phát triển kinh tế-
xã hội của mỗi quốc gia.
PHAN DIỆU LINH Kế hoạch 47A
1.1.2. Các hình thức xuất khẩu hàng hoá
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều hình thức xuất khẩu khác nhau nhưng
nhìn chung có các hình thức chủ yếu sau:
Một là, xuất khẩu trực tiếp, Đây là hoạt động xuất khẩu các hàng hoá
dịch vụ do chính doanh nghiệp sản xuất ra hoặc đặt mua từ các doanh nghiệp
sản xuất trong nước, sau đó xuất khẩu những sản phẩm này sang các quốc gia
khác với danh nghĩa là hàng của mình. Ưu điểm của hình thức này là giúp các
doanh nghiệp hay quốc gia khẳng định được uy tín trên thị trường quốc tế bởi
sự gắn kết giữa hàng hoá đó và thương hiệu của doanh nghiệp, quốc gia.
Đồng thời thu được lợi nhuận cao, giảm các chi phí trung gian tạo điều kiện
thâm nhập thị trường, chủ động trong sản xuất và xuất khẩu. Tuy vậy, hình
thức này đòi hỏi một lượng vốn khá lớn và tiền ẩn nhiều rủi ro khó có thể báo
trước.
Hai là, xuất khẩu gia công uỷ thác. Đây là hình thức các doanh nghiệp
đứng ra nhập nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm cho các doanh nghiệp gia
công, sau đó thu hồi thành phẩm để xuất cho bên nước ngoài. Doanh nghiệp
đóng vai trò trung gian, là cầu nối giữa đơn vị gia công và đơn vị uỷ thác.
Kết thúc hợp đồng doanh nghiệp được hưởng tỷ lệ phần trăm nhất định theo
giá của lô hàng. Hình thức này không đòi hỏi doanh nghiệp phải bỏ vốn đầu
tư nhưng phần trăm thu được không nhiều.
Ba là, xuất khẩu uỷ thác. Đây là hình thức doanh nghiệp đóng vai trò
trung gian xuất khẩu, làm thay cho các doanh nghiệp có hàng những thủ tục
cần thiết để xuất khẩu hàng và hưởng phần trăn theo giá trị hàng xuất khẩu đã
được thoả thuận. Hình thức này có ưu điểm là mức độ rủi ro thấp, không cần
vốn mua hàng nhưng lợi nhuận bị phân chia, mất sự liên hệ trực tiếp với thị
PHAN DIỆU LINH Kế hoạch 47A
trường đồng thời đòi hỏi doanh nghiệp phải có cán bộ kinh doanh có kinh
nghiệm về nghiệp vụ xuất nhập khẩu.
Bốn là, buôn bán đối lưu. Đây là phương thức giao dịch trao đổi hàng
hoá trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời
là người mua, lượng hàng giao dịch đi có giá trị tương ứng với lượng hàng
nhận về. Thực chất của hình thức này là sự mở rộng của phương thức giao
dịch hàng đổi hàng.
Năm là, xuất khẩu theo nghị định thư. Hình thức xuất khẩu này nhằm
mục đích thực hiện những thoả thuận đã được ký kết giữa chính phủ của các
quốc gia với nhau. Hình thức xuất khẩu nầy đảm bảo được khả năng thanh
toán là rất cao nhưng đi kèm với nó là liên quan đến uy tín, lợi ích của quốc
gia trên thị trường quốc tế mà không phải doanh nghiệp nào cũng có thể đáp
ứng được.
Sáu là, xuất khẩu tại chỗ. Đây là hình thức mà hàng hoá và dịch vụ có
thể chưa vượt ra khỏi biên giới quốc gia nhưng ý nghĩa kinh tế của nó cũng
giống như hoạt động xuất khẩu. Đó là việc cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho
các đoàn ngoại giao, khách du lịch quốc tế,…Hoạt động xuất khẩu này đang
được phổ biến có nhiều ưu điểm như giảm được chi phí vận chuyển, độ rủi ro
thấp.
Bảy là, gia công xuất khẩu. Đây là một hình thức kinh doanh theo đó
một bên nhập nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm từ bên đặt gia công sau đó
chế biến thành thành phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công.Hình thức này
giúp bên nhận gia công tạo công ăn việc làm cho người lao động, nhận được
các thiết bị công nghệ tiên tiến để phát triển sản xuất. tuy nhiên doanh nghiệp
sẽ bị động, chất lượng sản phẩm không đều.
PHAN DIỆU LINH Kế hoạch 47A
Tám là, tạm nhập tái xuất. Đây là việc xuất khẩu những hàng hoa trước
đây đi nhập khẩu về nhưng vẫn chưa tiến hành các hoạt động chế biến. Mục
đích của việc tái xuất khẩu là mua rẻ hàng hoá ở nước này sau đó bán đắt ở
nước khác và thu số ngoại tệ lớn hơn số vốn bỏ ra. Hàng hoá có thể đi từ nước
xuất khẩu đến nước tái xuất rồi sang nước thứ ba hoặc có thế đi thẳng từ nước
xuất khẩu sang nước nhập khẩu.
1.1.3. Nội dung của hoạt động xuất khẩu:
a. Quy mô xuất khẩu
Xác định quy mô xuất khẩu một mặt hàng bao gồm việc xác định sản
lượng cũng như doanh thu của mặt hàng đó. Về mặt logic, sản phẩm có sức
cạnh tranh cao, dễ bán trên thị trường thì sẽ có doanh thu cao. Ngược lại, sức
cạnh tranh của sản phẩm thấp thì doanh thu thu được từ hoạt động thương mại
cũng nhỏ hơn. Việc xác định quy mô, tốc độ xuất khẩu nói chung phụ thuộc
vào quy mô, tốc độ tăng trưởng kinh tế và sự biến động trên thị trường quốc
tế. Khi nhu cầu thị trường tăng lên, doanh thu xuất khẩu cao và tốc độ xuất
khẩu cũng tăng trưởng đều đặn với cùng xu hướng phản ánh khả năng thỏa
mãn nhu cầu và thị hiếu thị trường cũng như sức cạnh tranh của hàng hóa so
với các đối thủ khác.
b. Chi phí sản xuất và giá sản phẩm xuất khẩu
Chi phí để tạo ra một hàng hóa là chi phí tính trên một đơn vị sản phẩm
có xem xét tương quan với chất lượng sản phẩm đó. Chi phí sản xuất hàng
hóa, đặc biệt là nông sản dựa trên lợi thế so sánh của mỗi quốc gia, khu vực.
Các nước có lợi thế so sánh trong hoạt động sản xuất nông sản, nhờ tích lũy
kinh nghiệm qua nhiều thế hệ, cũng như điều kiện tự nhiên thuận lợi cho các
giống cây phát triển Tuy nhiên, hiện nay cạnh tranh nhằm giảm chi phí sản
xuất nông sản xuất khẩu không chỉ dựa vào điều kiện tự nhiên thuận lợi và
PHAN DIỆU LINH Kế hoạch 47A
kinh nghiệm trong sản xuất, mà phải dựa trên hiệu quả của tất cả các khâu:
sản xuất, thu mua, vận chuyển, chế biến, kho bãi, cầu cảng… Bên cạnh đó,
chi phí sản xuất chỉ là điều kiện cần chứ chưa đủ để nâng cao sức cạnh tranh
cho hàng hóa xuất khẩu, vì nông sản xuất khẩu muốn cạnh tranh với các đối
thủ khác còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chiến lược kinh doanh,
marketing, quản trị xuất khẩu, khả năng dự báo và đối phó với những thay đổi
bất thường của thị trường quốc tế…
Giá cả của bất kỳ loại hàng hóa xuất khẩu nào cũng phục thuộc vào các
yếu tố như: chi phí, nhu cầu, mức độ cạnh tranh, các quy định về luật và thuế
xuất – nhập khẩu, khả năng thống trị thị trường của mặt hàng… Thông
thường, cùng một mặt hàng với cùng chất lượng, kiểu dáng bao bì… người
tiêu dùng sẽ chọn lựa dựa trên tiêu chuẩn về giá. Giá hàng hóa của hãng càng
rẻ càng có lượng tiêu thụ lớn. Tuy nhiên, giá cao cũng có tác dụng kích thích
người mua, vì nó hàm ý giá trị của hàng hóa cao hơn. Giá cả của nông sản đặc
biệt phụ thuộc vào công đoạn chế biến. Càng gia tăng công đoạn chế biến với
kỹ thuật hiện đại, giá trị nông sản càng cao dẫn đến giá bán cũng sẽ gia tăng.
c. Cơ cấu và chất lượng hàng xuất khẩu
Chủng loại nông sản trên thế giới rất đa dạng, với nhiều kiểu, tên gọi và
chất lượng khác nhau. Hơn thế, nông sản mà mỗi vùng miền với đặc điểm khí
hậu, đất đai, nguồn nước, chế độ canh tác và giống lâu đời đã tạo nên rất
nhiều loại đặc sản của từng địa phương.
Việc xác định loại nông sản xuất khẩu chính phải dựa trên lợi thế so sánh
của mỗi quốc gia (lợi thế về điều kiện tự nhiên, nguồn lực, về kinh nghiệm…)
cũng như yêu cầu của các thị trường tiềm năng.
PHAN DIỆU LINH Kế hoạch 47A
d. Thị trường và thương hiệu nông sản xuất khẩu trong điều kiện
hội nhập kinh tế quốc tế
Việc xác định chỉ tiêu cho từng thị trường xuất khẩu nằm trong định
hướng xuất khẩu của các quốc gia dưới áp lực cạnh tranh toàn cầu. Định
hướng thị trường xuất khẩu không những giúp các quốc gia xác định lợi thế
so sánh và yêu cầu từ thị trường từ đó tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa
mà còn hỗ trợ các nhà quản lý xác định và dự báo được quy mô và chủng loại
nông sản xuất khẩu làm cơ sở để đề xuất kế hoạch sản xuất cho kỳ tiếp theo.
Do đó, định hướng thị trường xuất khẩu có tính quyết định tính khả thi của
chiến lược.
Xác định chỉ tiêu thị trường xuất khẩu bao gồm: dự báo nhu cầu gạo trên
thị trường quốc tế (các thị trường truyền thống và các thị trường tiềm năng),
xác định các yêu cầu về đảm bảo an toàn vệ sinh, các quy định kiểm tra, các
yêu cầu về thời gian số lượng.
1.1.3. Các yếu tố tác động đến hoạt động xuất khẩu
a. Quan hệ chính trị ngoại giao
Một quốc gia muốn phát triển thị trường hàng hoá xuất khẩu phải có
đường lối chính trị mở cửa hội nhập với thế giới một cách nhất quán và ổn
định lâu dài, có quan hệ ngoại giao cởi mở được thể hiện cụ thể cụ thể bằng
các hiệp định được ký kết và triển khai cụ thể cho từng thời kỳ. Việc thiết lập
quan hệ ngoại giao giữa các nước là điều kiện tiên quyết thúc đẩy hoạt động
xuất khẩu và tìm thị trường đối tác.
b. Chính sách thương mại của Nhà nước
Chính sách mậu dịch tự do: một nước theo đuổi chính sách mậu dịch tự
do thì ở đó Nhà nước sẽ không can thiệp trực tiếp và quá trình điều tiết ngoại
thương, Nhà nước sẽ mở cửa hoàn toàn thị trường nội địa để cho hàng hoá và
PHAN DIỆU LINH Kế hoạch 47A
vốn đầu tư tự do lưu thông và tạo điều kiện cho hoạt động thương mại quốc tế
tự do phát triển.
Chính sách bảo hộ mậu dịch: khi sử dụng chính sách này Nhà nước
thường áp dụng các công cụ, biện pháp thuế quan và phi thuế quan để tránh
cho hàng hoá và doanh nghiệp trong nước khỏi cạnh tranh trực tiếp với hàng
hoá và doanh nghiệp nước ngoài.
c. Thuế quan
Thuế quan được hiểu là loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hoá xuất
khẩu, nhập khẩu hoặc quá cảnh.
Thuế xuất khẩu sẽ tác động đến giá cả của hàng hoá bán ra nước ngoài.
Nếu Nhà nước đánh thuế vào hàng xuất khẩu sẽ làm cho giá cả của mỗi đơn
vị hàng hoá xuất khẩu cao hơn so với khi không có thuế và sẽ làm giảm khả
năng cạnh tranh của hàng hoá trên trường quốc tế. Do vậy, để khuyến khích
hoạt động xuất khẩu, Nhà nước cần có những chính sách linh hoạt, miễn giảm
thuế xuất khẩu cho các loại hàng hoá để mở rộng thị trường, tăng GDP cho
nền kinh tế.
d. Hạn ngạch xuất khẩu
Hạn ngạch là quy định của Nhà nước về số lượng và giá trị của một loại
hàng hoá hoặc một nhóm hàng hoá được phép xuất khẩu. Đây là công cụ quan
trọng thứ hai sau thuế tác động trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu hàng hoá.
Trên thực tế thì để khuyến khích xuất khẩu, cách tốt nhất là Nhà nước không
nên áp dụng hạn ngạch xuất khẩu trừ những trường hợp các mặt hàng có liên
quan đến an ninh quốc gia như lúa gạo hoặc các hàng hoá xuất khẩu sang
những thị trường mà tại đó có quy định hạn ngạch nhập khẩu.
e. Tỷ giá hối đoái
PHAN DIỆU LINH Kế hoạch 47A
Tỷ giá hối đoái là một công cụ tác động tới hoạt động xuất nhập khẩu
một cách gián tiếp, Các nước theo đuổi chính sách hướng về xuất khẩu
thường sử dụng chính sách hạ giá đồng nội tệ, Khi ấy hàng hoá xuất khẩu sẽ
rẻ hơn tương đói so với hàng hoá của các quốc gia khác. Điều này khuyến
khích các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá nhiều hơn, làm tăng thêm GDP
cho nền kinh tế.
f. Quy định hải quan
Hàng hoá xuất khẩu phải được thông qua nhanh chóng. Nếu hoạt động
hải quan phức tạp gây nhiều phiền hà cho người xuất khẩu thì sẽ làm mất cơ
hội kinh doanh cho các doanh nghiệp. Do đó cần phải hoàn thiện quy trình
nghiệp vụ hải quan, áp dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại phân loại hàng
hoá theo mức độ quan trọng để từ đó thông quan nhanh chóng cho những
hàng hoá thông thường.
g. Hỗ trợ xúc tiến thương mại
Nhà nước đầu tư tài chính và cơ sở vật chất kỹ thuật trang thiết bị cho
việc thu thập thông tin thị trường thế giới hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu,
giúp các doanh nghiệp giao lưu với các đối tác nước ngoài để tìm kiếm thị
trường và cơ hội kinh doanh, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hoá như
tham gia hội chợ quốc tế, gặp gỡ trao đổi thông tin thương mại với các doanh
nghiệp nước ngoài.
h. Hạn chế xuất khẩu tự nguyện
Đây là hình thức của hàng rào mậu dịch phi thuế quan theo đó quốc gia
nhập khẩu đòi hỏi quốc gia xuất khẩu phải hạn chế bớt lượng hàng xuất khẩu
sang nước mình một cách tự nguyện nếu không nước nhập khẩu sẽ áp dụng
các biện pháp kiên quyết
PHAN DIỆU LINH Kế hoạch 47A
1.1.4. Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với sự phát triển kinh tế
xã hội
a. Đối với quốc gia xuất khẩu
• Xuất khẩu tạo điều kiện cho quốc gia tận dụng lợi thế so sánh của
mình, thúc đẩy phân công lao động xã hội
Chỉ có những hàng hoá có sức cạnh tranh cao thì mới có thể đứng vững
trên thị trường thế giới. Do đó xuất khẩu giúp cho quốc gia có thể nhận biết
thế mạnh của mình. Từ đó quốc gia tập trung nguồn lực để sản xuất và cung
ứng những sản phẩm thuộc thế mạnh của mình, phân công lao động quốc tế
được hình thành. Nguồn lực sẽ được phân bổ hiệu quả hơn trên cơ sở các
quốc gia đều nhận thấy được lợi thế so sánh của mình.
Xuất khẩu tạo ra cơ hội cho tất cả các quốc gia nhất là các quốc gia đang
phát triển có thể tận dụng được thời cơ, đẩy mạnh công nghiệp hoá trên cơ sở
ứng dụng thành quả cách mạng khoa học công nghệ vào sản xuất.
• Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu công nghệ, máy móc
và những nguyên vật liệu cần thiết phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá
Xuất khẩu là động lực kích thích các ngành sản xuất phát triển, tăng thu
nhập cho nền kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân.
Mặc dù không phải là nguồn thu ngoại tệ duy nhất nhưng có thể khẳng
định rằng đây là nguồn thu ngoại tệ chủ yếu nhất và bền vững nhất. Nguồn
thu quan trọng nhất để nhập khẩu máy móc, công nghệ để phục vụ công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là từ xuất khẩu. Xuất khẩu vừa là tiền đề, là
động lực của nhập khẩu. Thúc đẩy xuất khẩu để tăng khả năng nhập khẩu mở
rộng sản xuất và tăng trưởng kinh tế. Đây chính là sự kết hợp giữa nội lực và
PHAN DIỆU LINH Kế hoạch 47A
ngoại lực trong tăng trưởng kinh tế. Ngoại tệ thu được từ xuất khẩu còn là
nguồn tăng dự trữ ngoại tệ quốc gia để ổn định và điều tiết nền kinh tế.
• Xuất khẩu đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất
sản phẩm
Xuất khẩu cho phép mở rộng quy mô sản xuất, tạo ra khả năng mở rộng
thị trường tiêu thụ nhờ vậy mà sản xuất có thể phát triển và ổn định.
Sự phát triển của hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu tạo điều kiện cho
các ngành sản xuất phụ trợ phát triển theo. Nếu quốc gia phát huy được thế
mạnh nhờ hàng xuất khẩu sẽ là động lực để chuyển dịch cơ cấu sản xuất.
Do phải cạnh tranh với hàng hoá của các quốc gia khác nhau trên thị
trường thế giới nên nhà sản xuất hàng xuất khẩu sẽ phải chú ý nhiều hơn đến
chất lượng, mẫu mã sản phẩm xuất khẩu cho phù hợp với nhu cầu thị trường.
Sự cạnh tranh này đòi hỏi doanh nghiệp phải tổ chức lại sản xuất, hoàn thiện
công việc quản trị sản xuất và kinh doanh, hình thành cơ cấu sản xuất luôn
thích ứng được với những thay đổi của thị trường. Do đó xuất khẩu tạo tiền đề
kinh tế, kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng cao năng lực sản xuất.
• Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công việc làm và cải
thiện đời sống nhân dân
Sản xuất hàng xuất khẩu là nơi thu hút hàng triệu lao động vào làm việc
và tăng thu nhập cho người lao động không chỉ ở những doanh nghiệp, những
địa phương sản xuất hàng xuất khẩu mà cả ở những địa phương khác do sự di
chuyển của mọt bộ phận lao động vào sản xuất hàng xuất khẩu sẽ tạo cơ hội
cho những người khác có khả năng kiếm được việc làm. Nhờ vậy mà đời sống
của người dân được nâng cao, thất nghiệp giảm và tệ nạn xã hội cũng có xu
hướng giảm theo
PHAN DIỆU LINH Kế hoạch 47A
Xuất khẩu tạo nguồn vốn nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu, phục
vụ trực tiếp đời sống và đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng phong phú
của người dân.
Đồng thời sự phân công lao động mới đòi hỏi lao động được sử dụng
nhiều hơn, năng suất lao động cao. Rõ ràng xuất khẩu tác động tích cực tới
tay nghề và thay đổi thói quen của những người sản xuất hàng xuất khẩu.
• Xuất khẩu là cơ sở để thúc đẩy và mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại,
tăng cường địa vị kinh tế của mỗi quốc gia trên thị trường thế giới.
Nhờ có hoạt động xuất khẩu mà phân công lao động quốc tế ra đời. Từ
đó làm các quốc gia phụ thuộc vào nhau nhiều hơn. Các quốc gia sẽ đặt mục
tiêu kinh tế lên hàng đầu thúc đẩy quan hệ ngoại giao phát triển. Đến lượt nó,
quan hệ ngoại giao là điều kiện tiền đề thúc đẩy hoạt động thương mại quốc
tế, đẩy mạnh xuất khẩu.
b. Đới với quốc gia nhập khẩu
Không chỉ có vai trò to lớn đối với quốc gia xuất khẩu, hoạt động xuất
khẩu còn đóng vai trò tích cực trong đời sống kinh tế, đời sống xã hội của
quốc gia tiếp nhận nhập khẩu. Cụ thể như:
- Tiếp nhận nhập khẩu từ quốc gia khác tạo điều kiện cho người tiêu
dùng tại quốc gia đó được tiêu dùng những sản phẩm hàng hoá đa dang,
phong phú hơn. Vì trên thực tế không một quốc gia nào có đủ điều kiện nguồn
lực để tự sản xuất ra tất cả các loại hàng hoá, dịch vụ phục vụ nhu cầu tiêu
dùng trong nước. Nếu có thì chi phí sản xuất rất cao. Nhờ có thương mại quốc
tế và hoạt động xuất nhập khẩu mà các quốc gia có thể giảm được chi phí sản
xuất đồng thời có được nhiều loại hàng hoá phục vụ tiêu dùng trong nước.
PHAN DIỆU LINH Kế hoạch 47A
- Tiếp nhận xuất khẩu từ quốc gia khác tạo điều kiện cho quốc gia đó tập
trung nguồn lực vào việc sản xuất các hàng hoá thế mạnh. Do chuyên môn
hoá sản xuất mà vai trò của quốc gia sẽ được nâng cao trên trường quốc tế.
1.2. TỔNG QUAN NGÀNH CHÈ VÀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
CHÈ CỦA TỈNH PHÚ THỌ
1.2.1. Lịch sử hình thành ngành chè của tỉnh Phú Thọ
Nói đến chè Phú Thọ là người ta liên tưởng tới một sản phẩm có truyền
thống lịch sử lâu đời, gắn liền với truyền thuyết Vua Hùng và lịch sử ngành
chè Việt Nam. Phú Thọ được xem như cái nôi của ngành chè Việt Nam. Năm
1885 Pháp đã tiến hành khảo sát về cây chè trên đất Phú Thọ và về sản xuất
chè ở Việt Nam. Đến giai đoạn 1890 - 1891 tại vùng giữa sông Đà và sông
Hồng một đồn điền kinh doanh chè đầu tiên đã được xây dựng tại xã Tình
Cương (Cẩm Khê) với diện tích 60ha. Sau khi nghiên cứu về nông học, để
khai thác hết các tài nguyên thế mạnh của vùng trung du miền núi, năm 1918
toàn quyền Đông Dương đã ký quyết định thành lập Trại nghiên cứu nông
lâm nghiệp Phú Thọ, tiền thân của Viện nghiên cứu chè ngày nay…
Với ưu thế về đất đai, khí hậu tập quán và truyền thống lâu đời của
người dân làm chè Phú Thọ có một lợi thế lớn về sản xuất và chế biến chè, lại
có hệ thống đường xá giao thông cả ba tuyến rất thuận lợi: chính vì những thế
mạnh đó mà ngay từ sau năm 1956 khu công nghiệp chế biến chè đầu tiên của
cả nước do Liên Xô giúp đỡ xây dựng tại Đào Giã (Thanh Ba) và Hương Xạ
(Hạ Hòa) tiếp theo đó đến những năm 1970 các nhà máy Đoan Hùng, Thanh
Sơn....
Hương chè Phú Thọ đã được xuất sang Châu Âu và các nước trên thế
giới. Với những thế mạnh và vị thế cây chè Phú Thọ mà từ những năm đầu
của thập kỷ 90, các công ty tập đoàn kinh tế nước ngoài đã tìm đến Phú Thọ
PHAN DIỆU LINH Kế hoạch 47A
tạo dựng cơ hội làm ăn. Cho đến nay có thể nói chưa có một địa phương nào,
tỉnh nào có một hệ thống chế biến chè đa dạng tinh xảo và lớn như Phú Thọ…
Vì vậy, Chè trở thành biểu tượng văn hoá của mảnh đất Phú Thọ, gắn bó chặt
chẽ với đời sống của người dân Phú Thọ. Nói đến Phú Thọ, người ta nghĩ
ngay đến “Rừng cọ, đồi chè, đồng xanh ngào ngạt”…
1.2.2. Những đặc trưng cơ bản của chè của tỉnh Phú Thọ
- Về hương vị
Với các thành phần hoá học của lá chè tại Phú Thọ đã làm cho các sản
phẩm chế biến chè Phú Thọ có hương vị đặc biệt khác hẳn cây chè ở những
vùng đất khác là “Chè ngọt mát, thơm mùi ngô tươi non, phảng phất mùi hoa
bưởi. Người thưởng thức có cảm giác như trong chất chè có cả sự mát rượi
của dòng sông, hương thơm của cánh bãi. Hương hoa bưởi thoảng như hương
của khu vườn, có cả tiếng ong bay”.
Đối với chè xanh: Hình dáng màu xanh tự nhiên, cánh chè dài, xoăn đều
non, có tuyết. Màu nước xanh và trong sáng. Hương thơm mạnh tư nhiên,
thoáng cốm. Vị đậm, dịu, có hậu ngọt.
Đối với chè đen thì có: Hình xoăn, tương đối đều, đen tự nhiên, thoáng
tuyết. Mầu nước đỏ nâu sáng, rõ viền vàng. Mùi thơm đượm. Vị đậm, dịu, có
hậu ngọt. Nhà bác học Lê Quý Đôn đã từng mô tả: “Mỗi lần bỏ vào miệng thì
tận trong răng lưỡi đã nảy ra vị thơm tựa như nước thánh trời cho”. “Cùi chè
trong như hổ phách, hạt nhỏ, nước ngọt mát và thơm lạ lùng”. Đó là thứ chè
nước, loại chè đại chè của xứ chè; chưa nói đến Chè, Chè Đường Phèn của
Phú Thọ mới thực quý, hương vị càng đậm đà, thơm ngon hơn. Chè có vị
ngọt, tính mát, có tác dụng an thần, nhuận tràng, bổ thần kinh, tăng cường thể
lực, sức khoẻ đối với người mới ốm dậy, người già, trẻ nhỏ.
PHAN DIỆU LINH Kế hoạch 47A
Ngoài chè tươi, long chè (cùi chè xấy khô gồm long xoáy,…), mật ong
chè, phấn hoa cũng là những sản phẩm quí, vừa là món ăn bổ dưỡng, vừa là vị
thuốc bồi bổ sức khoẻ; hạt chè được sử dụng trong các bài thuốc đông y.
- Về giá trị văn hoá - xã hội:
Cây chè, không biết tự bao giờ đã gắn bó với người dân Phú Thọ, nhiều
gia đình đã hết đói nghèo, khấm khá lên từ trồng chè và chế biến chè thành
nhiều loại sản phẩm đa dạng, phong phú hơn như Long chè, nước chè đóng
hộp, mật ong chè, phấn hoa chè, chè sen long chè…
Do giá trị của cây chè, thời phong kiến, nhiều gia đình lấy vườn chè làm
của hồi môn cho con cái đi ở riêng. Đặc biệt, thời phong kiến, các quan lại địa
phương đã đem những sản vật quí cống nạp; trong đó có Chè được đem
đi“Tiến Vua”. Hiện nay vẫn còn di tích cây “Chè Tiến”, hay còn gọi là cây
chè Tổ ở trước cửa Đình Hiến, phường Hồng Châu, Thị xã Phú Thọ.
Vì vậy, Chè trở thành biểu tượng văn hoá của mảnh đất Phú Thọ, gắn bó
chặt chẽ với đời sống của người dân Phú Thọ. Nói đến Phú Thọ, người ta nghĩ
ngay đến “Chè bổ ngập dao phay”. Trong dân gian, nhiều thứ được gắn với
Chè như: Con gái xứ Chè, Mắt đen hạt Chè, Mùi thơm hương Chè, Giọng nói
ngọt như vị Chè…
- Về tính kinh tế nhờ quy mô lớn:
Phú Thọ với địa hình chủ yếu là hệ thống đồi bát úp, đất có độ phì nhiêu
cao độ PH rất thích hợp cho cây chè sinh trưởng và phát triển. Đặc biệt người
dân ở Phú Thọ đã có truyền thống trồng chè và chế biến chè từ rất lâu đời, cơ
sở chế biến chè xanh, chè đen (Orthordox, CTC) đã được xây dựng ở đây từ
những năm đầu thập kỷ 60 của thế kỷ 20. Tỉnh Phú Thọ có 13 huyện, thành,
thị thì có tới 10 huyện, thị có diện tích chè. Cũng vì những lý do đó mà nhiều
công ty nước ngoài vào tìm hiểu và đầu tư để sản xuất chè. Hiện tại có 2 công
ty có vốn đầu tư nước ngoài là Công ty chè Phú Đa là liên doanh giữa Tổng
PHAN DIỆU LINH Kế hoạch 47A
Công ty chè Việt Nam và tập đoàn Foodsuff của Irắc, Công ty chè Phú Bền
100% vốn đầu tư nước ngoài của tập đoàn Sipel của Vương quốc Bỉ và trên
45 doanh nghiệp, cơ sở chế biến chè trong nước (chưa kể các cơ sở sao chế
quy mô hộ gia đình) với công suất thiết kế 600 tấn chè búp tươi/ngày. Diện
tích chè không ngừng tăng lên. Đến nay diện tích chè trên toàn tỉnh đạt trên
12 nghìn ha, tăng trên 4 nghìn ha so với năm 2000. Huyện có diện tích chè
lớn nhất là Thanh Sơn, là huyện có Công ty chè Phú Đa hoạt động trong nhiều
năm đạt hiệu quả. Xã Văn Miếu và Võ Miếu (huyện Thanh Sơn) được nhiều
người biết đến bởi có diện tích chè khá lớn, mỗi xã có trên 200 ha. Các huyện
Thanh Ba, Hạ Hòa, Đoan Hùng cũng là những huyện có diện tích chè lớn của
tỉnh do có Công ty chè Phú Bền. Để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu diện tích chè
trồng mới chủ yếu bằng các giống LDP
1
, LDP
2
có năng suất chất lượng cao
phù hợp với cả chế biến chè xanh và chè đen. Song song với trồng mới mở
rộng diện tích, các địa phương tăng cường đầu tư cải tạo diện tích chè cằn
xấu, thâm canh diện tích chè kinh doanh. Do vậy năng suất sản lượng chè búp
tươi tăng liên tục. Đến nay năng suất chè búp tươi bình quân trên diện tích
cho sản phẩm đạt trên 65 tạ/ha, sản lượng trên 60 nghìn tấn, so với năm 2000
năng suất tăng hơn 18 tạ/ha, sản lượng tăng trên 30 nghìn tấn.
Chính nhờ yếu tố quy mô lớn mà Phú Thọ đã đáp ứng được nhu cầu của
khách hàng quốc tế về chè nguyên liệu /chè bán thành phẩm với số lượng đặt
mua lớn thường xuyên mà vẫn đảm bảo được chất lượng cao, với giá bán hợp
lý. Điều này cũng lý giải tại sao các doanh nghiệp nước ngoài lại đầu tư xây
dựng nhà máy chế biến chè tại Phú Thọ mà không phải là ở các địa phương
khác (như Thái Nguyên chẳng hạn).
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu chè của tỉnh Phú Thọ
a. Quan hệ chính trị ngoại giao
PHAN DIỆU LINH Kế hoạch 47A
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ảnh hưởng mạnh mẽ tới xuất khẩu chè
của Việt Nam nói chung và chè của Phú Thọ nói riêng. Việc hội nhập quốc tế
thông qua các hiệp định thương mại song phương và đa phương, tham gia vào
các định chế kinh tế khu vực và quốc tế sẽ tạo ra những cơ hội thuận lợi để
đưa sản phẩm chè của chúng ta thâm nhập thị trường quốc tế.
b. Chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh Phú Thọ
Cũng như nhiều nước đang phát triển khác, ở Việt Nam đang hình thành
nền kinh tế hướng ra xuất khẩu. Chính phủ Việt nam chủ trương đẩy mạnh
xuất khẩu và hoan nghênh các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt nam để khai
thác những tiềm năng to lớn của Việt Nam như tài nguyên, sức lao động dồi
dào để tổ chức sản xuất hàng xuất khẩu. Các công cụ chính sách thương mại
được điều chỉnh, bổ sung, xây dựng mới cho phù hợp với cơ chế kinh tế thị
trường và các cam kết quốc tế của Việt Nam.
Chủ trương đổi mới trong kinh tế của Đảng, cụ thể là các chính sách, cơ
chế và giải pháp của các cấp, các ngành đã tạo môi trường đầu tư, sản xuất
kinh doanh thông thoáng, kích thích các thành phần kinh tế tham gia sản xuất
xuất khẩu( trong những năm qua, giá trị sản xuất các doanh nghiệp nhà nước
đạt trung bình 29,5% kim ngạch, doanh nghiệp ngoài quốc doanh 6,25% kim
ngạch, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 64,22% kim ngạch). Cùng
với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế, tỉnh đã
có nhiều chính sách, cơ chế nhằm phát huy tối đa các tiềm năng lợi thế của
tỉnh trong công tác chỉ đạo đẩy mạnh xuất khẩu. Đó là các chính sách ưu đãi
và kêu gọi đầu tư, chính sách hỗ trợ vốn, mặt bằng, nhân lực,… tạo điều kiện
thuận lợi để các doanh nghiệp tham gia sản xuất xuất khẩu.
c. Thuế quan
PHAN DIỆU LINH Kế hoạch 47A
Xuất khẩu chè đang phải đối mặt với nhiều khó khăn do những ràng
buộc trong các hiệp định thương mại quốc tế mà Việt Nam đã và đang tham
gia. Năm 2003, Việt Nam đưa vào danh mục cắt giảm tới 20% các mặt hàng
có thuế suất cao trong đó có sản phẩm chè. Đồng thời cũng theo cam kết trong
Hiệp định thương mại Việt Nam Hoa Kỳ, đến năm 2005, mức thuế trung bình
của hàng hoá từ Mỹ nhập khẩu vào Việt Nam giảm từ 30-40% xuống còn 10-
29%, trong đó riêng hàng nông sản đã cam kết giảm thuế đối với 195 dòng
thuế, chủ yếu là nông sản chế biến, mức thuế giảm từ 35,5% xuống 25,7%.
Hiệp định Thương mại Việt Nam Hoa Kỳ sẽ tạo điều kiện cho hàng nông sản
Việt Nam xâm nhập vào thị trường Mỹ do thuế MFN (theo quy chế tối huệ
quốc) thấp hơn nhiều, nhưng cũng lại là thách thức lớn do khả năng cạnh
tranh còn thấp. Đặc biệt, với việc tham gia gia nhập WTO thì việc giảm thiểu
các biện pháp bảo hộ phi thuế quan trong sản xuất nông nghiệp trong nước
cũng như xuất khẩu nông sản trong đó có sản chè là một yêu cầu khắt khe mà
Việt Nam phải thực hiện.
d. Tỷ giá hối đoái
Một trong những yếu tố quan trọng khác là tỷ giá hối đoái. Do các nước
xuất khẩu nông sản trong đó có xuất khẩu chè của Việt Nam chủ yếu giao
dịch bằng đồng đô la nên khi đô la giảm giá sẽ kích thích cầu tăng, áp lực đẩy
giá lên. Ngoài ra, đồng đô la giảm làm cho các nhà đầu cơ có xu hướng
chuyển đầu tư từ nắm giữ đô la sang nắm giữ các hàng hóa trong đó có nông
sản. Những áp lực này đã thúc đẩy tăng cầu, kích thích giá nông sản tăng lên.
Tuy nhiên, bắt đầu từ tháng 6-2008 đồng đô la đã tăng giá mạnh so với đồng
euro, dẫn đến một số tác động làm giảm giá hàng nông sản trong đó có sản
phẩm chè.
Do đa số các nước xuất khẩu nông sản, trong đó có Việt Nam, đều thu
bằng đô la nên giá nông sản tính theo đô la giảm đã ảnh hưởng xấu đến thu
PHAN DIỆU LINH Kế hoạch 47A
nhập xuất khẩu. Tuy nhiên, có một khía cạnh khác của vấn đề tỷ giá ít được
nhắc tới, đó là tỷ giá của đồng tiền các nước này so với đô la. Nếu đồng nội tệ
mà giảm so với đồng đô la sẽ thúc đẩy xuất khẩu và ngược lại, và tính trên
bình diện chung, nước nào giảm giá đồng nội tệ càng nhiều thì càng có ưu thế
hơn trong thúc đẩy xuất khẩu. Tất nhiên, việc điều chỉnh tỷ giá còn phụ thuộc
vào các cán cân vĩ mô khác chứ không thể tùy ý phá giá chỉ để thúc đẩy xuất
khẩu được.
Số liệu cho thấy các nước xuất khẩu nông sản lớn trên thị trường thế giới
cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam ở các mặt hàng nông sản mũi nhọn như
gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, điều như Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ, Brazil,
Colombia…đều đã giảm giá mạnh đồng tiền so với đồng đô la từ mức 13-
33%, trong khi đó con số này với Việt Nam chỉ ở mức 5%. Như vậy, sự giảm
giá đồng tiền đã vô hình trung làm cho các nước này hạn chế thiệt hại gây ra
bởi suy giảm giá của thị trường thế giới khiến hàng xuất khẩu nông sản của
Việt Nam ở vào thế khó cạnh tranh hơn.
e. Hỗ trợ xúc tiến thương mại
Hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước về thương mại, đặc biệt là cấp
tỉnh, công tác nghiên cứu qui hoạch phát triển, xử lý và cung cấp thông tin,
triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại là hết sức quan trọng. Vai trò
của việc thiết lập và kết nối các kênh thông tin về thị trường quốc tế và thị
trường nội địa của các cơ quan quản lý nhà nước, các Hiệp hội chè Việt Nam,
các tổng công ty chè Việt Nam nhằm tạo lập mạng thông tin rộng nhưng có sự
tập trung đủ mạnh, hình thành nên trung tâm có khả năng phân tích, xử lý và
cung cấp thông tin thị trường đến các doanh nghiệp và người sản xuất kinh
doanh một cách nhanh chóng, hiệu quả. Đặc biệt thông tin phản ánh diễn biến
PHAN DIỆU LINH Kế hoạch 47A
thị trường - giá cả từ các địa phương, các hiệp hội, doanh nghiệp và các bộ,
ngành có ảnh hưởng lớn tới giá trị sản xuất và xuất khẩu.
1.2.4. Các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến diện tích, năng suất, sản
lượng chè
a. Khí hậu
Phú Thọ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, điểm nổi bật là mùa
đông không lạnh lắm, nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 23
o
C, lượng mưa
trung bình khoảng 1.600-1800mm. Độ ẩm trung bình khoảng 85-87%.
Nhiệt độ là điều kiện quan trọng đối với sinh trưởng và phát triển, ảnh
hưởng mạnh mẽ tới quá trình ra búp cũng như chất lượng của chè. Chè thích
hợp ở vùng có nhiệt độ bình quân năm 20
0
c – 24
o
C, nhiệt độ thấp nhất tuyệt
đối không được vượt quá - 1
0
c (Phú Thọ 4,9oC).
Ngoài ra nhiệt độ còn ảnh hưởng tới phẩm chất của búp chè. Với biểu
diễn biến nhiệt độ và các tiểu vùng khí hậu như trên của Phú Thọ hoàn toàn
thích hợp cho cây chè sinh trưởng, phát triển thuận lợi và cho năng suất, chất
lượng tốt.
Lượng mưa cả năm của Phú Thọ trung bình đạt 1710 mm, tuy nhiên
phân bố không đều trong năm, tập trung tới gần 70% vào mùa mưa (từ tháng
5 – tháng 10); mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau) lạnh và thường có
mưa phùn. Lượng mưa từ tháng 2 - 4 tuy không nhiều nhưng độ ẩm không khí
cao 85 – 87%, giai đoạn này là thời gian ra búp, nếu gặp mưa nhiều cộng với
cường độ chiếu sáng tốt, là những điều kiện rất tốt để chè có năng suất và chất
lượng cao..
PHAN DIỆU LINH Kế hoạch 47A
b. Nước
Chè thuộc nhóm cây sinh trưởng mạnh, sinh khối lớn nên cần một lượng
nước khá lớn, đặc biệt là vào thời kỳ sinh trưởng mạnh và phát triển búp.
Lượng nước mưa hàng năm cần thiết 1.300 - 1.600 mm/năm (PT:1700mm).
Chè là cây ưa nước, đồng thời là cây chịu hạn nhờ có rễ nấm nên có thể trồng
ở vùng gò đồi.
Với lượng mưa như đã đề cập ở trên, cây chè Phú Thọ sẽ được cung cấp
một lượng nước dồi dào để có thể phát triển đạt năng suất cao.
c. Ánh sáng
Cũng như nhiều loại cây trồng khác, để sinh trưởng phát triển tốt, chè
cần đầy đủ ánh sáng và độ thoáng để đảm bảo quá trình quang hợp, hình
thành các hợp chất hữu cơ nuôi thân, cành, lá, chồi và hoa quả; chè không
chịu được nơi quá khô và ánh sáng gay gắt. Cây chè cũng thích hợp nhất với
ánh sáng ôn hoà, lúc đó cây cho hiệu suất quang hợp lá cao nhất. Điều kiện
ánh sáng tại các đồi chè ở Phú Thọ cũng rất phù hợp cho sự phát triển của loại
cây này.
d. Thiên tai
Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ tới chè, nhất là vào thời gian
chè chổ búp đến khi thu hoạch. Phú Thọ thường chịu ảnh hưởng bởi mưa đá
và lũ ống, lũ quét, làm cản trở quá trình sinh trưởng và gây thiệt hại đến năng
suất và chất lượng của chè, đặc biệt có thể dẫn đến mất mùa chè do thiên tai.
e. Đất đai, thổ nhưỡng
Theo các kết quả khảo sát nghiên cứu, phân tích của các nhà khoa học,
nhằm giải thích về nguyên nhân cũng như các nhân tố tạo nên sự “đặc sắc về
chất lượng” và sự quyến rũ của “hương vị chè đất Tổ Vua Hùng”, thì với đặc
thù là tỉnh miền núi nên đất tỉnh Phú Thọ chủ yếu thuộc nhóm feralit phát
PHAN DIỆU LINH Kế hoạch 47A
triển trên đá trầm tích, một phần trên đá macma và phù sa cổ, tầng đất dày
trên 70cm do đó rất phù hợp với việc trồng và phát triển cây chè. Với điều
kiện thổ nhưỡng như vậy đã hình thành các yếu tố vi lượng, đa lượng quan
trọng của chè Phú Thọ, góp phần làm cho hương vị chè Phú Thọ có hương vị
thơm ngon đặc biệt. Thực tế các vùng chè nổi tiếng đều tập trung trên đất gò
đồi như: Yên Lập, Thanh Sơn, Tân Sơn, Hạ Hòa, Thanh Ba, Phù Ninh... Các
loại đất của Phú Thọ có độ phì khá, thích hợp để canh tác nhiều loại cây trồng
hàng năm và cây trồng lâu năm, trong đó có cây chè.
f. Yếu tố kỹ thuật
- Bón phân và kỹ thuật chăm sóc: Phân bón có vai trò quan trọng trong
thâm canh cây chè, là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây sinh trưởng và
phát triển, từ đó cho năng suất cao và chất lượng quả tốt.
Nông dân Phú Thọ với bề dày hàng trăm năm của mình đã tích luỹ được
nhiều kinh nghiệm quý về chăm sóc, thâm canh chè; được sự quan tâm giúp
đỡ của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật, ngày nay việc sử dụng phân bón
cho cây chè nói riêng và thâm canh cây chè nói chung ở một số địa phương là
khá cao; cung cấp đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cây sinh trưởng phát triển.
Vì vậy, cây chè sinh trưởng và phát triển nhanh, cho năng suất cao, chất
lượng tốt.
Hiện nay việc áp dụng quy trình kỹ thuật và công nghệ mới trong sản
xuất, chủ yếu mới được áp dụng ở các hộ trồng chè thuộc khu vực như Thanh
Ba, Hạ Hòa, Phù Ninh, Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập; ở đây người trồng chè
có trình độ thâm canh cây chè tương đối cao; các vùng trồng chè khác vẫn
chưa, hoặc ít áp dụng được quy trình thâm canh tiến bộ trên cây chè. Công tác
bảo vệ thực vật trên cây chè được chú trọng; công nghệ thu hoạch và bảo
quản sau thu hoạch còn ít được áp dụng.
PHAN DIỆU LINH Kế hoạch 47A
Những diện tích thâm canh cây chè, được sự giúp đỡ của các nhà khoa học,
các cơ quan nghiên cứu của Trung ương, tỉnh đã chuyển giao, ứng dụng khoa
học kỹ thuật đến với người sản xuất, cộng với việc cung ứng đủ các vật tư cần
thiết; người nông dân trồng chè đã thành thạo kỹ thuật điều tiết sinh trưởng,
chăm sóc, bón phân hợp lý và khoa học, đồng thời khống chế được sinh trưởng,
cân đối giữa quá trình sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực để điều
khiển việc ra búp, tạo được nguyên liệu tốt cho chế biến chè.
- Về giống và chè vụ
+ Giống: Tập đoàn giống có năng suất chất lượng cao như LDP1, LDP2,
chè shan do viên nghiên cứu chè Phú Hộ cung cấp đã từng bước cải tạo và
thay thế giống chè trung du năng suất chất lượng thấp. Trên cơ sở tập đoàn
giống mới, chọn giống thích hợp phục vụ chế biến chè đen, chè xanh xuất
khẩu.
+ Chè vụ: Vụ đông xuân trồng từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau. Vụ thu
từ tháng 8-9 khi cây cao 1m thì cắt tỉa phủ vào tục cây sẽ phát triển nhanh
1.2.5. Các đối thủ cạnh tranh của chè Phú Thọ
Một số tỉnh như Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Sơn
La,…phát triển mạnh việc trồng và tiêu thụ chè, trở thành các đối thủ trực
tiếp, chia sẻ thị trường và cạnh tranh với chè Phú Thọ. Tuy nhiên, chè Phú
Thọ vẫn chiếm thị phần lớn nhất, giá bán tương đương một số loại chè trong
cả nước, chỉ thấp hơn so với chè Thái Nguyên; thực tế vẫn đóng vai trò dẫn
đầu thị trường chè trong nước.
Sản phẩm chè của tỉnh Phú Thọ đã khá nổi tiếng, được người tiêu dùng
biết đến từ lâu và vùng nguyên liệu dồi dào có chất lượng cao trong khi sản
phẩm chè của các đối thủ cạnh tranh (Tuyên Quang, Yên Bái, Hà Giang…)
chưa nổi tiếng và ít được biết đến.
PHAN DIỆU LINH Kế hoạch 47A