Chương 1: Giới thiệu tổng quan mạng thế hệ sau
Chương 1
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN MẠNG THẾ HỆ SAU
1.1 Giới thiệu chương
Cụm từ “mạng thế hệ sau” (Next Generation Network- NGN) bắt đầu được
nhắc tới từ năm 1998. NGN là bước tiếp theo trong lĩnh vực truyền thông truyền
thống trên thế giới được hỗ trợ bởi 3 mạng lưới: mạng thoại PSTN, mạng không dây
và mạng số liệu (Internet). NGN hội tụ cả 3 mạng trên vào một kết cấu thống nhất để
hình thành một mạng chung, thông minh, hiệu quả cho phép truy xuất toàn cầu, tích
hợp nhiều công nghệ mới, ứng dụng mới và mở đường cho các cơ hội kinh doanh
phát triển. Chương 1 giới thiệu về Mạng thế hệ sau (NGN), trình bày sơ lược về
mạng viễn thông hiện tại, đặc điểm và hạn chế. Sau đó, mô tả kiến trúc mạng NGN
bao gồm lớp truyền dẫn và truy cập, lớp truyền thông, lớp điều khiển, lớp ứng dụng
và lớp quản lý.
1.2 Mạng viễn thông hiện tại
1.2.1 Khái niệm về mạng viễn thông hiện tại
Mạng viễn thông là phương tiện truyền thông tin từ đầu phát tới đầu thu.
Mạng có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ cho khách hàng.
Mạng viễn thông bao gồm các thành phần chính: thiết bị chuyển mạch, thiết bị
truyền dẫn, môi trường truyền và thiết bị đầu cuối.
Thiết bị chuyển mạch gồm tổng đài nội hạt và tổng đài quá giang. Các thuê
bao được nối vào tổng đài nội hạt và tổng đài nội hạt nối vào tổng đài quá giang. Nhờ
các thiết bị chuyển mạch mà đường truyền được dùng chung và mạng có thể được sử
dụng một cách kinh tế.
Thiết bị truyền dẫn dùng để nối thiết bị đầu cuối với tổng đài, hay giữa các
tổng đài để thực hiện việc truyền các tín hiệu điện. Thiết bị truyền dẫn chia làm 2
loại: thiết bị truyền dẫn phía thuê bao và thiết bị truyền dẫn cáp quang. Thiết bị
truyền dẫn phía thuê bao dùng môi trường thường là cáp kim loại. Tuy nhiên có một
số trường hợp môi trường truyền là cáp quang hoặc vô tuyến.
1
Chương 1: Giới thiệu tổng quan mạng thế hệ sau
Hình 1.1 Các thành phần chính trong mạng viễn thông
Môi trường truyền bao gồm truyền hữu tuyến và vô tuyến.
Thiết bị đầu cuối cho mạng thoại truyền thống gồm máy điện thoại, máy Fax,
máy tính, tổng đài PABX.
Như vậy, mạng viễn thông cũng có thể được định nghĩa như sau: Mạng viễn
thông là một hệ thống gồm các nút chuyển mạch được nối với nhau bằng các đường
truyền dẫn. Nút được phân thành nhiều cấp và kết hợp với các đường truyền dẫn tạo
thành các cấp mạng khác nhau.
1.2.2 Các đặc điểm của mạng viễn thông hiện tại
Các mạng viễn thông hiện tại có đặc điểm chung: tồn tại một cách riêng lẻ,
ứng với mỗi loại dịch vụ thông tin lại có ít nhất một loại mạng viễn thông riêng biệt
để phục vụ dịch vụ đó.
Mạng Telex: dùng để gởi các bức điện dưới dạng ký tự đã được mã hoá bằng
5 bit (mã Baudot). Tốc độ truyền rất thấp (từ 75 đến 300 bit/s).
Mạng điện thoại công cộng, còn gọi là POTS (Plain Old Telephone Service): ở
đây thông tin tiếng nói được số hoá và chuyển mạch ở hệ thống chuyển mạch điện
thoại công cộng PSTN.
Mạng truyền số liệu: gồm các mạng chuyển mạch gói để trao đổi số liệu giữa
các máy tính dựa trên giao thức của X.25 và hệ thống truyền số liệu chuyển mạch
kênh dựa trên các giao thức X.21
2
Môi trường truyền dẫn
Thiết bị
chuyển mạch
Thiết bị
truyền dẫn
Thiết bị
chuyển mạch
Thiết bị
truyền dẫn
Chương 1: Giới thiệu tổng quan mạng thế hệ sau
Các tín hiệu truyền hình có thể truyền theo 3 cách: truyền bằng sóng vô tuyến,
truyền qua hệ thống mạng truyền hình cáp CATV (Community Antenna Television)
bằng cáp đồng trục hoặc truyền qua hệ thống vệ tinh, hay còn gọi là truyền hình trực
tiếp DBS (Direct Broadcast System).
Trong phạm vi cơ quan, số liệu giữa các máy tính được trao đổi thông qua
mạng cục bộ LAN (Local Area Network) mà nổi tiếng nhất là mạng Ethernet, Token
Bus và Token Ring.
Mỗi mạng được thiết kế cho các dịch vụ riêng biệt và không thể sử dụng cho
các mục đích khác. Ta không thể truyền tiếng nói qua mạng chuyển mạch gói X.25 vì
trễ qua mạng này quá lớn.
Do vậy, trước khi tìm hiểu mạng viễn thông thế hệ mới NGN, chúng ta cần
tìm hiểu lịch sử phát triển của các mạng hiện tại.
Xét về góc độ dịch vụ: gồm mạng điện thoại cố định, mạng điện thoại di động
và mạng truyền số liệu.
Xét về góc độ kỹ thuật: gồm mạng chuyển mạch, mạng truyền dẫn, mạng truy
nhập, mạng báo hiệu và mạng đồng bộ.
1.2.3 Những hạn chế của mạng Viễn thông hiện tại
Như phân tích ở trên, hiện nay có nhiều loại mạng khác nhau cùng song song
tồn tại. Mỗi mạng lại yêu cầu phương pháp thiết kế, sản xuất, vận hành, bảo dưỡng
khác nhau. Như vậy, hệ thống mạng viễn thông hiện tại có nhiều nhược điểm mà
quan trọng nhất là:
Chỉ truyền được các dịch vụ độc lập tương ứng với từng mạng.
Thiếu mềm dẻo: sự ra đời của các công nghệ mới ảnh hưởng mạnh mẽ tới tốc
độ truyền tín hiệu. Ngoài ra, sẽ xuất hiện nhiều dịch vụ truyền thông trong tương lai,
mỗi loại dịch vụ sẽ có tốc độ truyền khác nhau. Ta dễ dàng nhận thấy mạng hiện tại
sẽ rất khó thích nghi với những đòi hỏi này.
Kém hiệu quả trong việc bảo dưỡng, vận hành cũng như sử dụng tài nguyên.
Tài nguyên sẵn có trong một mạng không thể chia sẻ cho các mạng khác cùng sử
dụng.
3
Chương 1: Giới thiệu tổng quan mạng thế hệ sau
Mặt khác, mạng viễn thông hiện nay được thiết kế nhằm mục đích khai thác
dịch vụ thoại là chủ yếu.
Kiến trúc tổng đài độc quyền làm cho các nhà khai thác gần như phụ thuộc
hoàn toàn vào các nhà cung cấp tổng đài. Điều này không những làm giảm sức cạnh
tranh cho các nhà khai thác, đặc biệt là những nhà khai thác nhỏ, mà còn tốn nhiều
thời gian và tiền bạc khi muốn nâng cấp và ứng dụng các phần mềm mới.
Các tổng đài chuyển mạch kênh đã khai thác hết năng lực và trở nên lạc hậu
đối với nhu cầu của khách hàng.
Đứng trước tình hình phát triển của mạng viễn thông hiện nay, các nhà khai
thác nhận thấy rằng “sự hội tụ giữa mạng PSTN và mạng PSDN” là chắc chắn xảy ra.
Cần có một cơ sở hạ tầng duy nhất cung cấp cho mọi dịch vụ (tương tự-số, băng hẹp-
băng rộng, cơ bản- đa phương tiện, …) để việc quản lý tập trung, giảm chi phí bảo
dưỡng và vận hành, đồng thời hỗ trợ các dịch vụ của mạng hiện nay.
1.3 Mạng viễn thông thế hệ sau
1.3.1 Định nghĩa
Mạng viễn thông thế hệ sau có nhiều tên gọi khác nhau, chẳng hạn như:
Mạng đa dịch vụ (cung cấp nhiều loại dịch vụ khác nhau).
Mạng hội tụ (hỗ trợ cho cả lưu lượng thoại và dữ liệu, cấu trúc mạng hội tụ).
Mạng phân phối (phân phối tính thông minh cho mọi phần tử trong mạng).
Mạng nhiều lớp (mạng được phân ra nhiều lớp mạng có chức năng độc lập
nhưng hỗ trợ nhau thay vì một khối thống nhất như trong mạng TDM).
Cho tới hiện nay, mặc dù các tổ chức viễn thông quốc tế và các nhà cung cấp
thiết bị viễn thông trên thế giới đều rất quan tâm và nghiên cứu về chiến lược phát
triển NGN nhưng vẫn chưa có một định nghĩa cụ thể và chính xác nào cho mạng
NGN. Do đó, định nghĩa mạng NGN nêu ở trên đây không thể bao hàm hết mọi chi
tiết về mạng thế hệ sau, nhưng nó có thể tương đối là khái niệm chung nhất khi đề
cập đến NGN.
Như vậy, có thể xem mạng thông tin thế hệ sau là sự tích hợp mạng thoại
PSTN (chủ yếu dựa trên kỹ thuật TDM) với mạng chuyển mạch gói (dựa trên kỹ
4
Chương 1: Giới thiệu tổng quan mạng thế hệ sau
thuật IP/ATM). Nó có thể truyền tải tất cả các dịch vụ vốn có của PSTN đồng thời
cũng có thể nhập một lượng dữ liệu rất lớn vào mạng IP, nhờ đó có thể giảm nhẹ
gánh nặng của PSTN. Tuy nhiên, NGN không chỉ đơn thuần là sự hội tụ giữa thoại và
dữ liệu mà còn là sự hội tụ giữa truyền dẫn quang và công nghệ gói, giữa mạng cố
định và di động.
1.3.2 Đặc điểm của NGN
Mạng NGN có 4 đặc điểm chính:
Nền tảng là hệ thống mạng mở.
Các khối chức năng của tổng đài truyền thống chia thành các phần tử độc lập,
các phần tử được phân chia theo chức năng tương ứng và phát triển một cách độc lập.
Trong đó, giao diện và giao thức giữa các bộ phận phải dựa trên các tiêu chuẩn tương
ứng.
Việc phân tách làm cho mạng viễn thông vốn có dần dần đi theo hướng mới,
nhà kinh doanh có thể căn cứ vào nhu cầu dịch vụ để tự tổ hợp các phần tử khi tổ
chức mạng lưới. Việc tiêu chuẩn hoá giao thức giữa các phần tử có thể nối thông các
mạng có cấu hình khác nhau.
NGN là do dịch vụ thúc đẩy, nhưng dịch vụ phải thực hiện độc lập với
mạng lưới.
Với đặc điểm:
- Chia tách dịch vụ với điều khiển cuộc gọi
- Chia tách cuộc gọi với truyền tải.
Mục tiêu chính của chia tách là làm cho dịch vụ thực sự độc lập với mạng,
thực hiện một cách linh hoạt và có hiệu quả việc cung cấp dịch vụ. Thuê bao có thể
tự bố trí và xác định đặc trưng dịch vụ của mình, không quan tâm đến mạng truyền
tải dịch vụ và loại hình đầu cuối.
NGN là mạng chuyển mạch gói, dựa trên một giao thức thống nhất.
Mạng thông tin hiện nay, dù là mạng viễn thông, mạng máy tính hay mạng
truyền hình cáp đều không thể lấy một trong các mạng đó làm nền tảng để xây dựng
cơ sở hạ tầng thông tin. Nhưng gần đây, cùng với sự phát triển của công nghệ IP,
5