Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

hệ thống đánh lửa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (467.41 KB, 22 trang )

5
Bộ công thương trường ĐH công nghiệp thành phố
Hồ Chí Minh
Khoa công nghệ động lực
Tiểu luận bộ môn điện động cơ
Đề tài:hệ thống đánh lửa
Giáo viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện: Phạm Văn Trang 08254001
1
5
Lời nói đầu
Trên ô tô ngoài các hệ thống khởi động,hệ thống cung cấp điện, hệ thống
điều khiển lập trình hệ thống làm mát , hệ thong truyền lực ………thì hệ
thống đánh lưa không thể thiếu với động cơ xăng. Hệ thống đánh lửa có
nhiệm vụ là tạo ra tia lửa đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu trong buồng đốt của
động cơ. Nó phải tạo ra sự đánh lửa chính xác trong hàng nghìn lần/phút trên
mỗi xi lanh của động cơ. Nếu sự đánh lửa bị ngưng trễ trong khoảng 1 giây,
động cơ sẽ hoạt đống yếu đi và thậm chí ngừng hoạt động. Qua đó ta có thể
thay tầm quan trọng của hệ thông đánh lửa trong cơ cấu vận hành của động
cơ. Ngày nay các hệ thống đánh lửa tiên tiến được đưa vào thưc tế phục vụ
cho nhu cầu nâng cao công suất của động cơ và giảm lượng khí thải độc hại
ra ngoài môi trường. Dưới đây nhóm tiểu luận của em xin trình bày về một số
hệ thống đánh lửa thường dùng hiện nay trên ô tô hiện đại
2
5
Mô tả
Ba yếu tố quan trọng của động cơ xăng là: hỗn hợp không khí-nhiên liệu
tốt, nén ép tốt, và đánh lửa tốt.
Hệ thống đánh lửa tạo ra một tia lửa mạnh, vào thời điểm chính xác để đốt
cháy hỗn hợp không khí-nhiên liệu.
1. Tia lửa mạnh


Trong hệ thống đánh lửa, tia lửa được phát ra giữa các điện cực của các
bugi để đốt cháy hỗn hợp không khí-nhiên liệu. Vì ngay cả khi bị nén ép
với áp suất cao, không khí vẫn có điện trở, nên cần phải tạo ra điện thế
hàng chục ngàn vôn để đảm bảo phát ra tia lửa mạnh, có thể đốt cháy hỗn
hợp không khí-nhiên liệu.
2. Thời điểm đánh lửa chính xác
Hệ thống đánh lửa phải luôn luôn có thời điểm đánh lửa chính xác để phù
hợp với sự thay đổi tốc độ và tải trọng của động cơ.
3. Có đủ độ bền
Hệ thống đánh lửa phải có đủ độ tin cậy để chịu đựng được tác động của
rung động và nhiệt của động cơ.
Hệ thống đánh lửa sử dụng điện cao áp do cuộn đánh lửa tạo ra nhằm phát
ra tia lửa điện để đốt cháy hỗn hợp không khí-nhiên liệu đã được nén ép.
Hỗn hợp không khí nhiệt liệu được nén ép và đốt cháy trong xi lanh. Sự
bốc cháy này tạo ra động lực của động cơ.
Nhờ có hiện tượng tự cảm và cảm ứng tương hỗ, cuôn dây tạo ra điện áp
cao cần thiết cho đánh lửa.
3
5
Cuộn sơ cấp tạo ra điện thế hàng trăm vôn còn cuộn thứ cấp thì tạo ra điện
thế hàng chục ngàn vôn.
Thay đổi trong hệ thống đánh lửa
Có các kiểu hệ thống đánh lửa như sau:
1. Kiểu ngắt tiếp điểm
4
5
Kiểu hệ thống đánh lửa này có cấu tạo cơ bản nhất.
Trong kiểu hệ thống đánh lửa này, dòng sơ cấp và thời điểm đánh lửa được
điều khiển bằng cơ học.
Dòng sơ cấp của cuôn đánh lửa được điều khiển cho chạy ngắt quãng qua

tiếp điểm của bộ ngắt dòng.
Bộ điều chỉnh đánh lửa sớm li tâm tốc và chân không điều khiển thời điểm
đánh lửa.
Bộ chia điện sẽ phân phối điện cao áp từ cuôn thứ cấp đến các bugi.
2. Kiểu tranzito
5
5
Trong kiểu hệ thống đánh lửa này tranzito điều khiển dòng sơ cấp, để nó
chạy một cách gián đoạn theo đúng các tín hiệu điện được phát ra từ bộ
phát tín hiệu.
Thời điểm đánh lửa sớm được điều khiển bằng phương pháp cơ học như
trong kiểu hệ thống đánh lửa ngắt tiếp điểm.
3. Kiểu tranzito có ESA (Đánh lửa Sớm bằng điện tử)
6
5
Trong kiểu hệ thống đánh lửa này không sử dụng bộ đánh lửa sớm chân
không và li tâm. Thay vào đó, chức năng ESA của Bộ điều khiển điện tử
(ECU) sẽ điều khiển thời điểm đánh lửa.
4. Hệ thống đánh lửa trực tiếp (DIS)
7
5
Thay vì sử dụng bộ chia điện, hệ thống này sử dụng cuộn đánh lửa đa bội
để cung cấp điện cao áp trực tiếp cho bugi. Thời điểm đánh lửa được điều
khiển bởi ESA của ECU động cơ. Trong các động cơ gần đây, hệ thống
đánh lửa này chiếm ưu thế.
Sự cần thiết phải điều khiển thời điểm đánh lửa
8

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×