Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Khái quát về các phương pháp phân loại vi sinh vật truyền thống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.63 KB, 2 trang )

Khái quát về các phương pháp phân loại vi sinh vật truyền thống

Khái quát về các phương
pháp phân loại vi sinh vật
truyền thống
Bởi:
Nguyễn Lân Dũng

Khái quát về các phương pháp phân loại vi sinh vật truyền thống:
Trước đây công tác phân loại vi sinh vật vẫn dựa căn bản trên các đặc tính hình thái,
sinh lý và hóa vi sinh vật: nhuộm, hình dạng tế bào khuẩn lạc, khả năng di động, nhu
cầu dinh dưỡng, khả năng sinh acid trong môi trường cũng như sắc tố tạo thành v.v..Các
đặc trưng này đôi khi cũng bộc lộ những hạn chế do các đặc tính được dùng cho nhóm
vi sinh vật này (Enterobacteriaceae) nhưng lại không có ý nghĩa đối với nhóm khác
(vi khuẩn gram âm - gram negative bacteria). Hạn chế của các phương pháp phân loại
truyền thống dẫn đến nhiều trường hợp phải xác định lại tên phân loại của một số vi sinh
vật. Từ trước đến nay, đơn vị cơ bản của định tên vi sinh vật là loài, bao gồm nhóm các
cơ thể có mức độ tương đồng cao về các đặc điểm hình thái.
Các phương pháp dựa trên các phản ứng sinh hóa:
Từ những hạn chế của việc xác định các đặc tính hình thái dẫn đến nhiều nghiên cứu tập
trung vào các phản ứng sinh hóa đặc trưng cho các vi sinh vật riêng biệt. Sự khác biệt
của các phản ứng có ý nghĩa cho phân loại các vi sinh vật.
API20E KIT,
nguyên tắc: dựa vào 20 phản ứng khác nhau. Nói chung hiện nay có nhiều nơi vẫn dùng
kỹ thuật này nhưng nhìn chung kết quả cũng còn nhiều sai số do nhiều nguyên nhân
khác nhau: cụ thể trong các trường hợp gene quyết định phản ứng sinh hóa nằm trong
plasmid lại bị mất do nhiều nguyên nhân khác nhau như tuổi tế bào, lượng giống cấy
hay thay đổi trong quá trình nuôi cấy dẫn đến sai khác và làm sai kết quả.

1/2



Khái quát về các phương pháp phân loại vi sinh vật truyền thống

Phân biệt bằng thực khuẩn thể:
Các vi khuẩn có độ mẫn cảm với thực khuẩn thể khác nhau. Có thực khuẩn thể xâm
nhiễm làm tan tế bào ngay lập tức để sau đó thực khuẩn thể nhân lên thành các hạt trong
tế bào chủ, trong khi đó với một số vi khuẩn thì thực khuẩn thể xâm nhiễm nhưng lại
không làm tan tế bào vi khuẩn và chúng cùng tồn tại với tế bào vật chủ. Dựa vào sự khác
biệt này mà người ta dùng các thực khuẩn thể khác nhau để phân biệt các đối tượng vi
khuẩn nghiên cứu.
Tuy nhiên, phương pháp này cũng bộc lộ một số nhược điểm khó giải quyết là các đặc
tính mẫn cảm của vi khuẩn với thực khuẩn thể lại thay đổi do điều kiện ngoại cảnh hoặc
là vi khuẩn lại có mức độ mẫn cảm khác nhau đối với các thực khuẩn thể khác nhau.
Mặt khác nữa, thực khuẩn thể rất dễ thay đổi các đặc tính do đó cũng làm thay đổi cơ
chế xâm nhiễm vào vi khuẩn chủ.
Phân biệt theo Typ huyết thanh:
Đây là phương pháp được dùng khá lâu nhưng rất hiệu quả và hiện vẫn đang được sử
dụng (ví dụ nhóm vi khuẩn Bt). Nguyên tắc là dựa vào nhóm quyết định kháng nguyên
trên tế bào vi sinh vật (bề mặt tế bào tiên mao hoặc protein vỏ). Ưu thế của phương pháp
này là các kháng huyết thanh được dùng để biệt hóa nhiều chi khác nhau, trong nhiều
trường hợp đặc trưng cho loài. Nói chung đây là phương pháp khá ổn định nhưng hạn
chế chủ yếu của phương pháp này ở chỗ: yêu cầu kỹ thuật sản xuất kháng huyết thanh và
tiêu chuẩn hóa phản ứng kháng huyết thanh không đồng nhất tại các phòng thí nghiệm
và tính ổn định giữa các lần lặp lại.

Phân biệt bằng loại hoạt chất kháng khuẩn (Bacteriocin):
Bacteriocin bản chất là peptid kháng khuẩn sinh ra bởi vi khuẩn để chống lại vi khuẩn
khác. Như vậy, loại vi khuẩn tạo ra loại bacteriocin nào thì có khả năng kháng lại
chính bacteriocin đó. Bởi vậy có nhiều loại vi khuẩn đã được phân loại dựa vào kiểu
bacteriocin.

Kết luận: Có nhiều phương pháp truyền thống được sử dụng trong nhiều nghiên cứu
phân loại nhưng không có phương pháp nào tỏ ra vạn năng thích hợp cho mọi đối tượng
vi sinh vật, tính chính xác chỉ có thể đạt được khi kết hợp nhiều phương pháp khác nhau.

2/2



×