Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

SKKN một số biện pháp rèn chữ cho học sinh lớp 1 của giáo viên chủ nhiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.49 MB, 36 trang )

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................ 1
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ......................................................................... 2
3. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 2
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ......................................................................... 2
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ........................................................................................ 3
Chương 1. Cơ sở lý luận của đề tài ................................................................... 3
1. Cơ sở lý luận mang tính kế thừa ............................................................... 3
2. Cơ sở lý luận mang tính sáng tạo của tác giả ............................................ 3
Chương 2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ................................................................ 4
A. THỰC TRẠNG ........................................................................................ 4
B. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN ....................................................................... 4
Chương 3. Các biện pháp và giải pháp nhằm phát huy ưu điểm, khắc phục
nhược điểm ...................................................................................................... 11
1. Trước hết giáo viên cần làm cho HS và cha mẹ HS phải nhận thức được
tầm quan trọng của môn tập viết ................................................................. 11
2. Khi dạy tập viết GV phải phối hợp các phương pháp dạy học để tiết học
có hiệu quả .................................................................................................. 11
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................... 33
I. Những bài học kinh nghiệm: ....................................................................... 33
II. Những khuyến nghị, đề xuất: ..................................................................... 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 35


PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Chữ viết đẹp của học sinh là vấn đề được mọi người trong và ngoài ngành Giáo
Dục Đào tạo quan tâm lo lắng . Người xưa đã nói : “nét chữ nết người” là hàm
ý hai vấn đề : Thứ nhất, nét chữ thể hiện tính cách con người ; thông qua rèn
luyện chữ viết mà giáo dục nhân cách con người . Vì vậy phong trào rèn “vở


sạch – chữ đẹp” vừa là mục đích, vừa là phương tiện trong quá trình rèn luyện
học sinh viết đúng, dẫn tới việc viết đẹp cho học sinh, nó góp một phần vào việc
giáo dục toàn diện cho học sinh ngay từ lớp 1.
Trong trường tiểu học việc rèn chữ cho học sinh được quan tâm nhất trong tất
cả các cấp học. Đã có nhiều sáng kiến kinh nghiệm của nhiều giáo viên trực tiếp
rèn luyện chữ cho học sinh được phổ biến và học tập có hiệu quả. Song vấn đề
vận dụng sáng tạo vào từng đối tượng học sinh trong từng lớp học lại đóng vai
trò then chốt cho sự thành công của mỗi giáo viên.
Theo quan điểm người viết đề tài này: Việc rèn cho học sinh lớp 1 viết đúng,
dần tiến tới viết đẹp là một trong những mục tiêu cần quan tâm của hoạt động
dạy – học lớp 1. Qua việc rèn chữ còn gián tiếp rèn tính cẩn thận, nề nếp cho
học sinh; giúp các em cảm nhận cái đẹp, yêu cái đẹp. Hiện nay, với mẫu chữ
hiện hành, một mẫu chữ đẹp, thuận lợi trong việc viết đã giúp cho học sinh ngày
một viết đẹp hơn. Nhưng cần làm gì để học sinh cảm nhận được nét đẹp qua
từng con chữ được học, để từ đó học sinh không những nắm được cấu tạo chữ để
viết đúng mà còn nhận xét, rút ra được những kỹ thuật viết đẹp, viết nhanh (còn
gọi là “thuật”, “mẹo”, hay “ điều cần lưu ý khi viết” Lâu nay, nhiều thế hệ thầy
giáo đã trăn trở góp nhiều công sức cải tiến kiểu chữ, nội dung và phương pháp
dạy tập viết và nghiên cức các đề tài: “ Rèn chữ giữ vở” cho học sinh. Tuy vậy
chỉ có một bộ phận học sinh là biết “Rèn chữ giữ vở” và vẫn còn nhiều học sinh
vẫn viết sai, viết xấu và viết rất chậm. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất
lượng học tiếng Việt nói riêng học các môn khoa học khác nói chung của các
em. Học sinh lớp Một ngày đầu tiên đến trường còn rất nhiều bỡ ngỡ, việc làm
quen với chữ viết của các em thật khó khăn bởi đôi tay của các em còn vụng về,
lóng ngóng. Các em chưa hề có kiến thức cơ bản về chữ viết và kĩ thuật viết
chữ. Mà kĩ thuật viết chữ đúng là điều cốt lõi để duy trì kĩ năng viết đúng, viết
nhanh và làm chủ tiếng nói về mặt văn tự đó. Khi các em đã có kĩ thuật viết chữ
đúng các em mới viết đẹp và từ kĩ thuật viết đúng đó sẽ là cơ sở giúp các em viết
được những kiểu chữ sáng tạo đẹp hơn. Là một người giáo viên đang trực tiếp
đứng trên bục giảng, trong tôi luôn đặt ra câu hỏi phải làm gì, làm như thế nào

để giúp các em viết đúng, viết đẹp để góp phần nâng cao chất lượng học tập của
các em với các môn học khác. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng chữ viết
đúng, đẹp cho các em và và làm cho phong trào “ Vở sạch - chữ đẹp” của lớp
cũng như của trường ngày một đi lên một cách bền vững nhất. Chính vì vậy mà
tôi đã quyết định chọn và nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp rèn chữ cho học
sinh lớp 1”.
1


2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
So sánh các biện pháp dạy viết chữ truyền thống và cách rèn chữ của các đồng
nghiệp trong khối chuyên môn. Tổng kết đánh giá rút ra được biện pháp phù hợp
cho điều kiện và trình độ của học sinh lớp phụ trách. Nhằm giúp cho học sinh
lớp mình phụ trách viết đẹp hơn, tạo nền tảng cho học sinh tiếp tục rèn chũ ở các
lớp trên.

3. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
Học sinh lớp 1
Đối tượng nghiên cứu: Chữ viết của 43 học sinh lớp trước và sau khi giáo viên
thay dổi biện pháp rèn chữ.
Đổi tượng khảo sát: 3 nhóm học sinh lớp 1E. Nhóm 1: đã có chữ viết tương đối
đẹp theo mẫu chữ; Nhóm 2: các học sinh có chữ viết đúng cỡ nhưng chưa đẹp;
Nhóm 3: chữ xấu, chưa đúng mẫu chữ, cỡ chữ.
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Trong đề tài này tôi chỉ nghiên cứu chữ viết của học sinh lớp 1E (năm học
2012-2013) để thấy sự thay đổi trong chữ viết của các cháu (tiến bộ) khi giáo
viên vận dụng linh hoạt, kết hợp với một số biện pháp dạy học gây chú ý và
hứng thú cho học sinh. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm thực tiễn để bổ
sung, hoàn thiện phương pháp dạy học tập viết hơn nữa.


2


GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Chương 1. Cơ sở lý luận của đề tài
1. Cơ sở lý luận mang tính kế thừa
- Một học sinh được coi là viết chữ đẹp khi chữ viết của em đó đạt được các tiêu
chuẩn sau:
+ Đúng cỡ chữ, khuôn hình chữ.
+ Viết đúng nhiều chữ, đúng thứ tự các nét chữ.
+ Các nét chữ đúng, cân đối, mềm mại, đúng điểm bắt đầu và điểm dừng bút.
+ Khoảng cách của các nét nối, khoảng cách giữa các chữ trong câu cân đối.
+ Ngoài ra còn một số yêu cầu cần nâng cao: Chữ viết hoa đẹp, chữ viết có nét
thanh, nét đậm…
- Đối với học sinh lớp 1: Nội dung rèn chữ ở từng giai đoạn như sau:
+ HKI: Viết bút chì, viết chữ thường, cỡ chữ nhỏ.
+ HKII; Viết bút mực, gồm 2 yêu cầu:
. Tập viết: Tô chữ hoa cỡ chữ to, viết chữ thường, cỡ chữ nhỡ và cỡ chữ nhỏ.
. Tập chép, chính tả: Cỡ chữ nhỏ , có viết hoa theo đúng yêu cầu chính tả.
- Trên cơ sở khoa học của ngành tâm lý học và sinh lý học sinh trẻ em:
Đặc điểm về phát triển thể chất của học sinh tiểu học, cụ thể là của trẻ em 6,7
tuổi : Đây là thời kỳ cơ thể của trẻ phát triển tương đối êm ả, đồng đều, xương
của trẻ đã bắt đầu cốt hóa nhiều hơn nhưng vẫn còn nhiều mô sụn nên cần quan
tâm để trẻ đứng, ngồi đúng tư thế khi ngồi viết. Nếu so sánh 2 quá trình thần
kinh cơ bản hưng phấn và ức chế thì ở trẻ lớp 1 quá trình hưng phấn trội hơn ức
chế nhiều, nên trẻ dễ bị kích thích, thiếu tập trung khi phải chú ý quá lâu vào
một viêc. Điều này cũng chính là cơ sở giải thích tại sao bài tập viết ở lớp 1 rất
ngắn.Vấn đề ở đây là cơ và xương của trẻ: xương cổ tay chưa cốt hóa , trẻ rất
chóng mỏi khi làm các động tác chính xác bằng bàn tay và ngón tay.
2. Cơ sở lý luận mang tính sáng tạo của tác giả

- Nhiều người cho rằng viết chữ đẹp là do có hoa tay. Điều đó là không thể phủ
nhận nhưng đó không phải là tất cả. Nếu không được rèn luyện thì sao có thể
phát hiện ra ai có hoa tay còn ai không có hoa tay. Còn đối với học sinh được
coi là viết chữ xấu thì có phải em đó mãi mãi viết chữ xấu không? Nhiều trường
học cụ thể đã chứng minh là không; nhờ rèn luyện học sinh viết chữ xấu này có
thể viết đẹp dần lên, dù không đạt được mức xuất sắc thì cũng có thể đạt được
chữ viết loại A.
- Ứng với mỗi giai đoạn của học sinh lớp 1 cần có những biện pháp khác nhau,
phù hợp để giúp các em viết chữ sạch đẹp hơn.

3


Chương 2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
A. THỰC TRẠNG
Năm học 2012- 2013 lớp 1E có 43 em trong đó có 20 em là nữ. Các em ở các tổ
thuộc địa bàn phường Hàng Buồm, Hàng Bạc, Đồng Xuân. Trước khi bước vào
lớp Một các em đều được học qua lớp mẫu giáo, được làm quen với các chữ cái
nên việc dạy chữ cho các em cũng thuận lợi hơn. - Ban Giám hiệu nhà trường rất
quan tâm đến học sinh lớp Một, các em được học ở một ngôi trường khang trang
sạch sẽ, ngồi học bàn ghế chuẩn đối với lứa tuổi của các em. - Phòng thư viện
cung cấp đủ đồ dùng: như bộ chữ dạy tập viết chữ thường và chữ hoa, mỗi lớp
đều có bảng chữ cái theo mẫu chữ quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Được
sự quan tâm của phụ huynh học sinh, các em có đủ sách vở, đồ dùng học tập
theo yêu cầu của giáo viên. Tuy nhiên lớp Một là lớp đầu cấp, các em còn nhỏ
mới qua lớp mẫu giáo, nhận thức của các em không đều. Bên cạnh đó, việc giáo
dục cho các em những phẩm chất đạo đức tốt: như tính cẩn thận, tính kỉ luật và
khiếu thẩm mỹ chưa được quan tâm đúng mức. Điều này có liên quan đến việc
dạy môn tập viết cho học sinh Tiểu học. - Ngày đầu tiên vào lớp Một các em
chưa có những khái niệm về đường kẻ, dòng kẻ, độ cao, khoảng cách giữa các

nét chữ và giữa những chữ cái, chữ ghi tiếng, cách viết các chữ thường, dấu
thanh và chữ số. Trước thực trạng này để giúp các em học sinh lớp 1E có nề nếp
và viết chữ đúng, đẹp tôi đã áp dụng một số biện pháp sau:
B. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Hướng dẫn học sinh sử dụng đúng cách các đồ dùng học tập.
Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh được thực hành luyện viết thông qua
2 hình thức: viết trên bảng (bảng cá nhân – bảng con, bảng lớp) bằng phấn và
viết trong vở tập viết (tài liệu học tập chính thức do Bộ GD&ĐT qui định đối
với lớp 1) bằng bút chì, bút mực. Do vậy, để thực hành luyện viết đạt kết quả
tốt, học sinh cần có ý thức chuẩn bị và sử dụng có hiệu quả một số đồ dùng học
tập thiết yếu sau: a) Bảng con, phấn trắng, khăn lau. Bảng con màu xanh, bề mặt
có độ nhám vừa phải, dòng kẻ ô rõ ràng, đều đặn (thể hiện được 5 dòng) tạo điều
kiện thuận lợi cho học sinh viết phấn. Phấn trắng có chất liệu tốt làm nổi rõ hình
chữ trên bảng. Khăn lau sạch sẽ, có độ ẩm vừa phải, giúp cho việc xoá bảng vừa
đảm bảo vệ sinh, vừa không ảnh hưởng đến chữ viết. Thông qua việc thực hành
luyện viết của học sinh trên bảng con, giáo viên nhanh chóng nắm được những
thông tin phản hồi trong quá trình dạy học để kịp thời xử lí, tác động nhằm đạt
được mục đích dạy học đề ra. Để việc sử dụng các đồ dùng học tập nói trên
trong giờ Tập viết đạt hiệu quả tốt, giáo viên cần hướng dẫn học sinh thực hiện
một số điểm sau:
- Chuẩn bị bảng con, phấn, khăn lau đúng qui định:
+ Bảng con có dòng kẻ đồng dạng với dòng kẻ li trong vở tập viết.
Phấn viết có độ dài vừa phải.
4


+ Khăn lau sạch, có độ ẩm vừa phải. - Sử dụng bảng con hợp lí và
đảm bảo vệ sinh.
+ Ngồi viết đúng tư thế.
+ Cầm và điều khiển viên phấn đúng cách.

+ Viết xong cần kiểm tra lại. Tự nhận xét và bổ sung chỗ còn thiếu,
giơ bảng ngay ngắn để giáo viên kiểm tra nhận xét.
+ Đọc lại chữ đã viết trước khi xoá bảng.
- Vở tập viết, bút chì, bút mực:
+Vở tập viết lớp Một cần được bao bọc, dán nhãn tên, giữ gìn sạch sẽ,
không để quăn góc hoặc giây bẩn. Khi viết chữ đứng, học sinh cần để vở ngay
ngắn trước mặt. Nếu tập viết chữ nghiêng, tự chọn cần để vở hơi nghiêng sao
cho mép vở phía dưới cùng với mép bàn tạo thành một góc khoảng 15 độ.
+ Bút chì dùng ở 8 tuần đầu lớp Một cần được bọc cho cẩn thận, đầu
chì không nhọn quá hay dày quá để dễ viết rõ nét chữ.
+ Bút mực trước đây đòi hỏi học sinh hoàn toàn sử dụng loại bút có
quản, ngòi bút nhọn đầu viết được nét thanh nét đậm. Từ khi loại bút bi được sử
dụng phổ biến thay thế cho bút chấm mực, việc học tập viết của học sinh có
phần tiện lợi (viết nhanh, đỡ dây mực…) song chất lượng chữ viết có phần giảm
sút.
2. Chuẩn bị mọi điều kiện để viết đúng:
a/ Điều kiện về tư thế ngồi viết. - Bàn ghế đúng quy cách phù hợp học
sinh, lớp học đủ ánh sáng. - Ngay từ khi vào lớp ở những giờ học đầu tiên giáo
viên cần hướng dẫn học sinh kĩ về tư tế ngồi viết một cách thoải mái nhất, không
gò bó, hai tay phải đặt đúng điểm tựa quy định mới điều khiển cây bút theo sự
chỉ huy của não được. Khoảng cách từ mắt đến trang vở tầm 25cm đến 30cm là
vừa (khoảng hơn một gang tay người lớn); không được nhìn quá gần vì thiếu
ánh sáng dễ dẫn đến cận thị. - Cột sống lưng luôn ở tư thế thẳng đứng, vông góc
với mặt ghế ngồi. Không ngồi vặn vẹo lâu dần thành có tật dẫn đến cong vẹo cột
sống. - Hai chân để thoải mái, không để chân co chân duỗi khiến cột sống phải
lệch vẹo và chữ viết sẽ xiên lệch theo. - Tay trái để xuôi theo chiều ngồi, giữ lấy
mép vở cho khỏi xô lệch, đồng thời làm điểm tựa cho trọng lượng nửa người
bên trái. Ngồi viết đúng tư thế b/ Hướng dẫn cách cầm bút. - Tay phải cầm chắc
bằng 3 đầu ngón tay ( ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa). Đầu ngón trỏ cách đầu
bút chừng 2,5cm. Mép bàn tay là điểm tựa của cánh tay phải khi đặt bút xuống

bàn viêt. Lúc viết điều khiển cây bút bằng các cơ cổ tay. - Không để ngửa bàn
tay quá, ngược lại không úp quá nghiêng bàn tay về bên trái (nhìn từ trên xuống
thấy cả 4 ngón tay: ngón trỏ, ngón giữa, ngón áp út và ngón út) - Ở giai đoạn
viết bút chì cần chuẩn bị chu đáo cho đầu nét chì hơi nhọn đúng tầm, nếu quá
nhọn dẫn đến nét chữ quá mảnh, đôi khi còn chọc thủng giấy. Ngược lại nếu đầu
quá “ tù ” thì nét chữ quá to chữ viêt ra rất xấu. - Cầm bút xuôi theo chiều ngồi
bút đặt nghiêng so với giấy khoảng 45 độ. Tuyệt đối không cầm bút dựng đứng
90 độ. Đưa bút từ trái qua phải, từ trên xuống dưới, các nét đưa lên hoặc đưa
sang ngang phải thật nhẹ tay. Cầm bút đúng cách * Cách để vở, xê dịch vở khi
viết: Khi viết chữ đứng, học sinh cần để vở ngay ngắn trước mặt. Nếu tập viết
chữ nghiêng, tự chọn cần để vở hơi nghiêng sao cho mép vở phía dưới cùng với
5


mép bàn tạo thành một góc khoảng 15 độ. Khi viết độ nghiêng của nét chữ cùng
với mép bàn sẽ tạo thành một góc vuông 90. Như vậy, dù viết theo kiểu chữ
đứng hay kiểu chữ nghiêng, nét chữ luôn thẳng đứng trước mặt (chỉ khác nhau
về cách để vở)

6


* Cách trình bày bài: Học sinh nhìn và viết đúng theo mẫu trong vở tập viết;
viết theo yêu cầu được giáo viên hướng dẫn tránh viết dở dang chữ ghi tiếng
hoặc viết chòi ra mép vở không có dòng kẻ li; khi viết sai chữ, không được tẩy
xoá mà cần để cách một khoảng ngắn rồi viết lại.
3. Rèn viết đúng trọng tâm các nhóm chữ
- Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo nét và mối quan hệ về cách viết các chữ cái, để
học sinh viết đúng kĩ thuật ngay từ đầu tôi chia thành các nhóm chữ và xác định
trọng tâm đại diện cho mỗi nhóm chữ hay sai chỗ nào, học sinh gặp khó khăn gì

khi viết các chữ ở nhóm đó.
* Nhóm 1: Gồm các chữ: m n i u ư v r t. Với nhóm chữ này học sinh hay mắc
lỗi viết chưa đúng nét nối giữa các nét, nét móc thường hay bị đổ nghiêng, khi
hất lên thường bị choãi chân ra không đúng. - Để khắc phục nhược điểm này
ngay từ nét bút đầu tiên tôi đặt trọng tâm rèn luyện cho học sinh viết nét móc
ngược, nét móc hai đầu thật đúng, thật ngay ngắn trước khi ghép các nét tạo
thanh chữ. Khi ghép chữ tôi luôn chú ý minh họa rõ nét điểm đặt bút, điểm dừng
bút của mỗi nét để chữ viết cân đối, đẹp. - Từ các nét cơ bản ở nhóm chữ thứ
nhất được viết đúng kĩ thuật học sinh sẽ có cơ sở viết chữ ở nhóm thứ hai dễ
hơn.
* Nhóm 2: Gồm các chữ: l b h k y p - Ở nhóm chữ này học sinh hay viết sai
điểm giao nhau của nét và chữ viết còn cong vẹo - Để giúp học sinh viết đúng
điểm giao nhau của các nét khuyết bằng một dấu chấm nhỏ và rèn cho học sinh
thói quen luôn đưa bút từ điểm bắt đầu qua đúng chấm rồi mới đưa bút lên tiếp
thì mới viết đúng. - Đối với học sinh lớp Một để viết được nhóm chữ này thẳng,
ngay ngắn thì cần rèn cho học sinh biết viết nét sổ thật đúng, thật thẳng ở ngay
bài các nét chữ cơ bản khi nào thành thạo thì mới tiến hành viết nét khuyết.
* Nhóm 3: Gồm các chữ: o ô ơ ă â ă c x e ê s d đ q g - Với nhóm chữ này nhiều
người cứ nghĩ là đơn giản nhưng hầu hết học sinh viết sai từ chữ O như chiều
ngang quá rộng hoặc quá hẹp, nét chữ không đều đầu to đầu bé. Chính vì vậy ở
nhóm chữ này tôi xác định cần dạy cho học sinh viết đúng chữ O để làm cơ sở
cho việc viết đúng các chữ khác trong nhóm Sau Khi chia các nhóm chữ, xác
định trọng tâm cần dạy kĩ ở mỗi nhóm tôi luôn đặt ra một kế hoạch rèn chữ hàng
tuần, hàng tháng một cách cụ thể. Mỗi tuần tôi rèn một nhóm chữ nhất định, rèn
đúng nhóm chữ này mới chuyển sang nhóm chữ khác, khi các nhóm chữ các em
viết đúng kĩ thuật rồi mới tiến tới rèn viết đẹp nên các em rất say mê phấn khởi,
không căng thẳng lo lắng khi tập viết. - Sau mỗi bài viết của các em cần nhận
xét “nét nào được, nét nào chưa được” và hướng dẫn các em cách sửa lại những
lỗi sai đó
- Một số lỗi sai học sinh thường mắc khi viết.

+ Thiếu nét
+ Thừa nét
+ Sai nét
7


+Sai về khoảng cách
+ Sai dấu
+ Sai mẫu chữ
+ Sai cỡ chữ
+ Sai chính tả
+ Sai trình bày
+ Sai tốc độ
- Phân tích nguyên nhân và cách khắc phục
+ Thiếu nét: VD Khi viết vần ay các em hay bị viết thiếu một nét móc
ngược của chữ y. Do thói quen của học sinh chưa viết hết nét chữ đã dừng lại,
cần nhắc thường xuyên để tạo thói quen viết hết nét và dừng bút đúng điểm,
đúng quy định. Giáo viên cần hướng dẫn cho những em viết thêm nét cho đủ nét
ở ngay những chữ học sinh vừa viết thiếu nét.
+ Thừa nét: VD: Khi viết từ đồi núi đồi núu các em thường viết thừa
một nét móc ngược giữa u với i Nguyên nhân: lỗi này do học sinh viết sai quy
trình, điểm đặt bút ban đầu, nét đầu học sinh viết không đúng, dừng vượt quá
điểm quy định. Cách khắc phục: giáo viên phải hướng dẫn lại quy trình viết chữ
cái đó.
+ Sai nét: VD: Nguyên nhân: do học sinh cầm bút sai quy định, các
ngón tay quá sát xuống ngòi bút, khi viết biên độ giao động của ngòi bút ngắn,
đầu ngòi bút di chuyển không linh hoạt làm cho nét chữ bị cong vẹo gây sai nét.
Cách khắc phục: nhắc học sinh cầm bút cao tay lên (từ đầu ngòi bút đến chỗ tay
cầm khoảng 2,5 cm) Khi viết 3 ngón tay cử động co duỗi linh hoạt phối hợp với
cử động của cổ tay, cánh tay.

+ Sai về khoảng cách: VD: - Nguyên nhân: lỗi này thường mắc với
những học sinh viết hay nhấc bút, không viết liền mạch, đưa tay không đều. Cách khắc phục: Cần giúp học sinh kĩ thuật viết liền mạch, đưa đều tay. Quy
định về khoảng cách giữa các con chữ trong một chữ là 2/3 đơn vị chữ (1 con
chữ o) khoảng cách giữa hai chữ trong một từ là một đơn vị chữ (1 ô vuông đơn
vị). Viết xong chữ mới đánh dấu chữ và dấu ghi thanh. VD: viết chữ: trắng Hướng dẫn viết: t-r-a-n-g – trang (liền mạch) xong mới đánh dấu phụ của chữ t,
chữ ă và dấu (sắc) – trắng.
+ Dấu chữ, dấu thanh - VD: Học sinh thường mắc lỗi đánh dấu quá to,
quá cao không đúng vị trí. - Nguyên nhân: Lỗi này thường do các em không cẩn
thận mặt khác còn do giáo viên không hướng dẫn và nhắc nhở các em thường
xuyên. - Cách khắc phục: Để khắc phục lỗi này cần quy định lại cách đánh dấu
chữ và dấu thanh nhỏ bằng 1/2 đơn vị chữ. Dấu thanh đánh vào âm chính của
vần và không vượt quá đơn vị thứ hai. Nếu chữ có dấu mũ thì các dấu thanh nằm
bên phải dấu mũ. Đánh dấu nhỏ thì những nét chính của chữ sẽ nổi rõ dấu nhỏ
còn giúp trang vở không bị rối bài viết sẽ thoáng hơn. Sau khi phát hiện ra
nguyên nhân chỗ viết chưa đúng cần giúp trẻ rút kinh nghiệm, tránh vấp phải sai
sót lần sau. Khi ngồi viết thấy mỏi tay, mồ hôi tay ra nhiều, hoặc hoa mắt ... cần
phải nghỉ giải lao, chuyển sang các hoạt động cơ bắp như vươn vai, hít thở, tập
vài động tác thể dục.
4. Chữ mẫu của giáo viên
8


9


Mỗi thầy, cô giáo được xem như là một tấm gương phản chiếu để học sinh soi
rọi vào đó. Lứa tuổi của học sinh tiểu học là lứa tuổi hay “bắt chước” và làm
theo mẫu, giáo viên viết như thế nào thì học sinh viết như thế đó, đặc biệt là ở
lứa tuổi học sinh lớp Một. Người giáo viên phải coi trọng việc trình bày trên
bảng là trang viết mẫu mực của mình cho học sinh noi theo. Do vậy mỗi giáo

viên cần rèn luyện viết đúng, viết đẹp, viết rõ ràng và ngay ngắn là tiêu chí mà
mọi giáo viên phải đặt ra và thực hiện bằng được trong từng giờ học. Việc viết
mẫu của giáo viên là một thao tác trực quan trên bảng lớp giúp học sinh nắm bắt
được quy trình viết từng nét của từng chữ cái. Do vậy, giáo viên phải viết chậm,
đúng theo quy tắc viết chữ vừa giảng giải, phân tích cho học sinh. Khi viết mẫu,
giáo viên cần tạo điều kiện để học sinh nhìn thấy tay của giáo viên viết từng nét
chữ. Khi viết, giáo viên vừa kết hợp giảng giải, phân tích: đưa bút như thế nào?
Thứ tự các nét viết ra sao? Giáo viên cũng cần chú ý phân tích cả cách viết dấu
phụ và dấu thanh trong quá trình chấm chữa bài

10


Chương 3. Các biện pháp và giải pháp nhằm phát huy ưu điểm, khắc phục
nhược điểm
1. Trước hết giáo viên cần làm cho HS và cha mẹ HS phải nhận thức được tầm
quan trọng của môn tập viết
- Muốn HS viết đúng, đẹp phải có sự công phu của GV theo 1 phương
pháp khoa học và kinh nghiệm đã được đúc kết cùng với sự kèm cặp thường
xuyên, sâu sát của các bậc phụ huynh, sự nỗ lực của mỗi HS
- Tạo phong trào thi đua giữ vở sạch viết chữ đẹp
- Trong giờ tập viết GV hướng dẫn HS tuân thủ nghiêm ngặt và thực hiện
đúng các nguyên tắc về tư thế ngồi viết, cách đặt bút, cách để tay, bài viết phải
đảm bảo yêu cầu, ánh sáng và thuận chiều khi viết đưa đúng bút từ trái sang
phải, từ trên xuống dưới không ấn ngòi bút mạnh vào mặt giấy.
- Ngay từ đầu hè GV phải rèn luyện từng nét, phải đi sâu đi sát, phát hiện
những em viết chữ đẹp để bồi dưỡng
- Khi viết luôn luôn sửa và uốn nắn những chữ viết xấu và sai
- Hướng dẫn HS ngồi đúng tư thế, đẹp khen và động viên em viết đúng,
đẹp

2. Khi dạy tập viết GV phải phối hợp các phương pháp dạy học để tiết học có
hiệu quả
* Chữ mẫu là hình thức trực quan ở tất cả các bài tập viết, là điều kiện đầu
tiên để các em viết đúng. Chữ viết mẫu phải đúng quy định, rõ ràng sạch đẹp.
Chữ mẫu phải phóng to giúp HS quan sát tại điều kiện phân tích hình dáng, độ
cao độ rộng, các nét cơ bản. GV đưa mẫu chữ phóng to và dùng thước chỉ cho
HS dễ quan sát từng nét.
- Chữ viết mẫu của GV trên bảng chính là nội dung dạy học, là phương
pháp trực quan, là mẫu mực cho HS noi theo. Do vậy chữ GV viết trên bảng
phải đúng, đẹp.
* Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở đầu của tiết học GV dẫn dắ
HS tiếp xúc với các chữ cái sẽ học bằng 1 hệ thống câu hỏi, từ việc hỏi các nét,
cấu tạo chữ cái, độ cao, kích thước chữ cái đến việc so sánh các nét giống nhau
giữa con chữ đã học với con chữ đã phân tích.
* Muốn HS viết đúng, viết đẹp HS chỉ có một con đường là luyện tập. GV
hướng dẫn HS luyện tập thực hành từ thấp đến cao để HS dễ dàng tiếp thu. Lúc
đầu là việc viết đúng hình dáng, cấu tạo, kích thước các cỡ chữ, sau đó là viết
đúng dòng và đúng tốc độ quy định. Việc rèn luyện kĩ năng viết chữ phải được
tiến hành đồng bộ lớp cũng như ở nhà, phân môn tập viết cũng như ở các phân
môn Tiếng Việt khác. Khi HS luyện tập viết chữ GV cần luôn luôn chú ý uốn
nắn để các em cầm bút đúng quy định. Bài viết đẹp phải đi kèm với tư thế ngồi
đúng, rèn cho HS viết đẹp mà quên đi việc uốn nắn cách ngồi viết là một thiếu
sót lớn của GV.
- Muốn viết nhanh phải nắm được kĩ thuật viết liền mạch và kĩ thuật sử
dụng nét bút phải nối liền liên tục không bị đứt quãng giữa các nét trong một
11


chữ. Thông thường viết một nét chữ nét bút liền mạch từ đầu đến cuối sau đó
nhấc bút viết dấu phụ. Vị trí dấu thanh đặt bút trên hoặc dưới âm chính

3 . Lựa chọn các hình thức luyện tập trong quá trình rèn chữ viết cho
HS
+ Luyện viết bảng con
+ Luyện viết trong vở tập viết
+ Luyện phải thường xuyên trong các môn học khác
- Muốn hoạt động viết đúng và đẹp không phải ngày một, ngày hai mà làm
được ngay, nó đòi hỏi phải có một quá trình rèn rũa lâu dài. Trước hết phải có sự
dạy dỗ công phu của các thầy cô giáo theo một phương pháp khoa học kinh
nghiệm đã được đúc kết cùng với sự kèm cặp thường xuyên, sâu sát của các bậc
phụ huynh, sự nỗ lực kiên trì của mỗi học sinh.
Qua nhiều năm giảng dạy lớp 1 chúng tôi đã đạt được những kết quả bước
đầu nhờ kiên trì thực hiện một số biện pháp sau:
* Chuẩn bị: Để một giờ tập viết thành công trước tiên phải có sự chuẩn bị chu
đáo về cơ sở vật chất.
1.1. Giáo viên
- Kẻ bảng lớp theo đơn vị ô ly chuẩn bị theo vở tập viết của học sinh
- Phôtô cho mỗi học sinh một tờ chữ mẫu các chữ cái viết thường theo quy
định của Bộ giáo dục năm 2002-2003 để phụ huynh phối hợp cùng nhà trường
dạy con em mình cho thống nhất.
- Ngay từ những ngày đầu, giáo viên phải cho học sinh nắm chắc các
đường kẻ ngang, dọc các đường ly, dòng ly, cách chia ô thành những điểm
chuẩn để viết.
Ví dụ: + Đường kẻ số

Đường kẻ dọc

Dòng kẻ

Đường kẻ ngang


12


- Bên cạnh đó giáo viên cần giải thích các thuật ngữ như:
1Điểm đặt bút: Là điểm bắt đầu khi viết một nét trong chữ cái. Điểm
đặt bút có thể nằm trên đường kẻ ngang, hoặc không nằm trên đường kẻ ngang.
2Điểm dừng bút: Là vị trí kết thúc của nét chữ trong một chữ cái.
Điểm dừng có thể trùng với điểm đặt bút hoặc không nằm trên đường kẻ ngang.
Cần chú ‎ý‎ điểm đặt bút, chiều cao, và dừng bút ở các chữ sau:
Chiều rộng con chữ nên viết ở 1ô rưỡi tính từ nét viết đầu tiên.
Chữ e: đặt bút trên đường kẻ thứ 1( 1/3 dòng kẻ thứ 1) và dừng bút ngay
trên đường kẻ 1( bằng ngang điểm đặt bút)
b, l, h, k: Đây là các chữ có nét khuyết trên cao 5dòng = 5ô li trong
tập. Điểm đặt bút và dừng bút ở đường kẻ thứ 2.
O, ô, ơ, a, ă, â, d, đ, q, g, x: những chữ có nét cong, cong tròn, đặt
bút ngay dưới đường kẻ ngang thứ 3, phía trên trong ô vuông của dòng thứ 2,
đặt bút vòng lên đụng đường kẻ thứ 3, vòng trái xuống dụng đường kẻ thứ 1,
vòng lên ngay điểm đặt bút, viết sao cho tròn đều.
x: đặt bút dưới đường kẻ thứ 3 viết nét cong trái, dừng bút giữa dòng kẻ
thứ 1, đặt bút và dừng bút tưng tự cho nét cong phải.
g: có nét khuyết dưới quay xuống 5 dòng
d, đ, q, p, những nét này có nét thẳng, quay lên hay quay xuống thì cao độ
vẫn 4 dòng.
V,n,m : những chữ này bắt đầu từ nét móc trên, đặt bút ở giữa dòng kẻ
thứ 2, có độ cao 2 dòng, dừng bút ngay đường kẻ 2.
I, u, ư (t): những chữ này bắt đầu là nét xiên trái. Đặt bút ngay đường kẻ
thứ 2, cao 2 dòng, dừng bút ngay đường kẻ thứ 2 ngang bằng với chỗ đặt bút.
(Riêng chữ t cao 3 dòng)
R, s, bắt đầu bằng nét xiên trái, đặt bút ngay đường kẻ 1 nét thắt đầu trên
đường kẻ 3, dừng bút ngay đường kẻ 2.

3Viết liền mạch: Là thao tác đưa ngòi bút liên tục từ điểm kết thúc
của nét đứng trước tới điểm bắt đầu của nét đứng sau.
Ví dụ: Khi viết e, u, ư, n, m, nh, ph hoặc chữ đứng trước liền với các nét
móc trên, móc dưới, nét xiên, nét khuyết như: (en, ưu, in, nhện) ên, un, um, im,
inh, ênh, phim....
4Lia bút: Để đảm bảo tốc độ trong quá trình viết một chữ cái hay
viết nối các chữ cái với nhau, nét bút được thể hiện liên tục nhưng dụng cụ viết
(đầu ngòi bút, phấn) không chạm vào mặt phẳng viết (giấy, bảng). Thao tác đưa
bút trên không gọi là lia bút.
Ví du: Khi viết chữ x, t, g, a, ă, â, d, đ, q, và các vần có nét cong đứng
trước; on, oc,....
5Rê bút: Đó là trường hợp viết đè lên theo hướng ngược lại với nét
chữ vừa viết. Ở đây xảy ra trường hợp dụng cụ viết (đầu ngòi bút, phấn) chạy
nhẹ từ điểm kết thúc của nét đứng trước đến điểm bắt đầu của nét liền sau.
13


Ví du: n, m, h, p, ph.
6Nhấc bút: Là động tác kết thúc khi viết xong một chữ, ta nhấc bút
bắt đầu viết chữ kế tiếp
* Học sinh
+ Bảng con
- Mua đồng loạt bảng con (có dòng ly dọc, ngang) theo mẫu vở tập viết để
học sinh quen với việc xác định các điểm chuẩn từ bảng đến vở cũng giống nhau
- Hộp phấn có khăn bông nhỏ, hơi ẩm (không dùng khăn lau có nhiều ny
lông hoặc mút để lau bảng)
+ Bút chì
- Chuẩn bị bút chì hơi nhọn, đúng tầm (nếu bút chì nhọn và cứng quá nét sẽ
mảnh, đôi khi còn chọc thủng cả giấty hoặc nếu nét chì quá to và mềm nét chẽ
sẽ to quá cỡ, học sinh khó viết được chuẩn các nét)

+ Vở viết:
- Phải là loại vở có kẻ ô vuông, ô ly dọc, ngang để học sinh dễ xác định
điểm chuẩn, dễ ước lượng độ rộng các nét khi viết (Từ điểm bắt đầu đến điểm
kết thúc)
4. Bồi dưỡng cho học sinh lòng say mê, tinh thần quyết tâm rèn chữ
viết
Tôi thường kể cho các em nghe gương rèn chữ của ông Cao Bá Quát ngày
xưa, gương rèn chữ của học sinh những năm trước. Cho học sinh xem vở rèn
chữ của thầy, của những học sinh tiêu biểu từ những năm trước. Qua những mẩu
truyện, qua thực tế được nhìn những trang vở trước và sau khi rèn chữ của thầy,
các bạn, cá em có thêm tin tưởng và thêm quyết tâm say mê rèn luyện chữ viết.
Ngoài ra tôi còn phôtô tới tận tay từng học sinh những trang vở viết chuẩn
mực của học sinh trong lớp hoặc học sinh những năm trước để học sinh và phụ
huynh cùng nêu cao quyết tâm rèn chữ bằng bạn.
Bồi dưỡng cho học sinh một số đức tính và thái độ cần thiết trong việc rèn
luyện chữ viết như lòng say mê, ý trí quyết tâm, tính cẩn thận, chính xác, có óc
thẩm mỹ, lòng tự trọng, tạo được hứng thú cho học sinh hăng say tập viết và có
ý thức viết đúng và đẹp. Vì nếu ở lớp 1 đã viết hỏng, viết xấu thì lên các lớp trên
khó viết đúng, viết đẹp được.
5. Phân loại các chữ cái thành các nhóm:
Nếu cùng một lúc đòi hỏi các em viết đúng và đẹp ngay tất cả các loại chữ
là không thực tế và khó thực hiện được (vì học sinh chưa nắm chắc kỹ thuật viết
chữ này đã chuyển sang chữ khác). Do vậy tôi đã phân loại chữ viết thành các
nhóm chữ có cấu tạo gần giống nhau về cách viết, mỗi tuần rèn một nhóm nhất
định, rèn viết đúng, đẹp nhóm chữ này mới chuyển sang rèn nhóm chữ khác nên
mỗi nhóm chữ học sinh được rèn rất tỉ mỉ và chi tiết.
Muốn dạy chữ viết trước tiên phải giới thiệu cho học sinh nắm chắc các nét
cơ bản tạo nên con chữ khi viết.
Các nét cơ bản:
14



- Nét cong (kín, hở)
- Nét thẳng (đứng, nghiêng)
- Nét khuyết (trên, dưới)
- Nét hất, nét thắt
- Nét móc (ngược, xuôi, móc hai đầu)
- Nét xiên (trái, phải)
- Các nét phụ
Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo các nét và mối quan hệ về cách viết các chữ
cái, tôi chia ra các nhóm chữ như sau:
Nhóm 1: Gồm 8 chữ cái
Trọng tâm rèn luyện là các nét móc: Móc ngược, móc xuôi, móc hai đầu.
Độ cao các con chữ đều cao 2 dòng ly, riêng con chữ (T) cao 3 dòng ly. Từ các
nét cơ bản trên, nếu viết đẹp 8 chữ cái ở nhóm 1 học sinh sẽ dễ dàng viết được
các chữ cái khác ở nhóm 2.
Nhóm 2 : Gồm 6 chữ cái
Sáu chữ cái đều giống nhau ở nét cơ bản là nét khuyết (trên, dưới). Độ cao
các con chữ đều cao 5 dòng ly.
Để viết đúng nhóm chữ này trước tiên phải dạy viết từ nét sổ dọc, học sinh
viết được nét sổ ngay ngắn mới tiến hành dạy viết nét khuyết.
Khi viết được các chữ cái ở nhóm 1, 2 học sinh viết các chữ cái khác có
phần thuận lợi hơn.
Nhóm 3 : Gồm 15 chữ cái
Nhóm chữ này giống nhau ở nét cơ bản là nét cong (kín, hở). Độ cao các
con chữ là 2 ly, riêng con chữ d, đ, p, q cao 4 ly. Loại chữ này nhiều người nghĩ
là đơn giản nhưng thực tế hầu hết học sinh viết sai từ chữ o.
Vậy phải dạy viết như thế nào cho đúng kỹ thuật và học sinh dễ vận dụng
viết đúng và đẹp.
6. Chú ý kỹ thuật viết:

- Mẫu chữ: Giáo viên phải coi việc trình bày trên là trang viết mẫu mực của
mình cho học sinh noi theo. Do vậy chữ viết của giáo viên phải đúng, rõ, đẹp và
ngay ngắn, đúng kỹ thuật, đúng quy trình. Ngay cả khi chấm điểm và ghi lời
nhận xét vào bài làm của học sinh và khi viết bảng
Thế nào là viết đúng? Đúng theo chữ viết mẫu ở vở viết của học sinh đúng
về chiều cao (mấy ly?) độ rộng (mấy ô?) đúng từ điểm bắt đầu đến điểm kết thúc
của các con chữ trong một chữ ở vị trí nào của ô. Để thực hiện được điều đó tôi
phải tốn rất nhiều thời gian trong việc viết mẫu cho học sinh. Chấm điểm chuẩn
theo mẫu chữ vào vở tập viết để học sinh biết dựa và đó tự xác định điểm chuẩn
quy trình viết của từng nét, từng con chữ tiếp theo.
Ở bảng con tôi cũng hướng dẫn học sinh xác định các điểm chuẩn như ở vở
tập viết để học sinh làm quen dần với việc xác định các điểm chuẩn một cách
thống nhất (ở bảng, vở)
Cách xác định các điểm chuẩn của từng con chữ như sau:
Để học sinh tập xác định điểm viết tôi dạy học sinh chấm điểm chuẩn một
số nét chữ cơ bản ở từng nhóm, sau đó học sinh sẽ dựa vào các nét chữ đã học ở
nhóm trước để hoàn chỉnh con chữ.
15


Nhóm 1: 8 chữ cái ở nhóm 1 phải được dạy trước tiên vì nhóm chữ này các
con chữ không phải dựa vào các nét chữ ở nhóm 2, 3.
Về cơ bản của nhóm 1 là các nét móc (xuôi, ngược, móc hai đầu) nét hất
nên tôi chỉ hướng dẫn học sinh chấm điểm chuẩn của nét móc.
* Móc ngược (5 con chữ) tôi chỉ dạy học sinh chấm điểm chuẩn của con
chữ i, dự vào chữ i học sinh sẽ dễ dàng viết được con chữ t.
(Chỉ cần dạy chấm điểm chuẩn của con chữ t)
* Móc xuôi và móc 2 đầu: (có 3 con chữ)
Chỉ cần chấm điểm con chữ n.
Nhóm 2: 6 chữ cái giống nhau cơ bản ở nét khuyết trên, dưới, còn các nét

móc đã được học ở nhóm 1.
* Nét khuyết trên có 4 con chữ:
Chỉ cần dạy chấm điểm chuẩn con chữ
* Nét khuyết dưới có 2 con chữ:
Chỉ cần dạy chấm điểm chuẩn con chữ g
Nhóm 3: có 15 con chữ cái giống nhau căn bản là nét cong (kín, hở) còn
các móc, nét hất, các em đã được học ở nhóm 1,2.
Tôi chỉ dạy chấm điểm chuẩn 2 con chữ o và a.
Dựa vào 2 con chữ này học sinh dễ dàng tự chấm điểm chuẩn của các con
chữ khác.
* Nét cong hở có 5 con chữ
* Còn chữ p là các nét chữ đã được học, giáo viên chỉ hướng dẫn là học
sinh tự viết được.
Như vậy với mỗi nhóm chữ tôi chỉ dạy chấm điểm các nét cơ bản, sau đó
học sinh sẽ biết tự chấm điểm chuẩn ở các chữ khác cùng nhóm bằng cách tương
tự.
Việc dạy học sinh chấm các điểm chuẩn tưởng trừng rất khó khăn, rối mắt,
nhưng không chỉ sau 2 ngày dạy là học sinh đã biết tự xác định các điểm chấm
một cách chính xác. Tuy nhiên ở 2 ngày đầu giáo viên phải thật sự vất vả. Khi
đã chấm mẫu từng điểm trên bảng song, giáo viên phải kiểm tra điểm chấm của
từng học sinh xem đã chấm đúng vị trí chưa? (Có thể cho học sinh đổi bảng tự
kiểm tra) rồi mới tiến hành viết từng nét, từng con chữ. Việc chấm điểm chuẩn
khi viết sẽ rút ngắn lời hướng dẫn dài dòng của giáo viên.
Khi học sinh có thói quen xác định đúng các nét trong một con chữ thì sẽ
dễ dàng xác định đúng cách viết và khoảng cách các con chữ kết hợp trong một
chữ sau này.
- Hướng dẫn viết: Công việc chuẩn bị của giáo viên dù có kỹ lưỡng đến
đâu mà thiếu bước hướng dẫn viết thì tiết dạy đó không bao giờ thành công.
Phần hướng dẫn viết về cơ bản bao giờ cũng có hệ thống câu hỏi như sau: (ví dụ
dạy bài chữ b)

- Con chữ (b) gồm mấy nét? Là những nét nào?
+ Nhận xét độ cao, chiều rộng của con chữ
+ Chữ bé được viết bằng mấy con chữ? Khoảng cách giữa các con chữ
cách nhau bao nhiêu con chữ?
- Nhận xét độ cao của các con chữ? Vị trí dấu thanh?
16


Tuy nhiên từng bài mà giáo viên phải có hệ thống câu hỏi hợp lý với nội
dung của từng bài viết.
Công việc cuối cùng là giáo viên que chỉ đồ từng nét chữ đã viết mẫu trên
bảng từ điểm bắt đầu từ điểm kết thúc của từng chữ thật chậm để học sinh quan
sát quy trình viết của từng con chữ rồi thực hành luyện viết vào bảng con và vào
vở (đây là việc làm hàng ngày mà cô giáo nào cũng phải làm nên tôi không cần
nêu chi tiết)
- Tư thế viết: Đây là nhu cầu không kém phần quan trọng trong một giờ
tập viết mà không ít giáo viên đã bỏ qua hoặc hướng dẫn chưa đến nơi đến chốn
dẫn đến tình trạng các em ngồi viết chưa đúng tư thế (nghiên bên phải, bên trái)
cách để vở, để tay, cách cầm bút chưa khoa học, chưa hợp lý dẫn đến việc học
sinh dễ mỏi dễ chán nản nên viết chữ cẩu thả, tuỳ tiện.
Vì vậy cần phải hướng dẫn tư thế ngồi viết đúng quy cách cho học sinh
như sau:
- Ngồi ngay ngắn, thẳng cột sống, vai ngang bằng, ngực cách mép bàn ít
nhất 1 com (tránh tỳ ngực vào bàn dễ mắc bệnh tim phổi)
- Chân gập thành vuông góc
- Đầu cúi hơi nghiêng
- Mắt cách vở khoảng 20-30cm
- Tay trái giữ chặt mép vở, tay phải cầm bút bằng 3 đầu ngón tay, ngón trỏ
để cách đầu quản bút 1 cm( khoảng 1 đốt ngón tay) vở nên để hơi chếch về bên
trái từ 15-20 độ so với mép bàn, cầm bút xuôi theo chiều ngòi, bút nghiêng so

với mặt giấy khoảng 45 độ, khi viết đưa bút từ trái sang phải, từ trên xuống
dưới, không ấn mạnh ngòi bút xuống giấy.
Hiện nay nhiều giáo viên không chú ý hướng dẫn và rèn cho học sinh cách
cầm bút, để vở nên rất nhiều em cầm bút và tư thế ngồi sai lệch rất đáng lo ngại.
Vì vậy việc chỉnh sửa tư thế viết cho học sinh phải được đề cập đến thường
xuyên trong từng giờ tập viết.

17


- Tổ chức tốt phong trào thi viết chữ đẹp: Để khí thế rèn chữ viết sôi nổi
tôi thường xuyên động viên khuyến khích, khích lệ học sinh bằng cách thưởng
ngay 1 quyển vở cho em nào đạt điểm 9 tập viết, em đạt điểm 10 sẽ được
thưởng 1 cái bút. Hình thức khích lệ này đã tạo cho học sinh một ý thức quyết
tâm rèn luyện chữ viết trong từng giờ tập viết để được thưởng.
Hàng tuần tôi đều tổng kết, tuyên dương những học sinh đạt nhiều điểm
cao môn tập viết.
Mỗi tháng một lần đánh giá, xếp loại vở sạch chữ đẹp cho học sinh sau đó
tổ chức một giờ thi viết chữ đẹp trong lớp để chọn ra bài viết đẹp nhất 9 chuẩn
mực và có phần thưởng xứng đáng cho học sinh đạt giải, phôtô bài viết đẹp gửi
cho từng học sinh tham khảo học tập.
Phát động trong học sinh khẩu hiệu:
“Mỗi chữ viết đẹp là một bông hoa
Mỗi trang vở là một vườn hoa tươi”
Mỗi học sinh có riêng 1 quyển vở ôly, mỗi ngày các em viết 1, 2 chữ cái
cùng nhóm, tiến tới viết 1 từ, một câu rồi 2, 3 câu hoặc trình bày một bài toán …
Đến ngày 20-11 học sinh chọn những quyển vở sạch, chữ đẹp và trình bày
đẹp làm món quà kính tặng thầy cô nhân ngày 20-11. Bằng tình cảm kính trọng
thầy cô, các em thi nhau rèn luyện chữ viết, kiến thức được nâng lên.


18


Mặt khác phải tiếp tục duy trì và đẩy mạnh phong trào thi “Vở sạch chữ
đẹp” ở tất cả các môn.
- Tích cực rèn chữ viết vở và chữ viết bảng mẫu. Trong mọi tiết học không chỉ
riêng tập viết, tập chép đều phải có ý thức viết chữ đẹp, trình bày khoa học hợp
lý.
- Bên cạnh việc rèn học sinh viết đúng hình chữ, cỡ chữ, chiều chữ còn hướng
dẫn cho các em những kỹ thuật viết chữ nhanh, đều tay, nét thanh, nét đậm. Khi
các em có tiến bộ trong rèn chữ tức là các em được củng cố niềm say mê viết
chữ đẹp.
- Với mỗi nhóm học sinh có yêu cầu luyện chữ khác nhau phù hợp trình độ,
đồng thời tạo hứng thú và say mê cho trẻ.
- Sưu tầm và triển lãm những bài viết chữ đẹp cho học sinh học tập và noi theo.
- Động viên khuyến khích kịp thời những học sinh có tiến bộ.
 Từ tuần 1 đến tuần 6 (học hết các con chữ trong bảng chữ cái)

a. Cho học sinh tô, viết từng nét cấu tạo con chữ mới, tô con chữ mới.VD: học
chữ a học sinh được tô nét cong kín và nét móc dưới(mỗi nét 2 dòng). Sau đó tự
viết mỗi nét 2 dòng rồi tô không lệch ra ngoài 3 dòng chữ a.Sử dụng vở ô li,
giáo viên viết mờ, để học sinh tô theo chữ cô.Giao vở này về nhà để các em ôn
bài, chuẩn bị bài mới.Khi học sinh đã quen, giáo viên có thể viết mờ 1 bài rồi
19


phô tô giao cho học sinh tô, sau đó các em lấy bài tô ấy làm mẫu để viết lại 1 lần
vào vở ô li.
b. Rèn viết bảng con các chữ đã học có nét giống nét trong con chữ mới.VD:
viết chữ b để chuẩn bị viết chữ h; hoặc viết chữ g, h để chuẩn bị viết chữ

gh,…Thực hiện vào giờ luyện chữ buổi chiều
c. Học sinh quan sát viết bảng con theo hướng dẫn mẫu của cô. Gắn các bảng để
cùng nhận xét, sửa cho bạn, từ đó rút kinh nghiệm cho mình. Thực hiện vào 10
phút cuối tiết 1 bài học vần.
d. Quan sát kĩ vở mẫu và phần trình bày trên bảng của cô để viết bài vào vở.Chú
ý nghe góp ý của cô sau mỗi bài viết. Thực hiện vào 10 phút cuối tiết 2 bài học
vần.
e. Viết đúng cỡ chữ vào hai dòng luyện viết ở vở bài tập Tiếng Việt sau mỗi bài
học vần. Phần này cỡ chữ nhỏ hơn so với cỡ chữ ở vở tập viết do dòng li nhỏ
hơn. Với một số học sinh chậm, giáo viên viết mờ một số chữ cho học sinh tô để
định hình cỡ chữ trong 1 thời gian trước khi ác em có thể tự viết được.
f. Tô, viết đúng mẫu vào vở luyện chữ. Phần này giáo viên đặt các câu hỏi cho
học sinh phân tích các con chữ, cách viết đã vừa được học viết ở vở tập viết.
Học sinh viết trong giờ tự học buổi chiều, GV lưu ý cầm tay sửa cách cầm bút
và điều khiển bút cho 1 số học sinh viết chậm, viết ấn.
*Từ tuần 7 đến tuần 18: Về hình thức tổ chức rèn chữ vẫn cơ bản như 6
tuần đầu nhưng tốc đọ có nhanh hơn và lượng bài tăng hơn. Học sinh đã có 1 số
vốn chữ cơ bản, vì vậy GV sử dụng biện pháp bắc cầu từ kiến thức cũ sang kiến
thức mới: Chữ ghi vần được ghép bởi từ 2 đến 4 con chữ vậy các nét nối phải
được quan tâm nhiều trong giai đoạn này. Dần dần phân loại các nhóm học sinh
với các yêu cầu có hơi khác nhau 1 chút.
*Từ tuần 19 đến tuần 22
Hình thức tổ chức rèn chữ và các biện pháp chưa có gì thay đổi so với giai đoạn
liền trước. Nhưng ở giai đoạn này học sinh bắt đầu chuyển sang viết bút mực, vì
vậy giáo viên phỉa hướng dẫn tỉ mỉ cách cầm bút mực khác với cách cầm bút chì
như thế nào? Để viết bút mực đẹp phải ngửa mặt bút lên trên, bụng bút xuống
dưới, lựa cho chiều bi trơn của ngòi bút đi theo chiều viết chữ. Kết hợp với
PHHS để chuẩn bị các đồ dùng cần thiết đảm bảo chất lượng, đúng tiêu chuẩn:
bút máy Hồng hà, vở viết 4 li giẻ lau bút, bìa kê chống nhòe, chống bẩn… tiêu
chuẩn sạch được đề cao trong thời gian này.

*Từ tuần 23 đến tuần 25

20


Trong các bài tập viết cỡ chữ nhỡ, học sinh được tập tô chữ viết hoa (5li). Học
sinh được làm quen với cỡ chữ nhỏ qua các bài tập chép. Phần tập viết không có
gì thay đổi nhiều, giáo viên vẫn tiếp tục củng cố kỹ thuật viết chữ và cho học
sinh tô chưc viết hoa nhiều hơn. Dù mới làm quen nhưng ngay từ bài dầu tiên đã
phải đảm bảo cho học sinh viết đúng chính tả tức là viết các chữ hoa mà các em
chưa học. Mặt khác việc cùng song song luyện viết 2 cỡ chữ: cỡ chữ nhỡ và cỡ
chữ nhỏ cũng khiến nhiều học sinh lung túng. Đôi khi các em có thể nhầm lẫn
cỡ chữ ở trong bài viết (đang viết 2 li nhầm xuống 1 li, hoặc đang tập chép 1 li
thì mọt hai chữ lại to lên lên 2 li).
a. Thời kỳ đầu giáo viên phô tô bài viết cỡ chữ một li cho học sinh tô quen tay,
đồng thời cho học sinh được trực tiếp xác định cỡ chữ giảm đi một nửa nghĩa là
như thế nào. Học sinh cũng không phải quá khó khăn khi làm quen với các chữ
hoa. Học sinh cũng hình dung được phải trình bày bài như thế nào (thứ, ngày,
tháng…; ghi tên phân môn, ghi tên bài, trình bày bài thơ, trình bày đoạn văn
điều mà các em bây giờ mới phải tự làm).
21


b. Trong vở tập chép:
Theo chúng tôi việc giúp đỡ này là cần thiết và có hiệu quả vì:
- Học sinh quá lo lắng với việc chuyển sang viết cỡ chữ nhỏ. Khi học sinh tô
theo chữ cô giáo cũng là một hình thức như giáo viên cầm tay nắn chữ cho các
em, nhưng các em tô chữ cô thì được chủ động hơn.
- Học sinh quen với nét chữ cô giáo và viết đúng cỡ chữ ngay từ đầu.
- Học sinh thấy mình viết đẹp giống cô thì phấn khởi, tự tin rèn chữ hơn, các em

sẽ cố gắng duy trì và viết đẹp hơn khi không còn tô theo chữ cô nữa.
- Tuy nhiên giáo viên phải biết giảm dần và dừng sự giúp đõ này đúng lúc.
c. Khi học sinh đã được tô bài 1 lần thì tiết luyện của chính ngày hôm đó thì các
em phải tự nhìn bảng chép lại lần thứ hai.
d. Tích cực rèn và sửa từng nét chữ cho học sinh trên bảng con. Mỗi tuần sửa
một trọng tâm đơn vị cụ thể.
e. Các trường hợp nối chữ:
Việc nối chữ chủ yếu được thực hiện ở các chữ viết thường, tạo nên sự liên kết
của một tổ hợp chữ. Dựa vào những nét cơ bản của chữ cái viết thường, có thể
xác định 4 trường hợp nối chữ cần lưu ý cho học sinh là:
Trường hợp 1: Nét móc của chữ cái trước nối với nét móc(hoặc nét hất)
đầu tiên của chữ cái sau, ví dụ a-n= an, i-m= im,a-i= ai. Nhìn chung, trường hợp
này viết dễ dàng và thuận lợi.

Lưu ý học sinh khi nối hai nét móc ở hai chữ cái cần điều tiết về độ doãng
(khoảng cách giữa hai chữ cái) sao cho vừa phải hợp lý để viết chữ đều nét và
đẹp, tránh cách xa quá.
Trường hợp 2: Nét cong cuối cùng của chữ cái trước nối với nét móc(
hoặc nét hất) đầu tiên của chữ cái sau, ví dụ e-m=em, c-ư= cư, ơ-n= ơn, o-i= oi.
Trường hợp này cũng tương đối dễ dàng.

22


Lưu ý học sinh điều chỉnh khoảng cách giữa hai chữ cái sao cho không
quá gần hoặc quá xa, hoặc chuyển hướng ngòi bút ở cuối nét cong để nối sang
nét móc( hoặc nét hất) sao cho hình dạng hai chữ vẫn rõ ràng, khoảng cách hợp
lý.
Trường hợp 3: Nét móc( hoặc nét khuyết) của chữ cái trươc nối với nét
cong của chữ cái sau, ví dụ a-c= ac, h-0= ho, g-a=ga, y-ê= yê.Đây là trường

hợp nối tương đối khó, vừa đòi hỏi kĩ thuật lia bút vừa yêu cầu việc ước lượng
khoảng cách sao cho vừa phải, hợp lý.

Lưu ý học sinh xác định điểm kết thúc(dừng bút ) ở chữ cái trước để lia
bút viết tiép chữ cái sau sao cho liền mạch, tạo thành một khối chữ cái. Điều
chỉnh phần cuối nét móc của chữ cái trước hơi doãng rộng một chút để khi viết
tiếp chữ cái sáuẽ có khoảng cách vừa phải( không gần quá) .
Trường hợp 4: Nét cong của chữ cái trước nối với nét cong của chữ cái
sau, ví dụ: o-e= oe, o-a= oa, x-o= xo, e-o= eo. Đây là trường hợp nối chữ khó
nhất, vừa đòi hỏi các kĩ thuật rê bút, lia bút, chuyển hướng bút để tạo nét nối,
vừa yêu cầu viẹc ước lượng khoảng cách hợp lý.

Lưu ý học sinh: Rê bút từ điểm cuối của chữ cái o chúc xuống để gặp điểm bắt
đầu của chữ cái e sao cho nét vòng ở đầu chữ cái o không quá to( oe). Rê bút từ
điểm cuối của o sang ngang rồi lia bút viết tiếp chữ cái a( hoặc c) để thành oa
(oc) sao cho khoảng cách giữa o và a( c) hợp lý.
7.Giáo viên phối hợp với gia đình học sinh.
- Giúp cha, mẹ các em xác định tầm quan trọng ở chương trình học lớp
1; Hết chương trình lớp 1 thì trẻ sẽ đọc thông, viết thạo. Nếu đã đọc thông viết
thạo rồi sẽ giúp các em tiếp thu bài nhanh hơn, học tốt hơn ở các môn học khác
và ở những lớp cao hơn. Ngược lại nếu đọc chậm, viết chậm thì các em sẽ
không theo kịp các bạn, trở nên chán nản, thậm chí xin ba mẹ cho nghỉ học...

23


Phụ huynh phải xác định được tầm quan trọng ở chương trình học lớp 1.Có như
vậy phụ huynh mới quan tâm, tạo điều kiện cho con rèn nét chữ đẹp, rèn đọc....
- Giáo viên thông báo nội qui trường, lớp cho phụ huynh vào đầu năm
học để phụ huynh kịp thời nhắc nhở, đôn đốc. Giáo viên và phụ huynh phải

thống nhất các nội dung cần rèn luyện học sinh và cùng nhau thực hiện sẽ tạo
thói quen học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
- Giáo viên hướng dẫn cách để phụ huynh theo dõi, cách để phụ huynh
kiểm tra, đôn đốc con mình như: khi trẻ đi học về, hỏi hôm nay con học âm gì?
(vần gì?) vần đó có trong tiếng gì?, từ gì?; đọc bài cho ba, mẹ nghe; viết vần,
viết từ đã học (viết bài tập đọc) vào vở để cô nhận xét
- Trong quá trình dạy giáo viên phát hiện các em học còn khuyết chỗ nào
sẽ báo ngay phụ huynh để kịp thời cùng nhau chỉnh sửa cho các em.
Được sự quan tâm, giúp đỡ, hợp tác của phụ huynh thì các em sẽ nhanh
chóng xác định nhiệm vụ học tập của mình. Tạo cho các em có tinh thần cầu
tiến, biết hoàn thành nhiệm vụ được giao, biết làm cho cha mẹ, thầy cô vui
lòng. Đặc biệt là các em sẽ đọc thông viết thạo, hình thành tính kỷ luật, kỹ
năng, kỹ xảo, thói quen viết đúng, viết đẹp khi các em đặt bút viết.

24


×