Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Chương 5 Ngân sách nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (994.72 KB, 24 trang )

11/17/2012

CHƯƠNG 5:
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Giảng viên: Nguyễn Thị Hồng Nguyên
Nguồn:
-D.N. Hynman , Public finance (2010), 10th Ed, South-western
-N.G. Mankiw (2010), Macroeconomics, 7th ed, Worth
Publishers
1

Nội dung
1.
2.
3.
4.

Giới thiệu về ngân sách nhà nước
Chi tiêu chính phủ
Nguồn thu ngân sách
Cân đối ngân sách và các biện pháp xử lý bội
chi ngân sách

2

1


11/17/2012

1. Giới thiệu về ngân sách nhà nước









Định nghĩa ngân sách nhà nước
Đặc điểm của ngân sách nhà nước
Vai trò của ngân sách nhà nước
Tổ chức hệ thống ngân sách
Phân cấp quản lý ngân sách
Quy trình ngân sách nhà nước
– Quy trình ngân sách nhà nước Việt Nam

3

Định nghĩa ngân sách nhà nước

Dòng
luân
chuyển
vốn trong
nền kinh
tế
4

2



11/17/2012

Định nghĩa ngân sách nhà nước
• Ngân sách nhà nước là một khâu của hệ thống tài chính
quốc gia, nó phản ánh quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền
với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập
trung của Nhà nước khi Nhà nước tham gia phân phối các
nguồn tài chính quốc gia nhằm thực hiện các chức năng của
Nhà nước, trên cơ sở luật định.
• Điều 1, Luật Ngân sách nhà nước đã được Quốc hội nước
Cộng hoà XHCN Việt Nam Khoá XI, thông qua ngày
16/12/2002 cũng có định nghĩa về NSNN như sau:
• Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà
nước trong dự toán đã được cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để
đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà
nước.
5

Đặc điểm của ngân sách nhà nước
• Việc tạo lập và sử dụng quỹ NSNN luôn gắn liền
với quyền lực của nhà nước và được nhà nước
tiến hành trên cơ sở luật định
• NSNN luôn gắn chặt với sở hữu Nhà nước, nhằm
thực hiện các chức năng của Nhà nước, luôn
chứa đựng lợi ích chung, lợi ích công cộng
• Hoạt động thu, chi NSNN được thực hiện theo
nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu.

6


3


11/17/2012

Vai trò của ngân sách nhà nước
• là công cụ tài chính quan trọng nhất để cung
ứng nguồn tài chính cho hoạt động của bộ
máy nhà nước
• là công cụ thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng
ổn định và bền vững.
• là công cụ để điều tiết thị trường, bình ổn giá
cả và kiềm chế lạm phát
• là công cụ hữu hiệu của Nhà nước để điều
chỉnh trong lĩnh vực thu nhập, thực hiện công
bằng xã hội
7

Tổ chức hệ thống ngân sách
• Hệ thống NSNN là tổng thể các cấp ngân sách
gắn bó hữu cơ với nhau trong quá trình thực
hiện nhiệm vụ thu – chi của mỗi cấp ngân sách
• Căn cứ tổ chức hệ thống NSNN: dựa vào cơ
cấu tổ chức của hệ thống chính quyền nhà
nước

8


4


11/17/2012

Hệ thống ngân sách nhà nước
Việt Nam

Ngân sách nhà nước
Ngân sách trung
ương

Ngân sách cấp tỉnh
Ngân
sách địa
phương
từ trên
xuống

Ngân sách cấp huyện
Ngân sách cấp xã
9

Phân cấp quản lý ngân sách
• Phân cấp quản lý NSNN là giải quyết tất cả các
mối quan hệ giữa các cấp chính quyền nhà nước
về những vấn đề liên quan đến quản lý và điều
hành NSNN
• Nội dung phân cấp quản lý NSNN:
– Phân cấp các vấn đề liên quan đến chế độ, chính sách

– Phân cấp các vấn đề liên quan đến nghiệp vụ
– Phân cấp về nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa các cấp
ngân sách
10

5


11/17/2012

Chu trình ngân sách
Lập kế hoạch ngân sách

Phê chuẩn ngân
sách

Chấp hành ngân
sách

Quyết toán ngân
sách

•Năm ngân sách: là khoảng thời gian dự toán thu chi
NSNN trong một năm đã được phê chuẩn và có hiệu
lực thực hiện
•Chu trình ngân sách: là khoảng thời gian NSNN
được hình thành đến khi tổng kết, đánh giá tình hình
thực hiện ngân sách năm đó (lập dự toán, thực hiện
và quyết toán ngân sách)
11


Quy trình ngân sách nhà nước Việt
Nam
Lập dự toán
ngân sách

Quyết toán
ngân sách

Chấp hành
ngân sách

12

6


11/17/2012

Chu trình ngân sách nhà nước Việt
Nam
Ngân sách nhà
nước năm N

Hình thành ngân
sách cho năm N
(Từ tháng 4-12 năm
N-1)

Lập dự toán ngân

sách

Thực hiện (chấp
hành) ngân sách
năm N

Quyết toán ngân
sách
(Tháng 6 năm N+1)

Phê chuẩn dự toán

13

2. Chi ngân sách nhà nước

Tổng chi tiêu chính phủ Mỹ tính trên %
GDP,1929-2008

14

7


11/17/2012

2. Chi ngân sách nhà nước
• Khái niệm chi NSNN
• Phân loại chi NSNN
• Nguyên tắc chi NSNN


15

Khái niệm chi ngân sách nhà nước
• Định nghĩa: Chi NSNN là việc phân phối và sử dụng quỹ
NSNN theo những nguyên tắc nhất định nhằm đảm
bảo thực hiện các chức năng của Nhà nước
• Đặc điểm:
– gắn chặt với bộ máy nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế,
chính trị, xã hội mà Nhà nước đảm đương trong từng thời
kỳ.
– gắn với quyền lực của Nhà nước
– Hiệu quả chi NSNN khác với hiệu quả sử dụng vốn của các
doanh nghiệp, nó được xem xét trên tầm vĩ mô.
– là những khoản chi không mang tính hoàn trả trực tiếp.
– là một bộ phận cấu thành luồng vận động tiền tệ
16

8


11/17/2012

Phân loại chi ngân sách nhà nước
• Căn cứ vào mục đích chi tiêu:
– Chi tích lũy
– Chi tiêu dùng

• Căn cứ theo yếu tố và phương thức quản lý
NSNN

– Nhóm chi thường xuyên
• Chi quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội.
• Chi quản lý nhà nước
• Chi sự nghiệp

– Nhóm chi đầu tư phát triển
– Nhóm chi trả nợ và viện trợ
– Chi dự trữ
17

Nguyên tắc chi NSNN
• gắn chặt khoản thu để bố trí các khoản chi
• đảm bảo yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả trong việc
bố trí các khoản chi tiêu của NSNN
• tập trung có trọng điểm
• phân biệt rõ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
của các cấp chính quyền theo luật định để bố trí
các khoản chi cho thích hợp.
• tổ chức chi NSNN trong sự phối hợp chặt chẽ với
các công cụ của chính sách tiền tệ (khối lượng
tiền tệ, lãi suất, tỷ giá hối đoái..) để tạo nên công
cụ tổng hợp cùng tác động đến các vấn đề của
kinh tế vĩ mô.
18

9


11/17/2012


3. Nguồn thu ngân sách






Khái niệm thu ngân sách
Mục tiêu của thu ngân sách
Phân loại thu NSNN
Thuế
Các nguồn thu khác cho ngân sách

19

Khái niệm thu ngân sách nhà nước
• Thu NSNN là việc Nhà nước dùng quyền lực
của mình để tập trung một phần nguồn tài
chính quốc gia hình thành quỹ NSNN nhằm
thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước.

20

10


11/17/2012

Mục tiêu của thu ngân sách
• Hoạt động của chính phủ đòi hỏi việc phân

phối lại các nguồn lực từ tư nhân sang sử
dụng cho mục tiêu công. Để thực hiện điều
này, các cá nhân phải hi sinh quyền được sử
dụng các nguồn lực cho mục tiêu cá nhân của
mình cho chính phủ để chính phủ cung cấp
các sản phẩm dịch vụ.

21

Phân loại thu NSNN
• Căn cứ vào phạm vi phát sinh
– Các khoản thu trong nước
– Các khoản thu ngoài nước

• Căn cứ vào tính chất phát sinh và nội dung kinh tế
– Các khoản thu thường xuyên
– Các khoản thu không thường xuyên

• Phân loại theo yêu cầu động viên vốn vào NSNN
– Thu trong cân đối NSNN
– Thu bù đắp thiếu hụt NSNN
22

11


11/17/2012

Nhân tố ảnh hưởng đến thu NSNN
Thu nhập GDP bình quân đầu người

Tỷ suất doanh lợi trong nền kinh tế
Tiềm năng đất nước về tài nguyên thiên nhiên
Mức độ trang trải các khoản chi phí của Nhà
nước
• Hiệu quả hoạt động của bộ máy thu thuế





23

Các hình thức thu NSNN
• Thuế
• Các hình thức thu khác

24

12


11/17/2012

Thuế
• Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc của các tổ
chức, cá nhân cho Nhà nước theo mức độ và thời
hạn được pháp luật quy định, không mang tính
chất hoàn trả trực tiếp, nhằm đáp ứng nhu cầu
chi tiêu của Nhà nước.
• Thuế là phương tiện chủ yếu để tạo nguồn thu

ngân sách cho chi tiêu chính phủ.
• Thuế không cần thiết phải có mối quan hệ trực
tiếp với các lợi ích nhận được từ sản phẩm dịch
vụ của chính phủ.
25

Thuế
• Thuế phân phối lại các nguồn lực cá nhân cho
việc sử dụng công cộng theo hai bước:
1. Khả năng các cá nhân sử dụng nguồn lực của
mình bị hạn chế.
2. Nguồn lợi chính phủ thu được sẽ được sử dụng
để đấu thầu các nguồn lực cần thiết nhằm cung
cấp các sản phẩm, dịch vụ của nhà nước và cung
cấp trợ cấp thu nhập cho các đối tượng cá nhân
thông qua việc thanh toán trung gian của chính
phủ như bảo hiểm xã hội hay lương hưu.
26

13


11/17/2012

Cơ sở tính thuế
• Cơ sở tính thuế là vật hoặc hoạt động kinh tế mà thuế
sẽ được tính dựa vào đó.
• Cơ sở tính thuế thường được chia thành 3 loại chính:
thu nhập, tiêu dùng, và tài sản. Đây là những cơ sở
kinh tế, giá trị của nó dựa trên các quyết định của cá

nhân:
– Thu nhập của một người là tổng giá trị tiêu dùng sản
phẩm, dịch vụ và mức tiết kiệm hàng năm của anh ta.
– Tiêu dùng hàng năm của một người bằng thu nhập hàng
năm trừ đi lượng tiền được tiết kiệm từ thu nhập đó trong
năm.
– Tài sản phản ánh giá trị tiết kiệm và đầu tư mà một người
tích lũy được tại bất kỳ thời điểm nào.
27

Cơ sở tính thuế
• Thuế đánh trên cơ sở tính thuế có thể toàn bộ
hoặc từng phần:
– Thuế toàn bộ là thuế đánh trên tất cả các thành
phần của một cơ sở tính thuế, không loại lệ, miễn
hoặc giảm phần nào từ cơ sở tính thuế.
– Thuế từng phần là thuế đánh trên chỉ từng phần
nhất định của cơ sở tính thuế, hoặc có thể cho
phép miễn giảm từ cơ sở tính thuế toàn bộ.

28

14


11/17/2012

Cơ cấu thuế suất
• Cơ cấu tính thuế miêu tả mối quan hệ giữa số tiền
thuế đánh trên một kỳ kế toán và cơ sở tính thuế.

• Thuế suất có thể được tính dựa trên tỉ lệ số tiền thuế
trả cho các giá trị của cơ sở tính thuế:
– Thuế suất bình quân (ATR): đơn giảm là tổng số tiền thuế
thu được chia cho số tiền cơ sở tính thuế.

– Thuế suất cận biên (MTR): là phần thuế thu thêm trên mỗi
đồng giá trị tăng thêm của cơ sở tính thuế khi cơ sở tính
thuế tăng lên.
29

Cơ cấu thuế suất
• Cơ cấu thuế suất theo tỉ lệ %: là cơ cấu thuế suất
mà ATR, được diễn tả bởi phần trăm tổng giá trị
cơ sở tính thuế, không thay đổi khi có sự thay đổi
của cơ sở tính thuế.
– Một loại thuế với cơ cấu thuế suất theo tỉ lệ đôi khi
được gọi là thuế với thuế suất cố định.

• Cơ cấu thuế suất lũy tiến từng phần: là cơ cấu
thuế suất trong đó ATR tăng cùng với giá trị tăng
của cơ sở tính thuế. Cơ sở tính thuế càng lớn, ATR
càng cao.
30

15


11/17/2012

Cơ cấu thuế suất


Cơ cấu thuế suất theo tỉ lệ %
31

Cơ cấu thuế suất

Cơ cấu thuế suất lũy tiến từng phần
32

16


11/17/2012

Phân loại thuế
• Căn cứ vào đối tượng chịu thuế
– Thuế thu nhập
– Thuế tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ
– Thuế tài sản

• Căn cứ vào tính chất thuế đánh trực tiếp hay gián
tiếp vào thu nhập
– Thuế trực thu: đánh trực tiếp vào thu nhập của người
chịu thuế
– Thuế gián thu: đánh gián tiếp vào thu nhập của người
chịu thuế thông qua giá cả hàng hóa, dịch vụ
33

Các nguồn thu ngân sách khác
• Phí và lệ phí

• Các khoản vay trong nước và nước ngoài của
chính phủ
• Viện trợ quốc tế

34

17


11/17/2012

Phí & Lệ phí
• Phí là khoản tiền mà các tổ chức, cá nhân phải
nộp khi nhận được các dịch vụ sự nghiệp do
nhà nước cung cấp như học phí, viện phí…
• Nhà nước thu hồi một phần chi phí đầu tư
thông qua Phí

35

Phí & Lệ phí
• Lệ phí là khoản tiền mà các tổ chức, cá nhân
phải nộp khi nhận được các dịch vụ quản lý
hành chính, tư pháp do nhà nước cung cấp
• Lệ phí bù đắp toàn bộ chi phí do nhà nước bỏ
ra

36

18



11/17/2012

Phân biệt Phí & Lệ phí
Phí

Lệ phí

- Ai thu

Đơn vị sự nghiệp

Cơ quan hành chính, tư
pháp

Số tiền phải nộp so với chi
phí cung cấp dịch vụ

Số tiền phải nộp chỉ đủ bù
một phần chi phí mà cơ
quan đơn vị cung cấp dịch
vụ

Số tiền phải nộp đủ bù đắp
chi phí mà cơ quan đơn vị
cung cấp dịch vụ

Tính chất


Tất cả các loại phí đều là tự
nguyện

Một số loại lệ phí là bắt
buộc như lệ phí chước bạ
nhà đất, xe cộ v.v..

37

Vay nợ chính phủ
• Vay trong nước: Phát hành trái phiếu chính
phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, trái
phiếu công trình, tín phiếu kho bạc…
• Vay nước ngoài: Hiệp định vay mượn (viện trợ
có hoàn lại) giữa hai chính phủ, Hiệp định vay
mượn giữa chính phủ với các tổ chức tài chính
tiền tệ thế giới, Phát hành trái phiếu chính
phủ ra nước ngoài
38

19


11/17/2012

Viện trợ quốc tế
• Viện trợ nước ngoài là nguồn vốn phát triển của các
chính phủ, các tổ chức liên chính phủ , các tổ chức
quốc tế (như UNDP, UNICEF, PAM, OMS) cấp cho chính
phủ một nước (thường là những nước đang phát triển

và những nước nghèo) dưới hình thức các hiệp định
song phương hay đa phương nhằm thực hiện các
chương trình hợp tác phát triển kinh tế xã hội.
• Viện trợ nước ngoài hiểu theo nghĩa rộng bao gồm:
– Viện trợ không hoàn lại
– Viện trợ hoàn lại dưới hình thức các khoản tài trợ phát
triển chính thức (ODA).
39

Nguồn thu ngân sách chính phủ Mỹ
2008

40

20


11/17/2012

4. Cân đối ngân sách và thâm hụt
ngân sách
• Cân đối ngân sách là sự khác biệt giữa nguồn
thu ngân sách và chi ngân sách.
• Cân đối ngân sách có thể ở trạng thái:
– Thặng dư: khi nguồn thu của chính phủ từ thuế và
các nguồn khác nhiều hơn chi tiêu.
– Thâm hụt: khi chính phủ tiêu nhiều hơn họ thu
được từ thuế và các nguồn khác
– Cân bằng: khi chính phủ tiêu bằng với nguồn thu.
41


Cân đối ngân sách nhà nước Việt
Nam, 19991999-2010

42

21


11/17/2012

Cân đối ngân sách nhà nước Mỹ
Mỹ,,
1962--2009
1962

43

Thâm hụt ngân sách nhà nước
• Để đo lường mức độ thâm hụt ngân sách,
người ta thường sử dụng chỉ tiêu sau đây:
• + Mức bội chi NSNN = Tổng chi – Tổng thu
• Trong đó:
• Tổng chi = chi TX + chi đầu tư + cho vay thuần
• Tổng thu = thu TX + thu về vốn
• + Tỷ lệ bội chi NSNN= (Mức bội chi/
GDP)x100%
44

22



11/17/2012

Thâm hụt ngân sách nhà nước
• Thâm hụt NS có thể gắn liền với sự cần thiết phải thực
hiện những đầu tư lớn của Nhà nước để phát triển
kinh tế.
• Thâm hụt xuất hiện do tình hình đặc biệt (chiến tranh,
thiên tai lớn…) khi dự trữ thường xuyên không còn đủ
và buộc phải sử dụng đến nguồn lực loại đặc biệt.
• Thâm hụt có thể phản ánh hiện tượng khủng hoảng
trong kinh tế, tính không hiệu quả của các mối quan hệ
tài chính tín dụng, Chính phủ không có khả năng kiểm
soát được thực trạng tài chính của đất nước.

45

Thâm hụt ngân sách nhà nước
• trong điều kiện nền kinh tế đang phát triển
bình thường với những quan hệ quốc tế ổn
định và có hiệu quả, thâm hụt ngân sách là
điều không đáng sợ, nếu chỉ ở trong giới hạn
số lượng cho phép.

46

23



11/17/2012

Nguyên nhân của thâm hụt NSNN
• Hiệu quả thấp của nền sản xuất xã hội và sự
kém hiệu quả của các mối quan hệ kinh tế với
bên ngoài.
• Cơ cấu không hợp lý của các khoản chi ngân
sách.
• Cơ chế quản lý ngân sách kém hiệu quả, không
cho phép Nhà nước sử dụng nó để kích thích
phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã
hội.
47

Các biện pháp xử lý thâm hụt NSNN
• Tăng thu, giảm chi NSNN
• Vay nợ trong nước và nước ngoài để bù đắp
sự thâm hụt
• Phát hành tiền giấy để bù chi

48

24



×