Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

Kỹ năng làm việc nhóm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (618.76 KB, 33 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

BÁO CÁO MÔN HỌC
LÀM VIỆC NHÓM VÀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP
Đề tài: Kỹ năng làm việc nhóm.
Nhóm thực hiện:
Họ và tên
Nguyễn Văn Nam
Đàm Văn Hoài
Đoàn Văn Đạt
Nguyễn Đức Cương
Phorn Sopheak

SHSV
20111892
20111600
20111370
20111203
20114607

Số điện thoại
01676637763
01692631502
01686911582
01674904737
01676284745

Email






Giảng viên hướng dẫn:
THS. Thạc Bình Cường


IT4480

Nhóm 8
Mở đầu

Người Việt Nam có câu “ Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên
hòn núi cao”. Thật đúng vậy, có những công việc đòi hỏi sự góp sức của rất nhiều
người, bắt buộc phải làm theo nhóm mới có thể thực hiện được ví dụ như: triển
khai một dự án, làm một bộ phim, tổ chức một sự kiện... Ngày nay, kỹ năng làm
việc nhóm đã trở thành một yêu cầu không thể thiếu đối với mỗi cá nhân muốn
thành công. Nếu để ý một điều rằng các công ty ngày nay tuyển dụng nhân viên
của mình đều có phần liên quan đến kỹ năng làm việc nhóm. Tuy nhiên vấn đề đào
tạo kỹ năng này trong các trường đại học vẫn còn bỏ ngỏ. Vì vậy nhóm chúng tôi
chọn đề tài “Kỹ năng làm việc nhóm” nhằm tìm hiều, thực hành và nếu có thể sẽ
phát triển các kỹ năng làm việc nhóm. Trong đề tài này chúng tôi xin được trình
bày về kỹ năng làm việc nhóm theo các chương sau:
Chương I: Tổng quan về làm việc nhóm.
Chương II: Quá trình hình thành và làm việc nhóm.
Chương III: Nguyên nhân dẫn đến làm việc nhóm không hiệu quả và những
khó khăn.
Chương IV: Làm thế nào để làm việc nhóm hiệu quả.
Chương V: Kết luận.


Hà Nội, tháng 2 năm 2014

Kỹ năng làm việc nhóm.

Page 2


IT4480

Nhóm 8

Mục lục
Chương I: Tổng quan về làm việc nhóm ...................................................................5
1.1.

Khái niệm làm việc nhóm. .........................................................................5

1.2.

Phân loại làm việc nhóm. ...........................................................................5

1.3.

Nguyên nhân phải làm việc nhóm. .............................................................6

1.4.

Thực trạng làm việc nhóm hiện nay. ..........................................................6

Chương II: Quá trình hình thành và làm việc nhóm. .................................................6

2.1.

Quá trình hình thành nhóm. .......................................................................6

2.1.1.

Hình thành nhóm..................................................................................7

2.1.2.

Xung đột (storming).............................................................................8

2.1.3.

Bình thường hóa (norming) ...............................................................11

2.1.4.

Hoạt động (performing) .....................................................................12

2.1.5.

Kết thúc – tan rã (Adjouring).............................................................13

2.2.

Quá trình làm việc nhóm. .........................................................................13

Chương III: Nguyên nhân dẫn đến làm việc nhóm không hiệu quả. .......................16
Yếu tố chủ quan. ..................................................................................................16

3.1.

Quá nể nang các mối quan hệ. .................................................................16

3.2.

Thứ nhất ngồi lì, thứ nhì đồng ý: .............................................................17

3.3.

Đùn đầy và lẩn tránh trách nhiệm: ...........................................................18

3.4.

Không quan tâm đến công việc của nhóm. ..............................................19

3.5.

Thiếu sự tin cậy. .......................................................................................20

3.6.

Tình cứng nhắc: ........................................................................................21

3.7.

Sự chênh lệch trình độ giữa các thành viên. ............................................21

3.8.


Quản lý nhóm không tốt. ..........................................................................21

Kỹ năng làm việc nhóm.

Page 3


IT4480

Nhóm 8

Yếu tố khách quan: ..............................................................................................22
3.9.

Môi trường làm việc: ................................................................................22

3.10. Thời gian. .................................................................................................22
3.11. Tiền bạc. ...................................................................................................22
3.12. Gia đình. ...................................................................................................23
Chương IV: Làm thế nào để làm việc nhóm hiệu quả. ............................................23
4.1.

Những câu hỏi thường gặp để làm việc nhóm hiệu quả. .........................23

4.2.

Những kỹ năng cơ bản để làm việc nhóm hiệu quả. ................................24

4.3.


Những nguyên tác giúp bạn làm việc nhóm một cách hiệu quả. .............27

4.4.

Lời khuyên giúp làm việc nhóm hiệu quả. ...............................................29

Chương V. Kết luận. ................................................................................................32
Danh mục tài liệu tham khảo. ..................................................................................33

Danh mục hình.
Hình 1. Lý thuyết về phát triển nhóm của Bruce Tuckman.......................................7
Hình 1.1 Hình thành nhóm. ........................................................................................8
Hình 1.2a Xung đột. ...................................................................................................9
Hinh 1.2b Vai trò quản lý xung đột. ........................................................................10
Hình 1.3a Bình thường hóa. .....................................................................................11
Hình 1.3b Vai trò quản lý trong giai đoạn bình thường hóa. ...................................12
Hình 1.4 Hoạt động. .................................................................................................13

Kỹ năng làm việc nhóm.

Page 4


IT4480

Nhóm 8

Chương I: Tổng quan về làm việc nhóm
1.1.


Khái niệm làm việc nhóm.

Một nhóm người làm việc trong cùng một văn phòng hay thậm chí một dự án
chung không phải lúc nào cũng tiến hành công việc của một nhóm làm việc. Nếu
nhóm đó được quản lý theo kiểu chuyên quyền độc đoán hoàn toàn, và không có
cơ hội nào cho sự tác động qua lại liên quan đến công việc giữa các thành viên
trong nhóm. Nếu có bất kỳ tư tưởng bè phái nào trong nhóm, hoạt động của nhóm
sẽ không bao giờ tiến triển được. Ngược lại, nhóm làm việc là phương thức có thể
được tận dụng dù với những cá nhân ở những khoảng cách xa hoặc làm việc ở
những dự án khác nhau.
Nói một cách đơn giản, nhóm làm việc tạo ra một tinh thần hợp tác, phối hợp
giữa các thành viên. Nhóm cùng tồn tại để hoàn thành một mục tiêu nhất định, các
thành viên trong nhóm chịu trách nhiệm qua lại lẫn nhau để đạt mục tiêu chung.
1.2.

Phân loại làm việc nhóm.

Các nhóm chính thức:
Các nhóm chính thức là những nhóm có tổ chức, chúng thường cố định, có các
chức năng nhiệm vụ rõ ràng, thường tập hợp những người có cùng chung chuyên
môn hoặc có chuyên môn gần giống nhau để giải quyết cá vấn đề và điều hành các
đề án, tồn tại trong thời gian dài.
Các nhóm ở mọi cấp độ được tổ chức theo chuyên môn và mang tính chất lâu
dài để đảm đương các mục tiêu chuyên biệt. Các nhóm chức năng chính thức
thường đưa ra những ý kiến chuyên môn theo các lĩnh vực riêng của họ.
Các nhóm không chính thức:
Nhóm không chính thức thường được hình thành theo những yêu cầu nhiệm vụ
đột xuất, có thể là tập hợp của những người có chuyên môn không giống nhau và ở
nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhóm không chính thức có nhiệm vụ giải quyết nhanh
một hoặc một số vấn đề trong thời gian ngắn.

Kỹ năng làm việc nhóm.

Page 5


IT4480
1.3.

Nhóm 8

Nguyên nhân phải làm việc nhóm.

 Làm việc theo nhóm tạo cho các thành viên có tính chủ động, có thể học hỏi,
mở mang tri thức, thấy được những khuyết điểm của mình bởi những ý kiến
của những người trong nhóm.
 Làm việc theo nhóm thì mỗi thành viên sẽ có những ý tưởng khác nhau nên
nhóm sẽ có nhiều ý tưởng để thực hiện công việc hơn, và có thể chọn ra
những ý tưởng hợp lý và hữu ích nhất.
 Nhiều dự án với khối lượng công việc lớn, cần có tính sáng tạo cao thì
không thể làm việc một mình mà cần phải tập hợp một nhóm để có thể hoàn
thành công việc.
1.4.

Thực trạng làm việc nhóm hiện nay.

Đối với người Việt trẻ từ “teamwork” đã được nói đến nhiều nhưng hình như
nó vẫn chỉ được “nghe nói” chứ chưa thực hiện nó theo đúng nghĩa. Chúng ta ít
thành công trong những dự án làm việc theo nhóm và sự hỗ trợ của nhiều thành
viên, nhiều bộ phận chuyên biệt.Rất nhiều nhà doanh nghiệp than phiền rằng, khi
tuyển dụng được nhân viên họ phải đào tạo thêm nhiều kỹ năng cho nhân viên mới

như kỹ năng mềm. Trong trường đại học ở Việt Nam hiện nay các bạn sinh viên
đặc biệt là sinh viên công nghệ thông tin cũng đã được tiếp cận với làm việc nhóm
từ khá sớm nhưng dường như kỹ năng làm việc nhóm ở sinh viên vẫn chưa thực sự
là thành thạo và đạt hiệu quả cao khi chỉ mới dừng lại ở việc làm bài tập nhỏ chưa
quá phức tạp.
Chương II: Quá trình hình thành và làm việc nhóm.
2.1.

Quá trình hình thành nhóm.

Một trong những lý thuyết có ảnh hưởng nhất về sự phát triển của nhóm, đó là
lý thuyết của Bruce Tuckman. Ông cho rằng quá trình hình thành và phát triển
nhóm trải qua 4 giai đoạn: Hình thành, Xung đột, Bình thường và Hoạt động. Sau
này, cùng với Mary Ann Jensen, giai đoạn thứ 5 được thêm vào, đó là Kết thúc, tan
rã (Adjourning).
Kỹ năng làm việc nhóm.

Page 6


IT4480

Nhóm 8

Hình 1. Lý thuyết về phát triển nhóm của Bruce Tuckman.
2.1.1. Hình thành nhóm.
Giai đoạn này diễn ra khi các thành viên trong nhóm gặp nhau lần đâu tiên
(hoặc lần đầu tiên họ cùng đứng trong 1 nhóm của nhiệm vụ trước mắt). Trong lần
gặp đầu tiên này, các thành viên làm quen giới thiệu với nhau. Họ chia sẻ thông tin
về mình, sở thích và kinh nghiệm, và gây ấn tượng đầu tiên với nhau, nhưng vẫn

băn khoăn về các thành viên khác, về những người khác trong nhóm là ai, là người
như thế nào.
Họ học về dự án/nhiệm vụ mà họ sắp cùng nhau thực hiện, thảo luận về mục
tiêu/mục đích của dự án, và bắt đầu nghĩ về vai trò của họ trong nhóm dự án. Tuy
nhiên, họ vẫn chưa sẵn sàng làm việc với nhau trong dự án ở thời điểm này. Nói 1
cách khác, giữa họ vẫn còn 1 khoảng cách nhất định, và đang tìm hiểu làm thế nào
để có thể làm việc cùng nhau.
Cũng trong giai đoạn đầu này, nhóm có xu hướng đó là tránh xung đột, trì hoãn,
có sự xa cách và chưa hòa nhập được vào với nhau. Họ có thể cảm thấy khá miễn
cưỡng khi phải làm việc với các thành viên khác trong nhóm. Và khá nhiều cá
nhân trong giai đoạn này miễn cưỡng đóng góp cho nhóm. Nếu nhóm được thành
lập từ các thành viên từng làm việc nhóm, thời gian để xây dựng các mối quan hệ
cần thiết cho sự thành công của nhóm sẽ ngắn hơn là được thành lập từ các thành
viên chưa từng làm việc nhóm bao giờ. Người lãnh đạo nhóm cần hiểu được điều
Kỹ năng làm việc nhóm.

Page 7


IT4480

Nhóm 8

này để có những trợ giúp phù hợp cho các thành viên trong nhóm.

Hình 1.1 Hình thành nhóm.
Trước những khó khăn trên, người lãnh đạo nhóm có nhiệm vụ trợ giúp toàn
nhóm vượt qua giai đoạn này. Người lãnh đạo nhóm cần phải rất rõ ràng về mục
tiêu/mục đích của nhóm, và phải có tầm nhìn rõ ràng về hướng đi của nhóm. Người
lãnh đạo nhóm cần chắc chắn rằng mọi thành viên trong nhóm đều tham gia và

đóng góp vào việc xác định các vai trò và trách nhiệm trong nhóm, để xua tan đi
mọi hiểu lầm có thể sinh ra trong nhóm về vai trò và trách nhiệm. Đồng thời, cần
đảm bảo không ai bị giao làm quá nhiều/quá ít.
Một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với sự thành công của nhóm, đó là
sự gắn kết giữa các thành viên. Người lành đạo nhóm đóng vai trò giúp các thành
viên hiểu “làm việc với nhau như thế nào”, và xây dựng mối quan hệ gắn kết giữa
càng thành viên trong nhóm. Điều này sẽ quyết định sự gắn kết của nhóm ở những
giai đoạn sau đó.
2.1.2. Xung đột (storming)
Trong giai đoạn thứ 2 này, các thành viên nhóm cảm thấy dễ dàng bày tỏ ý kiến
và đưa ra quan điểm của mình hơn. Mọi người sẽ nhìn thấy các biểu hiện của xung
đột nội bộ rõ ràng. Và vai trò của người lãnh đạo là kiềm chế và chỉ hướng nguồn
năng lượng này thành nguồn năng lượng có ích cho toàn nhóm, cho việc thực hiện
mục tiêu của toàn nhóm. Người lãnh đạo cũng cần nhận ra rằng một số xung đột
Kỹ năng làm việc nhóm.

Page 8


IT4480

Nhóm 8

nội bộ có thể làm suy giảm tinh thần toàn nhóm.
Vai trò quản lý sẽ trở nên hữu ích hơn, hướng dẫn toàn nhóm trong việc ra
quyết định và giải thích về các quyết định này. Người lãnh đạo cũng cần quán triệt
tinh thần làm việc chuyện nghiệp trong nhóm, để từ đó ngăn chặn bất kỳ xung đột
nào vượt khỏi ngoài kiểm soát và gây tổn hại các mối quan hệ giữa các thành viên
trong nhóm.


Hình 1.2a Xung đột.
Người lãnh đạo sẽ dễ dàng nhận rằng nhóm đang dần chuyển sang giai đoạn
xung đột, khi các thành viên nhóm bắt đầu giải quyết sự khác biệt giữa nhận thức
ban đầu của họ. Các tranh luận sẽ bao phủ các vấn đề như “vấn đề thực sự mà họ
cần giải quyết là gì”, “ họ sẽ làm việc độc lập và cùng nhau như thế nào”, “mô hình
người lãnh đạo mà họ cần là gì”. Cùng với việc các thành viên trong nhóm bắt đầu
thỏa thuận phân chia công việc và bày tỏ quan điểm về cách tốt nhất để hoàn thành
công việc, sự bất đồng bắt đầu xuất hiện. Bằng kỹ năng lắng nghe, người lãnh đạo
sẽ làm trung gian và trợ giúp đưa ra các quyết định một cách thỏa hiệp. Đó là cách
tốt nhất để đạt được kết quả cần thiết.
Trong khi thành viên trong nhóm của đối đầu về ý tưởng, thử thách về quan
điểm, thảo luận về những gì nhóm cần phải làm, và cách tốt nhất để thực hiện nó,
bạn trở thành một trong những nhân tố quan trọng xây dựng lòng tin của nhóm.
Xung đột nhóm, dù gây tranh cãi và khó chịu, sẽ được giải quyết nhanh chóng
Kỹ năng làm việc nhóm.

Page 9


IT4480

Nhóm 8

dưới sự hướng dẫn và hỗ trợ của người lãnh đạo. Cần phải nhìn điều này như một
bước cần thiết để nhóm trở thành một tập thể gắn kết, chứ không phải là bước
khiến các thành viên tách rời nhau.

Hinh 1.2b Vai trò quản lý xung đột.
Giai đoạn này, người lãnh đạo luôn luôn để ý tới xung đột sẽ ảnh hướng thế nào
đến các thành viên nhóm, dẫn hướng họ phát triển chiến lược đương đầu với các

khó khăn. Chẳng hạn một số cá nhân có thể:
- Cảm thấy giai đoạn này rất vất vả vì họ không thích xung đột.
- Cảm thấy tức giận hoặc thất vọng với công việc giai đoạn này hoặc với các
thành viên khác.
- Không hài long với sự hiện diện của lãnh đạo hiện tại
- Tập trung vào những chi tiết vụn vặt để tránh phải đối mặt với những vấn đề
thực sự.
Sự trưởng thành về thái độ và cách tiếp cận giải quyết vấn đề của một số thành
viên nhóm có thể ảnh hưởng đáng kể đến việc nhóm có thể vượt qua được giai
đoạn 2 này không.
Nếu chỉ làm qua loa giai đoạn này, sẽ không giải quyết được các xung đột tiềm
tàng mà đáng ra phải xuất hiện trong giai đoạn này. Thay vì đó, nó sẽ bắt đầu xuất
hiện và gây khó khăn ở những giai đoạn sau, khiến nhóm kém gắn kết và làm việc
kém hiệu quả. Nếu lo ngại điều này đang xảy ra với nhóm của mình, người lãnh
đạo sẽ cần linh hoạt thay đổi các thành phần nhóm, thậm chí có thể chia nhỏ nhóm
Kỹ năng làm việc nhóm.

Page 10


IT4480

Nhóm 8

ra thành các nhóm nhỏ các thành viên gắn kết với nhau để tăng năng suất và tinh
thần của họ.
2.1.3. Bình thường hóa (norming)
Một khi nhóm đã đến giai đoạn 3, các thành viên sẽ tập trung vào giải quyết sự
khác biệt giữa các thành viên, và nhớ đó các nhiệm vụ cũng như mục tiêu có thể
được xác định 1 các rõ ràng. Vai trò của người lãnh đạo đội nhóm trở về như một

thành viên trong nhóm.

Hình 1.3a Bình thường hóa.
Các thành viên trong nhóm biết nhiều hơn về nhau và làm thế nào làm việc
cùng nhau, phát triển các công cụ như là quy trình giải quyết một vấn đề, quy tắc
ứng xử, các giá trị cốt lõi của nhóm, và các thước đo cần thiết. Nhóm sẽ chính thức
thành lập các quy trình lõi, người lãnh đạo cần phải giúp nhóm tránh mất quá nhiều
thời gian vào các vấn đề của các quy trình nhỏ hơn.
Suốt giai đoạn thảo luận và thỏa hiệp giữa các thành viên, vai trò của người
lãnh đạo nhóm, đó là trở thành người quan sát và người trợ giúp để hỗ trợ nhóm
thiết lập các nguyên tắc cơ bản về hành vi, học cách làm việc cùng nhau. Lúc này,
giữa các thành viên bớt xung đột hơn, trở nên gắn kết, tôn trọng, đồng cảm và tin
tưởng lẫn nhau hơn; xen vào đó là cảm giác hài lòng khi hoàn thành các công việc
cùng nhau.
Kỹ năng làm việc nhóm.

Page 11


IT4480

Nhóm 8

Sự tự hào về toàn đội tăng lên, và họ làm việc hiệu quả hơn, năng suất hơn, các
kỹ năng của mỗi thành viên được phát triển.

Hình 1.3b Vai trò quản lý trong giai đoạn bình thường hóa.
Từ một người lãnh đạo, trở thành người quan sát và hỗ trợ nhóm, cuối cùng trở
thành người cố vấn/hướng dẫn cho toàn nhóm. Kết thúc giai đoạn này, nhóm phải
đạt được sự đồng thuận ở mức cao, để chuyển sang giai đoạn chính, hoạt động một

cách hiệu quả.
2.1.4. Hoạt động (performing)
Nhóm đi đến giai đoạn quan trọng nhất và bây giờ có thể mang lại lợi ích thực
sự cho toàn nhóm và tổ chức. Các thành viên trong nhóm bây giờ có đủ năng lực,
độc lập, và có thể tự ra quyết định mà không cần giám sát.
Nhóm đã được hoàn thành những công việc các giai đoạn trước, nhưng ở giai
đoạn "biểu diễn" này, công việc được thực hiện hiệu quả nhất. Tinh thần cao và
không khí trong nhóm rất tích cực. Thái độ thành viên trong nhóm được đặc trưng
bởi cảm xúc tích cực và sự toàn tâm toàn ý vào công việc.
Các thành viên tự tin về kết quả đạt được, giao tiếp cởi mở, giải phóng nguồn
năng lượng trong mình, và các bất đồng vẫn có thể xảy ra, nhưng ở mức chấp nhận
được với toàn nhóm. Quyền lãnh đạo và nhiệm vụ được chia sẻ trong nhóm, giúp
quá trình ra quyết định tổng thể dễ dàng hơn các giai đoạn trước đó.

Kỹ năng làm việc nhóm.

Page 12


IT4480

Nhóm 8

Hình 1.4 Hoạt động.
Ở giai đoạn này, người lãnh đạo ít tham gia trực tiếp vào các công việc hàng
ngày của nhóm hơn, thay vì đó, họ trở thành người giám sát và người được ủy
thác. Người lãnh đạo sẽ không chỉ giám sát hoạt động hàng ngày của nhóm, mà
còn phải quan sát – điều phối các mối quan hệ trong nhóm, duy trì động lực nhóm
(động lực tương tác giữa các thành viên trong nhóm – group dynamics), đảm bảo
rằng động lực nhóm luôn luôn tích cực và hiệu quả. Bởi sự thay đổi trong động lực

của nhóm có thể khiến cho 1 nhóm có hiệu quả làm việc cao quay trở về những
trạng thái trước đó của nhóm (storming, norming).
2.1.5. Kết thúc – tan rã (Adjouring)
Dự án/nhiệm vụ đang đến hồi kết. Cần phải nhìn vào giai đoạn này của nhóm
dưới cái nhìn lợi ích nhóm chứ không phải cái nhìn của người lãnh đạo hay quản lý
nhóm. Cần phải chắc chắn rằng nếu dự án/nhiệm vụ được thực hiện thành công,
nhóm cần có thời gian để chúc mừng thành công của mình, và nếu không thì vẫn
đánh giá những gì đã xảy ra cũng như bài học mà nhóm nhận được.
2.2.

Quá trình làm việc nhóm.

Họp nhóm
1. Tại lần họp đầu tiên
Khi nhóm nhận đề tài, trưởng nhóm sẽ đem ra cho các thành viên trong nhóm
thảo luận chung, tìm ý tuởng hay, phát biểu và đóng góp ý kiến. Nhóm sẽ phân
công, thảo luận công việc cho phù hợp khả năng từng người dựa trên chuyên môn
Kỹ năng làm việc nhóm.

Page 13


IT4480

Nhóm 8

của họ.
Đề ra kế hoạch cụ thể, nhật ký công tác, thời gian dự tính sẽ hoàn thành và
chuẩn cho lần họp sau. Thông báo phần thưởng, phạt với các thành viên.
2. Những lần gặp sau

Tiếp tục có nhiều cuộc họp khác để bổ sung thêm ý kiến và giải đáp thắc mắc
cho từng người. Biên tập lại bài soạn của từng người cũng như chuẩn bị tài liệu bổ
sung.
3. Lần họp cuối cùng trước khi hoàn thành công việc
Người trưởng nhóm tổng hợp lại toàn bộ phần việc của mỗi thành viên. Chuẩn
bị sẵn bài thuyết trình và trả lời những câu hỏi thường gặp. Chọn người đứng lên
thuyết trình đề tài, trả lời câu hỏi, ghi chú và một số người dự bị.
4. Mục tiêu buổi họp
Mỗi buổi họp cần có mục tiêu rõ ràng dựa trên việc trao đổi thông tin. Cần xác
định mục tiêu buổi họp. Hướng dẫn dự bàn thảo và nhấn mạnh mục tiêu, nhưng
cần nhắm đến sự đồng thuận của cả nhóm.
5. Tần số hội họp
Thường ta cần tổ chức họp hai tuần một lần nhằm giúp các thành viên trong
nhóm ghi nhớ các kế hoạch và thời hạn công việc, đồng thời, giữ cho nhịp độ
thông tin liên lạc được đều đặn. Ngoài buổi họp chính thức thì những hình thức
thông tin khác vẫn được duy trì.
6. Tốc độ diễn biến cuộc họp
Khi điều hành buổi họp bản thân bạn phải chuẩn bị nghị trình trước. Đến giờ
họp là tiến hành chương trình làm việc ngay. Lý tưởng là một buổi họp chỉ kéo dài
tối đa chừng 75 phút, thời hạn mà mọi người có thể tập trung vào vấn đề. Cố gắng
diễn giải vấn đề ngắn gọn, rõ ràng.

Kỹ năng làm việc nhóm.

Page 14


IT4480

Nhóm 8


Các kiểu họp nhóm
1. Họp sáng / họp trước ca làm việc
Cuộc họp này có thể được thực hiện mỗi buổi sáng 1 cách ngắn gọn trước khi
nhóm bắt đầu làm việc. Thời điểm này, người lãnh đạo nhóm sẽ truyền đạt bất kỳ
vấn đề nào cần giải quyết, chỉ ra các mục tiêu của nhóm trong ngày, hoặc đưa ra 1
số lời khuyên hay gợi ý cần thiết cho các thành viên nhóm.
Một cách khác, cuộc họp kiểu này có thể được thực hiện 1 tuần 1 lần (sau thời
gian nhóm nghỉ cuối tuần), hoặc khi đón thành viên mới vào nhóm, có thông báo
quan trọng mới, hoặc cần đặt mục tiêu cho tuần mới… Cuộc họp này có thể được
sử dụng để kết nối lại các thành viên trong nhóm, tăng cường các mối quan hệ
trong nhóm, xây dựng lại không khí làm việc hoặc giúp nhóm định lại hướng đi,
xác định đúng trọng tâm thực hiện.
Những cuộc họp không chính thức này sẽ hữu ích nếu có sự trợ giúp của 1
chiếc bảng trắng và vạch ra những điểm quan trọng nhất của cuộc họp.
2. Họp đưa ra quyết định
Đây có lẽ là kiểu cuộc họp thường xuyên diễn ra nhất của nhóm. Những cuộc họp
này được tổ chức để các thành viên trong nhóm cùng nhau chỉ ra các vấn đề còn
tồn tại của nhóm, và để sau cùng đưa ra các quyết định giải quyết.
Nếu nhóm có nhiều nhóm nhỏ, thì các trưởng nhóm nhỏ sau đó sẽ đi truyền đạt lại
những gì mà nhóm nhỏ cần phải thực hiện, hướng đi, mục tiêu, công việc trước
mắt. Nhờ đó, mọi người trong nhóm đều định vị được công việc đang ở đâu, và
mình cần phải làm gì tiếp theo.
3. Họp để truyền thông / kết nối
Cuộc họp này thực hiện để thông báo những kết quả mà nhóm đã đạt được, truyền
đạt chiến lược và kết hoạch đi tiếp của nhóm. Nó giống như cách tổng kết 1 giai
đoạn thực hiện công việc của nhóm, và xác định đường hướng của nhóm ở các giai
đoạn sau đó.
Đây là lúc mà mọi thành viên trong nhóm đều có thể đưa ra các câu hỏi của mình
Kỹ năng làm việc nhóm.


Page 15


IT4480

Nhóm 8

đối với người lãnh đạo nhóm, về các vấn đề, về chiến lược, về khả năng thành
công của nhiệm vụ/dự án. Như thế, tính 2 chiều của cuộc họp khá rõ ràng!
4. Họp giải quyết vấn đề và đổi mới
Đây là những cuộc họp theo kiểu “brainstorming”, dùng để giải quyết các vấn đề
đang gặp phải trong công việc. Đây là 1 kiểu họp rất phù hợp để tạo ra vô số những
ý tưởng sáng tạo, và giúp chọn ra được ý tưởng tốt nhất, đưa nó ra như 1 giải pháp
đối với vấn đề. Những cuộc họp kiểu này, nội dung ít được chuẩn bị trước, bởi nó
phụ thuộc vào tính sáng tạo của mỗi thành viên tham gia cuộc họp. Hơn nữa chỉ có
1 cuộc họp kiểu “mở” và không gò ép, mới có thể thúc đẩy các thành viên tham gia
suy nghĩ sáng tạo và tích cực đóng góp ý tưởng cho cuộc họp.
Chương III: Nguyên nhân dẫn đến làm việc nhóm không hiệu quả.
Yếu tố chủ quan.
3.1.

Quá nể nang các mối quan hệ.

 Biểu hiện:
- Làm việc nhóm không có kết quả.
- Trì trệ, thường xuyên thất bại.
- Hướng đến mục tiêu cá nhân.
- Những người hướng đếm mục đích chung lần lượt ra đi.
 Nguyên nhân:

- Mục đích tầm nhìn không rõ ràng.
- Tính cá nhân quá cao.
- Các thành viên lẩn tránh trách nhiệm.
Người phương Tây có cái tôi rất cao nhưng lại sẵn sàng cùng nhau hoàn
thành công việc cần nhiều người. Còn người Việt trẻ chỉ chăm chăm xây dựng mối
quan hệ tốt giữa các thành viên trong đội, tỏ ra rất coi trọng bạn bè nên những cuộc
tranh luận thường được đè nén cho có vẻ nhẹ nhàng. Đôi khi có cãi nhau vặt theo
kiểu công tư lẫn lộn.
Kỹ năng làm việc nhóm.

Page 16


IT4480

Nhóm 8

Còn đối với sếp, tranh luận với sếp được coi như một biểu hiện của không tôn
trọng, không biết trên dưới, được đánh giá sang lĩnh vực đạo đức, thái độ làm việc.
"Dĩ hoà vi quý" mà, việc xây dựng được một mối quan hệ tốt giữa các thành viên
quan trọng hơn việc một công trình bị chậm tiến độ.
3.2.

Thứ nhất ngồi lì, thứ nhì đồng ý:

Người châu Âu và châu Mỹ luôn tách biệt giữa công việc và tình cảm còn
chúng ta thì ngược lại, thích làm vừa lòng người khác bằng cách luôn luôn tỏ ra
đồng ý khi người khác đưa ra ý kiến trong khi không đồng ý hoặc chẳng hiểu gì cả.
Điều đó sẽ làm cho cả nhóm hiểu lầm nhau, chia năm sẻ bảy hoặc ai làm thì làm.
Những người khác ngồi chơi xơi nước. Ai cũng hài lòng còn công việc thì không

hoàn thành.
Nếu sếp đưa ra ý kiến thì lập tức trở thành khuôn vàng thước ngọc, các thành
viên chỉ việc tỏ ý tán thành mà chẳng bao giờ dám phản đối. Nếu bạn làm việc mà
chỉ có một mình bạn đưa ra ý kiến thì cũng giống như bạn đang ở trên biển một
mình. Bạn sẽ chọn đi với 10 người khác nhau hay với 10 hình nộm chỉ biết gật gù
đồng ý.
Luôn tỏ ra đồng ý trước ý kiến của các thành viên khác trong nhóm sẽ giúp
nhóm hoạt động trôi chảy hơn. Và do đó, nhóm sẽ không phải lãng phí thời gian
cho các cuộc tranh luận.
Thật tế, cuộc nghiên cứu cho thấy điều ngược lại: những nhóm càng có nhiều
tranh luận sôi nổi sẽ càng có nhiều ý tưởng sáng tạo và do đó hiệu quả làm việc
càng cao. Trước đây, khi nghiên cứu các ban nhạc giao hưởng, chúng tôi nhận thấy
rằng những ban nhạc chơi hơi cục cằn thường được đánh giá cao hơn so với những
ban nhạc chơi đặc biệt hài hòa nhau.

Kỹ năng làm việc nhóm.

Page 17


IT4480
3.3.

Nhóm 8

Đùn đầy và lẩn tránh trách nhiệm:

 Biểu hiện:
- Tránh việc khó.
- Luôn cho rằng đó không phải là việc của mình.

- Không làm hết mình, tư tưởng làm lấy được, làm cho xong.
- Khuyến khích người khác làm những cái bình thường.
- Thói quen đổ lỗi.
- Bỏ lỡ những hạn chót: Không hoàn thành công việc đúng kỳ hạn đã đặt
ra hoặc đã cam kết, thường xuyên gia hạn thời gian.
- Dồn việc cho lãnh đạo.
- Không nhận việc đồng thời phân tích lý do mội cách thái quá.
- Trì hoãn kéo dài và không cần thiết.
- Đối với mỗi công việc phải thảo luận và quyết định nhiều lần.
- Hay đàm tiếu.
- Đánh giá cao phân tích nghiên cứu là thực hiện
- Đưa ra khó khăn mà không có giải pháp.
- Hay bàn lùi.
- Thường không chú ý và làm người khác mất tập trung.
 Nguyên nhân:
- Thiếu tự tin, sợ thất bại nên không dám làm, tính cách trốn tránh ngay có
thể.
- Sợ ảnh hưởng đến quyền lợi các nhân, không thấy quyền lợi cá nhân
trong công việc tập thể.
- Thiếu tích cực trong phân tích thông tin.
- Nghi ngờ và thiếu tin tưởng vào tập thể.
- Mong muốn đồng thuận.
- Sợ thất bại, sợ mất quan hệ, sợ mất hình ảnh bản thân.
- Tiêu chuẩ của đội xói mòn, các cá nhân rời rạc, nhiệt huyết giảm, tinh
thần đi xuống.
- Sự mô hồ trong vai trò, nhiệm vụ của thành viên trong đội.
Kỹ năng làm việc nhóm.

Page 18



IT4480

Nhóm 8

- Thiếu tính cam kết.
- Thiếu sự tin tưởng, sợ sai.
- Trách nhiệm cá nhân chưa gắn liền với trách nhiệm tập thể.
- Quản lý chưa tốt, phân công công việc không rõ ràng.
Chính sự thảo luận không dứt điểm, phân chia công việc không phân minh
nên ai cũng nghĩ đó là việc của người khác chứ không phải của mình. Khi đang
đóng vai im lặng đồng ý, thì trong đầu mỗi thành viên thường tạo ra cho mình một
ý kiến khác, đúng đắn hơn, dáng suốt hơn và không nói ra. Trong kỳ dọn dẹp công
sở cuối năm, khi công việc đươc tuyên bố "toàn công ty dọn dẹp phòng làm việc"
thì sau một tuần phòng vẫn đầy rác, giấy tờ, hồ sơ tung toé khắp nơi.
Cuối cùng sếp chỉ định một người chịu trách nhiệm thôi thì công việc chỉ một
buổi là OK. Vì sao? Đơn giản vì chỉ có một người, họ buộc phải làm chứ không thể
đùn cho ai khác! Còn với cả nhóm, nếu nhóm gặp thất bại, tất nhiên, không phải tại
ý kiến của mình, vì mình có nói gì đâu? Ý tưởng của mình vẫn còn cất trong đầu
mà! Rất nhiều lý do để giải thích tại sao thất bại, lý do nào cũng dẫn đến điều mình
không phải chịu trach nhiệm! Một trong những nguyên nhân của điều này là do
chúng ta hiếm khi phân công việc cho từng người, vì chúng ta thiếu lòng tự tin và
tâm lý sợ sai.
3.4.

Không quan tâm đến công việc của nhóm.

 Biểu hiện:
- Làm việc không có kết quả
- Trì trệ, thường xuyên thất bại.

- Hướng đến mục tiêu cá nhân.
- Những người hướng đến mục đích chung lần lượt ra đi.
 Nguyên nhân:
- Mục đích tầm nhìn không rõ ràng.
- Tính cá nhân cao.
- Các thành viên lẩn tránh trách nhiệm.
Một khuynh hướng trái ngược là luôn luôn cố gắng cho ý kiến của mình là
Kỹ năng làm việc nhóm.

Page 19


IT4480

Nhóm 8

tốt và chẳng bao giờ chịu chấp nhận ý kiến của bất kì ai khác. Một số thành viên
trong nhóm cho rằng giỏi nên chỉ bàn luận trong nhóm nhỏ những người giỏi hoặc
đưa ra ý kiến của mình vào mà không cho người khác tham gia. Chỉ vài hôm là
chia rẽ nhóm.
Khi cả đội bàn bạc với nhau, một số thành viên hoặc nghĩ rằng ý kiến của mình
không tốt nên không chịu nói ra hoặc cho rằng đề tài quá chán nên không tốn thời
gian. Thế là, trong khi phải bàn luận kỹ hơn để giải quyết vấn đề lại quay sang nói
chuyện riêng với nhau. Cho đến khi thời gian chỉ còn 5-10 phút thì tất cả mới bắt
đầu quay sang, đùn đẩy nhau phát biểu. Và chính lúc đã có một người lên thuyết
trình, chúng ta vẫn cứ tiếp tục bàn về chuyện riêng của mình.
3.5.

Thiếu sự tin cậy.


 Tin cậy: Tin cậy là sự tin tưởng giữa các thành viên, không có sự đề phòng,
luôn tin rằng ý định của đồng đội là tốt và có thể thoải mái chia sẻ điểm yếu
và những vấn đề riêng tư.
 Biểu hiện của sự thiếu tin cậy là:
- Làm một mình miễn cưỡng yêu cầu hỗ trợ, giúp đỡ.
- Thiếu sự khai thác, học hỏi, chia sẻ.
- Sợ chê khi thất bại.
- Lãng phí thời gian để gây dựng ấn tượng cá nhân.
- Ngại những công việc và hoạt động tập thể.
- Thiếu xung đột, ngại tranh cãi, tâm lý đề phòng.
- Khi tranh luận không tập trung vào vấn đề chính.
- Giành nhiều thời gian giải quyết các mối quan hệ với các thành viên luôn
nghi ngờ và đề phòng.
 Nguyên nhân:
- Từ phía cá nhân:
+ Mục đích cá nhân chưa gắn với mục đích tập thể.
+ Sợ bộc lộ yếu điểm, sợ mất hình ảnh và các mối quan hệ.
- Môi trường Team:
Kỹ năng làm việc nhóm.

Page 20


IT4480

Nhóm 8

+ Thiếu lắng nghe, chia sẻ.
+ Biến cố trước đó: Thất bại hoặc scandal gây tâm lý hoang mang...
+ Sự phá hoại: Cố tình gây chia rẽ, nói xấu....


3.6.

Tính cứng nhắc:

Một số thành viên trong nhóm vẫn còn những thói quen cũ, thường bê nguyên
những mô hình làm việc nhóm của các nhóm làm từ trước mà họ quên mất rằng
nhóm hiện tại là những con người hoàn toàn khác. Những thành viên trong nhóm
hiện tại có những khả năng,tính cách riêng vì vậy không nên áp dụng cứng nhắc
cách làm việc đã thực hiện ở một nhóm trước đó. Mặc dù nó đã rất thành công khi
áp dụng vào nhóm đó.
3.7.

Sự chênh lệch trình độ giữa các thành viên.

Trong nhóm có những thành viên có khả năng và trình độ chuyên môn tốt là
một lợi thế không nhỏ để hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Nhưng đó cũng
là một trở ngại không nhỏ khi trong nhóm lại tồn tại một số thành viên có trình độ
thấp hơn không theo kịp được các thành viên khác. Chính sự chênh lệch đó là cho
tiến độ của dự án diễn ra không đúng thời hạn do sự không ăn khớp giữa các thành
viên trong nhóm, người nhanh phải đợi người chậm. Vì vậy, trong một nhóm cần
lựa chọn các thành viên các trình độ chuyên môn tương đương nhau là tốt nhất.
3.8.

Quản lý nhóm không tốt.

Ở đây chúng ta cần đề cao khả năng của người trưởng nhóm trong công việc
quản lí nhóm. Một người trưởng nhóm tồi dẫn dắt một nhóm không khác gì một
đoàn tàu bị hỏng mất đầu,cái đầu này không thể kéo cả đoàn tàu về sân ga cũng
như người trưởng nhóm tồi không thể đưa nhóm đó đạt được thành công. Không

có sự giám sát, nhắc nhở các thành viên thường xuyên làm cho công việc bị đình
trệ dẫn đến không tiến độ được giao. Các thành viên trong nhóm làm việc không có
tổ chức, không theo một quy củ,có hứng thì làm không hứng thì bỏ bê công việc.
Kỹ năng làm việc nhóm.

Page 21


IT4480

Nhóm 8

Bên cạch đó các thành viên không có thái độ chấp hành sự quản lí, chỉ đạo của
người trưởng nhóm.
Phân công công việc chưa hợp lí. Đây là vấn đề thường gặp trong nhóm mà các
thành viên chưa hiểu ro khả năng của các thành viên khác. Vì vậy, vai trò của
người trưởng nhóm cần được phát huy trong những lúc như thế này. Người trưởng
nhóm phải tòm hiểu thông tin về các thành viên trong nhóm của mình để có sự
phân công hợp lí. Để các thành viên trong nhóm làm việc với đúng sở trường của
mình và hoàn thành công việc một cách hiệu quả nhất.
Quản lý không tốt dẫn đến nhiều mâu thuẫn trong nhóm, hiệu quả công việc
không cao. Thất bại là điều chắc chắn.
Yếu tố khách quan:
3.9.

Môi trường làm việc:

Môi trường làm việc có ảnh hưởng rất nhiều đên kết quả làm việc của một
nhóm. Môi trường làm việc tốt giúp cho các thành viên có tinh thần làm việc thoải
mái, hào hứng và dĩ nhiên kết quả công việc sẽ đạt kết quả cao. Môi trường làm

việc có ảnh hưởng đến thái độ của mỗi thành viên với công việc chung của nhóm.
3.10. Thời gian.

Thời là vàng là bạc. Một câu nói quả không sai. Nhưng trong một số trường hợp
thời gian lại là con dao hai lưỡi làm cho công việc chung của nhóm không hiệu
quả. Áp lực thời gian khiến cho các thành viên bị ức chế trong quá trình làm việc.
Dẫn đến những cách xử lý vội vàng không hợp lý đi đến những sai làm không thể
cứu với. “Sai một li đi một dặm”.
3.11. Tiền bạc.

Người xưa đã có câu:” Đồng tiền đi liền khúc ruột”. Quả không sai, tiền bạc
luôn là vấn đề không thể thiếu với mỗi cá nhân. Nó có ảnh hưởng không ít đến kết
quả công việc của một nhóm nào đó. Đối với những người đã đi làm thì đây còn là
vấn đề sống còn, họ luôn mong được có lương cao. Một số nhóm khác, thì tiền bạc
Kỹ năng làm việc nhóm.

Page 22


IT4480

Nhóm 8

còn để duy trì sự sống của nhóm đó.
3.12. Gia đình.

Gia đình luôn là hậu phương vững chắc đối với mỗi chúng ta. Không ai có thể
chuyên tâm làm việc khi trong gia đình mình có chuyện. Trong trường hợp như
vây rất cần sự quan tâm giúp đỡ của các thành viên trong nhóm, để cho họ vượt
qua được giai đoạn khó khăn hiện tại.

Chương IV: Làm thế nào để làm việc nhóm hiệu quả.
Ngày nay, khi áp lực công việc ngày càng cao, mức độ yêu cầu ngày càng
phức tạp, mỗi cá nhân khó có thể tự hoàn thành tốt tất cả công việc được giao thì
hiệu quả công việc phụ thuộc rất lớn vào khả năng làm việc nhóm của mỗi thành
viên. Tuy nhiên, một trong những rào cản lớn nhất là chúng ta chưa biết cách làm
việc nhóm hiệu quả!
Làm việc theo nhóm nghĩa là cùng nhau hướng về một mục tiêu chung, cùng
phấn đấu để tìm kiếm sự thành công trong công việc. Kết quả của sự cộng tác này
đôi khi hiệu quả hơn cả sự mong đợi.
Sau đây là những cách giúp cho những nhóm đang làm việc đặt được hiệu quả
cao:
4.1.

Những câu hỏi thường gặp để làm việc nhóm hiệu quả.

1. Tại sao làm việc nhóm lại khó?
Trước hết, nhóm không phải là một tập hợp những cá thể. Vì vậy, hiệu quả của
làm việc nhóm không đơn giản là kết quả của mỗi cá nhân trong tập hợp ấy. Mỗi
chúng ta đều có những kiến thức, phương pháp, cá tính và quan điểm khác nhau.
Thông thường, chúng ta sẽ thích làm việc theo cách của mình. Nhìn đàn kiến tha
mồi, bạn sẽ nhận ra điều đó. Thoáng nhìn, ta thấy chúng thật đoàn kết, cùng cố
gắng đưa mồi về tổ. Tuy nhiên, nhìn kỹ, ta lại thấy mỗi con cố hết sức chạy về một
hướng. Chúng ta cũng thế. Nếu không biết cách kết hợp, không ít khi một cộng
một lại nhỏ hơn không.
2. Cách nào để làm việc nhóm hiệu quả?
Kỹ năng làm việc nhóm.

Page 23



IT4480

Nhóm 8

Bạn thường gặp khó khăn gì khi làm việc nhóm? Tôi thì chỗ nào cũng khó. Ở
giai đoạn đầu tiên: “Giai đoạn hình thành”, phải truyền đạt được mục tiêu công
việc để mọi người hiểu và cùng muốn làm với mình đã là khổ sở lắm rồi. Vậy mà
ngay sau đó, “Giai đoạn sóng gió” lại nổi lên. Mỗi người một quan điểm, một ý
tưởng, một phương pháp. Thế là cãi nhau, rồi giận hờn. Không ít khi “nghỉ ngơi”
luôn. Thế là phá sản. Nếu khéo léo lắm, vượt qua giai đoạn này thì xem như bạn đã
vượt qua 2/3 chặng đường gian khổ nhất. Qua giai đoạn này, mọi người bắt đầu
bước vào “Giai đoạn hòa nhập”.
Nếu là bạn bạn sẽ thế nào khi phải làm điều gì đó theo cách không phải của
mình? Không dễ dàng gì phải không bạn? Dù lúc này mình hiểu rõ mục tiêu và
hiểu vì sao cần làm như vậy.
3. Nhưng vượt qua chính mình cũng khó lắm thay!
Vượt qua được “Giai đoạn hòa nhập”, cả nhóm đã thực sự hiểu trách nhiệm,
nhiệm vụ của từng thành viên, thấu hiểu nhau và bắt đầu làm việc “ăn ý” hơn. Mỗi
thành viên cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình và hỗ trợ các thành viên
khác. Vì khi ấy, mọi thành viên đều hiểu, thành công của người này là hiệu quả của
người kia và của cả nhóm. Nhưng để đạt đến “Giai đoạn ăn ý”, bạn cần phải trao
đổi thông tin, lắng nghe và phản hồi tích cực. Chỉ khi thông tin thông suốt, chúng
ta mới tìm được sự thấu hiểu, cùng nghĩ và hành động vì mục tiêu chung.
Đây là một quá trình rất quan trọng trong suốt quá trình làm việc nhóm và giúp
nhóm làm việc “ăn ý” và hiệu quả hơn. Giờ đây, một cộng một sẽ lớn hơn 2 rất
nhiều lần.
4.2.

Những kỹ năng cơ bản để làm việc nhóm hiệu quả.


Những năm gần đây trong phong trào đổi mới phương pháp giảng dạy, các giáo
viên đã không ngừng giảm thiểu các giờ thuyết giảng để tăng giờ cho học sinh,
sinh viên làm việc nhóm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy không phải giờ làm việc
nhóm nào của lớp cũng thành công. Một trong những lý do dẫn đến sự thất bại này
là người học chưa được trang bị đầy đủ kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả.
Kỹ năng làm việc nhóm.

Page 24


IT4480

Nhóm 8

1. Lắng nghe:
Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất. Các thành viên trong nhóm
phải biết lắng nghe ý kiến của nhau. Kỹ năng này phản ánh sự tôn trọng ý kiến
giữa các thành viên trong nhóm.
Giáo viên cần giải thích với học sinh, sinh viên của mình rằng lắng nghe đòi hỏi
mức độ tư duy cao hơn nghe. Lắng nghe là một kỹ năng mà người nghe phải tiếp
nhận thông tin từ người nói, phân tích, tư duy theo hướng tích cực và phản hồi
bằng thái độ tôn trọng những ý kiến của người nói dù đó là ý kiến hoàn toàn trái
ngược với quan điểm của bản thân.
2. Chất vấn:
Qua cách thức mỗi người đặt câu hỏi, chúng ta có thể nhận biết mức độ tác
động lẫn nhau, khả năng thảo luận, đưa ra vấn đề cho các thành viên khác của họ.
Chất vấn là kỹ năng thể hiện tư duy phản biện tích cực (critical thinking). Thực
tế đây là một kỹ năng khó mà ngay cả giáo viên của chúng ta cũng đang cần phải
rèn luyện. Chất vấn bằng những câu hỏi thông minh dựa trên những lý lẽ tán đồng
hay phản biện chặt chẽ đòi hỏi mức độ tư duy cao và tinh thần xây dựng ý kiến hết

mình cho nhóm.
Lời lẽ chất vấn cần mềm mỏng, lịch sự. Tuy nhiên, một điều không kém quan
trọng là giáo viên cần xây dựng một môi trường học tập cởi mở trong đó khuyến
khích người học sẵn sàng tiếp nhận những ý kiến trái chiều.
Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần dạy cho người học hiểu
rằng: "Trong tranh luận, người có ý kiến phản biện với ý kiến của mình là họ đang
không đồng quan điểm với ý kiến mà mình vừa nêu chứ không phải họ đang chê
bai con người của mình".
Trong tranh luận, nếu tự ái nghĩa là mình đã đánh mất đi sự sáng suốt của bản
thân.
3. Thuyết phục.
Các thành viên phải trao đổi, suy xét những ý tưởng đã đưa ra. Đồng thời họ
Kỹ năng làm việc nhóm.

Page 25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×