Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

SKKN kích thích trẻ 4 5 tuổi hứng thú, tích cực nhận biết môi trường xung quanh khi sử sử dụng vật thật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (506.16 KB, 17 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢN CAM KẾT
I. Tác giả:
Họ và tên: Lương Thị Hằng
Ngày, tháng, năm sinh: 02/12/1982
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường mầm non Đằng Lâm
Điện thoại: 0914232754
II. Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Tên đề tài: Kích thích trẻ 4 -5 tuổi hứng thú, tích cực nhận biết môi trường xung
quanh khi sử sử dụng vật thật
III. Cam kết

Tôi xin cam kết đề tài này là sản phẩm của cá nhân tôi. Nếu có xảy ra
tranh chấp về quyền sở hữu đối với một phần hay toàn bộ đề tài tôi xin hoàn
toàn chịu trách nhiệm trước lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Phòng giáo dục và Đào
tạo về tính trung thực của bản cam kết này.
Hải An, ngày 18 tháng 02 năm2014
Người cam kết

Lương Thị Hằng

DANH SÁCH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ VIẾT

1



Thuộc thể Năm
loai
viết

STT

Tên sáng kiến kinh nghiệm

1

Một số biện pháp nâng cao chất lượng
tham gia hoạt động giáo dục âm nhạc trẻ 4
-5 tuổi

thẩm mỹ

2011

2

Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho Phát triển
trẻ 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động dạy trẻ ngôn ngữ
kể lại chuyện

2012

3

Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 45 tuổi tham gia hoạt động tạo hình


MỤC LỤC

2

Phát triển

Phát triển
thẩm mỹ

Xếp
loại
A

2013

(cấp
trường)
A

A


Đề tài: Kích thích trẻ 4- 5 tuổi hứng thú, tích cực tham gia vào hoạt động
nhận biết môi trường xung quanh khi sử dụng vật thật
Tác giả: Lương Thị Hằng - Giáo viên trường mầm non Đằng Lâm
I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Môi trường xung quanh với trẻ em bao gồm tất cả các yếu tố của tự nhiên và
xã hội, các yếu tố này có mối quan hệ mật thiết với nhau và có ảnh hưởng trực tiếp
đến đời sống, sự tồn tại và phát triển của trẻ em. Việc giáo dục trẻ làm quen với
môi trường xung quanh góp phần hình thành những biểu tượng đúng đắn về các sự

vật và các hiện tượng, cung cấp cho trẻ những tri thức đơn giản, có hệ thống về thế
giới xung quanh, giúp trẻ hiểu biết sơ đẳng về đặc điểm, tính chất, mối liên hệ và
sự phát triển của các đồ vật, con vật và thế giới thực vật, các hiện tượng tự nhiên
và con người. Cho trẻ làm quen môi trường xung quanh góp phần giúp trẻ phát
triển và hoàn thiện các quá trình tâm lý, nhận thức đặc biệt là cảm giác, tri giác, tư
duy, ngôn ngữ và chú ý, góp phần quan trọng trong việc giáo dục tình cảm, thẩm
mỹ, đạo đức cho trẻ, hình thành ở trẻ những xúc cảm tích cực và tích luỹ những tri
thức những kinh nghiệm của cuộc sống làm cơ sở để trẻ dễ dàng lĩnh hội nội dung
giáo dục của các hoạt động vui chơi, lao động, học tập….Như vậy việc giáo dục
cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh là một hoạt động thiết thực góp phần
tích cực vào việc giáo dục toàn diện cho trẻ
Trong quá trình thực hiện, tôi nhận thấy giáo viên thường chỉ sử dụng tranh
ảnh, mô hình khi tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen môi trường xung quanh nên
chưa thu hút và kích thích trẻ tham gia hoạt động nên chưa phát huy được tư duy
tích cực của trẻ dẫn đến hiệu quả hoạt động chưa cao. Vậy phải làm thế nào? để trẻ
hứng thú tích cực tham gia hoạt động và được trải nghiệm khám phá triệt để nội
dung cô đưa ra đó chỉ là những vật thật thì mới đáp ứng được điêù đó. Vì chỉ khi
được mắt nhìn, tai nghe, tay sờ mó trực tiếp lên vật thật thì trẻ mới thích thú, mới
tìm tòi, khám phá phát hiện và trả lời chính xác nhất về sự vật, hiện tượng đó
Chính vì vậy giải pháp của tôi là sử dụng các vật thật khi tổ chức cho trẻ làm
quen với môi trường xung quanh thay vì sử dụng tranh ảnh, mô hình.
Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm đối tượng: Hai lớp 4 tuổi trường
mầm non Đằng Lâm, Lớp 4B1 thực nghiệm, lớp 4B2 đối chứng. Lớp thực nghiệm
được thực hiện giải pháp thay thế khi dạy “ Nhận biết con mèo’’ thuộc chủ đề: “
Những con vật bé yêu’’ ( Những con vật nuôi trong gia đình)
3


Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của trẻ,
lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Điểm khảo sát chất lượng trẻ tham gia

hoạt động môi trường xung quanh của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng.
Tổng điểm kiểm tra của hoạt động làm quen môi trường xung quanh của lớp thực
nghiệm có giá trị trung bình là 8,1; lớp đối chứng có giá trị trung bình là 7,17. Kết
quả kiểm chứng T- test cho thấy P < 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm
trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng minh rằng việc
sử dụng vật thật trong hoạt động dạy trẻ làm quen với môi trường xung quanh làm
nâng cao kết quả học tập cho trẻ trường mầm non Đằng Lâm.
II. GIỚI THIỆU
Như chúng ta đã biết, trẻ mầm non nói chung, trẻ 4 – 5 tuổi nói riêng, nhu cầu
khám phá rất nhiều. Bất kì một sự vật hiện tượng nào cũng đều kích thích sự tò
mò, ham hiểu biết và mong muốn được khám phá của trẻ. Hơn nữa, ở độ tuổi này,
khả năng khám phá của trẻ tăng lên rõ rệt, chúng thích quan sát, so sánh, phân loại,
thử nghiệm, suy luận…Vì vậy trẻ rất cần các cơ hội nhìn, nghe, tiếp xúc, nếm,
ngửi… các sự vật hiện tượng. Do đó, khi tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen
với môi trường xung quanh, giáo viên cần phải tạo tối đa các cơ hội cho trẻ tiếp
xúc trực tiếp bằng các giác quan với sự vật, hiện tượng.
Trường mầm non Đằng Lâm là trường luôn đảm bảo và đi đầu trong công tác
chăm sóc giáo dục trẻ. Tuy cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế xong cán bộ nhân
viên nhà trường không ngừng trang bị, sắm sửa , không ngừng nâng cao chất lượng
dạy và chăm sóc trẻ.
Về đội ngũ giáo viên: Hầu hết các giáo viên đã đạt chuẩn và trên chuẩn
Về học sinh: Các cháu đều khỏe mạnh, tâm sinh lý phát triển bình thường,
phụ huynh quan tâm chăm sóc và yêu thương trẻ.
Thực tế tại trường:
* Về phía giáo viên :
- Giáo viên rất ngại sử dụng vật thật.
* Về phía trẻ:
- Một số trẻ chưa hứng thú tham gia vào giờ học
- Trẻ cảm thấy mệt mỏi, gò bó trong khi tập.
Qua thực tế khi tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với môi trường xung

quanh giáo viên chủ yếu chỉ sử dụng tranh ảnh, mô hình nên trẻ chỉ được tri giác
gián tiếp mà chưa được tri giác trực tiếp các đối tượng. Vì vậy nên chưa thu hút sự
hứng thú, kích thích tư duy của trẻ, trẻ chưa chủ động, tích cực tham gia hoạt động.
Về phía giáo viên phải chuẩn bị tranh ảnh, mô hình mất nhiều thời gian, cầu kì mà
hiệu quả không cao.
Để thay đổi hiện trạng trên, đề tài nghiên cứu này tôi đã sử dụng các vật thật
thay cho tranh ảnh, mô hình và khai thác nó như một nguồn dẫn đến kiến thức.
1. Giải pháp thay thế:
4


Dùng vật thật cho trẻ quan sát, khám phá, tìm hiểu về môi trường xung
quanh. Giáo viên đưa vật thật và đưa ra câu hỏi giúp trẻ phát hiện kiến thức, trẻ
trực tiếp quan sát, trải nghiệm về đối tượng sau đó nói lên những suy nghĩ, hiểu
biết của trẻ về đối tượng .
Nâng cao chất lượng hoạt động dạy trẻ làm quen với môi trường xung quanh
đã có những bài viết được trình bày trong các tài liệu:
- Phương pháp hướng dẫn trẻ làm quen môi trường xung quanh – Nhóm tác
giả: Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Lương Kim Nga.
- Lý luận và phương pháp hướng dẫn trẻ làm quen với môi trường xung quanh
của tác giả: Trần Thị Thanh Phương NXB Giáo dục
- Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ làm
quen môi trường xung quanh lớp mẫu giáo 4 tuổi của tác giả Ngô Đình Uyên
Khanh – Trường mầm non Hương Lộc – Nam Đông-Thừa Thiên Huế
- Một số vấn đề khi tổ chức các hoạt động cho trẻ mẫu giáo khám phá về môi
trường xung quanh-Tạp chí Giáo dục Mầm non số 1- 2011
Các đề tài và tài liệu trên đây chủ yếu bàn về cách thức và việc sử dụng các
phương pháp, biện pháp gì để cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh nói
chung mà chưa tài liệu nào đi sâu nghiên cứu việc sử dụng vật thật trong hoạt động
dạy trẻ làm quen môi trường xung quanh . Qua đây, tôi muốn nghiên cứu cụ thể

hơn và đánh giá hiệu quả của việc sử dụng vật thật khi dạy trẻ làm quen với môi
trường xung quanh. Qua vật thật trẻ được tri giác và được cung cấp kiến thức một
cách chính xác, vì trẻ được trực tiếp nhìn thấy, sờ mó, ngửi, nếm… đối tượng
khiến trẻ rất thích thú. Từ đó truyền cho trẻ tính ham học hỏi, thích khám phá, kích
thích sự tò mò của trẻ về các sự vật hiện tượng
2. Vấn đề nghiên cứu:
Việc sử dụng vật thật vào các hoạt động dạy trẻ làm quen môi trường xung
quanh thuộc các chủ đề khác nhau có liên quan đến kết quả học tập của trẻ hay
không?
3. Giả thuyết nghiên cứu:
Sử dụng vật thật trong hoạt động dạy trẻ làm quen môi trường xung quanh sẽ
giúp nâng cao kết quả học tập của trẻ về làm quen môi trường xung quanh một
cách tốt nhất trong trường mầm non Đằng Lâm
III. PHƯƠNG PHÁP
1. Khách thể nghiên cứu
Lựa chọn đề tài nghiên cứu này tôi thấy có những thuận lợi sau:
* Giáo viên: Lương Thị Hằng dạy lớp 4B2 và Đỗ Thị Thu Hà dạy lớp 4B1
- Là giáo viên trẻ, có trình độ chuyên môn ĐHSPMN, nhiều năm dạy trẻ 4 – 5
tuổi, nắm được đặc điểm tâm lý trẻ. Có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.
5


- Tiếp cận được với chương trình GDMN mới. Tạo được môi trường hoạt
động cho trẻ trong lớp tương đối phong phú.
* Lớp học được trang bị đủ đồ dùng, đồ chơi, máy vi tính, lớp có góc thiên
nhiên đẹp.
* Trẻ :
Hai lớp được lựa chọn nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau: Tỷ lệ nhận
thức, sức khoẻ, ngôn ngữ, giới tính….
Bảng 1: Giới tính, sức khoẻ, nhận thức, ngôn ngữ của trẻ 4 tuổi trường MN

Đằng Lâm.
Tổng số

Nam

Nữ

Sức khoẻ

Nhận thức

Ngôn ngữ

Lớp 4B2

30

18

12

93% BT

73%

79%

Lớp 4B1

30


17

13

90% BT

76%

82%

Đa số trẻ tích cực, chủ động trong các hoạt động học tập. Qua đợt khảo sát
đánh giá trẻ theo các lĩnh vực phát triển cả hai lớp đều có kết quả tương đương
2. Thiết kế nghiên cứu
Lựa chọn hai lớp 4 tuổi : Lớp 4B1 là lớp thực nghiệm và lớp 4B2 là lớp đối
chứng.
Lớp thực nghiệm: 20 cháu
Lớp đối chứng: 20 cháu
Tôi chọn bài: “Nhận biết con gà con” để thực hiện dạy và đánh giá chất lượng
trước tác động. Kết quả kiểm tra hai lớp trước khi tác động có sự khác nhau, do đó
tôi đã sử dụng phép kiểm chứng T- test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số
trung bình của hai nhóm khi tác động.
Kết quả như sau:
Bảng 2: Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương
Đối chứng

Thực nghiệm

6.0


6.27

Điểm trung bình
P=

0.105

Vậy P = 0.105 > 0.05. Từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của
hai nhóm là không có ý nghĩa và được coi là tương đương.
Bảng 3: Thiết kế nghiên cứu
Nhóm

Kiểm tra trước
tác động

Tác động
6

Kiểm tra sau
tác động


Thực nghiệm

Đối chứng

01

Dạy trẻ làm quen môi
trường xung quanh

bằng vật thật

03

02

Dạy trẻ làm quen môi
trường xung quanh
không sử dụng vật
thật

04

Ở thiết kế nàytôi sử dụng phép kiểm chứng T-test độc lập.
3. Quy trình nghiên cứu
* Chuẩn bị bài của giáo viên
- Đối với lớp đối chứng: Thiết kế, lên kế hoạch không sử dụng vật thật vào
hoạt động dạy trẻ làm quen với môi trường xung quanh, chuẩn bị tiết dạy như bình
thường
- Đối với lớp thực nghiệm: Tôi thiết kế, lên kế hoạch có sử dụng vật thật trong
hoạt động dạy trẻ là quen với môi trường xung quanh. Sưu tầm tại các website:
www.pgd.namdong.tthue.edu.vn; làm quen với môi trường xung quanh. Viettrieu.
Allancer. Com … Tham khảo các bài giảng của đồng nghiệp như cô giáo Dương
Thị Thuỷ mầm non An Hưng, Nguyễn Thị Hường mầm non Quảng Thanh – Thuỷ
Nguyên …
* Tiến hành dạy thực nghiệm
Thời gian tiến hành dạy thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của nhà
trường, thời khoá biểu chung của hai lớp để đảm bảo tính khách quan.
Cụ thể:
Bảng 4: Thời gian thực nghiệm

Thứ ngày

Nội dung

Tên bài dạy

Thuộc chủ đề

Thứ 4

Làm quen môi
trường xung quanh

Điều kì diệu của
cái bát

Chủ đề: “ Những
đồ dùng gia đình
bé’’

8/11/2013
Thứ 6
27/12/2013
Thứ 4
17/02/2013

Làm quen môi
Chú mèo đáng yêu
trường xung quanh
Làm quen môi

trường xung quanh

Bông hoa hồng
xinh

4. Đo lường và thu thập dữ liệu

7

Chủ đề “ Những
con vật nuôi trong
gia đình
Chủ đề “Những
bông hoa đẹp”


Bài kiểm tra trước tác động là hoạt động làm quen với môi trường xung quanh
thông thường được thực hiện theo chương trình nhà trường đã lên và kế hoạch hoạt
động của hai lớp, nội dung soạn bài giống nhau, thời gian chuẩn bị, tổ chức giống
nhau
Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra sau khi học xong các bài làm quen
môi trường xung quanh ở mỗi chủ điểm khác nhau dạy ở 2 lớp 4 tuổi B1 và lớp 4
tuổi B2.
Bài kiểm tra sau tác động có 3 câu hỏi.
* Tiến hành chấm bài:
Biểu đồ so sánh ĐTB trước tác động và sau tác động
của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng.

Sau khi thực hiện xong tôi tiến hành kiểm tra trên trẻ, thời gian kiểm tra tương
đương nhau, thang điểm được tôi xây dựng từ trước.

IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ
Bảng 5: So sánh điểm trung bình kết quả sau tác động
Đối chứng

Thực nghiệm

Điểm trung bình

7.17

8.1

Độ lệch chuẩn

0.91

0.71

Giá trị P của T- test

0.00002
8


Chênh lệch giá trị trung
bình chuẩn ( SMD)

1.02

Qua nghiên cứu ở trên ta đã chứng minh được rằng kết quả hai nhóm trước tác

động là tương đương. Sau tác động độ lệch kiểm chứng điểm trung bình bằng Ttest cho kết quả P = 0.00002, cho ta thấy được sự chênh lệch giữa điểm trung
bình của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là rất có ý nghĩa. Tức là chênh
lệch điểm trung bình của nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình của nhóm
đối chứng là không phải ngẫu nhiên có mà do có sự tác động
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn: SMD = 1.02. Điều đó cho ta thấy mức độ
dạy trẻ làm quen môi trường xung quanh có sử dụng vật thật có ảnh hưởng đến
điểm trung bình chung học tập của nhóm thực nghiệm là lớn.
Giả thuyết của đề tài: Kích thích trẻ 4 – 5 tuổi hứng thú, tích cực tham gia
nhận biết môi trường xung quanh khi sử dụng vật thật đã được kiểm chứng
V. BÀN LUẬN
Kết quả kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là TBC = 8.1, kết quả
kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng TBC =7.17. Độ lệch điểm số giữa hai
nhóm là 0.93. Điều đó cho thấy điểm trung bình chung của hai lớp đối chứng và
thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp đuợc tác động có điểm trung bình cao
hơn lớp đối chứng.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD= 1.02, điều
này có ý nghĩa và mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn .
Phép kiểm chứng T- test điểm trung bình sau tác động của hai lớp P= 0.00002
< 0.005. Kết quả này khẳng định điểm trung bình chung của hai nhóm không phải
do ngẫu nhiên mà có mà là do tác động.
* Hạn chế
Nghiên cứu này sử dụng các vật thật trong môn học làm quen với môi trường
xung quanh trong trường mầm non là một giải pháp rất tốt, song cũng có một số
hạn chế. Một số đề tài chúng ta không thể áp dụng vật thật trong tiết dạy như: Dạy
trẻ nhận biết về một số con vật trong rừng ( Hổ ;voi ; gấu …); Tìm hiểu ôtô; máy
bay… Đối với những đề tài này chúng ta phải sử dụng tranh ảnh, mô hình và có
thể ứng dụng công nghệ thông tin và video clip vào bài dạy.
VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Việc sử dụng vật thật vào các bài dạy trẻ làm quen môi trường xung quanh

trường mầm non Đằng Lâm thay thế cho tranh cô tự vẽ, tranh ảnh, mô hình đã kích
thích được sự hứng thú, tích cực và nâng cao được kết quả học tập của các cháu.
2. Khuyến nghị

9


Đối với nhà trường: Cải tạo cảnh quan sân, vườn trường ( Trồng thêm cây
xanh, cây hoa, cây ăn quả, nuôi một số con vật như: Con thỏ, khỉ, gà ....) Giao cho
các lớp phụ trách các khu vực để trồng rau, trồng hoa tạo góc thiên nhiên xanh đẹp.
Đối với giáo viên: Tích cực tìm tòi học hỏi, nghiên cứu tài liệu chuyên san để
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao trình độ tin học. Khai thác, cập
nhật các nguồn thông tin qua mạng Internet về chương trình giáo dục mầm non
mới của các đồng nghiệp khác.

Với kết quả của đề tài này, tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp cùng nhau góp
ý xây dựng để giúp các giáo viên mầm non có thể áp dụng đề tài này vào dạy trẻ
làm quen với môi trường xung quanh và nâng cao kết quả học tập cho trẻ.
Đằng Lâm, ngày 18 tháng 02 năm 2014
Nhận xét của HĐTĐ nhà trường

Người viết

Lương Thị Hằng

10


VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Tài liệu nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của bộ giáo dục và đào tạo

–NXB Hà Nội
- Tạp chí giáo dục mầm non
- Tài liệu phương pháp hướng dẫn trẻ làm quen môi trường xung quanh trong
bài giảng.com.vn
VIII. PHỤ LỤC
1. Kế hoạch dạy học
A. Bài dạy: Chú mèo đáng yêu
Chủ điểm: Thế giới động vật (nhánh những con vật nuôi trong gia đình)
1. Mục đích, yêu cầu
a. Kiến thức
- Trẻ biết tên gọi, một số đặc điểm của con mèo: Đầu, mình, đuôi, màu lông,
tiếng kêu….
- Biết nơi sống, cách vận động, sinh sản và ích lợi của con mèo
b. Kĩ năng
- Trẻ có kĩ năng quan sát các đặc điểm của con mèo để trả lời các câu hỏi của
cô rõ ràng, mạch lạc
- Có kĩ năng chơi các trò chơi dân gian về con mèo
c. Thái độ
- Giáo dục trẻ yêu quí biết chăm sóc và bảo vệ các con vật nuôi trong gia đình
- Trẻ hứng thú tích cực tham gia hoạt động
2. Chuẩn bị
- Một con mèo thật
- Hình ảnh một số con mèo trên máy vi tính
11


- Nhạc bài hát: Con mèo bồ tèo
3. Tổ chức
Hoạt động của cô


Hoạt động của trẻ

*Hoạt động 1: Mèo con nhà bé
- Cô đọc câu đố về con mèo:

- Trẻ giải câu đố

Con gì tai thính mắt tinh
Nấp trong bóng tối ngồi rình chuột qua
- Cho trẻ kể về con mèo

- Trẻ nói những hiểu biết về
con mèo

- Cho trẻ biểu diễn bài: Con mèo bồ tèo

- Trẻ biểu diễn

*Hoạt động 2: Chú mèo đáng yêu
- Cô cho trẻ chơi “Trời tối, trời sáng”

- Trẻ chơi trò chơi

- Cô cho trẻ quan sát con mèo và trò chuỵên:

- Trẻ quan sát

+ Con gì đây?

- Trẻ trả lời


+ Con mèo có những đặc điểm gì?

-Trẻ kể những đặc điểm của
con mèo

+ Đầu mèo có gì? Ria mèo để làm gì?

- Trẻ trả lời

+Mình của con mèo như thế nào?

- Trẻ trả lời

+ Chân mèo có gì?

- Trẻ quan sát

( Cho trẻ quan sát kĩ chân mèo)
+Móng vuốt dưới chân mèo như thế nào? Có
tácdụng gì?
+ Khi nào thì mèo giương móng vuốt ra?

- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời

+Dưới bàn chân mèo còn có gì nữa?
- Trẻ trả lời

+ Miếng đệm có tác dụng gì?

+ Đuôi mèo như thế nào?
+ Mèo có tài gì? Mèo đẻ gì? Mèo sống ở đâu?

-Trẻ trả lời

+Lông mèo như thế nào?( Cho trẻ vuốt ve mèo)

- Trẻ vuốt ve mèo

+ Khi vuốt ve mèo thấy mèo như thế nào?

- Trẻ nói

+ Mèo thích ăn gì?
- Trẻ đi lấy thức ăn cho mèo
ăn

(Cho trẻ đi lấy thức ăn cho mèo)
Cho trẻ chơi trò chơi: Mèo bắt chuột
* Hoạt động 3:Những bạn mèo ngộ nghĩnh
- Cô cho trẻ xem các hình ảnh con mèo trên máy
vi tính
12

- Trẻ chơI trò chơi
- Trẻ xem trên máy vi tính


+ Đây là con mèo gì? Mèo đang làm gì?


- Trẻ trả lời

+Những bạn mèo này trông như thế nào?

- Trẻ trả lời

Kết thúc: Cho trẻ chơi trò chơi“ Mèo đuổi - Trẻ chơI trò chơi
chuột”

2. Phụ lục 2: Đề và đáp án kiểm tra sau tác động
ĐỀ BÀI KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG
Họ tên trẻ……………………Lớp…….
1. Đố bé đây là con gì ( 1 điểm)
2. Bé hãy kể những đặc điểm của con mèo (7 điểm)
-

Con mèo có những bộ phận nào? (1 điểm)

-

Mèo có mấy chân, dưới chân mèo có gì? (1 điểm)

-

Móng vuốt và miếng đệm dưới chân mèo có tác dụng gì? ( 2 điểm)

-

Mèo sống ở đâu? mèo đẻ gì? ( 1 điểm)


-

Thức ăn của mèo là gì? (1 điểm)

-

Nuôi mèo để làm gì? ( 1 điểm)

3. Chăm sóc mèo như thế nào? ( 2điểm)
- Gạch tranh các hành vi đúng-sai chăm sóc bảo vệ mèo ? (2 điểm)
ĐÁP ÁN CỦA BÀI KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG
1. Trẻ trả lời rõ ràng: Con mèo (1 điểm)
2. Bé hãy kể những đặc điểm của con mèo (7 điểm)
Con mèo gồm các bộ phận: đầu, mình, đuôi (trên đầu có tai, mắt, mũi,
mồm, ria) (1điểm)
điểm)

Con mèo có 4 chân, dưới chân mèo có móng vuốt và miếng đệm (1

Móng vuốt để giúp mèo bám chắc khi trèo và để giữ con mồi (1 điểm).
Miếng đệm dưới chân mèo giúp mèo đi lại nhẹ nhàng để rình mồi và nhảy từ trên
cao xuống (1 điểm)
-

Mèo được nuôi ở trong gia đình, Mèo đẻ con (1 điểm)

-

Thức ăn của mèo là: cá, tôm, rau,cơm, chuột (1điểm)
13



-

Nuôi mèo để bắt chuột, mèo để làm cảnh... (1điểm)

3. Chăm sóc mèo: (2 điểm)
- Gạch đúng các tranh có hành vi đúng: cho mèo ăn, vuốt ve mèo (2 điểm)

3. Phụ lục 3: Bảng điểm
Lớp 4 tuổi B1- Lớp thực nghiệm
STT

Họ tên

Điểm kiểm tra trước
tác động

Điểm kiểm tra
sau tác động

1

Lưu Hoàng Anh

5

7

2


Lê Quang Anh

7

8

3

Lưu Thị Lan Anh

8

9

4

Nguyển Trung Anh

5

8

5

Phạm Đức Dũng

7

9


6

Đỗ Thị Thuỳ Dương

7

9

7

Nguyễn Nhật Duy

5

8

8

Đoàn Văn Duy

5

7

9

Đoàn Minh Đăng

6


8

10

Đoàn Minh Đức

7

9

11

Đoàn Lê Minh Hiền

7

8

12

Phạm Thị Thu Hà

7

9

13

Mai Quang Huy


5

7

14

Vũ Minh Hiếu

7

8

15

Nguyễn Hữu Hùng

5

8

14


16

Lê Nguyên linh

6


8

17

Nguyễn Bảo Linh

6

8

18

NGuyễn Phúc Lâm

7

8

19

Nguyễn Hải Minh

7

9

20

Nguyễn Hà My


6

8

21

Phạm Giang Nam

7

9

22

Vũ Thị Yến Nhi

5

7

23

Đỗ Ngọc Khánh Nhi

7

8

24


Phạm Minh QUân

6

8

25

Vũ Thị Trang

7

8

26

Nguyễn Ánh Tuyết

6

7

27

Phạm Thảo Vân

7

9


28

Lưu Hoàng Vũ

5

7

29

Đoàn Đức Tú

7

9

30

Nguyễn Đức Tài

6

8

Lớp 4 tuổi B2- Lớp đối chứng

15


STT


Họ tên

Điểm kiểm tra
trước tác động

Điểm kiểm tra sau tác
động

1

Đinh Thị Kim Anh

7

8

2

Tạ Thị Quỳnh Anh

4

6

3

Phạm Quỳnh Anh

5


7

4

Vũ Quỳnh Anh

7

7

5

Hoàng Ngọc Ánh

5

7

6

Lê Việt Cường

6

7

7

Lê Quang Dương


6

9

8

Ngô Tiến Đạt

6

7

9

Nguyễn Hải Đăng

6

6

10

Bùi Quý Hà

5

6

11


Nguyễn Sỹ Học

5

6

12

Vũ Tuấn Hưng

5

6

13

Phạm Thị Thu Hường

7

7

14

Bùi Ngọc Khánh

5

6


15

Lưu Nguyễn Trà My

6

8

16

Hoàng Thị Minh Ngọc

5

8

17

Nguyễn Tạ Thuỵ Minh

7

7

18

Lưu Bích Ngọc

6


8

19

Nguyễn Thị Xuân Lộc

5

8

20

Lê Phương Linh

7

7

21

Nguyễn Thu Thảo

6

9

22

Đỗ Thị Phương Thảo


7

8

23

Tăng Lệ Thu

7

8

24

Lưu Văn Thắng

5

6

25

Nguyễn Thị Thu Trang

7

8

26


Phạm Xuân Thương

6

7

27

Nguyễn Tuấn Phong

16 5

6

28

Phạm Ngọc Việt

7

7


17



×