Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

chủ trương chính sách của đảng và nhà nước việt nam đối với thương minh liệt sĩ cà người có công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 154 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------&--------

NGUYỄN THỊ THU HOÀI

CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM ĐỐI VỚI THƯƠNG BINH, LIỆT SĨ VÀ NGƯỜI
CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2010

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------&--------

NGUYỄN THỊ THU HOÀI

CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM ĐỐI VỚI THƯƠNG BINH, LIỆT SĨ VÀ NGƯỜI
CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2010

Chuyên ngành:Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số
: 60 22 56

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ


Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS Vũ Quang Hiển

HÀ NỘI - 2013


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU……………………………………..……………………….......1
Chương 1: Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
Việt Nam đối với thương binh, liệt sĩ và người có
có công với cách mạng trong thời gian từ 1991-1995 …...…10
1.1. Khái lược chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
Việt Nam trước năm 1991………………………………………….10
1.2. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam
từ năm 1991 đến năm 1995………………………………………..21
1.3. Sự chỉ đạo thực hiện……………………………………………….38
* Tiểu kết chương………………………………………………….45
Chương 2: Tăng cường lãnh đạo thực hiện ngày càng tốt hơn
công tác thương binh, liệt sĩ và người có công với
cách mạng trong thời gian từ 1996-2010………………..48
2.1. Những yêu cầu mới đối với công tác thương binh, liệt sĩ và người có
công với cách mạng………………………………………………..48
2.2. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam
từ năm 1996 đến năm 2010………………………………………..50
2.3. Sự chỉ đạo thực hiện……………………………………………….65
* Tiểu kết chương………………………………………………………76
Chương 3: Nhận xét và bài học kinh nghiệm………………………..77
3.1. Nhận xét……………………………………………………………77
3.2. Một số bài học kinh nghiệm……………………………………….87
KẾT LUẬN…………………………………………………………………………97

TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………….100
PHỤ LỤC………………………………………………………………117


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
BBTTW

:

Ban Bí thư Trung ương

BMVNAH

:

Bà mẹ Việt Nam Anh hùng

BCT

:

Bộ Chính trị

BQP

:

Bộ Quốc phòng

LĐ,TB&XH


:

Lao động, Thương binh và Xã hội

TB,LS&NCCVCM

:

Thương binh, liệt sĩ và người
có công với cách mạng

TTCP

:

Thủ tướng Chính phủ

UBTVQH

:

Ủy ban Thường vụ Quốc hội


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Năm 1945, dƣới sự lãnh đạo của Trung ƣơng Đảng đứng đầu là lãnh tụ Hồ
Chí Minh, nhân dân Việt Nam đã tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm
1945 thành công, lập nên nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hoà - nhà nƣớc của toàn

thể dân tộc Việt Nam.
Tuy nhiên, niềm vui mà nhân dân Việt Nam đƣợc hƣởng thật ngắn ngủi, với
bản chất xâm lƣợc, thực dân Pháp, sau đó là đế quốc Mỹ thay nhau xâm lƣợc Việt
Nam. Trong những năm kháng chiến đầy gian khổ ấy, mặc dù đất nƣớc còn gặp
nhiều khó khăn, nhƣng Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam đã đề ra nhiều chủ trƣơng,
chính sách phù hợp đối với thƣơng binh, liệt sĩ và ngƣời có công với cách mạng
nhằm động viên sức ngƣời, sức của ủng hộ kháng chiến, góp phần hoàn thành cuộc
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đƣa cả nƣớc tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Chiến tranh qua đi, Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam nhanh chóng chỉ đạo các
cấp, các ngành quy tập mộ và tiến hành xây dựng các nghĩa trang liệt sĩ ở khắp ba
miền Bắc, Trung, Nam. Bằng sự đồng tâm hiệp lực đó, đến nay, một hệ thống công
trình tƣởng niệm các liệt sĩ đƣợc hình thành trong cả nƣớc. Trong đó, có nhiều công
trình trở thành những trung tâm văn hoá, lịch sử quen thuộc đối với nhân dân cả
nƣớc nhƣ: Nghĩa trang Điện Biên Phủ, Nghĩa trang Trƣờng Sơn, Nghĩa trang Hàng
Dƣơng, Đền thờ liệt sĩ Bến Dƣợc.
Song hành với những công việc trên, phát huy truyền thống “Uống nƣớc nhớ
nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” của dân tộc, Đảng, Nhà nƣớc Việt Nam đã ban hành
nhiều chế độ, chính sách và vận động toàn dân, toàn quân chăm lo đời sống vật chất,
tinh thần đối với TB,LS&NCCVCM. Theo đó, cả nƣớc đã dấy lên phong trào “Đền ơn
đáp nghĩa”, “Uống nƣớc nhớ nguồn”. Đặc biệt, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn
thể nhân dân, các tổ chức xã hội, các cấp, các ngành, các địa phƣơng đã có nhiều việc
làm thiết thực thể hiện nghĩa tình và trách nhiệm đối với các gia đình chính sách, do đó
từng bƣớc giải quyết có hiệu quả những tồn đọng về chính sách sau chiến tranh, góp
phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng thêm lòng tin của nhân dân đối với Đảng,
Nhà nƣớc và chế độ, tạo nét đẹp mới trong đời sống văn hoá tinh thần.


Có đƣợc sự quan tâm của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân, nhiều Bà mẹ Việt
Nam Anh hùng, thƣơng binh, gia đình liệt sĩ đã vƣợt qua khó khăn, vƣơn lên trong đời
sống, giữ gìn và phát huy bản chất, truyền thống cách mạng. Phong trào “ngƣời công

dân kiểu mẫu” của thƣơng binh, “gia đình cách mạng gƣơng mẫu” của gia đình liệt sĩ
đƣợc phát động và hoạt động sôi nổi ở các địa phƣơng, tạo ra không khí phấn khởi
trong mỗi gia đình chính sách.
Đặc biệt từ năm 1991, với Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của
Đảng và Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, công
tác TB,LS&NCCVCM đã đƣợc xã hội hóa một cách sâu rộng, góp phần giải quyết
tốt chính sách xã hội đối với ngƣời có công, tạo sự ổn định trong quá trình phát triển
đi lên của đất nƣớc.
Tất thảy những hoạt động đó đã để lại dấu ấn sâu đậm. Nhƣng cho đến nay,
chƣa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện về chủ trƣơng, chính
sách của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam đối với TB,LS&NCCVCM. Xuất phát từ
thực tiễn đó, học viên chọn đề tài “Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước Việt Nam đối với thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng từ
năm 1991 đến 2010” làm đề tài nghiên cứu cho Luận văn Thạc sĩ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Qua 25 năm đổi mới đất nƣớc, đặc biệt từ năm 1991 đến nay, cùng với quá trình
lãnh đạo phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh phục vụ cho công
cuộc xây và phát triển đất nƣớc, Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam đã đề ra nhiều chủ
trƣơng, chính sách đối với TB,LS&NCCVCM. Thành công của công tác này không
chỉ góp phẩn ổn định đời sống vật chất và tinh thần đối với ngƣời có công mà còn tạo
ra sự phát triển bền vững cho quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Bởi lẽ đó,
những năm qua, TB,LS&NCCVCM đã trở thành chủ đề nghiên cứu của nhiều nhà
quản lý, nhà khoa học tiếp cận ở những góc độ khác nhau.
2.1. Những công trình đề cập đến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
Việt Nam đối với công tác thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng
Điển hình là Luận án Tiến sĩ lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thực
hiện chính sách xã hội từ năm 1991 đến năm 2001 (Hà Nội.2004) của tác giả
Nguyễn Thị Thanh; đã nghiên cứu một cách có hệ thống vai trò lãnh đạo của Đảng



Cộng sản Việt Nam đối với việc thực hiện các chính sách xã hội từ 1991-2001, từ
đó khẳng định những thành tựu, hạn chế và đúc kết những kinh nghiệm trong quá
trình Đảng lãnh đạo thực hiện các chính sách xã hội.
Cũng liên quan đến chính sách xã hội, Luận án tiến sĩ lịch sử Đảng lãnh đạo
kết hợp phát triển kinh tế với thực hiện chính sách xã hội từ năm 1991 đến 2006
(Hà Nội.2011) của tác giả Phạm Đức Kiên; đã nêu bật đƣờng lối, quan điểm của
Đảng, quá trình tổ chức thực hiện, kết quả cũng nhƣ kinh nghiệm của Đảng trong
quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế kết hợp với thực hiện chính sách xã hội, qua đó
gợi mở những vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn cho quá trình lãnh đạo của
Đảng về vấn đề này ở cả trƣớc mắt và lâu dài.
Đặc biệt, kỷ niệm 60 năm ngày thƣơng binh, liệt sĩ, Ban Tuyên giáo Trung
ƣơng xuất bản Tài liệu tuyên truyền 60 năm ngày thương binh, liệt sĩ (27.7.194727.7.2007) (Hà Nội.2007). Đây là tập tài liệu tuyên truyền những quan điểm tƣ
tƣởng của Đảng, Nhà nƣớc và Chủ tịch Hồ Chí Minh về TB,LS&NCCVCM; các
văn bản chỉ đạo hoạt động kỷ niệm 60 năm ngày thƣơng binh, liệt sĩ; một số địa
phƣơng, đơn vị, cá nhân điển hình tiên tiến thực hiện tốt công tác thƣơng binh, liệt
sĩ; những tấm gƣơng thƣơng binh, liệt sĩ, ngƣời có công với các mạng tiêu biểu qua
các thời kỳ cách mạng.
Tháng 7-2012, kỷ niệm 65 năm ngày thƣơng binh, liệt sĩ, TS Nguyễn Danh
Tiên có bài viết: Chủ trương của Đảng đối với thương binh, liệt sĩ thời kỳ đổi mới
trên Tạp chí Khoa học Quân sự. Tác giả hệ thống một cách khái lƣợc những quan
điểm, chủ trƣơng của Đảng đối với công tác thƣơng binh, liệt sĩ từ 1986-2012; đánh
giá thực trạng quá trình thực hiện chủ trƣơng của Đảng về vấn đề này và đề ra giải
pháp nhằm thực hiện tốt hơn công tác thƣơng binh, liệt sĩ thời gian tới.
2.2. Những công trình đề cập đến công tác thương binh, liệt sĩ và người có
công với cách mạng
Một trong những cuốn sách đầu tiên phải kể đến là Quan niệm về công tác
thương binh và tử sĩ, do Bộ Thƣơng binh Cựu binh xuất bản năm 1952. Cuốn sách
đề cập đến vấn đề thƣơng binh và tử sĩ tại các nƣớc đế quốc; vấn đề thƣơng binh và
tử sĩ tại các nƣớc dân chủ nhân dân và xã hội chủ nghĩa; từ đó đề ra nhiệm vụ,
phƣơng châm và nội dung công tác đối với thƣơng binh và tử sĩ đối với Việt Nam.



Những năm tiếp theo, do tình hình đất nƣớc phải tiến hành hai cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lƣợc nên không có nhiều cuốn sách
liên quan đến chủ đề này đƣợc xuất bản, mà chủ yếu là các chỉ thị, nghị quyết, báo
cáo, thông tƣ dƣỡng dẫn về chủ trƣơng, chính sách và thi hành công tác
TB,LS&NCCVCM. Sau giải phóng, đặc biệt là từ những năm 1990 của thế kỷ XX
đến nay, đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu. Đáng chú ý, năm 1995, Trung
tâm Khoa học Xã hội Nhân văn Quốc gia và Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia đã
xuất bản cuốn Hồ Chí Minh- Về chính sách xã hội. Cuốn sách nêu quan điểm của
Hồ Chí Minh về thực hiện chính sách xã hội đối với các tầng lớp nhân dân nhƣ
công nhân, nông dân, trí thức, bộ đội, thƣơng binh, gia đình liệt sĩ và ngƣời có công
với cách mạng. Ngoài ra cuốn sách còn đề cập tới những vấn đề chung về xã hội và
chính sách xã hội dƣới chế độ mới (quan điểm, đƣờng lối và chính sách chung; dân
số, lao động và việc làm; phòng chống các tệ nạn xã hội; định hƣớng các giá trị và
chuẩn mực đạo đức xã hội).
Trên cƣơng vị đứng đầu ngành Lao động, Thƣơng binh và Xã hội, năm 1996,
Bộ trƣởng Trần Đình Hoan xuất bản cuốn Chính sách xã hội và đổi mới cơ chế
quản lý việc thực hiện. Tác giả trình bày những vấn đề lý luận và phƣơng pháp luận
nghiên cứu vận dụng chính sách xã hội và đổi mới cơ chế quản lý thực hiện. Từ
việc đánh giá khái quát thực trạng một số vấn đề xã hội và chính sách xã hội, tác giả
nêu lên quan điểm cơ bản của một số chính sách xã hội đã đƣợc thể chế hoá và từng
bƣớc đƣa vào cuộc sống nhƣ: phát triển nguồn nhân lực và giải quyết việc làm, xoá
đói giảm nghèo; bảo hiểm xã hội, trợ giúp xã hội, ƣu đãi ngƣời có công với nƣớc.
Nhân kỷ niệm 55 năm ngày truyền thống ngành LĐ,TB&XH (28.8.194528.8.2000), Bộ LĐ,TB&XH xuất bản cuốn sách 55 năm xây dựng và phát triển
ngành Lao động - Thương binh và Xã hội (Nxb Lao động- Xã hội, Hà Nội.2000).
Cuốn sách trình bày khái lƣợc quá trình hình thành và phát triển ngành LĐ,TB&XH
qua các thời kỳ lịch sử, nêu bật những thành tựu đạt đƣợc và rút ra những bài học
kinh nghiệm cho các giai đoạn phát triển tiếp theo.
Bƣớc sang thế kỷ XXI, trƣớc sự phát triển mọi mặt của đất nƣớc, cùng với đẩy

mạnh nghiên cứu những lĩnh vực khác, chủ đề TB,LS&NCCVCM tiếp tục là đề tài
nghiên cứu đƣợc nhiều cơ quan Trung ƣơng, bộ, ban ngành và các nhà khoa học.


Theo đó, lần lƣợt những cuốn sách và bài viết có giá trị đƣợc công bố nhƣ: Đời đời
Tổ quốc ghi công (Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.2003). Cuốn sách là một công
trình công phu, vừa có giá trị tôn vinh các anh hùng liệt sĩ, các Bà mẹ Việt Nam
Anh hùng, đồng thời còn giúp cho ngƣời đọc nắm đƣợc những chế độ, chính sách
hiện hành của Đảng, Nhà nƣớc Việt Nam đối với TB,LS&NCCVCM.
Những năm này, trên các tạp chí xuất hiện nhiều bài viết có giá trị. Điển hình nhƣ:
Tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa chính sách ưu đãi xã hội đối với thương binh, gia đình
liệt sĩ, người có công với cách mạng (Tạp chí Cộng sản, số 7-2005) của tác giả Nguyễn
Thị Hằng, Bộ trƣởng Bộ LĐ,TB&XH. Tác giả nêu những nét khái quát thành tựu đạt
đƣợc trong việc thực hiện ƣu đãi xã hội đối với thƣơng binh, gia đình liệt sĩ và ngƣời có
công trong 10 năm từ 1995 đến 2005, qua đó đúc kết những kinh nghiệm và đề ra
những giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn chính sách ƣu đãi xã hội.
Hà Nội làm tốt hơn nữa công tác thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công
(Tạp chí Cộng sản, số 7-2007) của tác giả Phạm Quang Nghị, Bí thƣ Thành uỷ Hà
Nội; đã tóm lƣợc thành tựu trong công tác thƣơng binh, liệt sĩ và ngƣời có công với
cách mạng trong thành phố Hà Nội trên các mặt nhƣ: Thực hiện chính sách, chăm sóc
ngƣời có công, hỗ trợ nhà ở, chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ, mộ liệt sĩ.
Quân đội nhân dân phấn đấu thực hiện tốt hơn nữa công tác thương binh, liệt
sĩ, chính sách hậu phương quân đội (Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số 7-2007) của
tác giả Phùng Quang Thanh, Bộ trƣởng Bộ Quốc phòng. Tác giả điểm lại những nét
chính trong 60 năm thực hiện công tác TB,LS&NCCVCM của Đảng và Nhà nƣớc,
nêu lên sự đóng góp của quân đội vào thành tích chung đó. Đặc biệt, tác giả đã chỉ rõ
phƣơng hƣớng nhằm thực hiện tốt hơn nữa chính sách thƣơng binh, liệt sĩ, chính sách
hậu phƣơng quân đội và phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”.
Nỗ lực phấn đấu thực hiện có hiệu quả chính sách an sinh xã hội, (Tạp chí
Cộng sản, số 7-2008) là nhan đề bài viết của tác giả Nguyễn Thị Kim Ngân, Bộ

trƣởng Bộ LĐ,TB&XH. Tác giả trình bày chính sách an ninh xã hội của Đảng và
Nhà nƣớc; nêu lên những thành tựu đạt đƣợc cũng nhƣ khó khăn và thách thức đối
với chính sách an sinh xã hội.
Chính sách chăm sóc người có công - Thực trạng và giải pháp (Tạp chí
Tuyên giáo, số 7 năm 2008) của PGS,TS Đào Văn Dũng. Tác giả trình bày hệ thống


những chủ trƣơng, chính sách lớn của Đảng và Nhà nƣớc đối với ngƣời có công,
nêu lên thực trạng những tồn tại cần khắc phục và đƣa ra những giải pháp phát triển.
Cũng trong năm 2008, trên Tạp chí Thông tin cải cách nền hành chính Nhà
nước, Bộ Nội vụ, số 7, có đăng bài Kết quả thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có
công với cách mạng những năm vừa qua và nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới
của tác giả Bùi Hồng Lĩnh, Thứ trƣởng Bộ LĐ,TB&XH. Với cách trình bày ngắn
gọn, xúc tích, tác giả khái quát lại kết quả đạt đƣợc sau 3 năm thực hiện Pháp lệnh
ưu đãi đối với người có công ngày 29-6-2005 (sửa đổi), nêu lên một số tồn tại,
vƣớng mắc và đề ra nhiệm vụ, giải pháp phát triển.
Năm 2010, tác giả Vũ Hữu Luận, Cục trƣởng Cục Chính sách - Tổng cục
Chính trị có bài viết: Nâng cao hiệu quả công tác thương binh, liệt sĩ, chính sách
hậu phương quân đội (Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số 7-2010). Tác giả nêu bật
những thành tựu của ngành chính sách quân đội từ 2006-2010, chỉ ra vị trí, vai trò
của ngành chính sách quân đội trong quá trình thực hiện chủ trƣơng, chính sách của
Đảng và Nhà nƣớc đối với TB,LS&NCCVCM.
Gần đây nhất, nhằm thực hiện ngày càng tốt hơn những chính sách đối với
ngƣời có công, Hội hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam đã ra đời. Theo đó, năm 2011,
Nhà xuất bản Quân đội nhân dân xuất bản cuốn sách Hội hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt
Nam. Đây là cuốn sách giới thiệu một số nét cơ bản của Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ
Việt Nam. Đó là những tài liệu nói lên sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc; là tôn
chỉ, mục đích, tổ chức, nhiệm vụ và chƣơng trình hoạt động của Hội Hỗ trợ gia
đình liệt sĩ Việt Nam.
Ngoài những cuốn sách trên, nhiều công trình liên quan đến chủ đề nghiên cứu đã

đƣợc xuất bản nhƣ: Anh hùng lực lượng vũ trang, (tập 2, 3, 4, 5, Nxb Quân đội nhân
dân, Hà Nội.1994, 1995); Những điển hình trong phong trào đền ơn đáp nghĩa và
thương binh, gia đình liệt sĩ tiêu biểu (Nxb Lao động- Xã hội, Hà Nội.2002); Những
điển hình tiên tiến trong cônng tác thương binh, liệt sĩ và người có công (Nxb Lao
động - Xã hội, Hà Nội.2004); Trận tuyến mới, (Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.2002)
- Nhiều tác giả,v.v...
2.3. Những vấn đề các công trình nghiên cứu chưa làm sáng tỏ


Tuy đã có nhiều công trình nghiên cứu và bài viết đã công bố liên quan đến
công tác TB,LS&NCCVCM, nhƣng:
Chƣa có công trình nghiên cứu nào hệ thống đầy đủ chủ trƣơng của Đảng
đối với công tác TB,LS&NCCVCM từ năm 1996 đến năm 2010;
Chƣa có công trình nghiên cứu nào đề cập đầy đủ những chính sách của Nhà
nƣớc đối với công tác TB,LS&NCCVCM từ năm 1996 đến năm 2010;
Chƣa có công trình nghiên cứu nào làm rõ kết quả thực hiện chủ trƣơng,
chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đối với TB,LS&NCCVCM trên phạm vi cả nƣớc
từ năm 1996 đến năm 2010.
Đặc biệt, chƣa có công trình nghiên cứu nào rút ra những nhận xét về ƣu
điểm, khuyết điểm cũng nhƣ bài học kinh nghiệm về chủ trƣơng, chính sách của
Đảng và Nhà nƣớc đối với TB,LS&NCCVCM từ năm 1996 đến năm 2010.
2.4. Những vấn đề luận văn tập trung nghiên cứu
Chủ trƣơng của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với TB,LS&NCCVCM từ năm
1996 đến năm 2010;
Chính sách của Nhà nƣớc Việt Nam đối với TB,LS&NCCVCM từ năm 1996
đến năm 2010;
Kết quả thực hiện chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam đối
với TB,LS&NCCVCM trên phạm vi cả nƣớc từ năm 1996 đến năm 2010.
Rút ra nhận xét và bài học kinh nghiệm về chủ trƣơng, chính sách của Đảng và
Nhà nƣớc đối với TB,LS&NCCVCM từ năm 1996 đến năm 2010.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu: Làm sáng tỏ hệ thống chủ trƣơng, chính sách của
Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam đối với TB,LS&NCCVCM từ năm 1991 đến 2010 và
bƣớc đầu rút ra một số bài học kinh nghiệm.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Trình bày hoàn cảnh lịch sử và nội dung chủ trƣơng, chính sách của Đảng và
Nhà nƣớc Việt Nam đối với TB,LS&NCCVCM từ năm 1991 đến 2010.


Trình bày và phân tích việc thực hiện những chủ trƣơng, chính sách đó qua hai
khung thời gian 1991-1995 và 1996-2010 gắn với những kết quả cụ thể.
Đánh giá những ƣu điểm, hạn chế và chỉ ra nguyên nhân của ƣu điểm, hạn chế,
tạo cơ sở để đúc kết một số bài học kinh nghiệm.
4. Các nguồn tài liệu
Luận văn đƣợc hoàn thành dựa trên cơ sở khai thác nhiều nguồn tƣ liệu, đó là:
Các tác phẩm kinh điển có liên quan đến chủ nghĩa Mác- Lênin và Chủ tịch Hồ Chí
Minh, một số tác phẩm của các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nƣớc.
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX, X và Nghị quyết
Ban Chấp hành Trung ƣơng các khoá; Nghị quyết, Nghị định, Thông tƣ, báo cáo
của Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ban, ngành có liên quan đến vấn đề nghiên
cứu.
Luận văn tham khảo và kế thừa kết quả nghiên cứu của nhiều nhà khoa học và
công trình khoa học tiếp cận chủ đề TB,LS&NCCVCM ở nhiều giác độ khác nhau;
sử dụng kết quả điều tra, khảo sát và báo cáo của một số địa phƣơng điển hình về
công tác này.
5. Đối tƣợng, phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam đối với
TB,LS&NCCVCM từ năm 1991 đến 2010 và hiệu quả thực hiện.

Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991) đến hết quá
trình thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (2010).
Về không gian: Nghiên cứu một cách tổng quát trên địa bàn cả nƣớc, không đi
sâu vào từng địa phƣơng.

Phương pháp nghiên cứu


Phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu của luận văn là phƣơng pháp lịch sử kết hợp
với phƣơng pháp lôgíc. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phƣơng pháp phân tích,
tổng hợp, phƣơng pháp thống kê, so sánh.
6. Đóng góp của luận văn
Hệ thống hoá chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam đối với
TB,LS&NCCVCM từ năm 1991 đến 2010.
Đánh giá khách quan những ƣu điểm, hạn chế và chỉ ra nguyên nhân của những
ƣu điểm, hạn chế về chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đối với
TB,LS&NCCVCM từ năm 1991 đến 2010 và bƣớc đầu rút ra một số kinh nghiệm.
Cung cấp một tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu mảng đề tài về chính
sách xã hội thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, luận văn
đƣợc kết cấu thành ba chƣơng:
Chương 1: Chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam đối với
thƣơng binh, liệt sĩ và ngƣời có công với cách mạng trong thời gian từ 1991-1995.
Chương 2: Tăng cƣờng lãnh đạo thực hiện ngày càng tốt hơn công tác thƣơng
binh, liệt sĩ và ngƣời có công với cách mạng trong thời gian từ 1996-2010.
Chương 3: Nhận xét và bài học kinh nghiệm.

Chƣơng 1



CHỦ TRƢƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƢỚC
VIỆT NAM ĐỐI VỚI THƢƠNG BINH, LIỆT SĨ VÀ NGƢỜI CÓ CÔNG
VỚI CÁCH MẠNG TRONG THỜI GIAN TỪ 1991-1995
1.1. Khái lƣợc chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam
trƣớc năm 1991
1.1.1. Điều kiện lịch sử
Tình hình công tác thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng
Trong sự nghiệp cách mạng vĩ đại do Đảng lãnh đạo nhằm giải phóng dân tộc,
thống nhất Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa, có biết bao ngƣời con ƣu tú đã hy sinh tính mạng, xƣơng máu, sức
lực, trí tuệ, tình cảm và tài sản cho đất nƣớc. Tổ quốc và nhân dân Việt Nam đời đời
ghi nhớ công lao to lớn của những ngƣời con ƣu tú ấy.
Để đền đáp một phần những cống hiến, hy sinh của đồng bào, chiến sĩ cả nƣớc
cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc, ngày 16-2-1947, Chủ tịch Hồ Chí
Minh ký Sắc lệnh Số 20/SL đặt “Chế độ hưu bổng thương tật và tiền tuất tử sĩ”.
Đồng thời, để nhân dân tỏ lòng “Hiếu nghĩa bác ái” và bày tỏ sự biết ơn các liệt sĩ,
gia đình liệt sĩ, thƣơng binh, bệnh binh, ngƣời có công với cách mạng, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã khởi xƣớng và chọn ngày 27-7-1947 là “Ngày Thƣơng binh toàn
quốc”.
Từ năm 1955, Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam quyết định đổi Ngày “Thƣơng
binh toàn quốc” thành Ngày “Thƣơng binh - Liệt sĩ” để thể hiện đầy đủ hơn tình
cảm, đạo lý, nghĩa vụ, trách nhiệm của Đảng và Nhà nƣớc và các thế hệ ngƣời Việt
Nam đối với những ngƣời đã cống hiến, hy sinh cho độc lập, tự do của Tổ quốc và
hạnh phúc của nhân dân.
Từ đó, Ngày “Thƣơng binh- Liệt sĩ” đi vào lịch sử đất nƣớc là một ngày lễ lớn,
hội tụ đầy đủ ý nghĩa chính trị, đạo lý “Uống nƣớc nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”
của dân tộc. Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam luôn trân trọng những cống hiến, hy sinh
to lớn của đồng bào, chiến sĩ đối với Tổ quốc. Thông qua việc đề ra và thực hiện

đầy đủ các chính sách xã hội đối với thƣơng binh, gia đình liệt sĩ và ngƣời có công
với cách mạng là động lực to lớn giúp họ vƣơn lên vƣợt qua khó khăn, thử thách,
làm chủ cuộc sống.


Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam luôn chú trọng giáo dục ý thức trách nhiệm, nghĩa
vụ công dân và lòng biết ơn sâu sắc của các tầng lớp nhân dân, của các thế hệ cách
mạng đối với liệt sĩ, gia đình liệt sĩ, thƣơng binh, bệnh binh và ngƣời có công với
cách mạng. Sự cống hiến, hy sinh của họ cho độc lập, tự do của dân tộc, cho hạnh
phúc của nhân dân là vô giá, không chỉ cho ngày hôm qua, hôm nay mà cho muôn
đời con cháu mai sau. Việc chăm sóc thƣơng binh, gia đình liệt sĩ và ngƣời có công là
nghĩa vụ, là trách nhiệm và niềm vinh dự của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội
và của mọi ngƣời, của thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau.
Chủ trƣơng của Đảng và chính sách của Nhà nƣớc Việt Nam đối với
TB,LS&NCCVCM là một hệ thống ngày càng hoàn chỉnh. Các cấp, các ngành, các
đoàn thể nhân dân và mọi ngƣời dân trên cơ sở nhận thức rõ ràng hơn, đầy đủ hơn
về hệ thống chính sách đó để quyết tâm thực hiện đầy đủ, hiệu quả cao và thiết
thực. Làm tốt công tác TB,LS&NCCVCM còn thể hiện tính ƣu việt và bản chất tốt
đẹp của Nhà nƣớc Việt Nam, củng cố niềm tin của nhân dân ta vào sự lãnh đạo của
Đảng, sự quản lý của Nhà nƣớc, góp phần tăng cƣờng khối đại đoàn kết toàn dân
tộc, làm cơ sở cho giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bảo đảm định hƣớng xã hội
chủ nghĩa.
Chủ tịch Hồ Chí Minh - người mở đầu công tác thương binh, liệt sĩ và người
có công với cách mạng
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra
đời đã đứng trƣớc những thử thách nghiệt ngã. Để giữ vững nền độc lập, tự do, Chủ
tịch Hồ Chí Minh xác định trách nhiệm:
“Bây giờ phải gánh chức Chủ tịch là vì đồng bào uỷ thác thì tôi phải gắng sức
làm, cũng nhƣ một ngƣời lính vâng mệnh lệnh của quốc dân ra trƣớc mặt
trận” [77, tr.161].

Trong gần một phần tƣ thế kỷ thực thi chức trách Chủ tịch, với tinh thần một
ngƣời lính, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần ra trận, trực tiếp chỉ đạo chiến đấu,
từng thấu hiểu và chia sẻ gian khổ, mất mát hy sinh của lớp lớp chiến sĩ và cả thân
nhân, gia đình họ. Ngƣời Thông báo:
“Vì muốn thay mặt Tổ quốc, toàn thể đồng bào và Chính phủ cảm ơn những
chiến sĩ đã hy sinh tính mệnh cho nền tự do, độc lập và thống nhất của nƣớc


nhà... Tôi gửi lời chào thân ái cho gia đình các liệt sĩ đó, và tôi nhận con các
liệt sĩ làm con nuôi của tôi” [77, tr.435].
Trƣớc sự hy sinh lớn lao của các chiến sĩ trong cuộc kháng chiến của dân tộc,
giữa năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị Chính phủ chọn một ngày trong năm
làm “Ngày thương binh” để nhân dân ta có dịp tỏ lòng biết ơn đến họ. Bức thƣ
Ngƣời gửi đến Ban tổ chức ngày “Thương binh toàn quốc” có đoạn:
“Thƣơng binh là những ngƣời đã hy sinh gia đình, xƣơng máu để bảo vệ Tổ
quốc, bảo vệ đồng bào. Vì lợi ích của Tổ quốc, của đồng bào, mà các đồng chí
chịu ốm yếu, què quặt. Vì vậy Tổ quốc, đồng bào phải biết ơn, giúp đỡ những
ngƣời con anh dũng ấy” [78, tr.175].
Thực hiện chỉ thị của Ngƣời, Hội nghị trù bị gồm đại biểu các cơ quan, các
ngành ở Trung ƣơng, khối và tỉnh họp ở Phú Minh (Đại Từ, Thái Nguyên) bàn bạc
nhất trí lấy ngày 27-7-1947 làm Ngày “Thƣơng binh- Liệt sĩ” đầu tiên trong cả
nƣớc, đƣợc toàn dân hƣởng ứng. Từ đó, ngày 27-7 đã trở thành Ngày “Thƣơng binh
- Liệt sĩ”. Hàng năm, nhân ngày này, Chủ tịch Hồ Chí Minh thƣờng gửi thƣ hỏi
thăm, động viên thƣơng binh, cựu binh, chia sẻ với gia đình họ sự mất mát, hy sinh,
nhắc nhở mọi ngƣời giúp đỡ họ trong cuộc sống hàng ngày. Đầu năm 1947, ngay
sau khi biết tin một chiến sĩ Vệ quốc đoàn, con trai bác sĩ Vũ Đình Tụng, mới hy
sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết thƣ cho bác sĩ:
“Ngài biết rằng tôi không có gia đình, cũng không có con cái. Nƣớc Việt Nam
là gia đình của tôi. Tất cả thanh niên Việt Nam là con cháu của tôi. Mất một
thanh niên thì hình nhƣ tôi đứt một đoạn ruột” [78, tr.40].

Tình thƣơng yêu của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với thƣơng binh, liệt sĩ còn
đƣợc thể hiện ở nghĩa cử đầy lòng nhân ái và rất tự nhiên trong đời sống thƣờng
ngày. Ngƣời đã nhiều lần đi thăm, tặng áo, tặng quà, tiền lƣơng của mình cho
thƣơng binh, viếng mộ các liệt sĩ tại Nghĩa trang Hà Nội.
Trƣớc lúc đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở Đảng và Chính phủ phải
chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần cho thƣơng binh, liệt sĩ và gia đình họ.
Trong Di chúc, ngƣời dặn:
“Đối với những ngƣời đã dũng cảm hy sinh một phần xƣơng máu của mình
(cán bộ, binh sĩ, dân quân, du kích, thanh niên xung phong...), Đảng, Chính


phủ và đồng bào phải tìm mọi cách làm cho họ có nơi ăn chốn ở yên ổn, đồng
thời phải mở những lớp dạy nghề thích hợp với mỗi ngƣời để họ có thể dần
dần “tự lực cánh sinh”.
Đối với các liệt sĩ, mỗi địa phƣơng (thành phố, làng xã) cần xây dựng vƣờn
hoa và bia kỷ niệm ghi sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ, để đời đời giáo dục
tinh thần yêu nƣớc cho nhân dân ta.
Đối với cha mẹ, vợ con (của thƣơng binh và liệt sĩ) mà thiếu sức lao động và
túng thiếu, thì chính quyền địa phƣơng... phải giúp đỡ họ có công ăn việc làm
thích hợp, quyết không để họ bị đói rét” [79, tr.503-504].
Có thể nói, hiếm có một vị lãnh tụ cách mạng của một dân tộc nhƣ Hồ Chí
Minh lại so sánh nhiệm vụ của một Chủ tịch nƣớc nhƣ bổn phận của một ngƣời lính
ở ngoài mặt trận: chiến đấu và hy sinh. Phải chăng đó là ngọn nguồn của đức hy
sinh, lòng yêu mến thƣơng binh, liệt sĩ và ngƣời có công với cách mạng của Hồ Chí
Minh. Cũng chính vì vậy, đồng bào, chiến sĩ ta đã gọi Chủ tịch Hồ Chí Minh là Bác
Hồ kính yêu. “Những tƣ tƣởng, tình cảm vĩ đại của Bác đối với thƣơng binh, gia
đình liệt sĩ và gia đình quân nhân đã đƣợc thuấm nhuần sâu sắc và đƣợc thể hiện cụ
thể trong chính sách của Đảng và Nhà nƣớc ta đối với thƣơng binh, bệnh binh và
gia đình liệt sĩ, gia đình quân nhân từ trƣớc đến nay” [72, tr.6].
1.1.2. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam trước năm

1991
Năm 1946, thực dân Pháp trở lại xâm lƣợc Việt Nam lần thứ hai. Dƣới sự lãnh
đạo của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam đã anh dũng
đứng lên chống thực dân Pháp xâm lƣợc. Dù gặp muôn vàn khó khăn trong quá
trình lãnh đạo toàn dân kháng chiến bảo vệ nền độc lập dân tộc, nhƣng Đảng và
Chính phủ đã sớm có chủ trƣơng và chính sách đối với TB,LS&NCCVCM, góp
phần phục vụ tích cực cho cuộc đấu tranh giữ vững chính quyền, tiếp tục cuộc cách
mạng giải phóng dân tộc và dân chủ.
Khởi đầu là cuộc vận động quần chúng trong phong trào giúp đỡ binh sĩ nhƣ
“Hội giúp binh sĩ tị nạn”, “Mùa đông binh sĩ”,v.v... Ngày 19-12-1946, cuộc kháng
chiến toàn quốc bùng nổ, đồng bào và chiến sĩ cả nƣớc nhất tề đứng dậy kháng
chiến với tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Số ngƣời bị thƣơng và hy


sinh trong chiến đấu tăng lên, thƣơng binh, liệt sĩ trở thành vấn đề lớn và quan
trọng. Do đó, tháng 12-1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí Sắc lệnh số 20/SL ban hành
chế độ “lƣơng hƣu thƣơng tật” đối với thƣơng binh, chế độ “tiền tuất” đối với gia
đình “tử sĩ”; quy định tiêu chuẩn để xác nhận thƣơng binh, tử sĩ. Đây là văn bản có
tính pháp lý đầu tiên quy định chế độ ƣu đãi đối với thƣơng binh, gia đình liệt sĩ và
ngƣời có công với cách mạng.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, Chính phủ ban hành tiếp những văn bản
nhằm bổ sung, điều chỉnh các quy định cho phù hợp với tình hình lúc đó nhƣ: Sắc
lệnh số 242/SL ngày 12-10-1948, Nghị định Liên Bộ Tài Chính - Quốc phòng Thƣơng binh số 49/TB-QP-TC ngày 19-11-1948, Nghị định Liên bộ số 69/TB-QPTC ngày 16-4-1951,v.v...
Đối với gia đình tử sĩ, ngoài trợ cấp tiền tuất, Nhà nƣớc còn quy định trợ cấp
tạm thời, trợ cấp đặc biệt đối với những trƣờng hợp chƣa đƣợc hƣởng trợ cấp hàng
tháng mà hoàn cảnh khó khăn để vận dụng phù hợp với tình hình và hoàn cảnh cụ
thể của từng nơi.
Chế độ trợ cấp thƣơng tật không tính theo thâm niên, không phân biệt đang
công tác hay về gia đình.
Để giải quyết đời sống cho thƣơng binh, bảo đảm cho tổ chức quân đội đƣợc

gọn nhẹ, tập trung vào chiến đấu, Chính phủ đã chủ trƣơng đƣa những thƣơng binh
không thể tiếp tục chiến đấu trong quân đội giải ngũ về địa phƣơng hoặc chuyển về
nuôi dƣỡng lâu dài ở các trại an dƣỡng hay nuôi dƣỡng một thời gian rồi sắp xếp
việc làm phù hợp.
Tháng 7-1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động phong trào “Đón thƣơng binh
về làng”. Từ đó, việc đón thƣơng binh về địa phƣơng đƣợc xúc tiến mạnh mẽ, trừ
một số ít thƣơng binh vào làm việc ở các cơ quan nhà nƣớc hay về các trại an
dƣỡng, còn hầu hết thƣơng binh (80- 85%) đều về địa phƣơng. Nhờ các chính sách
lớn về ƣu tiên chia cấp ruộng đất, miễn giảm thuế nông nghiệp, miễn dân công
nghĩa vụ, cùng với tình yêu thƣơng giúp đỡ thiết thực của nhân dân, nhìn chung
cuộc sống của thƣơng binh về địa phƣơng đƣợc ổn định.
Những năm kháng chiến chống Pháp, chính sách TB,LS&NCCVCM đƣợc
thực hiện thống nhất trong cả nƣớc từ Bắc chí Nam, đƣợc cấp uỷ đảng và chính


quyền các cấp quan tâm, nhân dân nhiệt tình hƣởng ứng đã góp phần tích cực đƣa
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lƣợc đi đến thắng lợi cuối cùng.
Sau năm 1954, miền Bắc hoàn toàn giải phóng tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã
hội, miền Nam bị đế quốc Mỹ xâm lƣợc bằng chủ nghĩa thực dân kiểu mới. Do vậy,
công tác TB,LS&NCCVCM những năm này có những đặc điểm mới.
Ở các tỉnh miền Bắc, một mặt lo đón tiếp và chăm sóc nuôi dƣỡng một số khá
lớn thƣơng binh miền Nam tập kết; một mặt lo sửa đổi, bổ sung chính sách để động
viên anh em thƣơng binh, bệnh binh tham gia sản xuất theo phƣơng châm “thƣơng
binh tàn nhƣng không phế”, góp sức vào nhiệm vụ khôi phục, phát triển sản xuất,
hàn gắn vết thƣơng chiến tranh, hoàn thành sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân, tiến hành cải tạo, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc; đồng thời vừa
phải nghiên cứu, chuẩn bị chính sách và tổ chức thực hiện chính sách đối với quân
nhân, dân quân, du kích, thanh niên xung phong bị thƣơng, hy sinh trong kháng
chiến; củng cố các cơ sở nuôi dƣỡng và cải tiến việc nuôi dƣỡng thƣơng binh nặng,
tổ chức học văn hoá, học nghề, tổ chức sản xuất, sắp xếp việc làm cho thƣơng binh,

thân nhân liệt sĩ còn khả năng lao động, thi hành chính sách ƣu tiên, ƣu đãi giúp
thƣơng binh, gia đình liệt sĩ ổn định cuộc sống, đặc biệt là trong phong trào hợp tác
hoá nông nghiệp, cất bốc, quy tập mộ liệt sĩ, xây dựng nghĩa trang liệt sĩ.
Đáp ứng yêu cầu đó, chính sách đối với thƣơng binh, liệt sĩ đƣợc sửa đổi, bổ
sung thêm nhiều nội dung nhƣ:
Ban hành chế độ phụ cấp thƣơng tật 6 hạng thay chế độ lƣơng hƣu thƣơng tật
theo Nghị định số 18/NĐ; Nghị định số 19/NĐ ngày 17-11-1954 của Liên Bộ
Thƣơng binh - Y tế - Quốc phòng - Tài Chính.
Ban hành Điều lệ ƣu đãi thƣơng binh, bệnh binh, dân quân du kích, thanh niên
xung phong; Điều lệ ƣu đãi gia đình liệt sĩ kèm theo Nghị định số 980/TTg ngày 277-1956. Điều lệ đã quy dịnh về tiêu chuẩn thƣơng binh, bệnh binh, tiêu chuẩn liệt sĩ
thay cho quy định về tử sĩ.
Quy định chế độ tiền tuất cho gia đình liệt sĩ, kể cả liệt sĩ dân, chính, đảng; quy
định việc cất bốc, quy tập mộ liệt sĩ; xây dựng nghĩa trang liệt sĩ.


Quy định chế độ bệnh binh cho quân nhân tình nguyện theo Nghị định số
500/NĐ-LĐ ngày 12-11-1958 của Liên Bộ Cứu tế Xã hội - Tài chính - Quốc phòng
và Nghị định số 523/TTg ngày 6-12-1958 của Thủ tƣớng Chính phủ.
Đối với gia đình liệt sĩ, Nhà nƣớc quy định cấp Bằng “Tổ quốc ghi công” thay
Bằng “Tổ quốc ghi ơn liệt sĩ”, quy định việc cất bốc, quy tập mộ liệt sĩ, xây dựng
các nghĩa trang liệt sĩ.
Đến ngày 27-12-1961, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 218 kèm
theo Điều lệ tạm thời về các chế độ bảo hiểm đối với công nhân viên chức Nhà
nƣớc và lực lƣợng vũ trang. Đối với thƣơng binh, liệt sĩ, Nhà nƣớc đã bổ sung, hoàn
thành một bƣớc luật pháp ƣu đãi, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 161/CP ngày
30-10-1964 kèm theo Điều lệ tạm thời về các chế độ đãi ngộ quân nhân, dân quân,
tự vệ ốm đau, bị thƣơng, bị chết. Theo đó, chế độ thƣơng tật mới 8 hạng và chế độ
tiền tuất mới gồm tuất hàng tháng và tuất một lần đối với gia đình liệt sĩ ra đời. Từ
đây, ở miền Bắc song song tồn tại hai chế độ trợ cấp cho thƣơng binh và gia đình
liệt sĩ. Một chế độ áp dụng đối với thƣơng binh và gia đình liệt sĩ trong kháng chiến

chống Pháp và một chế độ áp dụng cho thƣơng binh và gia đình liệt sĩ trong giai
đoạn mới.
Đối với bệnh binh thời kỳ này chƣa có quy định bổ sung, thay thế, những quân
nhân bị bệnh khi xuất ngũ hƣởng chế độ quân nhân mất sức lao động.
Có thể nói, những năm đầu kháng chiến chống Mỹ, chính sách thƣơng binh,
liệt sĩ từng bƣớc đƣợc bổ sung, hoàn thiện một cách căn bản, thể hiện trách nhiệm
và sự quan tâm sâu sắc của Đàng và Nhà nƣớc, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh đất
nƣớc. Điều đó góp phần giải quyết đƣợc những vấn đề cơ bản và cấp bách nhất đối
với thƣơng binh, liệt sĩ; tạo điều kiện đẩy mạnh việc thực hiện tốt công tác thƣơng
binh, liệt sĩ sau chiến tranh, đáp ứng yêu cầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nƣớc.
Ngoài chính sách, thƣơng binh, liệt sĩ nói trên, thời kỳ này, Đảng và Nhà nƣớc
Việt Nam đã có những quy định đối với ngƣời có công với cách mạng nhƣ:
Quy định tiêu chuẩn và trợ cấp ƣu đãi đối với cán bộ hoạt động cách mạng
trƣớc ngày Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội
đối với công nhân viên chức nhà nƣớc và chế độ đãi ngộ đối với quân nhân;


Khen thƣởng “Kỷ niệm chƣơng”, “Tổ quốc ghi công” và bằng “Có công với
nƣớc” đối với ngƣời có công giúp đỡ cách mạng trƣớc ngày Tổng khởi nghĩa tháng
Tám năm 1945;
Khen thƣởng Huân, Huy chƣơng kháng chiến đối với nhân dân có thành tích
trong cuộc kháng chiến chống Pháp;
Khen thƣởng tổng kết thời kỳ kháng chiến chống Pháp: Huân, Huy chƣơng
chiến thắng đối với quân nhân; Huân, Huy chƣơng kháng chiến đối với cán bộ dân,
chính, đảng tham gia cuộc kháng chiến.
Từ năm 1965 đến năm 1975, cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lƣợc
ngày càng gian khó ác liệt. Vì vậy, công tác thƣơng binh, liệt sĩ giai đoạn này có vị
trí hết sức trọng yếu. Thủ tƣớng Phạm Văn Đồng, khi dự Hội nghị tổng kết công tác
của Bộ Nội vụ ngày 27-3-1969 đã đề ra phƣơng châm: Những người được hưởng

trợ cấp, những gia đình liệt sĩ, những thương binh, những người được hưởng quyền
lợi tương tự thì được cấp tại nhà, tận tay, đúng kỳ, đủ số.
Giai đoạn này, việc sửa đổi, bổ sung chính sách thƣơng binh, liệt sĩ tập trung
vào những vấn đề:
Ban hành các văn bản xác định rõ mục đích, yêu cầu, phƣơng châm, phƣơng
hƣớng của công tác thƣơng binh, liệt sĩ; xác định trách nhiệm của toàn Đảng, toàn
dân, các cấp, các ngành trong việc chăm sóc thƣơng binh, gia đình liệt sĩ; đồng thời
động viên anh chị em thƣơng binh, bệnh binh nêu cao tinh thần tự lực cánh sinh,
khắc phục mọi khó khăn để xây dựng đời sống của mình.
Ban hành các văn bản quy định cụ thể các hƣớng giải quyết việc làm cho thƣơng
binh, chế độ về đào tạo, bồi dƣỡng, sử dụng thƣơng bệnh binh nhƣ: Quy định các cơ
quan, xí nghiệp phải nhận thƣơng binh theo tỉ lệ 5% biên chế và quy định ngành,
nghề dành để sắp xếp thƣơng binh vào làm việc; quy định việc tuyển chọn đào tạo
thƣơng binh trong các trƣờng đại học và trung học chuyên nghiệp; quy định về tổ
chức các xí nghiệp sản xuất thƣơng binh và những quyền lợi dành cho thƣơng binh
làm việc trong các cơ sở này (Thông tƣ số 51/TTg-CN ngày 17-5-1965, Thông tƣ số
38/CP ngày 3-3-1969, Nghị định số 196/CP ngày 16-10-1972).
Sửa đổi một số điểm cụ thể trong các chế độ đãi ngộ không còn phù hợp nhƣ:
Bỏ mức khống chế tiền tuất quy định trong Nghị định 161/CP, nâng mức trợ cấp


đặc biệt cho các đối tƣợng bố, mẹ có con độc nhất là liệt sĩ, có nhiều con là liệt sĩ,
con liệt sĩ mồ côi, quy định mức ƣu đãi đối với thân nhân liệt sĩ ở thành thị cao hơn
ở nông thôn; thực hiện chế độ bảo lƣu 1 năm nếu tiền lƣơng hoặc tiền sinh hoạt phí
của liệt sĩ cao hơn tiền tuất.
Quy định việc cung cấp phƣơng tiện giả, phƣơng tiện hỗ trợ; chế độ khám
chữa bệnh; miễn giảm tiền tàu xe đi lại, vé xem văn công, chiếu bóng đối với
thƣơng binh.
Đi đôi với việc ban hành, sửa đổi, bổ sung các chính sách, chế độ đối với
TB,LS&NCCVCM, những năm cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc Đảng,

Nhà nƣớc Việt Nam đã phát động phong trào toàn dân chăm sóc thƣơng binh, gia
đình liệt sĩ, vận động đƣợc tất cả các ngành, các cấp trong phạm vi chức năng ban
hành các chế độ ƣu đãi thƣơng binh, gia đình liệt sĩ. Một số phong trào tiêu biểu
thời kỳ này: Phong trào Trần Quốc Toản (các cháu thiếu niên giúp đỡ thƣơng binh
và gia đình liệt sĩ); phong trào giúp đỡ thƣơng binh, gia đình liệt sĩ trong hợp tác xã
nông nghiệp; phong trào nhận đón thƣơng binh, bệnh binh về gia đình, sắp xếp việc
làm và nuôi dƣỡng; phong trào đỡ đầu, chăm sóc con liệt sĩ, kết nghĩa với bố mẹ liệt
sĩ; phong trào ngƣời con hiếu thảo chăm sóc bố mẹ liệt sĩ; xây dựng nhà tình nghĩa,
qũy tình nghĩa, sổ tiết kiệm tình nghĩa.
Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc, các chế độ, chính sách chủ yếu đƣợc
thực hiện ở miền Bắc, còn ở miền Nam, do điều kiện chia cắt đất nƣớc, đế quốc Mỹ
và chính quyền Sài Gòn còn kìm kẹp nên chƣa có điều kiện ban hành. Nhƣng công
tác thƣơng binh, liệt sĩ ở chiến trƣờng miền Nam đƣợc quân đội, công an, các cấp uỷ
và chính quyền nhân dân rất coi trọng và thực hiện khá tốt, trong đó tập trung đảm
bảo những vấn đề cấp bách trƣớc mắt, tại chỗ nhƣ chôn cất, giữ gìn hài cốt, bảo quản
phần mộ liệt sĩ, cấp cứu, điều trị, nuôi dƣỡng thƣơng binh; khi có điều kiện thì tổ
chức đƣa anh, chị em vào khu căn cứ, khu giải phóng hoặc ra miền Bắc điều trị, an
dƣỡng. Đã có nhiều tấm gƣơng hy sinh cao cả của nhân dân trong việc nuôi giấu, bảo
vệ thƣơng binh và giữ phần mộ liệt sĩ.
Nhƣ vậy, những chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đối với
TB,LS&NCCVCM đã phát triển mạnh mẽ qua từng thời kỳ, góp phần trợ cấp chăm
sóc đời sống, sắp xếp việc làm; ƣu đãi cả về vật chất và tinh thần; huy động đƣợc


sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội, của mọi ngành, mọi cấp vào việc quan tâm
chăm sóc thƣơng binh, gia đình liệt sĩ. Chính điều này đã góp phần làm tốt công tác
hậu phƣơng quân đội, động việc khích lệ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân hăng hái
trong chiến đấu, hết lòng chi viện cho miền Nam đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lƣợc,
thu non sông về một mối.
Sau khi giải phóng miền Nam, Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng có Chỉ thị số

223/CT-TW, ngày 8-7-1975, xác định yêu cầu và nhiệm vụ của công tác thƣơng
binh, liệt sĩ ở miền Nam, tập trung vào các nội dung: Tổ chức công tác xác nhận
thƣơng binh, liệt sĩ; thống nhất chính sách, chế độ giữa hai miền và tập trung cất
bốc, quy tập mộ, xây dựng nghĩa trang liệt sĩ.
Ở miền Nam, do chiến tranh kéo dài hơn 30 năm, nhiều thế hệ cán bộ, chiến sĩ
và nhân dân đã hy sinh xƣơng máu của mình cho nền độc lập, tự do của Tổ quốc.
Để công tác xác nhận đảm bảo chính xác và nhanh chóng, Chính phủ cách mạng
lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam đã ban hành Nghị định số 08/NĐ-76 ngày
17-6-1976 quy định về tiêu chuẩn xác nhận và giải quyết chế độ đối với cán bộ,
chiến sĩ đã bị thƣơng và hy sinh suốt hai thời kỳ kháng chiến ở miền Nam. Các
chính sách, chế độ quy định tại Nghị định số 161/CP có vận dụng một số điểm cho
phù hợp với đặc điểm tình hình ở miền Nam.
Ở miền Bắc, Nhà nƣớc chủ trƣơng giải quyết một số vấn đề nổi cộm về chính
sách thƣơng binh, liệt sĩ và ngƣời có công do lịch sử để lại, nhƣ chuyển một số
thƣơng binh, thân nhân liệt sĩ đang hƣởng trợ cấp một lần sang hƣởng trợ cấp hàng
tháng, thống nhất chế độ tiền tuất đối với thân nhân liệt sĩ các thời kỳ và thực hiện
chế độ trợ cấp đối với thân nhân của nhiều liệt sĩ.
Để tiến tới thống nhất chính sách trên phạm vi cả nƣớc, Nhà nƣớc bổ sung, sửa
đổi một số văn bản nhƣ: Nghị định 45/CP ngày 13-1-1976, Nghị định 60/CP ngày
3-4-1976, Quyết định 78/CP ngày 13-4-1978, ban hành Quyết định 208/CP ngày
20-7-1977 về chế độ đãi ngộ ngƣời và gia đình có công giúp đỡ cách mạng, Thông
tƣ số 03/TBXH ngày 4-3-1983, Thông tƣ số 17/TBXH ngày 07-11-1983, Thông tƣ
số 31/TBXH ngày 19-3-1984 của Bộ Thƣơng binh- Xã hội.
Tổ quốc thống nhất chƣa lâu, nhân dân Việt Nam lại phải tiến hành ngay cuộc
chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, Tây Nam và làm nghĩa vụ quốc tế giúp đỡ


cách mạng Campuchia. Đáp ứng tình hình đó, Nhà nƣớc có quy định bổ sung tiêu
chuẩn xác nhận thƣơng binh, liệt sĩ trong tình hình mới, đó là Quyết định 301/CP
ngày 20-9-1980 nhằm động viên cán bộ, chiến sĩ và nhân dân ta trong công cuộc

xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế.
Cùng với việc tổ chức tốt công tác xác nhận thƣơng binh, liệt sĩ, một nhiệm vụ
hết sức cấp bách, quan trọng là cất bốc, quy tập hài cốt liệt sĩ, xây dựng nghĩa trang,
đài tƣởng niệm, bia ghi ơn liệt sĩ ở hầu hết các tỉnh phía Nam; tu bổ, tôn tạo, nâng
cấp nghĩa trang, xây dựng bia ghi ơn, đài tƣởng niệm liệt sĩ ở các tỉnh phía Bắc.
Trong những năm 1980, do đặc điểm của thời kỳ quá độ, nền kinh tế có nhiều
biến động, Đảng và Nhà nƣớc đã kịp thời điều chỉnh chế độ trợ cấp, phụ cấp cho
thƣơng binh, gia đình liệt sĩ nhằm đảm bảo đời sống cho các đối tƣợng chính sách.
Ngày 15-7-1985, BBTTW Đảng ra Chỉ thị số 68-CT/TW về việc tăng cường chăm
sóc thương binh, gia đình liệt sĩ, gia đình người có công với cách mạng. Tháng 91985, cùng với việc cải tiến chế độ tiền lƣơng, Hội đồng Bộ trƣởng ban hành Nghị
định 236/HĐBT bổ sung, sửa đổi một số chế độ về thƣơng binh, xã hội. Theo đó, đã
thống nhất đƣợc các chế độ giữa các thời kỳ, giải quyết đƣợc một phần sự khác biệt
trong chính sách thƣơng binh, liệt sĩ.
Tiếp theo Nghị định này, ngày 23-3-1988, BBTTW Đảng ra Chỉ thị số 30/CTTW về tăng cƣờng lãnh đạo, chỉ đạo chấp hành tốt chính sách hậu phƣơng quân đội đã
khẳng định: “Chính sách hậu phƣơng quân đội là một bộ phận quan trọng trong chính
sách xã hội của Đảng và Nhà nƣớc nhằm thực hiện hai nhiệm vụ chiến lƣợc xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa” [23, tr.109]. Ngày 15-12-1989, Bộ LĐ,TB&XH
ra Chỉ thị số 05/LĐTBXH-CT về việc tiếp tục thực hiện chủ trƣơng đƣa, đón thƣơng
binh, bệnh binh nặng về ổn định đời sống ở gia đình,v.v...
Trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lƣợc và 15
năm đầu sau giải phóng hoàn toàn đất nƣớc, Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam từng bƣớc
ban hành những chủ trƣơng, chính sách hợp lý đối với TB,LS&NCCVCM, qua đó góp
phần giúp đỡ những thƣơng binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, những ngƣời có công với
cách mạng từng bƣớc ổn định cuộc sống, hoà nhập cộng đồng, tiếp tục đóng góp công
sức cho sự nghiệp giải phóng dân tộc cũng nhƣ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.


Có đƣợc những thành công đó là do nhân dân Việt Nam có truyền thống nhân
văn tốt đẹp, Đảng và Nhà nƣớc luôn quan tâm, kịp thời ban hành và điều chỉnh

những chủ trƣơng, chính sách phù hợp với sự thay đổi của tình hình đất nƣớc. Bên
cạnh những thuận lợi, chúng ta cũng gặp nhiều khó khăn, đó là việc thực dân Pháp,
sau đó là đế quốc Mỹ xâm lƣợc Việt Nam kéo dài 30 năm, số thƣơng binh, bệnh
binh, liệt sĩ và ngƣời có công với cách mạng ngày càng tăng nhanh. Tiếp đó, chúng
ta lại phải chống lại cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc và Tây Nam, làm nghĩa vụ
quốc tế giúp cách mạng Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng, khiến cho số lƣợng
trong hai cuộc kháng chiến chƣa giải quyết hết lại thêm số lƣợng thƣơng binh, bệnh
binh, gia đình liệt sĩ tăng thêm trong giai đoạn sau này. Đó là những thách thức
không nhỏ cho quá trình xây dựng và phát triển đất nƣớc thời kì tiến hành công
nghiệp hóa, hiện đại hóa.
1.2. Chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam từ năm 1991
đến năm 1995
1.2.1. Chủ trương của Đảng
Chủ trƣơng của Đảng đối với TB,LS&NCCVCM là một hệ thống quan điểm
nhất quán về tôn vinh và trân trọng những giá trị hy sinh của các TB,LS&NCCVCM;
giáo dục truyền thống yêu nƣớc và cách mạng; nêu cao đạo lý “Uống nƣớc nhớ
nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”; khẳng định vị trí và tầm quan trọng đặc biệt của công
tác này trong mỗi thắng lợi của cách mạng Việt Nam; nhấn mạnh các quan điểm chỉ
đạo xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách; yêu cầu nêu cao vai trò trách nhiệm
của hệ thống chính trị và cả xã hội.
Năm 1986, dƣới sự lãnh đạo của Đảng, đất nƣớc tiến hành công cuộc đổi mới,
theo đó, công tác TB,LS&NCVCM cũng có sự đổi mới cho phù hợp với yêu cầu
của tình hình thực tiễn đặt ra. Thành tựu của công cuộc đổi mới đất nƣớc nói chung
và công tác TB,LS&NCCVCM nói riêng trong những năm đầu đổi mới đƣợc Đảng
Cộng sản Việt Nam tổng kết, đánh giá một cách toàn diện tại Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ VII của Đảng (6.1991).
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng đã làm tròn trách nhiệm trọng
đại mà lịch sử giao phó, đó là Đại hội của trí tuệ, đổi mới, dân chủ, kỷ cương, đoàn



×