Tải bản đầy đủ (.doc) (96 trang)

Luận văn thạc sỹ lịch sử: Chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong những năm 1990 đến 2007

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (465.07 KB, 96 trang )

đại học quốc gia hà nội
trờng đại học khoa học xã hội và nhân văn
&
nguyễn hồng nhung
chính sách tôn giáo
của đảng và nhà nớc việt nam
trong những năm 1990 - 2007
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 56
luận văn thạc sĩ lịch sử

Ngời hớng dẫn khoa học:
gs.ts. đỗ quang hng
Hà Nội - 2010
MC LC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tôn giáo là một hiện tượng thuộc hình thái ý thức, tư tưởng đồng thời
là một thực tại xã hội. Tôn giáo xuất hiện sớm trong xã hội loài người, đã ăn
sâu vào đời sống của nhiều dân tộc và còn tồn tại lâu dài với loài người, khi
con người còn có nhu cầu tâm lý được an ủi trong hư ảo, còn có những ước
mơ về một cuộc sống thần tiên ở thế giới bên kia.
Do có một vị trí địa lý đặc biệt, nằm ở giữa ngã ba đường của Đông
Nam Á và trông ra biển Đông, là cầu nối từ Ấn Độ Dương qua Thái Bình
Dương, từ Tây sang Đông, Việt Nam sớm trở thành nơi giao lưu của các nền
văn hoá, là một quốc gia đa tôn giáo, tín ngưỡng. Người dân Việt Nam có
truyền thống sinh hoạt, hoạt động tín ngưỡng từ lâu đời. Mỗi dân tộc trong
cộng đồng các dân tộc Việt Nam đều có những tín ngưỡng riêng gắn liền với
đời sống kinh tế và tâm linh của mình. Đặc điểm này góp phần làm phong
phú, đặc sắc cho nền văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là vấn đề nhạy
cảm, trong lịch sử đã từng bị các thế lực phản động lợi dụng để chống phá


cách mạng. Những năm gần đây, các thế lực thù địch vẫn lợi dụng tôn giáo
nhằm chống phá Nhà nước, thực hiện mưu đồ “diễn biến hoà bình” nhằm xoá
bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, làm cho tình hình tôn giáo trở nên
phức tạp hơn.
Để đáp ứng nhu cầu tôn giáo của người dân, bất cứ một Nhà nước nào
cũng phải giải quyết nhiều vấn đề trong quan hệ với các tổ chức tôn giáo, phải
định ra một thái độ ứng xử đối với tôn giáo. Đó chính là vấn đề xây dựng,
hoàn thiện chính sách tôn giáo. Tuỳ theo điều kiện lịch sử của mỗi nước mà
chính sách tôn giáo được thể hiện khác nhau. Ở nước ta, đường lối, chính sách
nhất quán của Đảng và Nhà nước là “bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và tự
1
do không tín ngưỡng của công dân”, đồng thời đặt việc bài trừ mê tín dị đoan
là một bộ phận của cách mạng tư tưởng văn hóa.
Cơ sở đề ra chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta
từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà đến trước năm 1990 chủ
yếu dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
kinh nghiệm giải quyết vấn đề tôn giáo của Đảng Cộng sản một số nước trên
thế giới. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện chính sách tôn giáo đã nảy sinh
nhiều bất cập do thực tiễn vấn đề tôn giáo ở Việt Nam có những nét khác biệt,
không thể áp dụng một cách giáo điều, máy móc quan điểm của chủ nghĩa Mác
- Lênin cũng như kinh nghiệm của Đảng Cộng sản một số nước trên thế giới.
Trước đòi hỏi của thực tiễn, Đảng và Nhà nước ta đã nhận ra sự cần
thiết phải đổi mới trong nhận thức, đường lối, chính sách về tôn giáo. Nghị
quyết 24-NQ/TW (10/1990) của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam là
mốc mở đầu quan trọng đánh dấu quá trình đổi mới ấy. Kể từ khi Nghị quyết
này ra đời đến nay, trong đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà
nước ta đã có nhiều đổi mới, ngày càng cởi mở, thông thoáng hơn, đáp ứng
nhu cầu tôn giáo, tín ngưỡng của quần chúng. Từ đó, làm cho quần chúng yên
tâm, phấn khởi, tin tưởng vào chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước.
Gần đây, vấn đề chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta càng

thu hút được nhiều sự quan tâm nghiên cứu, đã trở thành đề tài của một số
công trình nghiên cứu khoa học, sách báo Những công trình nghiên cứu đó
đều rất đáng trân trọng, các tác giả đã ít nhiều đề cập đến chính sách tôn giáo
của Đảng và Nhà nước ta qua các giai đoạn, qua đó thấy được chính sách tôn
giáo ngày càng cởi mở, thông thoáng hơn. Tuy nhiên, với mong muốn hệ
thống lại một cách đầy đủ, toàn diện, sâu sắc đường lối, chính sách tôn giáo
của Đảng trong một giai đoạn cực kỳ quan trọng đánh dấu bước ngoặt to lớn
2
trong quá trình đổi mới đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước
ta là giai đoạn 1990 - 2007, chúng tôi chọn đề tài Chính sách tôn giáo của
Đảng và Nhà nước Việt Nam trong những năm 1990 - 2007 làm đề tài
nghiên cứu của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Không chỉ là nhu cầu của một bộ phận nhân dân, tôn giáo còn là thực
tại xã hội đặc biệt luôn gắn với đời sống văn hoá, chính trị, xã hội của quốc
gia nên tôn giáo đã sớm trở thành đề tài thu hút nhiều sự quan tâm của các
nhà khoa học, đặc biệt trong những năm gần đây, chẳng hạn công trình Tìm
hiểu chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đạo Thiên chúa của Nguyễn
Văn Đông (NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1988) giúp chúng ta hiểu rõ về thế
nào là tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng, quyền lợi và nghĩa vụ của
người có đạo, các hoạt động tôn giáo tiến hành trong khuôn khổ pháp luật
Nhà nước và Nhà nước nghiêm cấm lợi dụng tôn giáo chống lại Tổ quốc,
chống lại nhân dân. Trong Phần V cuốn Tôn giáo thế giới và Việt Nam, (NXB
Công an nhân dân, 1998), Mai Thanh Hải đã bàn về tình hình và chính sách
tôn giáo của một số nước như Mỹ, Pháp, Trung Quốc, Thái Lan, Philippin,
Hàn Quốc và Việt Nam. Công trình Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo
ở Việt Nam của Đặng Nghiêm Vạn, (NXB Chính trị Quốc gia, 2001), cũng
dành hẳn Phần VI để bàn về “Chính sách tôn giáo”.
Với công trình Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn
giáo, (NXB Tôn giáo, 2003), các tác giả Lê Hữu Nghĩa và Nguyễn Đức Lữ đã

làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề đoàn kết tôn giáo, vấn đề quản lý nhà
nước với các hoạt động tôn giáo.
Liên quan đến các văn bản pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo có cuốn
Các văn bản pháp luật quan hệ đến tín ngưỡng, tôn giáo của Ban Tôn giáo
3
Chính phủ, in năm 2001, Văn bản pháp luật Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo
in năm 2005 và Hỏi và đáp về pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và các văn bản
hướng dẫn thực hiện (NXB Chính trị Quốc gia, 2005).
Đặc biệt, bàn về đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước
trong thời gian gần đây có công trình Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt
Nam lý luận và thực tiễn của Đỗ Quang Hưng, (NXB Chính trị Quốc gia,
2005), là công trình nghiên cứu một cách hệ thống về chính sách tôn giáo của
Đảng và Nhà nước ta. Bên cạnh đó còn phải kể đến các công trình khác như
Quản lý hoạt động tôn giáo - cơ sở lý luận và thực tiễn do Bùi Đức Luận chủ
biên, (NXB Tôn giáo, 2005), Bước đầu tìm hiểu về mối quan hệ giữa nhà
nước và giáo hội của tác giả Đỗ Quang Hưng (NXB Tôn giáo, 2003), Nhìn
lại quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng 1986 - 2005 của Tô Huy Rứa,
Hoàng Chí Bảo, Trần Khắc Viện, Lê Ngô Tùng (đồng chủ biên), (NXB Lý
luận Chính trị, Hà Nội, 2005). Gần đây, có công trình Một số quan điểm của
Đảng và Nhà nuớc Việt nam do Nguyễn Đức Lữ và Nguyễn Thị Kim Thanh
tuyển chọn và biên soạn (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009). Với hai
chương, công trình đã trình bày một cách có hệ thống các quan điểm, đường
lối, chủ trương, chính sách của Đảng ta đối với tín ngưỡng, tôn giáo trong
từng giai đoạn cách mạng từ năm 1930 đến nay.
Bên cạnh các công trình kể trên, còn nhiều bài viết đăng trên tạp chí
Nghiên cứu tôn giáo và Công tác tôn giáo cũng như các luận văn, luận án đề
cập đến vấn đề chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta như luận văn
Thạc sĩ Thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay của Trương Tuyết Nhung, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh (2001), luận văn Thạc sĩ Tôn giáo và pháp luật của Việt Nam từ năm

1990 đến nay của Đỗ Thị Kim Định, Trường Đại học Khoa học xã hội và
Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội (2007).
4
Trong những công trình nghiên cứu trên, các tác giả đã có những đóng
góp rất quan trọng, từng bước đề cập đến chính sách tôn giáo của Đảng và
Nhà nước ta qua các giai đoạn, qua đó thấy được chính sách tôn giáo ngày
càng cởi mở, thông thoáng hơn. Tuy nhiên, với luận văn này, lần đầu tiên
chúng tôi hệ thống lại một cách đầy đủ, toàn diện, sâu sắc đường lối, chính
sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta trong một giai đoạn quan trọng đánh
dấu bước ngoặt to lớn trong quá trình đổi mới chính sách tôn giáo ở nước ta là
giai đoạn 1990 - 2007.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn xác định nghiên cứu quá trình đổi mới về đường lối, chính
sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn 1990 – 2007 là mục
tiêu chủ yếu. Đồng thời luận văn cũng làm rõ vai trò, ý nghĩa của sự đổi mới
này trong việc tiếp tục quá trình đổi mới về đuờng lối, chính sách tôn giáo
hiện nay của Đảng và Nhà nước ta.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Dựng lại tình hình đời sống tôn giáo ở nước ta giai đoạn 1975 – 1990 và
phân tích những đặc điểm nhận thức về tôn giáo và vấn đề tôn giáo trước đổi mới.
- Làm rõ quá trình đổi mới về nhận thức, đường lối và chính sách tôn
giáo của Đảng và Nhà nước ta giai đoạn 1990 - 2007.
- Đánh giá quá trình đổi mới về chính sách tôn giáo, tác động, ý nghĩa
và những vấn đề đặt ra.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Sự chuyển biến nhận thức về tôn giáo, ảnh hưởng của nó đến sự đổi
mới đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt
Nam trong giai đoạn từ 1975 đến 2007.

5
- Những chuyển biến trong công tác quản lý tôn giáo của Nhà nước trên
cả ba mặt: theo đạo, hành đạo và truyền đạo (1990 – 2007).
- Rút ra những vấn đề cần thiết cho việc tiếp tục đổi mới đường lối,
chính sách tôn giáo hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu về chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà
nước ta giai đoạn 1990 – 2007. Sở dĩ luận văn chọn giai đoạn này là vì năm
1990 là năm ra đời Nghị quyết số 24/NQ-TW Về tăng cường công tác tôn
giáo trong tình hình mới. Đây là văn bản có tính đột phá, mở ra bước ngoặt
trong đổi mới chính sách tôn giáo của Đảng ta. Năm 2007 là năm mà Đảng và
Nhà nước ta có nhiều cố gắng trong công tác tôn giáo, thoát khỏi danh sách
CPC và tình hình thực hiện chính sách tôn giáo của ta xem như đã có tổng kết
5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa IX).
5. Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các phương pháp: phương
pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin,
phương pháp nghiên cứu cụ thể của Lịch sử Đảng như nghiên cứu văn kiện,
phương pháp logic, phương pháp so sánh đối chiếu, có vận dụng một số
phương pháp tôn giáo học
6. Tư liệu nghiên cứu
Để phục vụ cho đề tài nghiên cứu, luận văn sử dụng nhiều nguồn tư
liệu. Trước hết là các văn kiện, các nghị quyết, chỉ thị, thông tư của Đảng;
Các sắc lệnh, thông tư, nghị định, pháp lệnh của Nhà nước về vấn đề tôn
giáo chủ yếu trong giai đoạn 1990 – 2004. Đáng chú ý trong số tư liệu gốc là
những tài liệu như là Nghị quyết số 40-NQ/TW (1/10/1981) của Ban Bí thư về
công tác đối với các tôn giáo trong tình hình mới, Nghị quyết số 24/NQ-TW,
ngày 16/10/1990 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác tôn giáo trong tình
6
hình mới, Chỉ thị số 37-CT/TW, ngày 2/7/1998 về công tác tôn giáo trong tình

hình mới, Nghị quyết 25-NQ/TW, ngày 12/3/2003, Hội nghị lần thứ bảy ban
chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về công tác tôn giáo, Pháp lệnh tín
ngưỡng, tôn giáo (năm 2004), Nghị định số 22/2005/NĐ-CP, ngày 1/3/2005
hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, Chỉ thị
số 01/2005/CT-TTg, ngày 4/2/2005 Về một số công tác đối với đạo Tin
Lành Luận văn còn sử dụng nguồn thông tin từ cuốn Các văn bản nhà nước
về hoạt động tôn giáo (Quyển 1 - 1992, Quyển 2 - 1995: Lưu hành nội bộ),
Các văn bản pháp luật quan hệ đến tín ngưỡng, tôn giáo của Ban Tôn giáo
Chính phủ (NXB Tôn giáo, 2000) và những công trình có liên quan bao gồm
các sách chuyên khảo, lý luận, luận văn hay báo chí, tập kỷ yếu khoa học, các
luận văn, luận án
7. Đóng góp của luận văn
Hiện nay vấn đề này vẫn là mới đối với ngành Lịch sử Đảng Cộng sản
Việt Nam cũng như đối với ngành Quản lý nhà nước về tôn giáo. Đây là luận
văn đầu tiên hệ thống lại đầy đủ những thành tựu của chính sách tôn giáo giai
đoạn 1990 - 2007, làm rõ vai trò, ý nghĩa của sự đổi mới chính sách tôn giáo
giai đoạn này. Từ đó, thấy được những vấn đề cần tiếp tục giải quyết. Vì vậy
kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên
cứu chính sách tôn giáo của Đảng và nhà nước ta.
8. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của
luận văn gồm hai chương:
- Bước đầu thực hiện đổi mới đường lối, chính sách về tôn giáo ở nước
ta giai đoạn 1990 – 2003.
- Đảng và Nhà nước ta tiếp tục đổi mới đường lối, chính sách tôn giáo
trong giai đoạn 2004 - 2007
7
CHƯƠNG 1
BƯỚC ĐẦU THỰC HIỆN ĐỔI MỚI ĐƯỜNG LỐI, CHÍNH SÁCH
VỀ TÔN GIÁO Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1990 - 2003

1.1. Tình hình tôn giáo ở nước ta từ sau năm 1975 đến trước năm
1990 và những đặc điểm nhận thức, chính sách về vấn đề tôn giáo trước
đổi mới
1.1.1. Tác động từ thực tiễn: Tình hình tôn giáo ở nước ta từ sau năm
1975 đến trước năm 1990
Sau năm 1975, tình hình các tôn giáo vẫn hết sức phức tạp và có
nhiều biến động sâu sắc về nội bộ. Một bộ phận chức sắc, chức việc các tôn
giáo tham gia tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, tin
tưởng ở chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước. Bộ phận có lợi ích gắn
liền với Mỹ - Ngụy thì có thái độ thù hằn với cách mạng, tiếp tục chống
phá cách mạng.
Tình hình Phật giáo Việt Nam sau năm 1975 có nhiều biến động, có
những chức sắc Phật giáo di tản ra nước ngoài còn đa số tiếp tục hoạt động
bình thường, tiếp tục thực hiện phong trào chấn hưng Phật giáo trong điều
kiện đất nước hoàn toàn thống nhất.
Trước hết, đất nước hoà bình, độc lập, thống nhất đã tạo điều kiện hết
sức thuận lợi cho giới Phật giáo thực hiện Phật sự lớn đã đặt ra từ lâu là việc
thống nhất các tổ chức hệ phái Phật giáo trong một tổ chức chung. Tháng 2
năm 1980, Ban vận động Phật giáo thống nhất được thành lập gồm 33 vị tăng
ni, cư sĩ đại diện cho các hệ phái Phật giáo trong cả nước. Tháng 11 năm
1981, Đại hội đại biểu thống nhất Phật giáo đã tổ chức tại Hà Nội với sự tham
gia của 165 đại biểu tăng ni, cư sĩ đại diện cho 9 tổ chức, hệ phái trong cả
8
nước, gồm: Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất, Hội Phật giáo thống
nhất Việt Nam, Giáo hội Phật giáo cổ truyền Việt Nam, Ban liên lạc Phật giáo
Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo hội Tăng già nguyên thuỷ Việt Nam, Hội đoàn
kết sư sãi yêu nước Tây Nam Bộ, Giáo hội tăng già khất sĩ Việt Nam, Giáo
hội Thiên Thai giáo quán tông, Hội Phật học Việt Nam. Đại hội nhất trí lập
Giáo hội Phật giáo Việt Nam, thông qua Hiến chương và đường hướng hoạt
động “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”.

Thống nhất là sự kiện hết sức quan trọng trong lịch sử Phật giáo Việt
Nam, không chỉ đáp ứng nguyện vọng tha thiết của tăng ni, phật tử trong cả
nước mà còn tạo điều kiện cho giới Phật giáo Việt Nam tiếp tục phát huy
truyền thống gắn bó với dân tộc để hộ trì, hoằng dương Phật pháp, phục vụ Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, góp phần đem lại hoà bình, an lạc cho thế
giới. Báo cáo của Đại hội thống nhất Phật giáo Việt Nam đã khẳng định ý
nghĩa to lớn này: “Đây là lần đầu tiên sau một trăm năm bị nô lệ hoá bởi
phong kiến thực dân và đế quốc, Phật giáo Việt Nam chúng ta nay được nêu
cao ngọn cờ độc lập và tự do trong cộng đồng xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
một thời vàng son cho đạo Phật Việt Nam mà chúng ta chỉ tìm thấy trong thời
đại nhà Trần với Trúc Lâm Tam Tổ. Nay thời đại vàng son đó đã đến và đang
nằm trong tay chư vị đại biểu của chín tổ chức hệ phái Phật giáo Việt Nam.
Từ nay chúng ta không còn phân biệt Phật tử miền Nam, Phật tử miền Trung,
Phật tử miền Bắc. Chúng ta chỉ gọi bằng một danh từ quý báu nhất, thiêng
liêng nhất: chúng ta là Phật tử Việt Nam” [dẫn theo 21, tr. 135].Tuy nhiên, dù
phương châm “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa Xã hội” vẫn giữ vị trí chủ
đạo trong Giáo hội Phật giáo giai đoạn này nhưng những hoạt động chống đối
Nhà nước của lực lượng cánh hữu trong và ngoài nước vẫn ngày càng tăng.
Bên trong các tổ chức cũ còn đọng lại một số người hậm hực vì đường hướng
hoạt động nói trên của Giáo hội, đã tìm cách nói xấu Giáo hội, gây rối trật tự,
9
nhưng không gây được ảnh hưởng gì đáng kể. Một bộ phận tăng ni bỏ ra nước
ngoài trước và sau năm 1975, nhen nhóm thành một tổ chức “hải ngoại”, bên
cạnh cộng đồng người Việt ở nước ngoài, chủ yếu là hoạt động quyên cúng,
đóng góp xây chùa và lẻ tẻ có người lên tiếng đòi “nhân quyền” cho người
trong nước.
Bên cạnh Phật giáo, tình hình Công giáo sau 1975 cũng có nhiều biến
động. Năm 1980, Hội đồng Giám mục Việt Nam được thành lập, gồm tất cả
các giám mục tại các giáo phận Công giáo ở Việt Nam. Hội đồng Giám mục
có nhiệm vụ: cổ vũ tính liên đới để phát huy các thiện tích mà Giáo hội dâng

hiến cho Chúa bằng các hình thức tông đồ và các phương pháp thích hợp với
hoàn cảnh của thời đại, trong tinh thần gắn bó với dân tộc và đất nước. Thư
chung của Hội đồng Giám mục Việt Nam năm 1980 đã xác định đường
hướng hoạt động của Giáo hội Công giáo Việt Nam là “Sống Phúc âm giữa
lòng dân tộc, vì hạnh phúc đồng bào”. Trước sự kiện này đã có nhiều cuộc đi
lại thăm viếng của các đoàn giám mục, linh mục miền Bắc vào thăm Thành
phố Hồ Chí Minh và phái đoàn linh mục Thành phố Hồ Chí Minh ra thăm Hà
Nội, thúc đẩy quan hệ tốt đẹp của Công giáo cả nước. Tuy nhiên, sau năm
1975 vẫn còn một bộ phận giáo sĩ có tư tưởng chống cộng cực đoan gây ra
những vụ bạo loạn chống chính quyền như vụ linh mục chính xứ Nguyễn
Quang Minh và một số phần tử chống đối đã công khai nổ súng chống lại
chính quyền vào ngày 12 và 13 tháng 2 năm 1976 tại nhà thờ Vinh Sơn,
Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, còn có một số lượng đáng kể giáo sĩ và
tín đồ bỏ ra nước ngoài trong tâm trạng u uất. Khác với một số người ra đi
để làm ăn, học hành, một số người trong nhóm nói trên tiếp tục ấp ủ “tinh
thần chống cộng” lỗi thời, cố gắng nhen nhóm hội đoàn này nọ, chạy theo
ngọn cờ “phục thù” của những kẻ làm tay sai cho đế quốc muốn tiếp tục
quấy phá an ninh đất nước.
10
Đầu năm 1975, miền Nam có 28 tổ chức Tin Lành khác nhau với tổng
số tín đồ là khoảng 250.000, 800 giảng sư và mục sư truyền giáo, khoảng 500
nhà thờ. Ngoài Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam), phía Nam
còn có nhiều hệ phái Tin Lành khác như: Hội Truyền giảng Phúc Âm, Hội
thánh Chúa Giêsu, Nam Việt Hoa kiều Cơ-đốc Giáo hội, Cơ đốc Truyền giáo
(do giáo sĩ Tin Lành Mỹ bị kỷ luật, quay lại lôi kéo một số giáo sĩ Việt Nam
tách ra) Ngay sau khi chính quyền Sài Gòn sụp đổ, các giáo sĩ Tin Lành
người nước ngoài bỏ chạy, kéo theo một số đông giáo sĩ người Việt; một số
chức sắc và tín đồ trước kia đã là sĩ quan ngụy, nay lại tham gia tổ chức
FULRO vũ trang chống chính quyền gây cho Đảng và Nhà nước ta không ít
khó khăn; phạm vi và mức độ hoạt động của Tin Lành giảm sút hẳn, thậm chí

nhiều nơi như liệt hẳn, như chưa từng tồn tại. Mấy năm cuối thập kỷ 80,
người ta lại thấy một số giáo sĩ Tin Lành quay trở về phục hồi lễ bái cầu
nguyện, thu nạp thêm hội viên mới, xây dựng thêm nhiều cơ sở mới ở các
vùng sâu, vùng xa.
Đến đầu năm 1975, đạo Cao Đài vẫn trong tình trạng chia rẽ về tổ chức
và phân hoá về chính trị. Số người đứng đầu các hệ phái nặng về cơ hội chủ
nghĩa và vọng ngoại, chí ít cũng hoang mang, dao động. Trong khi đó, đại đa
số tín đồ và các chức sắc hệ phái Minh Chơn lý, Tiên Thiên, Chiếu Minh,
Bạch Y có nhiều đóng góp với dân tộc trong công cuộc kháng chiến chống
Mỹ cứu nước. Đầu năm 1975, Cao Đài vẫn chia ra hơn 20 hệ phái với tổng số
tín đồ tự khai là 2.400.000 người, chủ yếu ở Tây Ninh và các tỉnh Đông Nam
Bộ, lẻ tẻ một ít ở Sóc Trăng, Cà Mau, Rạch Giá nhưng sinh hoạt đạo rời rạc.
Sau ngày giải phóng, một số phần tử phản động cực đoan vẫn lao đầu vào tổ
chức, nhen nhóm các hoạt động quấy rối, xúi giục phá hoại khối đoàn kết dân
tộc. Đầu thập kỷ 80, nhiều hệ phái Cao Đài được chấn chỉnh, các tổ chức
chính trị, vũ trang phản động của Cao Đài chính thức giải thể và sinh hoạt tôn
giáo được khôi phục, ổn định về chính trị - xã hội.
11
Về phía Phật giáo Hoà Hảo, đầu năm 1975, do mâu thuẫn quyền lợi, có
tới bốn Ban Trị sự trung ương tranh chấp nhau ảnh hưởng trước quần chúng
và Mỹ - ngụy với khẩu hiệu “chống Cộng, cứu nước, giữ Đạo, thờ Thầy”.
Đầu tháng 5 năm 1975, đại bộ phận tan rã, trốn ra nước ngoài, một số còn lại
“tử thủ” cho đến ngày 5 tháng 5 mới đầu hàng hoặc bị bắt. Do những hoạt
động dính líu đến chính trị, nhất là những hoạt động chống phá chính quyền
cách mạng nên ngày 19 tháng 6 năm 1975, bà Huỳnh Thị Kim Biên (em gái
giáo chủ Huỳnh Phú Sổ) ra thông báo giải tán các Ban Trị sự các cấp của Phật
giáo Hoà Hảo. Đạo Hoà Hảo trở lại là một tôn giáo khuyến thiện, chăm lo
đoàn kết và an ninh nông thôn miền Tây Nam Bộ.
Như vậy, tình hình tôn giáo nước ta sau năm 1975 có nhiều thuận lợi
nhưng cũng không ít khó khăn. Đó là có một bộ phận bỏ ra nước ngoài hoặc ở

lại trong nước nhen nhóm tổ chức gây rối trật tự, chống phá chính quyền làm
cho tình hình trở nên vô cùng phức tạp, gây cho Đảng và Nhà nước ta không
ít khó khăn. Chính điều này đã tác động không nhỏ đến nhận thức, đường lối,
chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, dẫn đến tâm lý nôn nóng, muốn
xoá bỏ nhanh tôn giáo bằng các biện pháp hành chính và các chính sách có
phần thít chặt thậm chí có khi vi phạm cả chính sách tự do tôn giáo. Nhưng
cũng phải thấy rằng đất nước độc lập, thống nhất, các tín đồ ở mỗi tôn giáo
được tập hợp vào một tổ chức thống nhất, thực hiện đường hướng hành đạo
đồng hành cùng dân tộc; nhiều tín đồ tỏ ra phấn khởi trong điều kiện đất nước
độc lập, yên tâm việc đạo, ngoài ra còn tham gia tích cực vào công cuộc xây
dựng và phát triển đất nước, tin tưởng chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà
nước. Thực tế này đòi hỏi phải có sự đổi mới trong nhận thức, đường lối,
chính sách về tôn giáo sao cho sát hợp hơn với tình hình thực tế, không thể
coi công tác tôn giáo chủ yếu là “đánh địch”.
12
1.1.2. Tác động từ chính sách tôn giáo của một số nước trên thế giới
Trước khi trình bày đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà
nước ta, cần thiết phải tìm hiểu đường lối, chính sách tôn giáo của các Đảng
Cộng sản Liên Xô, Trung Quốc và Pháp vì nhận thức của Đảng Cộng sản Việt
Nam về tôn giáo chịu ảnh hưởng rất rõ nét từ chính sách tôn giáo của Đảng
Cộng sản các nước này.
Khi Nhà nước Xô viết thành lập, chính quyền đã thực hiện đuờng lối,
chính sách đảm bảo về quyền lợi và nghĩa vụ cho mọi công dân, tôn trọng
quyền lợi của những người có tín ngưỡng và những người không có tín
ngưỡng. Tuy nhiên, trong quá trình nhận thức, Đảng Cộng sản Bônsêvích Nga
đã không tránh khỏi xu hướng tả khuynh. Trong một cuốn sách giáo khoa
ngành chủ nghĩa xã hội khoa học dùng trong các trường đại học là Lịch sử và
lý luận vô thần luận có đoạn: Đảng Cộng sản Liên Xô sử dụng rộng rãi những
khả năng mới để đấu tranh chống lại sự đầu độc của tôn giáo. Trong quá trình
xây dựng chủ nghĩa xã hội, những căn nguyên xã hội của tôn giáo ngày càng

bị dứt bỏ và vấn đề xoá bỏ nhanh chóng hơn những tàn tích tôn giáo khỏi ý
thức quần chúng được đặt ra trong chương trình nghị sự. Cương lĩnh Đại hội
lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Nga (3/1919) xác định: “Đảng mong muốn
xoá bỏ hoàn toàn mối dây liên hệ với giai cấp bóc lột và tổ chức tuyên truyền
tôn giáo để tác động đến sự giải phóng thực sự quần chúng lao động khỏi
thành kiến tôn giáo và tổ chức công tác tuyên truyền khoa học bài trừ tôn giáo
và chống mê tín rộng rãi nhất. Đồng thời cần phải tránh bất cứ sự xúc phạm
nào đến tình cảm tôn giáo của người theo đạo ”; “Đảng yêu cầu toàn thể
đảng viên chấm dứt quan hệ với các tổ chức tôn giáo. Những người có tín
ngưỡng tham gia Đảng Cộng sản chỉ là một ngoại lệ ”. Điều này có nghĩa là
mỗi Đảng viên phải tích cực tham gia tuyên tuyền vô thần, những người cộng
sản phải là những người vô thần thực sự. [Dẫn theo 22, tr. 39 – 40]. Cuốn
13
sách này ra đời cuối những năm 1960 và quan điểm tổng quát này chi phối
cho đến khi Liên bang Xôviết sụp đổ. Sau khi Lênin mất, việc tuyên truyền
chủ nghĩa vô thần đã đi liền với “quyền tự do tuyên truyền chống tôn giáo”,
đó là khuyết điểm tả khuynh rất rõ nét trong chính sách tôn giáo của Đảng và
Nhà nước Xôviết từ cuối những năm 1930. Ở Liên Xô, trong những năm
1950, 1960 đến 1970 còn xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu trên lĩnh vực
triết học tư tưởng và nhiều lĩnh vực khác đề cập đến “tàn tích tôn giáo” và
được coi là một mặt của công tác tuyên truyền vô thần. Trong luật pháp tôn
giáo, nếu Hiến pháp năm 1918 khẳng định quyền tự do tuyên truyền vô thần
thì Hiến pháp năm 1936 còn khẳng định thêm quyền tự do tuyên truyền chống
tôn giáo. Hiến pháp năm 1977 mềm dẻo hơn nhưng vẫn khẳng định sự ủng hộ
của Nhà nước với quyền tự do tuyên truyền chủ nghĩa vô thần. Vì Liên Xô
được coi là thành trì của cách mạng thế giới và là mô hình xã hội có tính
khuôn mẫu nên trường phái Vô thần luận Xôviết lúc này có ảnh hưởng lớn
đến nhận thức cũng như chính sách tôn giáo của các nước xã hội chủ nghĩa,
trong đó có nước ta.
Ở Trung Quốc, từ năm 1960 đến năm 1982 là giai đoạn “tả khuynh”,

đặc biệt trong 10 năm “cách mạng văn hoá” (1966 - 1976). Trong công trình
Chủ nghĩa xã hội và tôn giáo Trung Quốc (1996) Đới Khang Sinh và Bành
Diệu đã cho chúng ta thấy tổng quan chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà
nước Trung Hoa từ năm 1949 đến nay, trong đó viết: “Đảng Cộng sản Trung
Quốc trải qua cách mạng dân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa, có kinh
nghiệm lịch sử dày dạn đối với việc xử lý vấn đề tôn giáo. Ngay trong thời kỳ
cách mạng dân chủ, năm 1927 trong Báo cáo khảo sát phong trào nông dân
Hồ Nam của Mao Trạch Đông, đã có một đoạn văn như sau: “Bụt là do nông
dân dựng lên, đến một thời kỳ nào đó nông dân sẽ dùng cả hai tay của họ mà
vứt bỏ những ông Bụt này, chẳng cần người khác làm thay một cách quá sớm
việc vứt bỏ ông Bụt ” [36].
14
Đảng Cộng sản Pháp cũng có nhiều ảnh hưởng quan trọng trong nhận
thức lý luận về tôn giáo của Đảng Cộng sản và Nhà nước ta. Bàn về quan
hệ giữa khoa học và tôn giáo, công trình Tôn giáo và khoa học của
G.Cônhiô được NXB Sự thật ấn hành năm 1963 đã khẳng định: “Khoa học
và tôn giáo là hai hình thái trong số những hình thái ý thức xã hội, nhưng là
những hình thái khác nhau, hơn nữa đối lập nhau không thể điều hoà
được”. Công trình cũng bộc lộ niềm tin vào khả năng vô tận của khoa học
trong việc giải thích thế giới. Những người duy vật macxit tiên tiến lúc
này hầu như đều không thấy được tính giới hạn của khoa học mà cái gì
khoa học còn chưa giải thích được thì ở đó vẫn còn chỗ cho tôn giáo. Bên
cạnh đó, với công trình Những nguồn gốc của tôn giáo, Hainchelin cũng
bộc lộ rõ nét về lối nhìn tả khuynh, coi Kito giáo sơ kỳ là có “tính phản
cách mạng”, “cũng đã là một thứ thuốc phiện của dân chúng” và trong
cái xã hội đang tan rã, Kito giáo sơ kỳ chỉ an ủi người ta sống chờ đợi ngày
tận thế” [dẫn theo 22, tr. 85]. Thông qua tác phẩm Chủ nghĩa Mác và
những tôn giáo, Henri Desroche cũng bộc lộ cái nhìn lạc quan tin tưởng
vào “sự mất đi của tôn giáo” và hướng tới một “xã hội không có tôn giáo
trong tương lai” [dẫn theo 22, tr. 90].

Cách nhìn và cách giải quyết vấn đề tôn giáo của các Đảng Cộng sản
và giới nghiên cứu ở một số nước nói trên đã có ảnh hưởng sâu sắc đến nhận
thức cũng như chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta giai đoạn trước
năm 1990. Sự tác động này kết hợp phản ứng tiêu cực của một bộ phận tín
đồ tôn giáo đã dẫn đến nhận thức lệch lạc về tôn giáo, tâm lý muốn xoá bỏ
nhanh các tôn giáo và chính sách tôn giáo có phần chặt chẽ. Đó cũng là lý do
giải thích tại sao khuynh hướng tả khuynh đã tồn tại ở nước ta trong một
thời gian dài.
15
1.1.3. Nhận thức và chính sách của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo
từ sau năm 1975 đến trước năm 1990
Sau khi đất nước thống nhất, những tư tưởng của Hồ Chí Minh về tôn
giáo có điều kiện được phát huy. Nhiều nhà lãnh đạo Việt Nam có quan niệm,
suy nghĩ đúng đắn, sâu sắc về vấn đề tôn giáo. Trong đại hội Đảng bộ Thành
phố Hồ Chí Minh tháng 10/1986, đồng chí Nguyễn Văn Linh cho rằng: “Đối
với hàng ngũ linh mục, nên tích cực gần gũi giúp đỡ người tốt để họ làm tròn
trách nhiệm đối với đạo, đối với đời, vì Chúa và vì Tổ quốc” [18, tr.44]. Ngày
28/1/1983, đồng chí Mai Chí Thọ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ
Chí Minh nhận xét về cơ sở đoàn kết dân tộc và tôn giáo như sau: “Về
phương diện lý thuyết, giữa giáo lý Công giáo và chủ nghĩa cộng sản, chúng
tôi thấy có nhiều điểm rất thống nhất vì Thiên chúa giáo cũng muốn cứu con
người, xuất phát từ việc giải phóng con người khỏi mọi đau khổ và chủ nghĩa
cộng sản cũng xuất phát từ một yêu cầu giải phóng nhân loại khỏi ách áp bức
bóc lột”. Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) còn ghi rõ:
“Đảng và Nhà nước ta trước sau như một thực hành chính sách tôn trọng tự
do tín ngưỡng. Lãnh đạo và giúp đỡ đồng bào theo tôn giáo đoàn kết xây
dựng cuộc sống mới và hăng hái tham gia bảo vệ Tổ quốc. Cảnh giác, kiên
quyết và kịp thời chống lại âm mưu và thủ đoạn của bọn đế quốc và phản
động chia rẽ đồng bào có đạo với đồng bào không có đạo, giữa đồng bào theo
đạo này với đồng bào theo đạo khác” [18, tr.44 – 45].

Ngoài ra, trong giới nghiên cứu cũng bắt đầu xuất hiện những quan
điểm mới. Trong những năm 1986 đến 1990, rất nhiều bài viết của Nguyễn
Quang Huy, Trần Bạch Đằng, Vũ Quang rồi đến những phát biểu của giới
khoa học như Trần Văn Giàu, Nguyễn Khắc Viện, Trần Đình Hượu, Vũ
Khiêu, Phạm Như Cương, Phong Hiền, Đặng Nghiêm Vạn, của các nhà
báo, nhà nghiên cứu chính trị - tôn giáo như Quang Đạm, Phạm Quang Hiệu,
16
Đặng Nguyên, Nguyễn Nhất, Nguyễn Khắc Mai đã có nhiều đóng góp vào
nội dung của Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn
tồn tại lối nhận thức tả khuynh về tôn giáo, biểu hiện rõ nét nhất là ở Nghị
quyết số 40-NQ/TW (1/10/1981) của Ban Bí thư Trung ương Đảng Về công
tác đối với các tôn giáo trong tình hình mới. Trước chỉ thị này, cũng đã có
khá nhiều bài viết theo lối nhận thức luận về tôn giáo như vậy, từ các bài
được dịch từ tạp chí nước ngoài đến bài viết của các tác giả trong nước.
Về mặt văn bản pháp luật tôn giáo, ngày 11/11/1977 Nghị quyết số
297/CP Về một số chính sách đối với tôn giáo cũng được ban hành. Ngoài
việc khẳng định những quy định đối với hoạt động của các tôn giáo đã thể
hiện trong Sắc lệnh 234/SL (14/6/1955), Nghị quyết này còn tiếp tục bổ sung,
hoàn thiện đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Một số nội dung mới, đó là:
- Đối với các hoạt động tôn giáo:
Tín đồ và nhà tu hành được hoạt động tôn giáo bình thường ở những
nơi thờ cúng, nhưng phải tôn trọng pháp luật của nhà nước, không gây trở
ngại cho việc giữ gìn trật tự trị an cho sản xuất và sinh hoạt bình thường của
tín đồ.
- Những hoạt động tôn giáo phải xin phép Nhà nước như:
Những cuộc hành lễ có đông người từ các nơi khác đến dự; những lớp
giáo lý; những cuộc hội họp của các tôn giáo khác và Đại hội của Phật giáo,
Đại hội đồng của Tin Lành,
- Quy định về việc quản lý, sử dụng cơ sở thờ tự:
Khẳng định thêm sự bảo hộ của Nhà nước với các cơ sở thờ tự, có sự

phân cấp cụ thể hơn. “Những nơi thờ cúng đã bỏ không từ lâu, không có
người tu hành hoặc người chuyên trách, không có nhân dân đến lễ bái thì Uỷ
17
ban nhân dân cấp cơ sở có trách nhiệm quản lý, khi cần thiết có thể mượn làm
trường học, nơi hội họp nhưng phải giữ gìn chu đáo không được dùng vào
những việc xúc phạm đến tình cảm và tín ngưỡng của nhân dân; những nơi
thờ cúng quá hư hỏng chính quyền muốn dỡ đi thì phải được nhân dân đồng
tình và Uỷ ban nhân dân cấp trên đồng ý.” [64, tr.2]
- Quy định về việc đào tạo, bổ nhiệm, thuyên chuyển những người
chuyên hoạt động tôn giáo:
Văn bản này quy định thêm việc mở trường đào tạo những người hoạt
động tôn giáo chuyên nghiệp, khi muốn mở trường phải xin phép Uỷ ban
nhân dân tỉnh hoặc cấp tương đương và nội dung giảng dạy về tôn giáo không
được trái pháp luật, chủ trương, chính sách của nhà nước.
Ngoài ra, Nghị quyết còn quy định về việc nhập các tài liệu tôn giáo từ
nước ngoài, quy định về trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp trong việc
quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tôn giáo và trách nhiệm của Ban
Tôn giáo Phủ Thủ tướng trong việc hướng dẫn các tôn giáo cũng như đôn đốc
việc thực hiện của các cấp chính quyền.
Hiến pháp năm 1980 kế thừa và phát triển Hiến pháp năm 1946 và
Hiến pháp năm 1959, đã ghi nhận về quyền công dân trong 17 điều của
Chương V: Quyền và nghĩa vụ của công dân. Trong đó, quyền tự do tín
ngưỡng được quy định ở Điều 68 là: “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng,
theo hoặc không theo một tôn giáo nào. ( ) Không ai được lợi dụng tôn giáo
để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước”.
Ngoài Nghị quyết 297/CP và Hiến pháp năm 1980, Chính phủ còn ban
hành một số văn bản pháp luật về lĩnh vực tôn giáo như: Quy định về việc
xuất và nhập văn hoá phẩm không thuộc phạm vi kinh doanh do Bộ Văn hoá
ban hành kèm theo Quyết định số 41/VH-QĐ (5/3/1950); Bộ luật Hình sự
18

năm 1985 đặc biệt, không thể không kể đến Nghị quyết số 40-NQ/TW
(1/10/1981) của Ban Bí thư Trung ương Đảng Về công tác đối với các tôn
giáo trong tình hình mới. Đây là văn bản in dấu rõ nét nhất giai đoạn Việt
Nam chịu ảnh hưởng của tư tưởng tả khuynh về tôn giáo.
Phần thứ nhất của Nghị quyết tổng kết về tình hình tôn giáo, một mặt
đã có những chuyển biến tốt, nhiều tín đồ thể hiện tiến bộ rõ rệt và gắn bó với
chế độ mới, ngày càng hoà mình trong cộng đồng chung của dân tộc, thực
hiện chính sách của Đảng và Nhà nước, bước đầu hình thành một bộ phận tiên
tiến trong quần chúng. Tuy nhiên, có những vấn đề nổi cộm đe dọa tình hình
an ninh như tín đồ các tôn giáo bị các thế lực phản động lôi kéo trong khi
trình độ giác ngộ của giáo dân còn thấp, nhận thức về chủ nghĩa xã hội, về âm
mưu của địch còn mơ hồ, số giáo dân trốn ra nước ngoài tăng lên Chính vì
đứng trước tình hình cấp bách này mà Nghị quyết xác định: Cuộc đấu tranh
về tư tưởng để giải phóng quần chúng khỏi mê tín tôn giáo càng khó khăn, lâu
dài hơn nữa và trong phần chính sách đối với các tôn giáo của văn bản này có
nhiều điểm thể hiện sự nóng vội. Mặc dù trong nội dung tổng kết về công tác
đối với các tôn giáo trong thời gian qua, Đảng ta đã sớm nhận thấy có nhiều
biểu hiện nôn nóng, mệnh lệnh muốn xoá nhanh tôn giáo một cách chủ quan
bằng biện pháp hành chính dẫn đến những hành động vi phạm chính sách tôn
giáo, trong đó có những hành động vi phạm thô bạo. Tàn dư của lối tư duy tả
khuynh trong vấn đề tôn giáo bộc lộ rõ nét nhất trong Phần thứ hai của Nghị
quyết 40: Chủ trương, chính sách của Đảng đối với các tôn giáo trong tình
hình mới, tập trung ở nội dung sau:
- Về nguồn gốc, bản chất của tôn giáo: “Tôn giáo phát sinh và tồn tại là
do sự bất lực của con người trong cuộc đấu tranh chống lại thiên tai và áp bức
xã hội. Khi cuộc sống còn chưa tốt đẹp, trình độ văn hoá còn thấp kém và
chưa có một thế giới quan khoa học, thì con người còn tin ở sức mạnh huyền
bí nào đó của tôn giáo”. [dẫn theo 22, tr. 314]
19
- Về chức năng xã hội của tôn giáo: “Tôn giáo lại mang tính chất quần

chúng, vì còn có nhiều người tin theo, và đối với những người đó, đạo, tôn
giáo là một “tình cảm thiêng liêng”, thậm chí là một “lý tưởng”, mặc dù đó là
tình cảm không đúng và lý tưởng mù quáng. Cho nên Mác đã nói: “Tôn giáo
là thuốc phiện của nhân dân”. [dẫn theo 22, tr.315]
- Về việc “khắc phục mê tín, tôn giáo” (thậm chí ghép khái niệm mê tín
với tôn giáo): “Đảng của giai cấp công nhân có trách nhiệm giải phóng quần
chúng lao động khỏi mọi áp bức xã hội và tinh thần trong đó có việc giải
phóng khỏi áp bức của tôn giáo. Việc giúp quần chúng khắc phục mê tín tôn
giáo, không phải chỉ bằng đấu tranh tư tưởng, tuyên truyền về lý luận, càng
không thể bằng những biện pháp hành chính. ( ) Đẩy mạnh, tranh thủ, cải tạo
giáo sĩ, cải tạo các giáo hội theo hướng phục tùng nhà nước, đi với dân tộc và
chủ nghĩa xã hội, đồng thời tích cực tuyên truyền, giáo dục quần chúng, nhất
là lớp trẻ về nhân sinh quan và thế giới quan cách mạng, khoa học, giúp cho
quần chúng dần dần thoát khỏi mê tín tôn giáo”[dẫn theo 22, tr.315]
Từ những nhận thức trên, việc phát triển Đảng được quy định là phải
hết sức chặt chẽ, phải là người “dứt khoát không tín ngưỡng tôn giáo”. Ngoài
ra, chỉ thị còn xác định việc “xoá bỏ Hội đoàn”, hạn chế các Dòng tu của
Công giáo, “Đối với các dòng tu của đạo Thiên chúa, cần thu hẹp dần”, “các
tôn giáo không được tổ chức hội đoàn và các hình thức văn hoá, văn nghệ để
tuyên truyền tôn giáo, tập hợp quần chúng, nhất là thanh niên, thiếu niên, nhi
đồng (trừ trường hợp hát kinh, hát lễ trong nghi lễ tôn giáo)” [dẫn theo 22,
tr.315].
-Về công tác đối với các tôn giáo, Nghị quyết này xác định: Trong công
tác, có hai mặt đấu tranh: đấu tranh chính trị và đấu tranh tư tưởng, trong đó
cuộc đấu tranh về tư tưởng để giải phóng quần chúng khỏi mê tín tôn giáo
20
cũng rất quan trọng, phải tiến hành tích cực, phải tích cực giáo dục quần
chúng nhất là lớp trẻ về nhân sinh quan và thế giới quan cách mạng, khoa học
để giúp quần chúng dần dần thoát khỏi mê tín tôn giáo.
Có thể thấy Nghị quyết 40 đã có những tổng kết hết sức sâu sắc về tình

hình các tôn giáo lúc này, nhận thấy cả những chuyển biến tích cực cũng như
những hạn chế còn tồn tại hay tiêu cực mới phát sinh. Tuy nhiên, Nghị quyết
cũng bộc lộ quan điểm tả khuynh rõ nét. Đây chính là hệ quả trực tiếp trước
tình hình tôn giáo hết sức phức tạp, rối ren và cũng không thể không kể đến
những ảnh hưởng sâu sắc từ những quan điểm tả khuynh về tôn giáo vốn đang
phổ biến trong những người Cộng sản quốc tế như chúng ta đã thấy.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thái độ trên nhưng trước hết là do hạn
chế trong trình độ nhận thức về vấn đề tôn giáo, có thái độ hẹp hòi, thành
kiến, mặc cảm đối với người có đạo. Không ít người còn hiểu phiến diện về
luận điểm nổi tiếng mà Mác đã đề cập trong Lời nói đầu của tác phẩm Phê
phán triết học pháp quyền của Hêghen: “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân
dân”. Họ coi tôn giáo như một thứ ma tuý đầu độc tinh thần quần chúng, một
hiện tượng xã hội tiêu cực, đối lập với chủ nghĩa xã hội mà không thấy những
khía cạnh tích cực cần bảo lưu của tôn giáo. Những nhận thức ấy dẫn đến thái
độ, hành động nôn nóng muốn xoá bỏ tôn giáo một cách nhanh chóng.
Tổng kết lại, chúng ta thấy tình hình tôn giáo nước ta sau năm 1975 có
những thuận lợi nhưng cũng nhiều khó khăn. Các tín đồ ở mỗi tôn giáo được
tập hợp vào một tổ chức thống nhất, thực hiện đường hướng hành đạo đồng
hành cùng dân tộc; nhiều tín đồ tỏ ra phấn khởi trong điều kiện đất nước độc
lập, thống nhất, yên tâm việc đạo, ngoài ra còn tham gia tích cực vào công
cuộc xây dựng và phát triển đất nước, tin tưởng vào chính sách tôn giáo của
Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có một bộ phận gây rối trật
21
tự, chống phá chính quyền làm cho tình hình trở nên vô cùng phức tạp, gây
cho Đảng và Nhà nước ta không ít khó khăn. Chính điều này đã tác động
không nhỏ đến nhận thức, đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng và nhà
nước ta, dẫn đến tâm lý nôn nóng, muốn xoá bỏ nhanh tôn giáo bằng các biện
pháp hành chính và các chính sách có phần thít chặt thậm chí có khi vi phạm
cả chính sách tự do tôn giáo.
Do ảnh hưởng của khuynh hướng tả khuynh từ những người cộng sản

quốc tế, cùng với tình hình hết sức phức tạp sau chiến tranh làm cho những
người cộng sản nước ta có những biểu hiện vội vàng, phiến diện trong nhận
thức, chủ yếu nhìn tôn giáo ở góc độ tiêu cực như buôn thần, bán thánh, mê
muội, lạc hậu đặc biệt là công cụ của thế lực phản động, nhất là trong điều
kiện lịch sử giai đoạn trước đó, không ít tín đồ tôn giáo đã bị thế lực phản
động lợi dụng trở thành công cụ đắc lực trong chống lại chính quyền cách
mạng. Cho nên khó tránh khỏi việc đồng nhất tôn giáo với chính trị. Từ nhận
thức này mà dẫn đến nhiều khuyết điểm trong công tác tôn giáo. Nghị quyết
40 chính là đỉnh cao của giai đoạn Việt Nam chịu ảnh hưởng của khuynh
hướng tả khuynh.
Mặc dù còn những biểu hiện của khuynh hướng tả khuynh nhưng chính
sách xuyên suốt vẫn là tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, đặc biệt
đất nước thống nhất đã tạo cho những người cộng sản cũng như những nhà
nghiên cứu có điều kiện nhìn nhận, đánh giá lại về tôn giáo, những tư tưởng
quý giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh có điều kiện được phát huy, chính những
đánh giá quan trọng của giai đoạn này đã tạo cơ sở cho quá trình đổi mới tư
duy, đường lối, chính sách tôn giáo từ những năm 1990 đến nay. Từ sau năm
1975 đến trước năm 1990 cũng là giai đoạn mà Nhà nước ta có nhiều cố gắng
trong việc thể chế hóa pháp luật về tôn giáo, tín ngưỡng, đáp ứng kịp thời với
những biến đổi lớn của xã hội.
22
1.2. Bước đầu thực hiện quá trình đổi mới đường lối, chính sách
tôn giáo ở nước ta giai đoạn 1990 - 2003
1.2.1. Những chuyển biến trong tình hình tôn giáo và chính sách tôn
giáo của một số nước trên thế giới
Từ thập niên 70 của thế kỷ XX trở lại đây, đời sống tôn giáo thế giới có
những biểu hiện phục hồi trở lại ở nhiều quốc gia, khu vực. Tác giả công trình
Các xu hướng lớn năm 2000 cũng khẳng định: “Vào buổi bình minh của thiên
niên kỷ thứ III có dấu hiệu không nhầm lẫn về sự hồi sinh của nhiều giáo phái
trên khắp thế giới” [23, tr.242]. Tác giả công trình Sự đảo lộn của thế giới địa

chính trị thế kỷ XX cũng cùng quan điểm trên khi cho rằng: “Thời gian cuối
thế kỷ này được đánh dấu bằng việc khẳng định một sự phục hồi tôn giáo,
Phong trào này bắt đầu từ giữa những năm 70” [33, tr.133]. Nhà nghiên cứu
tôn giáo nổi tiếng W.C.Roof cũng nhận thấy: Ở Mỹ có 1/3 số người không thể
bỏ rời tôn giáo, 1/4 đã bỏ nay lại trở về với tôn giáo, thế hệ người Mỹ trước
đây đã từng phản kháng tôn giáo có tổ chức thì nay đang dắt con cái họ trở lại
nhà thờ. Trong vài thập niên trở lại đây còn có sự xuất hiện mang “tính bùng
nổ” của các giáo phái mới ở Mỹ và ngay cả ở các nước đang phát triển, chậm
phát triển như nấm mọc sau mưa.
Thực tế trên đã không như dự báo của những người cộng sản một thời.
Hiện thực lịch sử và thời đại không chấp nhận lối giải thích chủ quan và đòi
hỏi phải xem xét tôn giáo như một hiện tượng phức tạp, chứa đựng nhiều mâu
thuẫn và diễn biến theo nhiều xu hướng. Thực tế đặt ra sự cần thiết phải thấy
tôn giáo là nhu cầu của một bộ phận nhân loại - nhu cầu về tâm linh. Nó gắn
với con người qua nhiều giai đoạn rất dài của lịch sử, bởi nó chứa đựng những
nhân tố nhân bản như lòng thương người, hướng tới điều thiện, yêu chuộng sự
công bằng Ngày nay, trong công cuộc xây dựng xã hội mới, các quốc gia rất
23
cần phát huy những yếu tố tích cực trong tôn giáo bên cạnh việc khắc phục
mặt tiêu cực, lạc hậu của tôn giáo.
Như chúng ta đã thấy, ảnh hưởng từ đường lối tôn giáo của Đảng Cộng
sản Liên Xô - đất nuớc được coi là thành trì của chủ nghĩa xã hội trên thế giới
đối với chúng ta trong giai đoạn trước là vô cùng lớn. Tuy nhiên, sự sụp đổ
của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu buộc chúng ta phải nhìn nhận lại
nhiều điều, trong đó có vai trò của tôn giáo trong xã hội. Ngay cả ở những
nước này trong những năm gần đây cũng đang có sự xem xét, đánh giá lại vai
trò của tôn giáo. Sự thái quá một thời ở nhiều khu vực trong việc đối xử với
tôn giáo đang được điều chỉnh.
Trên cơ sở đối chiếu với Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính
trị, các nhà nghiên cứu lịch sử luật pháp tôn giáo ở Nga là Rudinski và

Shapirô nhận thấy: “Từ năm 1991 đến nay, xu hướng của luật pháp tôn giáo ở
các nước thuộc Liên bang Nga là hướng đến sự thay đổi cách nhìn truyền
thống của chế độ Xôviết, cố gắng tiếp cận gần hơn với các Công ước quốc tế
về tôn giáo, trong đó có vấn đề quan hệ giữa nhà nước và giáo hội” [dẫn theo
22, tr.49]. Trong những năm gần đây, ở các nước thuộc Liên Xô cũ, tôn giáo
có chiều hướng gia tăng với các mức độ khác nhau.
Ở Trung Quốc gần đây, tất cả các tôn giáo đều bình đẳng và hài hòa,
không có chiến tranh tôn giáo xảy ra. Giữa công dân theo tôn giáo và không
theo tôn giáo có sự đoàn kết và tôn trọng lẫn nhau. Có được điều này là do
các ảnh hưởng về tinh thần như tính khoan dung và tương thích trong tư
tưởng văn hoá truyền thống của Trung Quốc đã được hình thành từ lâu đời,
quan trọng hơn là bởi chính sách tự do tôn giáo, tín ngưỡng của chính phủ
Trung Quốc đã được quy định và thực thi từ sau khi nước Cộng hoà nhân dân
Trung Hoa mới thành lập. [73]. Trong Điều 36, Chương II: Quyền và nghĩa
24

×