ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
BÙI THỊ QUỲNH
QUAN NIỆM CỦ A HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI MỚI
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ VIỆC XÂY DỰNG CON NGƯỜI
VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
HÀ NỘI - 2013
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
BÙI THỊ QUỲNH
QUAN NIỆM CỦ A HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI MỚI
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ VIỆC XÂY DỰNG CON NGƯỜI
VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Chuyên ngành: Triế t ho ̣c
Mã số:
60 22 80
Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. HOÀNG CHÍ BẢO
HÀ NỘI - 2013
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
Chƣơng 1. NHỮNG QUAN NIỆM CƠ BẢN CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ CON
NGƢỜI MỚI XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ....................................................... 8
1.1.
Một số vấn đề lý luận chung về con người mới xã hội chủ nghĩa ........... 8
1.1.1. Vị trí và vai trò của con người mới xã hội chủ nghĩa ............................ 8
1.1.2. Tiền đề hình thành con người mới xã hội chủ nghĩa ........................... 15
1.2.
Nội dung xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa ........................... 37
1.2.1. Xây dựng con người phát triển toàn diện ........................................... 37
1.2.2. Đặc trưng của con người mới xã hội chủ nghĩa .................................. 40
1.2.3. Chiến lược xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa ........................ 48
1.2.4. Con đường hình thành con người mới xã hội chủ nghĩa...................... 52
Chƣơng 2. VẬN DỤNG QUAN NIỆM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƢỜI
MỚI XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀO VIỆC XÂY DỰNG CON NGƢỜI
VIỆT NAM HIỆN NAY ..................................................................... 66
2.1.
Những vấn đề đặt ra trong xây dựng con người Việt Nam hiện nay .... 66
2.2.
Một số định hướng cơ bản vận dụng quan niệm của Hồ Chí
Minh về con người mới xã hội chủ nghĩa vào sự nghiệp xây
dựng con người Việt Nam hiện nay ................................................ 80
2.2.1. Kết hợp chặt chẽ giữa dạy ''chữ', dạy ''nghề'' với dạy ''người''
trong giáo dục, đào tạo .................................................................... 81
2.2.2. Đổi mới quan điểm đánh giá và tiêu chuẩn tuyển chọn, sắp xếp
đội ngũ cán bộ, công chức và lực lượng lao động của xã hội .......... 92
2.2.3. Tạo môi trường thuận lợi để con người Việt Nam có cơ hội
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, phát triển toàn diện .............. 98
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 109
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 111
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô giá trong kho tàng lịch sử
tư tưởng Việt Nam. Đó là tư tưởng của "Người anh hùng giải phóng dân tộc,
nhà văn hóa kiệt xuất", người chiến sĩ lỗi lạc của phong trào giải phóng dân
tộc, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, người thầy vĩ đại, vị lãnh tụ
kính yêu của dân tộc và cách mạng Việt Nam. Cùng với chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành nền tảng tư tưởng của Đảng, kim
chỉ nam hành động của cách mạng Việt Nam.
Trong di sản tư tưởng phong phú và vô giá của Hồ Chí Minh có tư
tưởng: về con người mới xã hội chủ nghĩa, một tư tưởng nhân văn rất đặc sắc.
Đây là sự tiếp nối và nâng cao những giá trị tinh túy nhất tư tưởng nhân văn
của truyền thống dân tộc Việt Nam và thế giới. Đây cũng là sự kế thừa và
phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề con người.
Con người không chỉ là chủ thể của hoạt động sản xuất, là yếu tố hàng
đầu, đóng vai trò quyết định trong lực lượng sản xuất của xã hội, mà hơn thế
nữa, con người còn đóng vai trò là chủ thể hoạt động của mọi quá trình lịch
sử. Là sản phẩm của lịch sử, con người là chủ thể sáng tạo ra lịch sử của
chính mình. Chính vì vậy, Đảng ta luôn xác định con người Việt Nam vừa là
mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người mới xã hội chủ nghĩa đã góp
phần to lớn vào việc đào tạo cho dân tộc Việt Nam những người con ưu tú, đủ
sức đưa dân tộc Việt Nam vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách hiểm
nghèo, liên tục giành được những thắng lợi ngày càng to lớn, làm thay đổi địa
vị của dân tộc Việt Nam trên chính trường thế giới. Hồ Chí Minh là tấm
gương điển hình của con người mới - con người xã hội chủ nghĩa. Người chủ
trương phát triển con người toàn diện về đạo đức, trí tuệ, tài năng, thể lực,
phải có những con người như thế để xây dựng xã hội mới trong hiện tại và
tương lai.
1
Sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đang
đi vào chiều sâu. Nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn cấp thiết đang đặt ra đòi
hỏi các nhà khoa học trên nhiều lĩnh vực khác nhau phải nghiên cứu và giải
quyết, trong đó có vấn đề xây dựng và thực hiện chiến lược về con người thật
sự khoa học, phù hợp với hoàn cảnh nước ta, nhằm phục vụ cho việc phát
triển nhanh và bền vững của đất nước. Đây là công việc rất khó khăn, phức
tạp, muốn hoàn thành nó trước hết phải có những định hướng đúng. Trong
thực tế, quan niệm của Hồ Chí Minh về con người mới xã hội chủ nghĩa đã
cho chúng ta những chỉ dẫn quý báu, sáng suốt để xây dựng và thực hiện
thành công chiến lược con người trong điều kiện mới, nhằm đào tạo cho đất
nước những con người mới đủ tâm lực, trí lực, thể lực đưa đất nước đi lên chủ
nghĩa xã hội. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã xác định một trong những đặc
trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang từng bước xây dựng là
xây dựng con người và làm cho:“Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh
phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”.
Xét đến cùng, mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, quá trình phấn đấu đạt tới
những giá trị xã hội xã hội chủ nghĩa đều vì con người. Con người là thực thể
cao nhất của giới tự nhiên bởi con người có trí tuệ và tình cảm, có khát vọng
và khả năng chiếm lĩnh những đỉnh cao hiểu biết để tạo cho mình một thế giới
Người - thế giới Văn hóa. Lịch sử loài người là lịch sử con người đấu tranh
xóa bỏ mọi lực cản thiên nhiên và xã hội để vươn tới một xã hội cao đẹp nhất
- xã hội xã hội chủ nghĩa. Xã hội xã hội chủ nghĩa phải đem lại ấm no cho con
người như là đòi hỏi tiên quyết. Nhưng bản tính con người là không bao giờ
thỏa mãn với những gì đã đạt được. Con người phải được tự do - tự do không
chỉ bó hẹp trong nghĩa được giải phóng khỏi áp bức bóc lột, nô dịch, kìm hãm
về mặt xã hội. Điều quan trọng hơn là nó được thăng hoa tiềm năng trí tuệ,
tình cảm và năng lực vốn có để thực hiện những khát vọng cao đẹp của mình.
Sự phát triển toàn diện con người là ước mơ, khát vọng của con người tự do.
2
Xã hội xã hội chủ nghĩa chính là nơi: "sự phát triển tự do của mỗi người là
điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người"... như C.Mác đã nói.
Đặc trưng Người nhất của khát vọng con người là hạnh phúc. Bởi có thể
người ta giàu có, đầy đủ tiện nghi, được phát triển, song vẫn bất hạnh. Hạnh
phúc là trạng thái yên lành, hài hòa, là tinh thần thoải mái biểu hiện sự mãn
nguyện thanh cao nhất của con người. Phấn đấu đạt tới một xã hội bảo đảm
hạnh phúc cho con người, đó là một xã hội văn hóa cao.
Nghiên cứu, làm sáng tỏ giá trị lý luận và ý nghĩa thực tiễn sâu sắc về
vấn đề con người mới xã hội chủ nghĩa theo quan niệm của Hồ Chí Minh là
vấn đề cấp thiết hiện nay đồng thời có ý nghĩa cơ bản, lâu dài. Tác giả chọn
vấn đề: “Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người mới xã hội chủ nghĩa
và việc xây dựng con người Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu luận
văn thạc sĩ triết học với mong muốn được góp phần nhỏ bé của mình vào sự
nghiệp giáo dục, đào tạo con người xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong tiến trình
phát triển đất nước.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong các tác phẩm kinh điển mácxít, đặc biệt là những tác phẩm của
Hồ Chí Minh, vấn đề con người và xây dựng con người mới xã hôi chủ nghĩa
được đề cập đến một cách có hệ thống mang ý nghĩa sâu sắc cả về lý luận và
thực tiễn đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước trong giai đoạn
cách mạng mới hiện nay. Tư tưởng Hồ Chí Minh đã được nhiều nhà khoa học
trong và ngoài nước nghiên cứu từ lâu, đặc biệt là sau Đại hội lần thứ VII (6 1991) của Đảng cộng sản Việt Nam. Đã có cả một chương trình quốc gia
nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhiều đề tài khoa học cấp Nhà nước về tư
tưởng Hồ Chí Minh đã được nghiên cứu và nghiệm thu.
Năm 1978, Viện Triết học đã cho xuất bản cuốn: "Về vấn đề con người và
xây dựng con người mới" (Giáo sư Phạm Như Cương chủ biên) trong đó giới
thiệu một cách tương đối hệ thống những quan điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen,
V.I.Lênin và các nhà lãnh đạo của Đảng ta về vấn đề con người. Trong những
3
năm tiếp theo, nhiều bài viết đã đề cập tới vấn đề: làm thế nào để tạo ra được
những con người lao động kiểu mới, những con người biết tổ chức, biết quản lý
nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa và các lĩnh vực của đời sống xã hội. Từ năm
1991 đến năm 1995, công trình khoa học cấp nhà nước KX - 07: "Con người
Việt Nam - mục tiêu và động lực phát triển kinh tế - xã hội" do GS. TS. Phạm
Minh Hạc làm chủ nhiệm đã tiến hành nghiên cứu con người Việt Nam trong sự
nghiệp đổi mới. Cùng với quá trình thực hiện chương trình nghiên cứu cơ bản
này, đã có hàng trăm bài báo và các báo cáo khoa học của các nhà khoa học
trong nước viết về con người được liên tục đăng tải trên các tạp chí Cộng sản,
Triết học, Nghiên cứu lý luận, Thông tin lý luận, Khoa học xã hội... Các tác giả
như Nguyễn Duy Quý, Lê Hữu Tầng, Nguyễn Trọng Chuẩn, Phạm Thị Ngọc
Trầm, Dương Phú Hiệp, Lê Thi, Phạm Như Cương, Nguyễn Ngọc Long, Phạm
Ngọc Quang, Đặng Hữu Toàn,... đã công bố nhiều bài báo đề cập đến các góc độ
khác nhau của việc xây dựng con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện
đại hóa.
Vấn đề con người mới xã hội chủ nghĩa nói đã và đang có sự quan tâm
nghiên cứu của các nhà khoa học như: GS. TS. Hoàng Chí Bảo có các bài
viết: “Con người mới xã hội chủ nghĩa - lý luận và phương pháp luận nghiên
cứu”, Tạp chí Triết học. Số 2/ 1988; "Quyền con người trong chủ nghĩa xã
hội", Tạp chí Triết học. Số 2/ 1989; “Giáo dục lối sống lao động, lối sống
tập thể trong xã hội xã hội chủ nghĩa”, Tạp chí Triết học. Số 1/ 1990. GS. Vũ
Khiêu có bài: "Trồng cây và trồng người", Tạp chí Triết học số 4/ 1990. Một
số công trình nghiên cứu đã được công bố trên các sách báo và tạp chí khoa
học như: "Các Mác với vấn đề con người và xây dựng con người mới xã hội
chủ nghĩa" (tác giả Lê Thi, tạp chí Triết học, số 4, tháng 12/1983); Đại tướng
Võ Nguyên Giáp với bài viết: "Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng
con người mới", Tạp chí Cộng sản, số 6 năm 1990. "Mấy vấn đề về "trồng
người" trong tư tưởng Hồ Chí Minh" (tác giả Lê Sỹ Thắng, tạp chí Triết học,
4
số 2, tháng 6/1995); "Nhân tố con người và những giá trị văn hóa" (tác giả
Trường Lưu, tạp chí Triết học, số 1, tháng 3/1993)...
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nêu trên đề cập đến con người ở
những khía cạnh khác nhau và từ các góc độ khác nhau: triết học, xã hội học,
tâm lý học, sử học, kinh tế học,... Có thể nói, cho đến thời điểm này, dưới góc độ
triết học việc nghiên cứu một cách có hệ thống về nguồn lực con người, đặc biệt
là xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa với tất cả tiềm năng, hiện trạng, đặc
điểm và sức mạnh của nó trong điều kiện ngày nay, cùng với những giải pháp để
khai thác, sử dụng và phát triển có hiệu quả nguồn lực quan trọng này trong quá
trình đổi mới của đất nước, đang là vấn đề vừa cấp bách vừa cơ bản và lâu dài.
Song các công trình nghiên cứu về lĩnh vực con người, con người mới
xã hội chủ nghĩa theo quan niệm của Hồ Chí Minh thì chưa thật đa dạng,
phong phú và còn thiếu những công trình có quy mô tương xứng với tầm vóc
của vấn đề đặt ra. Hơn nữa, việc nghiên cứu quan niệm của Hồ Chí Minh về
con người nói chung và xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa nói riêng
vẫn còn nhiều mặt, nhiều nội dung chưa được đề cập đến nhất là vấn đề về
bản chất, vai trò, đặc trưng, tiêu chuẩn về con người mới xã hội chủ nghĩa vấn đề mà Hồ Chí Minh hết sức quan tâm nhằm xây dựng thành công chủ
nghĩa xã hội ở nước ta.
Nhu cầu về lý luận và thực tiễn hiện nay trong công cuộc đổi mới của
nước ta đòi hỏi phải có những công trình chuyên khảo nhằm làm sâu sắc và
đầy đủ hơn quan niệm của Hồ Chí Minh về con người mới xã hội chủ nghĩa
và vận dụng quan niệm đó vào sự nghiệp đổi mới nước ta .
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích của luận văn
Làm rõ những nội dung cơ bản trong quan niệm của Hồ Chí Minh về
con người mới xã hội chủ nghĩa từ đó khẳng định giá trị khoa học của quan
niệm và vận dụng vào việc xây dựng, phát triển con người Việt Nam hiện
nay.
5
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
Để đạt mục đích nêu trên, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ
sau đây:
- Khái quát những nội dung cơ bản quan niệm của Hồ Chí Minh về con
người mới xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
- Nêu lên những vấn đề đặt ra trong thực tiễn xây dựng con người ở
nước ta hiện nay.
- Vận dụng quan niệm của Hồ Chí Minh về con người mới xã hội chủ
nghĩa từ đó đưa ra một số định hướng cơ bản xây dựng con người Việt Nam
hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: luận văn nghiên cứu vấn đề con người mới
xã hội chủ nghĩa.
4.2. Phạm vi nghiên cứu: trong quan niệm của Hồ Chí Minh.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở nghiên cứu
- Luận văn vận dụng các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, đường
lối, quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước về con người. Luận văn còn
sử dụng các tài liệu, công trình nghiên cứu có liên quan.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng tổng hợp phương pháp
luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử cùng một
số phương pháp như: phương pháp phân tích - tổng hợp, lôgíc - lịch sử, thống
kê, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa...
6. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn
- Luận văn góp phần nhận thức rõ hơn những nội dung cơ bản trong
quan niệm của Hồ Chí Minh về con người mới xã hội chủ nghĩa từ đó làm sâu
sắc thêm tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh.
6
- Luận văn đề xuất một số định hướng cơ bản để vận dụng quan niệm
của Hồ Chí Minh về con người mới xã hội chủ nghĩa vào việc xây dựng con
người Việt Nam hiện nay.
* Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn:
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu vấn
đề con người, con người mới xã hội chủ nghĩa và giảng dạy môn học Tư
tưởng Hồ Chí Minh ở các trường đại học và cao đẳng.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 2 chương, 4 tiết.
7
Chƣơng 1
QUAN NIỆM CƠ BẢN CỦA HỒ CHÍ MINH
VỀ CON NGƢỜI MỚI XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
1.1. Một số vấn đề lý luận chung về con ngƣời mới xã hội chủ nghĩa
1.1.1. Vị trí và vai trò của con người mới xã hội chủ nghĩa
1.1.1.1. Con người là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định thắng lợi của
sự nghiệp cách mạng
Sự nghiệp cách mạng của chúng ta sẽ tiến lên chủ nghĩa xã hội, sẽ
chiến thắng vượt qua những thách thức mới của thời đại, chủ yếu là bằng sức
mạnh sáng tạo của chính con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Con người
luôn đứng ở trung tâm của mọi quá trình lịch sử, trên đất nước ta đã như vậy,
ở các nước khác trên thế giới và trong toàn bộ lịch sử loài người cũng như
vậy. Con người Việt Nam, nhân dân Việt Nam đã sáng tạo ra lịch sử của dân
tộc mình, làm nên những sự tích phi thường, xây dựng nên truyền thống vẻ
vang trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Con người ấy sớm có tinh thần
độc lập tự chủ, lòng yêu nước nồng nàn, chí khí đấu tranh bất khuất, dũng
cảm và thông minh trong chiến đấu, cần cù và sáng tạo trong lao động.
Hồ Chí Minh đã nêu một luận điểm khẳng định vai trò của con người
trong phát triển xã hội. Theo Hồ Chí Minh: "Trong những nhân tố tạo nên sức
mạnh tổng hợp để đưa đất nước tiến lên, con người là nhân tố quan trọng bậc
nhất, là nhân tố quyết định". Vì vậy, "Vô luận việc gì, đều do con người làm
ra, và từ nhỏ đến to, từ gần đến xa, đều thế cả" [67, tr.24]. Nhân dân là người
sáng tạo ra mọi giá trị cả vật chất và tinh thần, cũng như loài người đã sản
sinh ra "mọi phương thức sinh hoạt và các biểu hiện của nó" giúp con người
tồn tại và phát triển.
Hồ Chí Minh có lòng bao dung rộng lớn trên cơ sở của niềm tin khoa
học, tin vào sức mạnh, phẩm giá, khả năng vươn tới cái chân, thiện, mỹ của
con người. Theo Hồ Chí Minh "con người dù là xấu, tốt, văn minh hay dã
8
man đều có tình". Cũng như thế Người cho rằng trong mấy mươi triệu người
Việt Nam có người thế này người thế khác nhưng đều là nòi giống Lạc Hồng,
ai cũng có ít nhiều lòng yêu nước, cũng như năm ngón tay dài ngắn khác nhau
nhung cả năm ngón đều hợp nhau lại nơi bàn tay. Do vậy mà "người trong
một nước phải thương nhau cùng". Người chỉ rõ: "Mỗi con người đều có phần
thiện và ác trong lòng. Ta phải biết làm cho phần tốt ở mỗi con người nảy nở
như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi. Đối với những người có thói hư
tật xấu, trừ hạng người phản lại Tổ quốc và nhân dân, ta cũng phải giúp cho
họ tiến bộ bằng cách làm cho cái phần thiện trong con người nảy nở để đẩy
lùi phần ác, chứ không phải đập cho tơi bời". Trong thư gửi các ngụy binh,
Hồ Chí Minh đã viết: "Tuy các người đã phạm tội nặng là cầm súng chống lại
Tổ quốc, song, Chính phủ kháng chiến độ lượng khoan hồng, thương hại các
người như những đứa con lầm đường, cho nên nặng về giáo dục, nhẹ tay xử
phạt, để dìu dắt các người bỏ đường tà, theo đường chính... Chính phủ sẽ
khoan hồng với những người sớm quay về với Tổ quốc, sẽ trọng thướng
những người và nhóm người đái tội lập công lớn".
Về quan niệm con người, Hồ Chí Minh không chỉ thấy "người trong
một nước", mà "rộng hơn nữa, chúng ta có đại gia đình xã hội chủ nghĩa". Do
vậy: (Lọ là thân thích ruột rà, công nông thế giới đều là anh em). Hoặc là:
"Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người chung giai cấp phải thương nhau
cùng". Chính vì vậy, trước lúc đi xa, trong Di chúc để lại cho toàn Đảng, toàn
dân Người nói những lời chân thành, xúc động: "Công việc đầu tiên là công
việc đối với con người..., "tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân,
toàn đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng. Tôi cũng
gửi lời chào thân ái đến các đồng chí, các bầu bạn và các cháu thanh niên, nhi
đồng quốc tế", "Lòng thương yêu của tôi đối với nhân dân và nhân loại không
bao giờ thay đổi".
Theo Hồ Chí Minh, lịch sử là do quần chúng nhân dân sáng tạo ra, chứ
không phải do vài ba cá nhân anh hùng nào, vì vậy chúng ta phải yêu dân, quý
9
dân, trọng dân, vì "có dân là có tất cả". Do đó, "trong xã hội không có gì tốt
đẹp, vẻ vang bằng phục vụ cho lợi ích của nhân dân". Từ đó, ta thấy nổi lên ở
Hồ Chí Minh một tấm lòng yêu thương vô hạn đối với con người, một niềm
tin mãnh liệt vào sức mạnh và phẩm giá con người, một ý chí kiên quyết đấu
tranh để giải phóng con người khỏi áp bức, bất công, đói nghèo, lạc hậu.
Cũng có thể coi đó là những nội dung cơ bản của chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí
Minh.
Lòng thương người của Hồ Chí Minh nổi bật nhất là tình yêu thương
dành cho các dân tộc bị áp bức. Tình yêu thương đó luôn đi cùng với triết lý
nhân sinh và hành động vì con người. Đi tìm và khai phá con đường cách
mạng, Nguyễn Ái Quốc luôn đặt vấn đề tự do song hành với hạnh phúc của
dân tộc. Cuộc Tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi,
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa non trẻ phải trải qua nạn đói khủng khiếp
do Pháp - Nhật gây ra. Trong tình cảnh khó khăn ấy, Người chủ trương phát
động nhân dân tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm. Bản thân Người
gương mẫu mỗi tháng nhịn ăn ba bữa, góp gạo cứu đói. Ngay cả khi đi chiến
dịch Biên giới, Người không chịu cưỡi ngựa mà cùng đi bộ với các cán bộ,
chiến sĩ để ngựa thồ hành lý cho anh em. Khi đi thăm trại tù binh về, Người
không còn áo khoác vì Người đã cho một tù binh bị rét cóng. Tình yêu thương
của Hồ Chí Minh dành cho mọi kiếp người, mọi số phận là như vậy.
Một trong những học trò xuất sắc của Người là Cố Thủ tướng Phạm
Văn Đồng đã từng viết: “Những tư tưởng lớn của Hồ Chí Minh là những tình
cảm lớn. Trong đời hoạt động cách mạng của Bác, cũng như trong đời sống
hàng ngày của mình, Hồ Chí Minh luôn đối xử với người có lý, có tình. Trong
tình yêu đó có chỗ cho mọi người, không quên sót một ai và sắp xếp cho mọi
người vị trí chiến đấu, cũng như lo lắng chu đáo cho mỗi người việc làm, đời
sống và học tập, vừa nghiêm khắc đòi hỏi, vừa thương yêu dìu dắt… Đối với
kẻ lầm đường, lạc lối, lòng Hồ Chủ tịch còn rộng hơn biển cả, Người dạy phải
khoan hồng, vui mừng đón rước những đứa con vì cảnh ngộ mà lạc bầy. Cụ
10
Hồ nói rằng: “người Việt Nam ai cũng yêu nước, muốn nước thống nhất độc
lập, ta khéo nhen chút than hồng ấy, nó sẽ cháy lên thành ngọn lửa”. [24]
Con người mới, con người cách mạng còn có vai trò mở đường, dẫn
đường, lôi kéo quần chúng trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, tạo
thành phong trào cách mạng ngày càng rộng lớn. Cách mạng Việt Nam muốn
đi đến thắng lợi phải có những con người tiên tiến mở đường, lôi cuốn quần
chúng vào con đường cách mạng, tạo thành phong trào cách mạng ngày càng
rộng lớn. Ở Việt Nam, từ những năm 20 của thế kỷ XX, Nguyễn Ái Quốc là
người tiên tiến nhất trong nhũng người tiên tiến và Đảng cộng sản là tổ chức
tiên tiến nhất đã gánh vác sứ mệnh lịch sử ấy.
Hồ Chí Minh đã sớm nêu lên những tiêu chuẩn của người cách mạng,
người cộng sản, đồng thời cũng từng bước nêu ra tiêu chuẩn của con người
mới Việt Nam. Hai loại tiêu chuẩn đó có nhũng nội dung giống nhau nhưng
lại khác nhau ở mức độ cao thấp, nhiều ít, rộng hẹp, ở trách nhiệm đối với
Đảng, với dân tộc. Vì vậy, không phải mọi con người mới đều là đảng viên,
nhưng mọi người đảng viên thực sự thì phải là con người mới. Chính những
con người tiên tiến, tiêu biểu cho con người mới là lực lượng đã lôi cuốn cả
dân tộc vào cuộc chiến đấu khổng lồ vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
1.1.1.2. Con người vừa là mục tiêu giải phóng vừa là động lực phát
triển của cách mạng
Con người là mục tiêu giải phóng của sự nghiệp cách mạng. Mục tiêu
của cách mạng là giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người,
thực hiện độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Con người là mục tiêu của cách
mạng nên mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng đều vì lợi ích
chính đáng của con người. Có thể là lợi ích lâu dài, lợi ích trước mắt, lợi ích
cả dân tộc, lợi ích của bộ phận, giai cấp, tầng lớp và các nhân. Với hoạt động
thực tiễn thì việc gì có lợi cho dân, dù nhỏ mấy - ta phải hết sức làm. Việc gì
hại cho dân - dù nhỏ mấy - ta phải hết sức tránh. Người đã từng nhắc nhở
chúng ta như vậy
11
Trong khi khẳng định mục tiêu cách mạng là giải phóng con người,
mang lại tự do, hạnh phúc cho con người, Hồ Chí Minh cũng đồng thời khẳng
định sự nghiệp giải phóng là do chính bản thân con người thực hiện. Trong
tuyên ngôn hành động của mình, Hồ Chí Minh nói rõ: "Tôi chỉ có một ham
muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập,
đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành". Chính vì
vậy, Nguyễn Ái Quốc là người viết nhiều nhất tố cáo chế độ thực dân, bênh
vực mạnh nhất quyền của các dân tộc bị áp bức, đấu tranh không khoan
nhượng với kẻ thù để giành lại nhân phẩm và tự do cho con người.
Hồ Chí Minh xác định cách mạng là sự nghiệp của cả dân chúng chứ
không phải việc của một hai người. Tuy nhiên dân chúng cũng có nhiều hạng,
song, công nông phải là gốc, là chủ cách mạng. Việc phát hiện ra vai trò và
sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam đã tạo nền tảng vững chắc
cho lòng tin của Người đối với nhân dân.
Hồ Chí Minh hiểu sâu sắc và tin tưởng vững chắc rằng sức mạnh của
nhân dân được thức tỉnh và được tổ chức là một sức mạnh vô địch. Ngay từ
năm 1921, trong tuyên ngôn của Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa, Người
viết: "Công cuộc giải phóng anh em chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực
của bản thân anh em". Khi nhân dân đã được thức tỉnh, nghĩa là "dân khí
mạnh thì không có súng ông nào, vũ khí nào có thể thắng nổi”, sẽ "đem sức ta
mà tự giải phóng cho ta, trên cơ sở: "đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; thành
công, thành công, đại thành công" [71, tr.108]. Đặc biệt, Hồ Chí Minh xác
định trước hết phải thức tỉnh và tổ chức giai cấp công nhân trở thành giai cấp
lãnh đạo, nghĩa là trước hết phải có Đảng cách mạng và học thuyết cách
mạng. Vì lợi ích của con người, Hồ Chí Minh đã suốt đời để công sức xây
dựng Đảng Cộng sản Việt Nam và truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, phát huy
sức mạnh vô tận của con người trong sự nghiệp cách mạng.
Con người là động lực của cách mạng, được nhìn nhận trên phạm vi cả
nước, toàn thể đồng bào, song trước hết là ở giai cấp công nhân và nông dân.
12
Điều này có ý nghĩa to lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng
chủ nghĩa xã hội. Nhà nước kiểu mới lấy liên minh công - nông - trí thức làm
nền tảng. Không phải là mọi người đều trở thành động lực, mà phải là những
con người được giác ngộ và tổ chức. Họ phải có trí tuệ và bản lĩnh, văn hóa,
đạo đức, được nuôi dưỡng trên nền truyền thống lịch sử và văn hoá của dân
tộc Việt Nam… Chính trị, văn hóa, tinh thần là động lực cơ bản trong động
lực con người. Con người là động lực chỉ có thể thực hiện được khi hoạt động
có tổ chức, có lãnh đạo. Vì vậy, cần có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người hoàn toàn xa lạ với các quan điểm
xem con người như là công cụ, như là phương tiện. Mọi chính sách tăng
trưởng kinh tế, phát triển văn hoá của Hồ Chí Minh đều hướng tới con người
và vì con người. Người nói: "Phải đem hết sức dân, tài dân, của dân để làm
lợi cho dân", "dựa vào lực lượng của dân, tinh thần của dân để gây hạnh phúc
cho dân", "chủ nghĩa xã hội là nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hoá
của nhân dân và do nhân dân tự xây dựng lấy" [66, tr.161]. Người giải thích:
dân là gốc của nước. Dân là người đã không tiếc máu xương để xây dựng và
bảo vệ đất nước. Nước không có dân thì không thành nước. Nước do dân xây
dựng nên, do dân đem xương máu ra bảo vệ, do vậy dân là chủ của nước, dân
là gốc của nước.
Để phát huy vai trò động lực của con người, Hồ Chí Minh đã đề cập
đến một hệ thống nội dung và biện pháp (vật chất và tinh thần) nhằm tác động
vào các động cơ thúc đẩy tính tích cực hoạt động của con người. Đồng thời,
Người cũng chỉ ra những nội dung và biện pháp làm triệt tiêu các trở lực
nhằm thúc đẩy sự phát triển theo hướng tiến bộ. Phải kiên quyết khắc phục
kịp thời các phản động lực trong con người và tổ chức. Đó là chủ nghĩa cá
nhân. Theo Hồ Chí Minh, thứ vi trùng rất độc này đẻ ra hàng trăm thứ bệnh:
thói quen truyền thống lạc hậu, tàn tích xã hội cũ để lại, bảo thủ, rụt rè không
13
dám nói, không dám làm, không dám đề ra ý kiến, tóm lại không dám đổi mới
và sáng tạo.
Trong hệ thống các động lực chính trị - tinh thần, Hồ Chí Minh chú
trọng trước hết đến giáo dục chủ nghĩa yêu nước, lý tưởng xã hội chủ nghĩa,
đạo đức cách mạng... đồng thời không coi nhẹ vai trò tác động của các nhân
tố tinh thần khác như văn hoá, khoa học, pháp luật... đặc biệt, Người chú
trọng phát huy quyền làm chủ của nhân dân, coi "thực hành dân chủ là cái
chìa khoá vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn".
Là nhà duy vật mácxít, Hồ Chí Minh hiểu hành động của con người
luôn gắn liền với nhu cầu và lợi ích của họ, vì vậy, đi đôi với các biện pháp
chính trị - tinh thần, Hồ Chí Minh không coi nhẹ hay bỏ qua các động lực vật
chất, khéo léo kết hợp các động lực với nhau, tạo thành sức mạnh tổng hợp,
thúc đẩy tính năng động cách mạng của con người. Người tôn trọng và
khuyến khích lợi ích cá nhân chính đáng của người lao động, chủ trương kết
hợp hài hoà ba lợi ích, sao cho "Nhà nước, hợp tác xã và xã viên cùng có lợi".
Nhưng muốn khai thông động lực thì phải khắc phục trở lực kìm hãm sự phát
triển của con người, trong đó căn bệnh cực kỳ nguy hiểm là chủ nghĩa cá nhân
phải được phê phán mạnh mẽ, kiên quyết tẩy trừ.
Qua đó, có thể thấy, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, giữa con người - mục
tiêu và con người - động lực có mối quan hệ biện chứng với nhau. Càng chăm
lo cho con người - mục tiêu tốt bao nhiêu thì sẽ tạo thành con người - động
lực tốt bấy nhiêu. Ngược lại, tăng cường được sức mạnh của con người - động
lực thì sẽ nhanh chóng đạt được mục tiêu cách mạng. Con người - mục tiêu và
con người - động lực là thống nhất, vì dân và do dân là thống nhất. Theo tư
tưởng Hồ Chí Minh, nhân dân là người giữ vai trò quyết định trên tất cả các
lĩnh vực: từ kinh tế, chính trị đến văn hóa, xã hội, từ những chuyện nhỏ có
liên quan đến lợi ích của mỗi cá nhân đến những chuyện lớn như lựa chọn thể
chế, lựa chọn người đứng đầu Nhà nước. Người dân có quyền làm chủ các
đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội thông qua bầu cử và bãi miễn. Đúng như
14
Hồ Chí Minh nói: "Mọi quyền hạn đều của dân". Cán bộ từ Trung ương đến
cán bộ ở các cấp các ngành đều là "đầy tớ" của dân, do dân cử ra và do dân
bãi miễn.
Như vậy, con người mới xã hội chủ nghĩa có vai trò quyết định thắng
lợi cho sự nhiệp cách mạng, làm lên lịch sử oai hùng cho dân tộc trong thời
đại mới. Và con người mới còn được xác định là mục tiêu và động lực phát
triển của cách mạng, do tất cả mọi vấn đề đều xuất phát từ con người và vì
con người, thể hiện giá trị nhân văn cao cả của Hồ Chí Minh.
1.1.2. Cơ sở hình thành con người mới xã hội chủ nghĩa
1.1.2.1. Kế thừa giá trị truyền thống của dân tộc về vấn đề con người
Trong những dòng chảy hợp thành của lịch sử tư tưởng Việt Nam, tư
tưởng đào tạo, xây dựng và phát triển con người là một bộ phận quan trọng,
góp phần làm nên giá trị to lớn, nhiều mặt cho tư tưởng truyền thống Việt
Nam. Có thể nói, từ rất sớm cha ông ta đã hết sức quan tâm đến vấn đề sống
còn này của đất nước. Trải bao thăng trầm của lịch sử, bao sự hưng vong của
các triều đại, tư tưởng đào tạo, phát triển con người của dân tộc Việt Nam đã
tỏ rõ những giá trị cao đẹp nhưng đồng thời cũng bộc lộ những hạn chế của
nó cần phải khắc phục và vượt lên. Nhìn một cách tổng quát, Hồ Chí Minh đã
kết thừa những giá trị của tư tưởng, giáo dục, đào tạo, xây dựng và phát triển
con người của dân tộc Việt Nam ở những điểm chủ yếu sau đây:
Một là, kế thừa một số khái niệm, phạm trù đạo đức cơ bản: Giáo dục,
bồi dưỡng đạo lý làm người một trong những nội dung quan trọng mà cha ông
ta hết sức chú trọng, giáo dục con người giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề
"trung", "hiếu", với "ái quốc". Giáo dục nhân nghĩa, thương dân, coi trọng
dân. Giáo dục trí dục, đề cao tinh thần hiếu học, đức dũng, sống ngay thẳng,
trong sạch, tôn trọng lẽ phải, nền nếp, trật tự, kỷ cương, gia phong... thông
qua các phạm trù: Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Liêm, Chính, Cần, Kiệm, Trung,
Hiếu, Tài, Đức..., những khái niệm, phạm trù của văn hóa Hán, nhất là của
Nho giáo mà cha ông ta tiếp thu và vận dụng vào việc giáo dục, đào tạo, phát
15
triển con người có hiệu quả, có tác động tích cực đến sự hình thành và phát
triển nhân cách của người Việt Nam trong lịch sử đã được Người kế thừa một
cách sáng tạo.
Trong quan niệm xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa của Hồ Chí
Minh, chúng ta thấy Người rất hay sử dụng các khái niệm như: Cần, Kiệm,
Liêm, Chính, khi đề cập đến phẩm chất đạo đức của con người Việt Nam
trong thời đại mới, nhất là đối với cán bộ, đảng viên. Hồ Chí Minh cho rằng,
cũng như trời có bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông; đất có bốn phương đông, tây,
nam, bắc; người có bốn đức cơ bản là cần, kiệm, liêm, chính, "thiếu một đức
không thành người"; "tự mình phải cần, kiệm, liêm, chính" [67, tr.406], đối
với cán bộ đảng viên Người yêu cầu "ai cũng phải thực hành bốn chữ cần,
kiệm, liêm, chính" [67, tr.622]; "đạo đức cách mạng của ta là cần, kiệm, liêm,
chính" [68, tr.490 ]; "phải thi đua thực hành cần, kiệm, liêm, chính" "cố gắng
làm đúng bốn chữ cần, kiệm, liêm, chính" [67, tr.203]; "mở một chiến dịch
giáo dục lại nhân dân bằng cách thực hiện cần, kiệm, liêm, chính" [66, tr.8].
Có thể nói, tần số xuất hiện của các khái niệm: Cần, Kiệm, Liêm, Chính trong
quan niệm về con người mới xã hội chủ nghĩa là nhiều nhất trong các khái
niệm, phạm trù mà Hồ Chí Minh kế thừa từ tư tưởng giáo dục, đào tạo, phát
triển con người của cha ông ta.
Trí, Tín, Nhân, Dũng, Liêm cũng là những khái niệm mà Hồ Chí Minh
hay dùng, nhất là khi nói về phẩm chất, năng lực của người quân nhân cách
mạng, của người làm tướng "tướng giỏi (đủ cả trí, nhân, dũng, liêm) thì nước
mạnh" [65, tr.519]; "nhiệm vụ của người làm tướng là phải trí, dũng, nhân,
tín, liêm, trung" [67, tr.479]; "Quân sự giỏi song nếu không có đạo đức cách
mạng thì cũng khó thành công. Muốn có đạo đức cách mạng phải có năm điều
sau đây: Trí, tín, nhân, dũng, liêm [67, tr.223].
Khái niệm Trung, hiếu đã được Hồ Chí Minh tiếp thu sáng tạo và sử
dụng rất nhiều để giáo dục, đào tạo các thế hệ cách mạng Việt Nam. Từ tác
phẩm "Đường cách mệnh", cuốn sách giáo khoa cách mạng đầu tiên (1927)
16
cho đến Di chúc thiêng liêng (1969), Người luôn nhắc nhở mỗi người Việt
Nam, mỗi chiến sĩ cách mạng cũng như cán bộ, đảng viên phải "trung với
nước, hiếu với dân" [66, tr.239]; "quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân"
[73, tr.349]; "đối với chính phủ phải tuyệt đối trung thành, đối với nhân dân
phải kính trọng lễ phép" [67, tr.406]; "trọn đời trung thành với sự nghiệp cách
mạng, với Tổ quốc, với Đảng, với giai cấp" [72, tr.621]; "phải nâng cao chí
khí cách mạng, trung với nước, hiếu với dân" [73, tr.504].....
Yêu nước, thương dân là những khái niệm, phạm trù hết sức quan trọng
trong nội dung giáo dục, đào tạo, phát triển con người của dân tộc Việt Nam.
Nó luôn được sử dụng để giáo dục nhân cách, đạo đức, ý chí, tình cảm cho
các thế hệ người Việt Nam trong lịch sử. Ngay từ những bài báo, trang viết
đầu tiên trong cuộc đời cách mạng vẻ vang của mình, Hồ Chí Minh đã đề cập
đến khái niệm yêu nước, thương dân và khẳng định "chính chủ nghĩa yêu
nước" [72, tr.128] đã thúc giục Người ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân, tìm
đến chủ nghĩa Mác - Lênin, đến với chủ nghĩa cộng sản. Trong Đại hội toàn
quốc lần thứ hai của Đảng (2/1951) Hồ Chí Minh lại khẳng định: "Dân ta có một
lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta" [68, tr.171]. Cho nên
"phát triển tinh thần yêu nước" [68, tr.171] là rất quan trọng để "làm cho tinh
thần yêu nước của tất thảy mọi người đều được thực hành vào công việc yêu
nước" [68, tr.172]. Từ đó, Hồ Chí Minh cho rằng, khi giáo dục, đào tạo, phát
triển con người, chúng ta cần phải làm cho mọi người đặc biệt là thế hệ trẻ
hiểu sâu sắc nội dung của khái niệm yêu nước, thương dân, cố gắng phấn đấu,
rèn luyện, bồi dưỡng để làm cho "lòng yêu nước" trong mỗi con người "ngày
một nồng nàn" nhưng cũng cần phải tránh tư tưởng cực đoan "chỉ biết yêu
nước mình mà khinh ghét nước người" [67, tr.102].
Cần phải thấy rằng, trong quá trình sử dụng một số khái niệm, phạm trù
của Nho giáo, của nền giáo dục, đào tạo, phát triển con người Việt Nam
trước đây, Hồ Chí Minh đã loại bỏ những mặt hạn chế trong nội hàm các
khái niệm đó, đưa thêm vào những nội dung mới, mang tính cách mạng,
17
nhằm cải biến một cách căn bản các khái niệm, phạm trù cũ, phục vụ có hiệu
quả sự nghiệp đào tạo các chiến sĩ cách mạng, đào tạo những con người mới
xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Điều này có ý nghĩa thực tiễn to lớn, giúp cho mỗi
người Việt Nam (vốn đã quen với các khái niệm, thuật ngữ của Nho giáo) có
thể lĩnh hội, nắm bắt, tiếp thu, tư tưởng, lý luận, đường lối, phương pháp cách
mạng, tri thức văn hóa, khoa học, kỹ thuật... để không ngừng hoàn thiện và
nâng cao phẩm chất, năng lực về mọi mặt của bản thân, góp phần hình
thành và phát triển con người mới xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Hai là, kế thừa những mặt tích cực trong nội dung giáo dục đạo lý làm
người của cha ông. Trong nền giáo dục truyền thống, cha ông ta rất quan tâm
giáo dục triết lý nhân sinh, đạo lý làm người cho các thành viên cộng đồng.
Nội dung chủ yếu của nó là giáo dục con người sống có lý tưởng, bản lĩnh, có
ý chí vươn lên để tự hoàn thiện mình về mọi mặt, đem hết tài đức của mình
xây dựng một xã hội "thái bình, thịnh trị"; "vua sáng, tôi hiền"; là yêu nước,
thương dân, sống nhân nghĩa, thủy chung; là đề cao đạo đức, tình đoàn kết
trong quan hệ xã hội, quan hệ giữa người với người... Mặc dù không tránh
khỏi những hạn chế, khiếm khuyết nhưng triết lý và nội dung giáo dục, đào
tạo, phát triển con người của cha ông ta đã góp phần quan trọng tạo ra những
thế hệ người Việt Nam "giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể
chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục" [68, tr.184], "trai thời trung hiếu làm
đầu; gái thời tiết hạnh làm câu răn mình"; kiên cường, bất khuất, cần cù,
thông minh, sáng tạo... cũng như không ít những người "hiền tài" - nguyên
khí của quốc gia, những vị anh hùng dân tộc "văn võ song toàn". Họ đã có
những đóng góp hết sức to lớn cho sự trường tồn và phát triển không ngừng
của dân tộc Việt Nam, làm rạng danh dân tộc, vẻ vang giống nòi. Đó là niềm
tự hào lớn của nhân dân ta. Hồ Chí Minh viết: "Chúng ta có quyền tự hào về
những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê
Lợi, Quang Trung... Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân
tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng" [68, tr.171-172]. Sự
18
đánh giá đó của Hồ Chí Minh, trên một ý nghĩa nào đó cũng là sự khẳng định
những giá trị, những thành công trong việc giáo dục đạo lý làm người của cha
ông ta.
Là người được giáo dục kỹ lưỡng về đạo lý làm người, hiểu biết sâu
sắc những giá trị tốt đẹp ấy trong truyền thống văn hóa dân tộc cũng như
trong tư tưởng giáo dục, đào tạo, phát triển con người của cha ông, Hồ Chí
Minh cho rằng, cần phải kế thừa một cách sáng tạo những giá trị đó vào sự
nghiệp xây dựng và phát triển con người cho cách mạng Việt Nam. Trong
quan niệm về con người mới xã hội chủ nghĩa của mình, vấn đề giáo dục
đạo lý làm người được Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm. Theo Hồ Chí
Minh, con người dù bất kỳ ở đâu cũng phải sống có đạo lý. Đối với dân tộc
Việt Nam vấn đề này càng có ý nghĩa quan trọng. Cha ông ta cho rằng, nếu
con người thiếu nhân cách, sống không có đạo lý thì dù tài giỏi đến đâu
cũng không giúp ích được cho cộng đồng, xã hội thậm chí còn gây ra
những tác hại cho đất nước, cho nhân dân và tất nhiên sẽ bị xã hội lên án,
từ bỏ. Vì vậy, giáo dục đạo lý làm người được gia đình, trường học và xã
hội rất coi trọng.
Cuộc cách mạng mà nhân dân ta tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng
cộng sản là vì con người, nhằm đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho đông
đảo quần chúng, tạo ra những điều kiện tốt nhất cho sự phát triển mọi mặt của
con người Việt Nam. Cho nên, những người tham gia sự nghiệp vẻ vang đó
trước hết phải là những người sống có đạo lý.
Theo Hồ Chí Minh, đạo lý sống của người cách mạng "nghĩ cho cùng...
là vấn đề ở đời và làm người. Ở đời và làm người là phải thương nước,
thương dân, thương nhân loại bị đau khổ, bị áp bức"; là phải "làm cho dân có
ăn, có mặc, có chỗ ở, được học hành" [86, tr.152]; "đem tài dân, sức dân, làm
lợi cho dân" [67, tr.65]; "Mình ăn no mặc ấm, cũng cần làm... cho tất cả mọi
người được ăn no, mặc ấm" [69, tr.682]; là "sống với nhau có tình có nghĩa";
19
"nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống với nhau không có tình có nghĩa thì sao có
thể hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin" [74, tr.554], sao là sống có đạo lý...
Sự kế thừa những giá trị tốt đẹp này còn được thể hiện trong thực tiễn
giáo dục, đào tạo, phát triển con người của Hồ Chí Minh. Hai mươi bốn điều
trong cuốn sách giáo khoa "Đường cách mệnh" đều đề cập đến đạo lý làm
người, dạy đạo lý sống cho các chiến sĩ cách mạng Việt Nam. Đến thăm
trường Nguyễn Ái Quốc trung ương - nơi đào tạo cán bộ cao cấp của Đảng và
Nhà nước, dòng đầu tiên mà Người ghi vào sổ vàng truyền thống của trường
là "Học để làm người" trước khi làm cán bộ. Trong nhiều bức thư gửi học
sinh, thầy cô giáo, cán bộ quản lý ngành giáo dục, Hồ Chí Minh luôn luôn
nhắc nhở phải chú ý giáo dục đạo đức, ý thức, trách nhiệm công dân, đạo lý
làm người, coi đó là phẩm chất quan trọng đầu tiên của con người mới xã hội
chủ nghĩa và là tiền để cơ bản để phát triển các phẩm chất, năng lực khác của
con người.
Hơn ai hết, Hồ Chí Minh ý thức sâu sắc rằng con người nếu không có
một triết lý nhân sinh đúng đắn, một quan điểm sống tích cực, sẽ sa vào lối
sống tùy tiện, thực dụng, thấp hèn, dễ biến thành những vật cản trên con
đường phát triển của cộng đồng, xã hội. Do đó giáo dục, bồi dưỡng đạo lý
làm người cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, cho thế hệ trẻ là vấn đề được
Hồ Chí Minh hết sức coi trọng. Điều này một mặt cho thấy sự hiểu biết sâu
sắc quá trình phát triển nhân cách con người của Hồ Chí Minh, mặt khác cũng
phản ánh đậm nét việc Người kế thừa, tiếp thu và nâng cao những giá trị nhân
văn trong truyền thống văn hóa dân tộc mà cha ông ta đưa vào trong nội dung
tư tưởng giáo dục, đào tạo, phát triển con người của dân tộc Việt Nam trong
hàng ngàn năm qua.
Ba là, kế thừa một số điểm tích cực trong phương pháp giáo dục, đào
tạo, phát triển con người của dân tộc Việt Nam: Trong lịch sử, cha ông ta đã
sử dụng một hệ thống phương pháp giáo dục, đào tạo, phát triển con người
khá phong phú. Mặc dù còn có nhiều hạn chế song hệ thống phương pháp ấy
20
cũng có những mặt tích cực góp phần không nhỏ vào việc đào tạo cho dân tộc
Việt Nam biết bao người con ưu tú, có đủ đạo đức, tài năng đưa nhân dân ta
vượt qua mọi thử thách hiểm nghèo trên con đường phát triển của mình.
Chính vì vậy, trong quá trình kế thừa, những giá trị tốt đẹp của tư tưởng giáo
dục, đào tạo phát triển con người của cha ông, Hồ Chí Minh đã tiếp thu và
vận dụng một cách sáng tạo những mặt tích cực của các phương pháp ấy vào
thực tiễn đào tạo, phát triển con người cho cách mạng Việt Nam.
Kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục đạo đức cách mạng, lý tưởng, quan
điểm sống với trí thức khoa học, trong đó có tri thức khoa học xã hội - nhân
văn cho con người Việt Nam để không ngừng nâng cao phẩm chất và năng
lực về mọi mặt của họ là phương pháp mà Hồ Chí Minh luôn luôn coi trọng
và thường xuyên sử dụng. Theo Hồ Chí Minh, có làm tốt điều đó chúng ta
mới có thể tạo ra được những con người mới đức tài vẹn toàn cho cách mạng.
Trong quan niệm về con người mới xã hội chủ nghĩa của Hồ Chí Minh, đạo
đức và tài năng, lý trí và tình cảm, là những yếu tố không thể tách rời trong
nhân cách của người cách mạng, nó phải được kết hợp chặt với nhau. Muốn
vậy, khi tiến hành giáo dục, đào tạo, phát triển con người phải kết hợp chặt
chẽ giữa hai mặt đó, phải quan tâm, đến giáo dục cả tri thức đạo đức và tri
thức văn hóa, khoa học, kỹ thuật để nâng cao phẩm chất, năng lực cho mỗi cá
nhân. Đó là điều luôn luôn được Hồ Chí Minh quan tâm bởi theo Người "có
tài phải có đức, có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không
có tài làm việc gì cũng khó"; "có tài mà không có đức ví như một anh làm
kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại để thụt két thì chẳng những không làm
được gì có ích cho xã hội, mà còn có hại cho xã hội. Nếu có đức mà không có
tài ví như ông bụt không làm hại gì, nhưng cũng không có lợi gì cho loài
người" [70, tr.126]. Vì vậy, kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục đức dục với trí dục
là phương pháp hết sức quan trọng để đào tạo cho cách mạng những con
người "vừa hồng, vừa chuyên" nhằm kế tục xứng đáng sự nghiệp cách mạng
vẻ vang của Đảng và nhân dân ta. Đó là quan điểm nhất quán của Hồ Chí
21
Minh nêu ra trong quan niệm xây dựng và phát triển con người mới xã hội
chủ nghĩa.
Nếu như trước đây, cha ông ta có những hình thức động viên có kết quả
tinh thần ham học cho con người như: nêu danh, yết bảng các sĩ tử thi đỗ;
khắc tên vào bảng vàng, bia đá; tổ chức lễ vinh quy bái tổ một cách trịnh
trọng; ban thưởng yến tiệc, mũ áo, ruộng đất, tước lộc... thì sinh thời Hồ Chí
Minh, căn cứ vào điều kiện cụ thể của đất nước lúc này cũng có những hình
thức khen thưởng xứng đáng những người chăm học, học giỏi: tặng giấy
khen, bằng khen; danh hiệu học sinh giỏi, danh hiệu cháu ngoan Bác Hồ,
người tốt việc tốt; gửi ra nước ngoài tiếp tục đào tạo; ưu tiên tuyển chọn vào
biên chế; nâng lương trước thời hạn; đề bạt vào những cương vị lãnh đạo phù
hợp...
Những biện pháp cụ thể, thiết thực đó đã góp phần to lớn cổ vũ tinh
thần học tập của đông đảo các tầng lớp nhân dân, nhất là thể hệ trẻ, hình thành
nên những phong trào thi đua sôi nổi trong ngành giáo dục như "dạy tốt, học
tốt"; "tiếng trống Bắc Lý"; những tấm gương tiêu biểu về tinh thần vượt mọi
khó khăn để học tập như Nguyễn Ngọc Ký, Hoa Xuân Tứ..., những đội tuyển
học sinh giỏi Văn, Toán, Vật lý... giành được những giải cao trong các kỳ thi
quốc tế, làm rạng rỡ dân tộc Việt Nam. Điều này đáp ứng được một phần
mong ước thiết tha của Hồ Chí Minh trong bức thư Người gửi các em học
sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
(9/1945): "Non sông Việt Nam có được vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam
có bước tới đài vinh quang sánh vai với các cường quốc năm châu được hay
không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu" [66, tr.32].
1.1.2.2. Chủ nghĩa Mác - Lênin_ tiền đề lý luận cơ bản cho sự hình
thành quan niệm của Hồ Chí Minh về con người mới xã hội chủ nghĩa
Học thuyết Mác sở dĩ là một học thuyết đầy sức sống, đã chinh phục
trái tim, khối óc của hàng triệu, hàng triệu con người từ giữa thế kỷ XIX đến
nay, trước hết, vì chủ nghĩa Mác là lý tưởng mang tính nhân văn cao cả.
22