Tải bản đầy đủ (.pdf) (307 trang)

Vận dụng sáng tạo và phát triển quan điểm của hồ chí minh về 'đem tài dân, sức dân, của dân để làm lợi cho dân' trong cuộc sống đổi mới hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 307 trang )



HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH
QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH








BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
KHOA HỌC CẤP BỘ NĂM 2011



TÊN ĐỀ TÀI: VẬN DỤNG SÁNG TẠO VÀ PHÁT TRIỂN QUAN ĐIỂM
CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ: “ĐEM TÀI DÂN, SỨC DÂN, CỦA DÂN ĐỂ
LÀM LỢI CHO DÂN” TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI HIỆN NAY.

Mã số:

B11 – 12

Chủ nhiệm đề tài : PGS. TS Phạm Ngọc Anh

ĐT liên hệ:0912 460 192

Cơ quan chủ trì: Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng


Thư ký đề tài: ThS Trần Thị Hợi


9117




Hà Nội - 2011
1

Danh sách cộng tác viên

PGS.TS Phạm Ngọc Anh Chủ nhiệm
PGS.TS Phạm Hồng Chơng
Ths, Ngô Xuân Dơng
Ths. Lê Thị Hằng
GS.TS. Nguyễn Hùng Hậu
Ths Trần Thị Hợi Th ký
Ths Trần Thị Huyền
PGS.TS Đinh Xuân Lý
PGS.TS Bùi Đình Phong
Ths Chu Lam Sơn
Ths. Phạm Đức Tiến
Ths, Nguyễn Ngọc Tính
PGS.TS Trần Minh Trởng
Ths. Nguyến Xuân Trung
Ths Nguyễn Thị Lơng Uyên




2

M U
1. Tính cấp thiết của đề tài
Dân là gốc của nớc, nớc lấy dân làm gốc là một truyền thống
tốt đẹp của các dân tộc phơng Đông nói chung và của Việt Nam nói riêng
đợc Hồ Chí Minh kế thừa, vận dụng sáng tạo và phát triển trong suốt cuộc
đời hoạt động cách mạng của mình. Cùng với sự tổng kết thực tiễn từ bài
học kinh nghiệm của các cuộc cách mạng trên thế giới và cách mạng Việt
Nam, Hồ Chí Minh lại một lần nữa khẳng định một chân lý của mọi thời đại
bằng câu nói: Dễ mời lần không dân cũng chịu, khó trăm lần dân liệu
cũng xong
1
; Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân.
2

Lịch sử Việt Nam đã minh chứng cho quan điểm khoa học và toàn
diện về vị trí và vai trò của quần chúng nhân dân của Hồ Chí Minh bằng
những trang sử vẻ vang của những cuộc kháng chiến thần kỳ của dân tộc.
Bất kì một học giả nào, một nhà nghiên cứu dù trong nớc hay ngoài
nớc khi nghiên cứu về lịch sử dân tộc Việt Nam đều trăn trở tìm kiếm
những lý giải cho các câu hỏi: Tại sao một dân tộc Việt Nam với thân phận
vong nô, bị thực dân Pháp xoá tên, hai triệu ngời đã chết đói trong đêm
trớc của cách mạng, tởng chừng nh kiệt sức lại có thể giành lại đợc độc
lập, tự do vào năm 1945? Tại sao một dân tộc Việt Nam vừa mới trải qua
đêm trờng nô lệ dới ách thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ với vô vàn
những khó khăn và thách thức vẫn còn đủ sức đứng lên đối mặt với một tên
đế quốc đầu sỏ để khẳng định một chân lý bất hủ không chỉ cho dân tộc
mình mà còn cho cả cộng đồng nhân loại tiến bộ: Không có gì quý hơn độc

lập, tự do và tại sao lại chính là Việt Nam, mà không phải là dân tộc khác,
vẫn kiên cờng đứng vững và duy trì đợc thể chế của mình trong cơn bão
táp rung chuyển dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa trên phạm
vi thế giới, thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới?

1
. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, H. 1996, tập 12, tr. 212
2
. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.10
3

Câu trả lời cho những câu hỏi trên có thể khác nhau, song luận giải
chung lớn nhất giữa họ để lý giải cho sự thần kỳ ấy chính là ở sức mạnh của
nhân dân Việt Nam, sức mạnh vĩ đại của dân tộc Việt Nam, sức mạnh đó là
của tất cả mọi ngời Việt Nam yêu nớc, không phân biệt già trẻ, gái trai,
không phân biệt đảng phái, tôn giáo và đẳng cấp đã góp công, góp của, góp
sức và góp tiếng nói của mình vào công cuộc giải phóng và chấn hng nớc
nhà. Đây cũng là luận điểm sáng tạo độc đáo của vị lãnh tụ thiên tài của dân
tộc Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh
Khẳng định luận điểm nhân dân là một lực lợng cách mạng to lớn,
có tiềm năng vô tận nhng Hồ Chí Minh cũng quan niệm dân chúng không
nhất luật nh nhau. Trong dân chúng, có nhiều tầng lớp khác nhau, trình độ
khác nhau, ý kiến khác nhau
1
, do đó, nhân dân cần phải có một Đảng để
lãnh đạo nhằm phát huy nguồn lực và chăm lo cho cuộc sống của họ.
Từ đó, có thể thấy mối quan hệ giữa dân và Đảng là mối quan hệ máu
thịt, là một yếu tố đóng vai trò quyết định đến mọi thắng lợi của cách mạng
Việt Nam. Vì vậy, trong bài viết Thanh Hoá kiểu mẫu, ngày 20/2/1947,
Hồ Chí Minh khẳng định đem tài dân, sức dân, của dân làm lợi cho dân

2

Dới ánh sáng t tởng Hồ Chí Minh và đờng lối, chính sách đúng
đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam, công cuộc đổi mới của nớc ta hơn 25
năm qua đã đạt đợc nhiều thành tựu to lớn và đang dần khẳng định những
thành công bớc đầu. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn tồn tại nhiều hạn chế, yếu
kém đòi hỏi Đảng phải không ngừng đổi mới và hoàn thiện để nâng cao vai
trò lãnh đạo của mình, phát huy cao nhất sức mạnh của quần chúng nhân
dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong toàn bộ tiến trình đổi mới, Đảng ta đã quán triệt quan điểm lấy
dân làm gốc. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng cộng sản Việt

1
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 5, tr. 296.
2
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd., t.5, tr. 65.


4

Nam khẳng định rõ: Đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân
dân, phát huy vai trò chủ động sáng tạo của nhân dân, xuất phát từ thực tiễn,
nhạy bén với cái mới. Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, vì nhân dân và
do nhân dân. Những ý kiến, nguyện vọng và sáng kiến của nhân dân có vai
trò quan trọng trong việc hình thành đờng lối đổi mới của Đảng. Dựa vào
nhân dân, xuất phát từ thực tiễn và thờng xuyên tổng kết thực tiễn, phát
hiện nhân tố mới, từng bớc tìm ra qui luật phát triển, đó là chìa khoá của
thàng công
1
.

Cùng với xu hớng phát triển của thế giới, Việt Nam đang trên con
đờng hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Những thời cơ, thuận lợi đang
mở rộng cánh cửa với Việt Nam, bên cạnh những khó khăn và thách thức
khôn lờng. Hơn lúc nào hết, chúng ta cần phải phát huy tối đa sức mạnh,
mọi nguồn lực vốn có của nhân dân và của tinh thần đoàn kết dân tộc trong
sự nghiệp đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nớc mạnh, xã hội dân chủ, công
bằng, văn minh, có vị thế ngày càng cao trong công đồng nhân loại.
Từ đó có thể thấy, trên cả hai bình diện, lý luận và thực tiễn, nghiên
cứu quan điểm của Hồ Chí Minh về đem tài dân, sức dân, của dân, làm lợi
cho dân có ý nghĩa to lớn trong công cuộc đổi mới ở nớc ta hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Quan niệm của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của nhân dân trong cách
mạng với những sáng tạo độc đáo của Ngời, cũng nh mối quan hệ giữa
Đảng và nhân dân đã thu hút đợc sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu.
Nhiều công trình đã đợc công bố dới dạng sách, báo hoặc các bài viết trên
các tạp chí chuyên ngành và trên các trang web điện tử. Tuy nhiên, nói về
giá trị lý luận và thực tiễn của vấn đề nêu trên trong công cuộc đổi mới của
đất nớc thì cha có một công trình nghiên cứu nào có quy mô thực sự.
Trong nghiên cứu Hồ Chí Minh ở nớc ngoài, ít có các chuyên khảo
về chủ đề này, chỉ đợc đề cập một cách thoáng qua trong các tham luận

1
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. NXB CTQG, H. 2006, tr.71
5

khoa học nhân kỷ niệm lần thứ 100, 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí
Minh (1890 - 1990, 1890 - 2010), trong các bài viết của Singô Sibata,
F.Mutô (Nhật bản), Lady Borton, J.Xtenxơn (Mỹ), Xanhtơny (Pháp)
Trong nớc, chủ đề này đợc đề cập một cách không chính thức trong
các sản phẩm khoa học sau:

- Dới dạng các chơng trình, đề tài khoa học
Chơng trình khoa học cấp Nhà nớc KX.02 T tởng Hồ Chí Minh
(1991 - 1995), do GS.Đặng Xuân kỳ làm chủ nhiệm, trong các đề tài nhánh
KX.02.01 T tởng Hồ Chí Minh và con đờng cách mạng Việt Nam, do
Đại tớng Võ Nguyên Giáp làm chủ nhiệm; KX.02.04 T tởng Hồ Chí
Minh về cách mạng xã hội chủ nghĩa, do Ths.Vũ Viết Mỹ làm chủ nhiệm;
KX.02.05 Chiến lợc đại đoàn kết Hồ Chí Minh, do PGS.TS.Phùng Hữu
Phú làm chủ nhiệm; KX.02.12 T tởng Hồ Chí Minh về Nhà nớc của
dân, do dân, vì dân, do TS. Nguyễn Đình Lộc làm chủ nhiệm; KX.02.13 T
tởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc, do
PGS.TS.Trịnh Nhu làm chủ nhiệm, khi đề cập đến nội dung t tởng Hồ Chí
Minh về mục tiêu, động lực của cách mạng Việt Nam, Đảng của dân tộc,
Nhà nớc do dân, vì dân đã nghiên cứu một số khía cạnh của quan điểm
này.
Đề tài khoa học cấp Nhà nớc KHXH.05.01 (2000 - 2005) T tởng
Hồ Chí Minh về xây dựng con ngời và phát triển văn hoá, do GS.Đặng
Xuân Kỳ làm chủ nhiệm đã nghiên cứu khá sâu sắc quan niệm của Hồ Chí
Minh về vai trò của con ng
ời Việt Nam với t cách vừa là mục tiêu, vừa là
động lực trong công cuộc giải phóng do Đảng lãnh đạo.
Các đề tài khoa học cấp Bộ: T tởng kinh tế Hồ Chí Minh (2003), T
tởng Hồ Chí Minh về quyền con ngời (2006), Triết lý phát triển Hồ Chí
Minh - Giá trị lý luận và thực tiễn (2008) do TS.Phạm Ngọc Anh làm chủ
nhiệm khi đề cập đến mục tiêu, động lực xây dựng, phát triển kinh tế, đảm
6

bảo các quyền con ngời, thực hiện mô hình phát triển bền vững, trên thực tế
đã nghiên cứu các luận điểm của Hồ Chí Minh có liên quan đến chủ đề
Trong chơng trình khoa học cấp Nhà nớc Nghiên cứu lý luận
chính trị, (2006 - 2010); đề tài khoa học độc lập cấp Nhà nớc Chủ thuyết

phát triển Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh, (2006 - 2015) do
PGS.TS.Tô Huy Rứa làm chủ nhiệm khi xác định mục tiêu, động lực phát
triển bền vững của dân tộc trong thời gian tới đều có phân tích luận điểm Hồ
Chí Minh về đem của dân, sức dân, tài dân làm lợi cho dân.
- Về luận văn, luận án: Tại Viện Hồ Chí Minh, Viện Triết học thuộc
Viện khoa học xã hội Việt Nam, khoa Triết học thuộc trờng đại học Khoa
học xã hội và Nhân văn, đại học quốc gia Hà Nội có 12 luận văn thạc sỹ, 8
luận án tiến sỹ khi nghiên cứu t tởng Hồ Chí Minh về con ngời, đại đoàn
kết dân tộc, chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam có nói đến quan điểm của Hồ Chí
Minh, trong đó, đáng kể nhất là: Đàm Văn Thọ, Luận án phó tiến sĩ khoa
học triết học (1996) Mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân trong di sản của
Hồ Chí Minh; Nguyễn Mạnh Tờng, Luận án tiến sỹ khoa học triết học
(2002) Chủ nghĩa yêu nớc Hồ Chí Minh
- Các sách chuyên khảo, có thể kể những công trình tiêu biểu có liên
quan ít nhiều đến chủ đề nghiên cứu: Lê Mậu Hãn Sức mạnh dân tộc dới
ánh sáng t tởng Hồ Chí Minh, NXB CTQG, Hà Nội. 2001;
PGS.TS.Thành Duy T tởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng con
ngời phát triển toàn diện, NXB CTQG, Hà Nội, 2002; TS.Phạm Ngọc
Anh Bớc đầu tìm hiểu t tởng Hồ Chí Minh về kinh tế, NXB CTQG, Hà
Nội, 2003; GS. Đặng Xuân Kỳ (Chủ biên) T tởng Hồ Chí Minh về xây
dựng con ngời và phát triển văn hoá, NXB CTQG, Hà Nội, 2005;
TS.Phạm Ngọc Anh (Chủ biên) T
tởng Hồ Chí Minh về quyền con ngời
và sự vận dụng vào thực hiện quyền con ngời ở nớc ta hiện nay, NXB
CTQG, Hà Nội, 2006; PGS.TS.Phạm Ngọc Anh (Chủ biên) Triết lý phát
7

triển Hồ Chí Minh - Giá trị lý luận và thực tiễn, NXB CTQG, Hà Nội,
2009
- Trên các tạp chí lớn có một số bài đáng chú ý về chủ đề này, nhất là

đề cập đến quan niệm Hồ Chí Minh về vai trò của nhân dân, mối quan hệ
giữa Đảng và nhân dân: Trơng Quang Đợc: Tăng cờng mối quan hệ mật
thiết giữa Đảng, Nhà nớc và nhân dân, Tạp chí Cộng sản, số đặc biệt (4+5)
tháng 2 - 2002, tr.14; Trần Quang Nhiếp: Bác Hồ nói về mối quan hệ giữa
Đảng với nhân dân, Tạp chí Cộng sản, số (4 + 5), tháng 2 - 2002, tr.21; Lê
Khả Phiêu: Dân là gốc, dân là chủ, vị trí trung tâm trong tác phẩm: Sửa đổi
lối làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tạp chí Cộng sản số 783 (1/2008),
tr.17
Một số bài viết trên các trang web: Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt
Nam; Chungta.com
Tổng hợp tất cả các thành quả nghiên cứu nêu trên, chúng tôi thấy
rằng, cha có bất kỳ công trình nào lấy quan điểm của Hồ Chí Minh về đem
của dân, sức dân, tài dân để làm lợi cho dân và ý nghĩa của nó trong sự
nghiệp đổi mới làm đề tài nghiên cứu độc lập. Vì thế, hớng nghiên cứu mà
chúng tôi lựa chọn là mới cả về nội dung, phơng thức tiếp cận.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở trình bày một cách có hệ thống những nội dung cơ bản
quan điểm của Hồ Chí Minh về đem tài dân, sức dân, của dân làm lợi cho
dân, khẳng định những giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc quan điểm đó của
Ngời trong sự nghiệp đổi mới hiện nay.
- Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Xác định cơ sở hình thành quan điểm của Hồ Chí Minh về đem của
dân, sức dân, tài dân làm lợi cho dân;
8

+ Làm rõ nội dung cơ bản quan điểm của Hồ Chí Minh về đem của
dân, sức dân, tài dân làm lợi cho dân;
+ Xác định phơng hớng và các giải pháp chủ yếu vận dụng sáng tạo
và phát triển quan điểm của Hồ Chí Minh về đem của dân, sức dân, tài dân

làm lợi cho dân trong công cuộc đổi mới hiện nay.
4. Phơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, chúng tôi dựa trên cơ sở phơng pháp luận duy
vật biện chứng, đặc biệt là phơng pháp luận nghiên cứu về Hồ Chí Minh,
quan điểm chỉ đạo của Hồ Chí Minh, Đảng, Nhà nớc có liên quan đến chủ
đề nghiên cứu; các phơng pháp cơ bản đợc sử dụng là phơng pháp lịch sử
và phơng pháp lôgic, kết hợp lô gíc với lịch sử. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng
các phơng pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, điều tra, khảo sát, tổng
kết thực tiễn
5. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- í nghĩa lý luận
+ Đề tài giúp chúng ta nhận thức đúng đắn và đầy đủ hơn quan điểm
của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của nhân dân thông qua các loại nguồn lực
cụ thể trong cách mạng cũng nh vai trò lãnh đạo của Đảng, đặc biệt là
trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam
+ Một lần nữa khẳng định tính đúng đắn và sáng tạo độc đáo trong
quan niệm của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của quần chúng nhân dân.
+ Thấy đợc những giá trị lâu bền của t tởng Hồ Chí Minh đối với
việc hoạch định các đờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nớc nhằm
không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân.
- í nghĩa thực tiễn
+ Góp phần vào việc giải quyết những vấn đề thực tiễn trong phát huy
sức mạnh của quần chúng nhân dân đối với công cuộc đấu tranh giải phóng
9

vơn tới các chân trời rộng lớn nhằm thoả mãn các nhu cầu, lợi ích ngày
càng cao và những vấn đề về công tác dân vận.
+ Nếu đề tài thành công, thì đây sẽ là một tài liệu tốt phục vụ cho việc
nghiên cứu và học tập một cách thiết thực t tởng Hồ Chí Minh.
















10

Chơng 1.
Quan điểm của Hồ Chí Minh về đem tài dân, sức
dân, của dân làm lợi cho dân.
1.1. Các khái niệm cơ bản
- Quan nim v nhõn dõn
H Chớ Minh, trong suy ngh v hnh ng, núi v lm, lý lun v
thc tin, im xut phỏt v im n cui cựng l con ngi, nhõn dõn,
ng bo vi tt c nhu cu sinh tn v phỏt trin.
H Chớ Minh quan nim dõn l ng bo, l anh em mt nh. Dõn
khụng phõn bit gi, tr, gỏi, trai, giu, nghốo, quý tin. Dõn l ton dõn,
ton dõn tc Vit Nam, bao gm cỏc dõn tc a s, thiu s cựng sng trờn
mt di t Vit Nam. Nh
vy, trong quan nim ca Ngi, dõn cú biờn
rt rng, va c hiu l mi cỏ nhõn, va l ton th ng bo. Nm vng

quan im giai cp, quan im qun chỳng, H Chớ Minh ó ch ra giai cp
cụng nhõn v nụng dõn l lc lng ụng o nht, b ỏp bc, búc lt nng
n nht, cú tinh thn cỏch mng trit nht.
H Chớ Minh ý thc rừ rng v vai trũ ca dõn. Dõn l gc r
, l nn
tng ca nc. Dõn l ngi ch ca nc, l ch th ca khi i on kt.
Dõn l lc lng quyt nh mi thng li ca cỏch mng.
- Quan nim v ngun lc v cỏc ngun lc ca dõn
H Chớ Minh khng nh: em sc dõn, ti dõn, ca dõn lm li cho
dõn. iu ny cú ngha l phỏt huy cỏc ngun lc vn cú trong dõn xõy
dng cu
c sng m no, hnh phỳc ca nhõn dõn.

Khỏi nim ngun lc trong phỏt trin kinh t - xó hi thng c
cỏc nh khoa hc gii thớch nh sau: Nhng th c coi l ngun lc phi
l nhng th c s dng hoc cú kh nng s dng trong thi k d kin
phỏt trin. Tim nng cha a c vo s dng hoc cha cú kh nng
a vo s dng thỡ cha c xem l ngu
n lc.
11

Nguồn lực kinh tế là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên
nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn
và thị trường… ở cả trong nước và nước ngoài có thể được khai thác nhằm
phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định.
Các nguồn lực được xem xét dưới nhiều góc độ. Có nghĩa là dưới nhiều
góc độ, người ta chia các nguồ
n lực thành các loại khác nhau để có thái độ
đúng đắn và có cách ứng xử với chúng thích hợp. Với cách nhận thức như
thế và trên quan điểm thiết thực, việc phân chia các nguồn lực được tiến

hành theo hai cách chủ yếu:
Cách thứ nhất: Người ta chia ra thành nguồn lực vật chất và nguồn
lực tinh thần.
Nhóm nguồn lực vật chất gồm có: Tài nguyên thiên nhiên (tài nguyên
đất, tài nguyên rừng, tài nguyên biển, tài nguyên thuỷ điện, tài nguyên n
ước,
tài nguyên khí hậu, vị trí địa kinh tế ) và cơ sở vật chất kỹ thuật đã tạo dựng
(nhà cửa, công trình công cộng, đường sá, hải cảng, sân bay, hệ thống sản
xuất và truyền tải điện, hệ thống cung cấp và thoát nước, hệ thống xử lý chất
thải, hệ thống viễn thông và truyền thông ).
Nhóm nguồn lực con người (gắn với tài nguyên trí thức) và tài nguyên
thông tin. Trí tuệ củ
a con người có giá trị đặc biệt và không thể tự có được
mà con người phải mất công, mất sức mới có. Muốn có trí tuệ, con người
phải có thể lực và trí lực cùng hoàn cảnh thuận lợi. Đối với vấn đề xây dựng
trí tuệ, việc giáo dục quan trọng như thế nào thì việc cải tạo nòi giống cũng
quan trọng không kém. Trong lĩnh vực xây dựng nguồn lực con người,
không thể xem nhẹ
việc bồi dưỡng sức dân và chăm lo cho công tác dân số -
kế hoạch hoá gia đình. Để có được nguồn thông tin chất lượng cao nhằm
cung cấp kịp thời, đầy đủ cho người dân, Nhà nước phải tiến hành xây dựng
hệ thống thông tin thống nhất từ Trung ương tới các địa phương.
Cách thứ hai: căn cứ vào nguồn gốc của các nguồn lực để phân loại.
12

Theo tiêu chí này, người ta chia nguồn lực thành hai nhóm lớn: Nguồn
lực trong nước và nguồn lực ngoài nước. Nguồn lực trong nước bao giờ
cũng giữ vai trò quyết định. Bằng cơ chế, chính sách, người ta tạo ra môi
trường hấp dẫn để thu hút nguồn lực bên ngoài, nhất là thu hút nhân tài.
Thông qua cơ chế, chính sách, Nhà nước và các doanh nghiệp có thể biến

ngoại lực thành nội lực. Phần lớn các nguồn lực đều hữu hạn. Vì thế
, việc sử
dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực và dự trữ các nguồn lực trong điều
kiện có thể là một trong những quốc sách quan trọng.
Nguồn lực không phải là bất biến. Nó thay đổi theo không gian và thời
gian. Con người có thể làm thay đổi nguồn lực theo hướng có lợi cho mình.
Hiểu biết và đánh giá đúng cũng như biết huy động tối đa các nguồn lực
s
ẽ thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế ở mỗi quốc gia. Các nước đang phát
triển muốn nhanh chóng thoát khỏi sự nghèo nàn, tụt hậu cần phải phát hiện
và sử dụng hợp lí, có hiệu quả các nguồn lực sẵn có trong nước, đồng thời
tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài, nhất là các nước phát triển.
Hồ Chí Minh quan niệm các nguồn lực vốn có trong dân, bao gồm:
- Nguồn lực của cải, tài chính
- Nguồn lự
c sức lao động
- Nguồn lực trí tuệ
Nguồn lực của cải tài chính
Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định, phát triển kinh tế - xã hội, thì phải có
tài chính, tức là có vốn. Người đã chỉ ra rằng: “Muốn có vốn thì các nước tư
bản dùng 3 cách: vay mượn nước ngoài; ăn cướp của các thuộc địa; bóc lột
nông dân, công nhân. Những cách đó chúng ta đều không thể làm được.
Chúng ta chỉ có một cách là một mặt tăng gia sả
n xuất, một mặt tiết kiệm để
tích trữ thêm vốn”. Do vậy, “Phải ra sức sản xuất và thực hành tiết kiệm”.
Người căn dặn: “…đồng tiền của người ta bỏ ra là viên gạch để góp phần
13

vào việc xây đắp nền móng quốc gia”
1

. Người mong giới công - thương
“cùng đem vốn vào làm những công cuộc ích quốc, lợi dân”
2
. Ngoài ra,
Người còn chủ trương thành lập “Quỹ độc lập”, tổ chức “Tuần lễ Vàng” để
huy động được nguồn tài chính trong dân.
Ngày 17/9/1945, ngày đầu của “Tuần lễ Vàng”, Hồ Chí Minh đã gửi
thư cho đồng bào toàn quốc kêu gọi: “…Chúng ta cần củng cố nền độc lập
tự do để chống lại với sự dã tâm xâm lăng của đế quốc Pháp. Muốn củng cố
được nền tự
do độc lập ấy, chúng ta cần sức hy sinh phấn đấu của toàn quốc
đồng bào; nhưng chúng ta cũng rất cần sức quyên góp của nhân dân, nhất là
những nhà giàu có… Tuần lễ Vàng sẽ tỏ cho toàn quốc đồng bào và cho
toàn thế giới biết rằng trong lúc các chiến sĩ quyết hy sinh giọt máu cuối
cùng để giữ vững nền tự do độc lập của nước nhà, thì đồng bào ở hậu
phương, nhất là những nhà giàu có c
ũng có thể hy sinh được chút Vàng để
phụng sự Tổ quốc”
3
.
Hưởng ứng chủ trương của Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh,
phong trào hưởng ứng “Tuần lễ vàng’’ diễn ra sôi nổi khắp ba miền Bắc,
Trung, Nam. Nhân dân đã tổ chức mít tinh, sáng tác ca dao, hò, vè vận động
nhân dân ủng hộ vàng cho “Quỹ Độc lập’’, “Quỹ Quốc gia’’ xây dựng nước
nhà vững mạnh:
“Đeo vàng chỉ tổ nặng tai,
Đem vàng giúp nước những ai có vàng,
Đổi vàng lấy súng cối xay,
Đánh tan giặc Pháp chờ ngày vinh quang
Các bà các chị ra đàng,

Chẳng kiềng chẳng nhẫn, chẳng xoàn cũng xinh’’

1
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, T. 4, Tr. 55
2
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, T. 4, Tr. 49
3
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, T. 4, Tr. 17
14

Chỉ trong 7 ngày từ 17- 24/9/1945, đồng bào cả nước đã hưởng ứng
lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch, ủng hộ được khá nhiều vàng, bạc, tiền Đông
Dương vào “Quỹ Độc lập”. Cả nước đã quyên góp được 370kg vàng và 20
triệu tiền Đông Dương. Giá vàng khi ấy là 400 đồng/lạng, thì số tiền này
bằng 50.000 lạng (tương đương 1.923kg) tổng cộng được 2.293kg, hoặc
59.618 lạng. Sự
kiện đầy ý nghĩa cả kinh tế - chính trị này đã nói lên tinh
thần yêu nước, ý thức giác ngộ cách mạng của nhân dân (nhất là các gia đình
giàu có), góp phần giải quyết những khó khăn về tài chính của đất nước lúc
bây giờ, gấp nhiều lần số tiền ta thu lại được ở nhà băng Đông Dương khi
giành lại chính quyền ở Thủ đô Hà Nội.
Nguồn lực sức lao động
Chủ t
ịch Hồ Chí Minh xác định mục tiêu của CNXH là dân lao động
thoát khỏi nạn bần cùng, mọi người ai cũng có công việc, ai cũng được no
ấm và sống hạnh phúc. Vì vậy, Đảng và Nhà nước phải làm cho đời sống
của người dân được nâng cao. Nhưng Người cho rằng việc cải thiện đời
sống cũng phải do nhân dân tự giúp mình là chính, tức là phải ra sức lao
động sản xuất để cải thiện dần đời s
ống. Người quan niệm: “Công cuộc xây

dựng lại đất nước ngày nay như đào một cái giếng uống nước, trồng cái cây
ăn quả: Người đào giếng phải chịu khát rồi mới có nước. Người trồng cây
phải cố gắng vun trồng thì cây mới chóng có quả”
1
. Người nói đi nói lại điều
này nhiều lần, trong cuộc nói chuyện với nhân dân thành phố Hải Phòng,
Người lại nhấn mạnh, muốn có của cải vật chất tiêu dùng thì: “Chúng ta phải
ra sức tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm… Nhưng mà không phải một
tháng, một tuần hay một năm mà được… Ví dụ: ta làm vườn giồng cây ăn
quả. Giồng hôm nay thì mai đã có quả ăn được chư
a? Chưa. Phải chờ một
thời gian mới có quả. Quả to thì chờ lâu năm, quả bé thì chờ ít năm”
2
. Do

1
. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, T. 8, Tr. 363
2
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 8, tr. 370 - 371
15

đó, Người nhắc dân lao động phải vất vả, phải tự lực cánh sinh thì mới làm
ra được của cải để cải thiện đời sống, “Việc cải thiện đời sống cho dân cũng
phải do nhân dân tự giúp lấy mình là chính…, cán bộ và cốt cán, phải lãnh
đạo nhân dân,…tổ chức nhân dân cải thiện đời sống”
1
. “Muốn uống nước thì
phải đào giếng, đào giếng thì phải đổ mồ hôi, nhưng càng khó nhọc vất vả
thì giếng càng sâu, càng nhiều nước”
2

. Chính vì vậy, mọi người ai cũng phải
“ra sức công tác, ra sức lao động sản xuất”
3
. Người giải thích: “Nước ta còn
nghèo. Muốn sung sướng thì phải có tinh thần tự lực cách sinh, cần cù lao
động. Phải cố gắng sản xuất. Lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn
sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta. Trong xã hội ta, không có nghề nào
thấp kém, chỉ có những kẻ lười biếng, ỷ lại mới đáng xấu hổ”
4
.
Do đó, mọi người đều phải siêng năng, cần cù lao động, tăn gia sản
xuất, coi đó vừa là nguồn sống, vừa là nghĩa vụ và là niềm hạnh phúc của
chúng ta. Người còn nói:
“…Người siêng năng thì mau tiến bộ.
Cả nhà siêng năng thì chắc ấm no.
Cả làng siêng năng thì làng phồn thịnh.
Cả nước siêng năng thì nước mạnh giàu”
5
.
Người lên án tính lười biếng: “Lười biếng là kẻ địch của chữ cần. Vì
vậy, lười biếng cũng là kẻ địch của dân tộc”
6
.
Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng lao động, coi người lao động là
vốn quý nhất và Người đòi hỏi phải tổ chức lao động cho tốt để tiết kiệm sức
lao động. Người nói: “Phải biết quý trọng sức người là vốn quý nhất của ta.
Chúng ta cần hết lòng chăm sóc sức khỏe và sử dụng thật hợp lý sức lao

1
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t .8, tr. 150

2
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr. 160
3
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,t. 8, tr. 396
4
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr. 313
5
Hồ Chí Minh: Toàn tập , Sđd, t.5, tr.632
6
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.634
16

động của nhân dân ta”
1
. Người đưa ra ví dụ: “Việc gì trước kia chúng ta phải
dùng 10 người nay ta tổ chức sắp xếp cho khéo, phải nâng cao năng suất của
mỗi người, nhờ vậy mà chỉ dùng 5 người cũng làm được”
2
.
Người yêu cầu: “giữa các ngành công nghiệp, nông nghiệp, thương
nghiệp, văn hóa, giáo dục… với nhau và trong mỗi một ngành phải phát
triển cân đối. Trong nông nghiệp phải tính toán kỹ lưỡng xem cần làm bao
nhiêu ruộng? Có bao nhiêu sức lao động? Trong một nhà máy, cũng phải
có cân đối. Nếu chỉ cần 100, mà tuyển vào 150, thì lãng phí 50 người”
3
. Vì
vậy, trong phát triển kinh tế phải thực hiện thật triệt để việc tiết kiệm sức
lao động của nhân dân.
Nguồn lực trí tuệ
Theo cách hiểu của Hồ Chí Minh, trí tuệ cũng là trí thức, là sự hiểu

biết, là tài năng. Từ rất sớm, Người đã nhận thấy vai trò của trí tuệ nên
người đã lên án, tố cáo chính sách thống trị tàn bạo, nguy hiểm của thực dân
Pháp đố
i với nhân dân ta: “làm cho dân ngu để dễ trị, đó là chính sách mà
các nhà cầm quyền ở các thuộc địa ưa dùng nhất”
4
. Người coi “dốt cũng là
một thứ giặc”, “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Hồ Chí Minh cho rằng,
muốn phát triển kinh tế, xã hội cần phải huy động được trí tuệ của nhân dân:
“Quần chúng rất nhiều sáng kiến, họ hiểu biết rất mau, nhất là những cái
thuộc về quyền lợi của họ”
5
. Vì vậy, Hồ Chí Minh coi đó là vốn liếng quý
báu của dân tộc. Trên báo Cứu quốc số 411, ngày 20/11/1946, đã đăng bài
Tìm người tài đức của Hồ Chí Minh: “Nước nhà cần phải kiến thiết. Kiến
thiết cần phải có nhân tài…” vì thế phải trọng dụng “những kẻ hiền năng”,
“những người tài đức, có thể làm được những việc ích nước, lợi dân”. Người
yêu cầu mọi người: “cần
đem tài năng trí thức bồi bổ về mặt kinh tế, xã hội”.

1
Hồ Chí Minh: Toàn tậ , Sđd, t.10, tr.313-314
2
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr. 485
3
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.620
4
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.2, tr.99
5
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr. 47 - 48

17

Trong công cuộc kháng chiến, kiến quốc, Người luôn theo dõi, động viên
mọi người đem công sức, đặc biệt là trí tuệ góp phần vào sự nghiệp chung
của cả dân tộc. Người hiểu sâu sắc rằng, những người có trí tuệ tham gia
kháng chiến, kiến quốc rất quý báu cho Đảng, “không có những người đó thì
công việc khó khăn hơn nhiều”
1
. Đi vào xây dựng CNXH, CNCS yêu cầu
con người có trí tuệ, trí thức lại càng phải nhiều hơn về lượng, cao hơn về
trình độ. Người nói: “Trí thức không có bao giờ thừa, chỉ có thiếu trí thức
thôi”
2
. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, mỗi bước tiến của cách mạng đều gắn
bó với sự đóng góp to lớn của trí tuệ. Người giải thích: Muốn phát triển văn
hóa thì phải cần thầy giáo, muốn chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân thì
cần phải có thầy thuốc, muốn phát triển kỹ nghệ thì cần phải có kỹ sư…, sự
nghiệp xây dựng CNXH cần phải có con người Xã h
ội chủ nghĩa, con người
Xã hội chủ nghĩa phải “ vừa hồng, vừa chuyên”
Quan điểm của Hồ Chí Minh về đem tài dân, sức dân, của dân làm lợi
cho dân của Hồ Chí Minh là một quan điểm hết sức quý báu. Sức sống và
giá trị của quan điểm này vẫn còn nguyên giá trị định hướng cho công cuộc
đổi mới nói chung, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói riêng, nhằm
thực hiện m
ục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn
minh”.
1.2. Quan niệm về vai trò của nhân dân trong lịch sử
1.2.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về vai trò của quần
chúng nhân dân.

Do hạn chế về lịch sử và thế giới quan, xuất phát từ mục đích bảo vệ
quyền lợi của giai cấp thống trị, các nhà tư tưởng trước Mác và giai cấp tư
sản cho rằng: M
ọi hiện tượng lịch sử đều do “chúa”, “trời” xếp đặt. Họ hạ
thấp vai trò của quần chúng và nhấn mạnh: Lịch sử là do các vĩ nhân tạo

1
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr. 235
2
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr. 36
18

nên, quần chúng chỉ làm theo ý chúa, tuân thủ tuyệt đối và góp phần thực
hiện ý chí của giai cấp thống trị. Chủ nghĩa Mác - Lênin đã làm một cuộc
cách mạng khi nhận thức đúng về quần chúng khi quan niệm: Quần chúng
nhân dân là chủ thể của lịch sử, là người sáng tạo ra lịch sử cho nên cách
mạng là sự nghiệp của quần chúng, do quần chúng và vì quần chúng.
Quá trình phát triển của lịch sử loài người là sự chuyể
n hoá từ hình
thái kinh tế - xã hội này sang hình thái kinh tế - xã hội khác do các quy luật
khách quan chi phối, động lực thúc đẩy xã hội phát triển chính là quần
chúng nhân dân. Theo Các Mác, mọi sự kiện lớn trong lịch sử, mọi sự biến
đổi cách mạng trong đời sống xã hội sẽ không thành công, nếu không có sự
tham ra tích cực của quần chúng. Các Mác khẳng định: Lịch sử không phải
là một nhân cách đặc thù nào đó sử dụng con người làm phương tiện để đạ
t
tới mục đích của mình. Lịch sử chẳng qua chỉ là hoạt động của con người
theo đuổi mục đích của bản thân mình. Đây là một sự chuyển biến cách
mạng trong nhận thức lịch sử, loài người sáng tạo ra lịch sử của mình, trước
hết là sáng tạo của cải vật chất, vì không có hoạt động sản xuất vật chất của

con ngườ
i lao động thì con người và xã hội sẽ bị diệt vong. Sự phát triển sản
xuất, phát triển xã hội chính là do lực lượng sản xuất quyết định, lực lượng
sản xuất không chỉ là công cụ lao động mà trước hết là người lao động; họ
mới là lực lượng sản xuất hàng đầu, quyết định sự vận động phát triển không
ngừng của nền sản xuất cũng nh
ư lịch sử nhân loại. Quần chúng nhân dân
không chỉ là người sản xuất ra của cải vật chất mà còn là người sáng tạo ra
những giá trị tinh thần để phản ánh những hiểu biết về thiên nhiên, xã hội
những cảm xúc trong lao động sản xuất, trong đấu tranh bảo tồn và phát
triển nòi giống với nhiều hình thức phong phú và đa dạng.
Trong xã hội có đối kháng giai cấp, mâu thuẫn giữa lực lượng sản
xuất mới với quan hệ sản xuất cũ lỗi thời, lạc hậu là mâu thuẫn chủ yếu, mâu
thuẫn này sớm muộn sẽ dẫn đến cuộc đấu tranh một mất, một còn, giữa quần
19

chúng bị áp bức, bóc lột với giai cấp thống trị. Trong đấu tranh, quần chúng
ngày càng được giác ngộ, lực lượng ngày càng phát triển, khi đó, cuộc đấu
tranh nhân dân sẽ biến thành cuộc cách mạng xã hội nhằm xoá bỏ chế độ xã
hội cũ, tức phương thức sản xuất cũ và xác lập một chế độ xã hội mới với
phương thức sản xuất mới, tiến bộ h
ơn. V.I.Lênin đã khẳng định: Cách
mạng là ngày hội của những người bị áp bức bóc lột, không lúc nào quần
chúng nhân dân có thể tỏ ra là người tích cực sáng tạo những trật tự xã hội
mới như trong thời kỳ cách mạng, trong thời kỳ như thế nhân dân có thể làm
được những kỳ công.
Khẳng định vai trò to lớn của quần chúng nhân dân, song chủ nghĩa
Mác - Lênin không phủ nhận vai trò to lớn của lãnh tụ trong tiến trình cách
mạng; vai trò của lãnh tụ đó, vĩ nhân đó chỉ có thể có được trong mối quan
hệ mật thiết với vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử, vì chính từ

phong trào quần chúng nhân dân mà sản sinh ra lãnh tụ, nếu lãnh tụ tách
khỏi quần chúng, đứng trên quần chúng nhân dân, không được quần chúng
ủng hộ, lãnh tụ sẽ mất tác dụng và bị lịch sử phế bỏ.
Cách mạng vô sản là cuộc cách mạng khác căn bản với các cu
ộc cách
mạng đã có trong lịch sử. Đó là cuộc cách mạng của nhân dân lao động, do
nhân dân lao động tiến hành, đưa lại lợi ích cho nhân dân lao động do Đảng
của giai cấp công nhân lãnh đạo, là cuộc cách mạng sâu sắc, toàn diện và
triệt để nhất. Quần chúng nhân dân là người làm nên lịch sử, cách mạng là
sự nghiệp của chính bản thân quần chúng, do quần chúng và vì quần chúng.
1.2.2. Quan niệm của Hồ Chí Minh về vai trò của dân trong sự nghiệp
cách mạ
ng Việt Nam
- Dân là gốc của cách mạng, mọi lực lượng đều ở nơi dân
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà nho nghèo, yêu nước,
thương dân, Hồ Chí Minh luôn đồng cảm với nỗi thống khổ, với ước mơ giải
phóng của nhân dân bị áp bức bóc lột đến cùng cực để rồi sau đó chủ động
20

ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Chính cuộc sống lao động đã
giúp Nguyễn Ái Quốc gần gũi, gắn bó với nhân dân, thấm thía được sự bế
tắc của nhân dân, của dân tộc. Trên hành trình tìm đường cứu nước và trong
suốt cuộc đời mình, Hồ Chí Minh đã sống chung với cảnh ngộ của nhân dân,
đập chung nhịp đập với trái tim nhân dân để trăn trở lo lắng và cống hiến
trọn v
ẹn cuộc đời, sự nghiệp đấu tranh cho độc lập dân tộc, tự do, ấm no,
hạnh phúc của nhân dân.
Hồ Chí Minh đã kế thừa và phát triển những quan điểm tiến bộ trong
lịch sử tư tưởng của phương Đông, của phương Tây, đặc biệt là quan điểm
của chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò của quần chúng nhân dân. Trong quan

niệm của Người, nhân dân là một khái niệm được hi
ểu rất rộng, nhân dân
chính là tất cả mọi “con dân nước Việt”, mỗi “con rồng cháu tiên”, là tất cả
những ai có lòng yêu nước thương nòi, muốn quốc gia được độc lập, tự do,
hạnh phúc. Đánh giá vị trí, vai trò của nhân dân, Hồ Chí Minh khẳng
định: Nước lấy dân làm gốc; gốc có vững, cây mới bền, xây lầu thắng lợi
trên nền nhân dân. Trong tư tưởng của Người, nhân dân là lực lượng có sức
mạnh vô địch, m
ọi lực lượng đều ở nơi dân.
Hồ Chí Minh tin tưởng mãnh liệt vào sức mạnh, tính chủ động, sáng
tạo của quần chúng nhân dân. Người nói: Trong bầu trời không có gì quý
bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của
nhân dân, “Dân khí mạnh thì quân lính nào, súng ống nào cũng không chống
lại nổi”
1
. Trong điều kiện bị đế quốc, thực dân thống trị, kẻ thù đàn áp dã
man, cùng với chính sách ngu dân của chúng, người dân các nước thuộc địa
tưởng chừng không thể gượng dậy nổi, song Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí
Minh vẫn tin tưởng ở nhân dân mình, dân tộc mình. Người chỉ rõ: “… đằng
sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông Dương giấu một cái gì đang sôi sục,
đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm khi th
ời cơ đến…" và "sự tàn

1
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd , t.2, tr.274.
21

bạo của chủ nghĩa tư bản đã chuẩn bị đất rồi: chủ nghĩa xã hội chỉ cần phải
làm cái việc là gieo hạt giống của công cuộc giải phóng nữa thôi"
1

.
Trong tư tưởng của Người, quần chúng nhân dân là người sáng tạo chân
chính ra lịch sử chứ không phải vài ba cá nhân anh hùng nào; thông qua các
hoạt động thực tiễn cơ bản nhất như lao động sản xuất, đấu tranh chính trị -
xã hội và sáng tạo các giá trị văn hóa - tinh thần. Hồ Chí Minh nói: "Vì
chúng ta quên một lẽ rất đơn giản dễ hiểu: tức là vô luận việc gì, đều do con
người làm ra, từ nhỏ đến to, từ gầ
n đến xa, đều thế cả"
2
. "Tất cả của cải vật
chất trong xã hội đều do công nhân và nông dân làm ra. Nhờ sức lao động
của công nhân và nông dân, xã hội mới sống còn phát triển"
3
; quần chúng
còn là người sáng tạo ra các giá trị văn hóa - tinh thần. Hồ Chí Minh chỉ rõ:
“Có người thường cho dân là dốt không biết gì, mình là thông thái tài giỏi.
Vì vậy, họ không thèm học hỏi dân chúng, không thèm bàn bạc với dân
chúng. Đó là một sự sai lầm nguy hiểm lắm. Ai có sai lầm đó, phải mau mau
sửa đổi. Nếu không sẽ luôn luôn thất bại. Chúng ta phải biết rằng: Lực lượng
của dân chúng nhiều vô cùng… Dân chúng biết giải quyết nhiều vấn đề m
ột
cách đơn giản, mau chóng, đầy đủ, mà những người tài giỏi, những đoàn thể
to lớn, nghĩ mãi không ra"
4
. Như vậy, nhân dân thật sự là một nhà thông
thái, vì tai mắt họ nhiều, việc gì họ cũng nghe, cũng thấy nên có rất nhiều
cách nghĩ hay, cách giải quyết gọn gàng, hợp lý, công bằng, thông minh
sáng suốt. Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc, Hồ Chí Minh căn dặn phải:
“Làm theo cách quần chúng. Việc gì cũng hỏi ý kiến dân chúng, cùng dân
chúng bàn bạc. Giải thích cho dân chúng hiểu rõ. Được dân chúng đồng ý.

Do dân chúng vui lòng ra sức làm. Như thế hơi phiền m
ột chút, phiền cho
những người biếng học hỏi và giải thích. Nhưng việc gì cũng nhất định

1
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.1, tr.28.
2
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.241.
3
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.203.
4
. S Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.295.
22

thành công”
1
.
Một nguyên lý mà Hồ Chủ tịch luôn căn dặn: “Chúng ta phải biết rằng:
lực lượng của dân chúng nhiều vô cùng”, “không có lực lượng nhân dân thì
việc nhỏ mấy, dễ mấy làm cũng không xong”; "Là vì công nông bị áp bức
nặng hơn, là vì công nông là đông nhất cho nên sức mạnh hơn hết, là vì công
nông là chân không tay rồi, nếu thua thì chỉ mất một cái kiếp khổ, nếu được
thì được cả thế giới"
2
; "Vì chủ nghĩa xã hội chỉ có thể xây dựng được với sự
giác ngộ lao động sáng tạo của hàng chục triệu người"
3
. Theo Hồ Chí Minh,
quần chúng nhân dân là động lực to lớn nhất, đóng vai trò quyết định nhất
đối với mọi thắng lợi của cách mạng. Người luôn tâm đắc với các tiền nhân:

Chở thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân, để rồi khái quát ở tầm chân
lý: “Dễ mười lần không dân cũng chịu; Khó trăm lần dân liệu cũng xong”,
"Dân như nước, mình như cá", "lực lượng nhiều là ở dân hết", "Công vi
ệc
đổi mới là trách nhiệm ở dân", vì thế mà phải "Đem tài dân, sức dân, của
dân, làm lợi cho dân"
4
.
Khẳng định nhân dân là gốc cách mạng, mọi lực lượng đều ở nơi dân,
song Hồ Chí Minh cũng ý thức sâu sắc vai trò, lực lượng, sức mạnh của
nhân dân chỉ có thể phát huy nếu dân chúng được giác ngộ, được tổ chức và
lãnh đạo. Vì vậy, nhiệm vụ quan trọng của Đảng là phải giảng giải lý luận
cho quần chúng hiểu, cán bộ, đảng viên phải đi sâu vào quần chúng, vận
động, giác ngộ
, tổ chức, lãnh đạo đưa quần chúng ra trường tranh đấu.
Trong tác phẩm Đường cách mệnh, Nguyễn Ái Quốc tố cáo: “Tụi tư bản
và đế quốc chủ nghĩa nó lấy tôn giáo và văn hoá làm cho dân ngu, lấy phép
luật buộc dân lại, lấy sức mạnh làm cho dân sợ, lấy phú quý làm cho dân
tham. Nó làm cho dân nghe đến 2 chữ cách mệnh thì sợ rùng mình. Vậy

1
. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.294.
2
. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.2, tr.266.
3
. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.8, tr.495.
4
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.65.
23


cách mệnh trước phải làm cho dân giác ngộ… Vậy cách mệnh phải giảng
giải lý luận và chủ nghĩa cho dân hiểu…, phải bày sách lược cho dân…”
1
.
Ngay từ những ngày đầu của phong trào cách mạng, Hồ Chí Minh đã viết:
“Bằng những bằng chứng đơn giản và rõ ràng, làm cho quần chúng hiểu rõ
lợi ích thật sự của mình. Dần dần đưa quần chúng đến chỗ nhận thức được
sự cần thiết phải thay đổi chế độ hiện hành… nhằm cho tất cả… hiểu rõ và
thừa nhận các tư tưởng của cách mạng dân tộ
c và cách mạng quốc tế”
2
. Tại
phiên họp Hội đồng Chính phủ ngày 15-10-1945, Hồ Chí Minh nhắc nhở,
Chính phủ nên tìm mọi cách động viên tinh thần dân chúng, phải làm cho
lòng yêu nước, những giá trị truyền thống của dân tộc biến thành hành động
trong sinh hoạt hàng ngày để tạo nên sự gắn kết và sức mạnh vô địch của cả
cộng đồng. Hồ Chí Minh viết: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của
quý. Có khi được trưng bầy trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng d
ễ thấy.
Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của
chúng ta là làm cho những thứ của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng
bày”
3
. Sau này, trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc, Người chỉ rõ: “Vì cán
bộ và đảng viên không hiểu rõ hai lẽ: vì ai mà làm, đối ai phụ trách, khi gặp
mỗi công việc không biết tìm đủ cách giải thích cho dân hiểu. Cho nên
những việc trực tiếp lợi cho dân, như đắp đê, hộ đê, tăng gia sản xuất, bình
dân học vụ, v.v., cán bộ chỉ làm theo cách hạ lệnh, cách cưỡng bức. Kết quả
dân không hiểu, dân oán. Chúng ta phải ghi tạc vào đầu cái chân lý này: dân
rất tốt. Lúc họ đã hiểu thì việc gì khó khăn mấy họ cũng làm được, hy sinh

mấy họ cũng không sợ. Nhưng trước hết cần phải chịu khó tìm đủ cách giải
thích cho họ hiểu rằng: những việc đó là vì ích lợi của họ mà phải làm”
4
.
Nói như thế cũng đồng nghĩa muốn phát huy sức mạnh của nhân dân thì

1
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.2, tr.267.
2
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.2, tr.412.
3
. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr.172.
4
. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.245.
24

Đảng, Chính phủ không chỉ dừng lại ở tuyên truyền, tổ chức, giác ngộ mà
điều quan trọng nhất là phải chăm lo, bồi dưỡng sức dân - cái gốc rễ, cái nền
tảng - của mình bằng những việc làm thiết thực nhất để từng giây từng phút
mang lại lợi ích, ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Điều này đã thực sự
trở thành phương châm, lý tưởng của Hồ Chí Minh nh
ư sau này Người tâm
sự: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước nhà
hoàn toàn độc lập, nhân dân hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn,
áo mặc, hạnh phúc, học hành…”
1
. Lý tưởng này được Hồ Chí Minh hiện
thực hóa trong từng suy nghĩ, cử chỉ, hành động của mình. Chăm lo cho
nhân dân còn hơn cả chăm lo cho chính mình, Người thực sự xứng đáng là
vị “cha già” của dân tộc như nhân dân vẫn trìu mến gọi Người.

Hồ Chí Minh lên án, phê phán sự lừa dối của bọn đế quốc, thực dân, họ
nêu cao những khẩu hiệu tốt đẹp “Tự do, bình đẳng, bác ái”, “quyền sống,
quy
ền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc”… để tập hợp, tận dụng sức mạnh
nhân dân nhưng đến khi đạt được mục đích của mình thì lại quay ngược trở
lại áp bức, bóc lột nhân dân. Người yêu cầu: Chúng ta đã làm cách mạng thì
phải làm cho đến nơi, cho triệt để, làm sao cách mạng rồi thì phải mang
quyền lợi đến cho đại đa số quần chúng. Cách mạng tháng Tám 1945 thành
công, tại cuộc h
ọp đầu tiên của Uỷ ban nghiên cứu kế hoạch kiến quốc, Hồ
Chí Minh nêu rõ mục tiêu của Nhà nước là:
"1. Làm cho dân có ăn.
2. Làm cho dân có mặc.
3. Làm cho dân có chỗ ở.
4. Làm cho dân có học hành".
Người còn nói "Chúng ta đã hy sinh phấn đấu để giành độc lập. Chúng ta
đã tranh được rồi… Chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết

1
. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.161.

×