Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

đảng bộ tỉnh phú thọ lãnh đạo công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân gian tu 1986 den 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 102 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

HOÀNG THỊ PHƯƠNG THẢO

ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ THỌ LÃNH ĐẠO
CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY DI SẢN
VĂN HÓA DÂN GIAN TỪ 1986 ĐẾN 2009

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

HOÀNG THỊ PHƯƠNG THẢO

ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ THỌ LÃNH ĐẠO
CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY DI SẢN
VĂN HÓA DÂN GIAN TỪ 1986 ĐẾN 2009

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số:

60 22 56

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGHIÊM ĐÌNH VỲ



HÀ NỘI - 2012


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên
cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của
PGS. TS. Nghiêm Đình Vỳ.
Các số liệu trong luận văn là trung thực,
chính xác, đảm bảo tính khách quan, khoa học và có
nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2012.

Tác giả luận văn

Hoàng Thị Phương Thảo


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1

Chương 1. CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA DÂN
GIAN PHÚ THỌ DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO ĐẢNG BỘ TỈNH
TRONG 10 NĂM ĐẦU ĐỔI MỚI (1986 - 1996) ......................................... 7


1.1. Phú Thọ - nơi hội tụ nhiều di sản văn hóa dân gian đặc sắc................................... 7
1.1.1. Giới thiệu chung về Phú Thọ ..................................................................... 7
1.1.2. Di sản văn hóa dân gian đất Tổ - đặc trưng và biểu hiện .......................... 11
1.2. Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo công tác bảo tồn, phát triển di sản văn hóa
dân gian từ 1986 đến 1996 ...................................................................... 23
1.2.1. Thực trạng công tác bảo tồn, phát triển di sản văn hóa dân gian đất
Tổ trước 1986 ......................................................................................... 23
1.2.2. Chủ trương bảo tồn, phát triển di sản văn hóa dân gian của Đảng
bộ Tỉnh từ 1986 đến 1996 ....................................................................... 25
1.3. Quá trình chỉ đạo thực hiện ................................................................................. 30
Chương 2. ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ THỌ LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC BẢO TỒN,
PHÁT TRIỂN DI SẢN VĂN HÓA DÂN GIAN TỪ 1997 ĐẾN 2009 ......... 35
2.1. Yêu cầu khách quan cần đẩy mạnh công tác bảo tồn, phát huy di sản văn
hóa dân gian đất Tổ ................................................................................ 35
2.1.1. Đặc điểm tình hình Phú Thọ sau khi tách tỉnh ......................................... 35
2.1.2. Yêu cầu khách quan cần đẩy mạnh công tác bảo tồn, phát huy di
sản văn hóa dân gian đất Tổ trong điều kiện mới .................................... 37
2.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ về đẩy mạnh công tác bảo tồn và
phát triển di sản văn hóa dân gian từ 1997 đến 2009 ............................... 42
2.2.1. Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam ............................................... 42
2.2.2. Quan điểm của Đảng bộ tỉnh ................................................................... 44
2.2.3. Quá trình chỉ đạo thực hiện ..................................................................... 47
Chương 3. NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM ............................................. 62
3.1. Nhận xét chung ................................................................................................... 62
3.1.1. Những thành tựu...................................................................................... 62
3.1.2. Hạn chế và nguyên nhân .......................................................................... 70
3.2. Kinh nghiệm và đề xuất một số khuyến nghị ...................................................... 79
3.2.1 Kinh nghiệm............................................................................................. 79



3.2.2. Một số khuyến nghị ................................................................................. 80
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 91
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 96


QUY ƯỚC VIẾT TẮT

BCH TW:

Ban chấp hành Trung ương

CNXH:

Chủ nghĩa xã hội

CNH - HĐH:

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

DSVH:

Di sản văn hóa

DSVHDG:

Di sản văn hóa dân gian

VHDG:


Văn hóa dân gian

UNESCO:

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp
quốc

UBND:

Ủy ban nhân dân

HĐND:

Hội đồng nhân dân

VH-TT & DL: Văn hóa thể thao và du lịch
KT - XH:

Kinh tế, xã hội

WTO:

Tổ chức Thương mại Thế giới


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Phú Thọ là vùng đất cổ có bề dày truyền thống lịch sử và văn hiến.
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, ông cha ta đã cùng nhau đoàn kết để tạo

dựng giang sơn và giữ yên bờ cõi. Cuộc đấu tranh sinh tồn chống chọi với
thiên tai và địch hoạ đã kết tinh những giá trị truyền thống quý báu và hình
thành một nền văn hoá mang đậm đà bản sắc dân tộc. Mặc dù phải chịu ách
thống trị của nhiều kẻ thù xâm lược nhưng những truyền thống đó vẫn được
bảo tồn và không ngừng phát triển.
Cho đến ngày này, cùng với niềm tự hào về truyền thống cần cù, yêu
nước, chống ngoại xâm, dân tộc ta vô cùng vinh dự có đươc những di sản
văn hoá (DSVH) mang tầm cỡ thế giới như: Quần thể di tích cố đô Huế,
Phố cổ Hội An…cùng hàng ngàn, hàng vạn di tích, danh thắng quốc gia. Đó
là chưa kể những di sản vật thể và phi vật thể nhiều loại hình, nhiều cấp độ
đang gắn bó hàng ngày với đời sống người dân các tỉnh, huyện, làng xóm.
Di tích, di sản gắn bó như là một phần tất yếu trong cuộc sống của người
dân.
Trong xu thế quốc tế hoá, toàn cầu hoá hiện nay, việc giải quyết ổn
thoả mối tương thích giữa bảo tồn và phát triển hiện đang là một vấn đề lớn
của sự phát triển nhân loại trên tất cả các lĩnh vực. Vấn đề ấy thể hiện rất rõ
trong quá trình giao lưu, hợp tác quốc tế về văn hoá ngày càng mạnh mẽ
giữa các quốc gia trên toàn thế giới. Sự bùng nổ của hệ thống phương tiện
truyền thông đại chúng, sự hình thành và lan truyền nhiều loại văn hoá, sự
xuất hiện và truyền bá nhiều lối sống, cách sống khác nhau đã tạo cơ hội
cho sự giao lưu tiếp biến văn hoá, song mặt khác lại đặt ra những thách thức
cho việc bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc, tộc người trong sự phát triển.
Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO với tư cách là thành viên thứ 150,
đã không ít người nhìn nhận những thời cơ, thách thức ở khía cạnh kinh tế
1


mà không quan tâm đến văn hoá - một lĩnh vực rất dễ bị tổn thương và mất
mát nhiều nhất trong quá trình hội nhập. Nhiều người lo lắng đến sự phá sản
của những doanh nghiệp, công ty, tập đoàn kinh tế, mà lại quên rằng những

đổ vỡ, đứt gãy trong truyền thống gia đình, cộng đồng, trong các giá trị văn
hoá dân tộc…mới là nguy cơ tiềm tàng và nguy hiểm nhất. Không ít quốc
gia đã trả giá đắt cho việc quá chú trọng phát triển kinh tế mà coi nhẹ văn
hoá, quá quan tâm đáp ứng nhu cầu phát triển hiện đại mà lãng quên truyền
thống, di sản, bản sắc văn hoá của mình.
Để tận dụng được những thuận lợi, vượt qua được những thách thức,
vấn đề đặt ra là phải có được định hướng và giải pháp, nhằm tăng cường
mối tương thích giữa bảo tồn và phát triển DSVH dân tộc với phát triển
kinh tế - xã hội bền vững. Có thể nói, đây không chỉ là một nhiệm vụ cụ thể
mà cũng là định hướng, giải pháp trong việc nghiên cứu xây dựng và phát
triển đời sống văn hoá, giữ gìn truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc.
Trong nhiều năm qua, Đảng, Nhà nước và nhân dân hết sức quan tâm
tới vấn đề giữ gìn các DSVH dân tộc, tạo điều kiện để làm sống dậy mọi
tiềm năng như là một nguồn nội sinh mạnh mẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
và tiến bộ xã hội. Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII đã nêu rõ khái niệm
DSVH và khẳng định nhiệm vụ bảo tồn và phát triển các DSVH trong bối
cảnh mới ở nước ta: “DSVH là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là
cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu
văn hoá. Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hoá
truyền thống (bác học và dân gian), văn hoá cách mạng, bao gồm cả văn hoá
vật thể và văn hoá phi vật thể” []
Phát huy truyền thống là vùng cội nguồn của nền văn hoá dân tộc,
hoà vào không khí chung của cả nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, nhân
dân Phú Thọ đã hăng hái hưởng ứng tham gia, góp phần xứng đáng cùng
toàn Đảng, toàn dân ta trong sự nghiệp bảo tồn, phát triển DSVH, giữ vững
bản sắc văn hoá dân tộc.

2



Trên cơ sở nhận thức được tầm quan trọng vị trí của nền văn hoá dân
gian đất Tổ trong DSVH Việt Nam, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài:
“Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo công tác bảo tồn và phát huy di sản văn
hoá dân gian từ 1986 đến 2009” với mong muốn góp phần vào việc đáp
ứng yêu cầu tìm hiểu, nghiên cứu một số vấn đề về tỉnh Phú Thọ, đặc biệt
nghiên cứu đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới
được Đảng bộ Phú Thọ quán triệt vận dụng trên lĩnh vực văn hoá.
2. Tình hình nghiên cứu
Đảng bộ Phú Thọ cũng như các Đảng bộ tỉnh khác là một mắt xích
quan trọng trong việc phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam đến từng địa phương. Vì vậy, đề tài nghiên cứu về Đảng bộ đã được
quan tâm và đánh giá đúng trong những năm gần đây.
Những đề tài Đảng bộ tỉnh Phú Thọ chủ yếu đã được khai thác về
lịch sử Đảng bộ qua các giai đoạn đấu tranh giành chính quyền, qua hai
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ và lãnh đạo nhân dân
những năm đầu đổi mới. Nội dung này được thể hiện qua hai cuốn tư liệu
của nhà xuất bản Chính trị quốc gia:
- BCH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ, Lịch sử Đảng bộ Phú Thọ, tập I (1939
- 1968), Nxb Chính trị quốc gia.
- BCH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ, Lịch sử Đảng bộ Phú Thọ, tập II (1969
- 2000), Nxb Chính trị quốc gia.
Trên lĩnh vực văn hoá dân gian nói riêng, đã có nhiều nhà khoa học,
nhà văn hoá quan tâm nghiên cứu văn hoá vùng đất Tổ, tìm ra những nét
riêng biệt về tập quán sinh hoạt cộng đồng, ngành nghề thủ công, đời sống
vật chất, tinh thần, tín ngưỡng của cư dân vùng Lạc Việt như các tác phẩm:
- Di tích và danh thắng Phú Thọ.
- Địa chí Vĩnh Phú, Văn hóa dân gian vùng đất Tổ do Sở Văn hóa và
thông tin Vĩnh Phú biên soạn, 1986.
- Đền Hùng - nơi hội tụ văn hoá tâm linh
3



- Phú Thọ, quê hương đất Tổ, Sở Văn hóa thông tin thể thao Phú
Thọ…
Những công trình nghiên cứu trên là những nguồn tư liệu quý báu gợi
mở giúp tác giả tìm được hướng giải quyết các nhiệm vụ của luận văn. Tuy
nhiên, đa số các tác phẩm trên đều mới chỉ khai thác VHDG tỉnh gắn liền
với văn hoá - nghệ thuật nói chung, chưa thực sự có một công trình khoa
học nào tập trung nghiên cứu về: Đảng bộ Phú Thọ lãnh đạo công tác bảo
tồn, phát triển VHDG.
3. Mục đích và nhiệm vụ
* Mục đích: Đề tài tập trung làm sáng tỏ quan điểm đường lối và các
Nghị quyết của Đảng bộ Phú Thọ về lĩnh vực bảo tồn và phát huy DSVH
đất Tổ. Quá trình tổ chức, chỉ đạo thực hiện công tác bảo tồn, phát triển
DSVHDG trong thời kỳ đổi mới (từ 1986 đến 2009) - nền văn hoá dân gian
gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước. Từ đó rút ra một số kinh
nghiệm và đề xuất một số khuyến nghị, góp phần nâng cao hiểu biết về vai
trò, vị trí, tầm quan trọng của tỉnh Phú Thọ nói chung và Đảng bộ Tỉnh nói
riêng trong sự nghiệp bảo tồn, phát triển DSVH dân gian của cả nước.
* Nhiệm vụ: Để thực hiện mục đích trên, đề tài tập trung giải quyết
các nhiệm vụ sau:
+ Tìm hiểu cơ sở VHDG địa phương
+ Phân tích chủ trương, đường lối bảo tồn, phát huy DSVHDG của
Đảng bộ Phú Thọ qua hai giai đoạn 1986 - 1996 và từ 1997 - 2009.
+ Tìm hiểu thực tiễn quá trình chỉ đạo thực hiện việc bảo tồn, phát
triển các DSVH dân gian dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Tỉnh với những
thành tựu và kinh nghiệm.
+ Đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của công tác
chỉ đạo bảo tồn và phát triển DSVH dân gian đất Tổ trong giai đoạn tiếp
theo.


4


4. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu đề tài
* Đối tượng: Quá trình Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo công tác bảo
tồn, phát huy DSVHDG trong giai đoạn từ 1986 đến 2009.
* Phạm vi nghiên cứu:
+ Nội dung: DSVH dân gian là đề tài có phạm vi nghiên cứu rộng.
Tuy nhiên, do thời gian và trình độ có hạn, trên cơ sở nghiên cứu sách báo
và tài liệu tham khảo, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu: Những chủ trương,
đường lối, quan điểm quan trọng, cơ bản với những sự kiện chính, tiêu biểu
thể hiện quá trình lãnh chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đối với công tác
bảo tồn và phát triển DSVH dân gian đất Tổ.
+ Thời gian: từ năm 1986 đến năm 2009
+ Không gian: Tỉnh Phú Thọ
5. Phương pháp nghiên cứu đề tài
- Cơ sở lý luận chung của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh về VHDG và công tác bảo tồn DSVHDG.
- Các phương pháp chung cho tất cả các khoa học xã hội thích ứng
với đặc thù và nhiệm vụ của khoa học lịch sử: Phương pháp lịch sử và
phương pháp logic. Hai phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở chương 1
và 2, xem xét và trình bày quá trình ra đời, phát triển chủ trương bảo tồn và
phát huy DSVHDG của Đảng bộ tỉnh qua hai giai đoạn 1986 - 1996 và 1997
- 2009 cũng như mối liên hệ giữa hai giai đoạn đó.
- Những phương pháp riêng của nhận thức lịch sử: phương pháp phân
tích - so sánh được sử dụng ở chương 3, phương pháp phân kỳ.
Ngoài ra, đề tài cũng sử dụng các phương pháp hỗ trợ khác như khai
thác tài liệu, xử lý thông tin, thống kê …
6. Đóng góp của luận văn

- Bổ sung thêm những tư liệu mới về DSVHDG
- Làm rõ vấn đề đang nghiên cứu trên hai phương diện: chủ trương
đường lối của Đảng bộ tỉnh về công tác bảo tồn, phát huy DSVHDG Phú
5


Thọ và thực tiễn lịch sử quá trình thực hiện đường lối, chủ trương đó. Từ đó,
rút ra những kinh nghiệm bổ ích và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao
công tác bảo tồn, phát huy DSVHDG đất Tổ nói riêng và DSVHDG Việt
Nam nói chung.
- Làm tư liệu hỗ trợ giảng dạy môn Địa phương học, Văn hóa học…
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận văn được cấu trúc thành
3 chương:
Chương 1: Công tác bảo tồn và phát huy Di sản văn hóa dân gian Phú
Thọ dưới sự lãnh đạo Đảng bộ tỉnh trong 10 năm đầu đổi mới (1986 - 1996).
Chương 2: Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo công tác bảo tồn và phát
huy Di sản văn hoá dân gian đất Tổ từ 1997 đến 2009.
Chương 3: Nhận xét và một số kinh nghiệm

6


Chương 1
CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA
DÂN GIAN PHÚ THỌ DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO ĐẢNG BỘ
TỈNH TRONG 10 NĂM ĐẦU ĐỔI MỚI (1986 - 1996)

1.1 Phú Thọ - nơi hội tụ nhiều di sản VHDG đặc sắc
1.1.1 Giới thiệu chung về Phú Thọ

* Điều kiện tự nhiên
Phú Thọ là tỉnh miền núi, nằm ở vị trí giữa 21° - 22° vĩ Bắc và 105°
kinh Đông, có sông Lô là giới hạn tự nhiên với tỉnh Tuyên Quang và Vĩnh
Phúc, còn sông Đà là giới hạn tự nhiên với Hà Nội.
Cách đây khoảng mấy nghìn năm, Phú Thọ thuộc trung tâm của nước
Văn Lang cổ đại thời các vua Hùng dựng nước. Trong quá trình thăng trầm
của lịch sử, tên gọi và địa giới thay đổi nhiều lần. Đến ngày 6/11/1996,
Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ X đã thông qua nghị quyết về “Việc chia và
điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh”, trong đó có tái lập tỉnh Vĩnh
Phúc và Phú Thọ. Từ ngày 1/1/1997, tỉnh Phú Thọ chính thức đi vào hoạt
động độc lập. Hiện nay tỉnh Phú Thọ có 353.294,93 ha diện tích tự nhiên và
1.313.926 nhân khẩu; gồm 13 huyện, thành, thị (thành phố Việt Trì, thị xã
Phú Thọ, 11 huyện: Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Sông Thao, Tam Nông,
Thanh Thủy, Hạ Hòa, Thanh Ba, Đoan Hùng, Lâm Thao, Phù Ninh) và 277
đơn vị hành chính cấp xã.
Là tỉnh miền núi nhưng địa hình Phú Thọ vừa có tính chất miền núi,
trung du vừa có tính chất đồng bằng. Địa thế và cảnh quan của tỉnh Phú Thọ
phong phú, muôn hình muôn vẻ. Sự đa dạng về địa giới tự nhiên đã tạo cho
mảnh đất này một cảnh quan địa mạo đa dạng, nơi hội tụ của nhiều cảnh
quan thiên nhiên phong phú, hấp dẫn, nhiều danh lam thắng cảnh có giá trị
như: Suối Tiên, khu rừng nguyên sinh Xuân Sơn, vùng nước khoáng nóng
7


Thanh Thuỷ... Không chỉ vậy, là vùng đất cổ, kinh đô xưa của nhà nước Văn
Lang, Phú Thọ nổi tiếng là nơi có nhiều di tích lịch sử, văn hoá đặc sắc từ
thời đại Hùng Vương. Ở Phú Thọ có rất nhiều tên làng, tên núi, tên sông đã
đi vào lịch sử. Phải khẳng định rằng, ở vùng đất này, ven theo các con sông
Thao, sông Đà, sông Lô, chúng ta có thể thấy các sinh hoạt VHDG, các sản
phẩm và tác phẩm VHDG bảo lưu được rất nhiều giá trị cổ xưa. Từng tấc

đất đều in bóng dáng cha ông, mỗi bước đi là một bước gặp di tích lịch sử.
Không chỉ nhiều di tích lịch sử cổ xưa mang đậm dấu ấn quá trình
dựng nước và giữ nước từ thời Hùng Vương, Phú Thọ còn có các di tích
kháng chiến như: chiến khu Vần - Hiền Lương (Hạ Hoà), khu lưu niệm Chủ
tịch Hồ Chí Minh ở Cổ Tiết (Tam Nông), Chu Hoá (Lâm Thao)… Là nơi
lưu giữ nhiều giá trị văn hoá dân tộc đặc sắc của tổ tiên, mang tính giáo dục
truyền thống uống nước nhớ nguồn: lễ hội Đền Hùng, hội Phết (xã Hiền
Quang), hội Đào Xá...; nhiều trò diễn, truyền thuyết - huyền thoại về dựng
nước, truyện cười giàu tính nhân văn, mang nét đặc sắc của vùng đất Tổ, đặc
trưng Văn hoá Lạc Hồng.
Tất cả tạo điều kiện thuận lợi cho Phú Thọ nảy sinh và phát triển một
nền VHDG vô cùng phong phú, bao gồm nhiều thể loại: Ca dao, tục ngữ,
truyện kể truyền miệng, trò diễn, phong tục tập quán, lễ hội… thể loại nào
cũng đậm đà tính dân tộc, giàu màu sắc đại phương, vừa bảo lưu nhiều yếu
tố thô sơ cổ truyền, vừa tiếp thu có sáng tạo những tinh hoa văn hoá láng
giềng.
Bên cạnh điều kiện tự nhiên thuận lợi, những tiền đề về điều kiện
kinh tế, văn hóa, xã hội cũng góp phần không nhỏ vào sự nghiệp bảo tồn,
phát triển nền VHDG nơi đây.
* Vài nét về kinh tế - văn hóa- xã hội
Sau hơn 30 năm tiến hành chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ
quốc thắng lợi, Việt Nam bắt tay vào công cuộc xây dựng CNXH trên phạm
vi cả nước. Trong không khí hết sức phấn khởi, hoà vào niềm vui chung của
dân tộc, Đảng bộ, quân và dân tỉnh Vĩnh Phú bắt tay vào sự nghiệp khôi
8


phục, phát triển kinh tế, văn hoá xã hội với tinh thần “Tất cả để xây dựng
CNXH, tất cả vì tổ quốc giàu mạnh và hạnh phúc của nhân dân”. Bằng
những chủ trương, biện pháp cụ thể, tích cực, phù hợp với tình hình ở địa

phương, đặc biệt từ sau khi đường lối đổi mới của Đảng (1986) được quán
triệt và triển khai sâu rộng trong đời sống nhân dân, toàn tỉnh đã ra sức phát
triển kinh tế, văn hóa, xã hội bước đầu đạt được những kết quả quan trọng.
Về kinh tế: Cơ cấu công - nông - lâm nghiệp trên địa bàn từng huyện
trong tỉnh đã cơ bản hình thành. Từ đó, đã tạo ra được vùng sản xuất tương
đối tập trung, từng bước đưa nền nông nghiệp tỉnh từ thế độc canh đến phát
triển toàn diện. Diện tích và sản lượng không ngừng tăng lên: Năm 1986,
tổng sản lượng lương thực toàn tỉnh đạt 38,7 vạn tấn, năm 1995 là 57,8 vạn
tấn. Phú Thọ từ một tỉnh miền núi thiếu lương thực, ny đã trở thành một tỉnh
đảm bảo được an ninh lương thực và đang từng bước phát triển bền vững.
Sản xuất công nghiệp thời kỳ này có nhiều cố gắng, các địa phương,
đơn vị đã vượt qua những khó khăn, thiếu thốn về nguyên liệu, năng lượng,
vật tư, thiết bị, chủ động nắm nguồn hàng, thực hiện liên doanh, liên kết với
các xí nghiệp trung ương đóng trên địa bàn. Giá trị tổng sản lượng công
nghiệp và thủ công nghiệp đều tăng hơn so với năm trước, trong đó, sản
xuất công nghiệp trung ương tăng 10%, công nghiệp địa phương vượt 9% kế
hoạch. Một số ngành mũi nhọn như hoá chất, giấy, dệt, chế biến chè… cơ
bản đã phục hồi, giữ vững và từng bước phát triển, đưa tỷ trọng giá trị sản
lượng công nghiệp, thủ công nghiệp chiếm 50% giá trị Nông - lâm - công
nghiệp của tỉnh.
Hoạt động kinh tế đối ngoại, xuất nhập khẩu thời gian này cũng được
cấp uỷ và chính quyền chỉ đạo củng cố và mở rộng. Trong 4 năm (1997 2000), giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 70%, giá trị nhập khẩu tăng 10% so
với năm 1996. Bước đầu có tích lũy nội bộ nền kinh tế.
Về xã hội: Mặc dù trong điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng
tình hình giáo dục y tế thời kỳ này cũng thu được những thành quả nhất
định, đáng tự hào. Công tác giáo dục được duy trì về số lượng và chú trọng
9


chất lượng mũi nhọn. Điểm nổi bật trong hoạt động giáo dục của tỉnh thời

kỳ này là gắn học tập với lao động sản xuất, kết hợp chặt chẽ giữa gia đình,
nhà trường và xã hội. Tính đến năm 1985, tất cả các huyện, thành phố, thị xã
trong toàn tỉnh có ít nhất một trường THPT, bình quân 1/4 người dân đi học,
tỷ lệ học sinh đến tuổi đi học đạt 45,3%. Năm 1992, Vĩnh Phú là một trong
6 tỉnh trên cả nước được Bộ Giáo dục công nhận đã hoàn thành việc xóa mù
chữ và phổ cập giáo dục tiểu học.
Công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ, nhân dân
được quan tâm. Ý thức phục vụ bệnh nhân của bác sỹ, y tá đã có bước tiến
bộ. Mạng lưới y tế từ tỉnh đến cơ sở từng bước được củng cố, 100% trạm y
tế xã, phường, thị trấn có bác sỹ điều trị, các thôn bản đều có nhân viên y tế
hoạt động. Công tác dân số KHHGĐ có chuyển biến tốt, tỷ lệ tăng dân số tự
nhiên của tỉnh giảm từ 2,5% (1985) xuống dưới 1,1% (2005). Công tác xóa
đói giảm nghèo được quan tâm, tích cực giải quyết, đưa tỷ lệ hộ nghèo trong
tỉnh giảm từ 23% (1996) xuống 11% (2000) và còn 5% (2005).
Về văn hoá: Các hoạt động văn hoá của tỉnh cũng được triển khai tích
cực. Thực hiện nếp sống mới theo tinh thần Chỉ thị 211, chỉ thị 54 của Ban
bí thư TW Đảng “Về việc tăng cường lãnh đạo cuộc vận động thực hiện nếp
sống mới, bài trừ hủ tục mê tín dị đoan, xoá bỏ tệ nạn xã hội, quét sạch văn
hoá phản động, đồi trụy”. Đến năm 1985, hầu hết các cơ quan, đơn vị, xã,
phường trong toàn tỉnh đã xây dựng được quy ước thực hiện nếp sống văn
hoá đối với việc cưới, tang, bài trừ mê tín dị đoan. Trên 70% số gia đình
trong toàn tỉnh được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn “Gia đình văn
hoá”. Phong trào văn nghệ quần chúng tiếp tục được phát động trong các cơ
quan xí nghiệp và địa phương. Hệ thống câu lạc bộ, nhà văn hoá, hoạt động
triển lãm được tổ chức, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá của nhân dân.
Hệ thống đài phát thanh và truyền thanh mở rộng đến từng địa phương trong
tỉnh, thường xuyên thông tin, truyên truyền đến với nhân dân.

10



Trong những thành tựu văn hoá Đảng bộ và nhân dân tỉnh đạt được
thời kỳ đổi mới không thể không kể đến những kết quả đạt được trong công
tác bảo tồn, phát huy di sản VHDG đất Tổ.
Với đặc điểm vị thế là “vùng đất cội nguồn” của dân tộc Việt Nam,
Phú Thọ ẩn chứa trong mình nhiều loại hình VHDG đặc sắc, phong phú về
chủng loại, đa dạng về nội dung, màu sắc. Chính vì vậy, việc bảo tồn, phát
huy di sản VHDG luôn giành được sự quan tâm và chú trọng của đảng bộ
tỉnh nói riêng và Đảng, Nhà nước ta nói chung, bởi đây là những “chứng cứ
lịch sử” quan trọng để khẳng định Việt Nam là một trong những cái nôi của
loài người.
Tuy nhiên, để có thể hiểu rõ hơn về công tác bảo tồn và phát huy di
sản VHDG đất Tổ, trước hết chúng ta phải tìm hiểu khái quát đặc điểm, vị
trí những di sản VHDG đất Tổ trong nền VHDG Việt Nam nói chung và
trong sự nghiệp bảo tồn bản sắc dân tộc Việt Nam.
1.1.2 Di sản VHDG đất Tổ - đặc trưng và biểu hiện
* Một số khái niệm cơ bản
Khái niệm về “Bảo tồn và phát huy DSVH”, VHDG xuất hiện khá
nhiều và quen thuộc trong những năm gần đây. Trên thực tế có nhiều quan
điểm khác nhau của các nhà nghiên cứu lịch sử, nhà khoa học về những khái
niệm này. Thậm chí tổ chức UNESSCO cũng đã đưa ra một loạt khái niệm
cơ bản về DSVH, những vấn đề xoay quanh DSVH như: quy định, tiêu
chuẩn để xác định một di vật có phải là DSVH hay không… Tuy nhiên, xét
trong phạm vi nghiên cứu hẹp của đề tài, tác giả xin được đưa ra những khái
niệm được trích dẫn từ Luật Di sản Văn hóa Việt Nam (năm 2001)
Tại Chương I - Luật Di sản Văn hóa (2001) khẳng định: “Di sản văn
hóa (bao gồm di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể) là sản
phẩm tinh thần, vật chất có giá trị về lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu
truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà XHCN Việt
Nam.”(Điều 1)

11


“Di sản văn hoá phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử,
văn hoá, khoa học được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng
truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền
khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa
học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội,
bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y dược học cổ truyền, về
văn hoá ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân
gian khác.” (Mục 1, Điều 4).
“Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn
hoá, khoa học bao gồm di tích lịch sử-văn hoá, danh lam-thắng cảnh và di
vật.” (Mục 2, Điều 4).
Đến kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XII thông qua ngày 18/6/2009, Luật
Di sản văn hóa Việt Nam có sửa đổi, bổ sung một số điều, trong đó quan
niệm về DSVH phi vật thể được diễn giải ngắn gọn hơn: “ Di sản văn hóa
phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và
không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện
bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế
hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các
hình thức khác.” (Mục 1, Điều 4)
Khái niệm "bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá". Khái niệm
"bảo vệ" được sử dụng nhằm mục đích đề cao tính pháp lý của hoạt động tổ
chức quản lý, giữ gìn, đặc biệt là việc xây dựng, ban hành và kiểm tra việc
thực hiện các văn bản có tính pháp quy để xác định đối tượng và khu vực
bảo vệ của các di sản. Mặt khác, khái niệm này cũng bao hàm các hoạt động
khác như tu sửa, tôn tạo, bảo quản, gia cố ... nhằm duy trì tính nguyên gốc
và sự toàn vẹn của các di sản văn hoá.
"Phát huy" trước hết là sử dụng giá trị tinh thần của di sản văn hoá

trong công tác tuyên truyền, giáo dục tư tưởng tình cảm; đồng thời, khái
niệm "phát huy" cũng đã bao hàm cả các hoạt động khai thác, tuy nhiên, nếu
12


sử dụng từ "khai thác" thay cho "phát huy" di sản văn hoá thì sẽ bị hiểu là
quá thiên về tính hiệu quả kinh tế trong sử dụng.
Văn hoá dân gian (VHDG) là một bộ phận của văn hoá dân tộc, là sản
phẩm sáng tạo của người lao động để phục vụ cuộc sống sản xuất, sinh hoạt
và chiến đấu. VHDG là di sản văn hoá quý giá thuộc hệ thống di sản văn
hoá Việt Nam nói chung. Hay nói cách khác, đây là nền văn hóa của người
lao động sáng tạo, nhằm phản ánh ước mơ nguyện vọng và cuộc sống của
họ. Vì thế VHDG luôn gắn chặt với mọi hoạt động sản xuất và sinh hoạt xã
hội của người dân. Ðó là văn hóa giữa cuộc đời và vì cuộc đời thường, chứ
không phải thứ văn hóa để trình diễn trên sân khấu như ngày nay.
Văn hoá dân gian đất Tổ: Với vị thế của một vùng đất giàu tiềm năng
văn hoá và lịch sử, nơi ra đời nhà nước Văn Lang đầu tiên của dân tộc Việt
Nam, Phú Thọ ẩn chứa trong mình vốn tài nguyên VHDG đậm đặc, phản
ánh cuộc sống sinh hoạt, lao động và chiến đấu của người Việt cổ trong quá
trình khai khẩn, mở mang bờ cõi, thống lĩnh tự nhiên. Tài nguyên VHDG ấy
là hệ thống kho tàng truyền thuyết, truyện kể dân gian, hò vè, ẩm thực, lễ
hội truyền thống và diễn xướng của 21 dân tộc anh em cùng chung sống trên
mảnh đất Phú Thọ.
* Đặc trưng di sản VHDG đất Tổ
Di sản VHDG tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, những vùng
miền, những tộc người khác nhau. Sự đa dạng giàu có của di sản VHDG
Việt Nam không chỉ dân tộc ta đã có hàng nghìn năm dựng nước, giữ nước
và nước ta hội tụ sự đặc sắc văn hoá của 54 tộc người… mà còn mỗi vùng
miền, mỗi tộc người đều đang cố gắng bảo tồn những sắc thái văn hoá,
những truyền thống văn hoá lâu đời của riêng mình để góp chung vào kho

tàng di sản VHDG của dân tộc và nhân loại.
Trên nền cảnh địa lý tự nhiên phác ra như trên, chúng ta có thể thấy
nền VHDG Phong Châu cổ trên địa bàn Phú Thọ chính là nơi phát tích của
những giá trị VHDG truyền thống Việt Nam. Có thể khái quát nền VHDG
đất Tổ trong những đặc trưng sau:
13


Thứ nhất, nền VHDG đất Tổ là một nền VHDG còn mang đậm dấu
ấn nguyên thuỷ.
Dấu ấn nguyên thủy thể hiện ở chỗ những nét nguyên sơ, hoang dã
của nền văn hóa cổ xưa - thời con người Việt cổ xuất hiện, khai hoang, xây
dựng bờ cõi vẫn còn được lưu giữ, hiện hữu khá rõ nét trong kho tàng
VHDG Phú Thọ. Đơn cử một ví dụ: Với sự phát triển của ngành khảo cổ
học, chúng ta đã sớm biết bên cạnh các nền văn hoá Phùng Nguyên, Đồng
Đậu, Gò Mun và Đông Sơn nổi tiếng, trong thời đại kim khí, trên địa bàn
Phú Thọ còn phân bổ rộng rãi một nền văn hoá khảo cổ học tiền sử cũng
không kém phần nổi tiếng, đó là nền văn hoá Sơn Vi, chủ yếu nằm trên bậc
thềm thứ III ở vùng đồng bằng cổ trong lưu vực sông Hồng. Các dẫn chứng
về khảo cổ học cho thấy rõ những yếu tố truyền thống tiền sử từ thời Sơn Vi
còn sót lại trong một số di chỉ, công cụ rìu mài, mũi tên từ đá… và ảnh
hưởng của văn hoá tiền sử này vẫn còn đậm nét qua các nghi lễ phong tục
Phú Thọ ngày nay. Nhiều lễ hội mang đậm nét tiêu biểu của miền, vùng và
không gian văn hóa tâm linh như lễ hội Trò Trám, lễ hội Tùng Dí, lễ hội
rước Tiếng hú, lễ hội Cướp kén, Cướp phết, Ném cầu, lễ hội Ông Khưu - bà
Khưu cùng các lễ hội Bơi chải, Đâm đuống, Đánh trống đồng...
Tín ngưỡng phồn thực và tục thờ sinh thực khí là hình thái tín ngưỡng
cổ xưa ở tầng sâu nguyên thủy văn hóa dân tộc. Điển hình như lễ hội Trò
Trám ở Tứ Xã (Lâm Thao), ở xã Hà Lộc, Phú Hộ (Phù Ninh), xã Hà Thạch
(thị xã Phú Thọ). Hay “Hội ôm” ở An Đạo (Phù Ninh), Thanh Uyên (Tam

Nông), Dữu Lâu (TP Việt Trì)…
Thứ hai, nền VHDG Phú Thọ là nền VHDG của một xã hội có giai
cấp và nhà nước ở trình độ sơ khai, nền văn hoá của người dân lao động.
Đây là một nét nổi bật, mang giá trị độc đáo của vùng đất Tổ, tạo nên
sự khác biệt so với các vùng văn hóa khác trong cả nước. Mặc dù trên thực
tế, Phú Thọ là vùng đất kinh đô đầu tiên của 18 đời vua Hùng, là kinh đô
của Nhà nước Văn Lang sớm ra đời. Song trên thực tế, mối quan hệ văn hoá
ở đây hoàn toàn không chịu bất kỳ sự chi phối hay ràng buộc về hệ tư tưởng
14


của hệ thống vua quan thời Hùng Vương. Nền văn hóa ấy được sản sinh ra
từ mối quan hệ trong sản xuất, từ lao động sản xuất và vì lao động sản xuất.
Nó là sản phẩm sáng tạo chủ yếu của nhân dân lao động trong quá trình sinh
hoạt lao động. Sự ra đời của nền VHDG là nhằm phục vụ cho đời sống tinh
thần của người dân lao động nơi đây. Đặc điểm này đem lại một giá trị dân
chủ to lớn cho sắc thái VHDG Phú Thọ nói riêng và VHDG Việt Nam nói
chung trong suốt quá trình lịch sử hình thành và phát triển của nó.
Thứ ba, nền VHDG Phú Thọ biểu hiện của tinh thần tổ gốc, cội nguồn
văn hoá dân tộc.
Đặc trưng này xuất phát từ thực tế lịch sử, Phú Thọ vốn là vùng đất
cội nguồn của dân tộc Việt. Nơi đây, cách đây hơn 2000 năm đã sớm xuất
hiện các nền văn minh cổ đại rực rỡ, sớm xuất hiện hình thức Nhà nước đầu
tiên của dân tộc - Nhà nước tuy còn ở trình độ sơ khai nhưng thực sự đã
thiết lập được một thể chế chính trị vững chắc với mối quan hệ vua - tôi, vua
- “con dân” thân thiện, thể hiện tính dân chủ sâu sắc. Chính trên nền chính
trị ấy, nền văn hóa của sự cố kết cộng đồng, của trí tuệ văn minh và sức
mạnh của một quốc gia có nguồn cội, có nền văn hoá lâu đời đã sớm ra đời.
Nền VHDG đất Tổ là nền văn hóa của sự tương trợ, đoàn kết gắn bó của
toàn thể dân tộc dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, kể cả những thử thách ghê

gớm nhất. Nó tạo thành sức mạnh, niềm tin và lòng tự hào của nhân dân
Việt Nam về lịch sử dựng nước và giữ nước.
Nhìn chung, trong tiến trình phát triển của dân tộc ta, mỗi vùng đất
với những tinh hoa riêng, những sắc thái phong phú riêng đã góp phần làm
nên một nền văn hoá dân tộc rực rỡ, đa dạng màu sắc. VHDG Phú Thọ với
những nét đặc trưng mang tính khái quát, khó có thể tránh khỏi sự trùng lặp
với các giá trị văn hoá của những vùng khác. Nhưng dù sao, Phú Thọ vẫn là
cái nôi nảy mầm và phát triển của đa số các giá trị đó, là nơi phát tích, cội
nguồn của văn hoá dân tộc Việt trong suốt chiều dài lịch sử 2000 năm dựng
nước và giữ nước.

15


16


* Một số loại hình VHDG đất Tổ tiêu biểu
Phú Thọ là tỉnh có lịch sử lâu đời. Vùng hợp lưu của ba con sông:
sông Thao - sông Đà - sông Lô, nằm giữa dải núi Ba Vì và Tam Đảo, là
trung tâm sinh tụ của người Việt cổ thời các vua Hùng dựng nước. Phú Thọ
tự hào là cội nguồn dân tộc, tại đó những giá trị vật chất và tinh thần của dân
tộc ta thời cổ đại, trải qua bao nhiêu biến đổi của lịch sử vẫn để lại dấu ấn
đậm nét trong tự nhiên, trong sinh hoạt xã hội, trong tính cách con người và
đặc biệt trong nền VHDG đặc sắc và rực rỡ của vùng đất này. Nền VHDG
đặc sắc ấy được biểu hiện sinh động mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực hoạt động
của đời sống xã hội - con người nơi đây, biểu hiện trong các lễ hội dân gian,
trong những câu ca dao, tục ngữ, những câu truyện truyền thuyết, cổ tích,
trong từng làn điệu dân ca Xoan - Ghẹo của vùng, các lăng đình miếu… Đó
là những di sản văn hoá vô cùng quý giá góp phần tạo cho mảnh đất nên thơ

này một nền văn hoá bản địa đặc sắc mang đậm nét văn hoá dân tộc Việt
thời dựng nước. Theo giáo sư Trần Quốc Vượng: “Huyền thoại và lịch sử
trên mảnh đất này đan quyện khó có thể biết đâu là thực, đâu là mơ khiến
cho nơi đây càng thêm hấp dẫn…” [34, tr.27].
Trong phạm vi đề tài nghiên cứu nhỏ, luận văn chỉ tập trung giới thiệu
những nét khái quát nhất một số loại hình di sản VHDG đất Tổ hiện vẫn còn
lưu giữ và hiện hữu trong đời sống văn hoá truyền thống của nhân dân Phú
Thọ hôm nay.
Các di chỉ, cổ vật
Theo UNESSCO, Di chỉ, cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá
trị tiêu biểu về lịch sử, văn hoá, khoa học, đặc biệt đối với cổ vật phải đảm
bảo điều kiện có thời gian từ 100 năm tuổi trở lên.
Căn cứ theo tiêu chí của UNESSCO, có thể khẳng định ở Phú Thọ, di
chỉ, cổ vật dày đặc. Với sự phát triển của khoa học lịch sử, đặc biệt ngành
khảo cổ học, chúng ta đã từng bước làm sáng tỏ sự ra đời và phát triển của
người Việt cổ. Những chứng tích thám sát ở Thu Cúc (Thanh Sơn), Sơn Vi
(Lâm Thao)…, đã từng bước cho xuất lộ những tầng văn hóa của thời kỳ đồ
17


đá, tương ứng với thời kỳ con người nguyên thủy sinh sống trên những vùng
đất này. Đặc biệt ở Phú Thọ, sau Văn hóa Sơn Vi, ngành khảo cổ học đã
từng bước phát hiện Văn hóa Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun với những
di tích nổi bật như: làng Cả, Gò De… Đặc biệt, qua các đợt khai quật, những
cổ vật tìm thấy tại những di chỉ khảo cổ học nói trên như: các đồ trang sức
bằng gốm, đá, xương, sừng, nhất là chế tác từ đồng đã phản ánh nên bức
tranh về đời sống con người thời kỳ đó từ đá sang đồ đồng và đồ sắt. Việc
phát hiện ra các di chỉ cổ vật đã giúp các nhà lịch sử Việt Nam giải đáp
được một cách chính xác niên đại lịch sử Việt Nam từ thời Hùng Vương
cách nay khoảng trên dưới 2000 năm. Điều này không chỉ có ý nghĩa đối với

Việt Nam, mà những hiện vật trên còn là tài sản ghi nhận bước tiến hóa
chung của loài người khu vực Đông Nam Á, khẳng định một điều có ý nghĩa
quan trọng: Việt Nam là một trong những quê hương của người nguyên thủy
và Phú Thọ là nơi xây dựng nên nhà nước đầu tiên của dân tộc Việt Nam.
Những hiện vật cổ thu được như mũi tên, rìu, giáo, lao, búa liềm,
vòng tay, lục lạc… hiện vẫn đang được lưu giữ trong bảo tàng Hùng Vương,
bảo tàng Phú Thọ.
Ngoài ra, trên khắp núi rừng Phú Thọ chúng ta đã phát hiện ra hàng
trăm chiếc trống đồng, có chiếc được tìm thấy ngay dưới chân núi Nghĩa
Lĩnh thờ các vua Hùng. Ngoài những hiện vật về đồ đá, đồ gốm, đồ đồng
được chế tác tinh xảo mà nhân dân Phú Thọ tự hào, chúng ta còn có những
công trình kiến trúc nổi tiếng đạt đến trình độ cao của nghệ thuật cả về mỹ
thuật tạo dáng, về tính thực dụng và về tư duy biểu tượng bằng những hình
vẽ, đường nét trang trí, cách điệu rất cao như: Đình Hữu Bổ thế kỷ XVII,
đình Lâu Thượng, đình Đào Xá có bức chạm Rồng (rồng mẹ dạy rồng con
học chữ), chùa Xuân Lũng có bệ đá hoa sen khắc nổi làm từ thời Trần…
Hơn nữa, Phú Thọ còn nhiều vật phẩm mỹ nghệ đồ trang sức tinh xảo, thể
hiện nét tài hoa của người nghệ sỹ.

18


Truyện kể dân gian Phú Thọ
Phú Thọ là địa bàn tập trung và lưu truyền những thần thoại và truyền
thuyết về thời đại Hùng Vương như: Chuyện Hồng Bàng, chuyện Bánh
chưng bánh dày, chuyện Sơn Tinh - Thủy Tinh… đã đóng góp một phần vô
cùng quan trọng vào việc tìm hiểu và lí giải về thời đại Hùng Vương. Thần
thoại và truyền thuyết Hùng Vương trên địa bàn đất Tổ Phú Thọ phản ánh
buổi bình minh dân tộc, với những nét phong phú và sinh động. Qua các câu
chuyện kể, chúng ta có thể hình dung khá rõ nét một xã hội có tổ chức, một

nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước ban đầu, mở ra một thời kỳ mới:
Nền văn minh nông nghiệp.
Truyền thuyết, truyện kể Phú Thọ ngoài những nét chung giống như
nhiều nơi khác, ở địa phương đã mang thêm nhiều tình tiết và in đậm dấu ấn
tâm lý và màu sắc Phú Thọ, nhất là thêm những chi tiết để nhân vật thần
thoại gần gũi với con người thực, như các chuyện về Âu Cơ, Tản Viên lúc
còn bé cũng phải đi phát nương, làm rẫy như mọi người. Mẹ Tản Viên cũng
chỉ là người trần mắt thịt như ai. Đền Lăng Xương ở xã Trung Nghĩa (Thanh
Thủy) hiện nay còn một giếng nước, theo tục truyền là nơi mẹ Tản Viên
thường tắm, có hòn đá bà dùng để nén bụng, lại có hòn đá khác in vết chân
và đầu gối của bà. Hay như truyện các thần giúp vua Hùng đánh Thục như
thần Đại Hải Công thờ ở Giếng Đá, thần Đinh Công Toản thờ ở đình Hữu
Bổ…
Bên cạnh các truyền thuyết, thần thoại cổ đại có quan hệ với lịch sử,
phản ánh chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng Việt Nam trong lao
động sản xuất và tinh thần kiên cường, bất khuất, tự lực tự cường trong công
cuộc chiến đấu chống thiên tai và quân xâm lược, kho tàng truyện kể dân
gian Phú Thọ còn là nơi hội tụ của nhiều loại hình tự sự dân gian với sự đa
dạng về nội dung và đậm chất địa phương, nêu lên được sắc thái và đặc
điểm địa lý cảnh quan, sinh hoạt của một vùng trung du các vua Hùng dựng
nước như cổ tích, truyện làng, truyện kể thế sự, truyện cười… Các câu
chuyện này đều toát lên những ước mơ, ý nghĩa tình cảm của tổ tiên ta ngày
19


×