ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
PHẠM THỊ HƯƠNG
ĐẨY MẠNH HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO
ĐỨC HỒ CHÍ MINH Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG VÀ TRUNG
HỌC CHUYÊN NGHIỆP TỈNH HÀ NAM HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
HÀ NỘI - 2012
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
PHẠM THỊ HƯƠNG
ĐẨY MẠNH HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG
ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG VÀ
TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP TỈNH HÀ NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành: Triết học
Mã số:
60 22 80
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN VĂN THẾ
HÀ NỘI - 2012
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
Chương 1. TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VÀ THỰC CHẤT, Ý
NGHĨA CỦA VIỆC HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO
ĐỨC HỒ CHÍ MINH ......................................................................... 12
1.1.
Quan niệm về tấm gương đạo đức và những biểu hiện về tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh .......................................................... 12
1.1.1. Quan niệm về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ............................ 12
1.1.2. Những biểu hiện chủ yếu của tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ... 18
1.2.
Thực chất và ý nghĩa của việc học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh ...................................................................... 26
1.2.1. Quan niệm học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
.......................................................................................................... 26
1.2.2. Một số vấn đề có tính quy luật trong học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh ở các trường cao đẳng và trung học
chuyên nghiệp tỉnh Hà Nam ............................................................ 31
1.2.3. Ý nghĩa của việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh ................................................................................................. 44
Chương 2. TÌNH HÌNH VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HỌC TẬP VÀ LÀM
THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH Ở CÁC TRƯỜNG
CAO ĐẲNG VÀ TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP TỈNH HÀ NAM
HIỆN NAY ........................................................................................ 55
2.1.
Tình hình học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
ở các trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp tỉnh Hà Nam
hiện nay ............................................................................................ 55
2.1.1. Về công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra việc học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ................................................... 55
2.1.2. Về tổ chức hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nghiên cứu khoa
học và giảng dạy tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ....................... 60
2.1.3. Kết quả và những hạn chế, nguyên nhân và những bài học kinh
nghiệm trong thực hiện đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh ........................................................... 64
2.2.
Những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh ở các trường cao đẳng và trung học
chuyên nghiệp tỉnh Hà Nam ............................................................ 74
2.2.1. Thống nhất nhận thức nêu cao tinh thần trách nhiệm của các chủ
thể trong đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh ......................................................................................... 74
2.2.2. Kết hợp, lồng ghép chặt chẽ việc học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh trong chương trình, nội dung, phương
pháp đào tạo và các phong trào hoạt động ở nhà trường ................ 78
2.2.3. Thường xuyên gắn việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh với việc tự tu dưỡng, rèn luyện của cán bộ, đảng
viên, giáo viên, học sinh, sinh viên .................................................. 83
2.2.4. Thường xuyên làm tốt việc nêu gương và nhân rộng điển hình
tiên tiến trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh .......................................................................................... 87
2.2.5. Thường xuyên quan tâm, chăm lo xây dựng môi trường văn hoá
sư phạm và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ,
đảng viên, giáo viên, học sinh sinh viên trong nhà trường .............. 91
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 99
PHỤ LỤC
......................................................................................................................109
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta, đã hiến dâng tất
cả tình cảm, trí tuệ và cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân
dân ta. Người đã để lại tài sản vô giá là tư tưởng và tấm gương đạo đức trong
sáng, mẫu mực, cao đẹp, kết tinh những giá trị truyền thống của dân tộc, nhân
loại và thời đại. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác là niềm vinh
dự và tự hào đối với mỗi người Việt Nam. Đối với cán bộ, đảng viên, giáo
viên, học sinh, sinh viên học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên, qua đó để giáo dục, rèn luyện mình
xứng đáng là con cháu Bác Hồ, là người công dân có ích cho đất nước.
Nhận thức sâu sắc sự cần thiết và ý nghĩa to lớn của việc học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Đảng ta đã đặc biệt quan tâm lãnh đạo,
chỉ đạo thực hiện công việc hệ trọng này trong toàn Đảng và xã hội. Tại Hội
nghị Trung ương 12 khoá IX, Đảng ta đã quyết định triển khai chỉ đạo điểm
cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong
cán bộ, đảng viên và nhân dân, đúc rút kinh nghiệm để Bộ Chính trị ra chỉ thị
tiến hành cuộc vận động lớn sau Đại hội toàn quốc lần thứ X của Đảng.
Ngày 7/11/2006, Bộ Chính trị khoá X đã ban hành Chỉ thị số 06 về tổ
chức cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Sau khi tổng kết cuộc vận động lớn này, Đảng ta tiếp tục lãnh đạo đưa việc
học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thành thường xuyên,
liên tục và có hiệu quả thiết thực,
Ngày 14-5-2011, Bộ Chính trị (khóa XI) đã ban hành Chỉ thị 03CT/TW về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh. Chỉ thị xác định rõ mục đích của việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là: phát huy kết quả đã đạt được,
khắc phục những hạn chế trong việc thực hiện cuộc vận động học tập và làm
1
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong thời gian qua, tiếp tục làm cho
toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nhận thức sâu sắc những nội dung cơ bản và
giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh; tạo sự
chuyển biến mạnh mẽ và sâu rộng hơn nữa về ý thức tu dưỡng, rèn luyện,
nâng cao đạo đức cách mạng, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội thực
dụng, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ
nạn tham nhũng, tiêu cực; góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI
của Đảng. Chỉ thị yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh phải trở thành nhiệm vụ thường xuyên, là trách
nhiệm của các cấp ủy, tổ chức Đảng, của mỗi cán bộ, đảng viên.
Trong thời gian vừa qua, ở các trường cao đẳng và trung học chuyên
nghiệp thuộc tỉnh Hà Nam đã nghiêm túc quán triệt và tổ chức thực hiện tốt
các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng về học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh. Thông qua nghiên cứu, học tập và làm theo tư tưởng,
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã tạo nên những chuyển biến lớn về ý thức
tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Sự chuyển
biến đó thể hiện khá rõ nét về chất lượng giáo dục - đào tạo, nghiên cứu khoa
học, chấp hành kỷ luật, xây dựng nền nếp, đổi mới lề lối làm việc, tác phong
công tác, thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí góp phần bồi dưỡng,
nâng cao phẩm chất đạo đức, lối sống, lý tưởng cho cán bộ, giáo viên, học
viên và nhân viên trong các trường.
Bên cạnh thành công và ưu điểm là chủ yếu, việc tổ chức học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở các trường cao đẳng và trung
học chuyên nghiệp tỉnh Hà Nam còn có những hạn chế, bất cập so với yêu cầu
và chưa tương xứng với vị trí, vai trò của các trường. Sự hạn chế, bất cập đó
có nhiều nguyên nhân, trong đó có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Nổi lên là nội dung tuyên truyền, giáo dục chưa gắn chặt với thực tiễn yêu
cầu, nhiệm vụ giáo dục đào tạo; hình thức, phương pháp còn đơn điệu, có nơi
còn cứng nhắc, thiếu tính thuyết thực. Mặc khác, việc nghiên cứu, học tập và
2
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở các trường chưa hệ thống và
thiếu đồng bộ, điều kiện bảo đảm chưa đầy đủ.
Với các lý do trên, tác giả đã lựa chọn vấn đề: “Đẩy mạnh học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở các trường cao đẳng và trung
học chuyên nghiệp tỉnh Hà Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đạo đức Hồ Chí Minh; tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức; tư tưởng đạo
đức Hồ Chí Minh; tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; học tập và làm theo tư
tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh từ lâu đã trở thành đối tượng nghiên
cứu của nhiều học giả, nhiều tổ chức khoa học trong và ngoài nước và của các
đồng chí lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ta. Tiêu biểu như:
* Các công trình nghiên cứu tiêu biểu ở nước ngoài
Hồ Chí Minh - Một chân dung của các tác giả David Thomas và Lady
Borton, do Tạ Đức dịch, Nhà xuất bản Thanh Niên, Hà Nội 2003; Nền tảng
văn hoá dân tộc trong tư tưởng cách mạng Hồ Chí Minh của GS.TS Hoa J.
Levan do Nguyễn Việt Long dịch, Nhà xuất bản Hà Nội 2005. Các tác phẩm
này đã thu hút được sự chú ý của giới nghiên cứu do có cách tiếp cận mới,
cách chọn lựa những sự kiện và thời gian tiêu biểu mà không làm mất đi tính
hệ thống của vấn đề nghiên cứu, cách viết hấp dẫn, dễ hiểu và có sức thuyết
phục. Các tác giả đã phân tích, luận giải nguồn gốc hình thành tư tưởng, đạo
đức Hồ Chí Minh, đó là từ truyền thống văn hoá, đạo đức tốt đẹp của dân tộc.
Đây là một nguồn gốc cơ bản đã được các tác giả phân tích khá sâu sắc. Tuy
nhiên, vấn đề đạo đức trong các tác phẩm trên mới được đề cập, chưa thành
hệ thống và được đề cập thông qua nhãn quan của người nước ngoài.
Một nhà lý luận, một nhà chính trị, một nhà văn hoá đạo đức của
Gunmar Fredriksson nhà nghiên cứu người Thuỵ Điển; Hồ Chí Minh - Một
con người đức tài trọn vẹn của Anilendu Chakraborty Viện nghiên cứu
Rabinarth Tagore Ấn Độ. Đây là các bài viết được in trong cuốn Giá trị tư
tưởng Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay, Trường Đại học Sư phạm Hà
3
Nội 1, Viện Thông tin Khoa học Xã hội - Viện Khoa học Xã hội Việt Nam,
Hà Nội, tr.38-40; 103-104, 1993. Những bài viết này đã khẳng định tư tưởng
đạo đức, chủ nghĩa nhân văn và văn hoá trong tư tưởng của Người không chỉ
có giá trị to lớn đối với cách mạng Việt Nam mà còn có giá trị đối với thế
giới. Các tác giả khẳng định những giá trị ấy đã đưa lại cho nhân loại tiến bộ
lý do để sống và khả năng thực hiện những ước mơ của mình.
Chủ tịch Hồ Chí Minh Anh hùng giải phóng dân tộc Nhà văn hoá lớn,
Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1995. Cuốn sách là kỷ yếu của Hội
thảo quốc tế do Uỷ ban quốc gia UNESCO Việt Nam nhân kỷ niệm 100 năm
ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong đó đề cập nhiều đến vấn đề đạo đức
cách mạng Hồ Chí Minh, phân tích làm rõ phẩm chất đạo đức cách mạng của
Chủ tịch Hồ Chí Minh đó là: lòng trung thành tuyệt đối với mục tiêu lý tưởng
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, lòng yêu nước, thương dân sâu đậm, tinh
thần quốc tế vô sản thuỷ chung, trong sáng của Người.
Hồ Chí Minh sống mãi với nhân dân Việt Nam và bầu bạn quốc tế, Nhà
xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2001. Đây là cuốn sách tập hợp một
phần những cảm tưởng của nhân dân trong nước và khách quốc tế khi đến
viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tham quan khu di tích Phủ Chủ tịch, Bảo tàng
Hồ Chí Minh, cùng các phát biểu của khách nước ngoài về Người tại một số
diễn đàn quốc tế. Tổng thể các bài viết, bài phát biểu góp chung lại là sự đánh
giá thống nhất, tương đối đầy đủ về con người, tư tưởng, đạo đức và vai trò
của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tiến trình lịch sử của Việt Nam và nhân loại.
Các công trình nghiên cứu tiêu biểu ở trong nước
- Các công trình nghiên cứu là các cuốn sách, các cuộc hội thảo, các
luận án, các bài báo khoa học đi sâu vào nghiên cứu nguồn gốc, nội dung tư
tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh; khẳng định vị trí, vai trò, những giá trị to lớn
của tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đối với cách mạng và con người
Việt Nam trong thời đại mới.
4
Thành Duy (chủ biên), Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997. Đây là công trình vừa tổng hợp, vừa có
tính hệ thống đã nghiên cứu và làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức.
Thành Duy, Lê Quý Đức, Học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh xây
dựng nền văn hoá đạo đức ở nước ta hiện nay, Nhà xuất bản Lý luận Chính trị,
Hà Nội, 2007. Sách tập trung làm rõ việc học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh với việc xây dựng nền văn hoá đạo đức ở nước ta hiện nay.
Viện Hồ Chí Minh, Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ chủ tịch,
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2007. Sách là tập hợp các bài viết về tư tưởng Hồ Chí Minh
về đạo đức và học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh về xây dựng con người mới, Nhà xuất bản Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 1995 của tập thể tác giả: Nguyễn Huy Hoan, Nguyễn Xuân
Thông, Nguyễn Thị Minh Hương, Phạm Thị Lai, Nguyễn Thanh Nga. Các tác
giả đã sưu tầm, tuyển chọn những đoạn trích về Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây
dựng con người mới trong Hồ Chí Minh toàn tập do Nhà xuất bản Sự thật
xuất bản lần thứ nhất từ 1980-1989 và một số tác phẩm lẻ của Người, một số
tư liệu do viện Bảo tàng Hồ Chí Minh cung cấp. Nội dung xắp xếp theo 6 vấn
đề: vai trò con người và ý nghĩa việc xây dựng con người mới; đánh giá con
người; bồi dưỡng con người về trí tuệ; bồi dưỡng đạo đức; xây dựng mục đích
và lối sống; chăm lo lợi ích và đời sống vật chất của con người.
Thành Duy, Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng con người
Việt Nam phát triển toàn diện, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2003. Trong đó, tác giả đã chỉ ra mối quan hệ giữa văn hoá và việc xây dựng
con người mới ở Việt Nam, đồng thời chỉ rõ quan điểm của Hồ Chí Minh về
bản chất con người Việt Nam phát triển toàn diện, về xây dựng con người
Việt Nam phát triển toàn diện trong bối cảnh hiện nay.
Nguyễn Thế Thắng, Tìm hiểu đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh, Nhà
xuất bản Lao Động, Hà Nội, 2002; Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí
5
Minh về thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu, Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008. Các công trình đã nghiên cứu, luận giải một
cách hệ thống những vấn đề cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
cách mạng và việc giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng theo tư tưởng của
Người. Trong đó đã làm rõ nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về
đạo đức cách mạng; khẳng định vị trí, vai trò của đạo đức cách mạng đối với
cán bộ, đảng viên, đó là cái gốc, là phẩm chất nền tảng trong nhân cách người
cán bộ, đảng viên; phân tích yêu cầu phẩm chất, nguyên tắc xây dựng, rèn
luyện đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh;
chỉ ra một số biểu hiện của sự suy thoái đạo đức lối sống trong một bộ phận
cán bộ, đảng viên; xác định phương hướng, yêu cầu và giải pháp cơ bản để
xây dựng đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên trong giai đoạn hiện nay
theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tiến sĩ Nguyễn Quang Phát (chủ biên), Quan điểm tư tưởng Hồ Chí
Minh về đức tài trong xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội, Nhà xuất bản Quân
đội nhân dân, Hà Nội, 2006. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng
của người cán bộ quân đội, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2004.
Các công trình trên đã tập trung phân tích, luận giải một cách hệ thống tư
tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ quân đội.
Trong đó đã khẳng định tầm quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo
đức cách mạng đối với đội ngũ cán bộ quân đội; chỉ rõ vị trí, vai trò của nhân
tố đạo đức trong nhân cách của người cán bộ quân đội; làm rõ những chuẩn
mực đạo đức cơ bản của đội ngũ cán bộ quân đội theo tư tưởng Hồ Chí Minh;
đề cập những nguyên tắc, phương pháp giáo dục, rèn luyện, xây dựng đạo đức
cách mạng cho đội ngũ cán bộ quân đội theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Học viện Chính trị, Học viện Chính trị với cuộc vận động Học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân,
Hà Nội, 2009. Đây là cuốn Kỷ yếu Hội thảo khoa học của Học viện Chính trị
bao gồm những bài viết của các đồng chí cán bộ lãnh đạo, chỉ huy các cơ
quan, đơn vị thuộc Học viện. Các bài viết đã tập trung phân tích, làm nổi bật
6
chủ đề của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức,
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh. Các bài viết cũng chỉ ra những nội dung biện pháp cụ thể để tiếp
tục triển khai thực hiện nhằm nâng cao chất lượng nghiên cứu, học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo
đức cách mạng của mỗi cán bộ, đảng viên trong quân đội nói chung, cán bộ,
giảng viên, công nhân viên, chiến sĩ của Học viện Chính trị nói riêng.
Nâng cao đạo đức cách mạng cho đội ngũ đảng viên trong giai đoạn
cách mạng hiện nay, luận án Phó tiến sĩ lịch sử của Phùng Xuân Thành, Học
viện Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1991.
Hà Huy Giáp có tác phẩm, Một vài suy nghĩ về đạo lý làm người của
Hồ Chí Minh. Phạm Thành viết tác phẩm: Thân thế, sự nghiệp tư tưởng và
đạo đức tác phong của Hồ Chủ tịch. Đặng Xuân Kỳ, Phạm Hoài với tác
phẩm: Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề đạo đức cách mạng.
- Các bài viết, báo cáo có tính chất sơ kết, đánh giá kết quả triển khai
và tổ chức thực hiện Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Hoàng Chí Bảo, Người cán bộ tổ chức học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 1 + 2, 2009, tr.71. Khắc
Thường, Đình Phiếm: Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh với việc giữ gìn và phát huy phẩm chất bộ đội Cụ Hồ, Tạp chí
quốc phòng toàn dân tháng 4, 5, 6-2009. Phương Minh Hoà, Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ, Tạp chí
Cộng sản, số 802 tháng 8-2009, tr.9. Lê Văn Dũng, Đẩy mạnh cuộc vận động
học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là hành động thiết thực
kỷ niệm 40 năm thực hiện Di chúc của Bác, Tạp chí Quốc phòng toàn dân,
tháng 9-2009, tr.1. Nguyễn Thanh Tuyền, Học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh: thấm nhuần quan điểm quần chúng của Chủ tịch Hồ Chí
Minh và những chỉ dẫn của Người về chống bệnh quan liêu trong cán bộ,
đảng viên, Tạp chí Dân vận, Số 5-2007, tr.18-21, 2007. Thái Khương Dương,
Chuyển biến từ nhận thức sang hành động qua hai năm thực hiện cuộc vận
7
động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở Tổng cục Kỹ
thuật, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, Số 1/2009, tr.31-33. Nguyễn Tiến Quốc,
Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thiết
thực nâng cao chất lượng đào tạo ở Học viện Chính trị, Tạp chí Quốc phòng
toàn dân, Số 10/2009, tr.12-15.
- Các công trình nghiên cứu về giáo dục đạo đức trong các nhà trường
theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Phạm Tấn Xuân Tước, Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức, lối
sống cho thanh niên và vận dụng vào việc giáo dục sinh viên các trường đại
học ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, luận văn thạc sĩ khoa học chuyên
ngành Hồ Chí Minh học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2006.
Trong luận văn này, tác giả đã làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo
đức cách mạng, lối sống mới cho thanh niên. Trong đó, tác giả đưa ra quan
niệm về đạo đức, lối sống; giáo dục đạo đức lối sống; khẳng định vai trò của
thanh niên và tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho
thanh niên. Từ đó, đưa ra các giải pháp vận dụng vào việc giáo dục sinh viên
các trường đại học ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
Nguyễn Huệ Khanh, Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức vào
việc giáo dục đạo đức cho học sinh các trường phổ thông trung học ở Hà Nội
hiện nay, luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành Hồ Chí Minh học,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2007. Luận văn nghiên cứu về giáo
dục đạo đức cho thanh niên. Từ đó vận dụng vào việc giáo dục đạo đức cho
học sinh các trường phổ thông trung học ở Hà Nội hiện nay.
Lê Cao Vinh, Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về các nguyên tắc xây
dựng đạo đức cách mạng vào việc giáo dục đạo đức cho sinh viên trường Đại
học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên, luận văn thạc sĩ khoa học chính trị chuyên
ngành Hồ Chí Minh học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2008.
Tác giả tập trung làm rõ một số vấn đề chung và nguyên tắc xây dựng nền đạo
đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Đồng thời, phân tích làm rõ thực
8
trạng và đưa ra các giải pháp vận dụng vào việc giáo dục đạo đức cho sinh
viên trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên.
Ngoài ra, còn nhiều công trình nghiên cứu về tư tưởng đạo đức Hồ Chí
Minh, tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, đặc biệt là những công trình nghiên
cứu về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh đã được công bố mà ở đây tác giả không thể nêu được hết.
Những công trình trên đã nêu và khái quát được những nét lớn, chủ yếu trong
tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, giáo dục đạo đức và học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, vấn đề học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh ở góc độ vận dụng vào việc đẩy mạnh học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở các trường cao đẳng và trung
học chuyên nghiệp tỉnh Hà Nam trong thời gian qua chưa có công trình nào
nghiên cứu. Trên cơ sở tiếp thu, kế thừa những công trình nghiên cứu, các bài
viết đã được công bố, tác giả đề tài hy vọng sẽ phát triển, bổ sung thêm kết
quả nghiên cứu của mình để làm cho vấn đề được sáng tỏ hơn, mang tính hệ
thống hơn và có ý nghĩa trong việc đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh cho cán bộ, đảng viên, giáo viên, học sinh, sinh viên
nói chung và cán bộ, đảng viên, giáo viên, học sinh, sinh viên trong các
trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp tỉnh Hà Nam nói riêng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn về tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh và việc học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh để đề xuất một số giải pháp tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở các trường cao đẳng và trung học chuyên
nghiệp tỉnh Hà Nam.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ quan niệm về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và tầm quan
trọng của việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
9
- Đánh giá thực trạng quá trình tổ chức và kết quả học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở các trường cao đẳng và trung học chuyên
nghiệp tỉnh Hà Nam hiện nay.
- Rút ra một số bài học kinh nghiệm và đề xuất một số giải pháp để tiếp
tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở các
trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp tỉnh Hà Nam hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và tính quy luật trong học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở các trường cao đẳng và trung học
chuyên nghiệp tỉnh Hà Nam.
* Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu thực chất và những biểu hiện của tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh.
Nghiên cứu về những chủ trương, biện pháp tổ chức và cách thức đẩy
mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở các trường cao
đẳng và trung học chuyên nghiệp tỉnh Hà Nam; các tư liệu, số liệu điều tra,
khảo sát phục vụ nghiên cứu từ năm 1991 (Đại hội Đảng lần thứ VII), mà chủ
yếu tập trung từ năm 2007 đến nay.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận
Đề tài dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và của Đảng ta về đạo đức và giáo dục đạo đức, về giáo dục đào tạo,
các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng về nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
* Cơ sở thực tiễn
Thực tiễn tổ chức tiến hành học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh ở các trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp tỉnh Hà Nam
thời gian qua.
10
* Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, đề tài sử dụng
kết hợp các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phân tích, tổng hợp, điều tra
xã hội học, thống kê, so sánh, trao đổi, kết hợp lôgíc với lịch sử; tổng kết thực
tiễn và phương pháp chuyên gia.
6. Đóng góp của đề tài
- Góp phần làm sâu sắc thêm nhận thức khoa học về tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh và những vấn đề có tính nguyên tắc trong học tập và làm
theo tấm gương đó.
- Góp phần thiết thực vào nghiên cứu chất lượng giảng dạy học tập về
tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở các trường và trực tiếp là ở
các trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp tỉnh Hà Nam.
- Góp phần tạo sự chuyển biến tích cực về đạo đức của cán bộ, đảng
viên, giáo viên, học sinh, sinh viên các trường cao đẳng và trung học chuyên
nghiệp tỉnh Hà Nam nhằm thực hiện tốt Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về tiếp
tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong tình
hình mới.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn gồm 2 chương, 4 tiết:
Chương 1: Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và thực chất, ý nghĩa của
việc học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Chương 2: Tình hình và giải pháp đẩy mạnh học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh ở các trường cao đẳng và trung học chuyên
nghiệp tỉnh Hà Nam hiện nay.
11
Chương 1
TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
VÀ THỰC CHẤT, Ý NGHĨA CỦA VIỆC HỌC TẬP
VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
1.1. Quan niệm về tấm gương đạo đức và những biểu hiện về tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh
1.1.1. Quan niệm về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
* Quan niệm về tấm gương
Trong ngôn ngữ Việt, "Gương" là danh từ dùng để biểu đạt "cái được
coi là mẫu mực để noi theo". Trong từ điển không thấy có từ "tấm gương".
Song, với cách diễn đạt trên có thể hiểu "gương" chính là "tấm gương".
Trong ngôn ngữ Việt, "noi" là danh từ được dùng để biểu đạt việc "học
tập và làm theo tấm gương hay điều tốt". Còn "học tập" là "học và luyện tập
để biết, để có kỹ năng". Trong từ điển không thấy có từ "làm theo". Song, với
cách diễn đạt về từ "noi" cho thấy "học tập và làm theo" chính là "noi gương".
Xem xét phạm trù "tấm gương", có thể thấy yếu tố khách quan đặt ra
đòi hỏi phải xem xét tiếp cận phạm trù "học tập" và "làm theo", vì "gương"
như trên đã nói là cái để người khác noi theo. "Noi theo" cần được hiểu là
hành động theo, làm theo.
Hồ Chí Minh không chỉ là người nói, viết và giáo dục đạo đức cách
mạng mà còn là hiện thân, là hình ảnh sống sinh động của đạo đức cách
mạng. Người để lại cho chúng ta một tấm gương lớn, mẫu mực, "có một
không hai" về đạo đức cách mạng, thể hiện nhiều hơn những điều Người đã
viết và nói về đạo đức. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã viết:
"Hồ Chí Minh vừa là một nhà đạo đức học vừa là biểu tượng toàn vẹn
của đạo đức cách mạng; vừa là hình ảnh sống của một lãnh tụ nhân dân,
được nhân dân tin yêu và coi như ngọn cờ của toàn dân tộc, nhưng rất gần
gũi với nhân dân, không tự cho phép mình đứng trên nhân dân và đòi hỏi cho
12
mình bất cứ một ngoại lệ nào có tính đặc quyền. Ở Người tỏa ra hào quang
của một cuộc đời cao thượng, một tâm hồn trong sáng xưa nay hiếm".
* Quan niệm về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Tấm gương đạo đức là phản ánh thống nhất, trung thực đạo đức Hồ Chí
Minh; đồng thời là sự phản chiếu tư tưởng và nhân cách của Người trong thực
tiễn. "Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" thể hiện hệ thống phẩm chất đạo
đức của Người và được biểu hiện sinh động trong cuộc sống thông qua những
việc làm cụ thể, trong giải quyết các mối quan hệ xã hội. Mỗi hành vi đạo
đức, mỗi cử chỉ, việc làm của Hồ Chí Minh đều chứa đựng những giá trị đạo
đức, giá trị nhân văn, giá trị văn hoá to lớn và tồn tại mãi với thời gian; có sức
cảm hoá, có giá trị nêu gương và ảnh hưởng sâu sắc đến các tầng lớp xã hội
mà cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân Việt Nam cần học tập và noi theo.
Thực tiễn cách mạng Việt Nam cho thấy: cùng với các hoạt động tuyên
truyền, vận động, giác ngộ cách mạng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh có
sức cảm hóa mạnh mẽ, lan tỏa sâu rộng tới đông đảo quần chúng nhân dân và
chuyển hóa thành sức mạnh vật chất to lớn trong đấu tranh cách mạng.
Từ những vấn đề trên có thể quan niệm: "Tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh" là hệ thống hành vi đạo đức mà Hồ Chí Minh thực hành, thể hiện trong
tất cả các mối quan hệ; là sự hiện thực hoá sinh động "tư tưởng đạo đức Hồ
Chí Minh", "tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức"; là hội tụ những phẩm chất
đạo đức cao quý, kết tinh những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân
tộc và của nhân loại, tiêu biểu cho đạo đức tiên tiến, cách mạng, trở thành
chuẩn mực, tấm gương sáng về đạo đức, được cả dân tộc và tuyệt đại đa số
nhân dân các quốc gia trên thế giới thừa nhận và noi theo.
Có thể nói, mỗi nội dung tư tưởng, chuẩn mực đạo đức đúng đắn, kết
hợp với hành vi đạo đức kiểu mẫu của Hồ Chí Minh là bí quyết thành công
của công tác giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên,
học sinh, sinh viên... Nội dung cơ bản của tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ
13
Chí Minh là trung với Đảng, hiếu với dân, yêu thương con người, cần, kiệm,
liêm, chính, chí công vô tư, tinh thần đoàn kết vô sản thuỷ chung, trong sáng.
Diện mạo đặc sắc, giá trị to lớn, ý nghĩa sâu xa của tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng viết: "Thể hiện toàn vẹn đức
tính chí công vô tư, cần, kiệm, liêm, chính, nhân, nghĩa, trí, dũng, với nội
dung mới mà Người đã đề ra cho toàn Đảng, toàn dân. Nét đặc biệt của Hồ
Chí Minh là khiêm tốn, giản dị. Địa vị càng cao, uy tín càng lớn, Hồ Chí
Minh càng khiêm tốn và giản dị" [43, tr.68]. Người được mọi tầng lớp nhân
dân cả nước yêu mến, tôn vinh; bạn bè quốc tế ngưỡng mộ, tin yêu ca ngợi;
UNESCO tôn vinh Người là "Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn
hóa thế giới".
Tấm gương sáng ngời đạo đức Hồ Chí Minh được biểu hiện ở ý chí và
nghị lực phi thường; ở sự kiên trì mục tiêu, lý tưởng cách mạng, trọn đời phấn
đấu, hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng
xã hội và giải phóng con người; tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của nhân
dân, luôn luôn kính trọng và hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân thể hiện sự
hiến dâng tất cả cho Tổ quốc, cho nhân dân, cho con người.
Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương đạo đức của một vị
lãnh tụ vĩ đại của quần chúng nhân dân với những phẩm chất toàn thiện, toàn
mỹ, là tấm gương đạo đức của một nhân cách vĩ đại nhưng cũng rất bình dị.
Cùng với tư tưởng đạo đức, tấm gương đạo đức của Người có sức sống mãnh
liệt, sức lan toả sâu rộng, sức cảm hoá, cải tạo, nâng đỡ, xây dựng con người
nhưng cũng rất đỗi dung dị, gần gũi, đời thường. Do vậy, mỗi người cán bộ
đến người dân bình thường đều lấy tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để soi
lại mình, học tập, rèn luyện làm theo để trở thành người cách mạng mẫu mực,
người công dân chân chính của xã hội. "Không có gì quý hơn độc lập, tự do",
đó là lý tưởng, là lẽ sống mà cũng là học thuyết chính trị - đạo đức của Hồ
Chí Minh, của dân tộc Việt Nam. Ham muốn tột bậc của Người là làm sao
cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta
14
ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Chính ham muốn mãnh
liệt ấy đã tạo cho Người một ý chí, một nghị lực phi thường để "giàu sang
không thể quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy vũ không thể khuất
phục". Cho đến khi từ biệt thế giới này, điều luyến tiếc duy nhất của Người
vẫn là "không được phục vụ nhân dân lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa".
* Quan hệ giữa tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với đạo đức Hồ Chí
Minh và với tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
Khi nói đến "tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" là nói đến "đạo đức Hồ
Chí Minh", nói đến hệ thống phẩm chất đạo đức cách mạng của bản thân
Người đã được tu dưỡng, rèn luyện, được thể hiện trong suốt cuộc đời hoạt
động cách mạng cũng như trong cuộc sống sinh hoạt đời thường. Đạo đức Hồ
Chí Minh là sự hiện diện của một tấm gương mẫu mực tuyệt vời về đạo đức.
"Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" là sự hiện thực hóa "tư tưởng đạo đức Hồ
Chí Minh", "tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức" ở chính bản thân con người
Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh thể hiện sáng ngời sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa
lý luận với thực tiễn, giữa lý thuyết với thực hành, giữa lời nói với việc làm.
Như vậy, về nhận thức không thể đồng nhất "tư tưởng đạo đức Hồ Chí
Minh" với "đạo đức Hồ Chí Minh". Khi nói đến "tư tưởng đạo đức Hồ Chí
Minh" là xét trên bình diện lý luận, với tư cách là khoa học về đạo đức của Hồ
Chí Minh, là "đạo đức học Hồ Chí Minh". Còn "đạo đức Hồ Chí Minh" là nói
đến phẩm chất đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh được thể hiện trong thực
tế cuộc sống, trong giải quyết các mối quan hệ, trong ứng xử hàng ngày của
Hồ Chí Minh. Ở đây có mối liên hệ bản chất giữa hai khái niệm "đạo đức Hồ
Chí Minh" là căn cứ thực tiễn phản ánh tính khoa học, đúng đắn của "tư tưởng
đạo đức Hồ Chí Minh" đồng thời "tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh" được thể
hiện sinh động, phong phú bằng chính "đạo đức Hồ Chí Minh".
Cũng cần bàn thêm và thống nhất nhận thức về mối quan hệ giữa khái
niệm "đạo đức Hồ Chí Minh" và "tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Trước
hết, cần thấy rằng. Trong xã hội nào cũng vậy, ai cũng có hệ thống phẩm chất
15
đạo đức và hệ thống phẩm chất đạo đức ấy là kết quả của sự giáo dục, rèn
luyện của xã hội, nhà trường, đoàn thể và gia đình, sự tu dưỡng rèn luyện,
phấn đấu của cá nhân mà có được. Tuy nhiên, không phải ai cũng trở thành
tấm gương đạo đức, mà thường là tấm gương trên một khía cạnh, một nét đạo
đức (như tấm gương về đức tính giản dị, khiêm tốn, hiếu thảo, thương
người…) và thường chỉ là tấm gương trong phạm vi một gia đình, một dòng
họ, một vùng quê, một cơ quan… còn ở tầm quốc gia, thời đại không phải là
nhiều. Có nhiều người nghiên cứu rất giỏi về đạo đức, có những công trình đồ
sộ rất sâu sắc về đạo đức nhưng không được coi là tấm gương đạo đức.
Đạo đức của một cá nhân chỉ trở thành "tấm gương đạo đức" cho một
dân tộc, một quốc gia và nhiều quốc gia khác khi hệ thống phẩm chất đạo đức
của người đó hội tụ đầy đủ những phẩm chất đạo đức cao quý tiêu biểu cho
nền đạo đức tiên tiến, cách mạng, đồng thời cũng tiêu biểu cho những giá trị
đạo đức truyền thống của dân tộc, của nhân loại mà thế hệ sau có thể học tập
và noi theo. Đó là "đạo đức Hồ Chí Minh" và tấm gương đạo đức của Người.
Khi nói đến "tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", trên thực tế là một sự
khẳng định, đánh giá, tôn vinh về giá trị, tầm vóc của "đạo đức Hồ Chí
Minh", nâng "đạo đức Hồ Chí Minh" từ đạo đức của một cá nhân lãnh tụ trở
thành tấm gương đạo của toàn thể nhân dân ta, dân tộc ta và của nhiều dân tộc
trên thế giới.
Từ những lẽ trên có thể quan niệm: Đạo đức Hồ Chí Minh là tổng thể
hệ thống những phẩm chất đạo đức cách mạng của bản thân Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã được tu dưỡng, rèn luyện và được thể hiện trong suốt cuộc đời hoạt
động cách mạng, cũng như trong trong sinh hoạt hàng ngày. Đạo đức Hồ Chí
Minh là đạo đức chí công vô tư, đời sống trong sáng, nếp sống giản dị và đức
khiêm tốn, trung thực, chân thành.
Bàn luận về "Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" là nói đến tấm gương
của một nhân cách lớn về đạo đức cách mạng có tầm ảnh hưởng không chỉ
trong nước mà còn trên phạm vi quốc tế, không phải chỉ trong một thời kỳ
16
lịch sử nhất định mà trong suốt quá trình cách mạng. "Tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh" đã được nhân dân ta, dân tộc ta và quốc tế thừa nhận, tôn vinh,
hoàn toàn không phải sự gán ghép của Đảng ta.
Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh chính là nhân cách đạo đức vĩ đại
của Người tỏa sáng trong đời sống thực tiễn để mỗi chúng ta, nhân loại tiến
bộ và các thế hệ người Việt Nam học tập, noi theo. Chủ tịch Hồ Chí Minh
chính là hình ảnh sống động nhất và toàn vẹn nhất của đạo đức cách mạng. Ở
Người, tư tưởng về đạo đức và hành vi đạo đức cá nhân thống nhất với nhau.
Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là sự thống nhất chặt chẽ giữa tư
tưởng và sự gương mẫu thực hành theo những chuẩn mực, nguyên tắc đạo
đức cách mạng; sự mẫu mực về hành vi đạo đức, có sức cảm hóa, có giá trị
nêu gương và ảnh hưởng sâu sắc đến các tầng lớp xã hội mà cán bộ, đảng viên
và toàn thể nhân dân Việt Nam cần học tập và làm theo. Tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh là sự thể hiện trong đời sống hiện thực những tư tưởng của Hồ
Chí Minh về đạo đức, mà cốt lõi là suốt đời phấn đấu, hy sinh cho Đảng, cho
cách mạng, cho Tổ quốc và nhân dân, thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí
công vô tư. Đó là hệ thống các hành vi đạo đức mà Hồ Chí Minh thực hành,
thể hiện trong tất cả các mối quan hệ của Người, trở thành chuẩn mực, tấm
gương; tạo nên diện mạo đặc sắc của đạo đức Hồ Chí Minh. Tấm gương đạo
đức là sự phản chiếu tư tưởng và nhân cách của lãnh tụ Hồ Chí Minh trong
thực tiễn cách mạng Việt Nam và phong trào cộng sản quốc tế.
Ở Hồ Chí Minh, tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức quan hệ biện
chứng và thống nhất chặt chẽ với nhau, là sự thống nhất giữa lý luận và thực
tiễn, giữa nói và làm, giữa tư tưởng và hành động, giữa răn dạy người khác và
tự mình thực hiện trước để nêu gương.
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh không chỉ thể hiện ở hệ thống các quan
điểm, luận điểm của Người về đạo đức trong bài nói, bài viết, mà còn thể hiện
cụ thể và sinh động trong hiện thực, trong hành vi đạo đức của Người. Thông
qua hành vi đó, thông qua cuộc đời hoạt động cách mạng, tinh thần vì nước,
17
vì dân, cũng như hành vi trong đời sống thường ngày của lãnh tụ Hồ Chí
Minh mà chúng ta thấy rõ hơn tư tưởng đạo đức của Người. Cho nên, khi nói
đến tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh không thể không nói đến hành vi đạo đức
của Hồ Chí Minh. Khi nói đến tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cũng không
chỉ hiểu đó là tấm gương về hành vi đạo đức, về việc làm của Hồ Chí Minh
mà ngay cả tư tưởng, những lời nói, cách biểu đạt của Người cũng mang tính
chất là tấm gương, có giá trị nêu gương, chúng ta cần học tập và làm theo.
1.1.2. Những biểu hiện chủ yếu của tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương của một vĩ nhân, một
lãnh tụ cách mạng vĩ đại, một người cộng sản vĩ đại nhưng đồng thời cũng là
tấm gương đạo đức của một người bình thường, ai cũng có thể học theo, làm
theo, để trở thành một người công dân tốt trong xã hội.
Tấm gương đạo đức đó của Người được biểu hiện trên 5 phương diện.
Một là, Hồ Chí Minh là tấm gương trọn đời phấn đấu hy sinh vì sự
nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
Hai là, Hồ Chí Minh là tấm gương của ý chí và nghị lực tinh thần to
lớn, vượt qua mọi khó khăn thử thách để đạt mục đích cách mạng.
Ba là, Hồ Chí Minh là tấm gương tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của
nhân dân, kính trọng nhân dân, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân.
Bốn là, Hồ Chí Minh là tấm gương của một con người nhân ái, nhân
hậu, khoan dung, vị tha, hết mực vì con người.
Năm là, Hồ Chí Minh là tấm gương cần, kiệm, liêm, chính, chí công
vô tư, đời tư trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn.
1.1.2.1. Trọn đời phấn đấu hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc,
giải phóng giai cấp, giải phóng con người
Cả cuộc đời Người đã đặt lợi ích của đất nước, dân tộc lên trên lợi ích
của cá nhân gia đình. Điều đó thể hiện ở chỗ từ khi chia tay cha đi tìm đường
cứu nước cho đến lúc vào cõi vĩnh hằng chưa một lần gặp lại cha. Cả cuộc đời
cách mạng của Người chỉ có hai lần về thăm quê hương và dòng họ. Vì bận
18
việc nước, Người không kịp về thăm viếng chị gái, anh trai của mình khi biết
tin họ tạ thế. Người đã hy sinh tuổi trẻ của mình để tìm đường cứu nước.
Người đã trọn đời phấn đấu hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc,
giải phóng giai cấp, giải phóng con người không gợn chút riêng tư. Người đã
sáng lập và xây dựng, rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam, cùng với Đảng
lãnh đạo cách mạng đi đến thắng lợi; sáng lập và xây dựng Nhà nước kiểu
mới ở Việt Nam - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Người dành
trọn cuộc đời hy sinh vì dân vì nước với một ham muốn tột bậc là nước nhà
được độc lập, dân được tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng
được học hành.
Ngay từ nhỏ, Người đã lựa chọn mục tiêu phấn đấu cho cả cuộc đời của
mình là vì nước, vì dân. Trên con đường thực hiện mục tiêu đó, Người đã
chấp nhận sự hy sinh, không quản gian nguy, kiên định, dũng cảm và sáng
suốt để vượt qua mọi khó khăn, thách thức, thực hiện bằng được mục tiêu đó.
Sự kiên định mục tiêu phấn đấu trong suốt cuộc đời của Hồ Chí Minh đã được
nhân dân thế giới thừa nhận và kính phục. Trong bức điện chia buồn gửi Đảng
ta khi Bác mất, Đảng Cộng sản Cu Ba viết: "Hiếm có một nhà lãnh đạo nào,
trong những giờ phút thử thách lại tỏ ra sáng suốt, bình tĩnh, gan dạ, quên
mình, kiên nghị và dũng cảm một cách phi thường như vậy".
1.1.2.2. Tấm gương ý chí và nghị lực, tinh thần to lớn, vượt qua mọi
khó khăn, thử thách để đạt mục đích cách mạng.
* Tấm gương về ý chí và nghị lực phi thường
Điều này được thể hiện ở ý chí và nghị lực tự học của Người mà theo
GS Vũ Khiêu đã tổng kết trên 5 phương diện. Về trí tuệ: uyên bác cả Đông,
Tây, Kim, Cổ, thể hiện tài năng trên mọi lĩnh vực. Về tình cảm: có trái tim
mênh mông "ôm cả non sông mọi kiếp người"; kết hợp chủ nghĩa yêu nước và
chủ nghĩa quốc tế vô sản; yêu thương dân mình và nhân loại, quan tâm tới
từng số phận con người. Về hành động: kết hợp trí, nhân, dũng, nghị lực, bản
lĩnh, nhạy bén, sáng tạo. Về tư tưởng triết học: tiếp thu truyền thống nhân văn
từ triết học cổ đại đến triết học Mác-Lênin, cả Đông và Tây đem lại nội dung
19
nhân văn mang tính hiện thực và tính chiến đấu. Về đời sống riêng tư: theo
đuổi hoài bão lớn nhất của dân tộc và nhân loại nhưng lại sống giản dị, bình
thường, hài hoà.
Tấm gương kiên trì và nghị lực phi thường của Người còn được thể
hiện trong việc học và sử dụng tiếng nước ngoài.
Đối với tiếng Hán cổ và hiện đại, Người đã dùng nó thành thạo trong
cuốn "Nhật ký trong tù" Người viết trong 14 tháng bị giam ở Quảng Tây và
trong hoàn cảnh "Trong ngục tối biết làm gì đây". Tài năng này đã được
Quách Mạc Nhược - học giả nổi tiếng của Trung Quốc nhận xét: "Có một số
bài thơ rất hay, nếu xếp chung vào trong tập thơ Đường Tống e rằng không
dễ gì nhận ra". Như vậy, trình độ Hán học và tài thơ của Bác uyên thâm xuất
sắc. Ngoài ra Người còn viết nhiều bài chữ Hán khác.
Đối với tiếng Pháp, hè năm 1911 Bác đến Pháp, học tiếng Pháp với
những người xung quanh dạy Bác. Bài báo đầu tiên của Người được đăng trên
"Đời sống thợ thuyền". Năm 1917 báo "Người cùng khổ", báo "Nhân đạo" có
đăng bài vấn đề bản xứ, "Lời than vãn của bà Trưng Trắc", "Con người biết
mùi hun khói", "Vi hành" (1923) và "Bản án chế độ thực dân" bằng tiếng
Pháp. Người còn dùng tiếng Pháp để diễn thuyết, nói chuyện nhiều nơi. Khi
làm Chủ tịch nước Bác còn dùng tiếng Pháp ở nhiều nơi rất hiệu quả.
Đối với tiếng Anh, Bác sang Anh nói là để học tiếng Anh nhưng thực
ra còn vì nhiều mục đích khác. Năm 1914, Bác làm phụ bếp khách sạn
Cáclơtơn ở Luân Đôn, Bác đã tự học tiếng anh không thầy, không bạn,
không trường, không lớp. Tài liệu nói về Mỹ lên tới hàng trăm bài, đọc và viết
về Uyliam Sêchxpia, Sáclơđíchken; Harietbitchestao đến đủ loại báo chí, Bác
viết báo bằng tiếng Anh, dịch tiếng Hán sang tiếng Anh và ngược lại. Đầu báo
cáo gửi Quốc tế Cộng sản (2.1924), lời kêu gọi sau ngày thành lập Đảng
(3.2.1930) và báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản bằng tiếng Anh sau dịch ra tiếng
Việt. Người còn dùng tiếng Anh để giao tiếp, dịch viết và dịch nói cho Bộ
thông tin chiến tranh của Mỹ, tài liệu quan trọng lấy của Phát xít Nhật.
20