ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------
NGÔ THỊ LAN HƢƠNG
ĐẢNG BỘ HUYỆN SÓC SƠN
THỰC HIỆN NHIỆM VỤ XÂY DỰNG ĐẢNG
TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ
HÀ NỘI - 2012
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------
NGÔ THỊ LAN HƢƠNG
ĐẢNG BỘ HUYỆN SÓC SƠN
THỰC HIỆN NHIỆM VỤ XÂY DỰNG ĐẢNG
TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 56
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ
Ngƣời hƣớng dẫn: PGS. Lê Mậu Hãn
HÀ NỘI – 2012
DANH MỤC BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
ATK
: An toàn khu
CMVS
: Cách mạng vô sản
CNH – HĐH : Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá
CNXH
: Chủ nghĩa xã hội
CT/TU
: Chỉ thị Thành uỷ
CTr/HU
: Chƣơng trình Huyện uỷ
CTr/TU
: Chƣơng trình Thành uỷ
CT/TW
: Chỉ thị Trung ƣơng
ĐA/HU
: Đề án Huyện uỷ
TW
: Trung ƣơng
KH/HU
: Kế hoạch Huyện uỷ
KH/TU
: Kế hoạch Thành uỷ
KH/TW
: Kế hoạch Trung ƣơng
MTTQ
: Mặt trận tổ quốc
NQ/HU
: Nghị quyết Huyện uỷ
NQ/TU
: Nghị quyết Thành uỷ
NQ/TW
: Nghị quyết Trung ƣơng
THPT
: Trung học phổ thông
VAC
: Vƣờn ao chuồng
UBND
: Uỷ ban nhân dân
TSVM
: Trong sạch vững mạnh
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
2.1. BẢNG KẾT QUẢ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN GIÁO DỤC
CHÍNH TRỊ - TƢ TƢỞNG (2001 - 2005)………………………………......51
2.2. BIỂU ĐỒ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO – BỒI DƢỠNG CÁN BỘ (1996
-2005) ……………………………………………………………………….60
2.3. BIỂU ĐỒ PHÁT TRIỂN ĐẢNG (1979 - 2005)…………………..62
3.1. BIỂU ĐỒ TỈ LỆ CHI BỘ, ĐẢNG BỘ TSVM (1979 –
2010)……………………………..………………………………………. …90
3.2. BIỂU ĐỒ PHÁT TRIỂN ĐẢNG VIÊN (1996 - 2010) …………...94
3.3. BIỂU ĐỒ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ (2000 2010)…………………………………………………………………….…...99
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU………………………………………………………………..1
CHƢƠNG 1: ĐẢNG BỘ HUYỆN SÓC SƠN THỰC HIỆN NHIỆM
VỤ XÂY DỰNG ĐẢNG (1996-2000)………………………………………8
1.1. Khái quát về Đảng bộ Sóc Sơn và công tác xây dựng Đảng của
Đảng bộ huyện Sóc Sơn trƣớc năm 1996……………………….………….8
1.1.1. Khái quát về Đảng bộ Sóc Sơn…………………………………..8
1.1.2. Công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Sóc sơn trƣớc năm
1996………………………………………………………………………….11
1.2. Đảng bộ huyện Sóc Sơn thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng
(1996 – 2000)………………………………………………………………..16
1.2.1. Chủ trƣơng của TW Đảng, của Đảng bộ Hà Nội và Đảng bộ
huyện Sóc Sơn………………………………………………………………16
1.2.2. Đảng bộ huyện Sóc Sơn thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng…23
Tiểu kết chƣơng 1……………………………………………………...36
CHƢƠNG 2: ĐẢNG BỘ HUYỆN SÓC SƠN THỰC HIỆN NHIỆM
VỤ XÂY DỰNG ĐẢNG (2001 – 2005)……………………………………37
2.1. Chủ trƣơng của TW Đảng, của Đảng bộ Thành phố Hà Nội và
Đảng bộ huyện Sóc Sơn về công tác xây dựng Đảng…...………………...37
2.1.1. Chủ trƣơng của TW Đảng ……………………………………...37
2.1.2. Chủ trƣơng của Đảng bộ thành phố Hà Nội và Đảng bộ huyện
Sóc Sơn………………..…………………………………………………….40
2.2. Quá trình Đảng bộ huyện Sóc Sơn thực hiện nhiệm vụ xây dựng
Đảng………………………………………………………………………...48
2.2.1. Thực hiện các nội dung của công tác xây dựng Đảng………..48
2.2.2. Xây dựng Đảng gắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụ chính
trị ở địa phƣơng…………………………………………………………....63
Tiểu kết chƣơng 2……………………………………………………...68
CHƢƠNG 3: ĐẢNG BỘ HUYỆN SÓC SƠN THỰC HIỆN NHIỆM
VỤ XÂY DỰNG ĐẢNG (2006 - 2010)………………………………….…70
3.1. Chủ trƣơng của TW Đảng, của Đảng bộ thành phố Hà Nội và
Đảng bộ huyện Sóc Sơn về công tác xây dựng Đảng…………………….70
3.1.1. Chủ trƣơng của TW Đảng……………………………………..70
3.1.2. Chủ trƣơng của Đảng bộ thành phố Hà Nội và Đảng bộ huyện
Sóc Sơn……………………………………………………………………..73
3.2. Quá trình Đảng bộ huyện Sóc Sơn thực hiện nhiệm vụ xây
dựng Đảng…………………………………………………………………79
3.2.1. Thực hiện những nội dung của công tác xây dựng Đảng……79
3.2.2. Xây dựng Đảng gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở
địa phƣơng…………………………………………………………………98
Tiểu kết chƣơng 3…………………………………………………….104
KẾT LUẬN…………………………………………………………..106
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………..113
PHỤ LỤC…………………………………………………………….122
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử trƣởng thành và đấu tranh của Đảng Cộng sản Việt Nam là “một
pho sử bằng vàng” nhƣ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định. Từ khi ra đời,
Đảng đã đƣợc lịch sử trao cho sứ mệnh lãnh đạo Cách mạng Việt Nam. Các
đảng phái khác do đƣờng lối và tổ chức kém đã không thể tồn tại trƣớc sự đàn
áp, khủng bố tàn khốc của chính quyền thực dân đế quốc và phong kiến tay
sai, duy chỉ có Đảng ta đứng vững, chèo lái con thuyền cách mạng vƣợt qua
muôn vàn khó khăn, thử thách. Trong suốt quá trình xây dựng và trƣởng
thành, Đảng đã không ngừng lớn mạnh, lãnh đạo nhân dân giành đƣợc những
thắng lợi vĩ đại, nổi bật nhất là thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm
1945, thắng lợi của hai cuộc kháng chiến oanh liệt chống đế quốc giải phóng
dân tộc và bảo vệ tổ quốc, từng bƣớc đƣa nƣớc ta quá độ lên CNXH.
Ngày hôm nay, sự nghiệp Đổi mới do Đảng khởi xƣớng và lãnh đạo đã
thu đƣợc những thành tựu to lớn. Đất nƣớc ta đã vƣợt qua những thử thách
ngặt nghèo, thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội, bƣớc vào thời
kì phát triển mới. Đó là kết quả của nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó
phải kể đến tác động tích cực từ những thành quả trong công cuộc đổi mới và
chỉnh đốn Đảng. Tuy nhiên, công tác xây dựng Đảng còn bộc lộ nhiều tồn tại,
yếu kém, điều này ảnh hƣởng không nhỏ đến sự phát triển của đất nƣớc ta
trên con đƣờng đổi mới. Từ thực tiễn này, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn
quốc lần thứ IX đã khẳng định: “Những thành tựu và yếu kém trong công
cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ tổ quốc gắn liền với trách nhiệm lãnh đạo
của Đảng và những ƣu điểm, khuyết điểm trong công tác xây dựng Đảng”
[36, tr 137]. Đảng ta nhận thức sâu sắc đƣợc rằng: nâng cao năng lực lãnh đạo
và sức chiến đấu của Đảng, đáp ứng đƣợc yêu cầu của sự nghiệp Đổi mới là
1
một tất yếu khách quan, là vấn đề có tính nguyên tắc trong suốt quá trình hoạt
động của Đảng. Vì vậy, công tác xây dựng Đảng vẫn luôn là lĩnh vực phải
tiếp tục thực hiện một cách bền bỉ và hiệu quả hơn nữa.
Sóc Sơn là một huyện ngoại thành của Thủ đô Hà Nội. Nói đến Sóc Sơn
là nói đến một quê hƣơng giàu truyền thống cách mạng, cần cù, bền bỉ vƣơn
lên chiến đấu với cái đói, cái nghèo trong nhiều năm. Dƣới sự lãnh đạo của
Đảng bộ, cùng với nhân dân cả nƣớc, nhân dân Sóc Sơn đang hăng hái vƣợt
qua mọi khó khăn, thử thách của lịch sử và thời đại để xây dựng quê hƣơng
ngày càng giàu đẹp. Trong sự nghiệp đổi mới, Đảng bộ huyện Sóc Sơn đã
lãnh đạo nhân dân giành đƣợc nhiều thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực kinh tế
- xã hội, song bên cạnh đó vẫn còn nhiều khó khăn và tồn tại cần khắc phục.
Những thành tựu và những việc chƣa làm đƣợc của Đảng bộ Sóc Sơn
trong việc lãnh đạo thực hiện những nhiệm vụ chính trị qua các thời kì gắn
liền với kết quả của việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng ở địa phƣơng
trong những năm qua, đồng thời cùng là tiền đề cho Sóc Sơn bƣớc vào thời kì
đẩy mạnh CNH - HĐH của đất nƣớc. Nghiên cứu quá trình Đảng bộ Sóc Sơn
thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng cần phải đặt nó trong mối quan hệ biện
chứng với tình hình thực hiện ở các địa phƣơng trong cả nƣớc nhằm rút ra
những kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Sóc Sơn nói
riêng và cả nƣớc nói chung là vấn đề có ý nghĩa rất lớn trong việc gắn chặt lí
luận với thực tiễn.
Trong thời gian qua, nhờ đƣợc tiếp xúc với nhiều nguồn tƣ liệu và đƣợc
nghe, đƣợc thấy những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của quê hƣơng,
đƣợc sống trong niềm tin tƣởng của nhân dân với sự lãnh đạo của Đảng bộ
huyện, đặc biệt với lòng tri ân và biết ơn vùng đất đã sinh ra và nuôi nâng
mình, đƣợc sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hƣớng dẫn, tôi chọn đề tài:
“Đảng bộ huyện Sóc Sơn thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 1996
2
đến năm 2010” làm đề tài luận văn tốt nghiệp. Tôi hy vọng luận văn sẽ góp
một phần nhỏ vào việc tìm hiểu và đánh giá về quá trình thực hiện công tác
xây dựng Đảng ở địa phƣơng và qua đó khẳng định vai trò lãnh đạo, chỉ đạo
của Đảng bộ huyện Sóc Sơn với vấn đề xây dựng Đảng nói riêng và lãnh đạo
toàn diện trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, xã hội của huyện nói chung
trong thời gian qua. Từ thắng lợi và những hạn chế đã qua, luận văn gợi lên
những bài học lịch sử cho công tác xây dựng Đảng trong hoàn cảnh mới hiện
nay của huyện.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Xây dựng Đảng là một lĩnh vực đặc biệt quan trọng thu hút sự quan tâm
của Đảng ta và các nhà lãnh đạo, nhà nghiên cứu tâm huyết với Đảng. Ngoài
các cuốn sách lý luận chung về công tác xây dựng Đảng của các nhà kinh điển
của Chủ nghĩa Mác - Lênin và Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong giai đoạn mới
còn có nhiều công trình quan trọng về xây dựng Đảng nhƣ: Đảng Cộng sản
Việt Nam 70 năm xây dựng và trưởng thành, của Lê Khả Phiêu (2000), Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội; Công tác xây dựng Đảng trong thời kỳ đẩy mạnh
CNH - HĐH đất nước của Bùi Đình Phong (2001) Nxb Lao Động, Hà Nội;
Xây dựng chỉnh đốn Đảng chống quan liêu tham nhũng, lãng phí, của Lƣu
Quang Quán (cb) (2004), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Vận dụng và phát
triển tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng trong thời kì đổi mới, của
Phạm Ngọc Anh chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia; Đổi mới công tác xây
dựng Đảng ở nông thôn, của Chu Chí Hoà chủ biên, Nxb Đại học quốc gia…
Các tác giả đã dày công nghiên cứu và đƣa ra những luận điểm mang tính
tổng quát về công tác xây dựng Đảng.
Thƣ viện khoa Lịch sử - Trƣờng KHXH &NV cũng lƣu trữ khá nhiều
công trình nghiên cứu là các luận văn, khoá luận về vấn đề xây dựng Đảng
của Đảng nói chung và của các Đảng bộ địa phƣơng nhƣ: Công tác tổ chức
3
cán bộ của Đảng thời kì 1986-1996 của Phan Đức Tuệ (2000); Đảng lãnh
đạo thực hiện công tác tư tưởng thời kì 1986-2000 của Nguyễn Thị Thu
Hƣơng (2001); Đảng bộ thành phố Việt trì thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng
thời kì 1996-2000 của Đoàn Thị Khánh Hà (2002); Đảng bộ thành phố Thái
Nguyên thực hiện nhiệm vụ xây dựng tổ chức cơ sở Đảng thời kì 1986-2000
của Nguyễn Văn Hoàn (2002); Quá trình củng cố và phát triển tổ chức cơ sở
Đảng của Đảng bộ thị xã Phủ Lý tỉnh Hà Nam trong thời kì 1991-2000 của
Nguyễn Thị Lan Phƣơng (2002); Đảng bộ huyện Vụ Bản lãnh đạo thực hiện
công tác xây dựng Đảng trong thời kì đổi mới 1986-2001 của Trần Thị Thảo
(2002)… Các tác giả đã dành công sức tiếp cận, nghiên cứu vấn đề xây dựng
Đảng trong từng thời kì nhất định và từng lĩnh vực của công tác xây dựng
Đảng ở các địa phƣơng khác nhau.
Ở Sóc Sơn, Ban Tuyên giáo Huyện uỷ phối hợp với các địa phƣơng, cho
ra đời các cuốn lịch sử Đảng bộ xã và Lịch sử Đảng bộ huyện Sóc Sơn (3 tập)
khái quát giai đoạn 1930-2010. Đặc biệt, năm 2005, Ban chấp hành Đảng bộ
huyện cho xuất bản cuốn Kỷ yếu Đảng bộ huyện Sóc Sơn từ Đại hội đến Đại
hội (1933-2005), khái quát lần lƣợt các Đại hội Đảng bộ huyện Sóc Sơn các
nhiệm kì vừa qua. Tuy nhiên, đối với vấn đề thực hiện nhiệm vụ xây dựng
Đảng ở Sóc Sơn thì chƣa có một công trình nghiên cứu riêng biệt nào mà chủ
yếu mới đƣợc đề cập trong các báo cáo của Huyện uỷ, Ban Tuyên giáo và các
ban ngành có liên quan. Những báo cáo đó là nguồn tài liệu quan trọng, cung
cấp cơ sở lý luận, tƣ liệu và cả những gợi ý khoa học để tác giả thực hiện luận
văn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về sự nhận thức, các chủ
trƣơng, biện pháp, kết quả tổ chức thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng của
Đảng bộ huyện Sóc Sơn trong những năm từ 1996 đến năm 2010, từ đó làm
4
rõ thêm lịch sử Đảng bộ Sóc Sơn thời kì này, nhất là trong lĩnh vực xây dựng
Đảng. Luận văn cũng bƣớc đầu rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá
trình Đảng bộ Sóc Sơn thực hiện nghiệm vụ xây dựng Đảng từ những năm đã
qua để Đảng bộ huyện tiếp tục thực hiện nhằm đạt đƣợc những thành tựu cao
hơn nữa về công tác xây dựng Đảng trong thời gian tới.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
Dựa trên các nguồn tƣ liệu về xây dựng Đảng Luận văn tiến hành mô tả
lại một cách khách quan, toàn diện quá trình thực hiện các nhiệm vụ của công
tác xây dựng Đảng của Đảng bộ huyện Sóc Sơn trong những năm 1996 –
2010, nêu lên những nhận xét về tác động của việc thực hiện xây dựng Đảng
đối với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở địa phƣơng cùng với những
thành tựu, hạn chế và bài học kinh nghiệm của quá trình thực hiện nhiệm vụ
xây dựng Đảng ở địa phƣơng trong giai đoạn này.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng: Luận văn nhằm nghiên cứu những chủ trƣơng, kế hoạch,
biện pháp của TW Đảng, của Đảng bộ Thành phố Hà Nội và Đảng bộ huyện
Sóc Sơn trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng ở địa phƣơng trong
những năm 1996 - 2010, kết quả và ý nghĩa của việc thực hiện những chủ
trƣơng trên.
* Phạm vi:
Về mặt nội dung: Luận văn tìm hiểu quá trình Đảng bộ huyện Sóc Sơn
thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng trên các phƣơng diện: chính trị - tƣ tƣởng
và tổ chức. Những thành tựu, hạn chế của công tác xây dựng Đảng đƣợc phản
ánh qua việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở địa phƣơng. Trên cơ sở
những thành tựu và những hạn chế đó bƣớc đầu rút ra một số bài học kinh
nghiệm có ý nghĩa thực tiễn đối với công tác xây dựng Đảng ở Sóc Sơn hiện
nay.
5
Về mặt thời gian: Luận văn tìm hiểu quá trình Đảng bộ huyện Sóc Sơn
thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng trong thời gian 15 năm từ năm 1996 đến
năm 2010.
Về mặt không gian: Luận văn tìm hiểu quá trình Đảng bộ huyện Sóc Sơn
thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng trên địa bàn huyện.
5. Cơ sở lý luận, phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu
* Cơ sở lý luận: Luận văn đƣợc thực hiện dựa trên những quan điểm cơ
bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin về xây dựng Đảng cộng sản nói chung và tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng; những
quan điểm về xây dựng Đảng trong thời kì CNH - HĐH đất nƣớc của Đảng
Cộng sản Việt Nam.
* Phương pháp nghiên cứu: Phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu của luận
văn là phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật
lịch sử và các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học lịch sử nói chung, của
chuyên ngành lịch sử Đảng nói riêng. Cụ thể luận văn chủ yếu sử dụng các
phƣơng pháp nhƣ: phƣơng pháp lịch sử, phƣơng pháp lôgíc, phƣơng pháp
thống kê, phƣơng pháp mô tả, phân tích tổng hợp bảng thống kê, so sánh để
làm sáng tỏ vấn đề cần trình bày.
* Nguồn tư liệu: Để thực hiện đề tài, luận văn chủ yếu dựa vào văn kiện
Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng cộng sản Việt Nam khoá VIII, IX, X;
Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XII, XIII, XIV;
Báo cáo chính trị trình Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Sóc Sơn khoá VII,
VIII, IX, X. Bên cạnh đó còn có các cuốn sách lý luận chung về công tác xây
dựng Đảng của các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác - Lênin, của Chủ tịch
Hồ Chí Minh, các nghị quyết, chỉ thị, báo cáo tổng kết công tác xây dựng
Đảng của Ban bí thƣ TW Đảng, của Đảng bộ thành phố Hà Nội và Đảng bộ
huyện Sóc Sơn. Đây là nguồn tƣ liệu quan trọng nhất giúp tác giả thấy đƣợc
6
những chủ trƣơng, phƣơng hƣớng, nhiệm vụ và quá trình thực hiện nhiệm vụ
xây dựng Đảng ở Đảng bộ. Bên cạnh đó,các tạp chí, các bài báo có tính thời
sự phản ánh về lĩnh vực này cũng đƣợc sử dụng trong luận văn.
6. Đóng góp của luận văn
- Luận văn hê ̣ thố ng hóa những quan điểm, chủ trƣơng của Đảng cộng
sản Việt Nam, Đảng bộ thành phố Hà Nội và Đảng bộ huyện Sóc Sơn về vấn
đề xây dựng Đảng trong nhƣ̃ng năm 1996 - 2010.
- Trên cơ sở các nguồ n tƣ liê ̣u lich
̣ sƣ̉ , đặc biệt là nguồn tƣ liệu gốc, luận
văn đã trình bày quá trình Đảng bô ̣
huyện Sóc Sơn thực hiện nhiệm vụ xây
dựng Đảng từ năm 1996 đến năm 2010; nêu những thành tựu, những ƣu điểm
và hạn chế của Đảng bô ̣ huyện trong việc thực hiện.
- Luận văn nêu khái quát một số kinh nghiệm lịch sử trong quá trình
Đảng bộ huyện Sóc Sơn thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng. Những kinh
nghiệm để góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng bộ, thực hiện thắng
lợi những nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn mới.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn đƣợc chia thành 3 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Đảng bộ huyện Sóc Sơn thực hiện nhiệm vụ xây dựng
Đảng (1996 – 2000)
Chƣơng 2: Đảng bộ huyện Sóc Sơn thực hiện nhiệm vụ xây dựng
Đảng (2001 – 2005)
Chƣơng 3: Đảng bộ huyện Sóc Sơn thực hiện nhiệm vụ xây dựng
Đảng (2006 – 2010)
7
Chƣơng 1
ĐẢNG BỘ HUYỆN SÓC SƠN THỰC HIỆN NHIỆM VỤ XÂY
DỰNG ĐẢNG (1996 – 2000)
1.1. Khái quát về Đảng bộ huyện Sóc Sơn và công tác xây dựng Đảng
của Đảng bộ huyện Sóc Sơn trƣớc năm 1996
1 1.1. Khái quát về Đảng bộ huyện Sóc Sơn
Sóc Sơn là một huyện ngoại thành của Thủ đô Hà Nội. Đất và ngƣời Sóc
Sơn gắn liền với truyền thống dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc, cần cù chịu
khó trong lao động, kiên cƣờng bất khuất trong chiến đấu chống giặc ngoại
xâm. Chính khí thiêng sông núi cùng với quá trình lịch sử dựng xây và bảo vệ
quê hƣơng đã hình thành và hun đúc nên những truyền thống quý báu của
ngƣời dân nơi đây. Ngay từ thời kỳ Hùng Vƣơng dựng nƣớc cho đến đầu thế
kỷ XX, vùng đất Sóc Sơn là bản doanh, là chiến tuyến của ông cha ta chống
giặc ngoại xâm. Bằng sự trực tiếp tham gia hoặc giúp đỡ quân triều đình,
nhân dân Sóc Sơn đã thể hiện tinh thần yêu nƣớc, hy sinh vô cùng anh dũng,
góp phần làm nên nhiều chiến công to lớn trong lịch sử dân tộc.
Khi thực dân Pháp bắt tay vào công cuộc khai thác thuộc địa, nhân dân tá
điền vùng trung du Bắc Bộ nói chung và Sóc Sơn nói riêng rơi vào tình cảnh
khốn khổ do bị bóc lột đến tận xƣơng tuỷ. Trong khi cuộc sống bế tắc tƣởng
chừng nhƣ không có lối thoát thì Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, sau đó là
tiếng vang của Xô Viết - Nghệ Tĩnh dội đến, nhân dân Sóc Sơn đã thức tỉnh
và hƣớng về Đảng.
Ngày 17-3-1933, Chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên của huyện đƣợc thành
lập ở ấp Tân Yên (xã Hồng Kỳ - Đa Phúc) gồm 7 đồng chí do đồng chí
Nguyễn Tạo làm Bí thƣ. Chi bộ chủ trƣơng đẩy mạnh công tác tuyên truyền,
phát triển tổ chức nông hội, lãnh đạo tá điền đấu tranh chống áp bức bóc lột
và cử cán bộ xây dựng cơ sở mới. Đến tháng 5-1933, cả 24 làng ấp của đồn
điền đã có Hội viên nông hội. Chi bộ đã lƣu hành tờ báo bí mật “Tia sáng”
8
cùng nhiều tài liệu thơ ca Cách mạng, đồng thời mở lớp dạy chữ quốc ngữ để
nâng cao giác ngộ chính trị và kiến thức văn hoá cho quần chúng Cách mạng.
Từ cuối tháng 9-1933, thực dân Pháp hoảng hốt trƣớc phong trào cách
mạng đang lên ở đồn điền Tân Yên, chúng liền đem binh lính, cảnh sát về
khám xét, đánh đập nông dân tá điền, bắt giam những ngƣời bị tình nghi là
đảng viên cộng sản. Những cán bộ lãnh đạo cốt cán của Chi bộ Tân Yên bị rơi
vào tay địch, cơ sở Đảng bị tan vỡ, các tổ chức quần chúng cũng không tiếp
tục hoạt động đƣợc.
Nhƣ vậy, giữa lúc địch khủng bố dữ dội sau cao trào Xô Viết - Nghệ
Tĩnh, tổ chức Đảng khắp nơi đều bị tổn thất, đời sống nhân dân nhất là nông
dân gặp nhiều khó khăn do ảnh hƣởng tai hại của cuộc khủng hoảng kinh tế
(1929-1933), sự thành lập chi bộ Tân Yên (Đa Phúc) chứng tỏ đƣờng lối cách
mạng đúng đắn của Đảng đƣợc nông dân ủng hộ. Nông dân tá điền Sóc Sơn
có tinh thần cách mạng quật khởi, quyết tâm đi theo Đảng. Chi bộ Tân Yên Chi bộ đầu tiên của Đảng bộ huyện Sóc Sơn, cũng là chi bộ đầu tiên của Đảng
bộ tỉnh Phúc Yên lúc đó và tỉnh Vĩnh Phú sau này là chi bộ cộng sản đầu tiên
ở vùng nông thôn phía Bắc thủ đô Hà Nội. Chi bộ chỉ tồn tại đƣợc trong một
thời gian ngắn nhƣng là bƣớc mở đầu rất vẻ vang của phong trào cách mạng
Sóc Sơn chuyển mình theo con đƣờng cách mạng dƣới ánh sáng của tƣ tƣởng
Hồ Chí Minh.
Ở huyện Kim Anh, dƣới sự chỉ đạo của Ban cán sự tỉnh Phúc Yên, trong
những năm 1941-1942 đã có những cơ sở Việt Minh đƣợc xây dựng nhằm
đấu tranh chống phát xít Nhật và bảo vệ ATK Cách mạng. Tháng 12/1942,
Chi bộ Xuân Kỳ (Đông Xuân) - Chi bộ đầu tiên của huyện Kim Anh đƣợc
thành lập bao gồm 3 đồng chí là Hoàng Xuân Quán, Lê Văn Chụp và Lê Văn
Cừ do Hoàng Xuân Quán làm bí thƣ. Tháng 6-1943, Hội nghị Ban cán sự tỉnh
họp tại làng Đình Phú (Minh Phú - Kim Anh) có sự tham gia của đồng chí
Trƣờng Chinh. Đồng chí Tổng bí thƣ đã vạch rõ phƣong hƣớng lãnh đạo hoạt
9
động và đấu tranh cho phù hợp để tỉnh Phúc Yên nói chung và hai huyện Đa
Phúc - Kim Anh nói riêng tiếp tục củng cố và phát triển cơ sở bảo vệ ATK.
Chi bộ Xuân Kỳ thực sự là một cơ sở Đảng đáng tin cậy của TW và Xứ uỷ.
Các tổ chức Đảng lần lƣợt sau đó đƣợc thành lập và lớn mạnh ở hai huyện,
lãnh đạo, chỉ đạo phong trào Cách mạng ở khắp các xã trên địa bàn. Nhiều địa
phƣơng đã trở thành cơ sở Cách mạng của TW và Xứ uỷ Bắc Kỳ nhƣ: thôn
Xuân Kỳ - xã Đông Xuân, thôn Đình Phú - xã Minh Phú, thôn Xuân Tảo - xã
Xuân Giang…
Để tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng, các Ban cán sự Đảng hai huyện Đa
Phúc- Kim Anh đã tiếp tục xây dựng, phát triển cơ sở Đảng. Đến cuối năm
1946, ở hầu hết các xã đã có chi bộ độc lập và chi bộ ghép. Năm 1947, Đảng
bộ hai huyện đã tổ chức Đại hội ra nghị quyết trong đó có nội dung bàn về
việc “củng cố, xây dựng và phát triển các tổ chức Đảng và đảng viên” [11, tr
21]. Đƣợc nghị quyết soi sáng, công tác xây dựng Đảng, chính quyền, mặt
trận trong thời gian này đƣợc hết sức quan tâm với mục tiêu phấn đấu “mỗi xã
một chi bộ, mỗi thôn một tiểu tổ” [6, tr 74]. Đến năm 1948, ở 14 Chi bộ của
Đảng bộ huyện Đa Phúc đã phát triển đƣợc 170 đảng viên mới, đƣa tổng số
đảng viên của Đảng bộ lên 269 đồng chí; ở 19 chi bộ của Đảng bộ huyện Kim
Anh đã phát triển đƣợc 243 đảng viên, đƣa tổng số đảng viên lên 385 đồng
chí [11, tr 21].
Từ năm 1950 trở đi, hai huyện Đa Phúc - Kim Anh nằm trong vùng tạm
chiếm, do vậy công tác xây dựng Đảng đƣợc đặc biệt chú ý. Các Đại hội
Đảng bộ của hai huyện đƣợc tổ chức nhằm kiện toàn bộ máy chính quyền,
tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với cuộc kháng chiến ở địa phƣơng. Các
tổ chức Đảng ở cơ sở cũng luôn chăm lo lựa chọn những quần chúng tích cực,
gan dạ bổ sung vào hàng ngũ của Đảng, đồng thời động viên cán bộ, đảng
viên đoàn kết phấn đấu bám đất, bám dân để lãnh đạo phong trào cách mạng.
10
Thời kỳ từ năm 1954 đến năm 1975, Đảng bộ hai huyện đã tiến hành 7
kỳ đại hội vào các năm: tháng 12-1959; quý VI-1967; tháng 5-1969; tháng 31971; tháng 5-1972; tháng 1-1975. Các đại hội tiến hành đánh giá ƣu, nhƣợc
điểm trong lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ về việc thực hiện các nhiệm vụ
cách mạng trong từng giai đoạn: cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, xây
dựng quan hệ sản xuất mới ở địa phƣơng và đấu tranh chống cuộc chiến tranh
phá hoại của giặc Mỹ, đẩy mạnh huy động sức ngƣời, sức của chi viện cho
tiền tuyến. Công tác xây dựng Đảng trong thời kỳ này cũng có nhiều chuyển
biến mới. Qua các đợt tập huấn, các cán bộ, đảng viên đều phát huy đƣợc vai
trò đầu tàu gƣơng mẫu trên các lĩnh vực công tác, vai trò lãnh đạo của Đảng
đƣợc nâng cao. Nhiều thanh niên ƣu tú xuất sắc trong sản xuất và chiến đấu
đã đƣợc kết nạp Đảng càng làm tăng thêm sức mạnh tổ chức Đảng cơ sở. Nhƣ
vậy, qua thử thách trong cuộc kháng chiến chống Mỹ trƣờng kỳ ác liệt, Đảng
bộ Đa Phúc - Kim Anh đã phát triển cả về số lƣợng và chất lƣợng. Sự lớn
mạnh đó đã khẳng định khả năng lãnh đạo của Đảng bộ và niềm tin của nhân
dân 2 huyện vào một thời kỳ mới - thời kỳ đất nƣớc thống nhất đi lên CNXH.
1.1.2. Công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ huyện Sóc Sơn trƣớc năm
1996
Giữa năm 1977, Chính phủ có quyết định hợp nhất một số huyện thuộc
tỉnh Vĩnh Phú, trong đó huyện Kim Anh và huyện Đa Phúc nhập thành một
huyện, lấy tên dãy núi Sóc Sơn - địa danh lịch sử nổi tiếng đã đi vào huyền
thoại để đặt tên cho huyện. Sau một thời gian gấp rút chuẩn bị, tháng 101977, Huyện uỷ, UBND lâm thời huyện Sóc Sơn chính thức ra mắt và hoạt
động. Lúc này, Đảng bộ huyện Sóc Sơn có 5.493 đảng viên, Ban chấp hành
Đảng bộ lâm thời huyện có 24 đồng chí do đồng chí Nguyễn Xuân Duyệt Uỷ viên thƣờng vụ Tỉnh uỷ Vĩnh Phú đƣợc cử làm Bí thƣ huyện uỷ.
Ngày 7-5-1978, Đại hội Đảng bộ huyện Sóc Sơn lần thứ nhất đã đƣợc
khai mạc. Đại hội tiến hành bầu Ban chấp hành Đảng bộ gồm 29 đồng chí,
11
đồng chí Nguyễn Xuân Duyệt đƣợc bầu làm bí thƣ, các đồng chí Nguyễn Văn
Kết, Nguyễn Khắc Bộ, Nguyễn Văn Tám làm phó bí thƣ. Ngày 1-4-1979,
theo quyết định của Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội, Sóc Sơn đƣợc chuyển giao
về trực thuộc Thủ đô Hà Nội. Từ đây bắt đầu một trang sử mới của huyện Sóc Sơn chính thức trở thành một đơn vị hành chính của Thủ đô nƣớc Cộng
hoà XHCN Việt Nam.
Đảng bộ huyện Sóc Sơn khi chuyển giao về Hà Nội gồm 84 cơ sở đảng
với 4.730 đảng viên. Dƣới sự lãnh đạo của Thành uỷ Hà Nội, công tác xây
dựng Đảng của Đảng bộ huyện Sóc Sơn có những bƣớc phát triển mới. Huyện
uỷ đã tiếp tục triển khai thực hiện Thông tri 22 và Chỉ thị 72 của Ban bí thƣ
TW Đảng (khoá IV) về chỉnh đốn Đảng; chất lƣợng tổ chức cơ sở Đảng và
đảng viên đƣợc nâng lên; sinh hoạt chi bộ đƣợc cải tiến gọn nhẹ, thiết thực và
dần đi vào nề nếp. Các cấp uỷ Đảng đã vận động toàn Đảng bộ và nhân dân
tham gia xây dựng Đảng. Công tác kỷ luật Đảng và phát triển Đảng đƣợc đẩy
mạnh, “năm 1979 đã xử lý kỉ luật 77 đảng viên, kết nạp đƣợc 85 đảng viên
mới” [9, tr 81].
Ngày 24-1-1980, Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Sóc Sơn lần thứ hai đã
khai mạc. Đại hội đã đánh giá, kiểm điểm tình hình thực hiện nhiệm vụ chính
trị nhiệm kỳ 1978-1979 và đề ra phƣơng hƣớng, nhiệm vụ cho nhiệm kỳ tới.
Trƣớc những diễn biến phức tạp của kinh tế và đời sống trong nƣớc, công tác
xây dựng Đảng đƣợc tăng cƣờng. Trong cả nhiệm kỳ, Đảng bộ đã tổ chức
nhiều lớp tập huấn để tạo sự chuyển biến trong nhận thức, tƣ tƣởng của cán
bộ, đảng viên. Phong trào xây dựng chi Đảng bộ trong sạch vững mạnh đƣợc
tiếp tục phát triển, đồng thời tập trung củng cố các chi bộ yếu kém. Kết quả là
đã “giảm số chi Đảng bộ yếu kém từ 12% xuống còn 9% và tăng số chi đảng
bộ trong sạch vững mạnh từ 12% lên 25%” [2, tr 11]. Công tác cán bộ cũng
đƣợc kiện toàn từ huyện đến cơ sở. Công tác phát triển Đảng trong 3 năm đã
kết nạp đƣợc 466 đảng viên, nâng tổng số đảng viên tính đến cuối năm 1982
12
lên 5.033 đảng viên. Sức chiến đấu của Đảng bộ đƣợc nâng lên góp phần thực
hiện có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị của huyện.
Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Sóc Sơn lần thứ III họp từ ngày 2-1 đến
5-1-1982. Sau bốn ngày làm việc khẩn trƣơng, sôi nổi với tinh thần trách
nhiệm cao, đại hội đã đƣa ra những phƣơng hƣớng, nhiệm vụ cho nhiệm kỳ
1983-1985. Trong đó, công tác xây dựng Đảng phải hoàn thành các nhiệm vụ:
“ một là, nâng cao chất lƣợng công tác tƣ tƣởng; hai là, tăng cƣờng công tác
cán bộ tổ chức” [2, tr 15]. Cụ thể là: “phải tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ
cho yêu cầu trƣớc mắt và lâu dài; phải tăng cƣờng hơn nữa công tác kiểm tra
Đảng, phát triển Đảng, không ngừng nâng cao chất lƣợng đảng viên và đặc
biệt coi trọng công tác củng cố, xây dựng cơ sở Đảng, nhất là củng cố chi bộ,
làm cho chi bộ trở thành pháo đài cộng sản vững chắc, trực tiếp giáo dục, rèn
luyện, phân công và kiểm tra sự hoạt động của đảng viên” [2, tr 16].
Các nhiệm vụ của công tác xây dựng Đảng trong nhiệm kỳ cơ bản đã
đƣợc hoàn thành. Đến năm 1985, về cơ bản đã xoá đƣợc cơ sở Đảng kém nát;
cơ sở Đảng TSVM tăng từ 16 đơn vị (1982) lên 28 đơn vị (1985). Công tác
phát triển Đảng vẫn đƣợc duy trì, nhiệm kỳ 1982-1985 kết nạp đƣợc 411 đảng
viên mới. BCH Đảng bộ huyện từng bƣớc đổi mới công tác và phƣơng thức
lãnh đạo, “xác định rõ nhiệm vụ trong tâm và tập trung chỉ đạo dứt điểm, tăng
cƣờng kiểm tra công tác thực hiện nghị quyết, khắc phục dần tình trạng bao
biện, làm thay hoặc buông lỏng lãnh đạo của cấp uỷ” [9, tr 99]. Sự đoàn kết
nhất trí, kiên định vững vàng của tập thể Huyện uỷ là một trong những nhân
tố quan trọng đƣa sự nghiệp cách mạng của huyện tiếp tục tiến lên.
Năm 1986 đƣợc mở đầu bằng Đại hội huyện Sóc Sơn lần thứ IV (từ 16
đến 21-1-1986) với 296 đại biểu. Với tinh thần tôn trọng sự thật, nhìn thẳng
vào sự thật, nói rõ sự thật, Đại hội đã tiến hành kiểm điểm nghiêm túc sự lãnh
đạo, chỉ đạo của Đại hội Đảng bộ khoá III và đề ra phƣơng hƣớng, mục tiêu,
nhiệm vụ cơ bản của nhiệm kỳ 1986-1990.
13
Thực hiện chỉ thị 16 của Ban bí thƣ TW Đảng, Nghị quyết 04 của Bộ
chính trị, công tác xây dựng Đảng của huyện Sóc Sơn tập trung chủ yếu vào
khâu then chốt nhất là “làm trong sạch Đảng, nâng cao năng lực và sức chiến
đấu của tổ chức cơ sở Đảng” [3, tr 26].
Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Sóc Sơn lần thứ V (từ 17 đến 19-11989) tiếp tục khẳng định ý chí của Đảng bộ và nhân dân Sóc Sơn, kiên định
vững bƣớc trên con đƣờng đổi mới của Đảng. Về công tác xây dựng Đảng,
Đảng bộ tập trung mọi cố gắng để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ: “tiếp tục
đổi mới và tạo tiến bộ về công tác xây dựng Đảng về cả tƣ tƣởng, tổ chức cán
bộ, chất lƣợng đảng viên và tổ chức cơ sở Đảng” [4, tr 16].
Trong nhiệm kỳ, việc củng cố tổ chức cơ sở Đảng và giáo dục quản lý
đảng viên cơ sở đạt kết quả tƣơng đối tốt. Nội bộ đã khắc phục đƣợc những
mặt hạn chế, tuy vậy các cơ sở Đảng chƣa nêu cao vai trò lãnh đạo, số chi bộ
Đảng yếu kém còn chiếm tỷ lệ cao (25,6%), số chi bộ Đảng đạt trong sạch
vững mạnh chỉ có 2,4%. Công tác kết nạp đảng viên mới cả nhiệm kỳ chỉ hết
nạp đƣợc 202 đảng viên, 2 Đảng bộ xã không kết nạp đƣợc đảng viên nào.
Trƣớc tình hình đó, nhằm nâng cao năng lực tổ chức và lãnh đạo của cán
bộ Đảng từ huyện đến cơ sở, huyện uỷ đã chú ý mở các lớp tập huấn và khoá
học lí luận sơ cấp cho các bí thƣ chi bộ cơ sở, cử cán bộ đi học lớp lí luận
trung cấp, cao cấp và lớp quản lý nhà nƣớc. Đội ngũ cán bộ chủ chốt từ huyện
đến cơ sở đƣợc kiện toàn và sắp xếp lại. Ban chấp hành Đảng bộ huyện đã cố
gắng vƣơn lên, đổi mới phong cách chỉ đạo, bám sát cơ sở, lắng nghe ý kiến
quần chúng, đảng viên, nhƣng công tác xây dựng Đảng vẫn còn bộc lộ nhiều
hạn chế và lúng túng. Vì vậy, trong thực tiễn lãnh đạo và chỉ đạo, Đảng bộ
huyện vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của công cuộc đổi mới.
Tiếp tục vững bƣớc trên con đƣờng đổi mới (1991-1996), đứng trƣớc
những thử thách và khó khăn gay gắt trên tất cả các mặt của đời sống, kinh tế
- xã hội, Đảng bộ và nhân dân Sóc Sơn vẫn kiên trì chiến đấu với nghèo nàn
14
lạc hậu, hoàn thành những chỉ tiêu mà đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VI (91991) đề ra.
Với những kết quả bƣớc đầu của công tác xây dựng Đảng, vai trò lãnh
đạo của Đảng bộ huyện đƣợc tăng cƣờng để đƣa các nghị quyết của Thành uỷ
và Huyện uỷ vào hiện thực cuộc sống, tạo nên những chuyển biến mới trên tất
cả các lĩnh vực. Thực hiện Nghị quyết TW 3 (khoá VIII), Chƣơng trình 14 và
Chƣơng trình 22 của Thành uỷ, Đảng bộ huyện tập trung vào khâu yếu nhất là
chỉnh đốn và nâng cao chất lƣợng cơ sở Đảng. Đặc biệt, trƣớc tình hình Liên
Xô và Đông Âu sụp đổ, đã tác động không nhỏ đến quan điểm, tâm tƣ tình
cảm của cán bộ đảng viên, Ban chấp hành Huyện uỷ đã đoàn kết chặt chẽ,
vững vàng lãnh đạo chính trị - tƣ tƣởng, nâng cao nhận thức trong toàn bộ
Đảng bộ và nhân dân. Vƣợt qua thử thách những năm 1991-1992, Đảng bộ
tiếp tục lãnh đạo đề phòng “Bốn nguy cơ”, đƣa phong trào của huyện từng
bƣớc tiến lên.
Năm 1993, huyện Sóc Sơn có 78 chi bộ, Đảng bộ trực thuộc với 7.410
đảng viên, riêng ở nông thôn có 355 chi bộ thuộc Đảng ủy với 5.635 đảng
viên. Trong các chi bộ này, bên cạnh số đảng viên có phẩm chất tốt, phát huy
đƣợc tác dụng với quần chúng, còn một bộ phận không nhỏ có biểu hiện sa
sút nghiêm trọng. Trong 5 năm (1991-1995), có 579 đảng viên bị thi hành kỉ
luật. Công tác cán bộ cũng đƣợc Đảng bộ quan tâm, trong thời kì này có 28
lƣợt cán bộ đƣợc đề bạt và hầu hết đƣợc đào tạo để nâng cao năng lực. Tuy
vậy, điểm yếu trong công tác cán bộ là chƣa tạo ra đƣợc sự chuyển biến về
chất. Việc sắp xếp, bố trí cán bộ vẫn chƣa tránh khỏi tình trạng bị động, chắp
vá. Tỷ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ còn thấp. Công tác quản lý cán bộ ở các cấp,
các ngành còn lúng túng và thiếu chặt chẽ. Chất lƣợng đội ngũ cán bộ nhìn
chung chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới: trình độ văn hoá chƣa cao, kiến
thức quản lý non yếu, bản chất và năng lực tổ chức chỉ đạo thực hiện chủ
trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc theo cơ chế mới còn nhiều hạn chế.
Vì vậy, sau khi nghiêm túc đánh giá, kiểm điểm năng lực cán bộ, chất lƣợng
15
đảng viên và chi bộ, Đảng bộ đã xây dựng đƣợc Chương trình hành động, quy
chế làm việc quy hoạch cán bộ.
Với những nỗ lực đạt đƣợc trong công tác xây dựng Đảng, trong những
năm qua, Đảng bộ huyện đƣợc đánh giá là Đảng bộ khá. Đội ngũ cán bộ chủ
chốt của huyện tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và ý chí, dồn sức mạnh
vào các nhiệm vụ kinh tế - xã hội trọng tâm, trƣởng thành từ hoàn cảnh khắc
nghiệt của một huyện nghèo đang đi trên con đƣờng đổi mới. Đảng bộ đã thấy
đƣợc những khó khăn, kiểm điểm và từ đó đề ra những phƣơng pháp, giải
pháp đúng đắn để khắc phục, đƣa công tác xây dựng Đảng ở Đảng bộ Sóc
Sơn phát triển tốt hơn, tạo tiền đề tiếp tục đƣa sự nghiệp cách mạng huyện
nhà vững bƣớc tiến lên trong thời kì sau - thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp CNH HĐH đất nước (1996-2010).
1.2. Đảng bộ huyện Sóc Sơn thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng
(1996 – 2000)
1.2.1. Chủ trƣơng của TW Đảng, Đảng bộ thành phố Hà Nội và Đảng
bộ huyện Sóc Sơn
* Chủ trương của TW Đảng
Sau 10 năm đổi mới, Cách mạng Việt Nam bƣớc sang thời kỳ cả nƣớc
tiến hành CNH - HĐH đƣa nƣớc ta từng bƣớc quá độ lên CNXH. Đây là
cuộc cách mạng vĩ đại, vẻ vang nhƣng đồng thời cũng rất gay go, phức tạp và
đầy khó khăn. Để đảm bảo cho sự nghiệp Cách mạng này thành công, Đảng ta
phải tiếp tục tự đổi mới, tự chỉnh đốn bản thân mình để làm tròn trách nhiệm
cầm quyền. Vì vậy, công tác xây dựng Đảng trong thời kỳ này đƣợc đặc biệt
coi trọng.
Trƣớc yêu cầu đổi mới của đất nƣớc, từ ngày 28-6 đến 1-7-1996, Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đƣợc triệu tập. Đại hội đã đánh giá
tổng quát những thành tựu của đất nƣớc sau 10 năm đổi mới và đƣa ra mục
tiêu, định hƣớng phát triển trong những năm tiếp theo. Đại hội đã đặc biệt chú
trọng công tác xây dựng Đảng ngang tầm đòi hỏi của thời kỳ mới, trong đó
16
nhấn mạnh: “lãnh đạo kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm
vụ then chốt” [37, tr 462]. Sự khẳng định này một mặt tỏ rõ sự quyết tâm của
Đảng cầm quyền trên cơ sở nhận thức rõ hơn vai trò quyết định của công tác
xây dựng Đảng bởi “những thắng lợi và thành tựu, những thất bại và tổn thất
của Cách mạng đều gắn liền với trách nhiệm của Đảng” [37, tr 461]. Đại hội
đã đề ra mục tiêu trong thời kỳ tới là tạo đƣợc chuyển biến căn bản trong việc
đổi mới và chỉnh đốn Đảng, nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng. Từ mục tiêu
chung này, Đại hội đã đƣa ra những nhiệm vụ cụ thể đề cập đến 7 phƣơng
diện trong công tác xây dựng Đảng:
Một là, giữ vững và tăng cƣờng bản chất công nhân của Đảng.
Hai là, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất và năng lực của cán bộ
Đảng viên.
Ba là, củng cố Đảng về tổ chức, thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung
dân chủ.
Bốn là, chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, chú trọng đội ngũ cán bộ kế
cận vững vàng, đủ bản lĩnh về các mặt, sớm xây dựng chiến lƣợc cán bộ của
thời kỳ mới.
Năm là, nâng cao sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng, động viên và tổ
chức nhân dân thƣờng xuyên tham gia xây dựng Đảng.
Sáu là, tiếp tục đổi mới phƣơng thức lãnh đạo của Đảng.
Bảy là, đổi mới công tác kiểm tra và kỷ luật Đảng.
Để cụ thể hoá và thực hiện tốt chủ trƣơng của Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VIII của Đảng về công tác xây dựng Đảng, Hội nghị Ban chấp hành
Trung ƣơng 6 (lần 2) khoá VIII đã họp năm 1999 và ra Nghị quyết “về một số
vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng”, trên ba lĩnh vực:
Nhận thức tƣ tƣởng, chính trị; đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên và
trách nhiệm lãnh đạo, quản lý. Hội nghị đã quyết định tiến hành “mở cuộc
vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, thực hiện tự phê bình và phê bình nhân
dịp kỷ niệm 30 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (2-9-1969 –
17
2-9-1999)”. Nhƣ vậy, Đảng ta đã nhận thức sâu sắc đƣợc rằng, công cuộc đổi
mới càng đi vào chiều sâu thì trọng trách lãnh đạo của Đảng càng nặng nề.
Xây dựng Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh trở thành yêu cầu cấp thiết
liên quan đến thành bại của sự nghiệp đổi mới, đến vận mệnh của dân tộc, của
Đảng.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng và các Nghị quyết TW
6 (lần 2), Nghị quyết TW 7 đã khẳng định vai trò then chốt của công tác xây
dựng Đảng, chỉ ra phƣơng hƣớng, mục tiêu, nhiệm vụ, biện pháp để công tác
xây dựng Đảng trong nhiệm kỳ 1996-2000 có những bƣớc đi rõ ràng, cụ thể.
Đây là định hƣớng quan trọng, là cơ sở để Đảng bộ thành phố Hà Nội nói
chung và Đảng bộ huyện Sóc Sơn nói riêng tiếp thu, vận dụng vào điều kiện
cụ thể của mình nhằm đƣa công tác xây dựng Đảng ở địa phƣơng đạt nhiều
thành tựu, “ngang tầm đòi hỏi của thời kỳ mới”.
* Chủ trương của Đảng bộ thành phố Hà Nội
Ngày 7-5-1996, 398 đại biểu đại diện cho 14 vạn đảng viên đã tham dự
Đại hội đại biểu lần thứ XII Đảng bộ thành phố Hà Nội. Đại hội tập trung trí
tuệ đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XI, tổng kết một bƣớc sự
nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô theo đƣờng lối đổi mới của Đảng, từ đó
đề ra nhiệm vụ cơ bản của Thủ đô trong nhiệm kỳ 1996-2000: “Đổi mới,
chỉnh đốn Đảng trên tất cả các mặt công tác xây dựng Đảng trong toàn Đảng
bộ [16, tr 742].
Về công tác tƣ tƣởng, Đại hội đề ra phƣơng hƣớng nhiệm vụ trong 5 năm
tới là:
Không ngừng nâng cao chất lƣợng công tác tƣ tƣởng nhằm góp phần giữ
vững định hƣớng XHCN, đẩy nhanh phát triển kinh tế và xây dựng quản lý đô
thị phù hợp với thời kỳ CNH - HĐH đất nƣớc, gắn phát triển kinh tế với tiến
bộ và công bằng xã hội. Trong tình hình mới, càng cần phải tăng cƣờng giáo
dục cán bộ, đảng viên và nhân dân kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin và tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh, kiên định con đƣờng XHCN… Tổ chức tốt việc giáo dục
18
truyền thống Cách mạng, giữ gìn và phát huy bản sắc tốt đẹp của dân tộc và
Hà Nội ngàn năm văn hiến [14;742].
Về công tác tổ chức cán bộ, Đại hội nhận định: “trong nhiệm kỳ vừa qua
vẫn còn chắp vá, bị động, quy hoạch và đào tạo cán bộ chƣa đƣợc coi trọng,
chƣa thay đổi cán bộ yếu kém ở một số khâu then chốt” [78, tr 60], từ đó Đại
hội đề ra nhiệm vụ “phải bƣớc đầu xác định tiêu chuẩn chức danh cán bộ và
đổi mới quy trình bổ nhiệm cán bộ” [78, tr 60].
Để cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội, năm 1997, Thành uỷ đã ban hành Kế
hoạch số 16 về “chiến lược cán bộ của Thành uỷ đến năm 2000” với 7 nhiệm
vụ và giải pháp chủ yếu, tập trung vào các khâu: đánh giá cán bộ; quy hoạch,
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; xây dựng quy chế, quy trình về công tác cán bộ;
thực hiện chính sách cán bộ và đổi mới tổ chức bộ máy làm công tác cán bộ.
Trong đó: “công tác quy hoạch cán bộ là nội dung cốt lõi của chiến lƣợc cán
bộ, phải đƣợc tiến hành từng bƣớc vững chắc, rộng khắp trong toàn Đảng bộ”
[78, tr 62]. Thành uỷ cũng ban hành Chƣơng trình số 09-CTr/TU về “Thực
hiện một số nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn Đảng”, nhằm thực hiện mục tiêu
tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ ở phạm vi
rộng lớn, toàn diện hơn theo tinh thần Nghị quyết TW 3 (khoá VII).
Với những chủ trƣơng trên, công cuộc đổi mới, chỉnh đốn Đảng đã đƣợc
triển khai sâu rộng trên tất cả các mặt của công tác xây dựng Đảng trong toàn
Đảng bộ Thành phố. Đó cũng là cơ sở lý luận quan trọng để Đảng bộ huyện
Sóc Sơn vận dụng trong quá trình xây dựng Đảng gắn với tình hình thực tế
của huyện.
* Chủ trương của Đảng bộ huyện Sóc Sơn
Thực hiện đƣờng lối CNH - HĐH của Đảng, thực hiện các Chỉ thị, Nghị
quyết của TW và Thành phố về tiến hành Đại hội Đảng các cấp, Đại hội đại
biểu Đảng bộ huyện Sóc Sơn lần thứ VII đã họp từ ngày 6-2 đến ngày 9-21996 tại Hội trƣờng UBND huyện. Về dự Đại hội có 248 đại biểu thay mặt
cho 8.016 đảng viên trong toàn huyện, cùng thảo luận, phân tích nghiêm túc
19