PHÒNG GD&ĐT YÊN DŨNG
TRƯỜNG THCS ĐỒNG VIỆT
Số: /KH-THCSĐV
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Đồng Việt, ngày tháng năm 2011
KẾ HOẠCH
Thực hiện các tiêu chí về GD&ĐT phục vụ nhiệm vụ XD nông thôn mới
I/ CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH :
Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 của Quốc hội nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Luật Giáo dục sửa đổi số 44/2009/QH12 năm 2009
ngày 25/11/2009
Thông báo số 242/TW ngày 15/4/2009 về kết luận của Bộ Chính trị : tiếp tục thực
hiện Nghị quyết Trung ương 2 ( khóa VIII):phương hướng phát triển giáo dục đào tạo đến
năm 2020.
Thông tư 06/2010/TT-BGDĐT ngày 26/02/2010 Ban hành Quy chế công nhận
trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học
đạt chuẩn quốc gia
Quyết định số 01/ 2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/01/2003 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông.
Qui định về phòng học bộ môn tại Quyết định số 37/2008/QĐ-BGDĐT ngày
16/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Quyết định số 14/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 3/5/2001 về việc ban hành quy chế giáo
dục thể chất và y tế trường học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Quyết định số 23/QĐ-UBND ngày 12/01/2011, Quyết định số 106/QĐ-UBND ngày
17/01/2011 và các Kế hoạch chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của Chủ tịc UBND huyện
Yên Dũng
Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2010-2015 tầm nhìn đến năm 2020 của
trường THCS Đồng Việt.
II – THỰC TRẠNG NHÀ TRƯỜNG TÍNH ĐẾN THÁNG 3 NĂM 2011
1- Thuận lợi, khó khăn:
1.1. Thuận lợi:
Trường THCS Đồng Việt có trụ sở tại xóm Nam xã Đồng Việt, huyện Yên Dũng,
tỉnh Bắc Giang.
Đồng Việt là một xã miền núi có truyền thống cách mạng từ lâu đời, nằm cách trung
tâm huyện khoảng 8 km. Kinh tế của xã chủ yếu là nông nghiệp, đời sống của người dân
còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập chính của nhân dân chủ yếu dựa vào cây lúa. Những năm
gần đây đời sống kinh tế tuy có nâng lên nhưng nhìn chung vẫn còn thấp so với các xã
trong huyện.
Chất lượng giáo dục ở các bậc học của xã trong những năm gần đây có nhiều
chuyển biến , ổn định về số lượng và chất lượng đào tạo. Chất lượng giáo dục ngày được
nâng lên, tỷ lệ học sinh lên lớp, tốt nghiệp ngày càng cao, học sinh khá giỏi ở các cấp và
học sinh lên lớp thẳng ngày càng nhiều hơn. Tỉ lệ học sinh lưu ban, bỏ học ngày càng giảm.
Từ đó góp phần không nhỏ đến việc thực hiện công tác PCGD THCS. Những năm qua, sự
nghiệp giáo dục đào tạo ngày càng phát triển. Đội ngũ giáo viên ở các cấp học được chuẩn
1
hóa từ 80-90%. Việc huy động học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6 đạt
100%. Tỷ lệ học sinh THCS tốt nghiệp hàng năm đạt 94% trở lên. Đến nay xã đã đạt được
các mục tiêu PCGDTHCS, thời điểm tháng 10 năm 2010.
1.2. Khó khăn:
- Cơ sở vật chất còn nghèo nàn, chưa đủ phòng học và các phòng chức năng phục vụ
nhu cầu tối thiểu cho các hoạt động dạy và học trong nhà trường, khu hiệu bộ rột nát
Số lượng cán bộ giáo viên công nhân viên( CBGV-CNV) hiện còn thiếu 5 người so
với Biên chế sự nghiệp do UBND huyện Yên Dũng giao cho.
Chất lượng giáo dục tuy ngày càng được nâng lên song chưa đáp ứng được các tiêu
chí của trường chuẩn quốc gia Tỷ lệ học sinh xếp loại học lực yếu còn cao.
2- Phân tích thực trạng nhà trường đối với các tiêu chuẩn trường chuẩn:
2.1 Tiêu chuẩn 1: Tổ chức nhà trường
1. Lớp học:
a/ Có đủ khối lớp 6,7,8,9 của cấp học: đạt yêu cầu.
b/ Hiện có 12 lớp : đạt yêu cầu.
c/ Mỗi lớp không quá 45 học sinh: đạt yêu cầu.
Tiêu chí 1: đạt
2. Tổ chuyên môn:
a) Trường có 2 tổ chuyên môn được thành lập và hoạt động theo đúng các qui định
của Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có
nhiều cấp học (sau đây gọi chung là Điều lệ trường trung học). Các tổ chuyên môn đều có
kế hoạch hoạt động cụ thể, tổ chức chuyên đề, thao giảng, bồi dưỡng học sinh giỏi, … giải
quyết nội dung chuyên môn có tác dụng nâng cao chất lượng dạy và học.
b) Hàng năm giải quyết được ít nhất hai chuyên đề chuyên môn có tác dụng nâng cao
chất lượng và hiệu quả dạy - học.
c) Có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mỗi giáo viên
và của cả tổ chuyên môn; đạt các qui định về đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo.
Tiêu chí 2: đạt
3. Tổ văn phòng:
a) Tổ Văn phòng được thành lập và hoạt động đúng theo các quy định của Điều lệ
trường trung học ; đảm nhận các công việc: văn thư, kế toán, thủ quỹ. Tuy nhiên tổ văn
phòng chưa đủ các thành viên theo quy định của Điều lệ trường trung học vì trường chưa có
văn thư, cán bộ y tế trường học, cán bộ thiết bị đồ dùng
b) Quản lý hệ thống hồ sơ, sổ sách của nhà trường. Hướng dẫn sử dụng theo quy định
tại Điều lệ trường trung học và những quy định trong hướng dẫn sử dụng của từng loại sổ.
Hồ sơ sổ sách đầy đủ đúng theo quy định trong Điều 27 – Điều lệ trường THCS.
Tiêu chí 3 : chưa đạt.
4. Hội đồng trường và các hội đồng khác trong nhà trường :
- Hội đồng trường được thành lập theo Quyết định của UBND huyện Yên Dũng
- Hội đồng Thi đua – Khen thưởng: được thành lập và hoạt động theo Điều lệ trường
THCS
- Ban đại diện cha mẹ học sinh: được thành lập và hoạt động theo Điều lệ của Ban đại
diện cha mẹ học sinh.
2
Các hội đồng được thành lập đều hoạt động có kế hoạch, nề nếp, đạt hiệu quả thiết
thực góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, xây dựng nề nếp kỷ cương của nhà trường.
Các Hội đồng trong nhà trường đều được thành lập theo quy định của Điều lệ
Tiêu chí 4 : đạt.
5. Tổ chức Đảng và các đoàn thể:
a) Trường có chi bộ Đảng, hàng năm đều đạt tiêu chuẩn trong sạch, vững mạnh.
b) Các đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường được công nhận vững mạnh về tổ
chức, tiên tiến trong hoạt động ở địa phương.
Tiêu chí 5 : đạt yêu cầu.
Tiêu chuẩn 2 - Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên
1. Hiệu trưởng và phó Hiệu trưởng đạt tiêu chuẩn quy định theo Điều lệ trường trung
học; thực hiện tốt quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; được cấp quản lý giáo
dục trực tiếp xếp loại từ khá trở lên theo qui định về chuẩn hiệu trưởng trường trung học.
Tiêu chí 1: đạt yêu cầu.
2. Trường chưa có đủ giáo viên các bộ môn. Có 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn
đào tạo theo quy định, trong đó có 25% giáo viên đạt tiêu chuẩn dạy giỏi từ cấp cơ sở trở
lên; có 87,5 % giáo viên đạt chuẩn loại khá trở lên theo quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên
trung học.
Tiêu chí 2: Chưa đạt yêu cầu.
3. Mới có giáo viên phụ trách thư viện. Chưa có giáo viên hoặc viên chức phụ trách
phòng học bộ môn, phòng thiết bị dạy học. Các giáo viên phụ trách đều hoàn thành nhiệm
vụ, tuy nhiên chưa được đào tạo cơ bản về nghiệp vụ.
Tiêu chí 3 : chưa đạt yêu cầu.
Tiêu chuẩn 3 - Chất lượng giáo dục
1. Tỷ lệ học sinh bỏ học và lưu ban hàng năm không quá 6 %, trong đó tỷ lệ học sinh
bỏ học không quá 1 %.
Tiêu chí 1 : đạt yêu cầu.
2. Chất lượng giáo dục:
a) Học lực:
- Xếp loại giỏi đạt 6,4 %
- Xếp loại khá đạt 38,9 %
- Xếp loại yếu, kém 14%
b) Hạnh kiểm:
- Xếp loại khá, tốt đạt 87,2%.
Tiêu chí 2 : chưa đạt yêu cầu về xếp loại học lực yếu kém còn cao.
3. Các hoạt động giáo dục:
Chưa được đánh giá xếp loại tốt về tiêu chuẩn ‘’Trường học thân thiện, học sinh tích
cực’’ . Thực hiện đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về thời gian tổ chức, nội dung
các hoạt động giáo dục ở trong và ngoài giờ lên lớp.
Tiêu chí 3 : chưa đạt yêu cầu
3
4. Hoàn thành nhiệm vụ được giao trong kế hoạch phổ cập giáo dục trung học của địa
phương.
Tiêu chí 4 : đạt yêu cầu
5. Đảm bảo các điều kiện cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh sử dụng có hiệu quả
công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà trường, đổi mới phương pháp dạy học, kiểm
tra đánh giá. Tất cả cán bộ quản lý, giáo viên đều sử dụng được máy vi tính trong công tác, học
tập.
Hiện tại trường chưa có nhiều máy vi tính để phục vụ cho công tác quản lý, dạy học.
Nhà trường sẽ đề nghị cấp trên trang bị thêm máy vi tính.
Tiêu chí 5 : đạt yêu cầu
Tiêu chuẩn 4 - Cơ sở vật chất và thiết bị
1. Khuôn viên nhà trường là một khu riêng biệt, chưa có tường rào, cổng trường, biển
trường, tất cả các khu trong nhà trường được bố trí hợp lý, luôn sạch, đẹp. Đủ diện tích sử
dụng để đảm bảo tổ chức tốt các hoạt động quản lý, dạy học và sinh hoạt.
Diện tích của trường hiện nay là 6385 m
2
. bình quân 15 m
2
/học sinh
Tiêu chí 1 : đạt yêu cầu
2. Có đầy đủ cơ sở vật chất theo quy định tại Điều lệ trường trung học.
Cơ cấu các khối công trình trong trường gồm:
a) Khu phòng học, phòng bộ môn:
- Có 9 phòng học trong đó có 02 phòng kiên cố, 07 phòng cấp 4 xuống cấp, đủ số
phòng học cho mỗi lớp học 2 ca mỗi ngày; diện tích phòng học, bàn ghế học sinh, bàn ghế
giáo viên, bảng đúng quy cách hiện hành; phòng học thoáng mát, đủ ánh sáng, an toàn.
- Chưa có phòng y tế trường học.
- Chưa có các phòng học bộ môn đảm bảo Qui định về phòng học bộ môn tại Quyết
định số 37/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
b) Khu phục vụ học tập:
- Có thư viện chưa đạt đúng theo tiêu chuẩn quy định về tổ chức và hoạt động của thư
viện trường học; có tài liệu, sách giáo khoa, sách tham khảo xong chưa đáp ứng yêu cầu
tham khảo của giáo viên và học sinh
- Chưa có phòng truyền thống, khu luyện tập thể dục thể thao, phòng làm việc của
Công đoàn, phòng hoạt động của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên
tiền phong Hồ Chí Minh.
c) Khu văn phòng:
Có đủ phòng làm việc của Hiệu trưởng, phòng làm việc của Phó Hiệu trưởng, văn
phòng nhà trường xong còn chật chội, dột nát
d) Khu sân chơi sạch, đảm bảo vệ sinh và có cây bóng mát.
e) Khu vệ sinh được bố trí hợp lý, riêng cho giáo viên, học sinh nam, học sinh nữ,
không làm ô nhiễm môi trường ở trong và ngoài nhà trường.
g) Có khu để xe cho giáo viên, chưa có khu để xe cho từng lớp ; trong khuôn viên
nhà trường, đảm bảo trật tự, an toàn.
4
h) Có đủ nước sạch cho các hoạt động dạy - học, các hoạt động giáo dục và nước sử
dụng cho giáo viên, học sinh; có hệ thống thoát nước hợp vệ sinh.
Tiêu chí 2 : chưa đạt yêu cầu
3. Có hệ thống công nghệ thông tin kết nối internet đáp ứng yêu cầu quản lý và dạy
học; có Website thông tin trên mạng internet chưa hoạt động thường xuyên do mơi xây
dựng
Tiêu chí 3 : đạt yêu cầu
Tiêu chuẩn 5 - Công tác xã hội hoá giáo dục
1. Nhà trường chủ động phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước, các đoàn thể, tổ
chức ở địa phương đề xuất những biện pháp cụ thể nhằm thực hiện chủ trương và kế hoạch
phát triển giáo dục địa phương.
2. Ban đại diện cha mẹ học sinh được thành lập và hoạt động theo đúng qui chế hiện
hành, hoạt động có hiệu quả trong việc kết hợp với nhà trường và xã hội để giáo dục học
sinh.
3. Mối quan hệ và thông tin giữa Nhà trường, Gia đình và Xã hội được duy trì thường
xuyên, kịp thời, chặt chẽ, tạo nên môi trường giáo dục lành mạnh, phòng ngừa, đẩy lùi các
hiện tượng tiêu cực vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường.
4. Huy động hợp lý và có hiệu quả sự tham gia của gia đình và cộng đồng vào các
hoạt động giáo dục, tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị và điều kiện nâng cao hiệu quả giáo
dục của nhà trường.
5. Thực hiện đúng các qui định về công khai điều kiện dạy học, chất lượng giáo dục, các
nguồn kinh phí được đầu tư, hỗ trợ của nhà trường theo đúng qui định hiện hành.
Tiêu chuẩn 5 hiện đạt; nhà trường luôn tham mưu cho chính quyền địa phương về
công tác giáo dục. Phối hợp tốt với các cơ quan ban ngành, đoàn thể xây dựng môi trường
giáo dục lành mạnh, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Xây dựng tốt mối quan hệ
giữa nhà trường với cha mẹ học sinh và cộng đồng xã hội.
3. Phân tích tình hình nhà trường đối với công tác phổ cập giáo dục THCS
3.1. Tiêu chuẩn 1:
a. Đạt và duy trì được chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học và chống mù chữ.
b. Huy động trẻ 6 tuổi học lớp 1 đạt 100%.
c. Số tre nhóm tuổi 11 – 14 tốt nghiệp iểu học đạt 99,4%, số còn lai đang học tiểu học
d. Huy động 100% học sinh tốt nghiệp tiểu học hàng năm vào THCS.
e. Đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất, thực hiện dạy đủ các môn học của chương
trình.
3.2. Tiêu chuẩn 2:
a. Tỷ lệ tốt nghiệp THCS hàng năm đều đạt 94% trở lên.
b. Tỷ lệ thanh thiếu niên từ 15 – 18 tuổi có bằng tốt nghiệp THCS cả 2 hệ đạt 90,58%
trở lên.
* Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học
nghề) đạt 95,29%.
* Xã luôn đạt chuẩn phổ cập bậc THCS.
III- PHƯƠNG HƯỚNG XÂY DỰNG CÁC TIÊU CHÍ VỀ GD&ĐT PHỤC VỤ
NHIỆM VỤ NÔNG THÔN MỚI
5
1. Mục đích yêu cầu:
Xây dựng nông thôn mới là một chương trình mục tiêu Quốc gia đẫ được Thủ tường
Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010. Mục tiêu chung của
chương trình là: “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầngkinh tế - xã hội từng bước
hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát
triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị quy hoạch; xã hội
nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo
vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng
được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.
2. Lộ trình phấn đấu xây dựng trường chuẩn quốc gia:
Đánh giá cụ thể, chi tiết thực trạng của nhà trường theo các tiêu chuẩn của trường
đạt chuẩn quốc gia. Xây dựng kế hoạch thực hiện thích hợp để đạt các tiêu chuẩn của
trường THCS đạt chuẩn quốc gia.
Nhà trường đăng ký đạt chuẩn quốc gia vào năm 2013. Muốn vậy các tiêu chuẩn cần
đạt cụ thể như sau:
Tiêu chuẩn 1: Tổ chức nhà trường: dự định đạt vào năm 2012
Có 5 tiêu chí, trường đã đạt 4 tiêu chí. Nhà trường sẽ tích cực tham mưu với Phòng
GDĐT để điều động đầy đủ cán bộ giáo viên, nhân viên cho nhà trường.
Tiêu chuẩn 2 - Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên : Dự định đạt vào năm 2012
Có 3 tiêu chí trường đạt 1. Nhà trường sẽ tích cực bồi dưỡng đội ngũ để tỷ lệ giáo
viên dạy giỏi cấp cơ sở, giáo viên đạt chuẩn loại khá đạt với yêu cầu của tiêu chuẩn. Tích
cực tham mưu với phòng GD&ĐT, Phòng Nội vụ để điều động cán bộ giáo viên phù hợp,
đạt tỷ lệ.
Tiêu chuẩn 3 - Chất lượng giáo dục : Dự định đạt vào năm 2013.
Có 5 tiêu chí, trường mới đạt 3. Phấn đấu giảm tỷ lệ học sinh yếu kém xuống 5%
từng bước đưa chất lượng giáo dục đi lên để đạt chuẩn
Tiêu chuẩn 4 - Cơ sở vật chất và thiết bị : Dự kiến tiêu chuẩn này sẽ đạt vào năm
2013.
Có 3 tiêu chí, trường đạt chưa đạt tiêu chí nào : Trường tích cực hơn trong việc tham
mưu đề nghị cấp trên đầu tư xây dựng trường mới đảm bảo CSVC cho việc dạy và học theo
chuẩn. Tham mưu để từng bước nhà trường được hưởng dự án kiên cố hóa trường lớp học
giai đoạn 2011 -2015
Tiêu chuẩn 5 - Công tác xã hội hoá giáo dục :
Tiêu chuẩn này trường đã đạt. Tuy nhiên Trường cần duy trì, làm tốt hơn công tác
tham mưu, phối hợp để thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục
Như vậy nhà trường sẽ phấn đấu trường đạt chuẩn quốc gia vào năm 2013.
3. Lộ trình phấn đấu phổ cập bậc THCS và Trung học
a. Phổ cập bậc THCS: Luôn giữ vũng phổ cập bậc THCS hàng năm.
b. Phổ cập bậc Trung học:
4 . Các giải pháp cơ bản để thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu :
Để hoàn thành mục tiêu nhà trường cần thực hiện các giải pháp sau đây:
a/ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động:
6
Tuyên truyền rộng rãi trong chính quyền, các ngành địa phương và toàn bộ cha mẹ
học sinh trong nhà trường để làm chuyển biến tư tưởng, nhận thức, hiểu rõ việc xây dựng
trường đạt chuẩn quốc gia là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước.
Quán triệt việc xây dựng trường đạt chuẩn là xây dựng mô hình nhà trường mới với
chất lượng giáo dục cao, thể hiện sự phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
hiện nay.
Tổ chức cho cán bộ, giáo viên, học sinh trong toàn trường học tập, quán triệt chủ
trương và các văn bản của cấp trên về xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia; để từ đó quyết
tâm xây dựng.
b/ Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp, kiện toàn công tác tổ chức, kiểm tra
việc thực hiện xây dựng trường chuẩn quốc gia
Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng trường chuẩn quốc gia, phân công phân nhiệm rõ
ràng cho từng thành viên, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, đánh giá định kì, sơ kết, tổng
kết, rút kinh nghiệm ở từng giai đoạn.
Đảm bảo tăng cường sự lãnh đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo, của HĐND,
UBND các cấp để tranh thủ nguồn vốn và sử dụng có hiệu quả các nguồn kinh phí được
Nhà nước cấp, nhân dân hỗ trợ, học phí …
c/ Về xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên:
Xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên trong nhà
trường, bồi dưỡng nâng cao trình độ đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định.
Lập kế hoạch chi tiết và cụ thể về việc khảo sát trình độ và năng lực của toàn bộ đội
ngũ, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cụ thể, đồng bộ và lâu dài. Nâng cao tỷ lệ Đảng viên
trong trường, tăng cường công tác cán bộ nữ.
Tăng cường công tác giáo dục đạo đức và phẩm chất của cán bộ quản lý, giáo viên
và nhân viên. Phát động sâu rộng trong toàn trường về phong trào tự học, tự bồi dưỡng về
trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, phấn đấu mỗi giáo viên trở thành giáo viên
giỏi các cấp;
Bố trí, sử dụng lực lượng giáo viên trong biên chế đảm bảo hợp lý theo quy định.
d/ Huy động mọi nguồn lực để đáp ứng yêu cầu xây dựng cơ sở vật chất và trang
thiết bị dạy học:
Hiện tại nhà trường chưa đảm bảo về CSVC do vậy cần tập trung mọi nguồn lực để
đảm bảo tính khả thi của đề án. Tổ chức điều tra, đánh giá hiện trạng CSVC và thiết bị dạy
học của nhà trường. Tranh thủ sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, tập trung đầu tư xây dựng
CSVC theo hướng đồng bộ.
Phối hợp với các cơ quan ban ngành, cấp uỷ, chính quyền địa phương nhất là Hội
cha mẹ học sinh theo chủ trương xã hội hóa giáo dục để xây dựng cơ sở vật chất : phòng
học, khu hành chính, phòng chức năng , phòng bộ môn, khu luyện tập thể dục thể thao, khu
vệ sinh, hệ thống tường rào…
Bộ phận thiết bị kiểm kê, lập kế hoạch mua bổ sung trang thiết bị dạy học bị hư hoặc
đã sử dụng hết … kiểm tra, nhắc nhở cán bộ, giáo viên khi sử dụng phương tiện dạy học và
phát động phong trào tự làm đồ dùng dạy học trong toàn trường. Có chế độ khuyến khích,
hỗ trợ các giáo viên có thành tích trong lĩnh vực này.
e/ Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục
Kiên quyết thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực chủ động,
sáng tạo của học sinh, đưa công nghệ thông tin ứng dụng vào công tác soạn giảng, thực
hành và quản lý. Nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn, đổi mới hình thức sinh
7
hoạt chuyên môn, mỗi năm yêu cầu mỗi tổ chuyên môn phải giải quyết ít nhất một nội dung
chuyên môn có tác dụng nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.
Tăng cường công tác giáo dục tư tưởng chính trị đối với giáo viên để họ có ý thức
trách nhiệm trước học sinh nhất là học sinh cá biệt, học sinh học yếu nhằm hạn chế tỉ lệ học
sinh bỏ học, lưu ban.
Tăng cường các hoạt động thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ, giáo dục ngoài giờ
lên lớp, giáo dục truyền thống, giáo dục trật tự an toàn giao thông, giáo dục thể chất, giáo
dục thẩm mỹ, giáo dục kĩ năng thực hành hướng nghiệp.
Quan tâm bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp, phụ đạo học sinh yếu, nhằm nâng cao tỉ
lệ học sinh giỏi, giảm tỉ lệ học sinh yếu kém.
Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh phù hợp với yêu cầu đổi mới
giáo dục. Thực hiện nghiêm túc việc đổi mới giáo dục phổ thông nhằm nâng cao chất lượng
dạy và học, kiên quyết chống “bệnh thành tích” trong giáo dục, đặc biệt là trong kiểm tra và
đánh giá học sinh.
g/ Thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục :
Huy động Hội cha mẹ học sinh tham gia giáo dục toàn diện học sinh và xây dựng cơ
sở vật chất nhà trường, động viên khen thưởng các phong trào trong nhà trường.
Thực hiện dân chủ hóa trong trường học, công khai tài chính, tham mưu các cấp, các
ngành địa phương thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước chăm lo cho sự nghiệp phát
triển giáo dục.
V / TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm thành lập Ban chỉ đạo xây dựng trường đạt
chuẩn quốc gia. Đồng thời tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương, lập kế hoạch
phấn đấu xây dựng và phát triển nhà trường để đạt các tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc
gia.
Ban chi uỷ, BGH nhà tường sẽ căn cứ trên từng tiêu chí cụ thể phấn đấu của mình
để chỉ đạo và lập văn bản đề nghị các cấp, các ngành tạo điều kiện giúp đỡ, chủ yếu là xin
được đầu tư vốn để xây dựng các hạng mục công trình còn thiếu.
Hàng năm có rà soát những tiêu chí đã phấn đầu đạt được, báo cáo với Phòng Giáo
dục – Đào tạo, Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện để xin ý kiến chỉ đạo và hướng đi tới.
Phát huy tốt mọi mặt để phấn đấu hoàn thành đúng kế hoạch đã đề ra.
Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ xây dựng các tiêu chí về GD&ĐT phục vụ nhiệm vụ
nong thôn mới trường THCS đạt chuẩn Quốc ga giai đoạn 2010 – 2015 được xuất phát từ
nhu cầu của học sinh và quá trình đổi mới giáo dục, nhằm thực hiện Nghị quyết Đại hội
Đảng bộ các cấp và của Phòng Giáo dục – Đào tạo huyện . Trường THCS Đồng Việt tự xác
định rõ trách nhiệm của mình trong quá trình thực hiện các tiêu chí, tiêu chuẩn để dần đưa
trường thành trường THCS đạt chuẩn quốc gia, góp phần đổi mới sự nghiệp giáo dục. Kính
mong sự quan tâm của các cấp, các ngành để Kế hoạch này khả thi, trình cấp có thẩm
quyền phê duyệt và sớm đi vào thực hiện đáp ứng được nguyện vọng của học sinh và nhân
dân trong xã.
HIỆU TRƯỞNG
Đặng Thị Thanh Huyền
8
Nơi nhận:
- Phòng Giáo dục và Đào tạo Yên Dũng
- UBND xã Đồng Việt
- Ban giám hiệu;
- Tổ trưởng các tổ chuyên môn;
- Chủ tịch công đoàn;
- Bí thư chi đoàn trường;
- Lưu VT.
Để báo cáo
Để thực hiện
Phụ lục 1: Kế hoạch xây dựng các hạng mục công trình
Đơn vị tính: Triệu đồng
STT Tên hạng mục Số lượng
Diện
tích(m
2
)
Kinh phí XD Năm XD
Ghi chú
NSTW hỗ trợ NSĐP
1 Phòng học 10 550 2200 550 2102
2 Phòng bộ môn
(Toán-Lý; Hóa, sinh;
Công nghệ; Âm nhạc;
Tin học)
3 Phòng y tế 1 30 120 30 2012
4 Phòng thiết bị
5 Phòng thư viện 3 160 640 160
6 Phòng truyền
thống
1 55 220 55
7 Phòng các đoàn
thể
8 Văn phòng
9 Phòng họp
10 Phòng giáo viên
11 Phòng trực
12 Kho
13 Nhà để xe
14 Nhà vệ sinh
Cộng
Phụ lục 2: Kế hoạch mua sắm, đầu tư trang thiết bị
STT Tên hạng mục
Kinh phí
( ngàn đồng)
Đơn vị thực hiện
Thời gian
hoàn thành
Ghi chú
1 Tủ cho các phòng
học bộ môn
54 000 Nhà nước đầu tư 2012 18 tủ
2 Kệ cho các phòng
học bộ môn
12 000 Nhà nước đầu tư 2012 24 kệ
3 Giường, tủ, bàn ghế
dụng cụ cho phòng y
tế
20 000 Nhà nước đầu tư 2012
4 Bàn ghế, tủ, kệ cho
phòng thư viện
18 000 Nhà nước đầu tư 2012
5 Bàn ghế, tủ, kệ cho
phòng thiết bị
18 000 Nhà nước đầu tư 2012
6 Bàn ghế, tủ cho
phòng truyền thống,
các đoàn thể
30 000 Nhà nước đầu tư 2013
7 Tủ, bàn ghế cho văn
phòng
25 000 Nhà nước đầu tư 2012
8 Tủ, bàn ghế cho
phòng họp
20 000 Nhà nước đầu tư 2012
9 Tủ, bàn ghế cho
phòng giáo viên
20 000 Nhà nước đầu tư 2012
10 Tủ, bàn ghế cho 15 000 Nhà nước đầu tư 2013
9
phòng trực
11 Máy vi tính phục vụ
cho CBGV-CNV
100 000 Nhà nước đầu tư 2012
12 Máy vi tính cho HS 240 000 Nhà nước đầu tư 2012
13 Hệ thống điện 140 000 Nhà nước đầu tư 2012
14 Hệ thống nước sạch 100 000 Nhà nước đầu tư 2012
15 Lò đốt rác 7 000 Nhà nước +ND 2012
Cộng 819 000 2013
10