ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------
NGUYỄN THỊ THÚY
ĐẢNG BỘ TỈNH HƢNG YÊN LÃNH ĐẠO
XÂY DỰNG ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN
HỒ CHÍ MINH TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2010
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Hà Nội – 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------
NGUYỄN THỊ THÚY
ĐẢNG BỘ TỈNH HƢNG YÊN LÃNH ĐẠO
XÂY DỰNG ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN
HỒ CHÍ MINH TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2010
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 03 15
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thị Mai Hoa
Hà Nội – 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi,
dưới sự hướng dẫn của PGS. TS Nguyễn Thị Mai Hoa.
Các số liệu, tài liệu trong luận án trung thực, bảo đảm tính
khách quan. Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội,28 tháng 11 năm 2014.
Tác giả
Nguyễn Thị Thúy
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do lựa chọn đề tài ................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ............................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................. 4
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 4
5. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................ 4
6. Đóng góp của luận văn................................................................................ 5
7. Kết cấu của luận văn ................................................................................... 5
Chƣơng 1 CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG ĐOÀN THANH
NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH HƢNG YÊN
GIAI ĐOẠN 1997 - 2000.................................................................................. 6
1.1. Những yếu tố ảnh hƣởng đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hƣng Yên
đối với xây dựng Đoàn thanh niên ................................................................. 6
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội của tỉnh Hưng Yên ..................... 6
1.1.2. Khái quát về tình hình xây dựng Đoàn thanh niên của tỉnh Hưng Yên
trước năm 1997 ............................................................................................... 12
1.1.3. Chủ trương về xây dựng Đoàn Thanh niên của Đảng ........................ 18
1.2. Đảng bộ tỉnh Hƣng Yên quán triệt chủ trƣơng xây dựng Đoàn Thanh
niên của Đảng vào điều kiện địa phƣơng ...................................................... 24
1.2.1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên ............................................. 24
1.2.2. Sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên ............................................... 29
* Tiểu kết chƣơng 1 ........................................................................................ 34
Chƣơng 2 SỰ LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG ĐOÀN THANH NIÊN CỦA
ĐẢNG BỘ TỈNH HƢNG YÊN TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010 .............. 37
2.1. Đặc điểm tình hình và chủ trƣơng xây dựng Đoàn Thanh niên của Đảng
bộ tỉnh Hƣng Yên ........................................................................................... 37
2.1.1. Đặc điểm tình hình và chủ trương xây dựng Đoàn Thanh niên của Đảng
......................................................................................................................... 37
2.1.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên ............................................. 47
2.2. Đảng bộ tỉnh Hƣng Yên chỉ đạo xây dựng Đoàn Thanh niên ............... 52
2.2.1. Xây dựng Đoàn Thanh niên về chính trị - tư tưởng ............................ 52
2.2.2. Xây dựng Đoàn Thanh niên về tổ chức ............................................... 59
Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 62
Chƣơng 3 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ............................................. 64
3.1. Nhận xét tổng quát ................................................................................. 64
3.1.1. Về ưu điểm ............................................................................................ 64
3.1.2. Về hạn chế ............................................................................................ 74
3.2. Những kinh nghiệm chủ yếu ................................................................. 78
3.2.1. Luôn đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh và đặc biệt coi trọng công
tác cán bộ trong xây dựng Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh .......... 78
3.2.2. Làm tốt vai trò chỉ đạo, hướng dẫn các cấp bộ Đoàn, phát huy tính chủ
động, sáng tạo của cơ sở, nhất là cấp chi đoàn................................................... 81
3.2.3. Xây dựng Đoàn Thanh niên phải bám sát nhiệm vụ kinh tế, chính trị của
tỉnh và phù hợp với nhu cầu, lợi ích của đoàn viên thanh niên ..................... 83
Tiểu kết chƣơng 3 .......................................................................................... 84
KẾT LUẬN .................................................................................................... 85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 87
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BCH
:
Ban Chấp hành
CNXH
:
Chủ nghĩa xã hội
CLB
:
Câu lạc bộ
CNH
:
Công nghiệp hóa
HĐH
:
Hiện đại hóa
HLHTN
:
Hội Liên hiệp Thanh niên
KHKT
:
Khoa học kĩ thuật
KT – XH
:
Kinh tế - xã hội
LLCT
:
Lý luận chính trị
NQ
:
Nghị quyết
TW
:
Trung ương
TNCS
:
Thanh niên Cộng sản
TNTP
:
Thiếu niên Tiền phong
THPT
:
Trung học Phổ thông
UBND
:
Ủy ban nhân dân
UBKT
:
Ủy ban kiểm tra
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Thanh niên là một lực lượng xã hội to lớn đóng vai trò quan trọng trong
sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Bất cứ một quốc gia dân tộc và chế độ
xã hội nào muốn tồn tại phát triển đều quan tâm đến việc bồi dưỡng và phát
huy thanh niên. Sự phát triển của thanh niên không những quan hệ đến vận
mệnh và tồn tại của đất nước, mà còn ảnh hưởng đến tương lai của dân tộc. Vì
vậy, thanh niên luôn là lực lượng chiến lược của mỗi quốc gia dân tộc.
Hồ Chí Minh đánh giá rất cao về vai trò và vị trí của thanh niên và công
tác thanh niên. Cách mạng Tháng Tám thành công mở ra một kỷ nguyên độc
lập, tự do cho đất nước, Hồ Chí Minh viết: “Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay
mạnh một phần lớn là do các thanh niên”. Nói về nhiệm vụ xây dựng lại đất
nước sau Cách mạng Tháng Tám, Hồ Chí Minh đã chỉ dẫn: “Trong công cuộc
kiến thiết đó, nước nhà trông mong, chờ đợi ở các cháu rất nhiều” [36, tr.33]
và “non sông Việt Nam có trở lên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có
bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay
không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em” [37, tr.33]. Hồ
Chí Minh đã vừa khẳng định vai trò lịch sử của thanh niên, vừa đặt niềm tin
mạnh mẽ vào khả năng cách mạng của thanh niên vào vị trí chiến lược của
công tác thanh niên.
Hiện nay, khi đất nước đưa công cuộc đổi mới vào chiều sâu, hội nhập
quốc tế sâu rộng với nhiều cơ hội và thách thức lớn – những thách thức đó tụt
hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, chệch
hướng xã hội chủ nghĩa, nạn tham nhũng và tệ quan liêu… vẫn tồn tại và diễn
biến phức tạp, đan xen, tác động lẫn nhau thì nhiệm vụ xây dựng Đoàn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh càng có vai trò quan trọng1. Nghị quyết Hội nghị
1
Từ đây viết gọn là Đoàn Thanh niên.
1
lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa VII) Về công tác thanh
niên trong thời kỳ mới khẳng định: “Thanh niên là lực lượng xung kích sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sự nghiệp đổi mới có thành công hay
không, đất nước bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế
giới hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường xã hội
chủ nghĩa hay không phần lớn là tùy thuộc lực lượng thanh niên, vào việc bồi
dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên; công tác thanh niên là vấn đề sống còn
của dân tộc Việt Nam, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của
cách mạng” [3, tr.82]. Như vậy, công tác thanh niên thông qua tổ chức Đoàn
Thanh niên là vấn đề quyết định vận mệnh của dân tộc, đòi hỏi Đảng CSVN
phải luôn quan tâm, tăng cường sự lãnh đạo.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Đảng bộ tỉnh, với tư tưởng chủ đạo không
ngừng nâng cao chất lượng mọi mặt công tác xây dựng Đoàn Thanh niên,
Đoàn Thanh niên tỉnh Hưng Yên đã có những thành tích nổi bật, thanh niên
tỉnh Hưng Yên có nhiều đóng góp cho sự phát triển của tỉnh. Bên cạnh đó,
nhiệm vụ xây dựng Đoàn Thanh niên tỉnh Hưng Yên dưới sự lãnh đạo của
Đảng bộ tỉnh bộc lộ một số hạn chế. Trong điều kiện đó, nghiên cứu một cách
toàn diện, hệ thống về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh đối với công tác thanh
niên là hết sức cần thiết, vừa có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Vì những lý do
trên, tôi mạnh dạn lựa chọn vấn đề Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo xây dựng
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh từ năm 1997 đến năm 2010 làm đề
tài luận văn thạc sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Nghiên cứu về thanh niên nói chung, xây dựng Đoàn Thanh niên cộng
sản Hồ Chí Minh nói riêng là một đề tài không mới với sự tiếp cận ở nhiều
chiều cạnh khác nhau của vấn đề như văn hóa, lối sống thanh niên, giải quyết
việc làm cho thanh niên, vai trò, nhiệm vụ của thanh niên, lịch sử phong trào
Đoàn Thanh niên,.... và cho đến nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu
2
của các học giả trong và ngoài nước nghiên cứu về vấn đề này được công bố.
Tiêu biểu là một số công trình sau:
Tạo việc làm cho người lao động cho người lao động bị ảnh hưởng
trong quá trình đô thị hóa Hà Nội, TS. Vũ Thị Mai chủ biên, xuất bản tại Hà
Nội năm 2007; Việc làm cho thanh niên ở khu vực chuyển đổi mục đích sử
dụng đất nông nghiệp và nhu cầu tìm việc làm của thanh niên nông thôn ở
khu công nghiệp tại Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc và Hải Phòng do Bộ
Lao động & Thương binh Xã hội xuất bản ở Hà Nội năm 2008... Các công
trình này dù ít hay nhiều đều có đề cập đến công tác thanh niên nói chung và
vấn đề việc làm cho thanh niên Việt Nam thời kỳ đổi mới, CNH, HĐH đất
nước nói riêng, trong đó có cả vấn đề về quan điểm, chủ trương của Đảng và
chính sách của Nhà nước về công tác thanh niên.
Lịch sử Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và phong trào thanh
niên tỉnh Hưng Yên (1925-2002), Nxb. Thanh niên, Hà Nội đã nghiên cứu
một cách chi tiết có hệ thống về lịch sử Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh và phong trào thanh niên tỉnh Hưng Yên (1925 - 2002). Đây là một
công trình khoa học được biên soạn công phu nhằm ghi lại những cống hiến
to lớn của tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và phong trào
tuổi trẻ Hưng Yên trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất
đất nước, đi lên chủ nghĩa xã hội.
Ngoài ra còn có một số bài đăng trên báo Hưng Yên đã đề cập đến công
tác Đoàn Thanh niên Hưng Yên trong thời kỳ đổi mới.
Nhìn chung, những công trình và bài viết đề cập đến công tác Đoàn
Thanh niên Hưng Yên ở những khía cạnh và mức độ khác nhau nhưng
chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống và chuyên sâu vào
sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đối với xây dựng Đoàn Thanh
niên từ 1997-2010.
3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Làm rõ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đối với xây dựng
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh từ năm 1997 đến năm 2010; đúc rút
một số kinh nghiệm ý nghĩa tham khảo.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh
Hưng Yên đối với xây dựng Đoàn Thanh niên từ năm 1997 đến năm 2010.
- Phân tích những chủ trương Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đề ra trong quá
trình xây dựng xây dựng Đoàn Thanh niên những năm 1997-2010.
- Làm rõ quá trình Đảng bộ tỉnh Hưng Yên chỉ đạo xây dựng xây dựng
Đoàn Thanh niên những năm 1997-2010.
- Nêu những thành tựu, hạn chế và rút ra những kinh nghiệm lịch sử từ
sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên trong quá trình xây dựng Đoàn
Thanh niên những năm 1997-2010.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là chủ trương và sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh
Hưng Yên đối với xây dựng Đoàn Thanh niên.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung khoa học: Nghiên cứu những chủ trương, biện pháp, giải
pháp của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đề ra trong xây dựng Đoàn Thanh niên.
- Về không gian: Trong phạm vi địa bàn tỉnh Hưng Yên.
- Về thời gian: từ năm 1997 (năm tái lập tỉnh Hưng Yên) đến năm 2010.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp
lịch sử, phương pháp mô tả, phương pháp thống kê, phương pháp logic và
phương pháp tổng hợp và các phương pháp khác như phương pháp nghiên
cứu tài liệu, khảo sát xã hội học…
4
6. Đóng góp của luận văn
- Sau khi hoàn thành, Luận văn hệ thống lại những quan điểm chỉ đạo
và những biện pháp, giải pháp của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đề ra nhằm xây
dựng Đoàn Thanh niên từ năm 1997 đến năm 2010, góp một phần vào việc
cung cấp tài liệu về lý luận và thực tiễn trong việc tổ chức chỉ đạo công tác
đoàn và phong trào thanh niên tỉnh Hưng Yên.
- Luận văn đã đánh giá khái quát những thành tựu và hạn chế trong
lãnh đạo xây dựng Đoàn Thanh niên từ năm 1997 đến năm 2010 của Đảng bộ
tỉnh Hưng Yên; từ đó, rút ra những kinh nghiệm tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đối với xây dựng Đoàn Thanh niên.
- Là tài liệu tham khảo cho những người nghiên cứu về lịch sử tỉnh
Hưng Yên, lịch sử Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Hưng Yên.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương:
Chƣơng 1: Chủ trương và sự chỉ đạo xây dựng Đoàn Thanh niên cộng
sản Hồ Chí Minh của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên giai đoạn 1997 - 2000
Chƣơng 2: Sự lãnh đạo xây dựng Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí
Minh của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2001 - 2010
Chƣơng 3: Một số nhận xét và kinh nghiệm lịch sử
5
Chƣơng 1
CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG ĐOÀN THANH NIÊN
CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH HƢNG YÊN
GIAI ĐOẠN 1997 - 2000
1.1. Những yếu tố ảnh hƣởng đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hƣng
Yên đối với xây dựng Đoàn thanh niên
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội của tỉnh Hưng Yên
Tổ quốc ta có sông dài, biển rộng, có “những cánh đồng bát ngát,
những dòng sông đỏ nặng phù sa”. Bàn tay và khối óc lao động chăm chỉ,
sáng tạo đã biến Hưng Yên thành một vùng đất trù phú. Phong cảnh thiên
nhiên tươi đẹp cộng với ý chí kiên cường, lòng quyết tâm dựng nước và giữ
nước đã hun đúc nên bản sắc con người Việt Nam nói chung, nhân dân Hưng
Yên nói riêng, một lối sống nhân ái, bao dung nhưng vẫn ngẩng đầu đầy khí
tiết trước mọi thử thách. Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, nhân dân Hưng Yên
cũng như toàn thể dân tộc Việt Nam luôn tự hào là con Rồng, cháu Lạc “lưng
đeo gươm, tay mềm mại bút hoa”. Chưa bao giờ và chưa khi nào quân giặc
ngoại xâm đè bẹp được ý chí thống nhất đất nước của dân tộc. Nước Việt
Nam luôn là một khối thống nhất, không một sức mạnh nào có thể chia cắt.
Lòng yêu nước nồng nàn, ý chí kiên cường bất khuất, truyền thống anh dũng
chống giặc ngoại xâm ấy của dân tộc Việt Nam lại càng được phát huy cao độ
trong công cuộc lao động và dựng xây đất nước. Hưng Yên là một phần của
khối thống nhất đó, mang trong mình những phẩm chất và truyền thống mà tổ
quốc Việt Nam đã hun đúc nên, nhân dân Hưng Yên đang cùng với nhân dân
cả nước viết tiếp trang sử vàng chói lọi của dân tộc
Đặc điểm tự nhiên
Tỉnh Hưng Yên nằm ở tả ngạn sông Hồng, thuộc châu thổ đồng bằng
Bắc Bộ, phía đông giáp Hải Dương, phía nam giáp Thái Bình, phía tây giáp
Hà Tây, phía bắc liền kề với thủ đô Hà Nội và Bắc Ninh. Đây là một mảnh
6
đất phù xa màu mỡ, giàu truyền thống văn hiến, là vùng đất địa linh nhân kiệt,
là nơi sinh ra nhiều người đỗ đạt, nhiều nhân vật tài giỏi được sử sách ca ngợi,
nhân dân truyền tụng. Đặc biệt thanh niên Hưng Yên đã kế thừa và phát huy
bản sắc của quê hương văn hiến và truyền thống cách mạng của thế hệ cha
anh đi trước, thanh niên Hưng Yên luôn tự hào và khẳng định vị trí, vai trò
của mình trong xã hội.
Tỉnh Hưng Yên được thành lập vào năm Minh Mệnh thứ 12 (1831),
gồm có hai phủ: Khoái Châu (Đông Yên, Kim Động, Ân Thi, Phù Cừ) của
trấn Sơn Nam và Tiên Hưng (Thần Khê, Hưng Nhân, Duyên Hà, Tiên Lữ)
của trấn Nam Định vốn là khu vực thuộc bộ Dương Tuyền của thời Hùng
Vương; huyện Chu Diên thời Bắc thuộc, phủ Thái Bình thời Ngô, Đinh và
Tiền Lê, Khoái Lộ và Đằng Lộ rồi Khoái Châu và Đằng Châu thời Trần. Dưới
thời thuộc Minh vùng đất này thuộc phủ Kiến Xương. Đến cuối thời Lê đầu
thời Nguyễn, phủ Khoái Châu thuộc trấn Sơn Nam Thượng (Hưng Yên, Thái
Bình) còn phủ Tiên Hưng thuộc trấn Nam Sơn hạ (Nam Định). Như vậy,
trước khi Pháp xâm lược, Hưng Yên là một tỉnh nằm cả hai phía sông Luộc
[15, tr. 9].
Ngày 26 - 1 - 1968, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra Nghị quyết số 504
- NQ/TVQH phê chuẩn hợp nhất hai tỉnh Hưng Yên và Hải Dương, tỉnh lỵ đặt
tại thị xã Hải Dương.
Tại kỳ họp lần thứ 10 Quốc Hội khóa IX, ngày 6 - 1 - 1996, Quốc hội
đã phê chuẩn việc chia tỉnh Hải Hưng thành hai tỉnh Hải Dương và Hưng
Yên. Ngày 1 - 1 - 1997, tỉnh Hưng Yên được tái lập.
Ngày nay, tỉnh Hưng Yên được chia thành 10 đơn vị hành chính bao
gồm thành phố Hưng Yên và 9 huyện: Ân Thi, Khoái Châu, Kim Động, Mỹ
Hào, Phù Cừ, Tiên Lữ, Văn Giang, Văn Lâm, Yên Mỹ. Toàn tỉnh Hưng Yên
có 161 xã, phường, thị trấn, với diện tích 89.479 km2, dân số 1.128.702 người
với mật độ dân số 1.223 người/km2.
7
Hưng Yên là một tỉnh đồng bằng, không có núi đồi và biển. Trải qua
biến thiên của tạo hóa, địa lý tự nhiên của Hưng Yên có vị trí quan trọng cả về
kinh tế, quốc phòng. Đường quốc lộ số 5 và đường sắt chạy qua Hưng Yên
nối các tỉnh vùng duyên hải Đông bắc Tổ quốc với Thủ đô Hà Nội. Đường
39A bắt nguồn từ đường 5 xuống tỉnh lỵ, ra cầu Triều Dương nối với quốc lộ
10. Đường 38 nối từ đường 39 đi Cống Tranh ra Quán Gỏi, nối với đường số
5 qua cầu Hồ đi Bắc Ninh… Sông Hồng và sông Luộc bao bọc phía Tây và
Nam của tỉnh, cùng với hệ thống sông ngòi nội địa và các đường liện huyện,
liên tỉnh tạo thành một mạng lưới giao thông thủy, bộ thuận tiện giữa trung
tâm đồng bằng Bắc Bộ với các nơi trong vùng.
Dân số - lao đô ̣ng: nguồ n nhân lực Hưng Yên khá dồ i dào . Dân số năm
2004 là trên 1,1 triê ̣u người, trong đó số người trong đô ̣ tuổ i lao đô ̣ng chiế m
hơn 50%. Tỷ lệ lao động có trình độ của Hưng Yên thấp , bởi sau khi tái lâ ̣p
tỉnh, đô ̣i ngũ cán bộ khoa học có trình độ ở lại tỉnh công tác ít . Hiê ̣n nay, số
lao đô ̣ng chưa có viê ̣c làm ổ n đinh
̣ còn nhiề u đã trở thành sức ép lớn đố i với
Hưng Yên trong vấ n đề giải quyế t viê ̣c làm.
Về kinh tế
Từ xa xưa, Hưng Yên đã có một nền thương mại phát triển thông qua
thương cảng phố Hiến, mà người xưa có câu: “Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì phố
Hiến”. Thời kỳ hưng thịnh của Hưng Yên, ở thế kỷ 17, do được thiên nhiên
ưu đãi về địa lý, phố Hiến được hình thành bởi khu phố Xích Đằng, Man
Đằng, Châu Đằng (nay thuộc phường Nam Sơn) và các khu phố sầm uất: Hoa
Dương, Hoa Cái, Hoa Điền, Mậu Dương, Phương Cái, Lương Điền), nay
thuộc phường Hồng Châu, thị xã Hưng Yên). Cảnh buôn bán sầm uất, tàu
thuyền của người ngoại quốc ra vào tấp nập nổi tiếng một thời tại cảng Vạn
Lai Triều, Bến Đá, v.v…
Với lợi thế gần Hà Nội nên hoạt động thương mại, buôn bán trong nước
của tỉnh Hưng Yên phát triển khá mạnh. Xuất hiện nhiều làng nghề buôn bán
8
từ Mễ Sở xuống tận thị xã Hưng Yên như làng Đa Ngưu (Văn Giang) có tới
70% số hộ làm nghề buôn bán thuốc bắc, cung cấp hầu hết cho các hiệu thuốc
ở Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định và các tỉnh Bắc Trung Bộ.
Ngoài thế mạnh về thương mại - buôn bán, Hưng Yên còn nhiều lợi thế
về giao thông vận tải. Ngoài đường sắt Hà Nội – Hải Phòng và quốc lộ 5 chạy
qua, Hưng Yên còn có hệ thống đường bộ, đường thủy khá thuận tiện. Nhiều
con đường huyết mạch là cầu giao thông giữa các địa phương trong tỉnh như
đường 39A, đường 99, 179, 199, 201, 202, 204, 205, 206 và hàng trăm km đê
đã liên kết các xã, các huyện của Hưng Yên với nhau và nối thông với mạng
lưới giao thông quốc gia.
Với 80 kilômét đường thủy trên sông Hồng, sông Luộc và hàng trăm
kilômét đường sông khác được phân bố khá đều trong tỉnh nên việc vận
chuyển và đi lại ở địa phương được tiện lợi, giá thành thấp và nhanh chóng
hơn. Tiềm năng giao thông thủy, bộ của Hưng Yên có nhiều hứa hẹn cho sự
phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
Ngày nay, Hưng Yên lại nằm trong tam giác chiến lược phát triển công
nghiệp (Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh) nên càng thuận lợi trong việc
giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội. Vì vậy Hưng Yên đươ ̣c đánh giá là mô ̣t
trong những tỉnh có tố c đô ̣ tăng trưởng kinh tế tương đố i nhanh và cao . Nề n
kinh tế Hưng Yên đang đổ i thay từng ngày . Cơ cấ u kinh tế đang dầ n chuyể n
dịch theo hướng công nghiệp hoá , hiê ̣n đa ̣i hoá . Nông nghiê ̣p, nông thôn có
nhiề u chuyể n biế n tích cực , tỷ trọng giữa chăn nuôi và trồng trọt được cân
đố i. Người nông dân bước đầ u quan tâm đế n sản xuấ t hàng hoá , đảm bảo an
ninh lương thực . Công nghiê ̣p, dịch vụ có bước phát triển khá . Công nghiê ̣p
điạ phương tuy còn phải đố i mă ̣t với nhiề u khó khăn
, nhưng vẫn đa ̣t đươ ̣c
những thành tić h đáng khić h lê ̣ . Mô ̣t số ngành hàng ti ếp tục được củng cố
phát triển, lựa cho ̣n các mă ̣t hàng ưu tiên và có lơ ̣i thế để đầ u tư chiề u sâu , đổ i
mới công nghê ,̣ tạo ra những sản phẩm chất lượng cao . Khố i công nghiê ̣p có
9
vố n đầ u tư nước ngoài tăng nhanh do số dự án đi vào hoa ̣t đô ̣ng tăng lên , sản
phẩ m đươ ̣c thi ̣trường chấ p nhâ ̣n và có xu thế phát triể n tố t . Riêng ngành du
lịch và dịch vụ cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa, đáp ứng nhu cầ u khai thác tiề m
năng phu ̣c vu ̣ khách du lich
̣ trong và
ngoài nước như : du lich
̣ Phố Hiế n , di
tích Chử Đồng Tử - Tiên Dung.
Văn hoá - xã hội
Nét nổi bật trong truyền thống văn hiến của người Hưng Yên là truyền
thố ng hiế u ho ̣c và khoa bảng . Truyền thống hiếu học của người Hưng Yên đã
được chứng minh qua nhiều thế hệ. Thế kỷ thứ VI đã xuất hiện một Tống
Trân trong câu chuyện truyền thuyết Tống Trân – Cúc Hoa. 5 tuổi Tống Trân
đã đi học, 7 tuổi đi thi, cả ba kỳ thi đều đỗ thủ khoa, rồi đỗ Trạng Nguyên. Đi
sứ sang Trung Quốc, được phong “Lưỡng quốc Trạng Nguyên”.
Chỉ riêng 845 năm Hán học, từ khoa thi thứ nhất (1074) đến khoa thi
cuối cùng (1919), Hưng Yên đã có 214 người đỗ đại khoa đứng đầu trong cả
nước.
Bước sang thế kỷ XX, đội ngũ nhân tài của Hưng Yên ngày một đông
đảo và có nhiều đóng góp cho đất nước, nhất là trên các lĩnh vực văn hóa và
khoa học, Làng Phú Thị, Mễ Sở (Văn Giang) với các tên tuổi của các nhà sư
phạm, soạn giả Dương Quảng Hàm, nhà văn và dịch giả Dương Tự Quán,
Hưng Yên cũng là quê hương của các nhà văn tên tuổi như Nguyễn Công
Hoan (Văn Giang), Vũ Trọng Phụng (Yên Mỹ), các danh họa Tô Ngọc Vân,
Dương Bích Liên, nhà cải các sân khấu Nguyễn Đình Nghi (Tiên Lữ), các
nhạc sĩ tài ba như Mai Văn Chung, Phó Đức Phương, nhà khoa học quân sự
nổi tiếng Giáo sư Thượng tướng Hoàng Minh Thảo… Hưng Yên cũng đã sinh
thành và đào tạo cho đất nước, cho cách mạng nhiều cán bộ ưu tú như Tô
Hiệu, Lê Văn Lương, cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, Trung tướng Nguyễn
Bình… Đó là những tấm gương về phẩm chất cách mạng, khích lệ và cổ vũ
10
nhân dân Hưng Yên, tích cực cống hiến, sẵn sàng hy sinh để xây dựng và bảo
vệ quê hương đất nước.
Trong suốt quá trình đấu tranh lâu dài dựng nước và giữ nước, vùng đất
Hưng Yên thời nào và ở lĩnh vực nào cũng xuất hiện nhân tài hào kiệt, xứng
danh là nơi hội tụ của hiền tài, nơi “địa linh nhân kiệt” bằng công sức đóng
góp to lớn của mình. Những nhân tài ấy đã làm rạng rỡ mảnh đất quê hương,
xứng danh với truyền thống của quê hương Hưng Yên.
Hưng Yên còn là nơi có truyền thống thượng võ và yêu nước. Lòng yêu
nước ấy được kết tinh từ lòng căm thù quân giặc cướp nước, sẵn sàng xả thân
để bảo vệ nền độc lập tự do của đất nước. Mỗi khi có giặc ngoại xâm, nhân
dân Hưng Yên đoàn kết, sẵn sàng cùng cả nước đánh giặc. Mở đầu trang sử
chống xâm lăng của nhân dân Hưng Yên là chiến công của 3 chàng trai làng
Hoàng Thổ (Ân Thi), làng Phả Lễ (Văn Lâm) đã cùng Phủ Đổng Thiên
Vương đánh đuổi giặc Ân. Theo điển tích thần phả còn lưu giữ ở nhiều đình
làng thì Phù Đổng Thiên Vương từng đánh đuổi giặc Ân từ thời Hùng Vương
thứ 6 (nay được thời ở Thổ Hoàng (Ân Thi), Hoàng Lê (Mỹ Hào), Phả Lê
(Văn Lâm).
Mảnh đất Hưng Yện đã lừng lẫy những chiến công lịch sử, nơi đây đã
chôn vùi bao xác quân xâm lược, nơi đây cũng có những người con tuyệt vời
làm nên những kỳ tích vang dội núi sông mà vẫn sống bình dị như tên đất tên
làng của quê hương: “Đạp quân thù xuống đất đen/Súng gươm vất bỏ lại hiền
như xưa”.
Nhân dân và thanh niên Hưng Yên, với truyền thống vẻ vang đã đứng
lên cùng cả dân tộc cứu nước.
Ngoài ra, Hưng Yên còn là một trong các tỉnh có mật độ di tích dày đặc
ở đồng bằng châu thổ sông Hồng với 1.210 di tích văn hóa, lịch sử, tín
ngưỡng…, trong đó có 139 di tích được Nhà nước xếp hạng và 32.574 cổ vật
trong các di tích (1, tr.381). Di tích Phố Hiến, nhiều đền chùa nổi tiếng là
11
những không gian văn hóa truyền thống, không gian tâm linh, linh thiêng đặc
biệt hấp dẫn du khách bởi sự hài hào giữa cảnh trí thiên nhiên và khối hình
kiến trúc, nghệ thuật chạm khắc tinh vi. Hưng Yên còn là địa phương có
nhiều lễ hội đặc sắc. Toàn tỉnh có 363 lễ hội các loại, trong đó có 326 lễ hội
dân gian, 22 lễ hội tôn giáo, 13 lễ hội tín ngưỡng, 2 lễ hội được bảo tồn theo
dự án văn hóa phi vật thể. Hệ thống lễ hội này đã giới thiệu một cách sinh
động về vùng đất, con người Hưng Yên trong quá khứ và hiện tại, giới thiệu
những nét đặc trưng, những giá trị văn hóa, tín ngưỡng của Hưng Yên nói
riêng, vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng nói chung.
Tóm lại, Hưng Yên là một tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ,
vùng đất trù phú thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng, Hưng Yên biết đến
không chỉ là thương cảng nổi tiếng của Việt Nam trong thế kỷ XVI-XVII mà
còn là vùng đất địa linh nhân kiệt với truyền thống yêu nước và cách mạng,
nơi sinh dưỡng nhiều bậc tài hiền cho đất nước trong các thời kỳ lịch sử.
1.1.2. Khái quát về tình hình xây dựng Đoàn thanh niên của tỉnh
Hưng Yên trước năm 1997
Năm 1986 đánh dấu bước chuyển rất cơ bản của cách mạng Việt Nam
trên con đường đưa Việt Nam thoát khỏi cảnh nghèo nàn lạc hậu, đưa cả nước đi
lên chủ nghĩa xã hội; Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng họp từ
ngày 15 đến ngày 18-6-1986 đề ra đường lối đổi mới toàn diện phát triển kinh tế
- xã hội của đất nước, trong đó đổi mới kinh tế là trọng tâm, từng bước thực hiện
CNH, HĐH làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.
Đại hội lần thứ VI của Đảng đã đánh dấu một sự chuyển biến có tính
chất bước ngoặt trong quá trình kế thừa và đổi mới. Với tinh thần nhìn thẳng
vào sự thật, đánh giá đúng sự thật; Đại hội Đảng lần thứ VI đã khẳng định:
“Chính thanh niên là lớp người có sứ mệnh lịch sử xây dựng thành công chủ
nghĩa xã hội”.
12
Để quán triệt và thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới do Đảng khởi
xướng và lãnh đạo, thực hiện các Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh
Hưng Yên lần thứ V và sự chỉ đạo của Trung ương Đoàn, từ ngày 1 đến ngày 4 4 - 1987, Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Hải Hưng lần thứ IV
đã được khai mạc tại Nhà văn hóa trung tâm tỉnh Hải Hưng, 308 đại biểu thay
mặt cho hàng chục vạn đoàn viên, thanh niên về dự Đại hội.
Đại hội đã nhất trí và quyết tâm thực hiện khẩu hiệu: “Sống, chiến đấu,
lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại”. Đồng thời, Đại hội cũng quyết
định tiếp tục phát triển phong trào “Tuổi trẻ Hải Hưng xung kích, sáng tạo, xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc” và thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ mà Đại hội đã
đề ra.
Từ ngày 27 đến ngày 30 tháng 11 năm 1987, Đại hội đại biểu Đoàn toàn
quốc lần thứ V đã họp và khẳng định: “Với truyền thống “Đâu cần thanh niên
có, việc gì khó có thanh niên”, “sẵn sàng đi bất cứ đâu, làm bất cứ việc gì vì sự
giàu mạnh của Tổ quốc xã hội chủ nghĩa và hạnh phúc của nhân dân”, Đoàn
Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và tuổi trẻ Việt Nam quyết tâm đi đầu trong
công cuộc đổi mới, xung kích, sáng tạo xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và
bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.
Đại hội Đoàn toàn tỉnh lần thứ IV và Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ V đã
mở ra quá trình đổi mới ra quá trình đổi mới cho Đoàn và tuổi trẻ toàn tỉnh trên
con đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trước tiên Đoàn rất chú trọng đến công tác giáo dục chính trị tư tưởng
cho đoàn viên, thanh niên. Các cấp bộ Đoàn trong toàn tỉnh đã cố gắng tìm tòi
đổi mới về nội dung, phương pháp, hình thức để tăng cường tăng cường hiệu quả
công tác tuyên truyền giáo dục của Đoàn, từng bước khắc phục tình trạng sống
thiếu lý tưởng, bàng quan (thực dụng đang xuất hiện trong một bộ phận đoàn
viên, thanh niên).
13
Cùng với việc tổ chức Đoàn chú trọng công tác giáo dục lý tưởng và
truyền thống cách mạng cho thanh niên, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn còn chỉ đạo
các cấp bộ Đoàn động viên và tổ chức thanh niên học tập văn hóa, khoa học kỹ
thuật, nghiệp vụ cho sản xuất và đời sống, tích cực chuẩn bị cho thanh niên học
sinh trở thành người lao động mới. Chỉ tính riêng từ năm 1989 đến năm 1990, đã
có 50 đơn vị đạt danh hiệu “Tập thể học sinh xã hội chủ nghĩa”, 100% Đoàn
trường có ứng dụng khoa học kỹ thuật vào công tác giảng dạy học tập và giáo
dục hướng nghiệp.
Đoàn đã phối hợp với Bộ Giáo dục mở lớp đào tạo tập huấn cho đội ngũ
phụ trách và Tổng phụ trách Đội để vừa nâng cao trình độ nghiệp vụ công tác
giáo dục thiếu nhi nói chung và công tác Đội nói riêng. Công tác tổ chức cũng
được kiện toàn, như kiện toàn các Uỷ ban thiếu niên nhi đồng quy chế đồng Đội
các cấp được ban hành. Chính nhờ có sự kiện toàn công tác tổ chức và ban hành
các quy chế hoạt động nên công tác Đội có sự chuyển biến mạnh mẽ, ngày càng
gắn bó với xã hội, đáp ứng yêu cầu của phong trào thiếu nhi trong toàn tỉnh.
Quán triệt Nghị quyết của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn và Nghị
quyết Đại hội Đoàn toàn tỉnh lần thứ IV, trên mặt trận an ninh quốc phòng bảo
vệ Tổ quốc, Đoàn đã chủ động và tích cực tham gia có hiệu quả vào quá trình
chuẩn bị những kiến thức và có đủ phẩm chất chính trị, kỹ năng quân sự, sẵng
sàng làm tròn nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các phong trào “ Vì điểm
tựa tiền tiêu”, phong trào “Xứng danh anh bộ đội Cụ Hồ” và “ Làm theo 6 điều
Bác Hồ dạy”… đã được đoàn viên thanh niên trong toàn tỉnh hưởng ứng sôi nổi.
Thanh niên trong lực lượng công an nhân dân luôn bám sát địa bàn, bám sát đối
tượng, phát hiện kịp thời mọi hành động phạm pháp của bọn xấu, bọn tội phạm,
giữ vững an ninh chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, đem lại cuộc sống yên
bình cho nhân dân.
Trong những năm 1985-1991 công tác giáo dục và chăm sóc giáo dục
thiếu niên, nhi đồng cũng được tổ chức Đoàn các cấp rất coi trọng. Các phong
14
trào “Nói lời hay, làm việc tốt” được thiếu niên, nhi đồng hưởng ứng sôi nổi.
Chất lượng học tập của học sinh trong các trường THCS và tiểu học có nhiều
tiến bộ hơn trước, tỷ lệ học sinh giỏi của tỉnh và huyện mỗi năm một tăng.Tổ
chức Đoàn các cấp rất chú ý đến việc vun trồng những mầm non năng khiếu.
Bằng nhiều biện pháp, tổ chức Đoàn cơ sở từng bước được củng cố. Chỉ riêng
trong năm 1989 các cấp bộ Đoàn đã kiểm tra xếp loại các chi đoàn, tập trung chỉ
đạo các chi đoàn yếu đồng thời chọn và chỉ đạo điểm các chi đoàn của Đoàn cơ
sở. Điển hình như việc Ban Thường vụ Thị Đoàn đã chỉ đạo điểm 5 chi đoàn
theo 5 khối (khối công nghiệp, khối xã, khối phường, khối trường học và khối
tiểu thủ công nghiệp) và phân công các cán bộ lãnh đạo trong thường vụ trực
tiếp cùng với Đoàn cơ sở chỉ đạo các chi đoàn điểm. Kết quả, có 5 chi đoàn thị
xã được chỉ đạo thì có 4 chi đoàn đạt chi đoàn vững mạnh. Riêng chi đoàn khối
tiểu thủ công nghiệp do tình hình sản xuất khó khăn, không có việc làm nên
đoàn viên phân tán, không tổ chức hoạt động được.
Cùng với việc xây dựng điểm chi đoàn, các huyện Thị Đoàn trong tỉnh đã
thực hiện một bước về kháo sát việc quản lý Đoàn viên và thẻ Đoàn, tiếp tục
củng cố cơ sở yếu kém và coi trọng việc tập huấn đội ngũ cán bộ chi đoàn.
Công tác phát triển đoàn viên được tiến hành thường xuyên, trong năm đã
có 7.603 thanh niên xuất sắc được học lớp cảm tình Đoàn, đã có 5.465 người đã
được kết nạp “Lớp đoàn viên 26-3”.
Thực hiện Nghị quyết 04 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương
Đảng về cuộc vận động nâng cao sức chiến đấu của tổ chức Đảng, làm trong
sạch và lành mạnh bộ máy nhà nước, chỉ tính riêng ở huyện Chí Linh đã có
9.127 đoàn viên đóng góp ý kiến phê bình đảng viên và sự lãnh đạo của Đảng.
Các tổ chức cơ sơ Đoàn cũng đã chủ động bồi dưỡng, lựa chọn giới thiệu cho
Đảng được 765 đoàn viên ưu tú, trong số đó đã có 80 người đã được kết nạp
Đảng. Nhìn chung, trong 5 năm (1985-1991), Tỉnh Đoàn đã có nhiều cố gắng
vươn lên, chú trọng xây dựng đội ngũ cốt cán, củng cố tổ chức, toàn tỉnh đã có
15
62.705 thanh niên được kết nạp vào Đoàn, có 1.489 người được đứng trong hàng
ngũ của Đảng. Hoạt động đội và phong trào thiếu nhi được đổi mới theo hướng
tăng cường hoạt động Đội trong nhà trường. Đặc biệt, Tỉnh Đoàn rất chú trọng
đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ phụ trách Đội nhằm thúc đấy phong trào thiếu
nhi ngày càng phát triển. Nhiều phong trào thiếu nhi được duy trì và phát triển.
Nhiều đội viên học tập tốt, rèn luyện tốt, nhiều Đội viên lớn tuổi đã được kết nạp
vào Đoàn.
Dưới sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của Đảng, thực hiện các Nghị
quyết của Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VI và Đại hội Đoàn toàn tỉnh Hưng
Yên ngày càng đổi mới với nội dung và phương thức hoạt động. Tổ chức Đoàn
từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở được củng cố và phát triển một bước theo hướng ngày
càng thích ứng với nền kinh tế - xã hội đang chuyển đổi. Ban Thường vụ Tỉnh
Đoàn đã chỉ đạo các cấp bộ Đoàn cần có những biện pháp cụ thể thiết thực như:
Tổ chức tập huấn lại toàn bộ chủ chốt Đoàn cơ sở, trong đó Tỉnh Đoàn tập huấn
đến Bí thư chi đoàn. Hàng năm phải tiến hành phân loại đoàn viên và đưa những
đoàn viên không đủ tiêu chuẩn và điều kiện sinh hoạt ra khỏi Đoàn bằng các
hình thức xóa tên. Mở rộng hình thức tập hợp thanh niên theo sở thích, nghề
nghiệp và theo các chương trình kinh tế - xã hội, không phân biệt tôn giáo,
không phân chia địa giới hành chính. Tính đến ngày 31/12/1996, toàn tỉnh đã tập
hợp được 106.622 thanh niên vào trong tổ chức Hội Liên hiệp Thanh niên đưa tỷ
lệ tập hợp thanh niên ngoài Đoàn lên 23%. Tỉnh Đoàn đã chỉ đạo cho tổ chức
Đoàn các cấp tích cực tham gia xây dựng Đảng, coi đó là một trong những
nhiệm vụ trọng tâm, nhằm xây dựng tổ chức Đảng ngày càng vững mạnh, góp
phần công tác xây dựng Đảng. Ngoài việc quan tâm đến công tác tổ chức, Đoàn
còn chủ động lựa chọn, bồi dưỡng và giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng. Cuộc
vận động nâng cao chất lượng đoàn viên tiếp tục được đẩy mạnh. Số thanh niên
16
được kết nạp vào Đoàn ngày càng tăng. Năm 1992, toàn tỉnh đã kết nạp được
15.123 thanh niên vào Đoàn.
Thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đoàn toàn tỉnh lần thứ V, các cấp bộ
Đoàn đã triển khai và thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị mà Đại hội Đoàn của
tỉnh đã đề ra. Nhằm tiếp tục đưa phong trào thanh niên phát triển ngày càng
mạnh mẽ, đáp ứng tình hình và nhiệm vụ mới của Đảng và của cách mạng.
Ban Thường vụ đã tổ chức Đại hội thanh niên tiên tiến toàn tỉnh năm
1995 với sự có mặt của trên 100 đại biểu thanh niên tiên tiến về dự. Nguyễn Du
– Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đến dự và trao phần thưởng cho các
gương thanh niên tiên tiến.
Công tác tập hợp, đoàn kết thanh niên cũng được mở rộng các loại hình
hoạt động thông qua Hội Liên hiệp Thanh niên và Hội Sinh viên nhằm tập hợp
thu hút lực lượng thanh niên. Chỉ tính năm 1996 số chi hội đã tăng 351 chi hội so
với năm 1995, nâng tổng số chi hội, câu lạc bộ lên 634 và 10 Ủy ban Hội cấp
huyện. Hình thức hoạt động của Hội cũng rất phong phú như mít tinh, kỷ niệm,
giao lưu văn hóa… nhân dịp kỷ niệm 40 năm truyền thống Hội Liên hiệp Thanh
niên Việt Nam. Các cấp bộ Hội đã tích cực hưởng ứng cuộc vận động quyên góp
quần áo, chăn màn ủng hộ thanh niên vùng cao Hà Giang (cũ) trị giá ước tính 6
triệu đồng.
Công tác cán bộ, nhất là cán bộ Hội là khâu quan trọng trong công tác xây
dựng tổ chức Hội… Tỉnh Đoàn đã chỉ đạo tổ chức công tác tập huấn nghiệp vụ
cho Đoàn, Hội, Đội một cách thường xuyên, nội dung luôn luôn được cải tiến
cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Chú trọng việc tham quan
thực tế, trao đổi kinh nghiệm giữa các cơ sở. Các cấp bộ Đoàn, Hội trong toàn
tỉnh đã tổ chức được 96 lớp cho 10.572 cán bộ Đoàn, Hội ở cơ sở. Tỉnh Đoàn
cũng đã tổ chức được 5 đợt tập huấn nghiệp vụ cho 920 lượt cán bộ huyện và cơ
sở. Một số huyện tổ chức tập huấn tới Bí thư chi đoàn như Mỹ Văn, Cẩm Bình.
17
Nhiều cơ sở Đoàn và cấp huyện đã tổ chức hội thi cán bộ Đoàn giỏi với nhiều
hình thức phong phú, đa dạng… điển hình như Huyện Đoàn Khoái Châu, Mỹ
Hào, Ân Thi, Phù Cừ, Tiên Lữ… Thông qua thích ứng nhanh với cơ chế mới
đặc biệt trong việc quản lý, tổ chức thực hiện các hoạt động của Đoàn theo các
chương trình, dự án kinh tế - xã hội của Nhà nước. Chính nhờ làm tốt công tác
cán bộ Đoàn không chỉ phục vụ cho công tác và phong trào thanh niên, mà cái
quan trọng hơn là cung cấp cán bộ cốt cán cho Đảng, cho các cơ quan Nhà nước
và đoàn thể khác.
Tóm lại, mặc dù tổ chức Đoàn hoạt động trong điều kiện môi trường hết
sức khó khăn về kinh tế, xã hội phức tạp. Tình hình thế giới với những biến động
không thuận lợi cho Việt Nam. Nhưng công tác xây dựng Đoàn đã có phát triển
ngày càng đi vào chiều sâu, tuổi trẻ Hưng Yên đã có có sự nỗ lực vượt bậc, suy
nghĩ, chủ động sáng tạo vượt qua khó khăn đưa phong trào thanh niên toàn tỉnh
đạt được những thành tích đáng khích lệ, tự hào. Được sự quan tâm và lãnh đạo
của các cấp ủy Đảng, tổ chức Đoàn ngày càng được củng cố, chất lượng đoàn
viên từng bước được nâng cao.
1.1.3. Chủ trương về xây dựng Đoàn Thanh niên của Đảng
Việc bồi dưỡng và phát huy nguồn lực của con người là một trong
những nhân tố quan trọng để phát triển đất nước. Kế thừa những quan điểm,
tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin và Hồ Chí Minh về vai trò của thanh niên
và công tác thanh niên, từ khi ra đời đến nay, Đảng CSVN đã luôn coi trọng
công tác thanh niên là vấn đề có ý nghĩa chiến lược. Với vai trò là người lãnh
đạo, Đảng đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sách để chỉ đạo công tác thanh
niên trong mỗi thời kỳ cách mạng.
Ngày 14 tháng 1 năm 1993, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương
Đảng (khóa VII) ra Nghị quyết số 04/NQ-HNTW “Về công tác thanh niên trong
tình hình hình mới” đã coi “công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là
một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng”. Vì vậy, “vấn đề
18
thanh niên phải đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược phát huy nhân tố và nguồn
nhân lực con người”. Nghị quyết còn đánh giá về vai trò của lực lượng thanh niên,
công tác thanh niên: “Thanh niên là lực lượng xung kích trong sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc. Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước vào thế
kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, cách mạng Việt
Nam có vững bước theo con đường xã hội chủ nghĩa hay không phần lớn tùy thuộc
vào lực lượng thanh niên; vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên” [4,
tr.82]. Nghị quyết khẳng định lòng tin của Đảng và dân tộc đối với thế hệ trẻ, sự
quan tâm chăm lo giáo dục, bồi dưỡng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển,
trưởng thành của thanh niên; đồng thời đề ra phương hướng, nhiệm vụ của công tác
thanh niên, xác định nhiệm vụ của Đoàn và phong trào thanh niên. Hình thành một
lớp thanh niên nam nữ ưu tú, vững vàng về chính trị, kiên định con đường XHCN,
tiêu biểu cho thế hệ trẻ, trở thành những nhà lãnh đạo, quản lý, kinh doanh giỏi;
những chuyên gia xuất sắc trên mọi lĩnh vực hoạt động xã hội, những tri thức uyên
bác chiếm lĩnh đỉnh cao của khoa học, những nghệ sĩ tài năng, những lao động có
tay nghề cao.
Từ sự nhận định đánh giá toàn diện tình hình thanh niên và công tác
Đoàn Thanh niên, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ tư đã xác định
những phương hướng về chính sách thanh niên trong thời kỳ CNH, HĐH đất
nước là:
- Thực hiện chính sách đào tạo, giáo dục bồi dưỡng và tạo điều kiện
cho thanh niên phấn đấu. Hình thành một lớp thanh niên ưu tú, vững vàng về
chính trị, kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, trở thành những nhà lãnh
đạo, quản lý giỏi, những chuyên gia xuất sắc.
- Phát huy lực lượng tiềm năng của thế hệ trẻ giải quyết việc làm, tăng
thu nhập và cải thiện đời sống cho nhân dân là một ưu tiên hàng đầu của Đảng
và Nhà nước.
19