Tải bản đầy đủ (.pdf) (193 trang)

phong trào đấu tranh của công nhân nhà máy dệt nam định tu nam 1930 den nam 1954

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.72 MB, 193 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----------

TRẦN THÙY LINH

PHONG TRÀO ĐẤU TRANH
CỦA CÔNG NHÂN NHÀ MÁY DỆT NAM ĐỊNH
TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1954

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội - 2011


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----------

TRẦN THÙY LINH

PHONG TRÀO ĐẤU TRANH
CỦA CÔNG NHÂN NHÀ MÁY DỆT NAM ĐỊNH
TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1954

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 56

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ



Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS. Hoàng Hồng

Hà Nội - 2011


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 4
1. Lí do .......................................................................................................... 4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 6
3. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu ............................................................. 8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 9
5. Cơ sở lí luận, nguồn tài liệu, phương pháp nghiên cứu ............................... 9
6. Đóng góp của luận văn ............................................................................... 9
7. Bố cục ........................................................................................................ 10
Chương 1: PHONG TRÀO CÔNG NHÂN NHÀ MÁY DỆT NAM
ĐỊNH TRONG THỜI KỲ ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN
(1930 - 1945).................................................................................................. 11
1.1. Sự ra đời nhà máy Dệt Nam Định và phong trào công nhân của
Nhà máy trong những năm vận động thành lập Đảng .................................... 11
1.1.1. Sự ra đời của Nhà máy ......................................................................... 11
1.1.2. Phong trào công nhân Nhà máy trong những năm vận động
thành lập Đảng ............................................................................................... 20
1.2. Phong trào công nhân Nhà máy những năm 1930 - 1935 ......................... 33
1.2.1. Giai đoạn 1930 - 1931 .......................................................................... 33
1.2.2. Giai đoạn 1932 - 1935 .......................................................................... 46
1.3. Phong trào công nhân Nhà máy những năm 1936 - 1939 ......................... 50
1.3.1. Sự phục hồi các tổ chức cộng sản ở Nam Định ..................................... 50
1.3.2. Đấu tranh đòi thi hành luật lao động ..................................................... 52

1.3.3. Đấu tranh đòi lập ái hữu, nghiệp đoàn .................................................. 60
1.4. Phong trào công nhân Nhà máy những năm 1939 - 1945 ......................... 66
1.4.1. Phong trào công nhân trong điều kiện bị địch khủng bố
(1939 - 1943).................................................................................................. 66

1


1.4.2. Công nhân Nhà máy đấu tranh, tiến tới giành chính quyền
(1943 - 1945).................................................................................................. 73
Chương 2: PHONG TRÀO CÔNG NHÂN NHÀ MÁY DỆT NAM
ĐỊNH TRONG THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG
THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954) ................................................................ 76
2.1. Phong trào công nhân Nhà máy giai đoạn từ sau Cách mạng tháng
Tám đến khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ (1945 - 1946) ........................... 76
2.1.1. Những thuận lợi và khó khăn trong tình hình mới ................................ 76
2.1.2. Phong trào công nhân giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám đến
khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ ................................................................ 80
2.2. Phong trào công nhân Nhà máy từ khi kháng chiến toàn quốc bùng
nổ đến năm 1954 ...........................................................................................97
2.2.1. Tình hình đội ngũ công nhân Nhà máy ................................................97
2.2.2. Phong trào công nhân Nhà máy trong điều kiện bị địch tạm chiếm
(1947 - 1954).................................................................................................100
Chương 3: NHẬN XÉT VỀ PHONG TRÀO CÔNG NHÂN NHÀ
MÁY DỆT NAM ĐỊNH TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1954 .......................116
3.1. Phong trào công nhân Nhà máy xuất hiện sớm, góp phần thúc đẩy sự
ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự lãnh đạo của Đảng là yếu tố quyết
định sự phát triển của phong trào công nhân Nhà máy ..................................116
3.2. Phong trào công nhân luôn đi đầu trong cao trào cách mạng của địa
phương với mục đích, quy mô, hình thức, phương pháp đấu tranh phong

phú, phù hợp .................................................................................................118
3.3. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào đấu tranh của công nhân Nhà
máy đã phát huy được vai trò của lực lượng tiên phong, vượt qua khó
khăn, giành được nhữngthành tựu to lớn ............................................ 123
3.4. Phong trào công nhân Nhà máy từ năm 1930 đến năm 1954 đã trải

2


qua nhiều giai đoạn với tính chất, đặc điểm khác nhau ..................................128
KẾT LUẬN ..................................................................................................133
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................136
PHỤ LỤC.....................................................................................................147
Phụ lục 1: Một số hình ảnh của Nhà máy Dệt Nam Định và phong trào
công nhân Nhà máy từ khi thành lập đến năm 1954 ......................................147
Phụ lục 2: Bảng thống kê phong trào đấu tranh của công nhân nhà máy
Dệt Nam Định từ khi thành lập đến năm 1955...............................................168
Phụ lục 3: Truyền đơn kêu gọi công nhân đấu tranh .....................................176
Phụ lục 4: Tổ chức Đảng Cộng sản ở Nam Định (Báo cáo của sở mật
thám Nam Định ngày 3/3/1931) ....................................................................181
Phụ lục 5: Bản dịch đơn ngày 22/5/1939 của công nhân sợi .........................183
Phụ lục 6: Sắc lệnh mật giải tán Đảng Cộng sản Đông Dương của
thực dân Pháp ................................................................................................184
Phụ lục 7: Quy mô phát triển của Nhà máy từ khi thành lập cho đến
năm 1954 ......................................................................................................185
Phụ lục 8: Bảng thống kê số vốn, lãi của Nhà máy và tốc độ phát triển
vốn, mức tăng của lãi qua các năm ................................................................190

3



MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thực tiễn cách mạng Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến nay là bằng chứng
sinh động khẳng định chân lí: sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản là nhân
tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Trong lịch sử lãnh
đạo đấu tranh cách mạng của Đảng ta, từ những năm vận động thành lập Đảng,
lãnh đạo nhân dân giành chính quyền, kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và
công cuộc đổi mới là những thời kỳ thể hiện đậm nét sự trưởng thành của Đảng
ta về tư duy cách mạng, năng lực lãnh đạo, tổ chức. Quá trình này đã để lại
những bài học, kinh nghiệm phong phú, có giá trị to lớn. Đảng khẳng định được
vị thế lãnh đạo cao nhất và duy nhất trên đất nước Việt Nam và trở thành đảng
của dân tộc.
Đặc biệt, dưới sự lãnh đạo của Đảng, giai cấp công nhân trở thành đi
đầu, là lực lượng trung tâm, tập hợp và đoàn kết các giai cấp, tầng lớp khác tạo
nên khối đại đoàn kết toàn dân tộc, sức mạnh để xây dựng đất nước và chiến
thắng mọi kẻ thù. Phong trào công nhân những năm đầu thế kỷ XX là một thực
tế hùng hồn khẳng định chân lý: sự ra đời chính Đảng Cộng sản ở nước thuộc
địa là sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lê nin và phong trào công nhân, phong
trào yêu nước. Sau khi có Đảng, công nhân Việt Nam cùng với các tầng lớp
nhân dân không ngừng đấu tranh giành độc lập, chủ quyền, thống nhất lãnh thổ
và các quyền lợi khác.
Tỉnh Nam Định có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời với vị rí địa
chính trị, địa kinh tế quan trọng của đồng bằng sông Hồng. Đây là vùng đất tập
trung nhiều tiềm năng tự nhiên, xã hội thuận lợi là tiền đề vật chất cho quá trình
phát triển kinh tế. Chính vì vậy, thực dân Pháp trong công cuộc khai thác thuộc
địa đã xây dựng ở Nam Định một cơ cấu các ngành công nghiệp nhẹ, công

4



nghiệp chế biến, công nghiệp phục vụ sản xuất. Sự hình thành cơ cấu các
ngành công nghiệp dưới thời Pháp thuộc đã dẫn đến sự ra đời của đội ngũ
công nhân. Sinh ra trên quê hương giàu truyền thống văn hóa và cách mạng,
lại bị nhiều tầng áp bức, bóc lột của phong kiến, thực dân, công nhân Nam
Định đã hòa cùng với phong trào đấu tranh chung của giai cấp công nhân cả
nước, của dân tộc Việt Nam đứng lên đấu tranh giành quyền sống cho mình.
Phong trào công nhân Việt Nam trong đó có phong trào công nhân Nam
Định xuất hiện sớm và là một trong những tiền đề trực tiếp dẫn đến sự thành lập
Đảng. Nam Định là một trong những trung tâm công nghiệp thời Pháp thuộc và
cũng là một trong những cái nôi của phong trào công nhân Việt Nam. Trong đó,
công nhân nhà máy Dệt ra đời sớm, đóng vai trò là lá cờ đầu, giữ vị trí trung tâm
đấu tranh, đấu tranh trực tiếp đòi quyền lợi về kinh tế, chính trị, thể hiện tình
đoàn kết vô sản. Không chỉ giới hạn trong phạm vi địa phương mà phong trào
công nhân Nhà máy còn có ảnh hưởng sâu rộng, có quan hệ và tác động qua lại
với phong trào đấu tranh cuả các tầng lớp nhân dân khác trong cả nước. Là công
nhân của nhà máy lớn nhất Đông Dương trong ngành sợi, dệt, sinh ra trên quê
hương giàu truyền thống cách mạng và mang trong mình những đặc điểm của
giai cấp công nhân Việt Nam, công nhân Nhà máy đã chứng tỏ được bản chất
anh hùng cách mạng, kiên quyết đấu tranh tạo những tiền đề cho sự ra đời của
Đảng Cộng sản trong thời kỳ vận động thành lập Đảng và chống lại ách xâm
lược của thực dân Pháp những năm sau này. Họ đã viết nên những trang sử vẻ
vang, đạt được những thành tựu đáng tự hào.
Phong trào đấu tranh của công nhân nhà máy Dệt Nam Định từ năm 1930
đến năm 1954 là quá trình đấu tranh lâu dài, gian khổ với nhiều thử thách, hy
sinh, chịu tác động sâu sắc của bối cảnh trong nước và quốc tế chống lại ách
xâm lược về lãnh thổ, bóc lột về kinh tế và đồng hóa về văn hóa của chủ nghĩa
thực dân. Nó khẳng định tính chính nghĩa, tính tiên phong,... trong đấu tranh.

5



Qua đó ta thấy rõ bản chất anh hùng cách mạng của công nhân Nhà máy nói
riêng, công nhân tỉnh Nam Định và giai cấp công nhân Việt Nam nói chung.
Hướng tới mục tiêu xây dựng thành phố Nam Định trở thành trung tâm
của vùng đông nam đồng bằng sông Hồng, việc nghiên cứu phong trào đấu tranh
của công nhân nhà máy Dệt Nam Định trong những năm 1930-1954 góp phần
làm sáng rõ và tôn vinh truyền thống anh hùng cách mạng của nhân dân Thành
phố, khẳng định vai trò lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của Đảng, rút ra những
bài học, kinh nghiệm, đặc điểm của phong trào làm cơ sở cho quá trình xây
dựng và phát triện thành phố trong các giai đoạn tiếp sau. Chính vì những lí do
đó, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Phong trào đấu tranh của công nhân nhà máy
Dệt Nam Định từ năm 1930 đến năm 1954” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp
của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Xuất phát từ vai trò và vị trí của giai cấp công nhân là lực lượng lao động
quan trọng trong sản xuất và là động lực chính của cách mạng Việt Nam, đã có
nhiều tác giả nghiên cứu về lịch sử phong trào công nhân, phòng trào công nhân
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Khi tìm hiểu vấn đề này, chúng
tôi đã nhận thấy có nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử phong trào công nhân
nói chung, phong trào công nhân Nam Định và đặc biệt là phong trào công nhân
của nhà máy Dệt nói riêng.
Trong các tác phẩm nghiên cứu về lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, lịch
sử Đảng bộ Tỉnh có đề cập và phân tích phong trào công nhân dưới sự lãnh đạo
cuả Đảng, chủ trương, cách thức tổ chức, gây cơ sở và lãnh đạo phong trào đấu
tranh của đội ngũ công nhân như trong Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nam Định
(2001), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Nam Định, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Ban
Nghiên cứu lịch sử Đảng ủy Hà Nam Ninh (1954), Sự kiện lịch sử Đảng Hà

6



Nam Ninh; Ban Chấp hành Đảng bộ Công ty Dệt Nam Định (2000), Lịch sử
Đảng bộ Công ty Dệt Nam Định, Nam Định,…
Những tác phẩm về phong trào công nhân cũng hết sức phong phú như
Trần Văn Giàu (1962), Giai cấp công nhân Việt Nam từ Đảng Cộng sản thành
lập đến cách mạng thành công, tập 1, Nxb Sử học, Hà Nội; Trần Văn Giàu
(1963), Giai cấp công nhân Việt Nam từ Đảng Cộng sản thành lập đến cách
mạng thành công, tập 2, Nxb Sử học, Hà Nội; Trần Văn Giàu (1963), Giai cấp
công nhân Việt Nam từ Đảng Cộng sản thành lập đến cách mạng thành công,
tập 3, Nxb Sử học, Hà Nội; Ngô Văn Hòa, Dương Kinh Quốc (1978), Giai cấp
công nhân Việt Nam những năm trước khi thành lập Đảng, Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội. Tỉnh Nam Định nói riêng cũng như các tỉnh khác đều có các tác
phẩm nghiên cứu về lịch sử phong trào công nhân và công đoàn tỉnh.
Nam Định là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, các cấp Đảng bộ chính
quyền và nhân dân thường xuyên quan tâm, đến việc thống kê số liệu, nghiên
cứu tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa,… của tỉnh, làm cở sở cho việc định
hướng và đưa ra các chiến lược phát triển như Tỉnh ủy - Hội đồng nhân dân, Ủy
ban nhân dân tỉnh Nam Định, Nguyễn Quang Ngọc (cb) (2003), Địa chí Nam
Định, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Vũ Ngọc Lý (1997), Thành Nam xưa, Sở
Văn hóa thông tin Nam Định… Các tác phẩm này đã phản ánh phần nào điều
kiện lịch sử tự nhiên, kinh tế xã hội, các tiền đề vật chất và tinh thần tác động
đến sự hình thành và phong trào đấu tranh của công nhân Nam Định nói chung
và công nhân nhà máy Dệt nói riêng.
Trong quá trình thu thập các nguồn tư liệu có liên quan, chúng tôi nhận
thấy có nhiều sách báo (sách báo của đối phương và sách báo cách mạng) phản
ánh những sự kiện đấu tranh của công nhân nhà máy Dệt Nam Định như Đông
Pháp, Việt báo, Thực nghiệp dân báo, Bạn dân, Nhành lúa, Tin tức,…

7



Hồi ký của các đồng chí trực tiếp tham gia gây dựng, tổ chức, lãnh đạo
phong trào như Hồi ký của Nguyễn Cơ Thạch, Hồi ký của Trần Trí Đức,… cũng
có đề cập đến phong trào công nhân Nam Định, sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh
đối với phong trào công nhân trong thời kỳ này.
Các tác phẩm trên phần nào phản ánh trình độ phát triển kinh tế công
nghiệp, chủ trương của Trung ương Đảng, Xứ ủy Bắc kỳ, Đảng bộ tỉnh đối với
phong trào công nhân, công tác dân vận và lịch sử phong trào công nhân thành
phố.
Luận văn “Phong trào đấu tranh của công nhân nhà máy Dệt Nam Định
từ năm 1930 đến năm 1954” sẽ trình bày các chủ trương, biện pháp của Đảng
trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo phong trào công nhân thành phố Nam Định nói
chung và phong trào công nhân nhà máy Dệt nói riêng để có một cái nhìn đầy đủ,
toàn diện hơn về vấn đề này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: phản ánh một cách đầy đủ, toàn diện, có hệ thống, nhiều chiều
quá trình lãnh đạo của Đảng đối với phong trào công nhân qua thực tiễn nhà
máy Dệt Nam Định
Làm rõ lịch sử phát triển của đội ngũ công nhân, phong trào đấu tranh của
công nhân nhà máy từ năm 1930 đến năm 1954
Nhiệm vụ: sưu tầm, tập hợp các tài liệu liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp
đến phong trào đấu tranh của đội ngũ công nhân nhà máy Dệt từ năm 1930 đến
năm 1954, khai thác triệt để các thông tin lịch sử có trong các tài liệu này để
phục vụ đề tài nghiên cứu.
Trình bày rõ vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với phong trào đấu
tranh của công nhân Nhà máy từ năm 1930 đến năm 1954
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

8



Đối tượng nghiên cứu: các phong trào đấu tranh của công nhân nhà máy Dệt
Nam Định dưới sự lãnh đạo của Đảng từ năm 1930 đến năm 1954
Phạm vi nghiên cứu: các hoạt động của công nhân nhà máy Dệt Nam Định
thời kỳ vận động thành lập Đảng, thời kỳ đấu tranh giành chính quyền, thời
kỳ kháng chiến chống Pháp (một số thời điểm mở rộng phạm vi nghiên cứu
đến phong trào công nhân Nam Định nói chung và một số năm trước năm
1930)
5. Cơ sở lí luận, nguồn tài liệu, phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lí luận: quan điểm duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công nhân và
phong trào công nhân.
Nguồn tài liệu:
- Văn kiện Đảng toàn tập, nhà xuất bản Chính trị quốc gia
- Tài liệu khai thác ở phòng Lưu trữ Tỉnh ủy Nam Định, các tủ sách cá
nhân, Bảo tàng nhà máy Dệt Nam Định, Bảo tàng tỉnh Nam Định.
- Hồi ký của một số chiến sĩ cách mạng hoạt động ở Nam Định.
- Các công trình nghiên cứu liên quan đến nội dung của đề tài.
Phương pháp nghiên cứu: trong luận văn, chúng tôi sử dụng chủ yếu phương
pháp logic và phương pháp lịch sử là hai phương pháp chính. Ngoài ra còn sử
dụng các phương pháp cụ thể như thống kê, so sánh, cấu trúc…
6. Đóng góp của luận văn
Về nội dung: luận văn góp phần dựng lại một cách toàn diện, hệ thống
lịch sử đấu tranh của đội ngũ công nhân nhà máy Dệt Nam Định dưới sự lãnh
đạo của Đảng từ năm 1930 đến năm 1954, góp phần vào thắng lợi chung của
dân tộc trong công cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa phong kiến, thực dân vì
độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.

9



Về tư liệu: những nguồn tư liệu thu thập được trong quá trình tìm
hiểu phong trào đấu tranh của công nhân nhà máy trong những năm từ năm
1930 đến 1954 góp phần xây dựng và hoàn thiện hệ thống tư liệu về phong
trào công nhân Nam Định, về chủ trương của Đảng đối với phong trào công
nhân và công vận.
7. Bố cục
Luận văn được chia thành ba chương:
Chương 1: Phong trào công nhân nhà máy Dệt Nam Định trong thời kỳ đấu
tranh giành chính quyền (1930 - 1945).
Chương 2: Phong trào công nhân nhà máy Dệt Nam Định trong thời kỳ kháng
chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954).
Chương 3: Nhận xét về phong trào công nhân nhà máy Dệt Nam Định từ năm
1930 đến năm 1954.
Để hoàn thành luận văn này, chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự quan
tâm, giúp đỡ của các thầy cô giáo khoa Lịch sử, trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, đặc biệt là PGS.TS. Hoàng Hồng.
Chúng tôi cũng chân thành cảm ơn Bảo tàng tỉnh Nam Định, Ban Quản lý Bảo
tàng ngành Dệt - May Việt Nam đã giúp đỡ chúng tôi trong quá trình tìm kiếm
tư liệu. Tuy nhiên, do trình độ nhận thức còn hạn chế, luận văn sẽ không tránh
khỏi những thiếu sót, chúng tôi mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến
với tinh thần cầu thị để hoàn thiện thêm những nhận thức về đề tài trên. Chúng
tôi xin chân thành cảm ơn!

10


Chương 1:
PHONG TRÀO CÔNG NHÂN NHÀ MÁY DỆT NAM ĐỊNH THỜI KỲ

ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN (1930 - 1945)
1.1. Sự ra đời nhà máy Dệt Nam Định và phong trào công nhân của Nhà
máy trong những năm vận động thành lập Đảng
1.1.1. Sự ra đời của Nhà máy
1.1.1.1. Những tiềm năng phát triển kinh tế công nghiệp của Thành Nam
Là vùng đất có truyền thống lịch sử lâu đời, trải qua các thời kỳ, mặc dù
địa giới hành chính của tỉnh có nhiều thay đổi nhưng khu vực thành phố Nam
Định hiện nay, bao giờ cũng giữ vai trò là trung tâm của toàn vùng. Khu vực nội
thành Nam Định từ xưa đã là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế của vùng
nam đồng bằng sông Hồng. Ngày 21 tháng 3 năm 1890, toàn quyền Đông
Dương ra nghị định tách các đơn vị hành chính để thành lập tỉnh mới, Nam Định
là một trong hai mươi chín tỉnh của Bắc Kỳ lúc bấy giờ. Địa giới tỉnh Nam Định
về cơ bản tương đương với hiện nay. Ngày 17 tháng 10 năm 1921, toàn quyền
Đông Dương ra nghị định thành lập thành phố Nam Định, hưởng quy chế của
thành phố cấp III, đứng đầu là công sứ. Địa phận của thành phố nằm trên các
làng Năng Tĩnh, Phù Long, Vị Hoàng, Vị Xuyên, Đông Mạc. Quá trình đô thị
hóa diễn ra với tốc độ nhanh chóng trong những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế
kỷ XX, thành phố Nam Định trở thành một trung tâm công nghiệp lớn của toàn
xứ Đông Dương.
Hệ thống giao thông phát triển với cả đường sắt, đường bộ, đường sông là
điều kiện tiên quyết cho sự hình thành một hệ thống các xí nghiệp, nhà máy sản
xuất công nghiệp, đảm bảo cho quá trình vận chuyển nguyên vật liệu, máy móc
đến nơi sản xuất và cung cấp sản phẩm từ nơi sản xuất đến thị trường tiêu thụ.

11


Để phục vụ cho quá trình khai thác, vơ vét các nguồn lợi của thuộc địa, tư bản
Pháp đã đưa ra kế hoạch xây dựng một tuyến đường sắt xuyên Đông Dương, từ
Bắc đến Nam. Ngày 14 tháng 7 năm 1898, toàn quyền Đông Dương quyết định

một chương trình xây dựng toàn bộ hệ thống đường sắt, trước hết là gấp rút xây
dựng các đoạn quan trọng như Hà Nội - Nam Định, Sài Gòn - Nha Trang. Năm
1903, đường sắt xuyên Đông Dương được khởi công và đến năm 1905, đoạn
đường sắt Hà Nội - Nam Định được hoàn thành. Giao lưu đường sông trên sông
Đào cũng trở nên tấp nập. Thực dân Pháp đặt một tuyến đường sắt dài 2.500 m
từ ga ra bến Đò Chè cho xe lửa vận chuyển hàng hóa. Cảng Nam Định trở thành
cảng sầm uất bậc nhất ở duyên hải Bắc Bộ, chiếm vị trí chiến lược quan trọng về
kinh tế, quốc phòng và là yết hầu của thành Hà Nội. Một số tuyến giao thông
quan trọng nối thành phố Nam Định với các địa phương khác như tuyến từ sông
Hồng ra biển qua cửa Ba Lạt, tuyến kênh Nam Định, kênh Đáy ra biển,… Hệ
thống đường bộ phát triển với các tuyến đường nội thị và các tuyến đường nối
liền thành phố Nam Định với các huyện trong tỉnh và với các tỉnh trong nước.
Cuối thế kỷ XIX, thành phố có 12 phố, đến đầu thế kỷ XX, người Pháp quy
hoạch lại còn 10 phố và 40 đường1. Bên cạnh tuyến đường nội thị là các tuyến
đường bộ nối Nam Định với các vùng kinh tế khác như đường số 1 thuộc địa,
đường 21, đường 10…
Nguồn nguyên liệu tại chỗ giá thấp, nhân công rẻ, khéo léo, kiên trì, và thị
trường tiêu thụ rộng lớn là tiền đề xã hội để hình thành và phát triển các ngành
công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến. Khu vườn Dâu, cồn Chuối xưa người
làng Phù Long trồng dâu chăn tằm, trồng chuối lấy quả. Khi thực dân Pháp
chiếm được thành Nam Định, chúng lợi dụng ngay và thuê người trồng dâu,

1

10 phố là Định Tả, Định Hữu, Định Tân, Định Tiền, Định Trung, Nam Long, Nam An, Nam Mỹ, Nam Xuyên,
40 đường là Đồng Khánh, Nguyễn Hữu Độ, Hà Nội, Bắc Ninh, Ninh Bình, Tuyên Quang, Hưng Yên, Gia Định,
Lào Cai, Phủ Lý, Hòn Gai, Vị Xuyên, Khoái Đồng, Phụ Long, Năng Tĩnh, Phúc Châuu, Đại Pháp, Phố Khách,
Bến Gỗ, Đông An, Chassloup Laubat, Francis Garnier, Lamathe Piquet, Harmand, Champeaux, Richaud, Jules
Jerry, Herri Rivière, Paul Bert, Carreau Rue de France, Rue de Protectorat, Paris, Mirador, Ruyelle de la Foudre


12


chăn tằm, trồng chuối lấy tơ. Năm 1930, diện tích trồng dâu miền Bắc Việt Nam
là 14.000 - 15.000 ha, trong đó, tỉnh Nam Định chiếm 10 %. Bên cạnh nguồn
nguyên liệu trồng tại địa phương, ngành công nghiệp sợi, dệt ở Nam Định phần
lớn tiếp nhận các nguồn nguyên liệu ở các địa phương khác và nguyên liệu nhập
khẩu. Ở trong nước, bông được trồng nhiều ở Thanh Hóa, Nghệ An. Theo thống
kê của Gourou, Nam Định là một trong những tỉnh có mật độ dân cư đông nhất
ở đồng bằng Bắc Bộ. Vào thời điểm này, toàn bộ Bắc Kỳ có 580 làng có trên
5.000 dân thì riêng Nam Định và Thái Bình có 413 làng. Với ngành kinh tế
truyền thống là nông nghiệp trồng lúa nước, trên vùng đất chiêm trũng, lại
thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, mất mùa, bão lũ, nông dân Nam
Định không có đủ việc làm, nhiều người phải bỏ quê đi nơi khác kiếm ăn. Số lao
động dư thừa lớn ở nông thôn là tiền đề xã hội cung cấp nguồn nhân lực cho sự
phát triển ngành công nghiệp sợi, dệt.
Dân số tỉnh Nam Định và dân số cả nước qua các năm, đơn vị nghìn người
Năm

1921

1931

1936

1943

Dân số tỉnh Nam Định

826


1.013

1.056

1.233

15.584

17.702

18.792

22.612

Dân số cả nước

Nguồn: Tổng cục thống kê (2004), Số liệu thống kê Việt Nam thế kỷ XX, NXB Thống kê, Hà Nội.

Thành Nam từ xưa đã nổi tiếng là đất dệt. Các sản phẩm từ nghề dệt là
sản phẩm buôn bán, trao đổi giữa các phường nghề, phố thợ. Nhiều làng vành
đai làm nghề dệt như Quả Linh (Vụ Bản), Nhân Hậu (Hà Nam), Báo Đáp (Nam
Trực), Thịnh Hưng (Mỹ Lộc), Cổ chất, Dịch Diệp, Lạc Quần (Trực Ninh), Quần
Anh (Hải Hậu),… có quan hệ chặt chẽ với các phường nghề, phố nghề. Thành
phố Nam Định là nơi buôn bán các sản phẩm vải sợi, vải lụa nổi tiếng khắp cả
nước và “vải tơ Nam Định” đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng về chất
lượng. Phát triển nghề dệt, sợi trên một vùng đất có truyền thống dệt vải thủ
công lâu đời, thực dân Pháp tận dụng được những lợi thế như nguồn nhân lực
sẵn có am hiểu về nghề dệt, sợi, thị trường tiêu thụ sợi cho các làng nghề dệt vải.


13


1.1.1.2. Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Nam Định
Trước hết, cần phải khẳng định rằng, sự thâm nhập của thực dân Pháp vào
kinh tế Đông Dương không hướng đến phục vụ lợi ích của nhân dân bản xứ như
lời giới tư sản, thực dân thường rêu rao là “khai hóa thuộc địa, khai hóa văn
minh” mà chỉ vì lợi ích thiết thân, trực tiếp của người Pháp. Kết quả là ở thuộc
địa hình thành một nền công nghiệp què quặt, non yếu, đan xen giữa phương
thức bóc lột tư bản chủ nghĩa và phương thức bóc lột phong kiến, “một sự sắp
xếp hỗn loạn, rời rạc hoàn toàn không thành hệ thống, đối lập với lợi ích của
nhân dân và dân tộc Việt Nam” [58, tr 207]. Các ngành công nghiệp mà thực
dân Pháp xây dựng ở Đông Dương xuất phát từ ưu thế về tài nguyên, nguồn
nhân lực trên cơ sở so sánh với nhu cầu của thị trường, thuộc địa Đông Dương
phải dành riêng cho thị trường Pháp một cách triệt để. Sự phát triển sản xuất chỉ
giới hạn trong phạm vi bổ sung cho công nghiệp chính quốc mà không làm tổn
hại đến công nghiệp của chính quốc và đáp ứng các nhu cầu hàng hóa của thuộc
địa đang phải nhập khẩu từ nước khác. Bản chất cuộc quá trình khai thác thuộc
địa là “làm cho Đông Dương thành một xứ phụ thuộc vào nền kinh tế của chúng
nó vì vậy nên nó chỉ cho phát triển công nghệ gì làm ở Đông Dương có lợi cho
nó hơn là làm ở Pháp thôi. Sự khai khẩn nguyên liệu không phải cốt để làm cho
xứ Đông Dương phát triển kinh tế một cách độc lập, mà cốt làm cho công nghệ
Pháp khỏi phải phụ thuộc vào các đế quốc khác” [47, tr 37].
Khát vọng thu được những nguồn lợi khổng lồ ở một xứ giàu có tài
nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực, sau khi hoàn thành công cuộc xâm chiếm
thuộc địa, thực dân Pháp bắt tay vào quá trình khai thác thuộc địa Đông Dương.
Năm 1897, toàn quyền Đông Dương Paul Doumer đã đưa ra chương trình hành
động xây dựng cho Đông Dương một thiết bị kinh tế to lớn, một hệ thống đường
sắt, đường xá, sông đào, bến cảng. Quá trình khai thác thuộc địa của thực dân
Pháp đã tác động sâu sắc đến tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội ở


14


Nam Định, “sự ra đời và phát triển của các thành phần kinh tế mới có tính
chất tư bản chủ nghĩa đã tác động mạnh tới cơ cấu kinh tế truyền thống, làm
thu hẹp và biến dạng các quan hệ kinh tế cũ, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển
biến cơ cấu xã hội cổ truyền, hướng nó vào quỹ đạo phát triển mới” [74, tr
108].
1.1.1.3. Cơ cấu các nhà máy công nghiệp hình thành ở thành phố Nam Định
dưới thời Pháp thuộc
Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở thành phố Nam Định
đã tác động và dẫn đến sự ra đời của các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp. Đây là
các ngành công nghiệp nhẹ, thuộc nhóm hàng tiêu dùng yêu cầu ít vốn đầu tư,
thu lợi nhanh, tận dụng được nguồn tài nguyên sẵn có, nguồn lao động rẻ mạt,
dồi dào của địa phương và có thị trường tiêu thụ rộng lớn như sản xuất vải, sợi,
chăn, chiếu, nấu rượu,…
Nhà máy đầu tiên được xây dựng là nhà máy Tơ. Nhận thấy Nam Định
nằm trong vùng tơ tằm lớn, các công ty tư bản Pháp đã đầu tư xây dựng nhà
xưởng, máy móc để sản xuất. Hoạt động chính của nhà máy Tơ trong thời kỳ
này là sản xuất sợi, dệt xe tơ, nhuộm, buôn bán tơ, nhập khẩu và xuất khẩu
các mặt hàng tơ sống, tơ chế biến, tơ phế phẩm, tơ nõn, lụa, cơ rếp, sa tanh,
tuyn, chiếu, dừa cói.
Nhà máy Rượu Nam Định được xây dựng năm 1894 dưới chính sách thiết
lập chế độ độc quyền nấu và bán rượu, không cho nấu rượu tự do và quy định
mức tiêu thụ rượu đối với dân bản xứ ngày càng tăng. Trung bình sản lượng mỗi
năm của nhà máy đạt ba triệu lít, tương đương với 8.000 tấn gạo. Nhờ thu mua
gạo trong nước với giá rẻ, bóc lột nhân công, sản xuất bằng máy và bán giá độc
quyền, nhà máy đã thu về số lợi nhuận rất lớn.
Nhà máy Chai cũng được xây dựng để sản xuất chai, lọ đựng sản phẩm

của nhà máy Rượu. Sản phẩm chủ yếu là chai đựng rượu và các hàng thuỷ tinh

15


dân dụng khác. Nhà máy có khoảng 100 công nhân làm việc, trong đó phần lớn
là phụ nữ và trẻ em.
Nhà máy Điện được xây dựng ở Nam Định năm 1913, hoàn thành một
động cơ năm 1917, đến năm 1927 đã có ba động cơ sản xuất được 1 triệu kw.
Năm 1929, nhà máy lắp xong động cơ thứ 4 và chuyển cho dân dụng. Đến năm
1933, có trên 1.000 người dân thành phố đã đăng ký dùng điện gia đình.
Năm 1923, ở Nam Định, nhà máy Nước và hệ thống cung cấp nước được
khởi công xây dựng. Đến năm 1929, nhà máy đi vào hoạt động và có khả năng
cung cấp 3.000 m3 nước một ngày. Đường ống ngầm dài 24 km, có 45 vòi cung
cấp nước sách cho người dân. Số lượng nước tiêu thụ mùa lành là 1.800 m3/ngày,
mùa nóng là 2.400 m3/ngày.
Năm 1923, chi nhánh công ty Thương mại Á châu tại Nam Định mở các
xưởng thủ công để dệt chiếu, thảm len, thảm dừa, thảm long dê, gia công và thu
mua các mặt hàng chiếu, cói.
Năm 1927, nhà máy Chăn Macoto ra đời. Sau đó bị phá sản năm 1933 do
cạnh tranh quyết liệt và khủng hoảng kinh tế.
Năm 1930, công ty Vật liệu xây dựng của Lu-zet có ba xưởng gạch, ngói,
làm cửa. Các xưởng này nằm sát bờ sông gần nhà máy Rượu, máy Chai. Nhà
máy sản xuất gạch xây, ngói lợp, gạch hoa, làm các loại ban công, ô văng, song
cửa bằng xi măng và đất nung. Xưởng cưa chuyên xẻ gỗ, làm cầu phong, lito,
khung cửa, cánh cửa,…
Bên cạnh các nhà máy, xưởng sản xuất của các chủ tư sản Pháp, còn có
các cơ sở sản xuất của tư sản Hoa kiều, người Việt như hãng vận tải tàu khách
của Bạch Thái Bưởi, xưởng cơ khí của Nguyễn Thế Môn, Nguyễn Văn Viễn,
nhà in của Trương Phát Nam Việt, Mỹ Thăng, xưởng dệt đũi của Vũ Tư Cầu và

Đặng Vũ Tiêu, xưởng ô tô của Lê Trường Xuân, Nguyễn Công Thơm.

16


Như vậy, dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa của thực dân
Pháp, đầu thế kỷ XX, ở Nam Định đã xuất hiện một số các nhà máy, xí nghiệp
công nghiệp với quy mô phát triển khác nhau. Thành phố Nam Định trở thành
thành phố lớn thứ ba ở miền Bắc và là trung tâm công nghiệp có vị trí quan
trọng. Tuy nhiên, trình độ kỹ thuật trong các nhà máy chỉ hiện đại hơn so với
tính chất sản xuất ở các xưởng thủ công.
1.1.1.4. Sự ra đời của nhà máy Dệt Nam Định
Nhà máy Sợi là tên gọi của nhà máy Dệt Nam Định trong thời kỳ Pháp
thuộc. Trước hết cần phải khẳng định, sự ra đời của Nhà máy nằm trong chính
sách khai thác thuộc địa chung của thực dân Pháp ở Đông Dương. Lựa chọn
thành phố Nam Định để xây dựng xưởng sản xuất sợi, dệt, chăn,… là sự tính
toán có kế hoạch của chủ nghĩa thực dân trên cơ sở những lợi thế so sánh của địa
phương này với những nơi khác, “nghề dệt ở đây quả thực chiếm vị trí hàng đầu
trong số những công nghệ khiến ta phải lưu ý”. Thực tế đã chứng minh, đây là
một thành công lớn trong công cuộc khai thác thuộc địa của chủ nghĩa thực dân.
Nhờ tận dụng các nguồn lực về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở xã hội,
lao động, thị trường tiêu thụ, hệ thống giao thông thuận lợi và bóc lột tối đa sức
sản xuất của nguồn nhân công dồi dào, không cần công nghệ sản xuất hiện đại
cũng như lượng tư bản đầu tư thấp hơn các ngành kinh tế khác, từ quy mô nhỏ
lúc ban đầu, Nhà máy đã trở thành trung tâm sản xuất sợi, dệt lớn nhất Đông
Dương thời Pháp thuộc, là một trong những trung tâm công nghiệp lớn và quan
trọng ở Bắc Kỳ và đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ cho chủ tư sản.
Cơ sở đầu tiên của Nhà máy là một xưởng sản xuất sợi nhỏ của tư sản
Hoa kiều. Năm 1889, Bá Chín Hội đã thành lập một xưởng kéo sợi thủ công nhỏ
với chín máy kéo sợi và gần 100 công nhân. Bằng những thủ đoạn, tư sản Pháp

đã dần loại bỏ quyền sở hữu của tư sản Hoa kiều, và biến đây trở thành cơ sở
sản xuất độc quyền của người Pháp. Trên cơ sở phân tích, tìm hiểu các đặc điểm
kinh tế, xã hội, thực dân Pháp bắt đầu công cuộc xây dựng và triển khai nhà máy

17


sản xuất sợi, dệt theo quy mô và dây chuyền công nghiệp. Tháng 8 năm 1900,
công ty Bông Bắc Kỳ được thành lập, chuyên kinh doanh các ngành có liên quan
trực tiếp hay gián tiếp đến kỹ nghệ dệt, đặc biệt là ở Bắc Kỳ, đóng trụ sở ở Nam
Định. Thành lập Nhà máy ở Nam Định, mục đích của các nhà tư bản Pháp là lấy
sản phẩm địa phương thay thế cho sợi Bombay, nắm độc quyền thị trường sợi
Đông Dương, bổ sung cho công nghiệp sợi ở chính quốc, cung cấp nguyên liệu
cho sản xuất tại chỗ, cạnh tranh với nghề thủ công của người Việt Nam. Là một
nhà máy sản xuất liên hợp nên quá trình sản xuất của nhà máy là một quá trình
sản xuất dây chuyền gồm sợi, dệt, nhuộm,… và bao gồm nhiều khâu có quan hệ
mật thiết tới nhau như các loại máy ống, lờ,… Máy móc, thiết bị phần lớn nhập
khẩu từ Pháp, Đức. Nguyên liệu bông chủ yếu của Bắc Trung Kỳ, Nam Trung
Kỳ, Bắc Kỳ, Campuchia và nhập khẩu từ Mỹ, Ấn Độ, Ai Cập, Tây Phi. Hệ
thống dây chuyền máy móc sản xuất của Nhà máy có thể nói là hiện đại hơn so
với các xưởng thủ công, tuy nhiên, sự áp dụng kỹ thuật tiến bộ chỉ giới hạn
trong một chừng mực nhất định. Thay vào đó, chủ tư sản tìm cách bóc lột triệt
để sức lao động của công nhân. Với hình thức này, không cần bỏ ra nhiều tư bản,
nhưng tư sản Pháp cấu kết với chính quyền thực dân vẫn thu được những nguồn
lợi khổng lồ.
Để xây dựng Nhà máy, tư sản Pháp bắt tay với chính quyền thuộc địa
chiếm đoạt đất sản xuất của nông dân các làng Năng Tĩnh, Mỹ Trọng hoặc đền
bù với giá rất thấp. Bằng nhiều thủ đoạn, phá lúa chiếm đất, mua bán, trao đổi
theo hướng có lợi nên diện tích Nhà máy không ngừng được mở rộng. Người
nông dân vốn đã ít tư liệu sản xuất nay bị cướp đất trở thành những người vô sản.

Ngày 29 tháng 6 năm 1925, chủ Nhà máy khẳng định:“mua thật nhiều đất bất
cứ chỗ nào” và chủ trương chung về việc đổi đất của nhà máy lấy đất của thành
phố sao cho có lợi về giá và diện tích. Diện tích Nhà máy ngày một lớn, cho đến
năm 1928, diện tích là 230.000 m2, năm 1941 đã chiếm 339.581,41 m2 đất,

18


chiếm 3/4 diện tích đất của làng Năng Tĩnh và 1/6 đất nội thành. Nhà máy được
xây dựng và mở rộng trên một khu đất lớn phía tây nam thành phố, tập trung
nhiều đầu mối giao thông lớn của tỉnh như đường quốc lộ 10, 21, 55,..., trục
đường chính của thành phố đi giữa trung tâm Nhà máy, cách ga đường sắt 500
m về phía tây, cách sông Đào (cảng) 200 m về phía nam. Nguồn lợi nhuận thu
được ngày càng lớn khiến cho giới chủ tư sản không ngừng đầu tư, mở rộng sản
xuất nhằm tăng cường bóc lột giá trị thặng dư ngày càng nhiều. Về mặt hành
chính, Nhà máy có một hệ thống quản lý khá đồ sộ. Ông Dupré là giám đốc, trực
tiếp nắm quyền quản lý và chỉ đạo sản xuất nhưng thường xuyên vắng mặt nên
trực tiếp trông coi Nhà máy là Marchand, làm việc dưới quyền Dupré. Nhà máy
xây dựng và duy trì một đội ngũ đốc công, cai ký có nhiệm vụ trông coi, đốc
thúc thợ làm việc và đội ngũ canh gác khá đông. Với tốc độ phát triển nhanh,
Nhà máy đã trở thành nhà máy lớn nhất Đông Dương lúc bấy giờ với vai trò hết
sức quan trọng trong hệ thống các ngành kinh tế, tạo ra những biến đổi to lớn
trong cơ cấu kinh tế xã hội của vùng đông nam đồng bằng sông Hồng.
Cơ cấu các phân xưởng
Nhà máy

Xưởng
Sợi A

Xưởng

Sợi

Xưởng
Cơ khí

Xưởng
Sợi B

Xưởng
Sợi C

Xưởng
Nhuộm

Xưởng
Chăn

Nhà máy
Điện

Xưởng Dệt

Kho, bộ
phận hành
chính

Xưởng Dệt

Xưởng Dệt


Xưởng Dệt

A

B

C

1.1.2. Phong trào công nhân Nhà máy trong thời kỳ vận động thành lập Đảng
1.1.2.1. Đội ngũ công nhân Nhà máy ra đời

19


Cùng với sự hình thành cơ cấu kinh tế công nghiệp, đội ngũ công nhân
tỉnh Nam Định đã ra đời, trong đó, những người công nhân sợi, dệt chiếm đa
số. Công nhân Nhà máy gồm các bộ phận: thợ đứng máy sợi, thợ đứng máy
dệt, thợ đứng máy lờ, thợ nề, thợ nhuộm, thợ cơ khí, thợ điện… dần phát triển
về số lượng và chất lượng, trở thành lực lượng nòng cốt và đứng lên lãnh đạo
phong trào đấu tranh của đội ngũ công nhân Thành Nam nói riêng, công nhân
tỉnh Nam Định nói chung.
Đội ngũ công nhân Nhà máy có nguồn gốc từ những người nông dân, nạn
nhân của chính sách bần cùng hóa nông thôn và những người thợ thủ công bị
chính sách cạnh tranh khốc liệt của thực dân Pháp làm cho phá sản. Họ buộc
phải đi đến các nhà máy, xí nghiệp làm thuê cho các chủ tư bản. Khi các nhà
máy Tơ, nhà máy Sợi đưa ra yết thị tuyển thợ thì “những vùng lân cận Nam
Định như Mỹ Lộc, Bình Lục, Nam Trực, Lý Nhân, Vụ Bản, từng đoàn người đổ
về nhà máy” [75, tr 15]. Với một đặc điểm chung là hết sức nghèo đói, cơ cực,
họ gia nhập vào hàng ngũ vô sản, sống dưới thân phận người công nhân trong xã
hội thuộc địa, nhưng cuộc sống khổ cực thì vẫn thế, chỉ là chuyển từ thân phận

nô lệ ở nông thôn sang thân phận nô lệ trong nhà máy. Một bộ phận nông dân
lúc nông nhàn vào các nhà máy làm việc vài tháng trong năm hay công nhân thất
nghiệp, không có việc làm phải trở về quê làm nông nghiệp. Ranh giới giữa
công nhân và nông dân không tách bạch vì “cơ cấu kinh tế què quặt, mất cân đối
và sự chuyển biến quá chậm, do đó, dẫn tới sự phân hóa thiếu triệt để cơ cấu
giai cấp xã hội.” [74, tr 148]. Người công nhân làm việc trong nhà máy nhưng
sống cùng gia đình ở thôn quê. Xuất phát từ tình cảm gắn bó tự nhiên đó nên
mối liên minh công nông được hình thành tự nhiên và bền chặt. Việc tuyên
truyền giác ngộ đấu tranh trong giai cấp công nhân có ảnh hưởng cả đến giai cấp
nông dân và các tầng lớp nhân dân khác. Nhiều người xuất thân từ nông dân, đi
làm công nhân, hoạt động cách mạng trong nhà máy và tuyên truyền giác ngộ

20


cách mạng trong gia đình, dòng họ. Một bộ phận công nhân của Nhà máy sống
trong khu nhà lá, điều kiện sống tập trung giúp cho đội ngũ này dễ thông cảm,
đoàn kết, giác ngộ, dễ tập hợp và thống nhất hành động.
Thời gian làm việc là 14 tiếng một ngày, đến năm 1925, do áp lực đấu
tranh của công nhân, giảm xuống còn 12 tiếng một ngày không có giờ giải lao
và giờ ăn cơm. Người công nhân phải vừa làm việc, vừa ăn vụng trộm, nếu bị
cai ký bắt được thì bị đánh đập, phạt tiền. Bên cạnh cách tính công theo ngày,
chủ Nhà máy đưa ra hình thức khoán với mức khoán rất nặng, người công nhân
phải cố gắng hết sức mới hoàn thành để được nhận lương, nhưng nếu công nhân
vượt khoán thì chúng lại hạ giá khoán xuống. Chủ Nhà máy thường xuyên tăng
giờ làm, giảm tiền lương, trả lương chậm, người công nhân lao động hết sức vất
vả nhưng chỉ được nhận đồng lương chết đói, “ở đây nhân công rẻ lắm, hầu như
không có giá cả gì hết” [2, tr 18]. Trong cơ cấu lao động, phụ nữ, trẻ em chiếm tỉ
lệ khá cao. Đây là nguồn nhân công rẻ mạt, dễ bảo, có năng suất lao động cao,
kiên nhẫn, thích hợp với nghề sợi, vải. Lương của phụ nữ và trẻ em luôn thấp

hơn so với lương của công nhân nam cùng làm công việc có tính chất giống
nhau, cường độ lao động và thời gian như nhau. Trẻ em từ 9 tuổi đến 10 tuổi
phải làm những công việc như của người lớn. Thợ học nghề không được trả
lương trong ba tháng đầu, sau đó phải đút tiền cho cai ký để trở thành thợ chính
thức. Tiền lương thực tế mà công nhân được hưởng còn thấp hơn nhiều so với
tiền lương danh nghĩa vì bị ăn chặn, cúp phạt. Ở Nhà máy quy định mười chín
khoản phạt vào lương. Không chỉ bị bóc lột về thể xác, họ còn bị trói buộc về
tinh thần. Sống cuộc sống quá khổ cực, công nhân Nhà máy - tiêu biểu cho đội
ngũ công nhân Nam Định khát khao được ánh sáng của cách mạng soi rọi, chỉ ra
con đường đấu tranh đúng đắn. Ở xứ thuộc địa, “bị khuất phục bằng vũ lực, bắt
buộc phải chịu đựng bao nhiêu điều nhục nhã, bị áp bức, bóc lột, dân Đông

21


Dương không thể ngồi yên mà không phá gông xiềng của đế quốc thực dân
Pháp” [78, tr 16].
Công nhân Nhà máy được kế thừa truyền thống của quê hương yêu nước,
giàu truyền thống văn hóa, nhân văn, trình độ dân trí cao. Con người Nam Định
ham học hỏi, ham hiểu biết, có truyền thống học hành, khoa bảng, nhiều người
đỗ đạt, thành tài. Hơn nữa, với vị trí là trung tâm, điều kiện đi lại, thông thương
dễ dàng, những tư tưởng, trào lưu tiến bộ đã đến được với người dân Nam Định.
Là công nhân trong một nhà máy công nghiệp sợi, dệt lớn nhất Đông Dương,
trung tâm kinh tế lớn thứ ba ở Bắc Kỳ sau Hà Nội và Hải Phòng, với điều kiện
sản xuất tập trung, các khâu sản xuất chuyên môn hóa và quan hệ mật thiết với
nhau, đội ngũ công nhân là lực lượng sản xuất tiên tiến nhất trong xã hội, tiếp
thu kỹ thuật sản xuất hiện đại, đại diện cho phương thức sản xuất mới. Là một
bộ phận của giai cấp công nhân thế giới, họ đã tiếp nhận các học thuyết cách
mạng vô sản, trở thành lá cờ đầu, là lực lượng nòng cốt và đảm bảo cho sự thành
công của cách mạng vô sản.

Như vậy, đội ngũ công nhân Nhà máy vừa có những đặc điểm chung của
giai cấp vô sản thế giới, vừa có những đặc điểm riêng của giai cấp vô sản thuộc
địa. Dưới ách thống trị và bóc lột của chủ nghĩa thực dân, phong kiến, họ đã
đứng lên đấu tranh từ tự phát đến tự giác, giành quyền sống cho mình và các
tầng lớp nhân dân trong xã hội, qua đó, khẳng định được bản chất anh hùng cách
mạng, tính tiên phong và triệt để trong tranh đấu.
1.1.2.2. Phong trào đấu tranh của công nhân Nhà máy trong thời kỳ vận động
thành lập Đảng
Có áp bức, có đấu tranh, đó là quy luật muôn đời của cuộc sống. Sự phản
kháng của công nhân Nhà máy có lúc là những lời than thở khi cảnh sống khốn
cùng mà chưa tìm được lối thoát:
“Lương hàng tháng chi tiêu chẳng đủ
Hết nợ nần, gạo lứa quanh năm
Trăng kia còn có đêm rằm

22


Thấu chăng kiếp thợ tối tăm suốt đời”2
Những vần thơ như tiếng thở dài phản ánh chân thực đời sống của người
công nhân nhà máy, dù lao động cực khổ nhưng vẫn nghèo đói, túng thiếu quanh
năm, bị đánh đập, không biết sống chết lúc nào. Câu thơ phản ánh sự bất lực, vô
vọng của họ khi sống cuộc đời tối tăm, cực khổ. Từ đó xuất hiện những bài thơ
kêu gọi đấu tranh:
“Anh em hỡi, thân ta ta liệu
Cố gắng lên tự cứu lấy mình
Biết bao nhiêu sự bất bình
Ra tay tự phá tan tành một phen…”3
Thơ ca đã bộc lộ tâm tư nguyện vọng của người công nhân một cách chân
thực, gần gũi, sâu sắc và trở thành một thứ vũ khí thôi thúc tinh thần đấu tranh

của công nhân. Họ nhận thức được rằng, phải tự mình đứng lên đấu tranh chống
lại sự đàn áp, bóc lột, tự cứu lấy cuộc đời của chính bản thân mình chứ không
phải trông chờ vào thế lực siêu nhiên hay những thế lực phong kiến, tư sản mang
đến.
Những hành động tranh đấu, phản kháng đầu tiên của người công nhân
Nhà máy là những hành động mang tính chất cá nhân, tự phát, lẻ tẻ, như lợi
dụng lúc cai, ký, đốc công vắng mặt, công nhân tự động đóng máy ngồi nghỉ hay
bố trí một bộ phận gác để anh em được nghỉ ngơi, đón đánh những tên cai, ký đã
đánh đập, cúp phạt, ức hiếp mình, nhằm những lúc mất điện để đánh những tên
đốc công đang sục xạo trong buồng máy. Các trận đánh cai, ký xuất hiện vào
những năm 1920, 1921, 1922, 1923, 1924,… lôi cuốn được nhiều người tham
gia. Tuy nhiên, tất cả những hành động đấu tranh riêng lẻ, tự phát của công nhân
Nhà máy chống lại giới chủ đều không mang lại kết quả. Vì nếu ngồi nghỉ
2

3

Tài liệu lưu ở Bảo tàng Nhà máy
Tài liệu lưu ở Bảo tàng Nhà máy

23


×