Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

sự ra đời của các chi bộ đảng ở quảng ninh trong thời kỳ vận động thành lập đảng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 142 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

---------LÊ THỊ HỒNG THUẬN

SỰ RA ĐỜI CỦA CÁC CHI BỘ ĐẢNG
Ở QUẢNG NINH TRONG THỜI KỲ
VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP ĐẢNG
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LỊCH SỬ ĐẢNG

Hà Nội, 2008


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

---------LÊ THỊ HỒNG THUẬN

SỰ RA ĐỜI CỦA CÁC CHI BỘ ĐẢNG
Ở QUẢNG NINH TRONG THỜI KỲ VẬN ĐỘNG
THÀNH LẬP ĐẢNG
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng
Mã số: 602256

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LỊCH SỬ ĐẢNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS TRÌNH MƯU

Hà Nội, 2008



MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
MỤC LỤC…………………………………………………………………….1
Lời cam đoan………………………………………………………………….4
Lời cảm ơn…………………………………………………………………….5
MỞ ĐẦU……………………………………………………………………...6
1.

Lý do chọn đề tài ................................................................................... 4

2.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề. ................................................................... 5

3.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. ...................................................... 9

4.

Đối tượng, phạm vi, giới hạn nghiên cứu của đề tài. ............................ 9

5.

Cơ sở tư liệu và phương pháp nghiên cứu. ......................................... 10

6.

Đóng góp của luận văn........................................................................ 11


7.

Kết cấu luận văn. ................................................................................. 11

Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ TỰ NHIÊN, CON NGƯỜI, LỊCH SỬ QUẢNG
NINH………………………………………………………………………... 12
1.1. Đặc điểm tự nhiên và nhân văn của Quảng Ninh. .............................. 12
1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên…………………………………. 12
1.1.2. Địa nhân văn……………………………………………………..15
1.1.3. Địa chính trị, lịch sử…………………………………………… 18
1.2. Lịch sử tỉnh Quảng Ninh từ khi Pháp xâm lược và khai thác thuộc
địa………………………………………………………………………… 23
1.2.1. Quá trình thực dân Pháp xâm lược và khai thác Quảng Ninh…... 23
1.2.2. Sự ra đời và phát triển của giai cấp công nhân Quảng Ninh……. 33
Chương 2: QUÁ TRÌNH RA ĐỜI CỦA CÁC CHI BỘ Ở QUẢNG NINH
TRONG THỜI KỲ VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT
NAM…………………………………………………………………………38

1


2.1. Sự phát triển của phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở
Quảng Ninh trước ngày thành lập Đảng. ..................................................... 38
2.2. Quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Khu Mỏ (1928 –
1929)……………………………………. ................................................... 44
2.2.1. Điều kiện lịch sử…………………………………………………44
2.2.2. Phong trào “Vô sản hoá” và sự chuyển biến của phong trào công
nhân Quảng Ninh sau khi được truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin……. 46
2.3. Sự ra đời các chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam ở khu mỏ và phong trào

cách mạng Quảng Ninh giai đoạn 1930 – 1931 dưới sự lãnh đạo của
Đảng……………. ........................................................................................ 51
2.3.1. Các chi bộ của các tổ chức cộng sản được thành lập và sự chuyển
biến của phong trào công nhân ở khu mỏ năm 1929………………….. 51
2.3.2. Các chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập ở Quảng
Ninh năm 1930........................................................................................ 57
Chương 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ QUÁ TRÌNH RA ĐỜI CỦA CÁC
CHI BỘ Ở QUẢNG NINH TRONG THỜI KỲ VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM……………………………………..

70

3.1. Đặc điểm của quá trình vận động thành lập các chi bộ Đảng cộng sản
Việt Nam ở khu mỏ Quảng Ninh. ................................................................ 70
3.1.1. Quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin chủ yếu thông qua các
trí thức trực tiếp đi “vô sản hoá”………………………………………. 70
3.1.2. Quá trình tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin chủ yếu là đội ngũ công
nhân……………………………………………………………………. 83
3.1.3. Phong trào công nhân với phong trào yêu nước ở vùng mỏ Quảng
Ninh hoà làm một……………………………………………………… 87
3.2. Một số kinh nghiệm bước đầu rút ra từ việc truyền bá chủ nghĩa MácLênin vào giai cấp công nhân ở Khu mỏ. .................................................... 92
3.2.1. Về hình thức truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin…………………...92

2


3.2.2. Về xây dựng tổ chức quần chúng trong tiếp thu chủ nghĩa Mác –
Lênin và đấu tranh cách mạng………………………………………...103
3.2.3. Thành lập các chi bộ cộng sản thông qua lãnh đạo đấu tranh trực
tiếp......................................................................................................... 105

KẾT LUẬN………………………………………………………………... 112
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
PHỤ LỤC 3

3


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xét trong chiều dài lịch sử dân tộc, sự ra đời của Đảng cộng sản Việt
Nam là một bước ngoặt vĩ đại, mở ra một giai đoạn lịch sử mới với những
thắng lợi vẻ vang trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giành độc lập, thống
nhất nước nhà và hiện nay là công cuộc đổi mới toàn diện, công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước, quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Khác với quy luật hình thành Đảng cộng sản chung của thế giới là sự
kết hợp của hai yếu tố chủ nghĩa Mác – Lênin và phong trào công nhân, quá
trình vận động thành lập Đảng cộng sản Việt Nam là sự kết hợp của ba yếu tố
(chủ nghĩa Mác - Lênin, phong trào công nhân, phong trào yêu nước) do
những đặc điểm của một nước thuộc địa quy định. Sự kết hợp đó đã thể hiện
rất tiêu biểu ở Quảng Ninh: Lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin được truyền bá
vào giai cấp công nhân, làm cho phong trào của giai cấp công nhân phát triển
từ tự phát lên tự giác, kết hợp với phong trào yêu nước đưa đến sự ra đời của
các chi bộ cộng sản.
Quảng Ninh là một trong những cái nôi của phong trào công nhân ở
Việt Nam, là một trong những nơi tập trung nhiều công nhân nhất nên Đảng
ta đã chủ trương đưa cán bộ về đây “vô sản hoá”. Vì ở một nước với hơn 90%
dân số làm nông nghiệp như nước ta, công nghiệp nhỏ bé lại bị thực dân Pháp
nắm giữ thì cần phải “vô sản hoá”, để các cán bộ đi sâu vào thực tế đời sống

của giai cấp cần lao, cùng ăn, ở, làm việc với anh em công nhân, để hiểu được
cuộc sống khổ cực của họ thì mới có thể tuyên truyền, kêu gọi anh em đấu
tranh. Qua thực tế hoạt động như vậy cũng là trường học cách mạng, rèn

4


luyện các cán bộ lãnh đạo cho Đảng như đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Hoàng
Quốc Việt, Nguyễn Đức Cảnh…
Quảng Ninh là tỉnh có công nghiệp than phát triển, là một trong những
nơi đông công nhân nhất cả nước và ở đây tính chất của giai cấp công nhân đã
được thể hiện rất rõ trong suốt quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc cũng
như kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Ngày nay, trong sự
nghiệp đổi mới của toàn Đảng toàn dân ta, nhất là từ sau khi Liên Xô, Đông
Âu sụp đổ, có một số quan điểm cho rằng Đảng không phải là Đảng của giai
cấp công nhân thậm chí là ở Việt Nam chưa có giai cấp công nhân một cách
đúng nghĩa, mục đích là để phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng. Vì vậy, khi
nghiên cứu đề tài này, tác giả mong muốn được góp phần nhỏ bé của mình đề
làm rõ bản chất giai cấp công nhân của Đảng ở một vùng công nghiệp phát
triển như Quảng Ninh.
Cuối cùng để góp phần khẳng định, đóng góp vào công tác nghiên cứu
lịch sử đảng bộ tỉnh Quảng Ninh nói riêng và lịch sử Đảng cộng sản Việt
Nam nói chung.
Chính từ những lý do trên, tôi khẳng định sẽ làm đề tài này với tên gọi
“Sự ra đời của các chi bộ Đảng ở Quảng Ninh trong thời kỳ vận động
thành lập Đảng”
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Quảng Ninh là một trong những vùng đất giàu truyền thống lịch sử, vì
vậy từ thời dựng nước cho đến nay nhất là lịch sử giai đoạn trước khi Đảng
cộng sản Việt Nam ra đời đã được nghiên cứu khá công phu.

Ngoài các tài liệu chung như Văn kiện Đảng toàn tập, Hồ Chí Minh
toàn tập, Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, Đại cương lịch sử Việt Nam… thì
những tài liệu chính thống đề cập đến một cách trực tiếp lịch sử Đảng bộ
Quảng Ninh giai đoạn này đã được biên soạn khá sớm. Trong thập niên 1980,

5


công tác sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn Lịch sử Đảng bộ tỉnh đã được tiến
hành rất tích cực. Tiêu biểu nhất là các tác phẩm Những sự kiện lịch sử Đảng
tỉnh Quảng Ninh tập I (1928 – 1955), xuất bản năm 1980 do Ban Nghiên cứu
Lịch sử Đảng tỉnh ủy Quảng Ninh biên soạn, đề cập đến giai đoạn lịch sử này
dưới dạng biên niên, thống kê các sự kiện theo ngày tháng năm từ quá trình
vận động thành lập Đảng bộ 1928 cho đến sau khi giải phóng khu mỏ 1955,
rất hữu ích cho công tác tra cứu, với nguồn tư liệu đáng tin cậy. Tiếp sau đó,
năm 1985 là cuốn Lịch sử Đảng bộ Quảng Ninh tập I (1928 – 1945) trình bày
hệ thống, chi tiết quá trình ra đời và lãnh đạo nhân dân Quảng Ninh đấu tranh
giành thắng lợi trong Cách mạng tháng Tám 1945. Hiện nay, bộ tác phẩm đề
cập một cách ngắn gọn, có hệ thống nhất toàn bộ quá trình lịch sử của tỉnh
Quảng Ninh đó chính là Địa chí Quảng Ninh tập 1 của Hội khoa học lịch sử
Quảng Ninh (2003). Trong đó, chương IV “Quảng Ninh trong thời kỳ đấu
tranh chống ách thống trị của thực dân Pháp (1883 – 1945)” đề cập chi tiết
về quá trình Pháp xâm lược Quảng Ninh (1883), các chính sách cai trị của
thực dân Pháp ở đây, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Quảng Ninh từ khi
Pháp xâm lược, sự ra đời của giai cấp công nhân; Quá trình đấu tranh cách
mạng của nhân dân Quảng Ninh dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt
Nam…
So với các công trình nghiên cứu chính thống thì những tác phẩm hồi
ký cách mạng xuất hiện sớm hơn. Ngay từ những năm đầu của thập niên 70,
các tác phẩm “Vô sản hoá” của Nhà xuất bản thanh niên xuất bản năm 1972

hay cuốn “Những ngày ở mỏ” của Ty văn hoá Quảng Ninh xuất bản năm
1971, cuốn “Truyền thống vùng than” của Ban nghiên cứu lịch sử Đảng tỉnh,
xuất bản năm 1977 đã ra đời. Trong các tác phẩm này, các tác giả chính là
những người đã hoạt động trực tiếp trong quá trình vận động thành lập Đảng
ở Quảng Ninh hoặc là những người gần gũi, hoạt động bên cạnh những đồng

6


chí ấy kể lại, mang tính chân thực và cụ thể. Như đồng chí Vũ Thị Mai kể về
quá trình đi “vô sản hóa” ở khu mỏ của mình; lời kể của đồng chí Lê Duẩn về
đồng chí Vũ Văn Hiếu - Bí thư Đảng bộ đầu tiên của khu mỏ; hồi ký về đồng
chí Đặng Châu Tuệ, Trần Văn Nghệ, Nguyễn Thị Lưu (Cả Khương), Đào Văn
Tuất, Ngô Huy Tăng…
Bên cạnh thể loại hồi ký, các tác phẩm viết về tiểu sử các đồng chí lãnh
tụ cũng là một nguồn tư liệu quý báu để tìm hiểu lịch sử Đảng Quảng Ninh
giai đoạn này, đặc biệt là những đồng chí đã có đóng góp rất lớn trong việc
truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào phong trào công nhân mỏ. Các tác phẩm
như “Đời hoạt động của đồng chí Nguyễn Văn Cừ” của Ban Nghiên cứu lịch
sử Đảng tỉnh Hà Bắc (1982) trong đó có viết về quãng thời gian đồng chí đi
“vô sản hoá” ở Quảng Ninh. Tác phẩm “Nguyễn Văn Cừ - nhà lãnh đạo xuất
sắc của Đảng và cách mạng Việt Nam” của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
năm 2002 với một số bài của các tác giả Lê Duy Thái “Đồng chí Nguyễn Văn
Cừ với Quảng Ninh”, Hà Văn Hiền “Đồng chí Nguyễn Văn Cừ - người xây
dựng cơ sở Đảng đầu tiên của Đảng bộ Quảng Ninh”, Phạm Văn Quỳnh viết
về hoạt động của đồng chí khi ở Quảng Ninh những năm 1928 – 1930. Tác
phẩm “Thân thế, sự nghiệp đồng chí Hoàng Quốc Việt” (2001), của UBND
thị xã Bắc Ninh trong đó có bài “Đồng chí Hoàng Quốc Việt với phong trào
vô sản hoá” của tác giả Dương Minh Huệ. Các tác phẩm, bài viết trên không
những có giá trị trong việc nghiên cứu cuộc đời, sự nghiệp của các nhà cách

mạng đó mà còn có ý nghĩa trong việc nghiên cứu sự ra đời của Đảng bộ tỉnh
Quảng Ninh thông qua quá trình hoạt động cách mạng của các đồng chí ở khu
mỏ.
Ngoài ra, trong quá trình biên soạn lịch sử phong trào công nhân, Ty
Văn hoá thông tin cho xuất bản Lịch sử phong trào công nhân mỏ Quảng
Ninh tập 1, 2 của tác giả Thi Sảnh năm 1974, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ cho ra

7


đời tác phẩm Lịch sử công nhân mỏ than Quảng Ninh 1820 – 1975 (năm
1996), Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Ninh cho xuất bản Lịch sử phong trào
công nhân và công đoàn tỉnh Quảng Ninh Tập 1, 2 năm 1998, 2000. Các mỏ
than như Mạo Khê, Uông Bí, Hòn Gai, Cẩm Phả đều biên soạn lịch sử truyền
thống của mình góp phần cụ thể hoá phong trào công nhân trong giai đoạn
1920 – 1930. Như vậy, thông qua lịch sử phong trào công nhân và công đoàn,
lịch sử Quảng Ninh giai đoạn này cũng được phác họa khá rõ nét.
Không chỉ riêng lịch sử phong trào công nhân mà lịch sử truyền thống
cách mạng của phụ nữ, thanh niên Quảng Ninh cũng góp phần làm phong phú
nguồn tư liệu nghiên cứu về quá trình vận động thành lập Đảng, như cuốn
“Truyền thống cách mạng của phụ nữ Quảng Ninh” (1999) của Nhà xuất bản
Quảng Ninh, Tập 1, giai đoạn 1930 – 1955.
Hơn nữa, hàng loạt các bài viết trên Báo Quảng Ninh từ năm 1964 đến
nay trong các số nhân dịp kỷ niệm thành lập Đảng, cũng đề cập đến lịch sử
Quảng Ninh giai đoạn này. Ngay từ năm đầu tiên ra mắt bạn đọc (1964), Báo
Quảng Ninh đã có hàng loạt các bài viết về các sự kiện lịch sử thời kỳ này
như bài “Đời đời nhớ ơn đồng chí Nguyễn Văn Cừ: người đưa chủ nghĩa Mác
– Lênin vào khu mỏ” số 59, ngày 23/5/1964; Bài “Bản di chúc viết bằng máu
của một người cộng sản” (Để tưởng nhớ đồng chí Nguyễn Viết Lục tức Trần
Văn Nghệ, uỷ viên thường vụ Đặc uỷ mỏ Hồng Gai – Uông Bí năm 19301931) của Nguyễn Đức Sỹ trên số 126, ngày 31/10/1964. “Báo Than ra đời

năm 1928” của Hồ Lưu ghi theo lời kể của đồng chí Đặng Châu Tuệ và Vũ
Thị Mai, số 131, ngày 12/11/1964. Gần đây, vào đầu năm 2005, nhân kỷ niệm
75 năm ngày thành lập Đảng, liên tiếp trong các số từ 5929 đến 5933
(12/1/2005 – 17/1/2005), báo Quảng Ninh đã đăng bộ tài liệu “Phát huy
truyền thống 75 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ Quảng
Ninh không ngừng phấn đấu, xứng đáng là đội tiền phong chính trị của toàn

8


xã hội”. Bộ tài liệu gồm hai phần: phần I: “Phát huy truyền thống vẻ vang,
tiếp tục xứng đáng là đội tiền phong chính trị của toàn xã hội” và phần II:
“Quá trình xây dựng, phát triển, lãnh đạo phong trào cách mạng đấu tranh
giải phóng và xây dựng khu mỏ của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh”. Trong phần
II, kỳ I đã đề cập đến “Quá trình hình thành Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt
Nam ở khu mỏ” khá cụ thể.
Nhưng qua lịch sử vấn đề đã được nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy
rằng trong giai đoạn 10 năm trước khi thành lập Đảng bộ Quảng Ninh việc đề
cập đến một cách hệ thống, chuyên sâu, trình bày những nét đặc sắc, thể hiện
quy luật thành lập Đảng chưa được tác phẩm nào đề cập đến một cách chính
diện. Đó cũng là một trong những lý do khiến tôi chọn vấn đề này làm đề tài
luận văn thạc sỹ.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là phải làm sáng tỏ quá trình vận động
thành lập Đảng ở Quảng Ninh nằm trong quy luật ra đời của Đảng: là sự kết
hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin, phong trào công nhân, phong trào yêu nước.
Làm rõ những điều kiện, tiền đề kinh tế, chính trị, xã hội cho sự ra đời
các chi bộ cộng sản và Đảng bộ ở Khu Mỏ là tất yếu.
Làm rõ quá trình “vô sản hoá” - truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào
phong trào công nhân mỏ - bằng hình thức cùng ăn, cùng ở, cùng làm của các

cán bộ cộng sản đã tác động tích cực đến phong trào công nhân, khiến phong
trào chuyển từ đấu tranh tự phát lên tự giác, dẫn đến sự ra đời của các chi bộ
Đảng.
Từ đó, rút ra những đặc điểm cũng như một vài kinh nghiệm về quá
trình truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Khu mỏ và quá trình ra đời của
các chi bộ Đảng, Đảng bộ ở nơi đây.
4. Đối tượng, phạm vi, giới hạn nghiên cứu của đề tài.

9


Trong phạm vi của một luận văn thạc sĩ, chúng tôi không đi vào phân
tích quy luật ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam mà chỉ đi sâu phân tích và
làm rõ quá trình vận động thành lập Đảng ở một địa phương cụ thể là tỉnh
Quảng Ninh. Trong đó, nghiên cứu về phong trào công nhân cũng như quá
trình truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin và sự ra đời của các chi bộ cộng sản và
Đảng bộ Khu Mỏ là chủ yếu.
Là những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của tỉnh Quảng Ninh sau
khi thực dân Pháp xâm lược và khai thác đã tạo ra những tiền đề cho sự ra đời
của giai cấp công nhân.
Quá trình phát triển của phong trào công nhân, những thắng lợi và hạn
chế.
Phong trào “vô sản hoá” của trung ương, đưa cán bộ vào làm việc tại
các hầm mỏ, nhà máy, truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, tạo ra sự biến chuyển
về chất của phong trào cách mạng nơi đây.
Sự ra đời của các chi bộ cộng sản ở các khu mỏ và sự thành lập Đảng
bộ khu mỏ.
5. Cơ sở tư liệu và phương pháp nghiên cứu.
Trước tiên, chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng
tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng. Chủ nghĩa duy vật biện

chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và tư tưởng Hồ Chí Minh có ý nghĩa cực kỳ
quan trọng đối với khoa học lịch sử nói chung và khoa học lịch sử Đảng nói
riêng. Đó là những cơ sở phương pháp luận thực sự khoa học để nghiên cứu
lịch sử Đảng. Quan niệm duy vật về lịch sử là chìa khoá để lý giải sự xuất
hiện và phát triển của Đảng như là kết quả tất yếu của lịch sử đấu tranh của
nhân dân Việt Nam.
Nghiên cứu lịch sử Đảng cần quán triệt quan điểm lịch sử cụ thể. Trong
đề tài này, đối tượng nghiên cứu là sự ra đời của Đảng ở một tỉnh cụ thể -

10


Quảng Ninh, xem xét quá trình ra đời của Đảng ta ở đây trong quy luật phát
triển chung của cả nước song cần nhìn nhận thấy những đặc điểm riêng biệt
của địa phương, góp phần làm phong phú, cụ thể hoá quá trình vận động
thành lập Đảng trong cả nước.
Đề tài cũng sử dụng những phương pháp nghiên cứu cụ thể của khoa
học lịch sử nói chung như phương pháp lịch sử và lôgic, đồng đại và lịch đại,
phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, cụ thể hoá và trừu tượng hoá…
6. Đóng góp của luận văn.
Nghiên cứu lịch sử Quảng Ninh 10 năm trước khi thành lập Đảng,
chúng tôi muốn qua việc khảo sát thực tế ở một tỉnh điển hình như Quảng
Ninh góp phần minh chứng cho quy luật thành lập của Đảng ta.
Đồng thời, khẳng định nét đặc thù sự ra đời của Đảng ở một vùng mỏ
có lực lượng của giai cấp công nhân đông nhất cả nước, khẳng định tính tiên
phong trong quá trình tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin, lãnh đạo cách mạng
của Đảng ở Quảng Ninh.
Qua nghiên cứu chúng tôi hy vọng bước đầu nhận diện về kinh nghiệm
vận động xây dựng Đảng ở vùng mỏ và góp phần nhỏ bé của mình vào cuộc
đấu tranh tư tưởng lý luận hiện nay, phản bác lại quan điểm phủ nhận vai trò

của giai cấp công nhân, bản chất giai cấp công nhân của Đảng ta.
7. Kết cấu luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn
được kết cấu gồm 3 chương, 8 tiết.
Chương 1: Khái quát về tự nhiên, con người, lịch sử Quảng Ninh.
Chương 2: Quá trình ra đời của các chi bộ ở Quảng Ninh trong thời kỳ
vận động thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.
Chương 3: Một số nhận xét về quá trình ra đời của các chi bộ ở Quảng
Ninh trong thời kỳ vận động thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.

11


Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ TỰ NHIÊN, CON NGƯỜI, LỊCH SỬ
QUẢNG NINH.
1.1. Đặc điểm tự nhiên và nhân văn của Quảng Ninh.
1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên.
Quảng Ninh là một tỉnh nằm ở vị trí tận cùng phía Đông Bắc đất nước,
tiếp giáp Trung Quốc về phía Bắc, phía đông và nam là Vịnh Bắc Bộ, là đầu
cầu và cửa ngõ từ Trung Quốc qua, từ Vịnh Bắc Bộ vào nội địa miền Bắc
Việt Nam.
Quảng Ninh có dáng một hình chữ nhật lệch nằm chếch theo hướng
đông bắc – tây nam. Phía tây dựa lưng vào núi rừng trùng điệp. Phía đông
nghiêng xuống nửa phần đầu vịnh Bắc Bộ với bờ biển khúc khuỷu nhiều cửa
sông và bãi triều, bên ngoài là 2.077 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó 1.030 hòn đảo
có tên, còn 1.047 đảo nhỏ chưa có tên.
Địa giới Quảng Ninh trải rộng từ 106026’ đến 108031’3 kinh độ đông
và từ 20040’ đến 22040’ vĩ độ bắc. Bề ngang từ đông sang tây, khoảng dài
nhất là 195km; bề dọc từ bắc xuống nam, khoảng dài nhất là 102km. Điểm
cực bắc liên tiếp có những núi cao ở phía Tây Bắc bản Trình Tường, thôn Mỏ

Toòng, xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu. Cực nam ở mũi phía nam đảo Hạ
Mai thuộc xã Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn. Cực tây là sông Vàng Chua ở phía
tây xã Bình Dương và xã Nguyễn Huệ, huyện Đông Triều. Điểm cực đông
trên đất liền là Mũi Gót ở đông bắc phường Trà Cổ, thị xã Móng Cái.
Quảng Ninh có biên giới quốc gia và hải phận giáp giới nước Cộng hòa
Nhân dân Trung Hoa:
Trên đất liền, phía Bắc có huyện Bình Liêu, Hải Hà, thị xã Móng Cái
giáp huyện Phòng Thành và thị trấn Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây, Trung

12


Quốc với chiều dài 132,8 km. Đôi bên biên giới có chỗ núi đồi và thung lũng
nối liền (40,8km) còn phần lớn (92km) được ngăn cách bởi sông suối, trong
đó có một đoạn thượng nguồn sông Ka Long và sông Bắc Luân.
Về phía biển, bên ngoài các đảo (xa nhất là đảo Chằn và quần đảo Cô
Tô thuộc huyện Cô Tô) và vùng nội thủy. Quảng Ninh có vùng lãnh hải, vùng
tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong vịnh Bắc Bộ
kéo dài theo hướng bắc nam gần 200 hải lý, giáp vùng biển Trung Quốc ở
phía đông.
Với các tỉnh bạn trong nước, Quảng Ninh có hơn 300km giáp Lạng
Sơn, Bắc Giang, Hải Dương và thành phố Hải Phòng.
Ở phía bắc, các huyện Bình Liêu, Tiên Yên, Ba Chẽ của Quảng Ninh
có 78,144km giáp huyện Đình Lập của tỉnh Lạng Sơn. Nơi giáp ranh đều là
núi cao, suối sâu. Quốc lộ 4B là đường ô tô duy nhất nối Lạng Sơn với Quảng
Ninh (từ Lạng Sơn qua các huyện Lộc Bình, Đình Lập vào đất Quảng Ninh ở
huyện Tiên Yên và tận cùng ở cảng Mũi Chùa)
Ở phía tây bắc và phía tây, các huyện Ba Chẽ, Hoành Bồ, Đông Triều
và thị xã Uông Bí có 88,184km giáp các huyện Sơn Động và Lục Nam thuộc
tỉnh Bắc Giang với vòng cung núi Yên Tử - Bảo Đài làm ranh giới tự nhiên.

Qua đoạn ranh giới này có Quốc lộ 279 nối huyện Sơn Động với huyện
Hoành Bồ, chỗ giáp ranh là đèo Hạ Mi.
Vẫn ở phía tây và tây nam của tỉnh, huyện Đông Triều có 50,15km giáp
huyện Chí Linh và huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Nơi giáp huyện Chí
Linh là suối và sông Vàng Chua. Quốc lộ 18A và đường sắt Kép – Hạ Long
qua đoạn ranh giới này có cầu đều có tên Vàng Chua nối liền. Nơi giáp huyện
Kinh Môn là sông Kinh Thầy và đoạn thượng lưu sông Đá Bạch (còn gọi là
Đá Bạc, Đá Vách). Đường ô tô nối Đông Triều – Kinh Môn qua phà Triều là
đường 332.

13


Ở phía nam, huyện Đông Triều, thị xã Uông Bí và huyện Yên Hưng
giáp huyện Thủy Nguyên thuộc thành phố Hải Phòng. Ranh giới là sông Đá
Bạch và sông Bạch Đằng. Đường bộ từ Đông Triều sang Thủy Nguyên
(đường 333) qua sông Đá Bạch ở phà Đụn. Quốc lộ 10 nối Hải Phòng –
Quảng Ninh qua phà Rừng trên sông Bạch Đằng.
Phần phía nam, huyện Yên Hưng (đảo Hà Nam) giáp huyện Thủy
Nguyên ở đoạn cửa sông Bạch Đằng và cách huyện Cát Hải bằng kênh Cái
Tráp. Phía đông huyện Yên Hưng và phía nam vịnh Hạ Long thuộc thành phố
Hạ Long cách huyện Cát Hải và đảo Cát Bà là cửa Lạch Huyện và cửa Vạn.
Quảng Ninh có đặc điểm về địa hình là đồi núi nhấp nhô trên đất liền và
ghềnh đảo khuất khúc trên mặt vịnh. Đối với đất liền, tuyến đảo Quảng Ninh
là bức bình phong vững chắc về phía đông bắc, có tác dụng phòng thủ từ xa.
Chính với địa hình “đồi núi quanh co, sông biển khuất khúc, núi che sau lưng,
biển bọc trước mắt, thế đất hẻo lánh mà ổn định, trong vững, ngoài kín” chính
là nhân tố địa lợi có tính chất chiến lược cho sự nghiệp quốc phòng của dân
tộc.
Quảng Ninh là tỉnh có nhiều tiềm năng tự nhiên đa dạng và phong phú.

Tháng 10 năm 1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh trong dịp về thăm Khu Hồng
Quảng (một phần đất của tỉnh Quảng Ninh ngày nay) đã nói: “Hồng Quảng là
nơi rừng vàng bể bạc rất phong phú” [20;60].
Nguồn lợi thiên nhiên lớn nhất của Quảng Ninh cũng là nguồn lợi lớn
của cả nước, là than đá, than Quảng Ninh có trữ lượng lớn. Chiều dài của
mạch than, từ phía đông mỏ Cái Bầu (hay Kế Bào) thuộc huyện Cẩm Phả đến
phía tây mỏ Mạo Khê thuộc huyện Đông Triều là 150km, chiều rộng của
mạch than từ 5 đến 10km, nơi sâu nhất là 2.000m. Than Quảng Ninh từ lâu đã
nổi tiếng thế giới về chất lượng than tốt. Khả năng tỏa nhiệt của 1kg than từ
7.850 đến 8.200 calo.

14


Pôn Muy – ni – ê (Paul Munier), một ký giả phương Tây, năm 1941 đã
đánh giá về chất lượng than Quảng Ninh như sau:
“Than ở Vùng mỏ kỳ lạ này là một thứ than đặc biệt tốt, đó là một thứ
than gầy, rất thuần khiết và rất rắn, có từ 80 – 90% than cố định. Than này
còn thuần khiết hơn cả loại than tốt nhất của nước Anh”. [7;17]
Đầu thế kỷ XX, Nguyễn Ái Quốc trong quá trình hoạt động trong
phong trào công nhân đã viết nhiều bài báo tố cáo tội ác của thực dân Pháp,
trong đó Người đã cung cấp cho chúng ta những số liệu chân thực về trữ
lượng than và sản lượng khai thác của Pháp ở Đông Dương nói chung và khu
mỏ nói riêng. “Người ta ước lượng mỏ than ở Bắc Kỳ có đến 12 tỷ tấn, riêng
mỏ than Hạ Long đã cung cấp được 5.500.000 tạ. Công ty lớn nhất là Công ty
than đá Bắc Kỳ. Công ty này khai thác hàng năm được 150.000 tấn”. [14;7]
Nhìn chung Quảng Ninh là một tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi và điều
kiện tự nhiên đa dạng phong phú về nhiều mặt. Ðó là những tiềm năng to lớn
để Quảng Ninh phát triển một nền kinh tế khá toàn diện từ sản xuất công,
nông, ngư nghiệp đến phát triển thương mại, dịch vụ. Ðặc biệt là Quảng Ninh

có tiềm năng phát triển du lịch rất lớn. Chính vì vậy mà Quảng Ninh đang là
một trung tâm, một trọng điểm, một chân kiềng trong chiến lược phát triển
kinh tế của đất nước, trước hết là một tỉnh trong vùng tam giác kinh tế phía
bắc: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
1.1.2. Địa nhân văn.
Quảng Ninh có 21 thành phần dân tộc, song chỉ có 6 dân tộc có hàng
nghìn người trở lên, cư trú thành những cộng đồng và có ngôn ngữ, có bản
sắc dân tộc rõ nét. Đó là các dân tộc Việt (Kinh), Dao, Tày, Sán Dìu, Sán Chỉ,
Hoa. Tiếp đến là hai dân tộc có dân số hàng trăm người là Nùng và Mường.
Mười bốn dân tộc còn lại có số dân dưới 100 người gồm: Thái, Kh'mer, Hrê,
Hmông, Êđê, Cờ Tu, Gia Rai, Ngái, Xu Đăng, Cơ Ho, Hà Nhì, Lào, Pup cô.

15


Đây là những người gốc các dân tộc thiểu số từ rất xa như từ Tây Nguyên
theo chồng, theo vợ là người Việt (Kinh) hoặc người các dân tộc khác về đây
sinh sống, bình thường khó biết họ là người dân tộc thiểu số.
Trong các dân tộc đông người, người Việt (Kinh) chiếm 89,2% tập
trung chủ yếu ở các đô thị, các khu công nghiệp và vùng đồng bằng ven sông,
ven biển. Sau người Việt (Kinh) là các dân tộc thiểu số có nguồn gốc từ lâu
đời. Người Dao có hai nhánh chính là Thanh Y, Thanh Phán, thường cư trú ở
vùng núi cao. Họ còn giữ được bản sắc dân tộc trong ngôn ngữ, y phục, lễ hội
và phong tục, một bộ phận vẫn giữ tập quán du canh du cư làm cho kinh tế
chậm phát triển. Người Tày, người Sán Dìu, Sán Chỉ ở vùng núi thấp và chủ
yếu sống bằng nông nghiệp với nghề trồng cấy lúa nước. Người Hoa gồm
nhiều dân tộc thiểu số từ miền Nam Trung Quốc di cư sang từ lâu bằng rất
nhiều đợt. Một số ít là Hoa kiều sang buôn bán làm nghề thủ công ở các thị
trấn miền Đông, còn phần lớn sống ở nông thôn, sản xuất nông nghiệp, đánh
cá, làm nghề rừng.

Quảng Ninh là một vùng đất có nền văn hoá lâu đời. Văn hoá Hạ Long
đã được ghi vào lịch sử như một mốc tiến hoá của người Việt. Tài liệu khảo
cổ học đã chứng minh rằng, con người sống xưa nhất ở Quảng Ninh cách
ngày nay mười vạn năm về trước. Đó là chủ nhân của các di chỉ văn hóa thời
đại đồ đá giữa ở Giáp Khẩu (thành phố Hạ Long), Hà Giắt (huyện Vân Đồn,
tức Cẩm Phả huyện trước đây). Nét độc đáo của con người thời đại đồ đá giữa
và đầu thời đại đá mới ở Quảng Ninh là chế tác được rìu đá hai lưỡi và các
loại lưỡi đều được mài ở hai đầu. Ngoài ra, họ còn chế tác được đục bằng đá
dùng để khoét thuyền và làm đồ gỗ.
Căn cứ những di chỉ đã phát hiện như Xích Thổ, Đồng Mang (huyện
Hoành Bồ), Bãi Cháy, Cái Dăm, Tuần Châu, Cọc Tám (thành phố Hạ Long),
Ngọc Vừng (huyện Vân Đồn), Tam Hợp (thị xã Cẩm Phả), Thoi Giếng (xã

16


Vạn Ninh, thị xã Móng Cái) thì con người thời đại đồ đá mới Quảng Ninh cư
trú trên một địa bàn rộng lớn, chạy dọc ven biển từ huyện Yên Hưng đến thị
xã Móng Cái.
Cũng như các địa phương khác, cư dân sống ở Quảng Ninh cũng có
những tôn giáo, tín ngưỡng để tôn thờ: Phật giáo, Kitô giáo, thờ cúng tổ tiên
và một vài tín ngưỡng dân gian khác.
Vua Trần Nhân Tông (1279 - 1293) chọn Yên Tử là nơi xuất gia tu
hành và lập nên dòng Thiền Trúc Lâm ở Việt Nam. Thế kỷ XIV, khu Yên Tử
và Quỳnh Lâm (Đông Triều) là trung tâm của Phật giáo của Việt Nam, đào
tạo tăng ni cho cả nước. Nhiều thế kỷ sau đó, Đạo Phật vẫn tiếp tục duy trì với
hàng trăm ngôi chùa ở Quảng Ninh, trong đó có những ngôi chùa nổi tiếng
như chùa Lôi Âm (Hoành Bồ), Linh Khánh (Trà Cổ), Hồ Thiên (Đông Triều),
Linh Quang (Quan Lạn)... Trải qua nhiều biến cố của lịch sử, sự tàn phá của
thiên nhiên và cả con người, hiện trên đất Quảng Ninh còn lại khoảng trên

dưới 30 ngôi chùa nằm rải rác ở 8 huyện, thị, thành phố.
Chưa có con số thống kê chính xác số lượng các tăng ni trên địa bàn
của tỉnh nhưng những người tôn thờ đạo Phật lúc nào cũng đông (có thể càng
ngày càng đông), bằng chứng là cứ đến ngày rằm, ngày mồng 1 (âm lịch)
hàng tháng, các “con nhang, đệ tử” khắp nơi đến các ngôi chùa gần xa, dâng
hương lễ Phật, cầu lành.
Những người tôn thờ các tôn giáo khác cũng có nhưng không đông như
tín đồ Đạo Phật. Hiện có 27 nhà thờ Ky Tô giáo của 9 xứ thuộc 41 họ đạo
nằm ở 8 huyện, thị. Số giáo dân khoảng hơn một vạn người. Tín đồ đạo Cao
Đài hiện có khoảng vài chục người.
Tín ngưỡng phổ biến nhất đối với cư dân sống ở Quảng Ninh là thờ
cúng tổ tiên, thờ các vị tướng lĩnh nhà Trần có công với dân với nước, các vị

17


thành hoàng, các vị thần (sơn thần, thuỷ thần), thờ các Mẫu (Mẫu Liễu Hạnh,
Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải)…
1.1.3. Địa chính trị, lịch sử.
Trong chiều dài lịch sử của dân tộc Việt Nam, Quảng Ninh với nhiều
tên gọi khác nhau qua các thời kỳ là một vùng đất địa đầu tổ quốc đã có
những đóng góp không nhỏ trong các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, góp
phần quan trọng để “Non sông nghìn thưở vững âu vàng”. Bởi nơi đây không
chỉ có tiềm năng lớn và đa dạng về kinh tế mà cũng là nơi có vị trí quốc
phòng chiến lược ở vùng Đông Bắc nước ta. Trong các thời kỳ lịch sử của dân
tộc, con đường biển qua Phúc Kiến, Châu Liêm (Trung Quốc) qua Mũi Ngọc
(thị xã Móng Cái) vào vịnh Hạ Long – Cửa Lục, ngược sông Bạch Đằng đến
Vạn Kiếp (Hải Dương) lên Thăng Long thường là con đường tiến quân của
cánh quân thủy của giặc phương Bắc mỗi khi đánh chiếm nước ta.
Vào đầu những năm 40 sau công nguyên, trong khi cuộc khởi nghĩa của

Hai Bà Trưng dấy lên mạnh mẽ ở vùng trung du, châu thổ sông Hồng, chống
lại bọn thống trị nhà Hán bạo ngược. Chỉ trong một thời gian ngắn, ngọn cở
khởi nghĩa đã tập hợp được 65 huyện thành, nghĩa là toàn bộ đất nước ta thời
đó và một phần Lưỡng Quảng của Trung Quốc lúc bấy giờ. Cuộc khởi nghĩa
đã có tới hàng chục tướng tá ở các địa phương tham gia trong đó có các nữ
tướng Lê Chân, công chúa Vĩnh Huy quê quán ở Đông Triều, Quảng Ninh.
Bà Lê Chân đã được giao trọng trách “chưởng quan binh quyền nội bộ” đóng
đại bản doanh tại Giao Chỉ. Theo sự tích Đức thánh mẫu Lê Chân ở Đền
Nghè (Hải Phòng), bà là con gái quê ở làng An Biên, Đông Triều (nay thuộc
Hải Phòng). Cha bà làm nghề thầy thuốc, nổi tiếng nhân từ, đức độ. Lê Chân
vốn là một cô gái xinh đẹp, thái thú Giao Chỉ là Tô Định muốn cưới làm vợ
nhưng không được nên đã hãm hại cha mẹ bà. Căm hận quân gian ác, bà
quyết tâm học võ, dấy binh và lên tìm gặp Hai Bà Trưng là con gái lạc tướng

18


Mê Linh và trở thành một trong những nữ tướng xuất sắc của cuộc khởi
nghĩa. Một nữ anh hùng khác sinh ra từ quê hương Đông Triều và chiến đấu
anh dũng dưới cờ Hai Bà Trưng đó là công chúa Vĩnh Huy (Đức bà Làng
Dâu). Bà vốn họ Tống, quê ở vùng núi Yên Tử, nay thuộc Đông Triều. Khi
khởi nghĩa của Hai Bà Trưng nổ ra, bà đã tập hợp được 1000 tráng đinh,
luyện tập võ nghệ, rồi ăn mặc giả trai dẫn quân đến gặp Hai Bà xin được đi
đánh giặc. Trong cuộc tấn công vào phủ đô hộ của Tô Định, bà giữ chức Hữu
tướng quân, Trưng Nhị là Tả tướng quân, đánh thẳng vào sở chỉ huy, tên này
chống cự không nổi bị thua trận và phải chạy trốn.
Đặc biệt đến thế kỷ thứ VI có cuộc khởi nghĩa của Lý Bí và việc thành
lập nước Vạn Xuân. Sau khi khởi nghĩa thành công, tháng 4 năm 542 nhà
Lương đem quân qua Vùng Vịnh, qua Ninh Hải – Lục Châu từ phía Bắc và
quân từ phía Nam cùng tiến đánh Lý Bí. Cuộc tấn công của nhà Lương bị thất

bại. Về phía Bắc đã giải phóng Ninh Hải – Lục Châu (khu vực Vịnh Hạ
Long) và đánh tới tận bán đảo Hợp Phố ở phía Bắc. Nghĩa quân đã thực hiện
chiến lược đúng đắn chủ động, lấy vùng Vịnh Hạ Long, vùng Ninh Hải – Lục
Châu làm hậu phương, tổ chức một trận đánh lớn trên miền cực bắc của Giao
Châu. Giặc Lương mười phần chết tới bảy, tám phần. Tháng 2 năm 544, Lý
Bí đã dựng lên nhà nước độc lập lấy tên là Vạn Xuân và tự xưng là Hoàng Đế.
Vào thế kỷ thứ X, năm 938 nhân dân Quảng Ninh đã tham gia vào trận
quyết chiến chiến lược do Ngô Quyền chỉ huy trên sông Bạch Đằng, đánh tan
đạo quân xâm lược Nam Hán, chấm dứt thời kỳ Bắc thuộc ròng rã hơn 10 thế
kỷ. Quân Nam Hán đã hành binh theo con đường Mã Viện đã đi, qua vùng
Vịnh Hạ Long tiến vào sông Bạch Đằng sau đó tiến đến Đông Triều để vào
nội địa nước ta, vào thành Tống Bình (Hà Nội ngày nay). Thời bấy giờ, Bạch
Đằng, Cát Hải còn là một vùng rậm rạp, có sông Rừng, bến Rừng. Cửa sông
Bạch Đằng – Nam Triệu còn nằm sâu trong lục địa, ở chỗ hợp lưu với sông

19


Cấm, cách cửa sông Nam Triệu bây giờ 10km. Sông sâu, lòng sông rộng. Sau
này Nguyễn Trãi viết: Sông Bạch Đằng rộng hơn hai dặm, ở đó có nhiều núi
cao ngất, nhiều nhánh sông đổ lại, sóng cồn man mác đến tận chân trời (Dư
địa chí). Bạch Đằng là cửa ngõ của vùng Đông Bắc và là đường giao thông
huyết mạch từ biển Đông vào nội địa nước ta. Trước cửa Bạch Đằng về phía
Bắc là những đảo nhỏ từ Vịnh Hạ Long kéo tới. Thuyền từ biển vào sông len
lỏi qua toàn bộ vùng quần đảo này khi gặp sóng to gió mạnh vẫn an toàn.
Quân thủy bộ dưới sự chỉ huy trực tiếp của Ngô Quyền bố trí mai phục sẵn ở
phía trong bãi cọc, có lẽ trong khoảng trung lưu sông Bạch Đằng, ở mặt nước
và trên hai bờ sông. Trận quyết chiến chiến lược với quân Nam Hán diễn ra
trên sông Bạch Đằng đã giành thắng lợi oanh liệt trong một thời gian ngắn.
Toàn bộ chiến thuyền của địch bị đánh đắm, hầu hết quân giặc bị tiêu diệt.

Chiến thắng Bạch Đằng, bên cạnh công lao to lớn của người anh hùng dân tộc
Ngô Quyền, của hàng vạn binh sỹ dũng cảm, còn là nhờ ở vị trí chiến lược
của vùng đất Hải Đông, của Vịnh Hạ Long và những đóng góp vô bờ bến của
nhân dân ở vùng đất cửa ngõ tổ quốc này. Hơn 17 ngôi miếu thờ Ngô Quyền
được xây dựng trên đất Yên Hưng sau này là nhờ sự biểu hiện lòng biết ơn
của nhân dân địa phương đối với người anh hùng dân tộc, vừa là sự ghi nhớ
công ơn của tổ tiên mình.
42 năm sau chiến thắng của Ngô Quyền, năm 981, cũng trên sông Bạch
Đằng, dưới sự tổ chức và lãnh đạo của Lê Hoàn, quân và dân ta đã chặn đánh
và tiêu diệt hầu hết cánh quân thủy của nhà Tống khi chúng tiến vào xâm lược
nước ta. “Năm Thiên Phúc thứ 12, nhà Tống chia từng đạo quân sang xâm
lược nước ta. Hầu Nhân Bảo, Tôn Toàn Hưng kéo quân đến Lạng Sơn, Trần
Khâm Tộ kéo quân đến Tây Kết, Lưu Trừng kéo quân đến Bạch Đằng. Vua tự
làm tướng ra đánh giặc, sai sỹ tốt cắm gỗ ngăn cửa sông rồi sai người trá

20


hàng, bắt được Nhân Bảo, thừa thắng đuổi đánh, lại bắt sống được Đại tướng
là Quách Quân Biện, Triệu Phụng Huân đưa về Hoa Lư” [46;94-95]
Vào thế kỷ XIII, đế quốc Nguyên Mông sau khi xâm lược và làm chủ
phần lớn Châu Âu, toàn bộ đất đai Trung Quốc, đã quay về phía nam, tiến
hành cuộc viễn chinh xâm lược nước Đại Việt để mở đường xuống Đông
Nam Á. Trên vùng biển Quảng Ninh đã diễn ra những trận đánh ác liệt tại
Vân Đồn – Cửa Lục, tháng 2 năm 1288 quân dân ta đã đánh tan đoàn thuyền
lương của quân xâm lược Nguyên Mông. Trong cuộc xâm lược Đại Việt lần
thứ 3 này, đoàn thủy quân của Ô Mã Nhi sau khi qua cửa An Bang đã theo
sông Bạch Đằng tiến về Vạn Kiếp, không chú ý đến thuyền lương của Trương
Văn Hổ đi sau. Trần Khánh Dư sau lần thất bại trong việc ngăn đoàn thuyền
của Ô Mã Nhi đã xin lập công chuộc tội. Ông chỉnh đốn lại quân đội, bố trí lại

trận địa suốt từ Vân Đồn (Vân Hải) qua Cửa Lục (Hòn Gai – Hạ Long) về đến
Yên Quảng sẵn sàng chờ địch. Vịnh Hạ Long trở thành trung tâm chiến lược
của ông, và mọi việc đã diễn ra đúng như Khánh Dư mong đợi. Đầu tháng 12
âm lịch đoàn thuyền lương nặng nề của Trương Văn Hổ chậm chạp tiến vào
trận địa mai phục của Khánh Dư. Thủy quân ta tập kích thuyền giặc ở Vân
Đồn. Ở đây chúng đã kháng cự lại và cố gắng tiến quân vào đất liền. Đến biển
Cửa Lục (Hòn Gai) quân ta đổ ra rất nhiều, phá tan đoàn thuyền lương của
giặc. Trương Văn Hổ thua to, lương thực phần bị ta đoạt lấy, phần bị đánh
chìm xuống biển. Chiến công Vân Đồn – Cửa Lục không chỉ đánh tan đoàn
thuyền lương đi đầu của Trương Văn Hổ, mà còn chặn đứng cả những thuyền
lương đi sau.
Sau thất bại ở Vân Đồn và bị thiếu lương thực trầm trọng hơn nữa lại bị
quân ta tấn công mãnh liệt, quân Nguyên ngày càng tiến tới nguy cơ bị tiêu
diệt. Tinh thần quân giặc đã tan rã hoàn toàn và buộc phải rút về theo đường
thủy. Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã bố trí trận địa cọc gỗ tại sông

21


Bạch Đằng phục kích quân giặc trên đường rút lui. Trận đại thắng Bạch Đằng
ngày 9 tháng 4 năm 1288 đã nhấn chìm hàng trăm chiến thuyền, giết và bắt
hàng chục vạn quân Nguyên Mông, một đội quân hung hãn và sừng sỏ vào
bậc nhất thế giới ở thế kỷ XIII, là chiến thắng lừng lẫy nhất của dân tộc ta
dưới thời Trần, góp phần đẩy đế quốc Nguyên Mông vào thời kỳ suy sụp
không thể cưỡng nổi. Chiến thắng Bạch Đằng đã thể hiện rõ bên cạnh quyết
tâm đánh giặc của triều đình nhà Trần, của toàn dân tộc, bên cạnh tài năng
quân sự kiệt xuất của vị anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và các tướng lĩnh
khác, còn có sự đóng góp hy sinh và lòng dũng cảm vô song của nhân dân Hải
Đông. Trận địa cọc được hoàn thành chỉ trong một thời gian ngắn nhờ tinh
thần sát Thát của cả quân đội Triều đình và nhân dân Yên Hưng. Dân gian

vẫn ghi nhớ những người dân từ bến Đụn đến Điền Công (Yên Giang) tích
cực ủng hộ lương thực, các phương tiện chiến đấu, là lực lượng hậu cần tại
chỗ của quân đội. Nhân dân ta đã lấy bè nứa, thuyền nan của mình, chất đầy
củi khô, nhựa trám làm chất đốt chuẩn bị cho hỏa công đánh thuyền giặc. Tại
trại Yên Hưng có bà cụ bán hàng nước, đã tận tình chỉ bảo cho Trần Quốc
Tuấn về con nước triều lên xuống và về địa hình khu vực Bạch Đằng. Tấm
bia đá ghi sự việc và đền thờ bà còn lại bên bờ sông như là chứng tích về lòng
yêu nước và hành động nghĩa cả của một người dân nghèo.
Tính chất quan trọng và vị trí quốc phòng của Quảng Ninh ngày càng
tăng lên từ khi các mỏ than được phát hiện và bước vào khai thác với quy mô
lớn. Chính vì thế tất cả các thế lực phong kiến Trung Quốc, thực dân Pháp,
phát xít Nhật, đế quốc Mỹ khi xâm lược nước ta, đều coi Quảng Ninh là một
trong những mục tiêu hàng đầu. Ngay vào năm Tự Đức 31 (1878), nhà buôn
nước Thanh là Ngô Nguyên Thành xin hạn 40 năm để khai thác mỏ than ở
khu vực Hạ Long nói riêng và Quảng Yên nói chung. Năm đầu xin miễn thuế
để chi vào nhân công, vật liệu. Cũng năm này nhà nước bắt đầu thu thuế khai

22


mỏ than. Năm thứ nhất nộp 1.500 quan, đến năm thứ 6 là 6.000 quan… Sau
đó, hàng loạt thương nhân người nước ngoài gồm có người Pháp tên là Bôđi,
Mã Đô, người Ý là Lạc Ô, KhaNa Kỳ Lyô lần lượt đưa thư tới. Bôđi xin khai
trưng mỏ than ở Quảng Yên; Mã Đô xin nấu đường, rượu, làm rượu mạch
nha… Ngoài ra các nhà buôn người Thanh Ngô Nguyên Thành và người Pháp
Bôđi còn xin lãnh trưng cả mỏ than ở châu Tiên Yên và chân núi Hợp Khê
(Quảng Yên). Nhà buôn người Thanh là Trần Mục Thân và nhà buôn người
Phổ là Li Di xin lãnh trưng ở Đông Triều và Quảng Yên.
Sau khi đánh chiếm Quảng Ninh, Hăng-ri Ri-vi-e đã viết sự kiện này
như sau: “Ngày 12 tháng 3 tôi chiếm vịnh Hạ Long, đây là nơi có phong cảnh

đẹp lạ lùng. Sự chiếm đoạt phía tây vịnh Hòn Gai (tức Bãi Cháy) cho chúng ta
(tức Pháp) cái chủ quyền trên vùng mỏ và cái chìa khóa để mở cả mặt bể Bắc
Kỳ” [29;53]
Hành động của quân Pháp trong việc đánh chiếm Quảng Ninh đã làm
cho một số nước đế quốc khác có thuộc địa ở Đông Nam Á lúc bấy giờ như
nước Anh hết sức lo lắng. Một võ quan người Anh tên là Noóc-măng
(Normand) đã bộc lộ tâm trạng ấy như sau: “Nếu các chiến đấu hạm của Pháp
được các mỏ than Bắc Kỳ tiếp tế thì chúng có thể ngăn đường Trung Hoa của
chúng ta (tức Anh). Diến Điện và Can-quýt-ta (thuộc địa Anh lúc ấy) sẽ bị
phong tỏa và các thuộc địa của chúng ta (tức Anh) sẽ mất rất nhiều an toàn”
[9;19]
1.2. Lịch sử tỉnh Quảng Ninh từ khi Pháp xâm lược và khai thác thuộc
địa.
1.2.1. Quá trình thực dân Pháp xâm lược và khai thác Quảng Ninh.
Sau khi Pháp nổ súng đánh chiếm Nam Bộ và đặc biệt sau hòa ước
1864, nhà Nguyễn buộc phải mở một số cửa sông, biển ở miền Bắc cho
thương nhân ngoại quốc, chủ yếu là người Pháp, trong đó có các cửa sông,

23


×