Tải bản đầy đủ (.pdf) (152 trang)

sự chỉ đại đổi mới quản lý hợp tác xã nông nghiệp của đảng bộ tỉnh vĩnh phúc từ 1968 1986

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 152 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
……………………………………

NGUYỄN QUỲNH PHƢƠNG

SỰ CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI QUẢN LÝ HỢP TÁC XÃ
NÔNG NGHIỆP CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚ
TỪ NĂM 1968 ĐẾN NĂM 1986

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
………………………………

NGUYỄN QUỲNH PHƢƠNG

SỰ CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI QUẢN LÝ HỢP TÁC XÃ NÔNG
NGHIỆP CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚ TỪ NĂM
1968 ĐẾN NĂM 1986

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 56

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:


PGS. Lê Mậu Hãn

HÀ NỘI - 2012


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CNXH

: Chủ nghĩa xã hội

CNTB

: Chủ nghĩa tƣ bản

HTX

: Hợp tác xã

Hn

: Hà Nội

Nxb

: Nhà xuất bản

UBND

: Ủy Ban nhân dân


XHCN

: Xã hội chủ nghĩa


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
Chƣơng 1: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚ CHỈ ĐẠO QUẢN LÝ HTX
NÔNG NGHIỆP NHỮNG NĂM 1968-1976........................................................... 7
1.1. Chủ trƣơng của Đảng về phát triển HTX nông nghiệp và tình hình xây
dựng HTX nông nghiệp của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú trƣớc năm 1968 ........................ 7
1.1.1. Chủ trương của Đảng về xây dựng HTX nông nghiệp .............................. 7
1.1.2. Tình hình xây dựng, phát triển HTX nông nghiệp ở Vĩnh Phú trước
năm 1968................................................................................................................... 15
1.2. Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú chỉ đạo quản lý HTX nông nghiệp ......................... 19
1.2.1. Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú chấn chỉnh công tác ba khoán và quản lý
ruộng đất trong HTX nông nghiệp (1968-1970) ......................................................... 19
1.2.2. Quá trình tiếp tục củng cố, đưa HTX nông nghiệp tiến lên theo con
đường XHCN (1971-1976) ................................................................................................ 30
Chƣơng 2: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚ CHỈ ĐẠO “KHOÁN” TRONG
HTX NÔNG NGHIỆP NHỮNG NĂM 1977-1986 ................................................. 48
2.1. Chủ trƣơng của Đảng và Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú về phát triển HTX
nông nghiệp ............................................................................................................... 48
2.1.1. Chủ trương của Đảng về phát triển HTX nông nghiệp ............................. 49
2.1.2. Chủ trương khoán trong HTX nông nghiệp của Đảng bộ tỉnh Vĩnh
Phú (1977-1986) ....................................................................................................... 56
2.2. Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú thực hiện “khoán” trong HTX nông nghiệp .......... 62
2.2.1. Quá trình thực hiện “khoán” trong HTX nông nghiệp (1977-1979) ........ 61
2.2.2. Quá trình thực hiện khoán sản phẩm trong HTX nông nghiệp (19801986) ......................................................................................................................... 68

Chƣơng 3:NHẬN XÉT CHUNG VÀ NHỮNG KINH NGHIỆM CHỦ YẾU .......... 83
3.1. Nhận xét chung .......................................................................................... 83
3.2. Những kinh nghiệm chủ yếu ....................................................................... 97
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 107
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 110
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 121


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp vừa là khâu đột phá vừa là lĩnh
vực đổi mới thành công nhất trong công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam đồng thời
cũng là một quá trình tìm tòi, đấu tranh lâu dài và gian nan. Từ sau khi miền Bắc
đƣợc giải phóng (1954) và sau khi thống nhất đất nƣớc (1975), nông nghiệp Việt
Nam đƣợc xây dựng theo mô hình hợp tác hóa - tập thể hóa với cơ chế tập trung
quan liêu bao cấp. Cuối những năm 70 của thế kỷ XX, trên bình diện cả nƣớc,
phong trào hợp tác hóa nông nghiệp lâm vào tình trạng khủng hoảng, bế tắc, bộc lộ
nhiều đình đốn, trì trệ đòi hỏi phải có một cơ chế quản lý đúng đắn để thúc đẩy
nông nghiệp phát triển. Từ thực tiễn đó, ở một số địa phƣơng, cơ sở, tổ chức đảng
và quần chúng đã tự phát tìm kiếm lối thoát trong nông nghiệp, là cơ sở thực tế cho
việc đổi mới tƣ duy kinh tế nông nghiệp của Đảng và đƣa nông nghiệp trở thành
khâu đột phá thúc đẩy tiến trình đổi mới ở Việt Nam.
Vĩnh Phúc là một trong những địa phƣơng đi đầu trong quá trình tìm kiếm lối
thoát cho nông nghiệp và là một đột phá điển hình trong cả nƣớc. Từ việc thực hiện
“khoán việc” những năm 1961-1962, tới “khoán hộ” những năm 1966-1968 ở Vĩnh
Phúc cho đến “khoán chui” những năm 1978-1980 ở Vĩnh Phú (năm 1968 Phú Thọ
và Vĩnh Phúc hợp nhất thành Vĩnh Phú) đã cho thấy những bƣớc đi thăng trầm, đầy
gian nan của quá trình đổi mới quản lý HTX nông nghiệp của Vĩnh Phú. Đồng thời
cũng thấy đƣợc nét táo bạo, tính độc lập, tự chủ trong quá trình quản lý HTX nông
nghiệp của Vĩnh Phú. Vĩnh Phú trở thành một trong những cơ sở thực tiễn để Đảng

thực hiện đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp Việt Nam.
Thông qua việc tìm hiểu sự chỉ đạo đổi mới quản lý HTX nông nghiệp Vĩnh Phú
những năm 1968-1986, luận văn nhằm làm rõ nét táo bạo, tính độc lập của mô hình
quản lý nông nghiệp của Đảng bộ Vĩnh Phú; từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệm
trong quá trình đổi mới quản lý nông nghiệp. Đồng thời, luận văn cũng góp phần nhận
định lại một số vấn đề về kinh tế nông nghiệp hợp tác hóa - tập thể hóa, nhằm phát huy
mạnh mẽ vai trò của kinh tế nông nghiệp trong nền kinh tế chung của đất nƣớc.

1


Với ý nghĩa đó, chúng tôi chọn đề tài “Sự chỉ đạo đổi mới quản lý HTX nông
nghiệp của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú từ năm 1968 đến năm 1986 ” làm luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Với vai trò đặc biệt quan trọng của mình, HTX nông nghiệp đã thu hút đƣợc
sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc, các cơ quan và các địa phƣơng cũng nhƣ sự
nghiên cứu, tìm hiểu của các nhà khoa học ở nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau. Có
thể kể đến một số công trình nghiên cƣ́u nhƣ:
“HTX nông nghiệp Việt Nam lịch sử - vấn đề - triển vọng” (1992) của Chử
Văn Lâm (chủ biên), Nxb Sự thật. Tác phẩm trình bày lịch sử phong trào hợp tác
hóa nông nghiệp ở Việt Nam, quá trình từng bƣớc cơ chế quản lý HTX nông nghiệp
và đánh giá phong trào tập thể hóa nông nghiệp.
“Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam” (1991) của Trƣơng
Thị Tiến, Nxb Chính trị quốc gia. Cuốn sách trình bày quá trình hình thành, phát
triển các HTX nông nghiệp, mô hình tổ chức quản lý, quá trình đổi mới cơ chế quản
lý kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam, rút ra một số kinh nghiệm từ góc độ lịch sử.
“Phá rào” trong kinh tế vào đêm trước đổi mới” (2009) của Đặng Phong,
Nxb Tri thức trình bày từ giải phóng đất nƣớc đến “cởi trói” cho sản xuất, từ xí
nghiệp “xé rào” đến nhà nƣớc sửa đổi “hàng rào”, từ tiểu nông cá thể lên sản xuất

lớn rồi về với kinh tế hộ và những bài học lịch sử từ những mũi đột phá.
Nghiên cứu về HTX nông nghiệp ở Vĩnh Phú cũng có một số công trình địa
phƣơng nhƣ:
“HTX Lai Sơn khoán sản lượng tốt đẩy mạnh sản xuất” (1959), Nxb Nông
thôn giới thiệu vài nét về HTX Lai Sơn (Vĩnh Phúc), một số kinh nghiệm về công
tác quản lý lao động, thực hiện khoán sản lƣợng để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp.
Cuốn “Lịch sử Đảng bộ Vĩnh Phúc 1930-2005” (2007) của Ban Chấp hành
Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc, Nxb Chính trị quốc gia trình bày về vị trí địa lý, truyền
thống văn hiến của nhân dân Vĩnh Phúc; quá trình hình thành các cơ sở Đảng, Đảng
bộ tỉnh lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền, kháng chiến chống thực

2


dân Pháp xâm lƣợc, chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ và chi viện miền
Nam cũng nhƣ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc cùng với công cuộc đổi mới
đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Báo cáo tham luận Hội thảo khoa học “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong
tư duy đổi mới của đồng chí Kim Ngọc về nông nghiệp, nông dân, nông thôn” của
Ban Tuyên giáo tỉnh Vĩnh Phúc năm 2009 đã trình bày một số bài tham luận nhƣ:
“Kim Ngọc - Người đi trước thời gian” của tác giả Nguyễn Thành Tô; “Chủ trương
khoán hộ trong Nghị quyết 68-NQ/TU về một số vấn đề quản lý lao động trong HTX
nông nghiệp ở Vĩnh Phúc năm 1966” của Trần Văn Sở; “Vĩnh Phúc thực hiện và phát
huy tư duy đổi mới về nông nghiệp, nông dân, nông thôn của đồng chí Kim Ngọc”
của Nguyễn Ngọc Thanh. Các tham luận tại hội nghị đều khẳng định đồng chí Kim
Ngọc là hiện thân của tấm gƣơng sáng về hết lòng ủng hộ cái mới tiến bộ, của tinh
thần không ngừng đổi mới tƣ duy - một phẩm chất cao qúy của ngƣời cộng sản chân
chính hết lòng hết sức vì Đảng, vì tự do hạnh phúc của nhân dân lao động; đồng thời,
khẳng định những thành tựu trong quá trình thực hiện “khoán hộ”.
Khóa luận cử nhân lịch sử “Bước đầu tìm hiểu chủ trương khoán nông nghiệp ở

Vĩnh Phúc những năm 60” (2000), của Trần Thị Mỹ Hƣờng, khoa Lịch sử, trƣờng Đại
học Khoa học xã hội và Nhân văn trình bày về chủ trƣơng khoán nông nghiệp của Vĩnh
Phúc những năm 60, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm chủ trƣơng khoán nông nghiệp.
Các công trình nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau nhƣng đều khẳng định
tính đúng đắn, hợp lý của việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp, đáp ứng
đƣợc những yêu cầu tình hình kinh tế Việt Nam lúc bấy giờ cũng nhƣ sự phát triển
của lực lƣợng sản xuất, tạo nên những thay đổi về mọi mặt.
Tuy nhiên, đối với vấn đề đổi mới quản lý HTX nông nghiệp Vĩnh Phú của
Đảng bô ̣ tỉnh Vĩnh Phú từ 1968-1986 chƣa có một công trình nghiên cứu riêng biệt
nào mà chủ yếu mới đƣợc đề cập mô ̣t cách khái quát qua các Nghị quyết, các báo cáo
hàng năm của Tỉnh ủy, Ban nông nghiệp tỉnh. Đây là nguồn tài liệu quan trọng, cung
cấ p cơ sở lý luâ ̣n, tƣ liê ̣u và cả nhƣ̃ng gơ ̣i ý khoa ho ̣c để tác giả thƣ̣c hiê ̣n luâ ̣n văn.

3


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ các vấn đề thuộc về lý luận và thực tiễn
về hợp tác hóa, tập thể hóa nông nghiệp ở Vĩnh Phú, trong đó vấn đề khoán trong
nông nghiệp là bƣớc đi ban đầu quan trọng. Đề tài cũng làm rõ các bƣớc đi mang
tính phù hợp với điều kiện Vĩnh Phú từ một nền sản xuất nhỏ đi lên xây dựng
CNXH giàu mạnh và văn minh.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nghiên cứu đề tài “Sự chỉ đạo đổi mới quản lý HTX nông nghiệp của Đảng bộ
tỉnh Vĩnh Phú từ năm 1968 đến năm 1986” hƣớng đến giải quyết những nhiệm vụ:
Thứ nhất, hệ thống hóa các tài liệu liên quan đến đề tài bao gồm các chủ
trƣơng, chính sách của Đảng và Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú về đổi mới quản lý HTX
nông nghiệp, các báo cáo của các cấp, các ngành có liên quan đến quản lý HTX
nông nghiệp Vĩnh Phú.

Thứ hai, mô tả lại một cách khách quan, toàn diện những chủ trƣơng, chính
sách và quá trình Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú đổi mới quản lý HTX nông nghiệp từ năm
1968 đến 1986.
Thứ ba, nêu lên những kết quả đạt đƣợc, rút ra nhận xét, đánh giá và bài học
kinh nghiệm trong đổi mới quản lý HTX nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phú.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu về khoán và những đổi mới trong quản lý HTX
nông nghiệp ở Việt Nam, cụ thể là ở Vĩnh Phú; đặc biệt, đi sâu vào nghiên cứu khoán
từ đó thấy đƣợc những đổi mới trong quản lý HTX nông nghiệp của Đảng bộ Vĩnh
Phú từ 1968 đến 1986.
* Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn hƣớng chủ yếu vào nghiên cứu về chủ trƣơng của Đảng về HTX
nông nghiệp và quá trình đổi mới quản lý HTX nông nghiệp của Đảng bộ tỉnh Vĩnh
Phú những năm 1968-1986 trên địa bàn toàn tỉnh.

4


5. Nguồn tƣ liệu, cơ sở lý luận, phƣơng pháp nghiên cứu
* Nguồn tài liệu: Thƣ̣c hiê ̣n đề tài này , luâ ̣n văn chủ yếu dựa vào các nguồn
tài liệu sau:
- Các văn kiện của Đảng về vấn đề HTX nông nghiệp cùng các Chủ trƣơng, Nghị
quyế t của Tỉnh ủy, Ban nông nghiệp về đổi mới quản lý HTX nông nghiệp
- Các Báo cáo tổng kết của các sở, ban, ngành có liên quan tới vấn đề HTX
nông nghiệp.
- Các công trình khoa học của các nhà nghiên cứu đƣợc đăng tải trên các
tạp chí của Trung ƣơng và địa phƣơng.
* Cơ sở lý luận:
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ

Chí Minh mà chủ yếu là phép duy vật biện chứng và dựa trên cả những chủ trƣơng,
đƣờng lối phát triển HTX nông nghiệp của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng bộ tỉnh
Vĩnh Phú. Bên cạnh đó, còn có những quan điểm của các nhà nghiên cứu về HTX
trong và ngoài nƣớc.
* Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng chủ yếu phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp lôgíc , ngoài
ra còn sử dụng ph ƣơng pháp đố i chiế u , phân tích, phê phán, so sánh, tổng hợp để
làm sáng tỏ vấn đề luận văn cần trình bày.
6. Đóng góp của luận văn
- Luận văn hê ̣ thố ng hóa những chủ trƣơng , chính sách của Đảng Cộng sản
Việt Nam và Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú về đổi mới quản lý HTX nông nghiệp những
năm 1968 đến 1986.
- Trên cơ sở các nguồ n tƣ liê ̣u lich
̣ sƣ̉, đặc biệt là nguồn tƣ liệu gốc, luận văn đã
trình bày quá trình Đảng bô ̣ tỉnh Vĩnh Phú chỉ đạo đổi mới quản lý HTX nông nghiệp
và nêu những nhận xét cùng một số bài học kinh nghiệm của Đảng bô ̣ tin
̉ h trong đổi
mới quản lý HTX nông nghiệp nhƣ̃ng năm 1968-1986.
- Thông qua nghiên cứu đề tài này, bƣớc đầu làm sáng rõ một số vấn đề về lý
luận và thực tiễn hình thành một cơ chế quản lý nông nghiệp thích hợp của Việt

5


Nam trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH; hơn nữa, làm rõ tính chủ động, sáng tạo
của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú trong công cuộc đổi mới quản lý HTX nông nghiệp
những năm 1968-1986. Đây là cuộc đấu tranh gay gắt giữa sáng tạo và giáo điều
trong nỗ lực vì con đƣờng hợp tác hóa nông nghiệp.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận

văn đƣợc chia thành 3 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú chỉ đạo quản lý HTX nông nghiệp
những năm 1968-1976
Chƣơng 2: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú chỉ đạo “khoán” trong HTX nông
nghiệp những năm 1977-1986
Chƣơng 3: Nhận xét chung và những kinh nghiệm chủ yếu

6


Chƣơng 1: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚ CHỈ ĐẠO QUẢN LÝ HTX
NÔNG NGHIỆP NHỮNG NĂM 1968-1976
1.1. Chủ trƣơng của Đảng về phát triển HTX nông nghiệp và tình hình
xây dựng HTX nông nghiệp của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú trƣớc năm 1968
1.1.1. Chủ trương của Đảng về xây dựng HTX nông nghiệp
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954) kết thúc thắng lợi, miền
Bắc đƣợc hoàn toàn giải phóng. Trƣớc thực trạng thấp kém, lạc hậu, nghèo nàn của
nền kinh tế miền Bắc nói chung, của kinh tế nông nghiệp nói riêng, Đảng và Nhà
nƣớc đã quyết định thực hiện kế hoạch 3 năm (1955-1957) nhằm hàn gắn vết
thƣơng chiến tranh, khôi phục kinh tế. Cũng vào giai đoạn này, Đảng và Nhà nƣớc
đã chủ trƣơng khuyến khích, vận động nông dân tham gia tổ đổi công, giúp đỡ lẫn
nhau đẩy mạnh sản xuất. Tháng 8-1955, tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ƣơng 8
(khóa II), Đảng chủ trƣơng xây dựng thí điểm một số HTX nông nghiệp, lấy đó làm
cơ sở thực tiễn để định hƣớng công cuộc cải tạo XHCN đối với nông nghiệp. Hội
nghị cũng xác định đƣờng lối phát triển nông thôn sau cải cách ruộng đất là:
Hƣớng dẫn kinh tế nông nghiệp tiến dần từng bƣớc lên CNXH, qua vận động
HTX mà chuyển dần kinh tế cá thể lên kinh tế tập thể có tính chất XHCN. Nơi
nào có kinh nghiệm đổi công, có cơ sở đổi công thƣờng xuyên và có cốt cán
lãnh đạo tƣơng đối vững thì làm thí nghiệm một số HTX sản xuất. [24, tr.413]
Tiếp đó, trong những năm 1958-1960, xuất phát từ nhận thức muốn xóa bỏ tận

gốc chế độ bóc lột, chặn đứng con đƣờng phát triển tự phát của CNTB ở nông thôn,
xây dựng cơ sở để tiến hành công nghiệp hóa XHCN, củng cố khối liên minh công
nông trong thời kỳ lịch sử mới, Đảng quyết định tiến hành hợp tác hóa nông nghiệp
trên toàn miền Bắc coi đó là khâu then chốt trong toàn bộ công cuộc cải tạo XHCN.
Đứng trƣớc một sự nghiệp mới mẻ, phức tạp, quan điểm chỉ đạo của Đảng đối với
phong trào hợp tác hóa là thận trọng, tiến hành từng bƣớc, từ thấp đến cao. Nhƣng
khi chủ trƣơng hợp tác hóa đƣa vào thực hiện đã đƣợc các tổ chức Đảng, chính
quyền địa phƣơng nhận thức, triển khai với một khí thế cách mạng đặc biệt, phong
trào hợp tác hóa nông nghiệp phát triển với tốc độ không ngờ. Sự phát triển ồ ạt với

7


một số lƣợng HTX nông nghiệp lớn hơn nhiều so với dự tính làm cho Hội nghị Ban
Chấp hành Trung ƣơng tháng 11 năm 1958 đi đến kết luận: “Hợp tác hoá là yêu cầu
phát triển khách quan của nông nghiệp và nông dân, là một nhiệm vụ kinh tế và
chính trị cǎn bản của Đảng ta trong cuộc cách mạng XHCN”. [25, tr.528]
Tháng 4 năm 1959, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ƣơng 16 (khóa 2), đã phân
tích toàn diện tình hình nông thôn miền Bắc và xây dựng những tƣ tƣởng cơ bản về
đƣờng lối hợp tác hóa nông nghiệp của Đảng. Hội nghị nhận định ở nông thôn miền
Bắc vào cuối những năm thập kỷ 50 có hai mâu thuẫn: Mâu thuẫn thứ nhất là giữa
hợp tác hóa với những thế lực ngăn cản nó, thể hiện chủ yếu là mẫu thuẫn giữa hai
con đƣờng; mâu thuẫn giữa tập thể với cá thể, xét cho cùng là mâu thuẫn giữa sức
sản xuất và quan hệ sản xuất. Mâu thuẫn thứ hai là giữa yêu cầu tăng năng suất lao
động và kỹ thuật lạc hậu. Từ đó, Hội nghị rút ra kết luận kiên quyết đƣa nông dân đi
vào làm ăn tập thể chính là biện pháp hữu hiệu để giải quyết những mâu thuẫn đó.
Hội nghị thảo luận về hình thức, bƣớc đi, nguyên tắc công hữu hóa tƣ liệu sản
xuất; tiêu chí đánh giá tính chất XHCN đƣợc nêu lên là tổ đổi công - mầm mống
XHCN, HTX bậc thấp - nửa XHCN, HTX bậc cao - hoàn toàn XHCN. Hội nghị
cũng nêu nguyên tắc quản lý tập trung, phân phối thống nhất, quy định về trích lập

các quỹ, tổ chức bộ máy HTX…
Với những nội dung trên, Hội nghị đã đánh dấu sự định hình tƣ tƣởng hợp tác
hóa theo hình mẫu tập thể hóa, vốn đƣợc áp dụng phổ biến ở các nƣớc XHCN và
đƣợc coi là mô hình tất yếu, phù hợp với bản chất của XHCN.
Tháng 5-1959, Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng họp hội nghị lần thứ 16 để
thảo luận và đề ra nghị quyết cụ thể về vấn đề hợp tác hóa nông nghiệp. Nghị quyết
ghi rõ miền Bắc phải tiến lên lên CNXH với hai chân vững mạnh: công nghiệp hóa
XHCN và nông nghiệp hợp tác hóa. Từ đó, Đảng chủ trƣơng kiên quyết đƣa nông
thôn miền Bắc qua con đƣờng phong trào hợp tác hóa nông nghiệp tiến lên CNXH.
Đó là bƣớc đi tất yếu mở đƣờng cho lực lƣợng sản xuất phát triển, đẩy nhanh cách
mạng kỹ thuật để xây dựng quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động về mặt
kinh tế. Vì ở nƣớc ta xây dựng quan hệ sản xuất XHCN thực chất là xây dựng chế

8


độ làm chủ tập thể về kinh tế bao gồm làm chủ tập thể đối với tƣ liệu sản xuất, làm
chủ lực lƣợng lao động, làm chủ tập thể trong việc tổ chức quản lý sản xuất và trong
lĩnh vực phân phối. Trong nông nghiệp, nội dung đó đƣợc thực hiện trên ba mặt:
xây dựng, củng cố sở hữu tập thể, gắn chặt sở hữu tập thể với sở hữu toàn dân; xây
dựng chế độ quản lý đúng đắn và chế độ phân phối hợp lý.
Hội nghị đề ra phƣơng châm cho phong trào là tích cực lãnh đạo, vững chắc
tiến lên, quy hoạch về mọi mặt sát với từng vùng, làm tốt, vững và gọn. Theo tình
thần Nghị quyết Trung ƣơng 16, Hội nghị nhấn mạnh 3 nguyên tắc cần đƣợc quán
triệt và chấp hành nghiêm chỉnh trong suốt quá trình xây dựng và củng cố HTX là
tự nguyên, cùng có lợi và quản lý dân chủ. Cuộc vận động phong trào hợp tác hóa
nông nghiệp miền Bắc nhanh chóng trở thành một phong trào sâu rộng.
Giữa lúc kế hoạch ba năm cải tạo XHCN, phát triển kinh tế, văn hóa ở miền
Bắc sắp hoàn thành và cách mạng miền Nam đã tiến một bƣớc nhảy vọt, từ ngày 5
đến ngày 10-9-1960, tại Hà Nội, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng

họp. Đây là Đại hội xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nƣớc nhà.
Đại hội khẳng định cách mạng XHCN là một cuộc cách mạng triệt để nhất và sâu
sắc nhất trong lịch sử loài ngƣời. Xóa bỏ chế độ tƣ hữu về tƣ liệu sản xuất, xóa bỏ
bóc lột và giai cấp bóc lột, thực hiện chế độ công hữu về tƣ liệu sản xuất, mở đƣờng
cho sức sản xuất từ trình độ lạc hậu tiến lên trình độ hiện đại, do đó mà phát triển
sản xuất đến cao độ, làm cho nhân dân lao động vĩnh viễn thoát khỏi cảnh nghèo
đói. Không những là một cuộc cách mạng triệt để về kinh tế, chính trị mà còn là
một cuộc cách mạng triệt để về tƣ tƣởng, văn hóa và kỹ thuật. Báo cáo cũng trình
bày đƣờng lối cách mạng XHCN ở miền Bắc là:
Công cuộc cách mạng XHCN ở miền Bắc phải là một quá trình cải biến cách
mạng về mọi mặt nhằm đƣa miền Bắc từ nền kinh tế chủ yếu dựa trên sở hữu
cá thể về tƣ liệu sản xuất tiến lên nền kinh tế XHCN dựa trên sở hữu toàn dân
và sở hữu tập thể, từ chế độ sản xuất nhỏ tiến lên chế độ sản xuất lớn XHCN,
từ tình trạng kinh tế rời rạc và lạc hậu, xây dựng thành một nền kinh tế cân đối
và hiện đại. [26, tr.455]

9


Báo cáo cũng đề ra nhiệm vụ và phƣơng hƣớng của kế hoạch 5 năm lần thứ
nhất (1961-1965) về hợp tác hóa nông nghiệp mục tiêu là hoàn thành cải tạo quan
hệ sản xuất trong nông nghiệp, hoàn thành việc hợp tác hóa ở bậc thấp, đƣa toàn bộ
các HTX bậc thấp lên bậc cao, và thống nhất các HTX bậc cao quy mô nhỏ thành
những HTX lớn.
Bƣớc vào kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) đồng thời với nhiệm vụ
xây dựng bƣớc đầu cơ sở vật chất - kỹ thuật cho CNXH, Đảng và Nhà nƣớc hết sức
quan tâm củng cố, hoàn thiện quan hệ sản xuất mới đã đƣợc xác lập, đặc biệt là trên
địa bàn nông thôn. Ngày 27-1-1961, Bộ Chính trị (khóa III) đã ra nghị quyết chỉ đạo
nhằm tăng cƣờng củng cố HTX nông nghiệp nêu ra ba việc phải tập trung giải
quyết: củng cố HTX, mở rộng quy mô HTX, phát triển sản xuất nông nghiệp toàn

diện. Tháng 2 năm 1963, theo chủ trƣơng của Bộ Chính trị, cuộc vận động cải tiến
quản lý HTX, cải tiến kỹ thuật đƣợc triển khai rộng khắp miền Bắc. Cải tiến quản lý
HTX gồm: cải tiến quản lý sản xuất, quản lý lao động, quản lý tài vụ và thực hiện
quản lý dân chủ. Cải tiến kỹ thuật gồm: Cải tiến kỹ thuật, bƣớc đầu xây dựng cơ sở
vật chất - kỹ thuật của HTX, ra sức bồi dƣỡng và đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ
nghiệp vụ và cán bộ kỹ thuật các loại cho HTX. Chủ trƣơng nhấn mạnh:
Một điều cần đặc biệt chú ý là cải tiến quản lý HTX và cải tiến kỹ thuật là
hai việc gắn chặt với nhau, không thể tách rời và đều nhằm một mục đích là
phát triển sản xuất, tăng năng suất, tăng thu nhập, củng cố quan hệ sản xuất
mới, cải thiện đời sống cho xã viên. Tách rời hai vấn đề đó, hoặc lệch về
một phía nào đều là không đúng và có hại cho sản xuất nông nghiệp và cho
phong trào hợp tác hoá nông nghiệp. [27, tr.94-95]
Đầu những năm 60 bắt đầu hình thành chế độ ba khoán trong HTX nông
nghiệp gồm: khoán chi phí sản xuất, khoán công điểm, khoán sản lƣợng. Với việc
thực hiện chế độ ba khoán, HTX trở thành đơn vị quản lý thống nhất trong đó đội
sản xuất là đơn vị nhận khoán nhằm mục đích:
Không ngừng nâng cao ý thức làm nhanh, nhiều, tốt, kiệm; phát huy tinh thần
tích cực, tính chủ động sáng tạo của các đội, tổ sản xuất và các xã viên trong

10


lao động; tăng cƣờng đoàn kết tƣơng trợ trong các HTX; bảo đảm tăng gia sản
xuất, thực hành tiết kiệm, trên cơ sở đó mà tăng thu nhập cho HTX và xã
viên[15, tr.6].
Những năm 1958-1965, là thời kỳ ra đời, tiến hành tập thể hóa nông nghiệp
trên quy mô lớn, tốc độ cao, củng cố và mở rộng chế độ kinh tế tập thể, là giai đoạn
mở đầu có ý nghĩa nền tảng, chi phối toàn bộ tiến trình tập thể hóa nông nghiệp
nƣớc ta sau này. Thực tiễn cho thấy sự hình thành, phát triển của phong trào hợp tác
hóa - tập thể hóa chủ yếu xuất phát từ những tiền đề chính trị chứ chƣa phải từ

những tiền đề kinh tế. Phong trào phát triển nhanh chóng và đạt đƣợc thành tựu lớn,
đến năm 1965 phong trào hợp tác hóa đã thu hút 90,3% số hộ nông dân miền Bắc,
gần 80% số hộ nông dân đã đi theo con đƣờng làm ăn tập thể ở miền núi. Tuy
nhiên, phong trào hợp tác hóa nông nghiệp vẫn chƣa đạt đƣợc mục tiêu xóa bỏ tận
gốc chế độ bóc lột, chặn đứng con đƣờng phát triển tự phát của CNTB ở nông thôn,
bƣớc đầu xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho CNXH, chƣa xây dựng đƣợc miền
tin vững chắc đối với nông dân. Phong trào hợp tác hóa còn tồn tại nhiều hạn chế,
xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau.
Trong những năm 1968-1975, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc của nhân
dân ta diễn ra quyết liệt trên cả hai miền đất nƣớc: Miền Nam đấu tranh chống lại
chiến lƣợc “Chiến tranh cục bộ” và chiến lƣợc “Việt Nam hóa chiến tranh” của đế
quốc Mỹ. Miền Bắc chiến đấu chống lại cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất và
cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ, tiếp tục xây dựng CNXH,
làm nghĩa vụ hậu phƣơng. Trƣớc cục diện mới và yêu cầu mới của sự nghiệp chống
Mỹ cứu nƣớc, miền Bắc phải ra sức khắc phục hậu quả nặng nề của chiến tranh
đồng thời khắc phục những mặt yếu kém trong nền kinh tế, sớm chuyển biến tình
hình làm đà cho việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trƣớc mắt.
Từ năm 1964, đế quốc Mỹ đã huy động một lực lƣợng lớn không quân, hải
quân đánh phá miền Bắc nhằm tiêu diệt tiềm lực kinh tế, quốc phòng của miền Bắc,
chặn đứng sự chi viện từ hậu phƣơng lớn vào tiền tuyến lớn miền Nam. Để đối phó
và đánh bại chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ, Hội nghị Ban Chấp

11


hành Trung ƣơng 11,12 (năm 1965) đã quyết định chuyển hƣớng về tƣ tƣởng, tổ
chức, kinh tế, quốc phòng, tiếp tục xây dựng nhà nƣớc XHCN khi cả nƣớc có chiến
tranh và Miền Bắc phải vừa xây dựng kinh tế vừa phòng thủ chiến tranh, luôn giữ
vai trò là hậu phƣơng lớn đối với miền Nam. Để thực hiện nhiệm vụ ấy, Miền Bắc
phải tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động cải tiến quản lý, cải tiến kỹ thuật vòng hai.

Trong bối cảnh chế độ ba khoán đang đƣợc hình thành ở nhiều địa phƣơng thì
tháng 9-1966, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra Nghị quyết 68-NQ/TU “Về một số vấn đề quản
lý lao động nông nghiệp trong HTX hiện nay” chủ trƣơng mở rộng “khoán hộ” trên
phạm vi toàn tỉnh. “Khoán hộ” của Vĩnh Phúc là tín hiệu dự báo môt hƣớng đi mới
của nông thôn - nông nghiệp nhƣng “khoán hộ” ở Vĩnh Phúc lúc đó chƣa đƣợc chấp
nhận vì nhiều lý do chủ quan và khách quan. Tháng 12-1968, Ban Bí thƣ ra Thông
tri “Chấn chỉnh công tác ba khoán và quản lý ruộng đất của HTX sản xuất nông
nghiệp ở các địa phương” nhắc nhở các địa phƣơng quán triệt và thực hiện nghiêm
túc nội dung, nguyên tắc của chế độ ba khoán trong các HTX, đồng thời, phân tích,
phê phán sai lầm của hình thức “khoán hộ”.
Ngay sau khi đế quốc Mỹ buộc phải tuyên bố chấm dứt chiến tranh phá hoại
miền Bắc, Đảng và Nhà nƣớc đã tập trung khắc phục tình trạng mất dân chủ trong
các HTX nông nghiệp. Tháng 4-1969, Điều lệ HTX bậc cao đƣợc ban hành gồm 10
chƣơng, 33 điều nêu rõ chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc dân chủ, nội dung quản lý
và vấn đề phân phối thu nhập của HTX bậc cao. Ngày 15-3-1970, Bộ Chính trị ra
Nghị quyết “Phát huy dân chủ, tăng cường chế độ làm chủ tập thể của xã viên ở
nông thôn, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, phát triển nông nghiệp toàn diện, vững
chắc” nhận định:
Việc xây dựng chế độ dân chủ và quyền làm chủ tập thể của quần chúng chƣa
tiến kịp với chế độ chính trị và quan hệ sản xuất mới, với quy mô HTX ngày
càng mở rộng, sản xuất ngày càng phát triển, quản lý kinh doanh ngày càng
phức tạp. [28, tr.120]

12


Để giải quyết mâu thuẫn này, Bộ Chính trị nhấn mạnh phải tôn trọng, bảo
đảm quyền dân chủ và làm chủ tập thể của xã viên trên các mặt kinh tế - chính trị xã hội, sản xuất - phân phối - quản lý.
Bƣớc vào những năm 70, trƣớc yêu cầu ngày càng lớn của sự nghiệp xây dựng
CNXH và chống Mỹ cứu nƣớc, Đảng đã đề ra những chủ trƣơng quan trọng nhằm tạo

một bƣớc chuyển biến căn bản trong đời sống kinh tế - xã hội ở hậu phƣơng miền Bắc.
Đầu năm 1971, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ƣơng 19 (khóa III) đề ra chủ trƣơng tổ
chức lại sản xuất đƣa nông nghiệp tiến lên sản xuất lớn XHCN đã khẳng định:
Ở nƣớc ta vốn chƣa trải qua thời kỳ phát triển tƣ bản chủ nghĩa, đấu tranh giữa
hai con đƣờng chủ yếu là đấu tranh giữa hai khả năng phát triển của sản xuất
nhỏ: sẽ đi lên CNTB hay sẽ đi lên CNXH? Vì vậy, trên mặt trận kinh tế, vấn
đề cơ bản nhất đối với chúng ta là đấu tranh đƣa sản xuất nhỏ cá thể lên sản
xuất lớn XHCN. [29, tr.109]
Tháng 1-1974, Trung ƣơng Đảng họp Hội nghị 22 khẳng định và cụ thể hóa một
bƣớc chủ trƣơng tổ chức lại sản xuất đƣa nông nghiệp tiến lên sản xuất lớn XHCN. Hội
nghị nhấn mạnh sự cần thiết phải chấn chỉnh và tăng cƣờng hoạt động của HTX, có kế
hoạch chuẩn bị mở rộng quy mô HTX một cách hợp lý, có lãnh đạo chặt chẽ. Cuối
năm 1974, Ban Bí thƣ Trung ƣơng ra chỉ thị 208-CT/TW nêu rõ những nội dung cơ
bản của việc tổ chức lại sản xuất và cải tiến quản lý nông nghiệp bao gồm vấn đề xây
dựng cấp huyện là cấp thực hiện tiến hành ba cuộc cách mạng ở nông thôn, chủ trƣơng
quy hoạch lại HTX, hƣớng dẫn tiến hành cải tiến quản lý HTX.
Đại thắng mùa xuân năm 1975 đã đƣa dân tộc ta bƣớc vào kỷ nguyên cả nƣớc
thống nhất đi lên CNXH. Đồng thời với việc tích cực thống nhất đất nƣớc về mặt nhà
nƣớc, Đảng và nhân dân đặc biệt chú trọng xây dựng thống nhất về cơ cấu kinh tế - xã
hội. Miền Bắc vẫn tiếp tục mở rộng cuộc vận động tổ chức lại sản xuất, cải tiến quản lý
nông nghiệp ở các HTX, miền Nam từng bƣớc triển khai công cuộc hợp tác hóa nông
nghiệp. Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng lần thứ 24 (29/9/1975) của Ban Chấp hành
Trung ƣơng Đảng Lao Động Việt Nam khẳng định:
Với thắng lợi rực rỡ mùa Xuân năm 1975, cách mạng Việt Nam đã chuyển
sang giai đoạn mới: Từ chiến tranh chuyển sang hoà bình, từ một nửa nƣớc bị
chủ nghĩa thực dân mới chia cắt và thống trị sang cả nƣớc độc lập và thống

13



nhất, từ hai nhiệm vụ chiến lƣợc, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách
mạng XHCN, sang một nhiệm vụ chiến lƣợc là làm cách mạng XHCN và xây
dựng CNXH trong cả nƣớc. [30, tr.372]
Nghị quyết cũng đề ra nhiệm vụ chiến lƣợc của cách mạng đất nƣớc trong giai
đoạn mới là:
Hoàn thành thống nhất nƣớc nhà, đƣa cả nƣớc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến
vững chắc lên CNXH. Miền Bắc phải tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng
CNXH và hoàn thiện quan hệ sản xuất XHCN; miền Nam phải đồng thời tiến
hành cải tạo XHCN và xây dựng CNXH. Cải tạo XHCN và xây dựng CNXH
là hai mặt khăng khít của cuộc cách mạng XHCN. [30, tr.374]
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng Cộng sản Việt Nam họp từ 1420-12-1976 đã khẳng định: ngày nay, Tổ quốc ta đã hoàn toàn độc lập thì dân tộc và
CNXH là một. Đại hội hoạch định đƣờng lối cách mạng XHCN trong giai đoạn mới
là quá trình thực hiện ba cuộc cách mạng: Cách mạng về quan hệ sản xuất, cách
mạng khoa học - kỹ thuật và cách mạng tƣ tƣởng và văn hoá trong đó cách mạng
khoa học - kỹ thuật là then chốt. Quá trình thực hiện ba cuộc cách mạng ấy cũng là
quá trình hình thành từng bƣớc chế độ làm chủ tập thể XHCN, nền sản xuất lớn
XHCN, nền văn hoá mới và con ngƣời mới XHCN.
Trong những năm 1968-1976, nhìn về hình thức phong trào hợp tác hóa - tập
thể hóa vẫn có những bƣớc tăng trƣởng: tỷ lệ nông dân vào HTX ngày càng cao,
quy mô HTX ngày càng lớn, cơ sở vật chất kỹ thuật của HTX tiếp tục đƣợc tăng
cƣờng. Tuy nhiên, nếu xét về hiệu quả kinh tế, đi sâu vào thực chất quản lý thì thấy
một sự thật trái ngƣợc là HTX nông nghiệp bộc lộ ngày càng rõ nhiều mặt hạn chế
yếu kém. Mặc dù cơ sở vật chất - kỹ thuật tăng nhƣng HTX chƣa khai thác hết hiệu
quả, diện tích gieo trồng giảm sút, chi phí sản xuất tăng vọt, sản lƣợng lƣơng thực
không tăng, tham ô, lãng phí, hao phí tiền vốn, vật tƣ tăng lên nghiêm trọng. Tuy
Đảng đã chủ động đề ra các chủ trƣơng, biện pháp để khắc phục nhƣng thực tế quá
trình mở rộng quy mô HTX, tổ chức lại sản xuất, thí điểm cơ giới hóa, xây dựng địa
bàn cấp huyện, đƣa nông nghiệp tiến lên sản xuất lớn XHCN tỏ ra không phù hợp
với hoàn cảnh và điều kiện lịch sử miền Bắc.


14


1.1.2. Tình hình xây dựng, phát triển HTX nông nghiệp ở Vĩnh Phú trước
năm 1968
Trƣớc năm 1968, tỉnh Vĩnh Phú bao gồm hai tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc.
Quán triệt chủ chƣơng của Đảng, trong những năm 1958-1967, phong trào hợp tác
hóa - tập thể hóa đã diễn ra nhanh chóng trên địa bàn hai tỉnh.
Đối với nông nghiệp, ngay từ năm 1956, Trung ƣơng đã chọn Vĩnh Phúc, Phú
Thọ làm nơi xây dựng HTX nông nghiệp thí điểm để rút kinh nghiệm, chuẩn bị cho
những bƣớc tiếp theo. Trƣớc khi bƣớc vào thực hiện Kế hoạch 3 năm (1958-1960)
cải tạo XHCN đối với nông nghiệp, hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú thọ đã xây dựng thí
điểm đƣợc 18 HTX nông nghiệp bậc thấp với quy mô xóm, công tác xây dựng tổ
đổi công trong nông thôn đƣợc đẩy mạnh. Tính đến đầu năm 1958, tỉnh Vĩnh Phúc
đã xây dựng đƣợc 11.192 tổ đổi công gồm 72.779 hộ, chiếm 66,09% tổng số hộ
nông dân, ở Phú Thọ có 66.211 hộ tham gia tổ đổi công, chiếm 76,6% tổng số hộ
nông dân.[3, tr.40]. Phong trào đổi công trong nông nghiệp ở hai tỉnh đã tạo tiền đề
thuận lợi để thực hiện hợp tác hóa nông nghiệp.
Năm 1958, phong trào hợp tác hóa đƣợc phát động khá rầm rộ ở cả hai tỉnh và
xuất hiện những điển hình tiên tiến nhƣ HTX Lai Sơn (Tam Dƣơng, Vĩnh Phúc),
thôn Nậm Bổng (Cổ Tiết, Phú Thọ). Đến cuối năm 1960, công cuộc cải tạo XHCN
đối với nông nghiệp ở hai tỉnh cơ bản hoàn thành, ở Vĩnh Phúc lập đƣợc 1.350 HTX
gồm 107.944 hộ nông dân, đạt 92,68% tổng số hộ nông dân toàn tỉnh, đƣa 20 HTX
lên bậc cao, gần 100 HTX liên thôn, HTX toàn xã. Ở Phú Thọ đã xây dựng 1.376
HTX, đạt 89,9% tổng số hộ nông dân lao động, có 189 HTX bậc cao, 27 HTX liên
thôn và 11 HTX toàn xã. [3, tr.44]
Thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965), hai tỉnh tiếp tục thực hiện
cải tạo XHCN đối với nông nghiệp, củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới
nhằm đƣa những hộ làm ăn riêng lẻ vào HTX, tập trung củng cố HTX về hai mặt
chất lƣợng quản lý và quy mô HTX và đặc biệt chú ý đến công tác đào tạo cán bộ

nhằm nâng cao năng lực quản lý sản xuất tập thể cho cán bộ HTX.

15


Ngày 8-1-1962, Ban công tác nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc đã đề ra “Kế hoạch
hướng dẫn thực hiện khoán việc trong sản xuất nông nghiệp” nhằm phát huy tính
tích cực lao động của nông dân, mọi việc làm của nông dân đƣợc chủ động, sáng tạo
và thoải mái, hợp với khả năng của từng ngƣời, việc làm đƣợc nhiều mà lại nhanh
gọn. Thực hiện khoán trực tiếp cho từng lao động; khoán trắng cho từng hộ; khoán
cho từng nhóm; khoán cho tập thể. Chủ trƣơng khoán việc cụ thể của Đảng bộ tỉnh
là đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh tập quán của nông thôn Vĩnh Phúc; làm cho
quy mô và năng suất lao động trong các HTX nông nghiệp ở địa phƣơng trong thời
gian này đều đƣợc tăng lên. Kết quả đạt đƣợc trong công tác ba khoán, nhất là
khoán việc đƣợc thực hiện từ những năm 1960-1962 chính là cơ sở để Đảng bộ tỉnh
Vĩnh Phúc thực hiện “khoán hộ” từ 1966 đến 1968.
Những năm 1965-1967, hai tỉnh tiếp tục củng cố, phát triển HTX trong điều
kiện chiến tranh, tình hình sản xuất nông nghiệp hai tỉnh có chiều hƣớng tụt dần.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nông nghiệp bị sa sút phổ biến do công tác chỉ đạo
nông nghiệp đƣa quy mô HTX lên quá lớn, chuyển từ bậc thấp lên bậc cao quá
nhanh, không chú ý đến những điều kiện để HTX hoạt động; công hữu hóa tƣ liệu
sản xuất một cách ồ ạt dẫn đến tình trạng không quản lý nổi; dong công phóng điểm
diễn ra nhiều, tham ô, lãng phí xảy ra ở hầu khắp các HTX, đời sống xã viên hết sức
khó khăn. Ngƣời lao động chỉ trông vào mảnh ruộng 5% và trên thực tế thu nhập từ
nguồn này của các hộ xã viên chiếm tới 60% tổng thu nhập vì thế họ không quan
tâm tới kinh tế tập thể. Từ thực tiễn đòi hỏi, các cấp Đảng ủy và chính quyền hai
tỉnh tìm lối đi đúng cho nền nông nghiệp tập thể hóa với mục đích đảm bảo tối thiểu
nhƣ cầu lƣơng thực, thực phẩm cho nhân dân và đóng góp đầy đủ cho Nhà nƣớc.
Vụ đông xuân 1965-1966, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc quyết định làm thí điểm cải tiến
quản lý HTX với nội dung khoán cho hộ gia đình xã viên ở ba HTX: HTX Thôn

Thƣợng (Vĩnh Tƣờng), HTX Đông Xuân (Lập Thạch), HTX số 1,2,3,4 xã Đại Đồng
(Vĩnh Tƣờng).Trên cơ sở sơ kết các điểm làm thử, Tỉnh ủy rút ra một số kết luận:
khoán theo phƣơng pháp mới tận dụng đƣợc lao động, kích thích tính tự giác của
lao động đồng thời có thể áp dụng các chỉ tiêu kỹ thuật vào sản xuất và đã thực hiện

16


đƣợc phân phối sản phẩm tƣơng đối công bằng, hợp lý, khắc phục đƣợc một số tiêu
cực; do vậy, tạo nên động lực đƣa năng suất cây trồng, vật nuôi tăng lên, đời sống
ngƣời lao động sẽ đƣợc cải thiện. Tuy nhiên, khi tiến hành giao khoán cần chú ý
một số điểm nhƣ công tác giáo dục tƣ tƣởng phải làm tốt để ngƣời lao động tự giác
thực hiện, HTX phải nắm chắc lao động, tính toán định mức, chỉ tiêu kỹ thuật và
thanh toán thù lao một cách hợp lý. Tỉnh ủy khẳng định ba khoán và khoán việc cho
hộ, cho lao động là cách làm có hiệu quả rõ rệt, làm chuyển biến tình hình sản xuất
của HTX. Vì thế, ngay trong vụ mùa năm 1966, Tỉnh ủy chỉ đạo triển khai khoán
rộng rãi ở nhiều HTX, một số HTX còn tiến thêm một bƣớc là khoán cả trong chăn
nuôi và một số ngành nghề. Trên cơ sở làm thử ở một số HTX và qua thực tiễn
phong trào, ngày 10-9-1966 Thƣờng vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra Nghị quyết số 68NQ/TU “Về một số vấn đề quản lý lao động nông nghiệp trong HTX hiện nay”.
Nghị quyết đã chỉ ra vị trí, khả năng lao động nông nghiệp của tỉnh là:
Lao động là một trong ba điều kiện cơ bản để tiến hành sản xuất, là vốn quý
không thể thiếu đƣợc. Điều kiện cơ bản quyết định nhất để tăng năng suất lao
động là con ngƣời lao động có kỹ năng, sử dụng đƣợc thành thạo công cụ sản
xuất tiên tiến, có giác ngộ cách mạng, làm việc với thái độ lao động mới.[4, tr.1]
Phƣơng hƣớng, nhiệm vụ chung là phải tạo mọi điều kiện huy động, sử dụng
đƣợc hết và tốt mọi khả năng lao động hiện có. Phải dùng mọi biện pháp để tăng
năng suất lao động trong nông nghiệp, đảm bảo nhiệm vụ trung tâm chính trị và sản
xuất, chiến đấu. Thực hiện hai nhiệm vụ lớn trên Nghị quyết nêu lên sáu nhiệm vụ
cụ thể, trƣớc mắt về quản lý lao động của các HTX, các cấp, các ngành trong đó
nhiệm vụ trọng tâm về ba khoán đƣợc Nghị quyết tập trung làm rõ thêm:

Trong khi lao động nông nghiệp có xu hƣớng ngày càng giảm, vấn đề tổ
chức hợp lý hóa sản xuất các khả năng lao động trở nên cấp thiết. Một trong
những vấn đề tổ chức hợp lý hóa sản xuất có tầm quan trọng lớn lao ảnh
hƣởng trực tiếp đến tăng năng suất lao động là tổ chức thực hiện đƣợc tốt chế
độ ba khoán: khoán việc cho nhóm, cho lao động và cho hộ.[4, tr.4]

17


Nghị quyết nhấn mạnh hình thức khoán việc cho nhóm, cho từng lao động,
cho hộ và giao khoán riêng từng khâu có tác dụng tăng năng suất lao động nhất,
phải áp dụng rộng rãi. Vì thực hiện tốt đƣợc ba khoán, khoán nhóm đến từng lao
động, từng hộ, từng khâu canh tác và cả vụ sẽ giải quyết đƣợc vấn đề tăng năng
suất lao động thiết thực, sẽ kích thích đƣợc tính tích cực, đẩy mạnh nâng cao đƣợc
năng suất lao động của từng ngƣời, từng nhóm, tập thể HTX; từ đó, sẽ tránh đƣợc ỷ
lại, dựa dẫm, lƣời biếng, tự do tùy tiện, do đó, quản lý lao động đƣợc chặt chẽ, kỷ
luật lao động đƣợc tự giác, tiết kiệm sức lao động, tận dụng khả năng lao động phụ,
lao động nhàn rỗi trong các gia đình mà lao động vẫn còn thì giờ nghỉ ngơi học tập;
đồng thời sẽ khắc phục tình trạng quan liêu, thoát ly sản xuất, xa rời quần chúng,
tham ô, tƣ lợi của cán bộ cơ sở.
Nghị quyết cũng đặt vấn đề muốn thực hiện đƣợc chế độ ba khoán ở HTX,
ngoài vấn đề chuyển biến về tƣ tƣởng, nhận thức, điều quyết định mấu chốt là vấn
đề định mức lao động, xếp bậc công việc, định tiêu chuẩn tính công cho tất cả các
loại công việc trong các khâu sản xuất của từng loại cây trồng thời vụ khác nhau,
các loại gia cầm, gia súc khác nhau, kể cả trong các ngành nghề của HTX. Nghị
quyết cũng chỉ ra những khó khăn khi triển khai khoán ra diện rộng, trong đó, khó
khăn, trở ngại lớn nhất vẫn là tƣ tƣởng chỉ đạo của cán bộ, vốn quen lề lối làm việc
giản đơn, tác phong chung chung, tùy tiện, đại khái, giải quyết công việc theo tình
cảm cá nhân, nay phải đi sâu nghiên cứu, tính toán phức tạp về nghiệp vụ, hoặc còn
một số cán bộ, đảng viên lạc hậu, quen ỷ lại, dựa dẫm, lƣời biếng, tính toán tƣ lợi,

không muốn vƣơn lên thực hiện cái mới.
Nghị quyết “khoán hộ” ra đời từ thang 9-1966 nhƣng việc triển khai thực hiện
ra diện rộng cũng gặp không ít khó khăn, vì vậy, hiệu quả thiết thực của nó mới chỉ
là bƣớc đầu. Từ cuối năm 1967, sau khi đƣợc chấn chỉnh và tăng cƣờng cán bộ về
cơ sở tổ chức triển khai, Nghị quyết 68-NQ/TU về “khoán hộ” của Tỉnh ủy Vĩnh
Phúc đã đƣợc thực hiện sâu rộng hơn và thu đƣợc kết quả tốt hơn trong các HTX.
Tổng kết năm 1967, hai tỉnh có 243 HTX đạt trên 5 tấn thóc/ha cả năm (tăng gấp 4
lần so với năm 1965). Tháng 12 năm 1967, tỉnh Vĩnh Phúc công bố Bảng vàng 6

18


tấn: xã Ngũ Kiên, Tuân Chính, Vân Hội, Tam Phúc, Yên Phƣơng, Cao Đại và
Nguyệt Đức. Bảng vàng 7 tấn: Thọ Trƣng, Thôn Thƣợng, Cao Bình và Phù Lập
(Vĩnh Phúc), HTX Phƣợng Lâu, Đồng Lực (Phú Thọ). Sản lƣợng lƣơng thực quy ra
thóc năm 1967 đạt 409.528 tấn so với năm 1966 tăng 29.007 tấn, chăn nuôi phát
triển tốt [3, tr.133]. Nông nghiệp đƣợc mùa, đời sống nhân dân tuy còn khó khăn
nhƣng đã ổn định hơn trƣớc, các nghĩa vụ đối với Nhà nƣớc đều đƣợc hoàn thành
chỉ tiêu. Nguyên nhân nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc đƣợc mùa vào năm 1967 có
nhiều, trong đó việc thực hiện “khoán hộ” bƣớc đầu đạt đƣợc những thành quả nhất
định, góp phần nâng cao năng suất.
Tình hình HTX nông nghiệp hai tỉnh trƣớc năm 1968 trải qua nhiều bƣớc khác
nhau, bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc vẫn còn những hạn chế nhất định không
thể tránh khỏi. Từ thực tế phong trào hợp tác hóa - tập thể hóa của hai tỉnh trƣớc
năm 1968 để lại những kinh nghiệm, bài học thiết thực cho công tác củng cố, phát
triển HTX nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Phú những năm 1968-1986.
1.2. Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú chỉ đạo quản lý HTX nông nghiệp
1.2.1. Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú chấn chỉnh công tác ba khoán và quản lý
ruộng đất trong HTX nông nghiệp (1968-1970)
Ngày 26-1-1968, Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội ra Nghị quyết số 504/NQ-QH

về hợp nhất tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Phú Thọ thành tỉnh Vĩnh Phú. Tỉnh Vĩnh Phú
hợp nhất giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc của nhân dân hai miền
Nam - Bắc đang giành những thắng lợi quan trọng. Cùng với thuận lợi rất cơ bản,
Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Phú cũng phải đối mặt với những khó khăn thử thách to
lớn nhƣ: tuy đất rộng, ngƣời đông, địa hình chia cắt, có tiềm năng to lớn nhƣng
chƣa đƣợc khai thác triệt để. Nhận thức thực tế nông nghiệp trong những năm này,
tỉnh Vĩnh Phú từng bƣớc thực hiện đổi mới quản lý HTX nông nghiệp. Ngày 2-41968, Tỉnh ủy đề ra “Phương hướng, nhiệm vụ củng cố xây dựng HTX nông nghiệp
năm 1968” nhằm:
Phát huy những thắng lợi của năm 1967 và mục đích ý nghĩa của việc hợp
nhất tỉnh. Tiếp tục hoàn thành cuộc vận động cải tiến quản lý HTX; tăng

19


cƣờng củng cố HTX trên các mặt, hoàn thiện quan hệ sản xuất XHCN đƣợc
toàn diện và đồng đều hơn, góp phần tích cực cho 2 nhiệm vụ trung tâm trƣớc
mắt hiện nay là sản xuất và chiến đấu phục vụ cho nhiệm vụ chính trị chung
của cả nƣớc. [54, tr.2]
Công tác cụ thể của năm 1968 tập trung vào những điểm chủ yếu sau:
Coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục hai con đƣờng, nâng cao tinh thần làm
chủ tập thể, động viên lao động sản xuất và tăng cƣờng đoàn kết trong nội bộ HTX.
Củng cố HTX đã có quy mô thích hợp và hợp nhất HTX có quy mô quá nhỏ để
ổn định tổ chức, đẩy mạnh sản xuất phát triển. HTX đã có quy mô thích hợp phải củng
cố, ổn định trên 3 mặt là cốt cán lãnh đạo, sắp xếp tổ đội sản xuất và phƣơng hƣớng
kinh doanh sản xuất.
Tăng cƣờng công tác quản lý, phát huy tính ƣu việt của lối làm ăn tập thể mà nội
dung tập trung chủ yếu vào các khâu chính là:
1- Quản lý kinh doanh sản xuất nhằm phát huy mọi điều kiện của một tỉnh trung
du đƣa sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện, mạnh mẽ, vững chắc và chú ý đến
quản lý ruộng đất, trồng trọt, chăn nuôi.

2- Quản lý lao động là sử dụng lao động hợp lý, định chế độ công điểm, định
mức lao động đúng chính sách, đẩy mạnh khoán việc cho nhóm, cho lao động làm đòn
bẩy tăng hiệu suất và tăng năng suất lao động để phát triển nông nghiệp toàn diện.
3- Quản lý tiền vốn và vật tư để thực hiện huy động và sử dụng vốn đúng hƣớng,
tập trung vào những khâu chính nhằm thâm canh và tái sản xuất mở rộng làm cho của
cải vật chất của tập thể ngày càng tăng; kiện toàn sổ sách theo đúng chế độ, nguyên tắc;
thực hiện tài chính công khai, đảm bảo quyền làm chủ của xã viên.
4 - Quản lý dân chủ từ khâu sản xuất đến khâu chi tiêu, thu hoạch phân phối theo
chế độ quản lý dân chủ trong nội bộ HTX nông nghiệp.
Củng cố và tăng cƣờng phát huy cơ sở vật chất kỹ thuật, đẩy mạnh phong trào cải
tiến kỹ thuật, thực hiện các biện pháp thâm canh để phát triển sản xuất và tăng năng
suất cây trồng và gia súc.

20


Bồi dƣỡng, đào tạo cán bộ, nâng cao trình độ quản lý kinh tế tập thể và nghiệp vụ
kỹ thuật quản lý đáp ứng với yêu cầu phát triển của phong trào.
Sửa chữa và nghiên cứu thống nhất việc chấp hành các chế độ, chính sách trong
nội bộ HTX nông nghiệp cho phù hợp với tình hình nhằm khuyến khích lao động sản
xuất và tăng cƣờng đoàn kết nội bộ. Tiếp tục làm cuộc vận động cải tiến quản lý
HTX trong những huyện chƣa làm xong.
Tháng 10-1968, Tỉnh ủy ra Nghị quyết số 14-NQ/TU “Về phương hướng phát
triển kinh tế và triển khai một số nhiệm vụ lớn trong năm 1969”. Phƣơng hƣớng
tổng quát đƣợc xác định là:
Ra sức phát triển mạnh mẽ kinh tế địa phƣơng, vừa tích cực phát triển nông
nghiệp toàn diện theo hƣớng thâm canh, vừa chú trọng phát triển nhanh hơn
công nghiệp địa phƣơng, cung cấp ngày càng nhiều lƣơng thực, thực phẩm,
trâu bò cày kéo, nguyên liệu cho công nghiệp và hàng xuất khẩu cho Nhà
nƣớc, tích cực cải thiện đời sống của nhân dân trong tỉnh. [5, tr.394]

Trên cơ sở phát triển nông nghiệp toàn diện làm nền tảng để phát triển công
nghiệp và các ngành kinh tế khác, yêu cầu đặt ra là phải củng cố phong trào hợp tác
hóa nông nghiệp và cải tiến công tác quản lý lao động. Đáp ứng yêu cầu đó, Tỉnh ủy
chủ trƣơng thống nhất áp dụng phƣơng pháp “khoán” theo Nghị quyết số 68NQ/TU (ngày 10-9-1966) của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc trên địa bàn toàn tỉnh Vĩnh Phú.
Tuy nhiên, do điều kiện lịch sử đất nƣớc đang trong hoàn cảnh chiến tranh chống
Mỹ ác liệt, phƣơng thức “khoán” ở Vĩnh Phúc chƣa đƣợc phổ biến rộng rãi mà chỉ
bó hẹp trong phạm vi địa phƣơng.
Ngày 6-11-1968, phát biểu tại Hội nghị cán bộ tỉnh Vĩnh Phú về vấn đề HTX
nông nghiệp, đồng chí Trƣơng Chinh, ủy viên Bộ chính trị, Chủ tịch Ủy ban Thƣờng
vụ Quốc hội đã phân tích đánh giá tình hình hợp tác hóa nông nghiệp của tỉnh:
- Bằng cách giao khoán ruộng đất của HTX cho hộ trong một số HTX đang
diễn ra tình trạng chia lại ruộng đất cho xã viên.
- Bằng cách khoán sản lƣợng cho hộ một số HTX đã tự biến mình thành ngƣời
“phát canh thu tô” đối với xã viên.

21


×