PHÒNG GD&ĐT GIÁ RAI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường TH Tân Hiệp A Độc Lập- Tự do - Hạnh Phúc
________________ ____ _______________ _____________________________________________________________________________________
Tân Phong, ngày tháng năm 2012
BÁO CÁO THAM LUẬN
HIỆU TRƯỞNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI QUẢN LÝ CÔNG TÁC
PHÁT HIỆN BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI, HỌC SINH NĂNG KHIẾU
Trần Thế Hương, HT trường TH Tân Hiệp A
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện là một trong những
nhiệm vụ trọng tâm của trường tiểu học, bên cạnh đó việc nâng cao chất lượng
mũi nhọn lại là một nhiệm vụ đòi hỏi phải có sự đầu tư rất lớn và rất quan trọng.
Đó cũng chính là một trong những cơ sở để đánh giá chất lượng đào tạo của nhà
trường ở cuối năm học.
Đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài là nhiệm vụ, là mục tiêu để
làm động lực phát triển xã hội, phát triển đất nước. Mỗi nhà trường, mỗi giáo
viên đều có nhiệm vụ phát hiện và châm bồi học sinh giỏi, học sinh năng khiếu.
Bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu ở tiểu học là tạo nền móng
cho chiến lược đào tạo nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Phát
hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu là việc làm hết sức cần
thiết và có ý nghĩa trong công tác giáo dục toàn diện của trường phổ thông. Phát
hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu là góp phần tích cực thực
hiện chủ đề của năm học 2011-2012.
Phong trào học sinh giỏi, học sinh viết chữ đẹp hiện nay là những phong
trào mũi nhọn của trường TH Tân Hiệp A, nó như những bông hoa đẹp tô điểm
thêm cho vườn hoa đang nở.
Được sự phân công của lãnh đạo Phòng GD&ĐT; hôm nay tôi có bài
tham luận trước Hội thảo về việc: “Hiệu trưởng chỉ đạo đổi mới quản lý công
tác phát hiện bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu” .
II. THỰC TRẠNG:
1. Trường TH Tân Hiệp A đặt tại ấp Khúc Tréo A xã Tân Phong. Trường
có 03 điểm trường, điểm trường xa nhất cách điểm trung tâm khoảng 3 km.
D/The Huong/Tham luan 1
-Tổng số CB.GV.NV là 43/20 nữ (có 01 HĐNH).
Trong đó giáo viên trực tiếp dạy lớp là: 36/19 nữ.
-Tổng số lớp: 29 lớp = 1.024/491 nữ. Tỷ lệ giáo viên/ lớp= 1.24
-Tổng số lớp học 7 buổi / tuần: 7 lớp = 229/128 nữ.
-Tổng số phòng học: 23 phòng. Có 03 phòng chức năng.
2. Thuận lợi:
-Có đủ cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy học.
-Tay nghề giáo viên khá đồng đều, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn 100 %, trên
chuẩn 50 %.
-Điểm trường đặt tại khu trung tâm của xã thuận tiện cho học sinh đi học,
điểm trung tâm có số lượng học sinh đông 766 em, bình quân 38,3 HS/lớp (mỗi
khối có 04 lớp), đa số học sinh ngoan, lễ phép và chăm học.
-Cha mẹ học sinh luôn quan tâm đến việc học tập của con em mình ở nhà
cũng như ở trường.
3. Khó khăn:
-Cơ sở vật chất chưa đáp ứng cho học 7 buổi / tuần, còn thiếu bàn ghế học
sinh.
-Một bộ phận cha mẹ học sinh có hoàn cảnh khó khăn chưa xem trọng
việc học tập của con em mình, không cho con học lớp 7 buổi / tuần.
4. Số học sinh giỏi qua khảo sát chất lượng đầu năm:
Tiếng Việt Toán
SL % SL %
122 11,84 261 25,34
III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
1. Chọn giáo viên:
1.1 Chọn giáo viên dạy lớp điểm sáng:
-Có tâm huyết với nghề nghiệp, tận tâm, tậm tụy với công việc được giao.
-Luôn yêu thương, tộn trọng và đối xử công bằng với học sinh.
-Thường xuyên học hỏi để nâng cao tay nghề qua dự giờ, qua mạng
Internet, sách báo . . .
D/The Huong/Tham luan 2
-Có kinh nghiệm giảng dạy nhất là dạy đối tượng học sinh giỏi, mạnh dạn
đổi mới phương pháp, các hình thức tổ chức dạy học phong phú, linh hoạt.
-Thường xuyên tìm tòi các bài tập khó, cách giải hay để hướng dẫn học
sinh thực hành.
1.2 Chọn giáo viên dạy bồi dưỡng:
-Giáo viên dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu phải thật sự
vững vàng về kiến thức bộ môn, phải biết tự nghiên cứu tự học tập, luôn tích lũy
kiến thức, phải thường xuyên rèn luyện tìm tòi để có kiến thức chuyên sâu. Phải
biết phân loại được các mạch kiến thức liên thông, kiến thức mang tính tiền đề,
tính bắc cầu và tính kế thừa.
-Phải nắm trình độ kiến thức của từng học sinh để giáo viên có kế hoạch,
biện pháp và phương pháp giảng dạy cho từng học sinh trong từng giai đoạn. Từ
đó xác định cần bổ sung kiến thức và hệ thống kiến thức cần ôn luyện.
-Trong dạy bồi dưỡng, trước khi giới thiệu một bài toán, một đoạn văn
nào đó cho học sinh thì người giáo viên cần nghiền ngẫm, suy nghĩ thật kỹ về
bài toán hoặc đoạn văn đó. Cần nắm bắt tất cả những khó khăn mà học sinh của
mình sẽ gặp phải khi làm bài, cần tránh đưa ra quá nhiều những thuật ngữ vì khả
năng tiếp thu của học sinh còn giới hạn.
Trong quá trình dạy bồi dưỡng, giáo viên tìm tòi và nghiên cứu rất nhiều
tài liệu để hướng dẫn HS cách giải quyết các bài tập. Sau khi hướng dẫn học
sinh cách giải từng dạng bài xong thì giáo viên cho học sinh làm một số bài tập
tương tự. Khi học sinh đã nắm được cách giải các dạng bài tập thì lúc đó giáo
viên cho học sinh giải các bộ đề các cấp.
Học sinh học bồi dưỡng phải làm bài một cách độc lập, không nhìn bài
của bạn. Ở nhà còn làm thêm một số bài tập thầy giao, đối với những em có điều
kiện còn tìm giải thêm một số bài tập khác trên mạng theo chương trình “Giải
toán qua Internet”.
D/The Huong/Tham luan 3
-Trong quá trình bồi dưỡng, tổ chức ôn tập, giải bài tập cần phải có sự
chọn lọc những học sinh nổi trội để có thời gian bồi dưỡng cá biệt sâu hơn.
2. Chọn học sinh
2.1. Lớp điểm sáng:
-Căn cứ vào kết quả khảo sát chất lượng đầu năm học và kết quả của năm
học qua, nhà trường chọn những em có thành tích cao nhất vào học chung một
lớp gọi là lớp điểm sáng.
2.2. Chọn đội tuyển học sinh giỏi:
Học sinh được tuyển chọn vào đội tuyển phải đạt được các điều kiện sau:
-Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm phải đạt từ 9 - 10 điểm.
-Xếp loại học lực môn năm qua: loại giỏi.
-Ham học, thích tìm tòi khám phá, chuyên cần, tham gia đầy đủ các ngày
học bồi dưỡng.
Ngoài các điều kiện trên cũng cần các yếu tố hỗ trợ của cha mẹ học sinh
như sự quan tâm, đưa rước và tạo điều kiện học tập tốt cho con em, vì tất cả học
sinh đi học bồi dưỡng đều học vào buổi chiều, ngoài giờ học chính khóa.
Nhà trường còn phát động hỗ trợ kích thích phong trào như: đối với giáo
viên bồi dưỡng, giáo viên chủ nhiệm có học sinh giỏi và học sinh giỏi ngoài
phần thưởng theo quy định thì Ban đại diện CMHS còn thưởng thêm từ 40.000 -
100.000 cho mỗi giải cá nhân học sinh đạt giải vòng huyện, vòng tỉnh.
3. Thời gian học và bồi dưỡng:
-Đối với các lớp điểm sáng thi nhà trường sắp xếp cho học 7 buổi/tuần
được 02 lớp.
-Đối với đội tuyển học sinh giỏi lớp 5 được tiến hành bồi dưỡng sau khi
có kết quả khảo sát chất lượng đầu năm. Thời gian bồi dưỡng trong tháng
9/2011 là 2 buổi/tuần cho đến cuối tháng 9/2011 thì chọn lọc lại đội tuyển chính
thức. Từ tháng 10/2011 cho đến khi thi vòng huyện thời gian bồi dưỡng từ 3-5
buổi/tuần.
-Đối với đội tuyển học sinh giỏi lớp 3 và 4 thời gian bồi dưỡng là 2
buổi/tuần. Nhà trường giao cho giáo viên chủ nhiệm bồi dưỡng, đến tháng
D/The Huong/Tham luan 4
12/2011 giao cho giáo viên chuyên bồi dưỡng học sinh giỏi phụ trách. Thời gian
bồi dưỡng sau khi lớp 5 thi vòng tỉnh lớp 4 là 3 buổi/tuần, lớp 3: 2 buổi/tuần.
4. Kết quả đạt được:
4.1. Học sinh giỏi cuối học kỳ 1 năm học 2011-2012:
-Môn Tiếng Việt:
Đầu năm
Cuối HK1
2010-2011
Cuối HK1
2011-2012
So sánh
(3) so với (1) (3) so với (2)
1 2 3 Tăng Giảm Tăng Giảm
11,84 20,56 21,02 9,18 0,46
-Môn Toán:
Đầu năm
Cuối HK1
2010-2011
Cuối HK1
2011-2012
So sánh
(3) so với (1) (3) so với (2)
1 2 3 Tăng Giảm Tăng Giảm
25,34 34,25 35,87 10,53 1,62
4.2. Học sinh giỏi đạt giải vòng huyện, tỉnh:
Khối
Năm học
2010-2011
Năm học
2011-2012
So sánh
Huyện Tỉnh Huyện Tỉnh Tăng Giảm
3 4
4 12
5 13 7 13
Số học sinh giỏi lớp 5 đạt giải vòng huyện của năm học 2010-2011 bằng
với năm học 2011-2012 nhưng hiện nay số học sinh giỏi đang học bồi dưỡng tại
huyện chuẩn bị thi vòng tỉnh là 13 em. Như vậy khả năng học sinh đạt giải vòng
tỉnh năm học 2011-2012 sẽ cao hơn năm học 2010-2011.
Kính thưa Hội thảo !
Trên đây là một số biện pháp đổi mới công tác quản lý về chỉ đạo phát
hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu mà trường TH Tân Hiệp A
D/The Huong/Tham luan 5
đã thực hiện trong thời gian qua. Chắc hẳn còn nhiều vấn đề chưa thuyết phục
các bạn đồng nghiệp tham dự Hội thảo nhưng nó đã giúp cho đơn vị chúng tôi
nhiều năm liền đạt được kết quả đáng khích lệ. Nhà trường còn phải phấn đấu
liên tục, thường xuyên học hỏi để tăng thêm vốn hiểu biết, kinh nghiệm để duy
trì tốt phong trào này trong những năm tiếp theo. Rất mong nhận được các ý
kiến đóng góp của quý đồng nghiệp.
Xin kính chúc quý lãnh đạo và toàn thể Hội thảo sức khoẻ, hạnh phúc và
thành đạt.
D/The Huong/Tham luan 6