Thuyết Minh Đồ Án QLCTRĐT GVHD: TS. Trần Thị Mỹ Diệu
Chương 1
GIỚI THIỆU CHUNG
1.1 GIỚI THIỆU KHU VỰC THIẾT KẾ
1.1.1 Vị Trí Địa Lý
Thành phố Đà Nẵng nằm ở 15
0
55' đến 16
0
14' vĩ Bắc, 107
0
18' đến 108
0
20' kinh Đông, Bắc giáp tỉnh
Thừa Thiên - Huế, Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, Đông giáp Biển Đông.
Nằm ở vào trung độ của đất nước, trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ, đường sắt, đường
biển và đường hàng không, cách Thủ đô Hà Nội 764km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh
964 km về phía Nam. Ngoài ra, Đà Nẵng còn là trung điểm của 4 di sản văn hoá thế giới nổi tiếng là
cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn và Rừng quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Trong phạm vi khu vực và quốc tế, thành phố Đà Nẵng là một trong những cửa ngõ quan trọng ra
biển của Tây Nguyên và các nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma đến các nước vùng Đông
Bắc Á thông qua Hành lang kinh tế Đông Tây với điểm kết thúc là Cảng biển Tiên Sa. Nằm ngay
trên một trong những tuyến đường biển và đường hàng không quốc tế, thành phố Đà Nẵng có một vị
trí địa lý đặc biệt thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng và bền vững.
http://
www.danang.gov.vn; cập nhật lúc: thứ ba, 02/10/2007 14:20
1- 1
Thuyết Minh Đồ Án QLCTRĐT GVHD: TS. Trần Thị Mỹ Diệu
1.1.2 Diện Tích Tự Nhiên
Thành phố Đà Nẵng có diện tích tự nhiên là 1.255,53 km
2
; trong đó, các quận nội thành chiếm diện
tích 213,05 km
2
, các huyện ngoại thành chiếm diện tích 1.042,48km
2
(trong đó có huyện đảo Hoàng
Sa với diện tích 305 km
2
). Thành phố có các loại đất khác nhau: cồn cát và đất cát ven biển, đất mặn,
đất phèn, đất phù sa, đất xám bạc màu và đất xám, đất đen, đất đỏ vàng, đất mùn đỏ vàng... Trong
đó, quan trọng là nhóm đất phù sa ở vùng đồng bằng ven biển thích hợp với thâm canh lúa, trồng rau
và hoa quả ven đô; đất đỏ vàng ở vùng đồi núi thích hợp với các loại cây công nghiệp dài ngày, cây
đặc sản, dược liệu, chăn nuôi gia súc và có kết cấu vững chắc thuận lợi cho việc bố trí các cơ sở
công trình hạ tầng kỹ thuật.
Trong 1.255,53 km
2
diện tích, chia theo loại đất có:
Đất lâm nghiệp: 514,21 km
2
;
Đất nông nghiệp: 117,22 km
2
;
Đất chuyên dùng (sử dụng cho mục đích công nghiệp, xây dựng, thủy lợi, kho bãi, quân
sự...): 385,69 km
2
;
Đất ở: 30,79 km
2
;
Đất chưa sử dụng, sông, núi: 207,62 km
2
.
; cập nhật lúc: thứ ba, 02/10/2007 14:20 .
1.1.3 Khí Hậu
Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Khí hậu
Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam, với tính trội là khí hậu
nhiệt đới điển hình ở phía Nam. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12
và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và
không kéo dài.
Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,9°C; cao nhất vào các tháng 6, 7, 8, trung bình 28-30°C;
thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình 18-23°C. Riêng vùng rừng núi Bà Nà ở độ cao gần 1.500
m, nhiệt độ trung bình khoảng 20°C.
1- 2
Thuyết Minh Đồ Án QLCTRĐT GVHD: TS. Trần Thị Mỹ Diệu
Độ ẩm không khí trung bình là 83,4%; cao nhất vào các tháng 10, 11, trung bình 85,67-87,67%; thấp
nhất vào các tháng 6, 7, trung bình 76,67-77,33%.
Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.504,57 mm; lượng mưa cao nhất vào các tháng 10, 11, trung
bình 550-1.000 mm/tháng; thấp nhất vào các tháng 1, 2, 3, 4, trung bình 23-40 mm/tháng.
Số giờ nắng bình quân trong năm là 2.156,2 giờ; nhiều nhất là vào tháng 5, 6, trung bình từ 234 đến
277 giờ/tháng; ít nhất là vào tháng 11, 12, trung bình từ 69 đến 165 giờ/tháng.
1.1.4 Dân Số
Dân số của thành phố Đà Nẵng và các quận huyện trực thuộc được thể hiện trong Bảng 1.1
Bảng 1.1 Dân số thành phố Đà Nẵng và các quận huyện trực thuộc
Năm
1999 2002
Dân số
(Người)
Mật độ
(Người/km
2
)
Dân số
(Người)
Mật độ
(Người/km
2
)
Thành phố Đà Nẵng 684.846 545,15 741.200 590,35
Bảng 1.1 Dân số thành phố Đà Nẵng và các quận huyện trực thuộc (tiếp theo)
Năm
2003 2004 2005
Dân số
(Người)
Mật độ
(Người/km
2
)
Dân số
(Người)
Mật độ
(Người/km
2
)
Dân số
(Người)
Mật độ
(Người/km
2
)
Thành
phố Đà
Nẵng
752.200 599,12 763.297 608
777.216 619
Nguồn: ; cập nhật lúc: thứ ba, 02/10/2007 14:20.
1.1.5 Cơ Sở Hạ Tầng
Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện có đủ 4 loại đường giao thông thông dụng là: đường bộ,
đường sắt, đường biển và đường hàng không.
Tổng số km đường trên địa bàn thành phố (không kể các hẻm, kiệt và đường đất) là 382,583 km.
Trong đó: quốc lộ 70,865 km; tỉnh lộ 99,716 km; đường huyện 67 km; đường nội thị 181,672 km.
Chiều rộng trung bình của mặt đường là 08m. Mật độ đường bộ phân bố không đều, ở trung tâm là 3
km/km
2
, ngoại thành là 0,33 km/km
2
.
Tuyến đường sắt Bắc Nam chạy ngang qua thành phố Đà Nẵng có chiều dài khoảng 30 km, với các
ga Đà Nẵng, Thanh Khê, Kim Liên, Hải Vân Nam. Trong đó, ga Đà Nẵng là một trong những ga lớn
của Việt Nam.
1- 3
Thuyết Minh Đồ Án QLCTRĐT GVHD: TS. Trần Thị Mỹ Diệu
Nằm ở trung độ cả nước, vấn đề giao thông đường biển của thành phố khá thuận lợi. Từ đây, có các
tuyến đường biển đi đến hầu hết các cảng lớn của Việt Nam và trên thế giới. Với 02 cảng hiện có là
cảng Tiên Sa và cảng Sông Hàn nằm ở vị trí khá thuận lợi, trang thiết bị hiện đại và một đội ngũ
công nhân lành nghề, Cảng Đà Nẵng đảm bảo thực hiện tốt việc vận chuyển hàng hóa đến các nơi
khác trên thế giới.
Sân bay hàng không quốc tế Đà Nẵng có diện tích là 150 ha (diện tích cả khu vực là 842 ha), với 2
đường băng, mỗi đường dài 3.048m, rộng 45m; có khả năng cho hạ cách các loại máy bay hiện đại
như B747, B767, A320. Hàng tuần, tại sân bay Đà Nẵng đó khoảng 84 chuyến bay nội địa, 6 chuyến
bay quốc tế đến Hồng Kông và Thái Lan.
Hệ thống cấp nước và cấp điện cho sinh hoạt cũng như sản xuất đang dần được nâng cấp, xây dựng
mới để phục vụ ngày càng tốt hơn cho đời sống của người dân cũng như cho hoạt động sản xuất
kinh doanh.
Thông tin liên lạc phát triển mạnh, được hiện đại hóa và trở thành trung tâm lớn thứ ba trong cả
nước.
; cập nhật lúc: thứ ba, 02/10/2007 14:20 (GMT+7).
1.1.6 Hành Chính
Đà Nẵng là thành phố trực thuộc trung ương, bao gồm 6 quận nội thành, 1 huyện ngoại thành và 1
huyện đảo:
Quận Hải Châu;
Quận Thanh Khê;
Quận Sơn Trà;
Quận Ngũ Hành Sơn;
Quận Liên Chiểu;
Quận Cẩm Lệ;
Huyện Hòa Vang;
Huyện đảo Hoàng Sa.
1.2 GIỚI THIỆU ĐỒ ÁN
1.2.1 Mục Đích
Thiết kế hệ thống kỹ thuật chất thải rắn sinh hoạt cho thành phố Đà Nẵng, quy hoạch đến năm 2025.
1.2.2 Nội Dung
• Giới thiệu khu vực thiết kế;
• Ước tính lượng rác phát sinh đến năm 2025;
• Xác định thành phần chất thải rắn của thành phố Đà Nẵng;
• Lựa chọn phương án thu gom, lưu tữ và xử lý tại nguồn;
• Tính toán thiết kế hệ thống thu gom tập trung;
• Vạch tuyến thu gom và tính toán thiết kế hệ thống trung chuyển và vận chuyển;
• Tính toán thiết kế bãi chôn lấp;
1- 4
Thuyết Minh Đồ Án QLCTRĐT GVHD: TS. Trần Thị Mỹ Diệu
• Hoàn thành bản vẽ thiết kế.
1.2.3 Giới Hạn Đồ Án
Đồ án chỉ tính toán thiết kế hệ thống kỹ thuật chất thải rắn sinh hoạt cho thành phố Đà Nẵng.
1.2.4 Cấu Trúc Thuyết Minh
Gồm 6 chương
Chương 1: Giới thiệu chung;
Chương 2: Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật quản lý chất thải rắn;
Chương 3: Xác định khối lượng thành phần;
Chương 4: Tính toán thiết kế hệ thống kỹ thuật;
Chương 5: Tính toán kinh tế;
Tài liệu tham khảo.
1- 5