Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Sự cần thiết phải hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị trong doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.57 KB, 3 trang )

Sự cần thiết phải hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị trong doanh nghiệp

Sự cần thiết phải hoàn thiện
cơ cấu tổ chức bộ máy quản
trị trong doanh nghiệp
Bởi:
Học Viện Tài Chính

Vai trò của việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị trong doanh
nghiệp.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình, mỗi doanh nghiệp đều thực hiện những
mục tiêu nhất định. Để thực hiện những mục tiêu đó, trong mỗi doanh nghiệp đòi hỏi
phải có lực lượng điều hành toàn bộ quá trình hoạt động của mình. Lực lượng này chính
là các quản trị gia trước đó hình thành nên bộ máy quản trị doanh nghiệp. Vì vậy, trong
mỗi doanh nghiệp nếu không có bộ máy quản trị thì không có một sự thống nhất, thiếu
một nhân tố quan trọng nhất để tiến hành nhiệm vụ quản trị, ngược lại không có quá
trình tổ chức nào được thực hiện nếu không có bộ máy quản trị. Nhận thức được tầm
qaun trọng đó của bộ máy quản trị doanh nghiệp chúng ta thấy nhất thiết phải hoàn thiện
cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị trong doanh nghiệp để giúp cho doanh nghiệp hoạt động
có hiệu quả cao hơn. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp tức là
phải đảm bảo cho bộ máy quản trị gọn nhẹ, hợp lý và hoạt động có hiệu quả.
Quản trị là một phạm trù có liên quan mật thiết với phân công và hợp tác lao động. Việc
xuất hiện quản trị là một kết quả tất yếu của sự chuyển đổi nhiều quá trình lao động cá
biệt, tản mạn, độc lập thành một quá trình lao động được phối hợp lại. Khi phân công
lao động càng rõ ràng thì đòi hỏi hiệp tác lao động càng chặt chẽ.Trong quá trình sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp việc phân công lao động được thể hiện qua việc mỗi
quản trị viên phụ trách một số chức năng chuyên môn nhất định, do đó phải có sự kết
hợp lại với nhau để thực hiện quá trình quản trị từ đó hình thành nên bộ máy quản trị.
Việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị được tiến hành trên cơ sở nền tảng của
bộ máy quản trị cũ đang hoạt động, căn cứ vào đó để phát hiện ra những khiếm khuyết
của mô hình mà có thể xây dựng mô hình tổ chức khác tối ưu hơn nhằm phục vụ cho


doanh nghiệp.

1/3


Sự cần thiết phải hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị trong doanh nghiệp

Trong doanh nghiệp có rất nhiều chức năng quản trị khác nhau đảm bảo cho quá trình
quản trị được thực hiện trọn vẹn không bỏ sót. Để đảm nhiệm hết các chức năng quản trị
đó thì cần có sự phân công lao động quản trị, thực hiện chuyên môn hóa. Sự phân công,
phân cấp đối với lao động quản trị như vậy đã hình thành nên bộ máy quản trị sẽ góp
phần quan trọng nhằm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt
động sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.
Chính vì những lí do đó mà việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị là hết sức
cần thiết để làm cho bộ máy quản trị hoạt động tối ưu, từ đó có thể lái doanh nghiệp đi
theo đúng hướng mà nó phải đi, đi theo đúng với mong muốn của chủ doanh nghiệp.

Vài nét về cơ cấu tổ chức của các Tập đoàn kinh tế trên thế giới.
Qua những nghiên cứu, tìm hiểu về Tập đoàn kinh tế dùng để chỉ một tổ chức kinh tế
quy mô lớn, tiềm lực kinh tế- tài chính mạnh, cơ cấu phức tạp, hoạt động trong nhiều
lĩnh vực với phạm vi rộng. Tập đoàn kinh tế có thể coi như một sản phẩm của một lực
lượng sản xuất phát triển. Trong thực tế, có nhiều mô hình Tập đoàn kinh tế khác nhau,
mỗi loại có những đặc trưng riêng về kinh tế, tổ chức và pháp lý.
Mục tiêu của việc thành lập và phát triển các Tập đoàn kinh tế đều nhằm tăng sức cạnh
tranh, mở rộng phạm vi ảnh hưởng trên thị trường, tận dụng các ưu thế của quy mô lớn.
Tập đoàn kinh tế trên thế giới là những tổ chức kinh doanh có quy mô lớn, đa sở hữu,
đa lĩnh vực hoạt động do đó nó có cơ cấu tổ chức phức tạp, bao gồm nhiều cấp bậc khác
nhau: Một Công ty mẹ cấu thành từ nhiều Công ty con, mỗi Công ty con lại gồm một số
công ty trực thuộc. Các bộ phận Tập đoàn kinh tế có thể địa vị pháp lý và quyền tự chủ
kinh doanh khác nhau. Trong Tập đoàn kinh tế, bên cạnh các đơn vị sản xuất thường có

tổ chức khác như tài chính, bảo hiểm, thương mại, nghiên cứu khoa học và đào tạo,…
Với cơ cấu tổ chức phức tạp như vậy cộng với xu hướng toàn cầu hóa đang diễn ra
nhanh chóng, các Tập đoàn kinh tế trên thế giới càng ngày càng phình to về quy mô lĩnh
vực hoạt động. Kðo theo đó là nó có mô hình quản lý được tổ chức theo kiểu ma trận và
hỗn hợp mà cụ thể đó là mô hình Công ty mẹ – ông ty con và các Tập đoàn kinh doanh
mạnh.

Sự cần thiết phải hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị trong các Tổng
công ty.
Nằm ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, một khu vực đang phát triển năng đông của
thế giới, sự phát triển kinh tế có nhiều thuận lợi, song những thách thức về cơ hội đầu
tư và thương mại đang đặt ra một cách gay gắt. Đặc biệt với việc tham gia AFTA, hàng
loạt vấn đề mới đặt ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt

2/3


Sự cần thiết phải hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị trong doanh nghiệp

Nam trong việc nâng cao sức mạnh cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường
trong nước và trên thế giới.
Hiện nay nước ta đang diễn ra quá trình tập trung hoá các doanh nghiệp Nhà nước, sát
nhập các doanh nghiệp Nhà nước thành tổ chức. Mục tiêu của việc thành lập các Tổng
công ty được lý giải bởi sự cần thiết của tăng cường hiệp tác sản xuất, nâng cao khả
năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, đặc biệt trong điều kiện mở cửa, hội nhập và
tăng cường vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước. Cụ thể gần 2000 doanh nghiệp Nhà
nước, tức gần 1/3 doanh nghiệp Nhà nước được đưa vào các Tổng công ty, với số vốn
trên scủa toàn bộ số doanh nghiệp Nhà nước.
Các Tổng công ty và những doanh nghiệp có quy mô lớn, xét trên góc độ nền kinh tế
thì các Tổng công ty đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước, chiếm

tỷ trọng chủ yếu trong GDP, điều này không chỉ đúng với Việt Nam mà còn đúng với
các nước khác trên thế giới. Xét trên góc độ ngành thì ở Việt Nam các Tổng công ty
91 đều chiếm lĩnh những ngành quan trọng, chủ đạo của nền kinh tế như Hàng không,
Bưu chính, Công nghiệp, Nông nghiệp,… . Do vậy nhất thiết phải tạo điều kiện để cho
các Tổng công ty này hoạt động tốt thì mới đảm bảo cho nền kinh tế của đất nước tăng
trưởng cao, bắt kịp với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Nhận thức được điều đó cùng với vai trò của việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy
quản trị doanh nghiệp mà chúng ta thấy sự cần thiết phải hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ
máy quản trị trong các Tổng công ty. Bởi vì chỉ có bộ máy quản trị phù hợp, linh động
mới nâng cao được hiệu suất lao động, sử dụng có hiệu quả nguồn lao động, vật tư, tiền
vốn,… của Nhà nước làm cho các Tổng công ty ngày càng lớn mạnh theo đúng nghĩa
của nó.

3/3



×