Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Bảo hiểm xã hội trong đời sống người lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.73 KB, 2 trang )

Bảo hiểm xã hội trong đời sống người lao động

Bảo hiểm xã hội trong đời
sống người lao động
Bởi:
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

Bảo hiểm xã hội trong đời sống người lao động.
Xã hội loài người phát triển thông qua quá trình lao động và sản xuất, thế nhưng chính
quá trình ấy một mặt đã đưa con người tới bước phát triển vượt bậc, mặt khác lại là căn
nguyên của những nỗi lo thường trực của con người vì trong quá trình lao động và sản
xuất con người luôn đứng trước nguy cơ gặp phải rủi ro bất ngờ sảy ra ngoài mong đợi:
Con người muốn tồn tại và phát triển trước hết phải ăn, ở, mặc và đi lại ... để thoả mãn
những nhu cầu tối thiểu đó, người ta phải lao động để sản xuất ra những sản phẩm cần
thiết. Khi sản phẩm được sản xuất ra ngày càng nhiều thì đời sống con người ngày càng
đầy đủ và hoàn thiện, xã hội ngày càng văn minh hơn. Như vậy việc thoả mãn những
nhu cầu sinh sống và phát triển của con người phụ thuộc vào chính khả năng của họ. Thế
nhưng, trong thực tế không phải lúc nào con người cũng gặp thuận lợi, có đầy đủ thu
nhập và mọi điều kiện sinh sống bình thường. Trái lại, có rất nhiều trường hợp khó khăn
bất lợi, ít nhiều phát sinh ngẫu nhiên làm cho người ta bị giảm hoặc mất thu nhập hoặc
các điều kiện sinh sống khác. Chẳng hạn, bị bất ngờ ốm đau hay bị tai nạn lao động, mất
việc làm hay khi tuổi già khả năng lao động và khả năng tự phục vụ suy giảm... khi rơi
vào những trường hợp này, các nhu cầu cần thiết trong cuộc sống không vì thế mà mất
đi, trái lại có cái còn tăng lên, thậm chí còn xuất hiện một số nhu cầu mới như: cần được
khám chữa bệnh khi ốm đau, tai nạn thương tật nặng cần phải có người chăm sóc nuôi
dưỡng... Bởi vậy, muốn tồn tại và ổn định cuộc sống, con người và xã hội loài người
phải tìm ra và thực tế đã tìm ra nhiều cách giải quyết khác nhau như: San sẻ, đùm bọc
lẫn nhau trong nội bộ cộng đồng; Đi vay, đi xin hay dựa vào sự cứu trợ của nhà nước...
song đó là những cách làm thụ động và không chắc chắn.
Khi nền kinh tế hàng hoá phát triển, việc thuê mướn nhân công trở nên phổ biến. Lúc
đầu người chủ chỉ cam kết trả công lao động, nhưng về sau đã phải cam kết cả việc bảo


đảm cho người làm thuê có một số thu nhập nhất định để họ trang trải những nhu cầu
thiết yếu khi không may bị ốm đau, tai nạn... Trong thực tế, nhiều khi các trường hợp
trên không xảy ra và người chủ không phải chi ra một đồng nào. Nhưng cũng có khi sảy
ra dồn dập buộc họ phải bỏ ra một lúc nhiều khoản tiền lớn mà họ không mong muốn.
1/2


Bảo hiểm xã hội trong đời sống người lao động

Vì thế mâu thuẫn chủ- thợ phát sinh, giới thợ liên kết đấu tranh buộc giới chủ thực hiện
cam kết. Cuộc đấu tranh ngày càng rộng lớn và có tác động nhiều mặt đến đời sống kinh
tế xã hội. Do vậy Nhà nước đã phải đứng ra can thiệp và điều hoà mâu thuẫn. Sự can
thiệp này một mặt làm tăng được vai trò của nhà nước, mặt khác buộc cả giới chủ và
giới thợ phải đóng một khoản tiền nhất định hàng tháng được tính toán chặt chẽ dựa trên
cơ sở xác suất rủi ro sảy ra đối với người làm thuê. Số tiền đóng góp của cả chủ và thợ
hình thành một quỹ tiền tệ tập trung trên phạm vi quốc gia. Quỹ này còn được bổ xung
từ ngân sách nhà nước khi cần thiết nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động khi họ
gặp phải những biến cố bất lợi.
Chính nhờ những mối quan hệ ràng buộc đó mà rủi ro, bất lợi của người lao động được
dàn trải, cuộc sống của người lao động và gia đình họ ngày càng được bảo đảm ổn định.
Giới chủ cũng thấy mình có lợi và được bảo vệ, sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường,
tránh được những xáo trộn không cần thiết.
Bảo hiểm xã hội ra đời đã giải quyết được mâu thuẫn trong mối quan hệ chủ- thợ và kết
hợp hài hoà lợi ích giữa các bên:
• Đối với người lao động: Góp phần ổn định cuộc sống cho người lao động khi
họ kông may bị mất hoặc giảm thu nhập, tạo điều kiện cho họ yên tâm sản xuất
và công tác, gắn bó lợi ích của mình và gắn bó lợi ích của chủ sử dụng lao động
và lợi ích của nhà nước.
• Đối với người sử dụng lao động: Giúp họ ổn định sản xuất kinh doanh tránh
được những thiệt hại lớn khi phải chi ra những khoản tiền lớn khi không may

người lao động mà mình thuê mướn gặp rủi ro trong lao động, đặc biệt thông
qua bảo hiểm xã hội lợi ích của người sử dụng lao động với người lao động
được giải quyết hài hoà tránh những căng thẳng không cần thiết.
• Đối với xã hội: Bảo hiểm xã hội là một trong những chính sách bảo đảm an
toàn cho xã hội, đặc biệt quỹ Bảo hiểm xã hội là một nguồn đầu tư rất lớn góp
phần phát triển và tăng trưởng kinh tế, thông qua đó gắn bó lợi ích của tất cả
các bên tham gia.

2/2



×